1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

86 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

Bên cạnh sự phát triển công nghiệp thì ngược lại tình trạng gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, làm phát sinh khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp nói c

Trang 1

VÕ ĐÌNH PHÚC

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC,

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ ĐÌNH PHÚC

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC,

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Mã số: 60 52 03 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ KIM THOA

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Võ Đình Phúc

Trang 4

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN

LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH

QUẢNG NAM Học viên: Võ Đình Phúc Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Mã số: 60 52 03 20 Khóa: K31 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã, đang được ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, đặc biệt là trong quản lý chất thải rắn công nghiệp Bên cạnh sự phát triển công nghiệp thì ngược lại tình trạng gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, làm phát sinh khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp nói chung và tại 11 Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nói riêng ngày càng nhiều, nhưng việc lưu giữ, thu gom và vận chuyển còn rất nhiều hạn chế và công tác quản lý của cơ quan nhà nước về chất thải rắn công nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng cho môi trường nước, môi trường đất, sức khỏe người lao động và dân cư khu vực gần cụm công nghiệp, tạo nên sự bức xúc trong cộng đồng dân

cư Vì vậy đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nhìn nhận được hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất thải rắn phát sinh, cũng như quá trình lưu giữ, hành trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc để từ đó có thể nhân rộng, áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tương lai gần

Từ khóa – hệ thống thông tin địa lý; chất thải rắn; cụm công nghiệp; môi trường; Đại Lộc

APPLICATION OF GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM (GIS) TO BUILD SOLID WASTE MANAGEMENT SYSTEM IN INDUSTRIAL CLUSTERS IN DAI LOC DISTRICT,

QUANG NAM PROVINCE Abstract - Application of geographic information system (GIS) has been applied effectively in the management of natural resources and environment, especially in the management of industrial solid waste In addition to the industrial development, the environmental pollution is increasing, which generates the volume of industrial solid waste in industrial zones and clusters in general and in 11 industrial clusters in the area Dai Loc district, Quang Nam province in particular, but the storage, collection and transportation are still many limitations and the management of the state agency on industrial solid waste today is still much It is not scientific, does not meet the requirements of environmental protection, affecting the water environment, the land environment, the health of the laborers and the people living near the industrial cluster, in the community Therefore, the topic:

"Application of Geographic Information System (GIS) to build solid waste management system in industrial clusters in Dai Loc district, Quang Nam province" will help state management agencies recognize The effectiveness of applying information technology in solid waste management, as well as the process of storage and collection and transportation of solid waste at industrial clusters in Dai Loc district from It can be replicated and applied throughout Quang Nam in the near future

Key words - geographic information systems; solid waste; industrial clusters; environment; Dai Loc

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 3

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục luận văn 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6

1.1 Một số khái niệm liên quan đến chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) 6

1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 6

1.1.2 Phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 6

1.1.3 Tác động của CTRCN không nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 6

1.1.4 Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp nguy hại 7

1.1.5 Phân loại chất thải nguy hại 7

1.1.6 Hệ thống quản lý CTRCN ở Việt Nam 11

1.2 Tổng quan về GIS và các ứng dụng trong quản lý CTR công nghiệp 13

1.2.1 Khái niệm GIS 13

1.2.2 Các thành phần của GIS 14

1.2.3 Chức năng của GIS 15

1.2.4 Cấu trúc dữ liệu GIS 16

1.2.5 Các ứng dụng GIS trong quản lý CTR công nghiệp 17

1.2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR công nghiệp ở Thế giới, Việt Nam và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 17

1.2.7 Điều kiện về tự nhiên 20

Trang 6

1.2.8 Điều kiện kinh tế - xã hội 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 25

3.1 Kết quả khảo sát, thu thập và hiện trạng lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTRCN tại các cụm công nghiệp 25

3.1.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại 25

3.1.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 30

3.2 Ứng dụng GIS trong thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc 35

3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu 35

3.2.2 Xây dựng và thiết lập bản đồ nền 41

3.2.3 Thiết lập bản đồ vị trí các cụm công nghiệp trên bản đồ nền 42

3.2.4 Thiết lập bản đồ khối lượng phát sinh CTRCN thông thường, CTRCN nguy hại tại cụm CN trên địa bàn huyện Đại Lộc 43

3.2.5 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp 47

3.2.6 Ứng dụng Module trong Arcgis để dự báo chất thải rắn công nghiệp đến năm 2030 54

3.2.7 Đề xuất một số giải pháp khác để quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp 59

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

PHỤ LỤC

Trang 7

TT Chữ viết tắt Dịch nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Trang 9

Số hiệu

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Huyện Đại Lộc là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện có nhiều bước phát triển Huyện Đại Lộc đã hình thành được 13 cụm công nghiệp (tập trung chủ yếu dọc Quốc

lộ 14B) để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào huyện; lập kế hoạch khai thác và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý tạo ra một môi trường không gian, kiến trúc cảnh quan mới phù hợp với sự phát triển chung trong khu vực, thu hút các nguồn vốn đầu tư, giải quyết được việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thêm nguồn thu ngân sách cho huyện [1]

Bên cạnh sự phát triển của các cụm công nghiệp trong địa bàn huyện Đại Lộc thì ngược lại tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng cao và ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh từ hoạt động công nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên nóng hơn Với khối lượng chất thải rắn trong công nghiệp ngày càng nhiều, nhưng việc lưu giữ, thu gom và vận chuyển còn rất nhiều hạn chế; đồng thời công tác quản lý của cơ quan nhà nước về chất thải rắn công nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa khoa học cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại phát tán ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng cho môi trường nước (nước mặt, nước ngầm), môi trường đất và sức khỏe của người lao động, cũng như dân cư khu vực gần cụm công nghiệp Đến nay, tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc vẫn chưa có các bãi tập kết chất thải rắn, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp tự lưu giữ, có những doanh nghiệp không có ý thức hoặc chưa đặt nặng vấn đề trong công tác bảo vệ môi trường đổ bừa bãi chất thải, không xây dựng kho chứa chất thải hoặc có xây dựng nhưng chưa đảm bảo, tạo mùi hồi thối, đặc biệt vào mùa mưa nước cuốn theo rác thải, chất thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm

và mất mỹ quan Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tự kí hợp đồng thu gom, vận chuyển với nhiều đơn vị khác nhau, với thời gian thu gom và tuyến đường thu gom không đồng bộ; đôi khi doanh nghiệp còn cố tình trộn lẫn chung chất thải nguy hại và chất thải thông thường lại với nhau để giảm chi phí thu gom (vì đơn giá thu gom chất thải thông thường rẻ hơn nhiều so với đơn giá thu gom chất thải nguy hại) Những vấn đề này gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan chủ quản cụm công nghiệp và tạo nên sự bức xúc trong cộng đồng dân cư, cũng như tạo bất công cho những doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, có ý thức tốt trong việc bảo

vệ môi trường [2] [5]

Vì vậy, để nắm bắt được số lượng chất thải rắn phát sinh tại các cụm công nghiệp, cũng như công tác quản lý việc lưu giữ, thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ

Trang 11

Tuy nhiên quản lý như thế nào để tốt hơn là một bài toán đặt ra cho cơ quan quản

lý nhà nước Theo tôi được biết, hiện nay hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã và đang được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường cho nên đây là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” Từ đó, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải rắn tại các cụm công nghiệp và đưa ra giải pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp được tốt hơn; giúp cho nhà quản lý tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quản lý và nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp Đây là đề tài rất cần thiết và cấp bách để thực hiện tại thời điểm hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nhìn nhận được hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất thải rắn phát sinh, cũng như quá trình lưu giữ, hành trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc để từ đó có thể nhân rộng, áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tương lai gần

- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp quản lý cho chất thải rắn tại các cụm công nghiệp:

- Giải pháp nâng cao thể chế về quản lý CTR

+ Ban hành các văn bản chỉ đạo để nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong công tác quản lý CTR trong Cụm công nghiệp; đảm bảo xử lý kịp thời, đúng quy định đối với các trường hợp thải bỏ CTR không đúng quy định pháp luật

+ Báo cáo cơ quan có chức năng ban hành các Quy định cụ thể các điều kiện tham gia quản lý CTR, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm thứ cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường phù

Trang 12

hợp với điều kiện thực tế tại các cụm công nghiệp

+ Ban hành các văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong cụm công nghiệp phát sinh CTR phải đăng ký sổ chủ nguồn thải (đối với chất thải nguy hại) tại Chi cục bảo vệ môi trường hoặc báo cáo tình hình phát sinh CTNH theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT

+ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTR phải chịu trách nhiệm phân loại, lưu giữ và hợp đồng chuyển giao CTR cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý

+ CTR của các cơ sở trong Cụm công nghiệp phải được lưu giữ tạm thời bằng thiết bị chuyên dụng và chứa trong kho để chờ thu gom, vận chuyển Trong quá trình vận chuyển, không được để rò rỉ, rơi vãi, phát tán chất thải ra ngoài môi trường xung quanh

- Giải pháp nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTR

+ Đào tạo và nâng cao nhận thức của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh CTR về tác hại và các biện pháp thu gom, lưu giữ đối với CTR

+ Đào tạo nguồn nhân lực hoặc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý từ cấp huyện đến xã thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý CTR, đặc biệt là chất thải nguy hại

+ Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các cơ sở sản xuất nhằm phổ biến kiến thức

về hệ thống quản lý CTR, đồng thời khuyến khích giảm thiểu chất thải tại nguồn

- Ứng dụng tin học ðể quản lý cơ sở dữ liệu CTR

Hiện nay, công tác quản lý các thông tin liên quan đến CTR nói chung, CTNH trên địa bàn thành phố còn rất nhiều khó khăn: Việc đăng ký chủ nguồn thải do Sở TNMT cấp Do đó, các thông tin về CTNH chỉ có chủ nguồn thải và Sở TNMT nắm giữ; đồng thời các thông tin liên quan về CTNH được lưu giữ trên giấy tờ, do đó rất khó quản lý và kiểm tra thông tin khi cần gặp nhiều khó khăn

Để công tác quản lý được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dữ liệu là rất cần thiết, nhằm giúp cho thông tin

dữ liệu được cập nhật và truy xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Tạo lập cơ sở dữ liệu và phương án quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp nhằm phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra các quy định, tiêu chí, biện pháp quản lý thu gom, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp hợp lý nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường do chất thải rắn gây nên Từng bước giải quyết tình trạng suy thoái môi trường tại các cụm công nghiệp, vùng dân cư lân cận Tạo sự hài hòa giữa tăng dân số, đô thị hóa,

Trang 13

bảo môi trường lành mạnh, xanh - sạch - đẹp

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các thông tin về khối lượng chất thải rắn phát sinh và hệ thống quản lý CTR tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện

- Quy trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc

- Lý thuyết về công nghệ GIS, bản đồ số, thiết kế, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: 11 cụm công nghiệp dọc Quốc lộ 14B;

- Công nghệ sử dụng: phần mềm ARCGIS;

- Thời gian: 07 tháng (từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017)

4.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa: Phương pháp này kế thừa các số liệu thu thập được từ các Sở, Ban ngành tỉnh Quảng Nam, các phòng ban ở huyện Đại Lộc

và các đơn vị có liên quan; cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước; các

số liệu thu thập được từ các đề tài, dự án, báo cáo về công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp… để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài

- Phương pháp khảo sát, thực địa: Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, số liệu mới, thực tế và cần thiết về lượng chất thải rắn tại các cụm công nghiệp cũng như công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp để có cơ

sở dữ liệu phục vụ cho đề tài

- Phương pháp phân tích GIS: Phương pháp này dùng để tập hợp tất cả thông tin,

dữ liệu có được từ phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát để xây dựng

cơ sở dữ liệu trên ứng dụng GIS, đồng thời thiết lập các mô hình, xây dựng các bản đồ chuyên đề nhằm dự báo và quản lý khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cụm công nghiệp, cũng như công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: Thông tin, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đôi khi số liệu không trùng khớp, còn sai lệch với nhau, cho nên phương pháp này giúp ta phân tích những số liệu nào là đáng tin cậy hơn để tổng hợp đưa vào sử dụng trong đề tài

- Phương pháp mô hình toán: Phương pháp này áp dụng các mô hình toán để dự báo khối lượng CTR trong cụm công nghiệp phát sinh đến năm 2030 và dự báo số lượng phương tiện, thời gian thu gom và nguồn nhân lực cần thiết để thu gom

Trang 15

TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) Chất thải rắn: Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu: CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [6]

Chất thải rắn công nghiệp: Theo khoản 4, Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu thì CTR công nghiệp được định nghĩa như sau: “Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” CTRCN bao gồm CTRCN nguy hại và CTRCN không nguy hại [6]

1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

CTRCN không nguy hại là các chất thải rắn được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp công cộng hoặc từ các công trình xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông thường, không chứa hoặc chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của con người [10]

1.1.2 Phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Gồm 4 nhóm chính sau: [10]

- Nhóm 1 (A-B1): gồm kim loại và chất chứa kim loại không độc hại

- Nhóm 2 (A-B2): gồm các loại chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể chứa các kim loại hoặc các chất hữu cơ không độc hại như thủy tinh, silicat, gốm sứ, gốm kim loại, phấn, xỉ, tro, than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit,

- Nhóm 3 (A-B3): gồm các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ có thể chứa các kim loại hoặc các chất vô cơ không độc hại như nhựa và hỗn hợp nhựa không lẫn với các chất bẩn khác, da, bụi, tro, mùn, mạt, cao su, giấy, bìa

- Nhóm 4 (A-B4): gồm các chất thải có thể chứa cả các thành phần vô cơ và hữu

cơ không nguy hại như các chất thải từ quá trình đóng gói sử dụng nhựa, mủ, chất hóa dẻo, nhựa, keo dán, không có dung môi và các chất bẩn,

1.1.3 Tác động của CTRCN không nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng [8]

Hiện nay, khối lượng chất thải rắn trong các đô thị và công nghiệp ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong các đô thị Lượng chất thải rắn này nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống bao quanh con người: đất, không khí, nước,… Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải rắn được thể hiện như sau:

Trang 16

Hình 1.1 Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải rắn

1.1.4 Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTRCN nguy hại là chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người Ví dụ: sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene và xylene… [15]

1.1.5 Phân loại chất thải nguy hại

Theo điều 5, chương II, nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm

2015 về cách phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại như sau:[6] Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại

- Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp

Môi

trường

xú uế

Làm hại sức khỏe con người

Hạn chế kết quả sản xuất kinh doanh

Tạo nếp sống kém văn minh

Tạo môi trường dịch bệnh

Tác động xấu đến ngành du lịch và văn hóa Các tác động của xử lý chất thải

không hợp lý

Trang 17

lý chất thải nguy hại [14]

Bảng 1.1 Tính chất nguy hại của chất thải nguy hại Tính

Mã H (Theo Phụ lục III Công ước Basel)

Dễ nổ N Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân

chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc

độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh

- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển

- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy

- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy

Oxy

hoá

OH Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện

phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó

Ăn

mòn

AM Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn

thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ

Trang 18

Mã H (Theo Phụ lục III Công ước Basel) các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận

chuyển Thông thường đó là các chất hoặc hỗn

hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh

theo QCKTMT về ngưỡng CTNH

độc

tính

Đ - Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có

các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi

tiếp xúc với da hoặc màng nhầy

- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy

hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp thông

qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da

- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành

phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm

trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường

ăn uống, hô hấp hoặc qua da

- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có

các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho

sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua

đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da

- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần

nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc

ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc

qua da

- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các

thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương

hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người

thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da

- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành

phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương

gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp

hoặc qua da

- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần

mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ

giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với

Trang 19

(Theo Phụ lục III Công ước Basel) người và sinh vật

ĐS Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác

hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ sinh học

Lây

nhiễm

LN Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học

gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật

(Nguồn: Phụ lục 1, Thông tư số 36/2015/BTNMT) [14] Khi phân loại thì các chất thải nguy hại cần phải để trong thùng chứa chuyên dụng và có dán nhãn dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706: 2009 về chất thải nguy hại dấu – dấu hiệu cảnh báo và phòng ngừa [11] Tác động của CTNH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng [15]

Bảng 1.2 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

hoại cơ thể khi tiếp xúc

Ô nhiễm không khí và nước, gay hư hạ vật liệu

Gây tổn thương đến sức khỏe do sức ép, gây bỏng, dẫn đến tử vong

Phá hủy công trình, sinh ra các chất ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước

xi hóa

Gây nổ khi phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe, da

Gây ô nhiễm nguồn nước, đất

Trang 20

1.1.6 Hệ thống quản lý CTRCN ở Việt Nam

a) Khái niệm:

Theo Điều 24, nghị định 59/2007/NĐ-CP về Quản lý chất thải rắn:

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng

b) Loại hình thu gom

Là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó và chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp

Bảng 1.3 Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ

Hoạt động công nghiệp của các

Các loại xe thu gom

có bánh lăn, thùng rác (Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn) [8]

- Thùng đựng rác: thùng đựng rác thông dụng thường được làm bằng chất dẻo Dung tích loại thùng trong nhà máy là 240 lít, có nhà máy là 660 lít

d) Hệ thống thu gom CTRCN không nguy hại

Theo điều 5, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp có quy định: Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp bao gồm hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và khu vực lưu giữ chất thải rắn Hệ thống thu gom chất CTRCN không nguy hại được minh họa qua sơ đồ sau:

Trang 21

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp không nguy hại Tuy nhiên, hiện nay quy trình thu gom như sơ đồ nêu trên tại các cụm công nghiệp ở Việt Nam chưa được phổ biến theo đúng quy định, yêu cầu của nhà nước Lý

do là ở Việt Nam các cụm công nghiệp phát triển một cách ồ ạt, rãi rác, nhỏ lẻ, chưa tập trung và đặc biệt phần lớn chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp vẫn là nhà nước cấp huyện, như ở huyện Đại Lộc thì chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV (trực thuộc UBND huyện Đại Lộc), nên kinh phí đầu tư hạ tầng đều được trích từ ngân sách cấp huyện và một phần hỗ trợ từ tỉnh, nguồn kinh phí hạn hẹp với số lượng cụm công nghiệp nhiều, ngoài ra khi có nguồn kinh phí thì chủ yếu tập trung vào đầu tư đường xá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải của cụm công nghiệp để phục vụ cho dự án đầu tư vào cụm, do đó, việc đầu tư xây dựng các kho lưu giữ chất thải rắn tại các cụm công nghiệp vẫn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức

a) Khái niệm

Theo Điều 8, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu:

Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các

tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại Chất thải rắn nguy hại phải được thu gom, tập kết ở kho chứa có thiết kế đúng quy định, sau đó được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đưa

đi xử lý

Ban quản lý

cụm công nghiệp

Điểm tập kết CTRCN không nguy hại của cụm công nghiệp

Khu xử lý

CTRCN không nguy hại phát sinh tại các nhà máy trong cụm công nghiệp

Thu gom, vận chuyển

Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển,

xử lý

Trang 22

b) Hệ thống thu gom CTRCN nguy hại

Tương tự như chất thải rắn công nghiệp nguy hại thì theo quy định tại điều 5, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp cũng phải đầu tư khu vực lưu giữ chất thải rắn nguy hại và hệ thống thu gom CTRCN nguy hại như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp nguy hại

Và hiện nay quy trình thu gom này tại các cụm công nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến theo đúng quy định, yêu cầu của nhà nước Phần lớn các cụm công nghiệp chưa được đầu tư khu vực lưu giữ CTR

1.2 Tổng quan về GIS và các ứng dụng trong quản lý CTR công nghiệp 1.2.1 Khái niệm GIS

GIS là từ viết tắt của từ Geographic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)

Hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu giữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và quản lý nhất định

Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý tích hợp các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu khác

để biến chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý Cách hiểu này có thể khái quát lại trong hình dưới đây:

Ban quản lý cụm công nghiệp

Điểm tập kết CTRCN nguy hại của cụm công nghiệp

xử lý

Trang 23

Hình 1.4 Hệ thống thông tin địa lý đưa ra quyết định

Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và phức tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây GIS thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô, đa ngành và đa tỷ lệ, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều tỷ lệ khác nhau

1.2.2 Các thành phần của GIS

Có hai loại cấu trúc dữ liệu: vector và raster, được sử dụng để lưu giữ và hiển thị thông tin địa lý Trong đó, dữ liệu Vector thể hiện thế giới thực bằng hệ thống tọa độ x-y trên mặt phẳng chiếu dưới dạng điểm, đường và vùng; dữ liệu Raster sử dụng lưới chiếu (đường kẻ ô), các ô này còn được gọi là ảnh điểm (pixels)

Là một hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động Mỗi một GIS bao gồm các phần cứng như: bộ xử lý trung tâm (CPU) và các thiết bị đầu vào, lưu giữ, đầu ra

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý;

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);

- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý;

- Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng

Trang 24

1.2.3 Chức năng của GIS

Mục đích chung của các Hệ thống thông tin địa lý là thực hiện 5 nhiệm vụ sau: nhập dữ liệu, thao tác dữ liệu, quản lý dữ liệu, hỏi đáp và phân tích, hiển thị Cụ thể như sau:

Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển sang dạng số thích hợp Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá)

Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết

Phân tích dữ liệu không gian: đối với những dự án GIS nhỏ có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng các file đơn giản Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu giữ ở dạng các bảng Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để liên kết các bảng này với nhau

Phân tích xếp chồng dữ liệu: chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau

Kết hợp không gian và thời gian

Phân tích vị trí: Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi các câu hỏi đơn giản như: Ai là chủ mảnh đất? Hai vị trí cách nhau bao xa? Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?

Kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông tin địa lý Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện)

Tạo thành bản đồ thể hiện các đối tượng địa lý và các thông tin về đối tượng

Trang 25

Hình 1.5 Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý (GIS) 1.2.4 Cấu trúc dữ liệu GIS

Mô hình dữ liệu là các quy tắc thiết lập để mô tả thế giới thực (đối tượng) và mối quan hệ của các đối tượng không gian tương ứng với thuộc tính và dạng hình học của

nó Dữ liệu thuộc tính được quản lý theo cấu trúc chủ đề hoặc cùng ý nghĩa, dữ liệu không gian (hình học) được thể hiện bởi cấu trúc hình học – hình học topo, gồm: Mô hình dữ liệu vector và Mô hình dữ liệu raster

Phân tích trên một lớp dữ liệu là quy trình xử lý lớp dữ liệu GIS kết quả làm thay đổi trên lớp dữ liệu đó, bao gồm: Tạo vùng đệm (Buffer); Cắt xén (Clip); Thống nhất (Dissolve); Xoá (Erase)  bổ sung; Loại trừ (Eliminate); Phân rã (Split) và Cập nhật (Update)

Đọc vào tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm khác như: ArcView, Mapinfo, Microstation, AutoCAD, MS AccessData, DBASE file, Excel file…

Nội suy phân tích không gian: có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp với nhau để tạo ra các mô hình chi tiết

Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: bản đồ, bảng thuộc tính, ảnh và các dạng file khác Xếp chồng các lớp đối tượng: Khi xếp chồng các lớp đối tượng sẽ tạo ra lớp thông tin mới Có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu nhưng nhìn chung là kết hợp hai lớp đối tượng có sẵn thành một lớp đối tượng mới

Geodatabase lưu giữ, quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) do người dùng tự chọn: MS Access, Oralce, MS SQL server Trong Geodatabase, dữ liệu có thể là: dữ liệu vector, dữ liệu raster, TIN,

Theo mô hình trên, một geodatabase gồm các thành phần sau: Feature dataset;

Trang 26

Object classes; Feature classes; Relationship classes; Spatial reference; Geometric network; Planar topologies; Domain; Subtype; Validation rules và Raster datasets 1.2.5 Các ứng dụng GIS trong quản lý CTR công nghiệp

Thông tin về thế giới thực được ArcGIS lưu giữ, quản lý dưới dạng tập hợp của nhiều lớp chuyên đề riêng biệt Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có mối quan hệ về mặt địa lý với nhau Đặc điểm này tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để ArcGIS thực hiện chức năng hỗ trợ việc ra quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra như: tích hợp nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến thu gom, xây dựng bản đồ hiện trạng quản lý CTR…

1.2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR công nghiệp ở Thế giới, Việt Nam và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Vấn đề quản lý CTRCN cần phải được quan tâm đúng mức ở bất kỳ quốc gia nào Tuy nhiên, do chi phí cho công tác quản lý CTRCN lớn nên những quốc gia đang phát triển đã gặp trở ngại trong việc xây dựng hệ thống lưu giữ, thu gom và vận chuyển Mặt khác, do khó khăn về kinh tế nên ở những quốc gia này, sự quan tâm đầu tiên của họ mới chỉ dừng lại ở những lợi ích trước mắt là làm thế nào để đạt được mức tăng trưởng kinh tế và làm thế nào để cuộc sống của người dân được cải thiện Đứng trước những thách thức môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề quản lý CTRCN đã được các quốc gia phát triến chú trọng từ lâu và cùng với quá trình phát triển kinh tế,

hệ thống quản lý CTRCN ở các quốc gia này ngày càng hoàn thiện Có thể nghiên cứu pháp luật quản lý CTR công nghiệp ở một số quốc gia sau:

- Cộng hòa liên bang Đức: Nhận thức được sự nguy hiếm từ chất thải rắn nên đã rất chú trọng đến vấn đề này và đưa ra nhiều biện pháp chiến lược để quản lý chất thải rắn như: ngăn ngừa ngay từ nguồn, giảm thiếu số lượng, xử lý và tái sử dụng chúng Cộng hòa liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật mới về quản lý CTNH Trong vòng 20 năm trở lại đây, Đức đã ban hành khoảng 2000 đạo luật, Quyết định, quy định

về hành chính Các quy định được sửa đổi liên tục theo hướng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn như: trường hợp các tố chức, cá nhân vi phạm những quy định này có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc bị truy tố trước pháp luật Bên cạnh đó, Đức còn khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị bằng cách thay thế từng phần hoặc toàn bộ nhằm hướng đến một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH Nhà nước có rất nhiều ưu đãi cho người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CTNH như: giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp, trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý CTNH Đồng thời, Nhà nước Đức còn đấy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này Qua

đó, chính nhân dân sẽ là người giúp các cơ quan Nhà nước trong quá trình kiểm tra, phát hiện ra các nguồn phát sinh ra CTNH, nhanh chóng đưa ra biện pháp giải quyết

Trang 27

lý Nhà nước, các kỹ thuật gia, nhà sinh học, hóa học trong lĩnh vực CTNH Do đó, công tác quản lý CTNH của Đức hoạt động rất hiệu quả [7]

- Trung Quốc: Với sự phát triển thần tốc của nền kinh tế, khoa học và công nghệ, Trung Quốc đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do CTNH Để khắc phục được tình trạng đó, Trung Quốc rất chú trọng đến công nghệ tái chế để tận dụng phần lớn CTNH, số còn lại được thải vào đất và nước Biện pháp xử lý thông thường là đưa vào các bãi rác hở Phần lớn CTNH của các đơn

vị sản xuất có khả năng xử lý tại chỗ Điều đó đã giúp các cơ sở này tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình quản lý chất thải Bên cạnh việc tận dụng tối đa khoa học kỹ thuật vào xử lý CTNH, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn đề này Trung Quốc đề ra “Luật kiếm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn”, trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải , đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng,

xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất Gần đây, Trung Quốc đã công bố “Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm từ các sản phâm điện tử” nhằm hạn chế những tác động bất lợi do ngành công nghiệp sản xuất điện tử mang lại Theo đó, các sản phẩm điện tử sản xuất sau ngày 1/3/2007 buộc phải dán nhãn chỉ rõ có hay không có độc chất trong sản phẩm Nếu trong sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu “e” màu xanh lá cây, nếu sản phẩm có chất độc hại thì phải dán ký hiệu màu vàng cam trên sản phẩm Đồng thời, ghi chú tên gọi, hàm lượng của nguyên tố có độc đó, thời hạn sử dụng và thời điểm bắt buộc hủy bỏ sản phẩm [13]

Qua nghiên cứu về mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến vấn đề quản lý chất thải từ rất sớm so với Việt Nam Đặc biệt, những quốc gia phát triển như: Đức, Trung Quốc đã đưa vấn đề quản lý chất thải rắn lên một vị trí tương đối quan trọng trong chiến lược phát triến của đất nước, ở Việt Nam, tuy vấn đề quản lý CTNH mới chỉ được chú trọng trong những năm gần đây, nhưng chúng ta đã rất nỗ lực trong việc tìm các giải pháp khoa học - kỹ thuật, cũng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, do sự khó khăn của nền kinh tế, cụ thể là vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn ít, đặt biệt là chất thải nguy hại; việc áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế nên kết quả thu được trong những năm vừa qua vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm Việc nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới về quản lý CTNH là điều rất cần thiết với Việt Nam

- Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Hậu Giang đã chủ trì thực hiện

đề tài khoa học cấp tỉnh về “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải nguy hại trên địa

Trang 28

bàn tỉnh Hậu Giang”; sản phẩm chính là phần mềm ProHWaste-HG do Ths Võ Minh Cảnh làm Chủ nhiệm và các thành viên tham gia [4]

- Ở Thành phố Huế: Là nơi có 71% thùng rác quá tải, 10% thùng chứa ít rác, 53% thùng rác đặt không hợp lý và 47% thùng rác hư hỏng Thành phố Huế đã ứng dụng GIS để điều chỉnh hệ thống thùng rác mới được thiết lập bằng cách điều chỉnh vị trí và định vị thùng rác thêm mới bằng phương pháp sử dụng phần mềm Mapinfo để ghép nối hai mảng và lưu thành bảng ghi thùng rác mới Việc ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải này đã giải quyết được vấn nạn đổ rác ra bên ngoài thùng rác [16]

- Trong báo cáo khoa học có tiêu đề "Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác" được trình bày tại Hội nghị khoa học và công nghệ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Qui Nhơn, TSKH Bùi Văn Ga cùng các cộng sự đưa ra một phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác cho Tp Đà Nẵng Theo đó, một trạm trung chuyển rác sẽ được xây dựng ở Hòa Quý, phía Nam Đà Nẵng và một nhà máy sản xuất phân vi sinh, phù hợp với những nghiên cứu đề xuất của dự án thử nghiệm Riêng về

vị trí bãi chôn lấp rác, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 3 vị trí mới cho Tp Đà Nẵng [17]

Từ đó, ta thấy được rằng ứng dụng GIS giúp ta sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải dựa trên dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và xây dựng bản đồ hệ thống thu gom chất thải Hệ thống thùng rác được sắp xếp dựa trên kết quả phân tích không gian lớp thùng rác hiện có Theo đó, lớp thùng mới được hình thành từ hai mảng: điều chỉnh vị trí và định vị thùng rác thêm mới; đồng thời, tập trung ứng dụng phân tích không gian kết hợp các phương pháp đánh giá nhanh nguồn phát sinh chất thải và tham khảo ý kiến cộng đồng để quyết định

Ngoài ra, ứng dụng GIS giúp đánh giá được chi tiết hiện trạng hệ thống thu gom

và sắp xếp lại hệ thống thùng rác ở nhiều khu vực; kết hợp công nghệ GIS với các phương pháp khác để giải quyết đầy đủ mối quan hệ giữa hệ thống thu gom và các yếu

tố tác động; cho hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính xác; khắc phục được nhược điểm của phương pháp lập bản đồ truyền thống thu gom rác

Từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quảng bá du lịch tỉnh Quảng Nam”, năm 2012 – 2013, Sở Thông tin – truyền thông (TT-TT) đã triển khai ứng dụng hệ thống WebGIS phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh WebGIS sử dụng mã nguồn mở đã tạo dựng cơ sở dữ liệu GIS trên nền 1/50.000 toàn tỉnh và ½.000 cho 2 thành phố Tam Kỳ và Hội An Thông qua

đó, các nhóm dữ liệu được cập nhật, giúp du khách truy cập và có đầy đủ thông tin về khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính – viễn thông, các công ty lữ hành… Như vậy, bên cạnh một số website về du lịch, webGIS http://dulich.quangnam.vn/ mở ra triển vọng giúp

Trang 29

ngành VH-TT&DL được tiến hành thuận lợi, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí [18]

Năm 2013, công nghệ GIS cũng đã được Hội An ứng dụng trong lĩnh vực quản

lý nuôi trồng thủy sản Trước đây toàn bộ khâu quản lý dữ liệu môi trường nuôi trồng thủy sản ở Hội An, các biến động môi trường, báo cáo thống kê được thực hiện thủ công trên giấy hoặc những dữ liệu lưu giữ rời rạc nên gặp khá nhiều khó khăn Bài toán đó đã được giải quyết khi xây dựng phần mềm quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, đây là nét mới so với nhiều địa phương Hội An đã tham khảo ứng dụng của GIS trong quản lý nuôi trồng thủy sản tại một số nơi, trong đó có phần mềm của Đại học Nha Trang Khi ứng dụng, Hội An áp dụng giải thuật nội suy được xây dựng cho việc nội suy trên các bản đồ vector, giúp mô tả hiện trạng môi trường, cung cấp các chỉ

số môi trường tại các ao nuôi và cảnh báo ô nhiễm Giải pháp này giúp cơ quan quản

lý thủy sản ra quyết định phù hợp với thực tế sản xuất nuôi trồng thủy sản tại địa phương Đối với người nuôi trồng thủy sản, dựa trên thông tin có được, có thể phân bố đối tượng nuôi phù hợp, lựa chọn vụ nuôi hợp lý

d) Đại Lộc

Từ những kết quả của việc ứng dụng Gis mang lại, thì tại huyện Đại Lộc công nghệ Gis vẫn còn mới mẻ, chưa được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn, cụ thể là chất thải rắn công nghiệp Việc thu gom và quản lý CTR công nghiệp của huyện Đại Lộc mới chỉ dừng lại ở xây dựng dữ liệu số (file.doc, file.xls), quản lý theo file giấy Do vậy, để đáp ứng việc quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng trở nên phức tạp vì chưa có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đầy đủ thì ứng dụng Gis trong quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc là điều cần thiết và sẽ cơ bản giải quyết được các vấn đề: Quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp trên địa bàn huyện một cách tập trung và thống nhất Hỗ trợ cập nhật khai thác dữ liệu, nhằm đánh giá thực trạng về CTRNH và CTR không nguy hại, từ đó đưa ra định hướng quản lý một cách phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương để đạt hiệu quả và khoa học

1.2.7 Điều kiện về tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Đại Lộc là huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 69 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 32 km về phía Tây Nam

- Về ranh giới hành chính:

Trang 30

b Địa hình, địa mạo [9]

Là một huyện trung du, Đại Lộc có địa hình đồi núi chiếm đến 70% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh bởi 2 con sông Vu Gia và Thu Bồn Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng chính:

- Dạng địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây, phía Bắc và phía Nam độ cao trung bình từ 600-700m

- Địa hình dạng đồi gò: Tập trung nhiều ở các xã Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Hiệp Độ cao trung bình từ 50-100 m, địa hình dạng đồi bát úp độ dốc 10-

Trang 31

- Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở phía Đông của huyện dọc theo 2 bờ sông Vu Gia

c Khí hậu [2]

Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng

ẩm và mưa nhiều theo mùa Thời tiết trong năm có 2 mùa nắng mưa rõ rệt Tuy nhiên,

do chịu chi phối của đặc điểm địa hình có dãy núi cao án ngự phía Bắc, Tây và Tây Nam nên mùa mưa ở đây thường đến sớm hơn và lượng mưa cũng rất lớn, biên độ nhiệt ngày và đêm khá cao Nhìn chung khí hậu ôn hòa hơn khu vực đồng bằng

d Thủy văn [2]

Huyện Đại Lộc có 2 con sông lớn của tỉnh là sông Thu Bồn và sông Vu Gia chảy qua địa bàn huyện và hợp lưu tại Giao Thủy thuộc xã Đại Hòa

tầng suất 2% Sông Thu Bồn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn chảy theo hướng Bắc qua các huyện Bắc Trà My, Phước Sơn, Đại Lộc Đoạn qua huyện Đại Lộc từ xã Đại

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các con sông con và các khe suối nhỏ từ các dãy núi đổ ra sông chính như: suối Ba Khe, suối Mơ, khe Bò, khe Lim…

1.2.8 Điều kiện kinh tế - xã hội [5]

Để phục vụ cho đề tài này, ta chỉ xét về kinh tế công nghiệp – TTCN – XD: Giá trị phát triển ngành Công nghiệp – TTCN – XD ước đạt 5.006,5 tỷ đồng trong năm

2016, đạt 100,27% kế hoạch, tăng 13,5% so với năm 2015

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: 11 cụm công nghiệp dọc Quốc lộ 14B thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Phạm vi thời gian: Ðề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2030 Công nghệ sử dụng: ARCGIS

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Lý thuyết về CTR công nghiệp;

- Lý thuyết và ứng dụng của công nghệ Arcgis;

- Thực trạng công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTRCN tại Việt Nam và huyện Đại Lộc;

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

- Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp và hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp;

- Đề xuất giải pháp quản lý cho chất thải rắn tại các cụm công nghiệp

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa:

Kế thừa các số liệu thu thập được từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Đại Lộc, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đại Lộc; Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV huyện Đại Lộc và Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam

- Phương pháp khảo sát, thực địa:

+ Đối với CTR công nghiệp nguy hại

 Phương pháp

Dựa vào báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại của Chi Cục bảo vệ môi trường Quảng Nam và của Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV huyện Đại Lộc, thì phạm vi tại 11 CCN nghiên cứu có 22 nhà máy đang hoạt động, trong đó có 7 nhà máy

có khối lượng phát sinh chất thải nguy hại nhiều, phải đăng ký chủ nguồn chất thải

Trang 33

hạn cho phép (nhỏ hơn 600 kg/năm) nên không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại Với 22 nhà máy đang hoạt động như vậy, cá nhân đã đi điều tra khảo sát 22 nhà máy, tuy nhiên chỉ có 14 nhà máy chấp thuận trả lời

Từ các Nhà máy đang hoạt động trong cụm công nghiệp: Các cơ sở này có lượng phát sinh chất thải nguy hại nhiều như sơn, bóng đèn, giẻ lau, ắc quy, hộp đừng dầu nhớt…

+ Đối với CTR công nghiệp không nguy hại

 Phương pháp

Dựa vào khối lượng theo báo cáo công tác quản lý chất thải thông thường của công ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Nam – Chi nhánh Đại Lộc và của Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV huyện Đại Lộc, thì phạm vi tại 11 CCN nghiên cứu có

22 nhà máy đang hoạt động và cá nhân cũng tổ chức điều tra, khảo sát 22 nhà máy đang hoạt động này và chỉ có 14 nhà máy chấp thuận trả lời

 Nguồn gốc

Từ các Nhà máy đang hoạt động trong cụm công nghiệp: Chủ yếu phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại nhà máy: như từ nấu ăn, vệ sinh và một phần phát sinh từ các phế thải sản xuất: như gạch vỡ từ nhà máy sản xuất gạch, gỗ vụn từ các nhà máy sản xuất gỗ,…

- Phương pháp phân tích GIS: Tập hợp tất cả thông tin, dữ liệu có được từ phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát để xây dựng cơ sở dữ liệu trên ứng dụng GIS, đồng thời thiết lập các các bản đồ chuyên đề nhằm quản lý khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cụm công nghiệp, cũng như công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: Từ thông tin, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đôi khi số liệu không trùng khớp, còn sai lệch với nhau, tuy nhiên cá nhân đã phân tích những số liệu nào là đáng tin cậy hơn để tổng hợp đưa vào sử dụng trong đề tài

- Phương pháp mô hình toán: Áp dụng mô hình toán để dự báo khối lượng CTR trong cụm công nghiệp phát sinh đến năm 2030

Trang 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

3.1 Kết quả khảo sát, thu thập và hiện trạng lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTRCN tại các cụm công nghiệp

3.1.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại

a) Khối lượng phát sinh

Với kết quả khảo sát năm 2017 và so sánh với báo cáo công tác quản lý chất thải công nghiệp nguy hại năm 2016 của Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV huyện Đại Lộc, thì ta có:

Bảng 3.1 Danh sách của 22 nhà máy đang hoạt động có phát sinh chất thải rắn tại

11 Cụm công nghiệp T

Ngành nghề của dự án/nhà

máy

Cụm công nghiệp

VN

Sản xuất thiết bị và công cụ

(Công ty TNHH Vân Long)

Sản xuất tấm lợp Fibro Xi

Trang 35

T máy nghiệp

20 CT TNHH SX&TM Phú Thịnh Chế biến ván ép, gỗ xuất khẩu Ấp 5

Nguyên

Sản xuất gạch không nung từ đất đồi – phế thải công nghiệp – phế thải xây dựng

Ấp 5

- Trong 22 nhà máy này thì chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại các nhà máy được phân chia thành 2 loại: Nhà máy đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại và Nhà máy không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại

+ Đối với các nhà máy đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại:

Theo quy định tại khoản 1, điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại có quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH Đồng thời, theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thêm quy định: Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá

600 (sáu trăm) kg/năm thì không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp

Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường

Qua số liệu được Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cung cấp hiện nay tại 11 cụm công nghiệp dọc 14B trên địa bàn huyện Đại Lộc thì có 07 nhà máy đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại của các nhà máy theo đăng ký với Sở Tài nguyên & Môi trường tại sổ chủ nguồn chất thải nguy hại so với chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh tại các nhà máy được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trang 36

Hình 3.1 Biểu đồ khối lượng CTRCN nguy hại đăng ký và phát sinh trên năm Bảng 3.2 Khối lượng CTRCN nguy hại đăng ký và phát sinh trên năm

Khối lượng phát sinh theo đăng ký (kg/năm)

Khối lượng phát sinh (kg/năm)

+ Đối với các nhà máy không phải đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại:

Qua số liệu được Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cung cấp thì tại 11 cụm công nghiệp nghiên cứu có 15 nhà máy không phải đăng ký Lý do: Các cơ sở này có tổng số lượng CTNH phát sinh không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 12 Thông tư

số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm thì không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký

Trang 37

Danh sách các nhà máy không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3 Danh sách các nhà máy không đăng ký chủ nguồn

chất thải nguy hại

8 Công ty TNHH SX-TM&DV Đại Hiệp Dăm gỗ xuất khẩu

bì gỗ pallet

14 CT TNHH MTV TM Tâm Phúc Nguyên

Sản xuất gạch không nung từ đất đồi – phế thải công nghiệp – phế thải xây dựng

Theo số liệu khảo sát thực tế và số liệu được cung cấp từ các công ty thu gom thì khối lượng phát sinh CTRCN nguy hại tại 15 nhà máy này không đáng kể, chủ yếu dầu nhớt, giẻ lau, bóng đèn, mực in… được tập trung trong kho, thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý Theo khảo sát thì khối lượng phát sinh của từng nhà máy từ 10-

20 kg/năm và tổng khối lượng phát sinh của 15 nhà máy đạt 300 kg/năm

Vậy tổng khối lượng CTRCN nguy hại phát sinh của 22 nhà máy (đã đăng ký sổ

và không đăng ký sổ) là:

Trang 38

Bảng 3.4 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh

STT

Khối lượng phát sinh của

các nhà máy có đăng ký

sổ (kg/năm)

Khối lượng phát sinh của các nhà máy không đăng

ký sổ (kg/năm)

Tổng (kg/năm)

Tổng (tấn/năm)

b) Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRCN nguy hại

Hiện trạng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc chưa có điểm tập kết chất thải rắn, do đó các nhà máy trong cụm công nghiệp lưu giữ chất thải rắn nguy hại trong kho của mình và tự kí hợp đồng trực tiếp với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, cụ thể gồm 03 đơn vị sau: 1 Chi Nhánh Công Ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng An Sinh, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam; 2 Công ty Lilama EME, tỉnh Quảng Ngãi; 3 Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam để thu gom, vận chuyển Tất cả các đơn

vị trên đều có giấy phép của cấp có thẩm quyền cho phép thu gom, vận chuyển và xử

lý chất thải nguy hại Cụ thể:

- Có 03 nhà máy do Chi Nhánh Công Ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng An Sinh, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam thu gom vận chuyển, đó là: HTX CN-TTCN Đại Hiệp; CT TNHH TM&SX Nghĩa Tín; Công ty CP Đầu tư Phúc Thiện

- Có 01 nhà máy do Công ty Lilama EME, tỉnh Quảng Ngãi thu gom vận chuyển,

đó là: Công ty TNHH Groz-Beckert VN

- Còn 18 nhà máy còn lại do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam để thu gom, vận chuyển

Bảng 3.5 Tần suất thu gom của các đơn vị thu gom, vận chuyển

Dựng An Sinh

6 tháng/lần Tức (2 lần/năm)

Tức (2 lần/năm)

Quảng Nam

6 tháng/lần Tức (2 lần/năm)

Trang 39

CTRCN nguy hại phát sinh ở nhà máy

Hình 3.2 Sơ đồ hiện trạng thu gom chất thải công nghiệp nguy hại

Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra của cá nhân thì khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom chưa hết triệt để, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 90%, cụ thể:

Bảng 3.6 Khối lượng CTRCN nguy hại được thu gom

STT

Khối lượng CTRCN nguy hại phát sinh (tấn/năm)

Tỷ lệ thu gom %

Khối lượng CTRCN nguy hại được thu gom (tấn/năm)

Khối lượng CTRCN nguy hại chưa được thu gom (tấn/năm)

Đây là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm và sớm có giải pháp khắc phục

3.1.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

a) Khối lượng phát sinh

Với kết quả khảo sát năm 2017 và so sánh với báo cáo công tác quản lý chất thải công nghiệp nguy hại năm 2016 của Trung tâm Phát triển CCN-TM&DV huyện Đại Lộc, thì tổng 22 nhà máy đang hoạt động có 21 nhà máy có hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển (cụ thể là Công ty Môi trường Quảng Nam – Chi nhánh Đại Lộc), còn 01 nhà máy không sản xuất và chuyển qua làm kho chứa thành phẩm, không kí hợp đồng thu gom

Thùng 240l chứa CT lỏng

Thùng 240l chứa CT rắn

CN Công ty

Lilama EME

Công ty MTĐT Quảng Nam

Xe chuyên dụng

Đưa đến nơi xử lý Kho chứa tại nhà máy

Trang 40

Bảng 3.7 Khối lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh

b) Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRCN không nguy hại

Cũng tương tự như đối với CTR công nghiệp nguy hại thì tất cả các cụm công nghiệp đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có điểm tập kết chất thải rắn, nên các nhà máy trong cụm công nghiệp tự kí hợp đồng với Công ty MTĐT Quảng Nam – Chi nhánh Đại Lộc vào trực tiếp nhà máy thu gom, vận chuyển đến bãi rác Đại Hiệp, xã Đại

Ngày đăng: 20/06/2020, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w