TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 0 $3 ẹ † ( pM
PHAM DUC SON (tụ prey Crom
MOI LIEN HE GIU'A DIEM DAU VAO VA DIEM DAU RA CUA HOC SINH TRONG DAO TAO NGHE
TAI TRUONG CAO DANG NGHE CO GIOI VA THUY LỢI Chuyén nganh : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 60 31 03 TRƯỜNG ĐẠI HOC Bd TP.HCH THU VIEN
LUAN VAN THAC SI KINH TE
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2Đề tài nghiên cứu “Mỗi liên hệ giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra của học Sinh trong đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi” với mục tiêu khám phá mối liên hệ giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra của học sinh trong đào tạo nghề Từ đó tìm ra những gợi ý để hỗ trợ công tác tuyển sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi,
với học sinh ở bậc cao đẳng nghề của tắt cả các nghề gồm: Kế toán, Quản trị Doanh
nghiệp, Điện công nghiệp, Cơ khí, Sửa chữa ô tô, Tin học
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng dùng để
thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết thông qua phân tích
hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của Excel và phần mềm SPSS18.0 nhằm phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và điểm đầu ra
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 8 biến của mô hình nghiên cứu thì 5 biến
có ý nghĩa thống kê là biến: Điểm đâu vào, giới tính, khối ngành, tru tiên theo khu
vực và ruổi Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê là biến: Hộ &hẩu, thành
phan gia đình, ưu tiên theo chính sách Nghiên cứu cho thấy học sinh nữ học tốt
hơn học sinh nam nên có điểm đầu ra cao hơn, học sinh trẻ tuổi thường học tốt hơn
học sinh lớn tuỗi Học sinh theo hoc khối ngành kỹ thuật có điểm đầu ra cao hơn học sinh theo học khối ngành kinh tế và cuối cùng là học sinh được hưởng ưu tiên theo khu vực thì thường có điểm đầu ra kém hơn học sinh không được hưởng ưu tiên theo khu vực
Đặc biệt điểm đâu vào đóng vai trò quan trọng tác động đến điểm dầu ra của học sinh Trong các yếu tố tác động đến KQHT thi diém dau vao là yếu tố tác động mạnh nhất đến điểm đâu ra của học sinh Điều đó cho thấy tầm quan trọng của điểm đầu vào, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và kết quả của khóa học
Từ kết quả nghiên cứu gợi ý cho bộ phận tuyển sinh của Trường Cao đẳng
Trang 3Trang
Nhận xét của người hướng n1 000077 1.1 i Lồi cam 0a1 <5 5< 5< 2 S4 S4 3 3 3 39391011 00300000001000100000000000000000110 ii
Mục lục
Danh mục các bắng -«ss<sss+reeteettsrrssrnrisisern1ersne viii Danh muc tir viét tat
Chương 1: Giới thiệu
1.1 Cơ sở hình thành luận văn . -++++++2°2222222222222222222 me 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu -: s+ccsertrrerrirtrettrrriirrrieiiiitrirrrtrrrirrerirrrrrree 3 1.4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu . -cc-ec++eeeeererrtrrrtrrrrrrttiirrtrrirrrrrre 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu . -++ ++rerrtrrrtertrtrtttrtrriteritrrrerirtrrrrirerriee 3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu cccvveerrrrrrrrrrrrtrttirirrrrrrrrrrrrrrrrrir 4
1.7 Giới thiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi -+ 4
1.8 Kết cấu luận văn ++++ccecevvrrrrrtrrrtrrrrrrrriiiiirrrriiiiiirdirrrrrrrrrrriiiiin 6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trang 42.2.1 Mô hình về các yếu tố tác động dén KQHT
2.2.1.1 Mô hình của Dickie về các yếu tố tác động đến KQHT 10
2.2.1.2 Mô hình của Checchi và ctg về các yếu tố tác động đến KQHT 10
2.2.1.3 Mô hình của Bratti và Staffolani về các yếu tố tác động đến KQHTII
2.2.2 Lý thuyết về các yếu tố tác động đến KQHT -.-er ee: seed 2.2.2.1 Tuổi tác động đến KQHT 2.2.2.2 Giới tính tác động đến KQHT 2.2.2.3 Tính tích cực học tập tác động, đến KQHT : :+ xseree+ 13 2.2.2.4 Động cơ học tập tác động đến KQHT -: -+c+erteeertererrrrer 13 2.2.2.5 Trình độ giảng viên tác động đến KQHT -+:+-++seerterree 13 2.2.2.6 Cơ sở vật chất tác động đến KQHT -+rrrrretrrtrrrrte 14 2.2.2.7 Quy mô lớp học tác động đến KQHT 2.2.2.8 Thu nhập của gia đình tác động đến KQHT : : -+e-+++ 15 2.2.2.9 Học vấn của cha mẹ tác động, đến KQHT 2.2.2.10 Nơi định cư tác động đến KQHT -+©-+++++++rterteerttrrrtrre 15 2.2.2.11 Các chính sách ưu tiên tác động đến KQHT 2.2.3 Điểm đầu vào tác động đến KQHT -. -:+++tttterrettrtrtttrrrter 16
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu -e eeceeeetttteeetetttttterrreetrrrerrree 24
3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2 Mơ hình tốn nghiên cứu hs 0 25
3.3 Số liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
3.4 Quy trình nghiên cứu -xecerrrtrrterrtttrrtrtrtrrtrrrrtrrtrrtrrrrrrtrrrdtrrrrrrrrrr 30
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 53.6.1 Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy riêng phẩn -trrrer 31
3.6.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình . -++rrertrrrrtrrrre 31 3.6.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tUYẾn ccecriirrrttriiiirrrriiiirrrririee 32
3.6.4 Kiểm định phương sai phần số dư không đổi -+ -sss+ 33 3.6.5 Kiểm định tính độc lập của sai sỐ -cetrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrio 2Ö
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu -« -ee++eestterxtteetretttrrrer 35
4.1 Thống kê mô tả các biến với điểm dầu ra
4.1.1 Điểm đầu vào 2 22+c2c++ttrErxxrrrrrtrrrrrkrrrrrrrrrrrirrrrirrrrrrirrrrrirrrrie 35 4.1.2 Các yếu tố khác 4.2 Thống kê mô tả các biến với điểm đầu vào -eeeerrrrrrrerrrrrrrrrrrre 40 4.3 Thống kê mô tả tổng hợp 4.4 Phân tích TƯƠng QUAN ccc-5+cc+etrhetrrtererttrrtrtrrtrrrrriiittrtirrrdirrritrriirrtrrrniir 44
4.5 Phân tích mô hình hồi quy
4.5.1 Kết quả mô hình hồi quy ssc+rrtrrrrrertrrrrtrrtrrrrrrirrrrrrirrirr 45
Trang 6DANH MỤC CÁC:BẢNG
Bang 2.1: Tom tắt các nghiên cứu trước ở Nước ngoài - -:+c-c+eexseerxe 21 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước ở Việt Nam c cececrrrrrrrrre 22
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến -cccceerrrrerrrrrrrrrtrrrrrrrrrririririiiiiiiriiriririir 25
Bảng 4.1 Thống kê mô tả điểm đầu vào với điểm đầu ra
Bảng 4.2 Thống kê mô tả tuổi với điểm đầu ra -trrrrrrrriererrrrrrre 36
Bảng 4.3 Thống kê mô tả giới tính với điểm đầu ra
Bảng 4.4 Thống kê mô tả hộ khẩu với điểm đầu ra +ceeeerree 38
Bảng 4.5 Thống kê mô tả thành phần gia đình với điểm đầu ra
Bảng 4.6 Thống kê mô tả ưu tiên theo chính sách với điểm đầu ra 39 Bảng 4.7 Thống kê mô tả ưu tiên theo khu vực với điểm đầu ra —-
Bang 4.8 Thống kê mô tả khối ngành với điểm đầu ra crrree 40
Bảng 4.9 Thống kê mô tả tuổi với điểm đầu vào -cscrrrrrrrrireerrrre 41 Bảng 4.10 Thống kê mô tả giới tính với điểm dau V0 .sssssssecsssessscsceeeeeeeeettmnennene 41
Bảng 4.11 Thống kê mô tả hộ khẩu với điểm đầu vào -+.cccceee 42 Bảng 4.12 Thống kê mô tả khối ngành với điểm đầu vào -c-eere 42
Bảng 4.13: Thống kê mô tả tổng hợp . -c22¿ccccccs2ccnhhhiiieirirrrrriiiiiiirrrie 43
Trang 7B6 GD&DT : B6 Gido duc va Dao tao
Bộ LĐTB&XH : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CĐN : Cao Đẳng nghề
CGVTL : Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi ĐTB : Điểm trung bình
DIN : Điểm tốt nghiệp
Trang 8Chương này của luận văn sẽ giới thiệu cơ sở hình thành luận văn, mục tiễu
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu TÌ Tếp theo những mục trên là xác định đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Sau đó là giới thiệu địa điểm nghiên cứu và cuối cùng của chương này sẽ là kêt cấu của luận văn
1.1 Cơ sở hình thành luận văn
Giáo dục là một lĩnh vực rất quan trọng đối với tất cả các nước trên thế giới,
và nhất là với những nước đang phát triển Sự đóng góp của giáo dục góp phan thúc
đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, hội nhập và phát triển kinh tế Vì thế giáo dục
được xem là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các nước
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nên việc nghiên cứu cải cách giáo dục ngày một phù hợp là một vấn đề cấp bách và thiết thực Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đa dạng, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới Người lao động
phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri
thức của nhân loại vào điều.kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra:những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo
dục mà trong đó đổi mới về mục tiêu giáo dục là quan trọng nhất
Trang 9nghề Giáo dục dạy nghề có thời lượng học thực hành nhiều hơn lý thuyết, nhằm đào tạo cho người học có kỹ năng thực hành nghề nghiệp một cách thành thạo để người học có thể đáp ứng nhanh những yêu cầu công việc Sau khi tốt nghiệp người học có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết công việc một cách nhuần nhuyễn `
Luật dạy nghề ra đời kể từ khi Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ban hành
vào năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2007 Từ đó trên cả nước đã hình thành rất nhiều trường dạy nghề Theo www.thongtintuyensinh.vn tính đến ngày 18/10/2012 đã có khoảng 121 trường cao đẳng nghề và 236 trường trung cấp nghề trên toàn quốc chịu sự quản lý cùa Bộ LĐTB&XH (chưa kể các bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc những bộ khác) Sự ra đời của các trường nghề đã đáp ứng được một phần rất lớn nhu cầu của người học nghề trên cả nước, cũng như đáp ứng được nguồn nhân lực có trình độ tay nghề chuyên sâu cho xã hội Tuy nhiên, việc ra đời các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề phát triển rất nhanh chóng, bên cạnh đó chưa có nhiều nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề hoặc làm đữ liệu nghiên cứu để từ đó các nhà quản lý giáo dục có những chính sách, phương hướng cho giáo dục dạy nghề, đặc biệt là những trường tại các tỉnh
Với người học, nhà trường và xã hội đều có thể đặt câu hỏi cho một mô hình giáo dục mới, mà việc tuyển sinh của các trường nghề có thể thực hiện theo hình thức xét tuyển thay cho thi tuyển Vậy điểm đầu vào có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong đào tạo nghề Chính vì vậy bản thân tác giả là người đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề muốn làm một nghiên
cứu để trả lời cho câu hỏi này với đề tài “Mối liên hệ giữa điểm đầu vào và điểm
Trang 101 Khám phá mối liên hệ giữa điểm xét tuyển đầu vào và điểm tốt nghiệp đầu ra của học sinh trong đào tạo nghề Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi
2 Nếu có mối liên hệ giữa điểm xét tuyển đầu vào và điểm tốt nghiệp đầu ra thì từ đó tìm ra những gợi ý để hỗ trợ Phòng Tuyển sinh và Phòng Đào tạo có những phương pháp tuyển sinh, đào tạo phù hợp với yêu cầu của Trường Cao đẳng
nghề Cơ giới và Thủy lợi
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Điểm đầu vào và điểm đầu ra của học sinh trong đào tạo nghề Trường Cao
đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi có mối liên hệ không?
2 Nếu có thì mối liên hệ giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra thì có những gợi ý gì để hỗ trợ Phòng Tuyển sinh và Phòng đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những yếu tố gồm: Điểm đầu vào, tuổi, giới tính, hộ khẩu, thành phần gia đình, ưu tiên theo chính sách, ưu tiên theo khu vực, ngành học và điểm tốt nghiệp đầu ra của học sinh trong đào tạo nghề Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp do trường cung cấp
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi, với học sinh bậc cao đẳng nghề của tất cả các nghề gồm: Kế toán; Quản trị Doanh nghiệp; Điện công nghiệp; Cơ khí; Sửa chữa ô tô; Tin học Đề tài nghiên cứu chỉ phân tích với một khóa học 2009 — 2012 vì trường Cao đẳng
nghề Cơ giới và Thủy lợi mới được phép đào tạo nghề từ tháng 10 năm 2008
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng dùng để
thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết thông qua phân tích hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của Excel và phần mềm SPSS18.0 nhằm phân tích
Trang 11Kết quả học tập (KQHT) của học sinh phản ánh các kiến thức, kỹ năng và
thái độ mà họ tích lũy được trong quá trình học Muốn đánh giá KQHT của học sinh thì điểm học tập hay điểm tốt nghiệp là một trong những chỉ số rõ nhất và quan
trọng nhất để hiểu và đánh giá về học sinh đó Do đó đề tài nghiên cứu mối liên hệ
giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra để khảo sát mức độ tác động của chúng với nhau
_ Kết quả nghiên cứu gợi ý cho Phòng Tuyển sinh và Phòng Đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi có những phương pháp tuyển sinh và
đào tạo phù hợp Ngoài ra cũng góp phần làm đữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong quá trình tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố khác đến điểm đầu ra hay KQHT của học sinh trong dao tao nghề
1.7 Giới thiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi
- Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi là đơn vị thuộc sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 - Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn Chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Tổng cục day nghé - Bộ Lao động thương binh và Xã hội Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, trường đã nhiều lần
được đổi tên và nâng cấp, lịch sử hình thành và phát triển của trường đã trải qua các giai đoạn sau:
Trường Công nhân Cơ giới 3 được thành lập theo quyết định số 1206/QĐ- TC ngày 28 tháng 08 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) trên cơ sở tiếp quản Trường Trung cấp Kĩ thuật Gò Công
tỉnh Tiền Giang có trụ sở đóng tại số 91 - Trưng Nữ Vương - Thị xã Gò Công - tỉnh
Tiền Giang
Trang 12Ngày 13 tháng 09 năm 1986, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi ra quyết định số: 434
sáp nhập Trường Công nhân Cơ giới 3 với Trường Dạy nghề của liên hiệp các xí nghiệp xây dựng Thủy Lợi 4 thành 7rường Dạy nghề Cơ giới 3 với nhiệm vụ đào tạo Công nhân lành nghề 3/7, gồm các nghề sau: Cơ khí; Cơ giới; Điện công nghiệp và dân dụng để vận hành trạm bơm điện phục vụ yêu cầu của ngành, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Do yêu cầu phát triển ngành nghề, mở rộng quy mô đào tao đáp ứng nhu cầu lao động cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn ra quyết định số 2986/QÐ — BNN-TCCB,
ngày 16 tháng 10 năm 2006 thành lập Trường Trung cấp Cơ điện và Thủy lợi Đông Nam Bộ trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Cơ giới 3 với nhiệm vụ đào tạo công nhân kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, góp phần cho sự nghiệp bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện _nay và sắp tới
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, nhu cầu cần người lao động có trình độ tay nghề cao đã qua đào tạo của các công ty, xí nghiệp và cùng với các
chính sách về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề trong cả nước
Ngày 27 tháng 10 năm 2008 Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội đã ra quyết định số 1387/QĐ-BLĐTBXH, thành lập trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thúy Tợi- trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Cơ điện và Thủy lợi Đông Nam Bộ
Trong 37 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ và Nhà nước giao, đã đào tạo được hơn 21.000 Công nhân kỹ thuật lành nghề và Trung học nghề; đào tạo ngắn hạn cho hơn 5000 người, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng bậc thợ cho hơn 3.000 công nhân; phổ cập nghề cho hơn 2.000 học sinh phổ thông của địa phương, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động cho 350 người; Cho đến nay học sinh khóa Cao đẳng nghề đầu tiên
(2009 — 2012) đã ra trường được gần 300 học sinh Chất lượng đào tạo nghề của
Trang 13Luận văn tổng cộng gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm các mục như: cơ sở hình thành luận văn nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, giới
thiệu địa điểm nghiên cứu và trình bày kết cấu của luận văn
Chương 2: Trình bày những nội dung cơ bản của các lý thuyết có liên quan làm cơ sở, nền tảng cho nghiên cứu Chương này sẽ định nghĩa các khái niệm dùng trong nghiên cứu như: mối liên hệ, điểm đầu vào, điểm đầu ra, đào tạo nghề Nêu tổng quan các mô hình về mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới điểm
đầu ra (KQHT), tiếp theo là khái quát các nghiên cứu trước Trình bày tóm tắt điểm
giống và khác nhau giữa nghiên cứu trước với nghiên cứu của luận văn
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này đưa ra cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu và đề xuất mơ hình tốn học dùng trong nghiên cứu Mô tả mẫu nghiên cứu, nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Quy trình thực hiện nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và các công cụ phân tích và kiểm định dùng trong nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0, chương này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối liên hệ giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra của học sinh trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi Bao gồm toàn bộ học sinh của tất cả các nghề ở bậc cao đẳng
Kiểm định lại mô hình, sau cùng là trình bày kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận: Rút ra kết luận từ nghiên cứu, sau đó đưa ra những kiến
Trang 14Chương này sẽ trình bày một số khái niệm dùng trong nghiên cứu như: Mới liên hệ, đào tạo nghé, điểm đầu vao, diém dau ra Ti iép đến la trinh bay co sé ly thuyết về các yếu tô đầu vào ảnh hưởng đến điểm đầu ra (KOHT); tóm tắt tổng quan các nghiên cứu trước và so sánh đối chiếu sự giống nhau, khác nhau giữa các nghiên cứu trước với nghiên cứu của luận văn
2.1 Các khái niệm 2.1.1 Đào tạo nghề
Đào tạo là các hoạt động truyền tải thông tin và đữ liệu từ huấn luyện viên hoặc giảng viên sang học viên Kết qủa là có sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên từ mức độ thấp đến mức độ cao
Đào tạo là đề cập đến việc truyền đạt những kiến thức, kỹ năng liên quan đến
một lĩnh vực cụ thể hay một ngành nghề, để người học lĩnh hội được những trỉ thức,
kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghỉ với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định
Theo Luật dạy nghề (2006) đào tạo nghề hay dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học
Tóm lại, đào tạo nghề là truyền đạt cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề Theo Đỗ Mạnh Cường
(2011) cho rằng năng lực thực hành được coi như là sự tích hợp của kiến thức — kỹ
năng - thái độ tạo nên khả năng thực hành, giải quyết một công việc sản xuất và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất
2.1.2 Điểm đầu vào
Trang 15nghề có thể tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển
Nếu tổ chức tuyển sinh hệ cao đẳng nghề theo hình thức xét tuyển, các trường cao đẳng nghề chọn một trong các tiêu chí sau để xét tuyển:
e Điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
e Điểm tổng kết các môn học của các năm học THPT hoặc tương đương;
e Điểm thi tuyển đại học cùng năm đăng ký học nghề trình độ cao đẳng
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi tổ chức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển Trường áp dụng tiêu chí thứ 2, lấy Điểm tổng kết các môn học của
các năm học THPT hoặc tương đương dé xét tuyển
2.1.3 Điểm đầu ra
Điểm đầu ra là điểm tốt nghiệp của học sinh khi học xong một chương trình đào tạo hay khi hoàn thành một khóa học
Điểm đầu ra cũng được xem như là kết quả học tập (KQHT) của học sinh, vì KQHT phản ánh kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học thu nhận được khi học
xong một môn học, một chương trình đào tạo hay của một khóa học
Cách tính điểm đầu ra (điểm tốt nghiệp): Theo quy chế thị, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy (2007), Bộ LĐTB&XH thì điểm tốt
Trang 16như sau:
a) Công thức tính Є;
Trong đó:
Є„ : Điểm trung bình chung toàn khóa học
a,: Hệ số môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ ¡ được xác định như sau:
- Đối với môn học lý thuyết thì lấy số giờ học lý thuyết của môn học đó chia cho 15 va quy tròn về số nguyên
- Đối với mô-đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành thì hệ số mô-đun là
tổng của thương hai phép chia tính theo cách tính trên Ðz„„: Điểm tổng kết môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ i
m: Số lượng các môn học, mô-đun đào tạo nghề
b) Điểm trung bình chung được tính đến một chữ số thập phân
e) Điểm tổng kết các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chính trị, tin học, ngoại ngữ và các môn văn hóa phổ thông không tính vào điểm trung bình chung toàn khóa học
d) Đối với các nghề có yêu cầu sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động, nghề nghiệp thì điểm tổng kết môn tin học, ngoại ngữ được tính vào điểm trung bình chung toàn khóa học
2.2 Cơ sở lý thuyết về kết quả học tập
Trang 17trình học được qui định cụ thể trong chương trình đào tạo Để đánh giá KQHT của
sinh viên thì điểm là một chỉ số rõ ràng nhất và quan trọng nhất để đánh giá KQHT của sinh viên đó Vì vậy trong nghiên cứu này, điểm đầu ra (điểm tốt nghiệp) được
xem là chỉ số đánh giá KQHT của sỉnh viên
2.2.1 Mô hình về các yếu tố tác động đến KQHT
2.2.1.1 Mô hình của Dickie về các yếu tố tác động đến KQHT
Dickie (1999) đã xây dựng một mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KQHT như sau:
A* = A(F,S,K,a)
Trong đó, đặc trưng của gia đình là (#), nguồn lực của nhà trường là (S), đặc điểm của người học là (K) và năng lực cá nhân của người học là (ø) Đây là các yếu
tố tác động đến KQHT là (4*) của người học
Điều này có ý nghĩa KQHT của người học là kết quả của mối quan hệ hỗ tương của bốn nhóm yếu tố đại diện là gia đình, nhà trường, đặc điểm của người học và năng lực của người học Đây là mô hình thông dụng nhất vì nó bao hàm ảnh hưởng của tất cả các nhóm yếu tố trên
2.2.1.2 Mô hình của Checchi & ctg về các yếu tố tác động đến KQHT
Mô hình của Checchi và ctg (2000) cũng có những điểm tương đồng với mô
hình của Dickie (1999) Tác giả đồng ý đặc điểm của người học có ảnh hưởng đến
KQHT, tuy nhiên tác giả cho rằng thu nhập của gia đình mới là yếu tố quyết định đến KQHT của con cái Checchi và ctg (2000) đã xây dựng mô hình các yếu tố tác
động đến KQHT như sau:
P* = P(A,ES,Y)
Với mô hình trên đầu tiên cho thấy năng lực của sinh viên được gọi là (A),
mức độ nỗ lực của sinh viên là (Œ) thu nhập của gia đình là (T7) và số tiền cha mẹ đầu tư cho giáo dục con cái là (S) đều tác động tích cực đến KQHT là (P*) của sinh
Trang 18theo học ở trường tư thục nơi có chất lượng đào tạo tốt hơn Ngược lại nếu thu nhập của gia đình thấp, sinh viên chỉ có thể theo học các trường công lập, những trường này ít được đầu tư cho nghiên cứu khoa học nên chất lượng thường kém hơn
2.2.1.3 Mô hình của Bratti và Staffolani về các yếu tố tác động đến KQHT Bratti & Staffolani (2002) chỉ ra KQHT của sinh viên chủ yếu được xác định bởi nhóm yếu tố người học, các nhóm yếu tó về gia đình và nhà trường không được chú ý đến Theo đó sinh viên có thể chủ động phân bổ thời gian cho việc học của mình Họ có thể quyết định tối ưu bao nhiêu thời gian học tự học và học ở lớp Ngoài ra năng lực của người học như kiến thức, kỹ năng cũng được đánh giá cao trong mô hình sau đây
Gọi G¡ là KQHT của sinh viên, thời gian dành cho việc tự học là (;), thời gian học ở lớp là (z;), và năng lực của người đó (2;)
Gj = G(s,aj)e;
Trong mô hình Bratti & Staffolani (2002) đặc điểm của sinh viên đóng vai trò quan trọng nhất, là yếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến KQHT của sinh
viên Đây là ưu điểm của mô hình bởi vì nó đề cao tố chất của sinh viên, tuy nhiên
hạn chế của mô hình là xem nhẹ các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới KQHT của sinh viên
2.2.2 Lý thuyết về các yếu tổ tác động đến KQHT
Đã có nhiều lý thuyết giải thích các yếu tố tác động đến KQHT của sinh
viên Trước đây các lý thuyết thường tập trung phân tích về đặc điểm cá nhân và tâm lý của người học như: Kết quả học tập trước đó, tuổi khi vào học, giới tính, động cơ học tập, tính tích cực học tập có ảnh hưởng đến KQHT Nhưng từ giữa những năm bảy mươi đến nay các lý thuyết lại chỉ ra ngoài yếu tố đặc điểm trên thì
các yếu tố môi trường học tập như: Cơ sở vật chất, quy mô lớp học, trình độ giảng
viên hoặc các yếu tố về gia đình như trình độ học vấn cha mẹ cũng ảnh hưởng đến KQHT Ngoài ra các yếu tố về thể chế, chính sách cũng có những tác động
Trang 192.2.2.1 Tuổi tác động đến KQHT
Tuổi sinh viên khi vào học có ảnh hưởng đến KQHT của chính sinh viên đó
Bắt kể là chương trình học ở phổ thông hay chương trình học ở đại học đều cho
thấy những sinh viên học đúng tuổi thường có KQHT cao hơn những sinh viên học
trễ tuổi Lý thuyết của Evans (1999), Harb & Shaarawi (2006) chỉ ra những sinh viên theo học đúng tuổi có quá trình học tập liên tục Chính quá trình học tập liên tục này đã rèn luyện khả năng tư duy, ghi nhớ và phản xạ nhạy bén hơn trong việc tiếp thu bài giảng, tích cực thảo luận và đặt câu hỏi Trong khi những sinh viên lớn tuổi thường bị gián đoạn việc học, dẫn đến khả năng tư duy, phản xạ bị chậm lại Họ trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới Điều này làm giảm hiệu quả học tập
và dẫn đến những sinh viên học lớn tuổi thường có KQHT kém hơn
2.2.2.2 Giới tính tác động đến KQHT
Trang 202.2.2.3 Tính tích cực học tập tác động đến KQHT
Trần Lan Anh (2008) cho rang “tinh tich cực học tập của sinh viên là sự tự ý thức, tự giác của sinh viên về mưục đích học Thông qua đó sinh viên huy động ở mức độ cao các che năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả” Họ hoàn thành công việc bằng chính sức của bản thân, do các động cơ và nguyên tắc bản thân tự đề ra, không chờ đợi sự thúc ép từ bên ngoài Họ thường mong muốn vươn lên đỉnh cao của học tập, có nghị lực, có tính kiên định trong học tập Ngược lại, sinh viên thiếu tính tích cực lại thường không chủ động trong việc học, họ học tập vì những lý do vì cha mẹ ép buộc, phải trả bài Những sinh viên này thường có KQHT không cao
2.2.2.4 Động cơ học tập tác động đến KQHT
Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008) đã khảo sát mối liên hệ giữa động cơ học tập của sinh viên với KQHT Nghiên cứu cho thấy động cơ học tập có ảnh hưởng tích cực đến KQHT của sinh viên Những sinh viên có động cơ học tập rõ ràng thường đặt ra những mục tiêu cụ thé và tìm cách hoàn thành chúng Bế Thị Diệp (2012) cho rằng “động cơ học tập là sức mạnh tỉnh thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học để thỏa mãn nhu câu nào
đó của con người Trong thực tiễn giáo dục động cơ học tập được chỉ thành 2 loại:
Động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội” Những sinh viên có động cơ hoàn thiện tri thức họ luôn phấn đấu tìm kiếm kiến thức mới và khắc phục những hạn chế trước đó Còn với những sinh viên có động cơ quan hệ xã hội thì luôn cố gắng có một KQHT thật tốt để đáp ứng mong đợi của gia đình, lòng hiếu danh hay tìm được một vị trí công việc cao trong tương lai Như vậy động cơ học tập chính là động lực mạnh mẽ thúc đây người học tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức khoa học,
chính điều này đã tạo ra KQHT tốt hơn
2.2.2.5 Trình độ giảng viên tác động đến KQHT
Yếu tố trình độ giảng viên cũng ảnh hưởng đến KQHT của người học
Suryadarma & ctg (2004), Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008) đều khẳng định
Trang 21lực của giảng viên như: Trình độ học vấn chuyên: môn, phương pháp giảng dạy, khả năng nghiên cứu, khả năng thực hành Do đó trong mối quan hệ dạy và học thì đối tượng hướng đến của giảng viên và sinh viên chính là kiến thức, tri thức khoa học Khi giảng viên chiếm lĩnh được tri thức ở trình độ cao sẽ dễ dàng hướng dẫn và truyền đạt lại cho sinh viên, điều đó giúp cho chất lượng đào tạo cũng như KQHT của sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn
2.2.2.6 Cơ sở vật chất tác động đến KQHT
Theo Phạm Thị Diễm (2009) cơ sở vật chất là toàn bộ những trang thiết bị hỗ
trợ cho việc dạy và học như: Hệ thống âm thanh, máy tính, máy chiếu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ kỹ sẽ làm cản trở việc đào tạo Đặc biệt trong đào tạo nghề, trang thiết bị hiện đại có vai trò quan trọng giúp học sinh tiếp cận với tiến bộ trong khoa học kỹ thuật Từ đó khi ra trường học sinh có thể nhanh chóng bắt kịp với công
nghệ của doanh nghiệp bên ngoài Như vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư tốt
sẽ tạo điều kiện cho việc đạy và học đạt được kết quả học tập cao 2.2.2.7 Quy mô lớp học tác động đến KQHT
Harrington (2006) đã nghiên cứu số lượng học sinh trong một lớp học có ảnh hưởng thế nào đến KQHT của sinh viên Kết quả cho thấy những sinh viên khi học
lớp có quy mô nhỏ thì điểm thi cuối khóa được cải thiện đáng kể hơn khi học lớp có
quy mơ lớn Ơng cho rằng khi tổ chức lớp học nhỏ hiệu suất dạy và học được thực hiện dễ đàng, trong khi lớp học lớn giảng viên không có nhiều thời gian để đáp ứng các câu hỏi của sinh viên Ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin, âm thanh không
tốt cũng làm giảm hiệu suất đào tạo Tương tự, Nguyễn Quý Thanh & ctg (2008) đã
Trang 22không cao Vì vậy quy mô lớp học lớn thường'có những tác động trái chiều đến KQHT của sinh viên
2.2.2.8 Thu nhập của gia đình tác động đến KQHT
Checchi & ctg (2000) đã đúc kết thu nhập cũng có phần nào ảnh hưởng đến
KQHT của sinh viên Những gia đình có thu nhập cao thường có điều kiện đầu tư
cho việc học của con cái hơn những gia đình có thu nhập thấp Checchi & ctg (2000) chỉ ra đa phần các gia đình có thu nhập cao thường cho con cái theo học các trường tư thục, nơi có chất lượng giáo dục được xếp hạng Trong khi các gia đình có thu nhập thấp thường cho con em mình học các trường công lập của chính phủ xây dựng Những trường này thường không được đầu tư nhiều cho nghiên cứu khoa
học, nên chất lượng giáo dục có phần kém hơn
2.2.2.9 Học vấn của cha mẹ tác động đến KQHT
Suryadarma (2004), Harb & Shaarawi (2006) giải thích trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến KQHT của con cái Tác giả cho rằng cha mẹ có học vấn cao sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập của con cái Bên cạnh đó, cha mẹ có
học vấn cao thường có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho con cái trong tương lai,
giúp con cái xác định rõ mục tiêu, phương pháp học tập Mối quan hệ giữa
học sinh - trường học - gia đình đôi khi ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của
học sinh Cha mẹ có học vấn cao thường quan tâm, đồng hành với con cái trong
suốt quá trình học, điều đó sẽ giúp con cái có kết quả học tập tốt hơn Đôi khi cha
mẹ có học vấn cao cũng thường đòi hỏi, kỳ vọng vào kết quả học tập của: con cái, tạo áp lực cho con cái làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
2.2.2.10 Nơi định cư tác động đến KQHT
Vị trí địa lý cũng có phần nào ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Le
Trang 23đúng Trong nghiên cứu của Harb & Shaarawi (2006) lại chỉ ra giữa sinh viên du học và sinh viên quốc tịch sở tại thì sinh viên du học có KQHT tốt hơn Điều này tác giả giải thích rằng những sinh viên du học ý thức được việc học tập và chịu áp lực hoàn thành khóa học cao hơn sinh viên quốc tịch sở tại
2.2.2.11 Các chính sách ưu tiên tác động đến KQHT
Trong quá trình tuyển sinh vào đại học - cao đẳng, chính phủ luôn có những hỗ trợ cho các sinh viên thuộc điện chính sách Lê Bảo Lâm & ctg (2002) nhận thấy những sinh viên thuộc diện chính sách có KQHT cuối khóa thấp hơn những sinh viên không thuộc diện chính sách Lý giải về điều này tác giả chỉ ra những sinh viên này gia đình thường có hoàn cảnh khó khăn hoặc nơi sinh sống xa với trường học Chính những nguyên nhân đó đã làm KQHT kém đi
2.2.3 Điểm đầu vào tác động đến KQHT
Ngoài những yếu tố trên có tác động đến KQHT của sinh viên thì điểm đầu vào cũng là một yếu tố có tác động rất mạnh mẽ đến KQHT của sinh viên Điểm
đầu vào (điểm trúng tuyển) khi vào học chính là KQHT trước đó Đây có thể là kết
quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học hay kết quả xếp hạng thời kỳ trung học của tất cả các môn Đối với các trường năng khiếu thì kết quả của các môn thi năng khiếu
là lựa chọn để đánh giá Nhiều lý thuyết đã chỉ ra KQHT trước đó có ảnh hưởng
manh mé dén KQHT sau nay Evans (1999), Checchi & ctg (2000), Hedjazi & Omidi (2008) đã phân tích rằng những sinh viên có điểm thi đầu vào cao luôn nắm
vững các kiến thức thời kỳ trung học, đây chính là nền tảng dé cho sinh viên tiếp
tục học và nghiên cứu ở bậc học cao hơn Nếu điểm số của sinh viên là thước đo phản ánh về kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đó lĩnh hội được thì những sinh viên có điểm học tập cao phản ánh cho năng lực tư duy lý luận và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng ở bic cao Marx (1867) da cho ring “lao động phức tạp chính là bội số của lao động giản đơn” Điều này nói rằng để thực hiện một công việc phức tạp luôn đòi hỏi một kỹ năng cao và sự nỗ lực lớn hơn nhiều so với thực hiện công việc đơn
giản Nếu sinh viên có điểm học tập vào loại khá giỏi thì họ đã phải dành rất nhiều
Trang 24lai của các khóa học tiếp theo cũng thường cao hơn những học sinh trung bình Những câu nói “muốn có bánh ngon thì cần phải có bột tốt” hay “có bột mới gột
nên hề” là khá đúng
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
Checchi và c{g (2000) dã thực hiện nghiên cứu khảo sát “Các yếu tố có ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh viên các trường Đại học Ý” Trong mô hình
nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích Y= bạ + b¡Ä) + b¿Ä; + b;Ä) + b„X¿ + + byX¡ + e; Trong đó:
Y: điểm trung bình b¡: tham số ước lượng
X;: Các yếu tố giải thích được ước lượng trong mô hình
e¡: phần dư
Sau khi phân tích hồi quy tác giả đã nhận diện các yếu tố như: Sinh viên nữ,
thu nhập của gia đình, khu vực bắc nước Ý, KQHT ở trung học, trình độ học vấn của cha/mẹ có tác động tích cực đến điểm trung bình của sinh viên
Harb & Shaarawi (2006) đã nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả
học tập của sinh viên Trường Đại học Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất”: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích Trong đó biến độc lập bao gồm các biến như: Giới tính, trình độ anh ngữ, thái độ, tham dự buổi học, tham gia thảo luận nhóm, nơi ở (ký túc xá/cha mẹ), tình trạng hôn nhân
Kết quả cho thấy các biến có ảnh hưởng tích cực ( + ) đến KQHT là trình độ anh ngữ, tham gia thảo luận nhóm và giới tính nữ Các biến có ảnh hưởng tiêu cực (-) là ít tham dự buổi học, nơi ở (sinh viên sống với gia đình đông đúc) Ngoài ra Harb & Shaarawi (2006) còn so sánh giữa sinh viên quốc tịch sở tại và sinh viên du
Trang 25Hedjazi & Omidi (2008) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích học tập của sinh viên ngành Nông nghiệp Trường Đại học Tehran” Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng như sau:
Y= bo + bX) + byX + O3X3 + 4X4 + «+ DX; + ej
Trong đó:
Y: điểm tốt nghiệp b¡: tham số ước lượng
X;: Các yếu tố giải thích được ước lượng trong mô hình ø¡ : phần dư
Kết quả cuối cùng cho thấy các biến như: Môi trường giáo dục, điểm tốt nghiệp trung học, động lực học tập, phương pháp học tập, trình độ học vấn của cha và sinh viên nữ có tác động tích cực đến thành tích học tập của sinh viên
Monroe va ctg (2011) da thực hiện nghiên cứu tại Mỹ với đề tài “Yếu tố quyết định đến điểm thi trung bình của sinh viên ngành Kinh doanh tại Trường Đại
học Denver” Tác giả xây dựng mô hình hồi quy bội như sau:
Y = Bo + BX) + BoXp + BsX3 + BiX4 + + BX; + e;
Trong đó:
Y: điểm thi trung bình
Ø;: hệ số hồi quy
X;: Các biến độc lập như: X; điểm trung bình khi nhập học, X; số giờ làm việc/tuần, X; số tín chỉ/học kỳ, X; thời lượng tới lớp, X; thời gian tự học, X¿ giới
tính, X; ngành kế tốn, X; ngành cơng nghệ mạng, X¿ ngành tài chính, X;s ngành marketing
e; : sai số trong ước lượng
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các biến có ý nghĩa thống kê như: X; điểm trung
bình khi nhập học có tác động tích cực, trong khi đó X; số giờ làm việc/tuần và X;;
Trang 26Lê Bảo Lâm và cíg (2002) đã nghiên cứu-“Mối quan hệ giữa kết quả tuyển
sinh và chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Tp HCM” Tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy bội
để khảo sát mối tương quan giữa kết quả tuyển sinh và KQHT giai đoạn 1 thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của sinh viên Tác giã đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
y(ĐTB,a¡) = f(Diemtoan, Diemly, Diemhoa, Uutien, Uutien_CS, Uutien_KV, Gioitinh, Ngaysinh)
Trong đó các biến độc lập sử dụng trong mô hình gồm: điểm toán, điểm lý, điểm hóa, giới tính, năm sinh, ưu tiên theo chính sách, ưu tiên theo khu vực, ưu tiên chính sách và khu vực
Qua nghiên cứu của Lê Bảo Lâm và ctg (2002) đã cho thấy có mối quan hệ giữa kết quả tuyển sinh và KQHT các môn học đại cương thuộc giai doan 1 của sinh viên Trong đó các biến điểm toán, điểm lý, điểm hóa, ngày sinh, sinh viên nữ có tác động tích cực đến điểm trung bình các môn học giai đoạn 1 Ngược lại các biến ưu tiên theo chính sách, ưu tiên theo khu vực có tác động tiêu cực đến điểm trung bình các môn học giai đoạn 1 của sinh viên
Huỳnh Quang Minh (2002) đã thực hiện nghiên cứu “Khảo sát các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Nông Lâm Tp
HCM” Tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy bội để phân tích
Y(ĐTB,„;) = fạ + BịXị + B2X2 + B3X3 + BsX4 + + BX; +
Trong đó:
Y(PTBgaz) : diém trung bình giai đoạn 2 Ø;: tham số ước lượng
X;: Các biến độc lập như: mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, số lần uống rượu trong tháng, điểm thi tuyển đầu vào, điểm trung bình giai đoạn 1
Trang 27Qua đó cho thấy điểm trung bình giai đoạn 2 của sinh viên bị tác động tích cực bởi các nhân tố như: Điểm trung bình giai đoạn 1, điểm thi tuyển sinh, mức độ tham khảo tài liệu, thời gian tự học
Nguyễn Thị Mai Trang và cíg (2008) với nghiên cứu “Các yếu tố chính tác
động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế tại Tp HCM” Tác giả
đã sử dụng mô hình SEM để phân tích Kết quả nghiên cứu chỉ ra động cơ học tập
của sinh viên tác động dương đến kiến thức thu nhận của họ Ngoài ra năng lực của giảng viên cũng tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên và động cơ học tập của sinh viên
Võ Thị Tâm (2010) đã nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập
Trang 28Bang 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước ở Nước ngoài Tác giả Nơi nghiên cứu/Số | Mô hình | Biến phụ Biến độc lập có ý nghĩa liệu NC thuộc
01 Checchi | Các trường đại học OLS DTB -Nữ(+)
& cg|củaY ~ Thu nhập gia đình ( + )
(2000) N= 23.924 - - Két qua hoc tap 6 trung hoc (+)
- Khu vực Bắc Ý (+)
- Trình độ học vấn cha/mẹ ( + )
02 Harb & | Trường Đại học OLS ĐTB -Nữ(+) Shaarawi Vương Quốc A Rap - Đúng tuổi (+) (2006) Thong Nhat
~ Trinh d6 hoc van cha/me ( + )
N= 864
- Sinh vién du hoc (+) 03 Hedjazi | Trường Dai học OLS ĐTN - Môi trường giáo dục (+) & - Omidi | Tehran, Iran - Điểm tốt nghiệp trung học ( + )
(2008) _
Nets - Động lực học tập ( +)
- Phương pháp học tập ( + )
-Nữ (+)
04 Monroe | Trường Đại học OLS ĐTB - Điểm nhập học ( + )
& ctg | Denver, USA ~ Số giờ làm việc ( - )
(2011) N=530 - Nganh Marketing ( - )
Trang 29Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước ở Việt Nam Tácgiả | Nơinghiên cứu/Số | Mô hình | Biến phụ Biến độc lập có ý nghĩa liệu NC thudc
01 Lê Bảo | Trường Đại học Kinh | OLS DTBgqi | - Điểm toán (+)
Lâm và ctg | tê Tp HCM - Điểm lý (+) (2002) = 2 N=6780 - Điễm hóa ( +) -Nữ(+) - Ngày sinh (+) ~- Ưu tiên chính sách ( - ) ~ Ưu tiên khu vực ( - )
02 Huỳnh |Trường Đại học OLS DTBga |- Điểm TB giai đoạn 1 (+)
Quang Nông Lâm Tp HCM - Điểm thi tuyén sinh (+) Minh =
(2002) N=378 - Mức độ tham khảo tài liệu ( +)
~ Thời gian tự học ( + ) 03 Nguyễn | Các trường đại học SEM Kiến thức | - Động cơ học tap (+)
Thị Mai | khối ngành kinh tê tại thu nhận | _ Năng lực giảng viên ( + )
Trang & | TpHCM của sinh ctg (2008) N= 1278 vién 04 Võ Thị | Trường Đại học Kinh EFA KQHT | - Phuong phap hoc tap (+) Tam (2010) | te Tp HCM ~ Tính kiên định học tập (+) N=962 - Ấn tượng trường học ( + )
+ Điểm giống và khác nhau giữa các nghiên cứu trước và nghiên cứu của luận văn
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố
ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Các nghiên cứu này có điểm giống với nghiên
Trang 30nghiên cứu này là thực hiện ở các trường đại học, trong đó sinh viên là khách thể của nghiên cứu Điều này có phần khác so với nghiên cứu của luận văn được thực hiện tại trường cao đẳng nghề với khách thể của nghiên cứu là học sinh trong đào tạo nghề Ngoài ra Luật dạy nghề có hiệu lực thi hành từ năm 2007 và các trường nghề tuyển sinh từ năm 2008 nên hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về học sinh trong đào tạo nghề Cuối cùng là tuyển sinh học nghề có thể thực hiện theo hình thức xét tuyển trong khi trường đại học tuyển sinh theo hình thức thi tuyển Đây chính là điểm khác nhau giữa các nghiên cứu trên và nghiên cứu của luận văn Tóm lại
Mục tiêu chính của chương 2 là nêu tổng quan các khái niệm dùng trong nghiên cứu Nêu các cơ sở lý thuyết có liên quan về điểm đầu ra (kết quả học tập) của sinh viên như mô hình của Dickie (1999), mô hình của Checchi & ctg (2000) và mô hình của Bratti & Staffolani (2002) hoặc các lý thuyết của Lý thuyết của Evans (1999), Suryadarma & ctg (2004), McCarty & ctg (2006), Harrington (2006),
Hedjazi & Omidi (2008), Trần Lan Anh (2008), đều giải thích về các yếu tố tác động đến KQHT
Ngoài ra chương này cũng nói đến các nghiên cứu liên quan Ở nước ngoài có nghiên cứu của Checchi & ctg (2000) được thực hiện tại các trường đại học của Ý, nghiên cứu của Harb & Shaarawi (2006) tại Ả Rập, nghiên cứu của Hedjazi & Omidi (2008) tại Iran; Monroe & ctg (2011) tại Mỹ Ở Việt Nam có nghiên cứu của Lê Bảo Lâm & ctg (2002) tại trường Đại học Kinh tế Tp HCM, Huỳnh Quang Minh (2002) tại trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, Nguyễn Thị Mai Trang & ctg
(2008) tại một số trường kinh tế, cuối cùng là nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010)
thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Tp HCM
Các nghiên cứu đều tập trung khám phá xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Kết quả cho thấy hầu hết các yếu tố như: KQHT trước đó, tuổi, giới tính, trình độ giảng viên, động cơ học tập, học vấn cha mẹ, thu nhập của
Trang 31CHUONG 3 PHUONG PHAP NGHIEN CUU
Chuong nay gidi thiéu về mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận văn, giải thích các biến dùng trong nghiên cứu Kế đến trình bày số liệu nghiên cứu, cách chọn mẫu và quy trình nghiên cứu Sau đó trình bày phương pháp dùng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0 Cuối cùng trình bày các kiểm định để trớc lượng mô hình nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2, xác định những yếu tố tác động đến
KQHT của sinh viên như: KQHT trước đó, tuổi, giới tính, thành phần gia đình,
Trang 323.2 Mơ hình tốn nghiên cứu đề xuất
Với mô hình nghiên cứu như trên, đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình toán học như sau: Yi = Bo + BX) + BoXp + B3X3 + BiX4 + + BoXo + ej Trong đó: Y;: Là biến phụ thuộc (điểm tốt nghiệp đầu ra của học sinh) X;: Là các biến độc lập Ø;: Là hệ số hồi quy e;: La phan du Bang 3.1: Tóm tắt các biến Tên Biến Diễn giải Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc Điểm tốt nghiệp của học sinh khi hoàn thành Yị: Điểm ĐR khóa học Biến độc lập Xị: Điem_ĐỰ Điểm của học sinh trúng tuyển khi vào học (+) Các yếu tô khác
Trang 33Bién Dién giải Kỳ vọng dấu Các biến độc lập
Biến giả, với 1 là học sinh được hưởng ưu
Xe: Uufien_CS tiên theo chính sách và 0 là học sinh không (-) được hưởng ưu tiên theo chính sách
Biến giả, với 1 là học sinh được hưởng ưu
X;:Uuñien KV | tiên theo khu vực và 0 là học sinh không (-)
được hưởng ưu tiên theo khu vực Biến giả, với 1 là khối ngành kỹ thuật và 0 là Xs: Khoinganh n cu (-) khôi ngành kinh tê
Giải thích các biến và kỳ vọng dấu
% (XI) Điểm đầu vào: Đây là điểm trúng tuyển khi học sinh xét tuyển vào
học cao đẳng nghề, được căn cứ theo điểm trung bình 3 năm học THPT Kỳ vọng
mang dấu ( + ), một học sinh có học lực tốt ở THPT khi vào học thường có KQHT ở bậc cao đẳng, đại học tốt hơn Qua nghiên cứu của Checchi & ctg (2000) cho thấy KQHT ở trung học có tác động tích cực đến điểm trung bình của sinh viên các trường đại học ở Ý Huỳnh Quang Minh (2002) khi nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Tp HCM cũng nhận thấy điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm trung bình giai đoạn 1 có mối liên hệ theo chiều thuận với điểm trung bình giai đoạn 2 của sinh
viên Hedjazi & Omidi (2008) đều chỉ ra điểm đầu vào khi nhập học có tác động
tích cực đến điểm đầu ra khi tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Tehran
s* Các yếu tố khác
+ Œ;) Tuổi: Được tính theo năm sinh của người học Điều kiện để xét tuyển vào học cao đẳng nghề yêu cầu bắt buộc học sinh phải tốt nghiệp THPT (18 tuổi), tuổi của học sinh kỳ vọng dấu ( - ), nghĩa là học sinh càng lớn tuổi thì KQHT
sẽ kém hơn học sinh trẻ tuổi Kết quả nghiên cứu của Lê Bảo Lâm & ctg (2002) chỉ ra rằng những sinh viên thi một lần đậu (học đúng tuổi) Đại học Kinh tế Tp HCM
Trang 34(2006) cho thấy tuổi của sinh viên càng cao sẽ ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên theo chiều nghịch
+ (X3) Gidi tinh: Là biến gia, nhan gia tri 1 nếu học sinh là nam Kỳ vọng
mang đấu ( - ), đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong một môi trường học tập
như nhau, nữ sinh thường học tập tốt hơn nam sinh Checchi & ctg (2000) đã khảo sát “Các yếu tố có ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh viên các trường Đại học Yy”, nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ tác động tích cực đến KQHT hơn sỉnh viên
nam Nghiên cứu của Harb & Shaarawi (2006) ở Đại học Vương Quốc Ả Rập cũng
minh chimg sinh viên nữ học tốt hơn sinh viên nam Ngoài ra McCarty & ctg
(2006) phát hiện ra rằng nữ giới có một cơ hội hoàn thành khóa học cao hơn là nam
giới và mất ít thời gian để hoàn thành nó hơn
+ Œ¿) Hộ khẩu: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ khẩu của học sinh ở tỉnh
Đồng Nai (cùng địa phương với trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi), kỳ
-vọng dấu (+), vì có nhiều khả năng học sinh có nơi cư trú ở gần nơi học sẽ có KQHT tốt hơn học sinh ở xa nơi cư trú
+ (Xs) Thành phần gia đình: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu cha mẹ của học sinh là nông dân và kỳ vọng mang đấu ( - ) Ở Việt Nam, nếu phụ huynh là nông dân thường có trình độ học vấn thấp hơn những phụ huynh làm những nghề khác
như công chức, viên chức, tiểu thương, bác sĩ, thợ lành nghề, công nhân Trong
nghiên cứu của Harb & Shaarawi (2006) về “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập- của sinh viên Trường Đại học Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất” đã cho thấy trình độ học vấn của cha/mẹ có tác động dương với KQHT của sỉnh viên Tương tự
Hedjazi & Omidi (2008) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích học tập
của sinh viên ngành Nông nghiệp Trường Đại học Tehran” cũng chỉ ra trình độ học vấn của cha cũng là một nhân tố ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của sinh
viên đó, nghĩa là nếu trình độ học vấn của cha mẹ cao thì càng nhiều khả năng con cái của họ sẽ học tốt hơn
+ @o) Ưu tiên theo chính sách: Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu học sinh
được hưởng ưu tiên theo chính sách, kỳ vọng đấu ( - ) Theo Quy chế tuyển sinh
Trang 35theo chính sách như: “Thuong binh, bénh binh, ngudi dugc hong chính sách như
thương bình, nguời lao động trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục ba (03) năm trở lên trong đó có ít nhất một (01) năm được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh trở lên, con liệt sỹ, con thương bình, con bệnh bình, con của người hưởng
chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lực
lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, người dân tộc thiểu số ở những vùng có
điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn ” Những học sinh thuộc đối tượng này
thường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến KQHT
Lê Bảo Lâm & ctg (2002) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa kết quả tuyển sinh
và chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Tp HCM” nhận thấy các học sinh
được hưởng ưu tiên theo chính sách thường có điểm trung bình các môn thi giai đoạn 1 thấp hơn các sinh viên không được hưởng ưu tiên theo chính sách
+ Œ;) Uu tiên theo khu vực: Những học sinh được hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực với biến giả nhận giá trị 1, kỳ vọng dấu ( - ) Theo Quy chế tuyển
sinh học nghề (2007), Bộ LĐTB&XH quy định những đối tượng được hưởng ưu
tiên theo khu vực như: “7í sinh thuộc các xã, thị trấn thuộc miền núi, Vùng cao, vùng sâu, hải đảo và các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khan theo quy dinh của Chính phủ ” Le (2000) đã chứng minh rằng sinh viên ở
nông thôn thì có nhiều bắt lợi hơn sinh viên thành phố và dường như KQHT của họ
cũng kém hơn sinh viên ở thành phố
+ (Xs) Khéi ngành: Là biến giả, những học sinh theo học khối ngành kỹ thuật như: Cơ khí, Điện công nghiệp, Sửa chữa ô tô, Tin học sẽ nhận giá trị 1, kỳ
vọng dấu ( - ), ngược lại học sinh khối ngành kinh tế như: Kế toán, Quản trị doanh
nghiệp nhận giá trị 0 và kỳ vọng dấu ( + ) theo nghĩa tích cực Đã có một vài nghiên cứu cố gắng tìm hiểu xem có mối tương quan nào giữa khối ngành học và KQHT không? Kết quả đường như khi sinh viên chọn ngành theo học, họ cũng có thể dự đoán được phần nào KQHT khi tốt nghiệp Monroe & ctg (2011) đã thực hiện
nghiên cứu tại Mỹ với đề tài “Yếu tố quyết định đến điểm thi trung bình của sinh
Trang 36khối ngành kỹ thuật thường được sinh viên cho là khó học hơn khối ngành kinh tế,
vì vậy nghiên cứu cũng kỳ vọng dấu ( + ) cho khối ngành kinh tế
3.3 Số liệu nghiên cứu và Mẫu nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cần sử dụng hai loại số liệu:
Một là số liệu những yếu tố đầu vào khi học sinh trúng tuyển như: Điểm đầu
vào, độ tuổi, giới tính, hộ khẩu, thành phần gia đình, ưu tiên theo chính sách, ưu
tiên theo khu vực, khối ngành Những số liệu này có trong hồ sơ của sinh viên khi nhập hoc và được Phòng Tuyền sinh lưu trữ
Hai là số liệu điểm đầu ra khi học sinh tốt nghiệp ra trường Điểm đầu ra khi học sinh tốt nghiệp ra trường chính là điểm tốt nghiệp cho toàn khóa học được Phòng Đào tạo tính theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong day
nghề hệ chính quy (2007) Bộ LĐTBXH
Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua Phòng Tuyển sinh và Phòng Đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi Phòng Tuyển sinh cung cấp cho các dữ liệu đầu vào như: Điểm đầu vào, tuổi, giới tính, hộ khẩu, thành phần gia đình, ưu tiên theo chính sách, ưu tiên theo khu vực và ngành học Phòng đào tạo cung cấp cho đữ liệu đầu ra chính là điểm đầu ra của học sinh khi tốt nghiệp ra trường
Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu là lấy toàn bộ tổng thể học sinh trúng tuyển vào học cao đẳng nghề khóa 2009 - 2012 gồm 331 học sinh của tất cả các ngành để nghiên cứu Một mẫu nghiên cứu cần có dầy đủ các loại dữ liệu đầu vào và đầu ra, thiếu một trong hai đữ liệu trên thì mẫu nghiên cứu xem như không phù hợp, bao gồm những trường hợp những học sinh không có dữ liệu đầu vào như: Học sinh được xét trúng tuyển theo dạng cử tuyển mà không theo quy định xét tuyển của trường; Học sinh chuyển từ trường khác đến học nên bộ phận tuyển sinh không có dữ liệu đầu vào và những trường hợp học sinh không có đữ liệu đầu ra như: Học sinh bỏ học giữa chừng; Học sinh bị nợ môn học nên không đủ điều kiện dự thi tốt
Trang 37tác giả tổng kết được 246 học sinh có đầy đủ dữ liệu đầu vào và đầu ra, đây chính là mẫu nghiên cứu của đề tài
3.4 Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu x Cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình nghiên cứu Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu v Phân tích thông kê mô tả Vv Phân tích mô hình hồi quy Kiểm định mô hình hồi quy Ỷ Kết quả nghiên cứu Gợi ý chính sách
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dùng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng Số liệu đầu tiên được thu thập và lưu trữ trực tiếp vào vào phần mềm Excel Sau đó kiểm tra xử lý, mã hóa lại tất cả các mẫu đã thu thập Mẫu nào bị thiếu sót thông tin đều được xem là không đạt yêu cầu, các mẫu này bị loại bỏ Cuối cùng sử dụng phần mềm
Trang 38Phương pháp thống kê mô tả và hồi quy làm nền tảng và sử dụng trong
nghiên cứu Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích mối liên hệ giữa điểm đầu vào
và điểm đầu ra, để từ đó có những gợi ý cho Phòng Tuyền sinh và Phòng đào tạo có những chính sách tuyển sinh và đào tạo hiệu quả góp phần cải thiện kết quả học tập
của học sinh trong đào tạo nghề 3.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu
3.6.1 Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy riêng phần
Mục tiêu của kiểm định này là tìm hiểu xem giữa các biến độc lập có tương
quan gì đến biến phụ thuộc hay khơng Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008) nhận định nếu B; = 0 (với P; là các hệ số hồi quy riêng phần) thì xem như
không có tương quan Để kiểm định ta đặt giả thiết như sau:
Đặt giả thiết Ho: ¡=0 Không có tương quan Hy: £40 Có tương quan
Kiểm định t sẽ dùng trong trường hợp này Công thức xác định t như sau:
B; Trong dé: B; 1a hé sé hdi quy thứ ¡
5 là ước lượng của sai số chuẩn hệ số hồi quy thứ ¡
Nếu mức ý nghĩa quan sát được của kiểm định t < mức ý nghĩa được chọn thì
có thể bác bỏ giả thiết Họ, hệ số của biến độc lập tương ứng sẽ có ý nghĩa
3.6.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), sau khi xây dựng xong mô hình hồi quy tuyến tính vấn đề quan tâm là phải xem xét độ phù hợp của
mô hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R square
Đặt giả thiết Hy: Các hệ số hồi quy đều bằng không
Trang 39Kiểm định F được sử dụng trong trường hợp này, công thức xác định F như
sau:
Trong đó: Ÿ, là giá trị dự đoán của biến phụ thuộc thứ ¡
Ÿ là giá trị trung bình của biến phụ thuộc thứ ¡
Y; là giá trị quan sát của biến phụ thuộc thứ ¡ p là bậc tự do
N la s6 quan sat
Nếu mức ý nghĩa quan sát được của kiểm định F trong bảng phân tích phuong sai ANOVA < mức ý nghĩa được chọn thì có thể bác bỏ giả thiết Họ, tức mô hình đã xây dựng phù hợp với tổng thể
3.6.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan với nhau Hiện tượng đa cộng tuyến làm cho mô hình có thể bị sai lệch dẫn đến kết quả kiểm định / thiếu chính xác Để kiểm tra hiện tượng cộng tuyến có thể sử dụng ma trận tương quan Pearson Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau < 0.5 thì không có hiện tượng đa công tuyến Ngoài ra, phương pháp khác là sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor) để kiểm tra
Theo Hair & ctg (2006) néu VIF < 10 thì không có hiện tượng đa công tuyến Tuy
nhiên để cẩn thận hơn thì Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng chỉ cần VIF > 2 thì
Trang 403.6.4 Kiểm định phương sai phần số dư không: đỗi
Kiểm định này nhằm mục đích kiểm tra xem phương sai phần số dư có thay
đổi không Khi phương sai thay đổi sẽ gây ra các tác hại với mô hình ước lượng
bằng phương pháp OLS Nó làm cho các ước lượng của các hệ số hồi quy không còn đáng tin cay và kết quả là chưa thể kết luận về mô hình hồi quy một cách chắc
chắn
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) chỉ ra những cách để kiểm định phương sai phần số dư không đổi là có thể sử dụng kiểm định White hoặc kiểm định Glesjer Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ nên có thể sử dụng kiểm định tương quan hạng Spearman
Đặt giả thiết Hạ: Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng không
_— Nếu giá trị Sig của hệ số tương quan > mức ý nghĩa 0,05 thì không bác bỏ
giả thuyết Hạ, có thể kết luận phương sai phần số dư không đổi Ngược lại nếu
'Sig < mức ý nghĩa 0,05 thì phương sai phần số dư có thay đổi
3.6.5 Kiểm định tính độc lập của sai số
Kiểm định này dùng để kiểm tra xem giữa các phần dư có tương quan với nhau không Nếu các phần dư có tương quan (hay còn gọi là tương quan chuỗi) sẽ làm việc ước lượng các hệ số hồi quy không còn chính xác Tương quan chuỗi làm cho giá trị R Squared và F-test không còn đáng tin-cậy khi đánh giá mức độ giải thích chung cho toàn mô hình Một trong những cách để kiểm tra sự tồn tại của tương quan chuỗi là sử dụng Đại lượng thống kê Durbin-Watson (2) để kiểm định