1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

40 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 855,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Trần Thị Thu Trang ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Trần Thị Thu Trang

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Trần Thị Thu Trang

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Hoàng Anh Huy, thầy PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn Quản

lý môi trường cũng như các thầy cô trong khoa Môi trường đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập

Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên, động viên và khuyến khích trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

để luận văn được hoàn thiện hơn

Học viên

Trang 4

CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là do em thực hiện với sự hướng dẫn của TS Hoàng Anh Huy và PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do em thực hiện và đánh giá

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong luận văn này

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016

Học viên

Trần Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Khái quát về tỉnh Hà Nam 3

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

1.1.2 Vị trí địa lý và giao thông 4

1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 5

1.3.4 Đặc trưng khí hậu 7

1.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 8

1.2 Giới thiệu sơ lược về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 9

1.3 Khái quát về chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp 14

1.3.1.Tình hình phát sinh 14

1.3.2 Tình hình thu gom, xử lý CTR tại các KCN ở Việt Nam 14

1.3.3 Tác động của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người 17

1.4 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 19

1.4.1 Hệ thống các cơ quan quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 19

1.4.2 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến chất thải rắn 21

1.4.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn 25

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.2 Phạm vi nghiên cứu 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp kế thừa 31

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 32

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 32

2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 32

2.3.5 Phương pháp dự báo số liệu 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 3.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 33

Trang 6

3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn 33

3.1.2 Khối lượng và thành phần chất thải rắn 33

3.1.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt 33

3.1.2.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 35

3.1.2.3 Chất thải rắn công nghiệp nguy hại 37

3.1.2.4 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 40

3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN tỉnh Hà Nam 43

3.2.1 Đánh giá chung 43

3.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn tại KCN tỉnh Hà Nam 44 3.2.2.1 Các thuận lợi trong công tác quản lý CTR 44

3.2.2.2 Khó khăn trong công tác quản lý CTR 45

3.2.3 Thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong KCN 47

3.2.3.1 Chất thải sinh hoạt 47

3.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất thông thường 48

3.2.3.3 Chất thải rắn nguy hại 48

3.2.4 Thực trạng tái sử dụng, tái chế tại các doanh nghiệp 49

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý chất thải rắn 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

1 Kết luận 53

2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 59

Trang 7

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

1 BCL: Bãi chôn lấp

2 CTR: Chất thải rắn

3 CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt

4 CTRNH: Chất thải rắn nguy hại

5 CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp

6 KCN: Khu công nghiệp

7 PTHT: Phát triển hạ tầng

8 SX: Sản xuất

9 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

10 VLXD: Vật liệu xây dựng

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 1.1 Các mốc thời gian thành lập các KCN 12

Bảng 1: Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam 26

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng lao động tại các KCN 34

Bảng 3.3 Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 35

Bảng 3.4 Thành phần chất thải rắn theo ngành nghề 36

Bảng 3.5 Khối lượng CTR sản xuất phát sinh tại các KCN 37

Bảng 3.6 CTNH phát sinh thường xuyên tại các doanh nghiệp đã đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường 38

Bảng 3.7 Chất thải nguy hại đặc trưng phát sinh của một số doanh nghiệp với đặc thù ngành nghề sản xuất tại KCN tỉnh Hà Nam 39

Bảng 3.9 Tình hình thu hút doanh nghiệp qua các năm 41

Bảng 3.10 Dự báo khối lượng CTR trong hoạt động công nghiệp 43

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của Khoa học - Kỹ thuật, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là vấn đề được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự vững mạnh

Hà Nam, sau gần 20 năm tách tỉnh hôm nay đã hoàn toàn thay đổi Với thế mạnh và cũng là đặc thù của Hà Nam là vị trí địa lý hết sức thuận lợi, liền kề cửa ngõ phía Nam Thủ đô, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận tiện cùng với cầu Yên Lệnh nối đôi bờ sông Hồng Vị trí địa lý tạo cho Hà Nam lợi thế

mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Đông Bắc, đặc biệt với vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp Từ một tỉnh thuần nông, Hà Nam đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Cùng với cả nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH đất nước,Hà Nam ra sứcnỗ lực phấn đấu trở thành khu đô thị vệ tinh phía Nam thủ đô Hà nội Biểu hiện rõ nhất cho sự nỗ lực đó là sự tăng lên nhanh chóng của các Khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các dịch vụ hỗ trợ Nhưng mặt trái của sự phát triển đó là Hà Nam phải đối mặt với các vấn đề mà các Khu công nghiệp trên cả nước đang vấp phải đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Hà Nam hiện nay Các chất thải rắn nếu không được xử lý an toàn sẽ tích tụ trong môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái xung quanh

Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam là việc làm cần thiết, đảm bảo mục tiêu

Trang 10

phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Để có thể nghiên cứu sâu việc quản lý chất thải rắn đạt hiệu quả cao tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài“Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” nhằm mục đích đi sâu vào tìm hiều thực trạng chất rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:

- Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn từ các hoạt động công nghiệp

và sinh hoạt trong khu công nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp thuộc tỉnh Hà Nam đồng thời đề xuất được giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn hướng tới phát triển KCN xanh, sạch

Cấu trúc của luận văn nhƣ sau:

Luận văn bao gồm: phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận

Mở đầu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và Kiến nghị

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về tỉnh Hà Nam

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất

Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng

kỳ thú Xuôi về phía Đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp Với những hang động và các di tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn

để phát triển các khu du lịch [19]

Phía Đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn (chiếm khoảng 85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước

Trang 13

* Về giao thông:

Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc

lộ 38 Hơn 4.000km đường bộ bao gồm các đường Quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa Hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới Với hệ thống giao thông từ đường bộ đến đường sắt và đường sông có sẵn như trên sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu từ các KCN trên địa bàn tỉnh sang các địa phương trên cả nước cũng như xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và kết nối các KCN trên địa bàn các tỉnh trong cả nước với nhau

1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định 464/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam

về phê duyệt Quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Hà Nam có:

- 26 mỏ đá vôi xi măng (huyện Kim Bảng có 16 mỏ, Thanh Liêm có 10 mỏ) với tổng trữ lượng 3.657,759 triệu tấn (1.463,104 triệu m3) và 01 mỏ đá vôi hóa chất (huyện Thanh Liêm) với trữ lượng 32,866 triệu tấn (13,146 triệu m3);

- 22 mỏ sét xi măng (huyện Kim Bảng 4 mỏ, Thanh Liêm 18 mỏ) với tổng trữ lượng 539,640 triệu tấn (359,760 triệu m3);

- 02 mỏ dolomit (huyện Kim Bảng) với tổng trữ lượng 132,600 triệu tấn (53,040 triệu m3);

- 45 mỏ đá vôi xây dựng (huyện Kim Bảng 20 mỏ, Thanh Liêm 25 mỏ) với tổng trữ lượng 1.666, 212 triệu m3 (4.165,53 triệu tấn)

Trang 14

- 11 mỏ đất đá san lấp (huyện Kim Bảng 5 mỏ, Thanh Liêm 6 mỏ) với tổng trữ lượng 0,28 triệu m3 (0,42 triệu tấn)

* Tài nguyên rừng

Tính đến nay, Hà Nam có 4.888,16ha rừng trên diện tích 6.252,09ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 78,18% với 2 loại rừng, bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng, phân bố chủ yếu trên địa bàn 20 xã, thuộc 4 huyện là Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục Rừng tự nhiên chiếm 65,62% và rừng trồng chiếm 34,48%

* Tài nguyên đất

Hà Nam có 8 nhóm đất chính, bao gồm: đất than bùn, đất phù sa, đất cát, đất glây, đất xám, đất đỏ, đất tầng mỏng, đất có tầng sét biến đổi

Theo Niên giám thống kê năm 2014 của Hà Nam, tính đến thời điểm cuối năm

2014, tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nam là 86.195,6ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là 54.409,1ha, chiếm 63,12%;

- Đất lâm nghiệp là 6.252,1ha, chiếm 7,25%;

- Đất chuyên dùng là 16.564,2ha, chiếm 19,22%;

- Đất ở là 5.777,6ha, chiếm 6,7%;

- Đất chưa sử dụng là 3.192,6ha, chiếm 3,7%

Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi vào khoảng 1,602 tỷ m3 Bình quân hàng năm, tiềm năng nước mặt của sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam là 14,050 tỷ m3 Hà Nam có 6.266ha diện tích mặt nước phân bố khá đồng đều trên diện tích toàn tỉnh, đây là nguồn nuôi trồng thuỷ sản lớn và đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt quan trọng

- Nước dưới đất: Hà Nam có các tầng chứa nước dưới đất, theo địa tầng tính

từ trên xuống như sau:

Trang 15

+ Tầng chứa nước Holocen: là tầng chứa lỗ hổng trầm tích sông, biển và đầm lầy hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng Thành phần thạch học chính của tầng chứa nước này là cát mịn dưới dạng các thấu kính cát, cát pha có chiều dày từ 2m đến 8m, nằm cách mặt đất 1 - 3m Modul tiềm năng khai thác là MKT

= 254 m³/ngđ/km² Nguồn nước cấp chính cho tầng chứa nước này là nước mưa, nước mặt thẩm thấu theo chiều thẳng đứng

+ Tầng chứa nước Pleistocen: là tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích lục địa sông, biển hỗn hợp thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc, hệ tầng Hà Nội và tầng chứa nước lỗ hổng, vỉa - lỗ hổng thuộc trầm tích Pleistoxen dưới Thành phần thạch học chủ yếu của tầng này là cát hạt thô, sạn, sỏi, tầng cách mặt đất trung bình là 28,4m, chiều dày tầng chứa nước từ 10m đến 15m Modul tiềm năng khai thác nước dưới đất tầng này đạt 426,8 m³/ngđ/km²

+Đới chứa nước khe nứt cacxtơ, hệ triat, hệ tầng Đồng Giao hình thành cách đây từ 185 triệu năm đến 225 triệu năm

Nhìn chung, trữ lượng nước dưới đất tỉnh Hà Nam khá dồi dào, khoảng 165

tỷ m³/năm, đủ khả năng cung cấp cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Tuy nhiên, tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, nước dưới đất đã bị nhiễm Asen với mức

độ ô nhiễm từ nhẹ đến nghiêm trọng Ngoài Asen, hàm lượng sắt trong nước dưới đất cũng cao hơn so với quy chuẩn cho phép của Bộ Y tế, có nơi vượt 70 lần quy chuẩn cho phép Với các đặc điểm trên, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh không thể

sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt được, mà phải qua xử lý

1.3.4 Đặc trưng khí hậu

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa Hạ và mùa Đông cùng với 2 mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu Mùa Hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9; mùa Đông thường kéo dài

từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa Xuân thường từ tháng 3 đến tháng 4 và mùa Thu thường từ tháng 10 đến giữa tháng 11

Điều kiện khí tượng trung bình nhiều năm tại Hà Nam có những đặc trưng sau:

Trang 16

- Nhiệt độ trung bình nhiều năm dao động từ 23,00C đến 24,10C Số giờ nắng trung bình nhiều năm vào khoảng 1.100÷1.300 giờ Trong năm thường có 8 đến 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 20 0C (trong đó có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C)

và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 190C, rất ít tháng có nhiệt độ dưới 160C

- Độ ẩm trung bình hàng năm ở Hà Nam từ 81% đến 84% Độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệch không lớn, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh lệch khoảng 13% Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (93%- năm 2014); tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12 (71%-năm 2011)

- Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.800mm; lượng mưa cao nhất tới 1.890 mm/năm (năm 2014) và thấp nhất là 1.769 mm/năm (năm 2012)

- Hướng gió thay đổi theo mùa Các hướng gió thịnh hành theo 2 mùa chính (mùa nóng và mùa lạnh), bao gồm: Nam, Tây Nam và Đông Nam vào mùa Hạ và Bắc, Đông và Đông Bắc vào mùa Đông

Điều kiện khí hậu chi phối điều kiện sống, phát triển của cây trồng, vật nuôi

và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Nhìn chung, khí hậu Hà Nam thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và khá ôn hòa để duy trì sức khỏe cộng đồng Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đã và đang gây nhiều bất lợi sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, đặc biệt là cây trồng, vật nuôi

1.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2011÷2015, mặc dù nền kinh tế trong nước có chiều hướng tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Hà Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý Theo đánh giá nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm

kỳ 2015÷2020, kinh tế Hà Nam phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm (giá so sánh 1994) Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 42,3 triệu đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Thu ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng cao (21,4%/năm), về đích trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội Tổng vốn đầu tư toàn xã

Trang 17

hội 5 năm đạt trên 70.575 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm [10]

+ Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả; + Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 1,57%/năm; + Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 18,63%/năm; + Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20%/năm.[10]

Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư và nhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện Thương mại, dịch

vụ có bước phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ương, trường đại học, cao đẳng về đầu tư cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, tạo động lực phát triển và môi trường đầu tư thuậnlợi

Trong giai đoạn 2011÷2015, cơ cấu kinh tế của Hà Nam từng bước được đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm rõ rệt qua các năm từ 20,7% vào năm 2011 xuống 12,51% vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp GDP của ngành công nghiệp-xây dựng tăng mạnh qua các năm từ 49,3% vào năm 2011 lên 58,29% vào năm 2015; tỷ

lệ đóng góp GDP của ngành dịch vụ có mức tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2014, nhưng

có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2015 [10]

1.2 Giới thiệu sơ lƣợc về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Dựa trên cơ sở lợi thế của tỉnh Hà Nam về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế - xã

Trang 18

hội, con người,… nhằm phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” Tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh Các KCN của Hà Nam được phát triển chủ yếu tại 03 huyện là Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm tại những khu vực đất bán sơn địa, đất lúa một vụ có năng suất thấp Đến nay, Hà Nam đã có 08 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập là KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Đồng Văn III, KCN Đồng Văn IV, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn, KCN Thái Hà, KCN Thanh Liêm Trong

đó đã có 04 KCN đã cơ bản đầu tư xong về hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động là, KCN Đồng văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn

Khu công nghiệp Đồng Văn I là KCN đầu tiên ở Hà Nam nằm trên địa phận thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 70 km; cách cảng biển Hải Phòng 90 km Khu công nghiệp Đồng Văn I nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, địa hình KCN bằng phẳng, nằm giáp các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 1A từ Hà Nội qua Hà Nam đi vào các tỉnh Miền Trung, tuyến Đường Quốc lô 38 đi Hưng Yên, cao tốc cầu rẽ Ninh Bình và được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện ngoài ra trong KCN được cung cấp đầy đủ dịch vụ về Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, trung tâm khám sức khỏe Chính vì vậy KCN đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư nhanh chóng KCN Đồng Văn I có tổng diện tích là 221 ha, trong

đó các ngành nghề sản xuất như : sản xuất hóa-mỹ phẩm, cơ khí, dệt may, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ, mỹ ký, chế biến nông sản, chế tạo các thiết bị đèn Led

KCN Đồng Văn II có Quyết định thành lập tại Văn bản số: 313/TTg- CN, ngày 21/02/2005do Công ty cổ phần phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư , được quy hoạch nằm cạnh KCN Đồng Văn I cũng đã được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích là 321 ha, với các ngành nghề như: sản xuất các linh

Trang 19

kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, dệt nhuộm, sản xuất các linh kiện nhựa, sản phẩm nhựa, Sx khóa và ổ chìa khóa, SX thống dây dẫn điện sử dụng trong ôtô, xe máy

KCN Hòa Mạc được Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số: 2003/TTg-CN, ngày25/01/2007 với Quy mô 203 ha Trong đó diện tích giai đoạn I

là 131ha do Công ty TNHH quản lý và khai thác KCN Hòa Mạc (Thuộc tập đoàn Hòa Phát) làm chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Mạc nằm tại thị trấn Hòa Mạc – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội: 60 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 100 km Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng đồng bộ, với các ngành nghề như sản xuất dao cạo râu, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất pin, sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, sản xuất trang sức mỹ nghệ cao cấp [5]

KCN Châu Sơn được Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 có tổng diện tích 324 ha Trong đó diện tích giai đoạn I là do Công ty PTHT các KCN thuộc Ban quản lý các KCN Hà Nam làm chủ đầu tư, Giai đoạn II với diện tích 115 ha do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư Khu công nghiệp Châu Sơn nằm trên địa bàn thành phố Phủ

Lý tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 135 km, cách cảng Cái Lân – Quảng Ninh 150Km Khởi công từ năm 2006, đến nay, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng, đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất để xây dựng nhà máy, với các ngành nghề sản xuất như: sản xuất hàng may mặc, sản xuát bao bì nhựa, sản xuất

thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ chơi trẻ em, [5]

Tính đến hết năm 2016 diện tích đất đã giao cho các doanh nghiệp sản xuất là: KCN Đồng Văn I là 150 ha, KCN Đồng Văn II là 203,1 ha, KCN Châu Sơn là 178,0

ha, KCN Hòa Mạc là 48,1ha Diện tích đất các doanh nghiệp đã sử dụng là 455,2 ha, đạt hiệu suất sử dụng đất là 76,8%

Trong 258 dự án còn hiệu lực trong đó có 156 dự án FDI của các quốc gia như Nhật Bản 52 dự án, Hàn Quốc 23 dự án, các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Hà Lan,… 27 dự án Các ngành nghề chủ yếu trong KCN như sản xuất linh kiện điện,

Trang 20

điện tử, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất xơ sợi, dệt may, chế tạo cơ khí, các sản phẩm từ nhựa, mỹ ký,…

Sơ đồ 1.1 Các mốc thời gian thành lập các KCN

Năm 2003 KCN Đồng Văn I (Đang hoạt động)

Năm 2008 KCN Kim Bảng, KCN Liêm Phong, KCN Liêm Cần, KCN hỗ trợ Đồng Văn III

(Chưa hoạt động)

Năm 2007 KCN Hòa Mạc (Đang hoạt động)

Năm 2006 KCN Châu Sơn (Đang hoạt động)

Năm 2005 KCN Đồng Văn II (Đang hoạt động)

Ngày đăng: 09/05/2017, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w