BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
DƯƠNG THE HUY
NHUNG YEU TO TAC DONG DEN TINH TRANG TAI NGHEO CUA HO GIA DINH 0 NONG THON HUYEN DONG XUAN,
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
DƯƠNG THE HUY
Ỷ
NHUNG YEU TO TAC DONG DEN TINH TRANG TAI NGHEO CUA HO GIA DINH Ở NÔNG THÔN HUYỆN DONG XUAN,
TiNH PHU YEN
Chuyén nganh: Kinh té hoc Mã số chuyên ngành: 60 31 03
LUẬN VĂN THẠC SY KINH TE HQC
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ THỊ THANH LOAN
Trang 3TOM TAT
Đề tài nghiên cứu này ước lượng các yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, thông qua mô hình
hồi quy Binary logistic, trên cơ sở hệ thống dữ liệu được điều tra trực tiếp từ 157 hộ
gia đình trong tổng số 700 hộ thoát nghèo năm 2009 Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho biết có 07 yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ, gồm (¡) Thành
phần dân tộc của chủ hộ, (ii) Học vấn của chủ hộ, (iii) Thành viên phụ thuộc của hộ,
(iv) Thanh viên phi nông nghiệp của hộ, (v) Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ, (vi) Khoang cach giao thông của hộ, và (vii) Tình trạng thiên tai dich bệnh của hộ
gia đình Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này còn thống kê được những mong muốn của
hộ nhằm giúp cho họ nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, trong đó, các hộ gia
đình quan tâm nhiều nhất đến các yếu tố (ï) Vay vốn ưu đãi, (1ï) Hỗ trợ đất sản xuất, (ii) Hướng dẫn cách làm ăn, và (iv) Hỗ trợ phương tiện sản xuất Từ đó, đề tài
nghiên cứu này đưa ra các kiến nghị nhằm góp phan giảm thiểu tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn
Trang 4MUC LUC Trang LOI CAM DOAN oesssessssssescssssescccsssseccsssssescsssnscsesssnsceesnscesssuscessneceessneeessanecetsnniecessaneees i 0e ố ẽ ii ¡y1 — iii DANH MỤC HÌNH Xi
DANH MỤC TỪ VIET TAT CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.5 Phạm vi nghiên CỨU: sc ¿+ St tvtv 1111311 111121111111.11 tr 4
2.2.3 Tỷ lệ hộ nghèo của Phú Yên so với các tỉnh thành khác 2.2.4 Phương pháp xác định hộ gia đình tái nghèo:
2.3 Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
2.3.1 Lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội: 10
Trang 5
2.3.4 Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn: 12
2.3.5 Lý thuyết về phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững: 13
2.4 Mô hình nghiên cứu về nghèo đói ở nông thôn: : +2 14 2.4.1 Mô hình nghèo của Nguyễn Minh Đức: . -cccccccvvccerrrrcr 14
2.4.2 Mô hình vòng lẩn quần nghèo đói: . c¿-©55c+222+vccvcvvvversrr 15 2.4.3 Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói
2.4.4 Mối quan hệ giữa sự nghèo và tính đễ bị tổn thương: . 19
2.5 Phương pháp đo lường: . cccccccccersr+ 22
2.6 Các nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề nghiên cứu: .23 2.6.1 Nguyễn Sinh Công (2004) “Các nhân tố tác động đến thu nhập và nghèo
đói tại huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ': Phước và một số giải pháp': -2.2c+vvvverttttttttrttiirirrrirrrirrirrririiie 25 cuoi na 27 CHƯƠNG IỊI: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH . tt 9 tttttrrrrrrriertr 28 kẽ 28
3.2 Mô hình hình nghiên cứu đề nghị: 2+++ec22vzvvvrrtrrtrrrrerrrtrrrer 28
3.2.1 Bién ply thuGe Y% veccccssssssssssseesscsssssssssecssssssssesecsssssnsesecssssnesceceessnnnnsseseets 28 3.2.2 Bién déc lap:
3.2.2.1 Các biến liên quan đến Chủ hộ: . -¿-5222vvvcscezrrsrr 28
3.2.2.2 Các biến liên quan đến Hộ gia đình: .- cccccsrrccee 29
3.2.2.3 Các biến liên quan đến Xã hội ~ Môi trường: e¿ 30
3.3 Phương pháp phân tích mô hình nghiên cứu: .-. ¿-c+©cccscccersers 31
3.3.1 Phần mềm xử lý: -c.ccc2222+vvrttEEEEExAE2111111 111111111 x 31
3.3.2 Thống kê mô tả: . 22222+++922E2+v2tEEEEEEvrtttrtkrtrerirtrrrrrrrrrrrrrrir 31
3.3.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình: . -‹-
3.3.4 Ước lượng các yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hị
Trang 63.4.1 Kết quả đạt được từ 02 mô hình nghiên cứu trước: "Heo 32 3.4.2 So sánh với kết quả đạt được giữa các mơ hình: +: 33
k6 5.:::::ç ,ƠỎ 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU -.-ccccccc¿ 35 AL, GiGi thigus 35
4.2 Tình hình kinh tế - xã hội tại địa phưƠNg: c c xvsvsverterrrrrrxerrrrre 35
4.2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Phú Yên: -.cccccc:c+eeeeeerrrrrre 35 4.2.1.1 Tình hình kinh tẾ: 222c+vc+cctCEEEEE2EEE1E1EEecerrrrirrrrrrirrre 35
4.2.1.2 Công tác giải quyết việc làm: -¿ ++eo2ccvxecrrrrveerrrrrke 36
4.2.1.3: Công tác giảm nghèo: tr rrereeree 37
4.2.2 Giới thiệu khái quát về huyện Đồng Xuân: 4.2.2.1 Tình hình kinh tế
4.2.2.2 Công tác giải quyết việc làm
4.2.2.3 Công tác giảm nghèo: „39
4.2.2.4 Huyện Đồng Xuân với chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mớii: - ¿+ +xe+k#+xerxerkkerkkerkrsrkrrkrsrkrerkrorr 40 4.3 Thống kê và phân tích mô hình nghiên cứu để nghị: -c -ccc 41
4.3.1 Các yếu tố liên quan đến Chủ hộ: . cc2ccrvvvvvvvvrvererrtrrree 42
4.3.1.1 Tái nghèo với thành phần Dân tộc của hộ: . - 42 4.3.1.2 Tái nghèo với Giới tính của Chủ hộ: .-cccscrvsrev 42
4.3.143 Tái nghèo với Tuổi của Chủ hộ: .cccscsceroeoeevrrree 4 43.14 Tái nghèo với Nghề nghiệp của Chủ hộ: :-: 44
4.3.1:5 Tái nghèo với Trình độ học vấn của Chủ hộ: .- 44
4.3.2 Các yếu tố liên quan đến Hộ gia đình: . -.-ccccccrrrrrrrree 45
4.3.2.1 Tái nghèo với Quy mô hộ gia đình: .-. ¿52 sccsscsccx 45 4.3.2.2 Tái nghèo với Thành viên phụ thuộc của hộ: . + 45 4.3.2.3 Tái nghèo với Thành viên phi nông nghiệp của hộ: 46 4.3.2.4 Tái nghèo với Học vấn bình quân của hộ: . -c - 47
4.3.2.5 Tái nghèo với Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ: 47
4.3.2.6 Tái nghèo với tình trạng Bệnh nặng của thành viên trong hộ:
4.3.3 Các yếu tố liên quan đến Môi trường — Xã hội:
Trang 74.3.3.1 Tái nghèo với Khoảng cách giao thông của hộ: 49
4.3.3.2 Tái nghèo với tình trạng Thiên tai dịch bệnh: 43.33 Tai nghèo với tình trạng Vay vốn của hộ
4.3.4 Kiểm định tính phù hợp của mô hình:
4.3.5 Đánh giá tính chính xác trong dự báo của mô hình: 33
4.3.6 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy thực nghiệm: . - 54
4.3.7 Phân tích mức độ tác động biên đến tinh trạng tái nghèo của hộ: 56
4.3.7.1 Cơ sở ước lượng xác suất tái nghèo của hộ: .-« 56
4.3.7.2 Mức độ tác động biên theo từng yếu tố : - Ÿ7 4.3.8 Phan tich xác suất rơi vào tình trạng tái nghèo của hộ: 58
4.4 Mong muốn của hộ gia đình: cccccvsecccrserrrrxeeerrrserrrrrseeerrrrveeev 60 ¬ Sẽ
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ +iccccc2cvvsttrrrrrrerrrre 63 5
5.2 Kién nghis ssssssscscssssscccccsscsssssssssssssssssssvsssssssssssescessssssssssessessssssssssssssssssssnssevsees 03 5.2.1 Dan tộc của chủ hộ và Khoảng cách giao thông của hộ: 64
5.2.2 Thành viên phi nông nghiệp, Thành viên phụ thuộc của hộ và Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ: 5.2.3 Học vấn của Chủ hộ: 5.2.4 Thiên tai dịch bệnh:
5.2.5 Một số kiến nghị liên quan đến mong muốn của hộ gia đìn| 5.3 Hạn chế của đề tài series Ốổ 1000200027 904 60 61 Phụ lục A: Bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình Phụ lục B: Tiêu chuẩn xác định hộ tái nghèo ˆPhụ lục C: Danh sách điều tra hộ gia đình — Xác định hộ tái nghèo và hộ không tái NGNEO) veessesseseessesscssessecseeseesssssessesseeseessssessseseeseesssesseesesssesessessssessvsssesseey A Phụ lục D: Mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 — 2015, và định hướng
đến năm 2020 — huyện Đồng Xuân . ccccccccccccrrrrreercee 78
Trang 8Phụ lục E: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và thành phần Dân tộc của chủ
Phụ lục F: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Giới tính của chủ hộ 80
Phụ lục G: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai dang hộ đối với yếu tố
"0 on 80
Phụ lục H: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Nghề của chủ hộ 81 Phụ lục I: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai dạng hộ đối với yếu tố
“Trình độ học vấn của chủ hộ
Phụ lục J: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai dạng hộ đối với yếu tố Quy
mô hộ;gia đình -s- + th HH HH HH0 1e 81
Phy luc K: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai đạng hộ đối với yếu tố
Thành viên phụ thuộc của hộ gia đình - -5- s55 5cccsccccreerey 82
Phụ lục L: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Thành viên phi nông nghiệp
Phụ lục M: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai dạng hộ đối với yếu tố
Học vấn bình quân của hộ co ctentrhrerrrrerrrrrrrrirrrrirerdee 82
Phy luc N: Kiém định giả thuyết về trị trung bình của hai dạng hộ đối với yếu tố
Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ cccccccvcvcveee 83 Phụ lục O: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Thành viên bệnh nặng của
II 83
Phụ lục P: Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai dạng hộ đối với yếu tố
Khoảng cách giao thông của hỘ óc set strrrrirrretrrrrrriree 83 Phụ lục Q: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Tình trạng thiên tai dịch bệnh của hộỘ - - << << kh HT HH ng 01 1” 84 Phụ lục R: Kiểm định về mối quan hệ giữa dạng hộ và Tín dụng của hộ Phụ lục S: Ma trận hệ số tương quan 85
Phụ lục T: Kết quả hồi quy — Mô hình đầy đủ 14 biến 86
Phụ lục U: Kết quả thống kê biến Nghề của chủ hộ 87
Phụ lục V: Kết quả thống kê biến Thành viên bệnh nặng của hi
Phụ lục W: Kết quả hồi quy — Mô hình rút gọn 10 biến -:-+eẻ 89
Trang 9Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 3.1: Bang 4.1: Bang 4.2: Bang 4.3: Bang 4.4: Bang 4.5: Bang 4.6: Bang 4.7: Bang 4.8: Bang 4.9: Bảng 4.10: Yếu tố Nghề của chủ hộ với tình trạng tái nghèo của hộ DANH MỤC BẢNG Trang
“Tiêu chuẩn nghèo của WB -ccsvcerrirrirrrtrrriiiiiiiiirrirrrrrirrrirrie 7
Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Mô hình các biến độc lập tác động lên tình hình nghèo đói - Cờ Đỏ 23 Mô hình các biến độc lập tác động lên tình hình nghèo đói - Bình Phước Q
So sánh kết quả nghiên cứu giữa các mô hình errre 33
Số lượng việc làm mới tỉnh Phú Yên (2006 — 2010) .- 36
Kết quả giảm nghèo — tỉnh Phú Yên đến cuối năm 2010 .37
Số lượng lao động được tạo việc làm mới và ổn định việc làm huyện Đồng Xuân (2006 — 2010) -cc-.cevveever "¬" 39 Kết quả giảm nghèo huyện Đồng Xuân giai đoạn 2006 — 2010 40 Kết quả giảm nghèo huyện Đồng Xuân năm 2009 - 40
Kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình ++eirierrrrrrie 4I 'Yếu tố Thành phần Dân tộc của hộ với tình trạng tái nghèo của hộ 42
Yếu tố Giới tính của Chủ hộ với tình trạng tái nghèo của hộ 42
Phân loại Tuổi của chủ hộ theo Dạng hộ -. -crerreeeeee 43
Bảng 4.11: Phân loại Trình độ học vấn của chủ hộ theo Dạng hộ - 44 Bảng 4.12: Phân loại Quy mô hộ gia đình theo Dạng hộ -eereer 45 Bảng 4.13: Phân loại Thành viên phụ thuộc của hộ gia đình theo Dạng hộ
Bảng 4.14: Yếu tố Thành viên phi nông nghiệp với tình trạng tái nghèo của hộ 46 Bảng 4.15: Phân loại Học vấn bình quân của hộ gia đình theo Dạng hộ 47
Bảng 4.16: Phân loại Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ theo Dạng hộ 48
Bảng 4.17: Yếu tố thành viên Bệnh nặng của hộ với tình trạng tái nghèo của hộ +8 Bảng 4.18: Phân loại Khoảng cách giao thông của hộ gia đình theo Dạng hộ 49
Trang 10Bảng 4.19: Yếu tố Thiên tai dịch bệnh của hộ với tình trạng tái nghèo của hộ S0
Bảng 4.20: Yếu tố Tình trạng vay vốn của hộ với tình trạng tái nghèo của hộ 50
Bang 4.21: Kiểm định tính phù hợp của mô hình tổng quát -++ 53
Bảng 4.22: Dự báo tính chính xác của Dạng hộ .-. c«cĂcesetieerieerrreer 33
Bảng 4.23: Tóm tắt kết quả ước lượng mô hình hồi quy -. -c-c -e+ 54
Bảng 4.24: Dự báo xác suất rơi vào tình trạng tái nghèo của hộ gia đình 56
Bảng 4.25: Hệ số tác động biên theo Thanh phan dân tộc của chủ hộ 57
Trang 11Hinh 2.1: Hinh 2.2: Hinh 2.3: Hinh 2.4: Hinh 2.5: Hinh 2.6: Hinh 2.7: Hinh 2.8: Hinh 3.1: Hinh 4.1: Hinh 4.2: Hinh 4.3: Hinh 4.4: Hinh 4.5: Hinh 4.6: Hinh 4.7: DANH MỤC HÌNH Trang Ty lệ hộ nghèo khu vực Duyên hải Miền trung năm 2008 và 2009 8 Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo khu vực DHMT năm 2010 9
Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững
Mô hình dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình . ‹ 15 Vong ln quẫn nghèo đói - c6sc-2cSvttnrrttiiirrrriiirrriiiriree 16
Những yếu tổ tác động đến nghèo đói
Những) nguy cơ, sự nghèo và tính dễ bị tổn thương - 21
Các nguy cơ, tính dễ bị tổn thương, năng lực của hộ gia đình và phản ứng Phú Yên -cc tre re 28 Ty trong đóng góp kinh tế trong GDP giữa các ngành - tỉnh Phú Yên (2006 — 2010) ch 1100001111enitee 36
Kết quả điều tra hộ nghèo và cận nghèo tại thời điểm cuối năm 2010 theo
chuân nghèo giai đoạn 2011 — 2015 Ty trọng đóng góp kinh tế trong GDP giữa các ngành huyện Đồng Xuân (2005 — 2010) .eeieerrre HH1 11 1101110110110 1011100 38 Số lượng lao động được tạo việc làm mới ~ huyện Đồng Xuân (2006 — 2010) Mong muốn của hộ gia đình
Mong muốn của hộ gia đình phân theo dạng hộ
Mong muốn của hộ gia đình phân theo dân tộc của hộ 61
Trang 13CHUONG I: GIOI THIEU
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu::
- _ Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9
năm 2000, tại trụ sở Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York - Hoa Ky, 189 quốc
gia thành viên Liên hiệp quốc đã nhất trí thông qua và phấn đấu đạt được Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ cho đến năm 2015 Đến tháng 10 năm 2007, tại phiên họp
thứ 62 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã bổ sung hoàn thiện 8 mục tiêu và những chỉ
tiêu được lượng hóa kèm theo trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ Một trong 8
mục tiêu quan trọng hàng đầu đó là Triệt để loại trừ tình trạng nghèo bần cùng
(nghèo cùng cực) và thiếu ăn, cụ thể là trong khoảng thời gian 1990 — 2015, giảm
một nửa tỷ lệ người có thu nhập (tính theo sức mua tương đương PPP năm 1993) dưới 1 USD một ngày, giảm một nửa tỷ lệ người thiếu ăn, tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ và thanh niên
-_ Trong suốt thời gian 20 năm từ năm 1990 đến 2010, Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo
1USD/ người/ ngày của Liên hiệp quốc thì tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 50,8% vào năm 1990, giảm xuống còn 7,9% vào năm 2005 Đây là thành tựu to lớn của Việt Nam
đã được các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới đánh giá cao, là minh chứng
cụ thể cho thấy sự quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu phát triển con người của Việt
Nam Tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam, đối với khu vực
nông thôn thì những-hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, đối với khu vực thành thị thì những hộ có mức thu nhập bình
quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, thì tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 15,5% vào năm 2006, là 14,8% vào năm 2007 và 13,4% vào năm 2008
-_ Giảm nghèo là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của tỉnh Phú
Yên nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân địa
phương Trong thời gian 5 năm (2006 — 2010), tỉnh Phú Yên đã đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,3% vào năm 2006 xuống còn khoảng
9,0% đến năm 2010, thế nhưng số hộ tái nghèo vẫn còn rất cao Nếu trong giai đoạn
Trang 14- Thém vao d6, ngay 21 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số: 1752/CT-TTg về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo irên toàn quốc phụ vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 — 2015, với mức chuẩn nghèo ỡ khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là từ 500.000 đồng/người/tháng trở
xuống là hộ nghèo Với mức chuẩn nghèo này, thì toàn tỉnh Phú Yên có 45.606 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,46%, trong đó huyện Đồng Xuân có tỷ lệ hộ nghèo đứng thứ hai là 50,22% tương đương 8.126 hộ nghèo
-_ Từ những phân tích trên, cho thấy công tác giảm nghèo của huyện Đồng
Xuân ngày trở nên quan trọng và cấp thiết hơn, vậy làm thế nào để giúp cho các hộ
nghèo có thể thoát nghèo và tiếp tục phấn đấu để có được cuộc sống ấm no mà
không bị tái nghèo Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: Những yếu tố tác động
dén tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn huyện Đồng Xuân, tinh
Phú Yên
12 Mục tiêu nghiên cứu:
-_ Xác định những đặc điểm khác biệt giữa hộ tái nghèo so với hộ không tái
nghèo ~
- _ Đo lường những yếu tố tác động trực tiếp đến tinh trạng tái nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn
-_ Đưa ra những gợi ý giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu số lượng hộ tái
nghèo ở nông thôn huyện Đồng Xuân
L3 - Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Phương pháp định tính:
-_ Tác giả sử dụng một số lý thuyết và mô hình nghiên cứu về nghèo đói ở nông,
thôn, kết hợp với các báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo của địa phương và trung
ương, báo cáo tình hình thực hiện công tác giảm nghèo, xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo
và giải quyết việc làm, báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn II của huyện Đồng Xuân và tỉnh Phú Yên để đánh giá thực trạng hộ nghèo của huyện đồng xuân, qua đó, nhận định những yếu tố có thể tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia
Trang 15-_ Đồng thời, kết hợp với phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình về các yếu tố tác động đến tình
trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn thuộc huyện Đồng Xuân 1.3.2 Phương pháp định lượng:
-_ Thống kê mô tả: trên cơ sở các dữ liệu điều tra thực tế và dữ liệu thứ cấp
được cung cấp bởi các cơ quan chức năng, tác giả tiến hành thống kê mô tả các yếu tố liên quan đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, qua đó, xác định những đặc
điểm của hộ gia đình tái nghèo và hộ không tái nghèo
~_ Ước lượng hồi quy: sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic dé do lường và
đánh giá mức độatác động của các yếu tố đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở
nông thôn huyện Đồng Xuân
1.4 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu:
1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu:
-_ Để kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh trung thực về tình trạng tái nghèo
của hộ gia đình và các yếu tố tác động đến tái nghèo, tác giả sử dụng 02 nguồn dữ
liệu để phân tích, thứ nhất là nguồn dữ liệu được thu thập từ Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Xuân và Phòng Lao động — Thương binh và Xã hội huyện Đồng Xuân, thứ
hai là nguồn dữ liệu do tác giả trực tiếp thu thập để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình
- Nhằm hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tập trung khảo sát các
yếu tố chủ yếu sau: giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp
của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ, quy mô của hộ, số người phụ thuộc trong hộ, diện tích đất sản xuất của hộ, ngành nghề của các thành viên trong hộ, khả năng tiếp cận vốn vay của hộ, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
của hộ, số lượng lao động (có thu nhập) của hộ, thành viên bệnh nặng của hộ, tác động của thiên tai, dịch bệnh đối với hộ gia đình
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu:
-_ Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trước và căn cứ vào hiện trạng của địa phương, tác giả xây dựng
Trang 16-_ Tiếp theo, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia, gồm: Lãnh đạo sở, ban
ngành, Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đồng Xuân và
các chuyên gia thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo để khắc phục những điểm chưa phù hợp và bỗ sung những vấn đề còn thiếu trong bảng câu hỏi
- _ Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi, tác giả đã phối hợp với các cán bộ phụ trách
công tác xóa đói giảm nghèo của các xã thuộc huyện Đồng Xuân để tiến hành thu
thập dữ liệu thực tế tại các hộ gia đình
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
- _ Thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong năm 201 1 - Pham vi qghiên cứu: thực hiện nghiên cứu tại các xã thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
-_ Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình đã thoát nghèo trong năm 2009
- _ Nội dung nghiên cứu: cốt lõi của đề tài nghiên cứu này là tìm ra những yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình ở nông thôn
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
- Chương 1: giới thiệu về đề tài nghiên cứu, xác định các mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu nghiên cứu, cũng như xác định phạm vi
nghiên cứu của đề tài này
- Chuong 2: ở chương 2, tác giả trình bày các lý thuyết, mô hình nghiên cứu,
phương pháp đo lường và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
- Chuong 3: trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu tại chương 1 và các lý thuyết, mô hình nghiêm cửu ở chương 2, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị, phương
pháp phân tích mô hình nghiên cứu và đúc kết so sánh các kết quả đạt được với các nghiên cứu trước
-_ Chương 4: tác giả giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đồng Xuân nói riêng, thống kê mô tả các yếu tố có thể
tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, và tiến hành ước lượng xác suất
tác động đến khả năng tái nghèo của hộ, phân tích mức độ tác động biên của từng
Trang 17~ Chương 5: trên cơ sở phân tích ở chương 4, tác giả đưa ra các kết luận, kiến
nghị và các hạn chế của đề tài ,
1.7 Tom tat:
Trong chuong 1, tac gia da trinh bay ly do chon đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập
số liệu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu nghiên cứu của đề tài này Ở chương 2, tác
giả sẽ xây dựng khung lý thuyết cho việc xác định các yếu tố tác động đến tình trạng
Trang 18CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYET
21 Giới thiệu:
Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm về nghèo đói, phương pháp xác định nghèo, so sánh tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Phú Yên với các tỉnh thành trong khu vực và
phương pháp xác định hộ tái nghèo Tiếp theo là các lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu gồm có (¡) Lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phúc lợi xã hoi, (ii) Lý thuyết về phát triển bền vững, (ii) Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển
nông nghiệp, (iv) Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông
thôn, và (v) Lý thuyết về phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững Sau đó là các mô hình nghiên cứu về nghèo đói ở nông thôn gồm có () Mô hình nghèo của Nguyễn
Minh Đức, (1) Mo hinh vòng lẫn quản nghèo đói, (ii) Mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến nghèo đói, và (iv) Mối quan hệ giữa nghèo và tính dễ bị tổn thương Kế
tiếp, tác giả xây dựng phương pháp do lường cho mô hình nghiên cứu này, và vấn
đề cuối cùng trong chương 2 là trình bày tóm tắt mô hình nghiên cứu trước của
Nguyễn Sinh Công (2004) và mô hình của Bùi Quang Minh (2007)
2.2 Lý thuyết nghiên cứu về nghèo đói ở nông thôn:
2.2.1 Khái niệm về nghèo đói:
- Nghèo là một khái niệm về nhiều mặt, là một hiện tượng nóng bỏng trong xã hội hiện nay Tùy theo tính chất, lĩnh vực và mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà các tổ chức, cá nhân đưa ra những khái niệm, định nghĩa và tiêu chí khác nhau về nghèo Theo báo cáo chung của các nhà tài trợ (2-3/12/2003), nghèo là tình trạng
thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu
dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những diễn biến bắt lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn đến những người có khả năng, giải quyết, ít được tham gia vào quy trình ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng v.v Nghèo thường được nhận diện trên hai góc độ
khác nhau, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
-_ Nghèo tuyệt đối là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình có được mức
thu nhập thấp hơn mức tiêu chuẩn tối thiểu được quy định bởi một địa phương, một quốc gia hay một tổ chức quốc tế nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 19những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (như: ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục
v.v.) mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi nước
- Nghèo tương đối là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình thuộc về
nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những vùng địa lý, quốc gia cụ
thể và trong một khoảng thời gian nhất định Như vậy, theo cách xác định này thì
luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội và nghèo tương đối luôn hiện diện ở bất kỳ trình độ phát triển kinh tế nào
- Tái nghèo là tình trạng hộ gia đình đã thoát nghèo, nhưng lại rơi vào hoàn cảnh nghèo trong một thời gian nhất định nào đó
-_ Nghèo và tính dễ bị tổn thương: Khái niệm nghèo va tinh dễ bị ton thương
là riêng biệt nhưng gắn bó với nhau Trong khi tình trạng nghèo có thể đo đếm được
một cách tương đối, thì tính dễ bị tổn thương lại khó nắm bắt Mức độ dễ bị tổn
thương của một hộ gia đình tùy thuộc vào cả đặc điểm lẫn khả năng của hộ đó phản ứng, hay đúng hơn là kiểm soát các nguy cơ đó như thế nao, bị động hay chủ động 2.2.2 Các phương pháp xác định nghèo:
Theo World Bank (WB), ngưỡng nghèo còn được cho là ngưỡng mà tại đó mức thu nhập hoặc mức chỉ tiêu chỉ vừa đảm bảo được mức năng lượng, tối thiểu
cần thiết cho con người, theo mức chuẩn là 2.100 calories/người/ngày Ngưỡng
nghèo này được gọi là ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm Nếu người hoặc hộ
có mức thu nhập hoặc chỉ tiêu không đảm bảo được mức sống tối thiểu về lương
thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm thì được xem là nghèo đói chung
Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank được các nước trên thế giới lấy làm
cơ sở đề phân tích tình trạng nghèo của quốc gia
Bang 2.1: Tiêu chuẩn nghèo của WB
mm 1 Các nước đang phát triển khác _ | 1 USD hoặc 360 USD/năm Khu Mas wa
2 Châu Mỹ Latinh và Caribe 2
3 Đông Âu 4
4 | Các nước phát triển 14,4
Trang 20
Theo Chi thị số: 1752/CT-TTg, ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc fổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 — 2015, thì mức chuẩn nghèo và cận nghèo của Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Mức chuẩn nghèo Mức cận nghèo Ghi
TT | Khuvực (đồng/người) (đồng/người) chú Tháng Năm Tháng Năm từ 401.000 | từ4.812.000 đến 520.000 | _ đến 6.240.000 từ 501.000 | _ từ 6.012.000 đến 650.000 | _ đến 7.800.000 1 | Nông thôn | 400.000 | 4.800.000 2 | Thanh thi, | 500.000 | 6.000.000 x
2.2.3 Tỷ lệ hộ nghèo của Phú Yên so với các tỉnh thành khác:
Hình 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo khu vực Duyên hải Miền Trung năm 2008 và 2009 ei | 21.44] 19.64 —{1zsa] há.so — Tàn] 11.90) 2 Pc Ệ t BÌNH | :
¡ Khánh Binh PhúYên Ninh ĐàNãng Quảng Quảng DH Mién
` Ho — Định Thuận Ngài Nam Trung
zNăm2008 #Năm 2009
Nguồn: Bộ Lao dong — Thuong binh và Xã hội
- Trong năm 2008 và 2009, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Yên nằm ở mức trung bình của khu vực Duyên hải Miền trung (DHMT) Nếu so sánh với các tỉnh, thành
phố trong khu vực thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Yên cao hơn các tỉnh Khánh Hòa
và Bình Định, và thấp hơn các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi và toàn
khu vực DHMT Riêng tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Đà Nẵng có sự tăng đột biến từ
Trang 21Hinh 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo khu vực DHMT năm 2010 = | Tồn Quốc PERRET 7.53 | Ìsao DH Miền Trung Đà Nẵng Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Định Phú Yên Quảng Ngãi Quingyam Fe mTY 1G HO cin nghéo(%) = TY 1 H6 nghto (%) Nguồn: Bộ Lao động — Thuong binh và Xã hội
Với tiêu chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo mới, thì tỷ lệ hộ nghèo của khu vực
DHMT đã tăng lên một mức đáng kẻ, nếu như năm 2009, tỷ lệ này là 12,88%, thì
đến năm 2010 là 17,27%, tăng tương ứng 4,39%
Riêng tỉnh Phú Yên, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 19,46%, tăng thêm 7,16% so với năm 2009, và có đến 14,28% hộ cận nghèo
So sánh với các tỉnh thành khác trong khu vực, thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh
Phú Yên cao hơn các tỉnh Đà Nẵng (6,55%), Khánh Hòa (9,40%), Ninh Thuận
(15,48%), Bình Định (16,31%), cao hơn cả tỷ lệ hộ nghèo của khu vực DHMT
(17,27%) va toàn quốc (14,20%), chỉ thấp hơn 2 tỉnh Quảng Ngãi (23,74%) và
Quảng Nam (24,18) Trong khi đó, tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh Phú Yên là cao nhất trong khu vực DHMT, với 14,28% hộ cận nghèo, và cao hơn cả tỷ lệ hộ cận nghèo của khu vực DHMT (10,82%) và của toàn quốc (7,53%)
Trang 222.2.4 Phương pháp xác định hộ gia đình tái nghèo:
-_ Bước 1: lấy mức chuẩn nghèo giai đoạn (2006 — 2010) làm mức chuẩn nghèo gốc, và lấy năm 2009 làm năm gốc để xác định những hộ gia đình đã thoát nghèo
- Bước2: lập danh sách những hộ gia đình đã thoát nghèo trong năm 2009 -_ Bước 3: tiến hành điều tra thu nhập của những hộ gia đình đã thoát nghèo
theo danh sách ở bước 2
-_ Bước 4: quy đổi thu nhập của hộ gia đình tại thời điểm điều tra về thời điểm
năm 2009, bằng cách khử lạm phát qua các năm
-_ Bước 5: xác định và lập danh sách hộ gia đình không tái nghèo và tái nghèo,
nếu thu nhập quy đổi bình quân của hộ gia đình đạt từ 200.000đ/người/tháng trở
xuống là hộ tái nghèo, ngược lại là hộ không tái nghèo 2.3 Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
2.3.1 Lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội:
Tăng trưởng kinh tế là quá trình tất yếu mà bất kỳ quốc gia hay địa phương
nào cũng phải theo đuổi, nhằm tạo ra mức sản lượng thực bình quân theo đầu người ngày càng cao hơn, góp phần nâng cao mức sống của người dân
Một khái niệm rộng hơn tăng trưởng kinh tế là phát triển kinh tế, nghĩa là nền kinh tế được phát triển hoàn thiện trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm: duy trì được tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn; phát triển theo hướng thay đổi cơ cầu nền kinh tế, chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang hướng nông nghiệp,
công nghiệp hiện đại và các ngành dịch vụ được phát triển; và luôn đảm bảo giữ gìn
và bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên
Thế những trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia, địa phương lại luôn phải đối mặt với những thách thức, những hậu quả khó lường, như: việc khai
thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên; phụ thuộc vào nguồn lực của nước ngoài; sự phân hóa giàu nghèo giữa các tằng lớp trong xã hội; và sự chênh lệch về mức sống giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn
2.3.2 Lý thuyết về phát triển bền vững:
Từ những thách thức và hậu quả của quá trình tăng trường, phát triển kinh tế
như đã nêu trên, một khái niệm mới được ra đời, đó là Phát triển bền vững
Trang 23Theo Uy ban thé giới về môi trường và phát triển (1987), trích từ Nguyễn
Minh Đức (2008), sự phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ Tương lai
Qua quá trình vận động, khái niệm phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở
đó, mà còn được phát triển hoàn thiện hơn, cụ thể là tại Hội nghị thế giới về phát
triển bền vững, tổ chức tại Johennesbug — Cộng Hòa Nam Phi (2002), trích từ Đỉnh
Phi Hỗ và cộng sự (2006), Phát triển bền vững như là quá trình phát triển có sự kết
hợp hài hòa giữa các mặt phát triển: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi Irường v
Như vậy, một quốc gia, địa phương muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo được sự thỏa mãn của người dân về đời sống vật chất, văn hóa và tỉnh thần, bảo
tồn các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, và công bằng xã hội đối với thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ trong tương lai
2.3.3 Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp:
Trích từ Đinh Phi Hỗ (2008), David Ricardo (1972 — 1823) tranh luận rằng
đất dai san xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Đắt đai là tài nguyên hữu hạn, nên giới hạn của đất nông nghiệp (NN) sẽ làm cho năng suất lao
động NN thấp, dẫn đến lợi nhuận của nhà sản xuất NN sẽ giảm, kéo theo lợi nhuận
của nhà tư bản công nghiệp giảm, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Dân số luôn có xu hướng ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi phải có một số lượng lương thực đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Để đáp ứng được
nhu cầu lương thực của người dân, các nhà NN buộc phải mở rộng sản xuất trên
những vùng đất xấu, dẫn đến chỉ phí sản xuất tăng, sản lượng NN trên mỗi ha đất
giảm Kết quả là năng suất lao động thấp, giá thành lương thực tăng, lợi nhuận của
nhà nông giảm
Khi giá thành lương thực tăng, đồng nghĩa với tiền lương danh nghĩa trong khu vực công nghiệp (CN) tăng lên, các nhà CN phải chỉ trả nhiều hơn cho ngày công lao động của công nhân, kết quả là thu nhập thực của các nhà công nghiệp giảm
Trang 24Đất nông nghiệp luôn bị giới hạn, dân số luôn có xu hướng tăng, hiệu suất và
năng suất lao động nông nghiệp giảm, tình trạng dư thừa lao động trong khu vực
NN xuất hiện Một số lực lượng lao động khu vực NN sẽ chuyển sang khu vực công
nghiệp, số lực lượng lao động còn lại sẽ trở thành lực lượng thất nghiệp
Như vậy, việc phát triển nông nghiệp không thể dựa hồn tồn vào đất nơng
nghiệp mà phải có sự hỗ trợ tương tác của các ngành công nghệ sinh học, công nghệ
thu hoạch, công nghệ chế biến và ngành công nghiệp hỗ trợ đầu vào cho nông nghiệp Với sự hỗ trợ này sẽ giúp cho hiệu suất, năng suất lao động INN sẽ tăng lên, tình trạng thất nghiệp sẽ giảm, đồng thời áp lực chuyển dịch lao động từ NN sang
CN cũng sẽ giảm; Điều này chứng tỏ phát triển NN đúng hướng sẽ đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế
2.3.4 Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn: Theo Dinh Phi Hỗ và cộng sự (2006), Rao CHH va Chopra K (1991) tranh
luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn, đó
là trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện gồm quảng canh (lăng sản lượng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị điện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất)
Cả hai phương thức đều dẫn đến hậu quả thất nghiệp và nghèo đói, khi dân
số ngày càng tăng cao Hậu quả từ phương thức quảng canh là do quá trình mở rộng
diện tích canh tác thông qua việc phá rừng một cách tuỳ tiện, vắt kiệt chất dinh dưỡng tự nhiên của đất nông nghiệp, làm cho sản lượng và thu nhập sụt giảm trong
đài hạn Còn hậu quả từ phương thức thâm canh chính là do quá trình lạm dụng các
hóa chất sinh học, nhằm đạt được tăng trưởng nông nghiệp nhanh trong ngắn hạn,
về lâu dài tài nguyên đất và nước sẽ bị suy thoái, sản lượng và thu nhập sẽ giảm
Theo Dinh Phi Hỗ và cộng sự (2006), Shepherd A (1998) cũng tranh luận về
sự xuất hiện nghèo đói với khía cạnh khác Ngay cả việc áp dụng các kỹ thuật sản
xuất đảm bảo khơng suy thối tài ngun môi trường, vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói
Do đặc điểm tự nhiên của từng vùng là khác nhau, điều kiện kinh tế của mỗi
Trang 25khác nhau Vì vậy, khi áp dụng một tiến bộ kỹ thuật mới nào, thì đại đa số hộ nông
dân đều đắn đo về kết quả đạt được, cũng như những rủi ro có thể xảy ra, nên một
số ít hộ nông dân giàu có mới được hưởng lợi từ các tiến bộ kỹ thuật, nhờ vào việc tiên phong áp dụng kỹ thuật mới Sau đó, với sự hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ con
giống, cây trồng, ưu đã tín dụng, bao tiêu sản phẩm) thì đại đa số các hộ nông dân
nghèo mới có điều kiện áp dụng các kỹ thuật mới, giúp cho sản lượng trong nền kinh tế tăng nhanh Theo quy luật kinh tế thị trường, khi đó giá cả lương thực sẽ rơi
xuống, vì lượng cung vượt mức cầu, kết quả là thu nhập của các hộ nông dân sẽ bị
giảm Nếu quá trình này cứ tiếp diễn, các hộ nông dân nghèo sẽ bị lỗ và nợ nần sẽ
làm cho họ từ bỏ.việc đầu tư và tâm lý càng trở nên bi quan, dân số tiếp tục tăng thì
thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn cũng tiếp tục tăng theo
Với thu nhập thấp và thất nghiệp cao, nên chỉ phí cơ hội của lao động nông thôn thấp, đối với những nông đân đang rơi vào tình cảnh này, thì việc đáp ứng nhu
cầu sinh tồn ở hiện tại là quan trọng nhất, còn trong tương lai thì xem như không có ý nghĩa Khi đó họ sẽ tìm nhiều cách để kiếm thu nhập mà không quan tâm đến hệ quả trong tương lai, như: phá rừng lấy gỗ, săn bắt thú quý hiếm, thả bom đánh cá
v.v Hậu quả là môi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái và thu nhập của nông
dân nghèo lại giảm sút và họ bị rơi vào vòng lẳn quân của nghèo đói
Như vậy, để đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân thì hệ thống nông nghiệp phải bền vững, nghĩa là hệ thống đó sử dụng các
phương thức sản xuất tiến bộ, để thực hiện tăng trưởng nông nghiệp nhưng không
làm mắt đi sự cân bằng của môi trường tự nhiên và đảm bảo được sinh kế bền vững
trên mức nghèo đói cho nông dân
2.3.5 Lý thuyết về phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững:
Mục tiêu của Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là tăng thu nhập và
giảm rủi ro cho các đối tượng có liên quan, an toàn lương thực, thực phẩm quốc gia
và sử dụng bền vững các nguồn lực tự nhiên
Lợi ích của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là tập trung vào yếu tố con người trong quá trình pháp triển, không mong muốn trình bày một mô hình của
cuộc sống, giúp cho tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình tìm kiếm các
yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống, từ đó giúp xác định các điểm khởi đầu cho việc
Trang 26nâng cao đời sống, và dựa trên niềm tin rằng con người luôn luôn cần hàng loạt các
nguồn lực khác nhau, nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và không có một nguồn
- lực đơn lẻ nào có thể giúp người dân đạt được tất cả các thành quả tốt đẹp và đa dang trong cuộc sống
Hình 2.3: Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững Các nguồn lực sinh kế
Nguồn: Allis (2000) và Nguyễn Minh Đức (2002)
Các tổ chức vừa can thiệp vào các tác động bên ngoài nhằm hạn chế các rủi
ro có thể có đối với cuộc sống con người, vừa tiếp cận và tác động vào các nguồn
lực sinh kế nhằm giúp cho con người có thể vận dụng tốt các nguồn lực sinh kế đa dạng, để tìm ra sức mạnh và phương pháp sinh kế bền vững, tạo ra cuộc sống tốt
đẹp hơn
2.4 Mô hình nghiên cứu về nghèo đói ở nông thôn:
2.4.1 Mô hình nghèo của Nguyễn Minh Đức:
Theo Nguyễn Minh Đức (2008), nghèo đói có thể bị tác động bởi các yếu tố
như vốn tín dụng, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, diện tích canh tác, môi trường tự nhiên, con giống và chế độ chăm sóc, ngành nghề sản xuất, giá lương thực thực phẩm và công tác kế hoạch hóa gia đình
¡ Năng suất thấp là do các yếu tố đầu tư thấp (do thiếu vốn), chăm sóc
kém (do trình độ kém và thiếu thông tin) và môi trường không thuận lợi (do độ phì
của đất kém và đất phèn)
ii, Chăn nuôi không phát triển là do giống vật nuôi cũ, chế độ cho ăn
kém và thiếu thú y
Trang 27Hình 2.4: Mô hình dẫn đến tinh trạng nghèo của hộ gia đình
[ Khô hạn
kém tin kém mùa mưa mùa khô
Đầu tư Chăm sóc Môi trường thấp ` kém không thuận (™ vốn | Trinh độ J[P mem] (Pama Phen it Negap úng Giống cũ
Gid nang san Chăn nuôi Chế độ cho ăn
we phat trién khong kém “Thú y thiếu Kế hoạch hóa GD kém ale
Nguồn: Nguyễn Minh Đức (2008)
iii Thiếu ngành nghề, giá nông sản thấp, năng suất thấp và chăn nuôi không phát triển chính là những yếu tố dẫn đến thu nhập thấp của người dân
iv _ Việc kế hoạch hóa kém dẫn đến đông con, kết hợp với mức thu nhập
của người dân thấp, kết quả là nghèo đói xuất hiện 2.4.2 Mô hình vòng lẫn quẫn nghèo đói:
Thu nhập đầu người thấp chính là nguồn gốc kinh tế của vòng lẩn quản nghèo đói và tình trạng kém phát triển Do đó, phát triển nông nghiệp là một trong
những phương pháp tác động trực tiếp đến việc nâng cao thu nhập ở nông thôn, mà các nước đang phát triển có ưu thế về tiềm năng tự nhiên gắn liền với nông nghiệp thường áp dung,
Xét dưới góc độ kinh tế, xuất phát từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp
dẫn tới tích lũy, đầu tư kém, kéo theo năng suất thấp, nếu cứ tiếp tục như thế thì thu
nhập thấp vẫn là thu nhập thấp Xét dưới góc độ xã hội, hệ quả của việc sinh sản
nhiều là đông con, thiếu dinh dưỡng và bệnh tật, đẫn đến thất học, đến lượt thất học
tác động ngược lại làm cho sinh sản càng nhiều và chất lượng sinh sản lại càng thấp
Trang 28Hình 2.5: Vòng lẫn quần nghèo đói Sinh sản
nhiều Năng suất
Thiếu Bệnh tật Đông Thu nhập Đầutư
dinh dưỡng L 7) con
That học Tích lũy
Góc độ xã hội Góc độ kinh tê
Nguồn: Đỉnh Phi Hỗ và cộng sự (2006)
Những yếu tố thuộc góc độ xã hội và góc độ kinh tế có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau và luôn vận động không ngừng, đã làm
xuất hiện tình trạng nghèo, và làm cho con người rơi vào vòng lẫn quần nghèo đói 2.4.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói:
Theo Waheed (1996), Dominique V D W và Dileni G (2000), Bales S
(2001), Wan D W và Cratty (2002), World Bank (2007), trích từ Đinh Phi Hỗ (2008), có 08 yếu tố có thể ảnh hưởng đến nghèo đói ở nông thôn, bao gồm:
Hình 2.6: Những yếu tố tác động đến nghèo đói Nghề nghiệp, tình trạng việc làm Trình độ học vấn i tinh của chủ hộ Quy mô hộ và số người sông phụ 7 thuộc Quy mô diện tích đất của hộ gia đình
Nguồn: Đinh Phi Hé (2008)
- Nghé nghigp, tình trạng việc làm: người lao động trong khu vực nông từ định chê chính thức
nghiệp thường có thu nhập thấp hơn và thiếu ổn định hơn so với người lao động
trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, và khu vực công Vì người lao động trong khu vực nông nghiệp thường phải gánh chịu những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh,
giá cả đầu vào, đầu ra thường biến động Do đó, xác suất nghèo đói ở khu vực nông
Trang 29- Trinh d6 hoe van: trong khu vực nông thôn, những người có trình độ học
vấn thấp thì thường thiếu khả năng nhận thức và tiếp thu các kiến thức chuyên môn, để áp dụng vào quá trình sản xuất phục vụ cho bản thân và gia đình, nên họ có mức thu nhập thấp 'Đối với khu vực phi nông nghiệp, những người có trình độ học vấn
thấp thì đa số họ làm việc ở những vị trí không quan trọng, đôi khi còn phải đối mặt
với nhiều rủi ro nghề nghiệp, đồng thời họ ít có cơ hội để học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật mới để nâng cao tay nghề, thăng tiến nghề nghiệp, đo đó họ có mức
thu nhập thấp Chính vì thế, những người có trình độ học vấn thấp thường có khả
năng rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn so với người có trình độ học vấn cao hơn - Giới tính.ủa chủ hộ: theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), ở các nước đang
phát triển, nơi còn có những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắt khe, thì giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ Hầu như, trong các hộ gia đình ở nông thôn, nam giới là người có quyền quyết định đối
với các nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp, có cơ hội tiếp cận với những chương
trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, và thường dễ đàng tìm kiếm việc làm
có thu nhập cao hơn so với nữ giới Do vậy, nữ giới thường phải chịu gánh nặng chăm sóc con cái, làm những công việc nội trợ trong nhà, và sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập chính từ nam giới Kết quả là những gia đình có chủ hộ là nam thì khả năng nghèo sẽ thấp hơn so với gia đình có chủ hộ là nữ
- _ Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc: với một mức thu nhập cho trước, số thành viên trong gia đình càng cao thì mức chỉ tiêu bình quân đầu người càng thấp, những gia đình có đông con thì gánh nặng chỉ phí cho bố mẹ càng lớn, và những gia đình có số thành viên phụ thuộc (người già, người thất nghiệp) thì gánh nặng chỉ phí đồn vào các thành viên có thu nhập chính trong gia đình Điều này cho
thấy, những hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc càng cao thì khả năng rơi vào tình trạng nghèo càng lớn
-_ Quy mô diện tích đất của gia đình: ở nông thôn, đa số các hộ gia đình đều
sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, nên đất sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu
và mang tính quyết định đến thu nhập của hộ gia đình Nếu thiếu đất hoặc không có
đất sản xuất thì phần lớn người dân phải đi làm thuê theo mùa vụ, mà không theo
Trang 30thiếu tinh ổn định Do đó, những hộ gia đình có quy mô đắt ít hoặc không có đất sản
xuất thì thường đi đôi với nghèo đói
- Quy mô vốn vay từ định chế chính thức: thiếu vốn đầu tư cho sản xuất dẫn
đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập thấp, nên nguồn vốn tín dụng có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập của hộ gia đình Trong sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn tín dụng từ các định chế chính thức của Nhà
nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó có thể giúp cho người dân có thêm nghị lực,
niềm tin để mạnh đạn áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất, góp phần
làm tăng hiệu suất và năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ
gia đình và xã hội Cho nên, nguồn vốn tín dụng có thé xem như là công cụ cứu cánh cuối cùng của người dân giúp cho họ thoát nghèo
- Những hạn chế của người dân tộc thiểu số: từ thực tế cho thấy người dân
tộc thiểu số (DTTS) thường định cư ở miền núi, vùng sâu vùng xa, những nơi mà họ rất khó tiếp cận được với các nguồn lực xã hội, và những dịch vụ công cộng chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến trình độ học vấn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe
kém Đa số các hộ gia đình người DTTS sống bằng nghề chăn thả và trồng trọt đơn
lẻ, không mang lại năng suất cao, dẫn đến thu nhập thấp Ngoài ra, họ còn có những khác biệt về văn hóa nên việc hòa nhập, giao thương với nhóm DTTS cũng có
những khó khăn nhất định, đồng thời các phong tục thờ cúng của người DTTS cũng tốn rất nhiều chỉ phí Vì thế, những hộ DTTS rất dễ lâm vào cảnh nghèo đói
- _ Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đường
giao thông, diện thấp sáng, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện .v.v, những nguồn lực công cộng này đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho người dân có thể thoát nghèo Khi những CSHT được đầu tư một cách đầy
đủ, các dịch vụ cũng sẽ phát triển theo, giúp cho người dân có thể nâng cao trình độ
học vấn, tăng cường sức khỏe, và có nhiều điều kiện hơn trong việc sản xuất kinh doanh, dẫn đến thu nhập của họ sẽ được tăng lên Đồng thời, việc đầu tư CSHT,
cũng tạo thêm cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trang 312.4.4 Mối quan hệ giữa sự nghèo và tính dé bi tổn thương:
Các rủi ro và cú sốc luôn làm gia tăng tính dễ bị tổn thương, và đa số những
người nghèo thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các rủi ro và những cú sốc hơn là
những người khá giả, điều này đã tác động rất lớn đến tình trạng thoát nghèo rồi lại
tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn
- Theo Oxfam Anh va ActionAid Viét Nam (2010), có 04 nhóm rủi ro chính
dẫn đến gia tăng tính dễ bị tổn thương, theo ý kiến của người dân là (ï) đau ốm,
thiếu lao động: (ii) gid ca bat loi; (iii) thiên tai; (iv) và dịch bệnh, sâu bệnh
i Dau 6m thiéu lao dng: bénh tật dé gây ra tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh nghèo đội với các hộ gia đình ở nông thôn Ly do chính của những hộ cận nghèo hoặc mới thoát nghèo, nay bị rơi xuống vòng nghèo thường là do lao động
chính trong gia đình bị bệnh nặng dài ngày, dẫn đến tốn tiền chữa bệnh, phải vay nợ
lớn hoặc bán tài sản, thiếu người làm đồng ruộng ở nhà hoặc đi làm thuê
ii Giá cả bất lợi: giá cả biến động vẫn là nỗi lo thường trực của nông dân, giá cả hàng hóa đầu ra thường không tăng tương ứng với giá cả hàng hóa đầu vào, dẫn đến nông dân không dám đầu tư mạnh cho nông nghiệp, kéo theo thu nhập
không tăng, ngày cả khi giá bán tăng
iii, Thiên tai: những hộ khá giả thường có quy mô sản xuất hàng hóa lớn
hơn hộ nghèo, nên chịu thiệt hại nhiều hơn khi gặp thời tiết bất lợi Tuy nhiên, hộ
nghèo không có tài sản tích lũy, không có các nguồn thu nhập thường xuyên khác,
nên mắt mùa do thiên tai có thẻ dẫn đến thiếu ăn
iv Sâu bệnh, dịch bệnh: luôn là mối đe dọa tiềm tàng đối với nông dân,
có thể gây ra tổn thất lớn về mặt kinh tế, khi các dịch bệnh xuất hiện trên các đàn
gia súc, gia cầm
v _ Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết thêm 04 yếu tố gây ra sự tổn thương cho người nghèo là (1) tiếp cận nguồn vốn; (2) cây, con giống không phù hợp; (3)
kỹ thuật sản xuất mới; (4) và Hệ thống thủy lợi xuống cấp Đồng thời, cũng cho biết người nghèo thường chống đỡ với các rủi ro bằng cách (ï) giảm số lượng, chất
lượng dinh dưỡng bửa ăn; (ii) cho trẻ em thôi học; (ii) giảm chi phí chăm sóc sức
khỏe, chữa bệnh; (iv) bán tài sản/ gia cầm, cầm cố hoặc bán đất; (v) giảm các chỉ
Trang 32phí xã hội, các hoạt động cộng đồng; (vi) nhận được giúp đỡ của bà con, đoàn thể,
dia phuong; (vii) và các biện pháp khác ,
- Theo Bao cdo chung cia cdc nha tai trợ (2007), những người dé bi tén
thuong thường phải đối mặt với 04 mối nguy như: (ï) Dân số già đi và di cu; (ii)
Thời tiết va khi hau; (iii) Sức khỏe và khuyết tật; (iv) va Biến động của thị trường
i Dan sé già đi và di cư: khi có cơ hội tăng thu nhập từ các vùng khác nhau sẽ dẫn đến hiện tượng di cư giữa các vùng, và một lượng lớn lao động sẽ di
chuyển từ vùng có thu nhập thấp sang vùng có thu nhập cao, từ ngành nghề nông
nghiệp sẽ chuyển sang phi nông nghiệp Điều này đang xây ra ở cả thành thi và
nông thôn, và rất có thể những người trẻ tuổi không còn là chỗ nương tựa cho người
cao tuổi, khi mà cấu trúc gia đình đa thế hệ truyền thống không còn phổ biến như
trước nữa
ii Thời tiết và khí hậu: Báo cáo này cho thấy, người nông dân ở những
vùng hay bị thiên tai thường có ít lựa chọn đa dạng hóa các hoạt động hơn, có lẽ vì
họ không được tiếp cận nhiều với đất đai hay tín dụng
- Theo Lê Bạch Dương và cộng sự (2005), có 04 nhóm nguy cơ gây tổn thương cho hộ gia đình, gdm: (i) Ty nhiên: lụt lội, hạn hán, mưa bão và suy thối
mơi trường; (ii) Kinh tế: mùa màng thất bát, thất nghiệp, thiếu việc làm và thị trường biến động: (iii) Sức khỏe: dau ốm, bệnh tật, suy dinh dưỡng và tan tat; (iv)
và Chu kỳ sống: vừa là tự nhiên như sinh nở, già lão và tử vong, vừa là xã hội như ly đị, mất trộm, bị lừa đảo hoặc có thành viên trong gia đình dính vào tệ nạn xã hội
v Nếu không có cách xử lý đúng đắn và kịp thời, những nguy cơ này có thể sẽ làm cho:hộ không nghèo lâm vào tình cảnh nghèo, những hộ đã nghèo càng,
trở nên trầm trọng hơn, rơi vào vòng xoáy của nghèo dai dẳng
Trang 33Hình 2.7: Những nguy cơ, sự nghèo và tính dễ bị tổn thương
Nguy cơ Nguy cơ Buy
Nguy cơ Nguy cơ Nguy cơ
Hộ gia đình không nghèo
) Hộ nghèo đẹp Hộ nghèo
đu Hộ gia đình tiếp tục nghèo thêm
Nguồn: Lê Thị Bạch Dương và cộng sự (2005)
Ngưỡng nghèo
* Rõ ràng tính dễ bị tổn thương chịu tác động của các nguy cơ, tuy
nhiên, các hộ gia đình vẫn có thể được giảm thiểu sự tổn thương đó bằng những
những phản ứng (phản ứng bị động hoặc phản ứng chủ động) và các tài sản sẵn có
(đất đai và các tài sản khác, cũng như vốn xã hội) của hộ gia đình
Hình 2.8: Các nguy cơ, tính dễ bị tổn thương,
~ 'năng lực của hộ gia đình và phản ứng của hộ
Các nguy cơ
ay Fee
Cae tai sản Phản ứng
ị Tinh dễ bị tổn thương
; _ Nguồn: Lê Thị Bạch Dương và cộng sự (2005)
v Phan ứng chủ động là loại phản ứng diễn ra trước khi xảy ra các nguy
cơ, điều đó giúp làm hạn chế sự tổn thương do các nguy cơ gây ra, tuy nhiên các
phản ứng đó cũng rất hạn chế như: (¡) tiến hành các hoạt động kinh tế ít rủi ro; (ii) da dạng hóa các hoạt động kinh tế; (iii) và mua bảo hiểm
v Trái lại với phản ứng chủ động, phản ứng thụ động được diễn ra sau
khi các nguy cơ đã xảy ra, dẫn đến họ bị tổn thương rất nặng, để bù đắp cho những
tổn thương đó, người nghèo thường xử lý bằng cách (i) giam chi tiéu; (ii) ban đồ
đạc; (ii) vay mượn tién; (iv) cho con cái nghỉ học; (v) cho người trong nhà di cu đi làm; (vi) và trông chờ vào sự hỗ trợ của trung ương/ địa phương
Trang 342.5 Phương pháp đo lường:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, nên biến phụ thuộc có thể nhận một trong hai giá trị hoặc hộ gia
đình rơi vào tình trạng tái nghèo (nhận giá trị là 1) hoặc không tái nghèo (nhận giá trị là 0), do đó tác giả áp dụng mô hình Binary Logistic để định lượng tác động của
các biến số độc lập đối với việc hộ được đánh giá là tái nghèo hay không tái nghèo
-_ Mô hình xác suất tuyến tính: P.= EỢ =1|X,)= 8 +8;X,
- Với Y là biến giả, có giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình tái nghèo, và bằng 0 nếu
hộ gia đình không tái nghèo, ta có thẻ viết lại thành: Ỷ h,=E(ƒ =1|X.)1—-0san P; là xác suất của hộ gia đình tái nghèo, với Z, = A, + Ø;*, 1 Suy ra P= y i t+e% 1 (1—P)) sẽ là xác suất của hộ gia đình không tái nghèo: 1~ P, = 1+eZ ~ P 2 Suy ra: 1P = a =e va ce duge goi la hé s6 Odds i Lấy Log hai về phương trình [P/(1-P))], ta có: h 1 “hấp ]=Z =8+8:X, - _ Tác động biên: OP /8X = B,P(1 — P) P, 1-P, Ps 1-P, - Tyl€Odds (OR): (OddsRatio)OR =
Nếu gọi Pa là xác suất tái nghèo của chủ h6 14 nam, Pz 1a xdc suất tái nghèo
của chủ hộ là nữ, thì tỷ lệ Odds (OR) cho biết khả năng rơi vào tình trạng tái nghèo
của chủ hộ là nam so với chủ hộ là nữ gấp bao nhiêu lần
Trang 352.6 Các nghiên cứu trước liên quan đến chú dé nghiên cứu:
2.6.1 Nguyễn Sinh Công (2004) “Các nhân tố tác động đến thu nhập và nghèo
đói tại huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ”:
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, các đặc điểm của người nghèo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
đói và lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình, dựa vào đó để đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ xóa đói, giảm nghèo và
nâng cao mức thu nhập của dân cư huyện Cờ Đỏ
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Nguyễn Sinh Công đã xây dựng mô
hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng nghèo của hộ gia đình dựa trên
12 biến độc lập, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Mô hình các biến độc lập tác động lên tình hình nghèo đói - Cờ Đỏ
Trị độc lập „Biến Diễn giải vong dấu Kết quả
Khoảng Là khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm thị trần Chỉ có ý 1 cách nơi cư | gần nhất của huyện, những hộ càng xa trung tâm © nghĩa TK ở
trú của hộ _ | thì thường bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn mô hình thu gia đình lực xã hội do đi lại khó khăn hơn nhập
~ | Biển giả, nhận giá trị 0 néu là hộ gia đình người Bo ga 2 | Dan tée kinh, nhận giá trị 1 là người DTTS, hộ gia đình © Tin nỗ
DTTS thường có mức thu nhập thấp hơn so với hộ hinh) + gia đình người kinh
Diện tích Diện tích đất canh tac (m’) mà hộ sở hữu và sử Có ý nghĩa
3 | đấtcanh dụng có một ý nghĩa lớn trong việc nâng cao thu| (t) TK (cả 2 mô
tác nhập của hộ gia đình hình)
Số năm đào | Là số năm bình quân đi học của các thành viên Có ý nghĩa 4 |tạobình : | trong gia đình, nếu trình độ học vấn bình quân càng |_ (+) TR (cả 2 mô
quân - _| cao thì khả năng tạo ra thu nhập càng lớn hình)
5 hạn vấn :_ | Là số năm đi học của chủ hộ, trình độ học vấn của @® Khơng có ý của chủ hộ chủ hộ có tác động rất lớn đên thu nhập của chủ hộ nghĩa TK
Bien giả, nhận giá trị 1 nếu tiếp cận được với
6 Vay tín nguồn vốn, ngược lại nhận giá trị 0, nguồn von tín œŒ) Không có ý
dụng dụng tác động làm tăng năng suất và thu nhập của nghĩa TK
hộ
Tỷ lệ phụ Là tỷ lệ giữa những người không tạo ra thu nhập Có ý nghĩa
7 thuộc với tổng số thành viên của hộ, tỷ lệ này càng cao |_ () TK (cả 2 mô thì thu nhập bình quân đầu người của hộ càng thấp hình)
Ý thức tiết Biến giả, nhận giá trị 1 cho trường hợp hộ có ý Có ý nghĩa
8 kigm thức tiệt kiệm, ngược lại nhận giá trị 0, hộ có ý | (+) TK (cả 2 mô
thức tiết kiệm sẽ tránh rơi vào tình trạng nghèo đói hình)
Biến giả, nhận giá trị 1 cho hộ có người bị bệnh tật Khô xử
9 | Bệnh tật | nặng, ngược lại nhận giá trị 0, hộ có người bệnh tật | (-) XnQ cá lầm giả An của hQ nghĩa TK Ông co ý
nặng sẽ làm giảm thu nhập của hộ
10 _| Quy mô gia | Số người đang sông trong hộ, quy mô gia đình | () Có ý nghĩa
Trang 36
Bién x ky Ất cua
TT độc lập An TA Diễn giải vọng dấu Kết quả đình càng nhỏ thì hộ giàu có hơn TK (cả 2 mô
hình)
Nghe Bien giả, nhận giá trị 1 nêu chủ hộ làm nghệ nông, Có ÿ nghĩa 11 | nghiệp của | ngược lại nhận giá trị 0, chủ hộ làm nghê nông sẽ | (-) TK (cả 2 mô
chủ hộ có thu nhập thấp hơn với nghề phi nông nghiệp hình) Tình trạng | Biến giả, nhận giá trị I nêu hộ thiêu việc làm, Có ý nghĩa
12 | thiếu việc | ngược lại nhận giá trị 0, thiếu việc làm dẫn đến thu | (-) TK (cả 2 mô
làm nhập của hộ thấp hình)
Ghi chú: kỳ vọng dâu của các biên độc lập theo biên phụ thuộc là thu nhập
của hộ, đối với biến phụ thuộc là khả năng nghèo của hộ thì có đấu kỳ vọng ngược lại so với biến thu nhập của hộ
Đề tài nghiền cứu này đã sử dụng 02 mô hình kinh tế lượng để lượng hóa các
biến độc lập đối với biến phụ thuộc, gồm :
() Sử dụng mô hình hồi quy bội với phương pháp bình phương bé nhất OLS để ước lượng những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân hộ gia đình là LnI = By + 8,X,, đánh giá mức độ tác động biên của từng yếu tố X; lên thu nhập
được xác định theo công thức = = |e] B =I xB
a
() Mô hình logit để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến
khả năng nghèo của một hộ gia đình là uf h i „>5 +/,X; + /,X,, phân tích tác
động biên của từng yếu tố đến tỷ lệ giữa xác suất nghèo và không nghèo của một hộ
gia đình theo ông thứcO, “TP TT et và tiến hành xem xét các mức xác
+ T1 To
suất nghèo giả định khác nhau của một hộ gia đình thông qua công thức
— Ogxe*
140, xe"
Từ kết qua thực nghiệm, Nguyễn Sinh Công đã tìm ra được 09 yếu tố tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình, với RỂ điều chỉnh là 0,7073 cho thấy 70,73% sự thay đổi của thu nhập được giải thích bởi 09 biến trong mô hình và
29,27% còn lại được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình Đối với mô hình tình trạng nghèo của hộ thì có 08 yếu tố tác động đến khả năng nghèo của hộ
gia đình, với R? điều chỉnh là 0,4385 nghĩa là 43,85% sự thay đổi của tình trạng
Trang 37nghèo được giải thích bởi 08 biến trong mô hình và 56,15% còn lại được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình
Qua đề tài nghiên cứu này, Nguyễn Sinh Công đã tìm ra được các yếu tố làm
ảnh hưởng đến thu nhập và tình hình nghèo đói của hộ gia đình ở huyện Cờ Đỏ,
đánh giá được mức độ tác động biên của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc,
ước lượng được xác suất nghèo có thể xảy ra đối với hộ gia đình Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, nhận xét Nguyễn Sinh Công chưa thể hiện được mức độ tác
động mạnh, yếu của các biến độc lập lên biến phụ thuộc theo mức độ giảm dẫn
2.6.2 Bùi Quang Minh (2007) “Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình
Phước và một số gidi phap’:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến
nghèo đói và tìm ra giải pháp giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước
Nguyễn Quang Minh đã sử dụng yếu tố chỉ tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình để làm thước đo về nghèo đói, và đánh giá mức độ bất bình đẳng thông qua
bảng ngũ phân vị theo từng biến độc lập Tuy nhiên, yếu tố Tuổi trung bình của chủ hộ không cho thấy được sự khác biệt giữa nhóm nghèo nhất (46,28 tuổi) cho đến
nhóm giàu (47,64 tuổi), yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ có sự ngang bằng giữa các nhóm từ nghèo nhất cho đến khá giàu (lớp 6), còn nhóm giàu thì có trình độ học vấn (lớp 4) thấp hơn so với các nhóm khác, và yếu tố Khoảng cách về đường giao thông cho thấy nhóm người nghèo nhất (2,38 km) lại có khoảng cách giao thông trung bình từ nhà cho đến đường giao thông xã gần nhất lại gần hơn so với nhóm
người giàu (5,73 km)
Đề tài nghiên cứu này sử dụng mô hình logit để lượng hóa các yếu tố tác động đến nghèo, đã cho ra kết quả như sau:
Bảng 2.4: Mô hình các biến độc lập tác động lên tình hình nghèo đói - Bình Phước T Kỳ T Biến độc lập Diễn giải vọng Kết quả dấu
Là biến chỉ thành phần đân tộc của chủ hộ, nhận re
1 | Dân tộc của hộ _ | giá trị 1 néu là người kinh, ngược lại nhận giá tị | () | Không có ý 0 nghia TK
Trang 38T Kỳ T Biến độc lập Diễn giải vọng Kết quả dấu
thuộc trong hộ hộ nghĩa TK
5 vận của chủ hồ Là biến cho biết số năm đi học của chủ hộ (4) Ane wo
6 Nghề nghiệp của | Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc trong khu œ@ Không có ý
chủ hộ vực nông nghiệp, ngược lại nhận giá trị 0 nghĩa TK
7 Vay vốn tín Nhận giá trị 1 nêu hộ gia đình vay được từ Ngân © Khơng có ý
dụng hàng, ngược lại nhận giá trị 0 nghĩa TK
Quy mô diện Là biên chỉ quy mộ diện tích đất bình quân trên poe
8 | tich dét binh | đầu người của hộ, bao gồm đất thổ cư, đất nông | +) | lệ Xe
quân nghiệp và đât khác
Mô hình hồi quy:
Ln(CTBQ)s: a7, + @, * DANTOC + @, * GIOITINH +
+ø; *In(NHANKHAU)+ ø, *In(PHUTHUOC)+ ø, *In(HOCVAN)+ +01, * NGHECHU + a, *VAYNONH + a, * In(QMDATBOQ)
Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy có 02 yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình, gồm biến Nhân khẩu trong hộ và biến Quy mô diện tính đất
bình quân của hộ Kết quả của mô hình cũng cho biết R? điều chỉnh là 0,169, nghĩa
là 16,9% sự thay đổi của tình trạng nghèo đói của tỉnh Bình Phước được giải thích bởi các biến trong mô hình, 83,1% còn lại được giải thích bởi các biện khác chưa đưa vào mô hình Thế nhưng sau khi có được kết quả thống kê và kết quả hồi quy, Bùi Quang Minh đã đưa ra các nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo, mà bỏ qua việc
đánh giá mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc
Hai nghiên cứu trước của Nguyễn Sinh Công và Bùi Quang Minh đã xác định được các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình, các yếu tố này cho thấy có sự phù hợp với các mô hình nghiên cứu về nghèo đói ở nông thôn được
tác giả trình bày ở mục 2.4 Mặc dù, đề tài nghiên cứu này chưa đề cập trực tiếp đến
những nghiên cứu trước có liên quan trực tiếp đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, nhưng tác giả cũng đã nêu lên được những yếu tố có thể gây tổn thương, làm cho hộ gia đình lâm vào tình cảnh tái nghèo, hoặc nghèo tram trong hon tai muc 2.4.4 Qua đó, có thể giúp cho tác giả xác định được mô hình nghiên cứu đề nghị với những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Trang 392.7 Tóm tắt:
Như vậy, chương 2 đã trình bày các lý thuyết và mô hình nghèo đói ở nông thôn, phương pháp xác định hộ tái nghèo và phương pháp đo lường mô hình nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó,
cho thấy có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở
nông thôn, tuy nhiên muốn giúp cho nông dân thoát khỏi tình cảnh tái nghèo, thì đòi
hỏi phải có những hỗ trợ từ chính quyền các cấp và hệ thống nông nghiệp phải được
phát triển bền vững, tạo ra sinh kế bền vững trên mức nghèo cho nông dân, chứ không phải đơn thuần tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở chương l1, kết hợp với các lý thuyết, mô hình nghèo đói ở nông thôn và các mô hình nghiên cứu trước, tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị về tình trạng tái nghèo của hộ
gia đình đối với trường hợp tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên ở chương 3
Trang 40CHƯƠNG II: MƠ HÌNH PHAN TiCH
3.1 Giới thiệu:
Chương 2 đã trình bày những cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước liên
quan đến đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề
nghị, xác định phương pháp phân tích sẽ được sử dụng để làm sáng tỏ những mục tiêu nghiên cứu, đúc kết những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và so sánh với mô hình nghiên cứu đề nghị này
3.2 Mô hình hình nghiên cứu đề nghị:
Hình 3.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo Quy mô hộ Ý tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên gia đình Thành viên phụ thuộc trong hộ Thành viên |«Ẩ——| lao động phi tới tp Các biến liên Các biến liên TA Giới tính ^ của Chủ hộ F—?| quan đến Chủ quan đến hộ nông nghiệp ộ gia đình 7 Học vân i+ bình quân của hộ Các biến ———— liên quan Diện tích y đến Xã đất SX BQ
Nghề hội Môi ( củahộ j
nghiệp của |_——» trường Chủ hộ Thành viên lq&——| bệnh nang của hộ của hộ gia Tín dụng đình Khoảng cách từ Thiên tai/ nhà đến trung tâm của xã Dịch bệnh 3.2.1 Biến phụ thuộc Y:
Biến phụ thuộc Y là biến giả, chỉ tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, nhận
giá trị 1 nếu hộ tái nghẻo, nhận giá trị 0 nếu hộ không tái nghèo 3.2.2 Biến độc lập:
3.2.2.1 Cae biến liên quan đến Chủ hộ:
-_ Biến Học vấn của chủ hộ (HocVan_CH): là biến chỉ trình độ học vấn của
chủ hộ, nếu trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng không tái nghèo của