1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán dfk việt nam khóa luận tốt nghiệp đại học

85 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 37,86 MB

Nội dung

Trang 1

sas "Fy 637-4 y—

TRUONG DAI HOC MO TP HO CHI MINH KHOA KE TOAN - KIEM TOAN

DINH MINH DUY MSSV: 1254040049

KHOA LUAN TOT NGHIEP

KIEM TOAN CAC UOC TÍNH KÉ TỐN TRONG KIEM TOAN BCTC TAI CONG TY

Trang 2

LOI CAM ON

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Mở TP HCM, được sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy, cô, bạn bè em đã có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ trong khoa Kế

tốn — Kiểm toán trường Đại học Mở TP HCM, đặc biệt là sự hướng dẫn

tận tình của cô Ngô Ngọc Linh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong cơng ty TNHH kiểm tốn DFK Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được trải nghiệm thực tế, giải đáp các thắc mắc và giúp em có thêm hiểu biết về công việc kiểm toán trong suốt quá trình thực tập

Với vốn kiến thức, kinh nghiệm còn hạn hẹp cùng với thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các anh chị trong cơng ty kiểm tốn DFK Việt Nam để em có thể nâng cao kiến thực của

mình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Trân trọng

TP HCM, ngày 18 thang 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Đỉnh Minh Duy

Trang 3

BCTC HTK TSCD TNHH KTV KS KSNB TK QD NVL LN BCDSPS SCT KH

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Báo cáo tài chính Hàng tồn kho Tài sản cố định Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán viên Kiểm soát Kiểm soát nội bộ Tài khoản Quyết định Nguyên vật liệu Lợi nhuận

Bảng cân đối số phát sinh

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

_ MỤC LỤC

IMMỤC TUỰC., -c co sceenddiinnaisidala.51361018885055510553883/81000.00003018897000803070050/1001081248044 4

0980607000397 7Š ` ` 8

CHƯƠỚNG-1: CƠ SG LY LUAN co neennnenntinkdkLgiGi30125nn-106008100n8 ng ng sinsrotnnsa 10

1.1 Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính . s s<ss-<s° 10 1.2 Khái quát chung về các ước tính kế tố s-s- «<< se se <sexsesseeserse 11 |

1.2.1 Khái niệm ã¬ã

6 12

17,3 Bẫn GHẾT, eo ceseecetrerterxeroeerertereercerecroeEhidRg iNgEL.H0 1818830930000 SOE NEARS 13

K51 71 ,)E TT LẾ, ÍC TÍ š n + cơn hí 5 0borilfira rernIrfrrifoiBe2RWEEEEieiDti049201009024.11A:104/23801/0100010472E10 00102742200 19021862 13

1.2.4.L Uóc tính các chỉ tiêu đã phát sinh eee rs eee neces Ni h3 Sa 13 1.2.4.2 Uớc tính các chỉ tiêu chưa phát SỈHÌ cà tt skkeekkeeirekeirerske 14

1.2.5 Nguyên tắc kế toán áp dụng trong một số ước tính kế toán -. - 14

1.2.5.1 Nguyên tắc trích khẩu hao TRSŒP 55t ctEthEttErtkrttkittirtrrrrree 14 1.2.5.2 Nguyên tắc lập dự phòng khoản phải thu khó đòi - sec 17

1.2.5.3 Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tôn kho :-c:+ce¿ ean une one 18 1.2.6 Những sai sót, rủi ro thường gặp trong ước tính kế toán mu 1.2.7 Trách nhiệm của Ban giám đốc đối với các ước tính kế toán Huy HH 21 1.3 Kiểm toán các ước tính kế foán sc 5< < se 9S 9123 1 31s xe 22

1.3.1 Mục tiêu kiểm toán các ước tính KẾ tOÁI - St tt vEEEEErrxrerrrrree 22 È, 8.1.1 up tiên Hợi Vị? CÍHNHHE tossusaeaaanuasgonoinigit tuabAn.006500000142M0 10108 — sess 22 LD Dod de MUG TEU CRUG INGE coccesecvirsnnreernenuas vas ver tanennnenncesansenesn ind tii th CAKE TENE IR 22 1.3.2 Quy trình kiểm toán chung các ước tính kế toán seseccsansnnseneenaisnee " _ 23 1.3.2.1 Đánh giá rủi ro và các hoạt động liÊH qMđH - - c5 cccc* se + S3 23

1.3.2.2 Các thủ tục kiém todn dp Mung cceccccscccsscssssessessscssssssssessiessseesves — 24

1.3.2.3 Xem xét sự kiện phat sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiêm toán đề xác nhận ước tính đã lập -: :-:©e+ + 26 1.3.3 Kiểm toán một số khoản mục ước tính kế toán chủ yếu i.e eo co aaa a asco 26

1.3.3.1 Cac thi: tuc kiém todn khéu hao TSCD vccccccccccscscessssvsssscssesesvssessseseesesees 26 1.3.3.2 Các thủ tục kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi . -©- 29

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp OO GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

CHUONG 2: GIOI THIEU KHAI QUAT VE CONG TY TNHH KIEM TOAN

DEK VIET NAM asssssssssscsscsscsscsosorssnsevosnessonevsssencesoneenssnenssosssnronssnsneaseesanesdssiesssoneccsnassess 35 1.1 Giới thiệu khái quát về cơng ty TNHH kiểm tốn DFK Việt Nam 35

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán DFK Việt Nam .35 1.1.2 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển của công ty 36 1.1.2.1 Nguyên tắc hoạt đỘNg :- 5t tình trên 36

1.1.2.2 Mục tiêu hoạt đỘH - cty hy HH Ha SỐ

1.1.2.3 Định hướng phát trÌỄH - St thư 3ó

1.1.3 Những loại hình dịch vụ cung S0 37

1.1.3.1 Dịch vụ kiỂm tOÁH co St he he 37 1.1.3.2 Dịch vụ tư vấn tHMHẾ thư hườn 37

1.1.3.3 Dịch vụ kế lOÁN cà thư hưng 38

Ì 1.3.4, Dịch Vụ THIỚC HGOỈI oveccaes vevyerseeeweeus nan vansnnacannanntnitin i UIE CRAIG CORRODE 8 TEA 38

L353, DiGh Vie CHER NAN KHẨU as can ca cas esnnesaciseovens cos crore cemsmeneernprrerene ervey ceremmens 38

1.1.3.6 Dich vu hudin luyén, AGO QO eccescecccscescessescessessecveevesnesnesnestesieeesieeseeeneenee 39

1.1.4 Tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty TH K HT ngay 39 1.1.4.1 Cơ cấu tô chức bộ máy quản Ïj - 5: tt ExEEtEtrttktrtkrkererrrrrre 39 1.1.4.2 Mỗi quan hệ nội bộ và giữa các phòng . -c-cccccccccen | an ty hy 40

1.1.4.3, So 6 BO MAY CONG nan sđŒB8ƠÓ od

1.1.5 M6t $6 thannh tyru cla cOng ty ccccccsssscessessssssssssessesssssssseeen

1.1.6 Thuận lợi, khó khăn của công ty và chiến lược phát triỂn cccccsccsereee 42 1.2 Quy trình kiểm toán chung tại công ty kiểm toán DEK cccssenrcosernercersnnnsexsne G2

1.2.1 Giat Goam Vp k& hoachh cssssscccscscceccsccceceseecnsecssstovensssunssssnsnssessissensseesceneseens 42 1.2.1.1 Tiép nhdin MACH AGING cescccscccsccssccssscesseesstssstessvesseesseusesessnsseisseesaresssesssess 42

1.2.1.2 Gửi thư dé nghị ( hoặc thư báo giá) đến khách hàng ¬ trên 43 1.2.1.3 Ký kết hợp động dịch Vụ cà: St St trrtry ng , take 44

1.2.1.4 Kế hoạch thực hiện dịch VỊ 5:5: St tt E222 44

1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán -¿ 552c 22tr 44

1.2.2.1 Thực hiện kiểm toán trực tiếp tại khách hằng - ¿+ sxcssxieeeea 44 1.2.2.2 Hoàn thiện giấy tờ làm việc tại Công f -.cccccccccccccccccecrecrerrrree 45

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh Khoa luận tÔt nghệp _ KD

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM TỐN CÁC ƯỚC TÍNH KÉẺ TỐN TẠI

CƠNG TY KIỂM TỐN DEK VIỆT NAÌM -5-55°5<Sseeseseesessesetsetsrseee 46

1.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cơng ty ABC -s-«=- 46 1.1.1 Đặc điểm hoạt động doanh nghiỆp ¿ ¿2-5 522+>‡xtEvEtertttettrtersrerrrre 46 1.1.2 Môi trường kinh doanh c5 H440 101101 00001001011030010 46

1.1.3 Chính sách kế toán áp dụng ¿5+ xStétttệttttttttrtrrtrrrrrrrrirrrrririe 47

1.1.3.1 Phương pháp kế toán TSŒP: - con ìthhthhthhhtthttthtrhrrưea 47

1.1.3.2 Phương pháp kế toán khoản phải thu thương mại và phải thu khác 48

1.1.3.3 Phương pháp kế toán hàng tỐn kho - 5cccccscvtrertiertrterrrerriee 48

1.2 Đánh giá hệ thống KSNB tại công ty ABC . -5-5<c<<eseeseesserse 49

1.2.1 Tìm hiểu hệ thống KSNB - 5 St té tre 49

1.2.2 Tìm hiểu doanh nghiệp và môi trường của doanh nghiệp, tiến hành phân tích SƠ bộ DBICTT, sáccaaa gú4 161 0á ggHnhgnggHIEI483nÓ 500500050080 84085110P-4E-2120001 00x ii dul 238/388 501001.4004 56 1.2.3 Xác định mức tƯỢn YẾU s.cceseeeonreetorrervoseceseeeeoscliSiA01000080508546189-108103000755020 t7 99" 58 1.3 Thực tiễn kiểm toán một số khoản mục ước tính kế foán -. -‹ <- 61

1.3.1 Thủ tục kiểm toán chỉ phí khấu hao TSCĐ -22-ccsstrecvrrrrrrre 61

Nhã: r4 ốnốeốe 61 1.3.1.2 Thử nghiệm kiỂm SOGt cccccccccccescesstessesesiessessessesssessessessecseesieesecneeenennen Ố] h5 4, 16.2nốốố.ốỀ.ốẻẻốỀẻỀỐỀẦeẦ 61

1.3.1.4 That nghiGm Chi tibt ccccccccccccccsccsscssvssssesesssssssesssessessesesieeseesseessesneeaeenneenen 62

1.3.1.5 Thực tế kiểm toán chỉ phí khẩu hao TSƠP tại công ty ABC 64 1.3.2 Thủ tục kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi -sre 68

I.PĐN: T07 nghe ¬ ó8

1.3.2.2 Thử nghiệm kiểm sốt c.ccccceeceeere ¬ 68

1.3.2.3 Thủ tục phân ich ceecsecscesseessessssssssssecensnseesensesecaenaenenansesasssoseseeesesnseaeans 68

1.3.2.4 Thử nghiệm chỉ tiẾ( - 55: St ExE tr th 69

1.3.2.5 Thuc té kiém todn dự phòng nợ phải thu khó đòi tai céng ty ABC 70

1.3.3 Thủ tục kiểm toán dự phòng giảm giá HTK .-. : :-:-+ ++ _ 73

IhNRY() 1 5- )dỖŨ ốằẳ ố ỏ 73

1.3.3.2 Thử nghiệm kiểm soÁI ch He 73

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

1.3.3.5 Thực tế kiểm toán dự phòng giảm giá HTK tại công ty ABC 76

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ, -s ss°55s«+reserseersree 80

1.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán tại cơng ty kiểm tốn DFK Việt NaIm 5-5 <2 2325919939191 09.0100 010000030300040000000000001004 80

1.1.1 Về quy trình kiểm toán chung -5c5+cttt#iertirrieieririiiiirrie 80

LD DD UU nh 80 EDD, THgM GIÁ ca canh gì hạnh HH ng Hy Ho gi tt TcerernremarrreslAI415.101104704000009100000XE 80

1.1.2 Về quy trình kiểm toán các ước tính kế toán . -¿- +56 c+ccccersrrerxee 81

8" ñ Tnhh 81 BDDD, HOH CVG vosscxxss aneesovensennersnne ean ses eyreveveenensonsunsswnsnetinh ais 8 5686 1408 EHO 81

1.2 Một số kiên nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế tốn tại cơng ty kiêm toán DEFK Việt Nam -sesesssesesnssieieiriiissree 82

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

LỜI MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài

Nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh và sự phức tạp của cơng tác kế tốn, các doanh nghiệp sẽ đứng trước những cơ hội cũng như thách thức không hề nhỏ Áp lực từ tính cạnh tranh cao của nền kinh tế thị trường khiến các nhà quản lý thường có xu hướng cung cấp những thông tin có chiều hướng có lợi cho tổ chức của mình Tuy nhiên điều này có thể sẽ dẫn đến hệ quả rất khó lường và mang tính hệ thống do đối tượng sử dụng những thông tin này đến từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau như các cơ quan quản lý, đối tác, các nhà đầu tư và cả người lao động Để giảm thiểu những rủi ro mang tính chủ quan của nhà quản lý, nhu cầu nền kinh tế cần phải có một tổ chức độc lập đứng ra kiểm tra nhằm tạo được sự tin cậy đối với những thông tin được công bố Chính vì thế, kiểm toán độc lập ngày càng đóng vai trò như một mắt xích thiết yếu góp phần tạo lập một môi trường lành mạnh, hiệu quả trong quá trình trao đổi và nắm bắt thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài

Đối với một doanh nghiệp, không phải mọi thông tin đều có thể đo lường một cách chính xác, có rất nhiều khoản mục cân phải sử dụng các xét đoán của người làm kê toán Đây cũng chính là những thông tin thường tiềm ẩn các gian lận một cách tinh vi Mặc dù đã có những khuôn khổ nhất định cho những ước tính kế toán này nhưng do phụ thuộc lớn từ ý kiến chủ quan và việc phát hiện những gian lận đối với các ước tính này là thấp nên khả năng xảy ra gian lận đối với các khoản mục cần sử dụng ước tính vẫn rất cao và ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả kinh doanh, tình hình tài chính cũng như

các nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp Chính vì lý do đó, em quyết định

nghiên cứu đề tài “Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty

TNHH kiểm toán DFK Việt Nam”

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh - _ Cơ sở lý thuyết về các ước tính kế toán và quy trình kiểm toán các ước tính kế toán - Thuc trang kiểm toán các ước tính kế tốn tại cơng ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam - _ Đánh giá quy trình kiêm toán các ước tính kế tốn tại cơng ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp

Phương pháp nghiên cứu

Đối với các phần liên quan đến lý thuyết cơ sở, em sẽ nghiên cứu thông qua các chuẩn mực kế toán và kiểm toán liên quan, giáo trình sách kiểm toán và một số tài liệu

khác như internet, sách báo

Đối với các phần liên quan đến thực tiễn kiểm toán, em sẽ thông qua hồ sơ kiểm toán các năm trước và tự tích lũy qua quá trình tham gia trực tiếp quy trình kiểm toán

tại một số khách hàng của DFK

Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Thực hiện đề tài tại công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam Thời gian: Đề tài thực hiện từ 28/12/2015 đến 23/03/2016

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của các thực thể

kinh tế do các KTV có nghiệp vụ và trình độ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý có hiệu lực

Tính chất của kiểm toán BCTC là quá trình thu thập, đánh giá các BCTC nhằm kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như xem xét có phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không

Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC Theo VAS 200, “BCTC là hệ thống

báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật có liên quan và có phản ánh trung thực hợp

lý trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng Quy trình kiểm tốn BCTC gồm:

(SS a SS SD eT EPS aS ST A SIO TEE TW 58102SL5SEL

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

CHU TRINH KIEM TOÁN

- Lập hợp đồng kiếm toán và | ’ SS tra co ban tài ị ` lựa chọn nhóm kiễm toán Ễ 'sản [D100-0800} | lỗi Ð mến tu phải trả [E408-E600]_ lệ j i ị { aes Kiểm tra cơ bản Báo cáo tài chính và báo .NVCSH và TI ngoài ' arses | edo kim ton [B300] Đánh giá chung về hệ thống

kiếm soát nội bộ và rủi ro k0 3é birdotpds Si 4

pv cba dash atte! và phạm vì kiễm toán [Ã700] -

: : ị [A900]

1.2 Khái quát chung về các ước tính kế toán

1.2.1 Khái niệm

- _ Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 540:

Ước tính kế toán là một giá trị tiền tệ gần đúng trong trường hợp không có phương

pháp đo lường chính xác Thuật ngữ này được sử dụng cho một giá trị được đo lường theo giá trị hợp lý khi có sự không chắc chắn trong ước tính và cũng được sử dụng cho các giá trị khác cần ước tính Khi chuẩn mực này chỉ đề cập đến các ước tính kế toán được đo lường theo giá trị hợp lý, thuật ngữ “Ước tính kế toán về giá trị hợp lý” được sử dụng

ec PL TV ES EIEN B TEE NS TUE SLE ESD LIT I TE ET I YS PS ELE ET

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp hoa luan totnemep GVHD: ThS Ngé Ngoc Linh eee Giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính của kiêm toán viên là giá trị hoặc khoảng giá trị mà kiểm toán viên ước tính dựa trên các băng chứng kiêm toán đê sử

dụng trong việc đánh giá giá trị ước tính của ban giám đốc đơn vị được kiểm toán Theo chuẩn mực kế toán VAS 29

Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin đáng tin cậy

nhất và mới nhất tại thời điểm đó

Ước tính kế toán cần được xem xét lại nếu các căn cứ thực hiện ước tính có thay đổi hoặc do có thêm thông tin hay kinh nghiệm mới Về bản chất, việc xem xét lại một ước tính kế tốn khơng liên quan đến kỳ kế toán trước và không phải là việc sửa chữa một sai sót

1.2.2 Vai trò

Sử dụng ước tính kế tốn là cơng cụ rất quan trọng trong thực tiễn Ước tính kế toán cung cấp cho người sử dụng những thông tin có tính trọng yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó người sử dụng có cơ sở hợp lý hơn khi ra quyết định

Nguy cở sử dụng ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài chính là có thật, tuy nhiên việc sử dụng các ước tính kế toán vẫn không thể thiếu trong quá trình lập BCTC Trong nhiều trường hợp, việc xác định giá trị của một đối tượng kế toán khó thực hiện do thiếu những bằng chứng đáng tin cậy Vì vậy doanh nghiệp phải tự ước tính giá trị của các đối tượng này để phục vụ cho việc quản lý và theo dõi

BCTC của doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để cổ đông có thể đánh giá chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp, việc sử dụng xét đoán nghề nghiệp linh hoạt giúp cho thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này, doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin cần thiết và tránh tiết lộ những thông tin không có lợi cho việc cạnh tranh

Các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, là một công cụ đắc lực để làm đẹp BCTC, vì vậy kiểm toán các ước tính kế toán rất quan trọng để đảm bảo được mục tiêu chung của kiểm toán BCTC

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

Khóa luận tốtnghập_ SGV: ES NBO Ngoc Linn _

1.2.3 Ban chat

Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất của các chỉ tiêu Đối với các ước tính phức tạp, cần nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và đòi hỏi khả năng xét đoán cao

Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế toán, hoặc có thể thực hiện vào cuối kỳ kế toán Trong nhiều trường hợp, các ước tính kế toán được lập trên cơ sở kinh nghiệm thực tế

Trường hợp do chủ quan, thiếu các đữ liệu khách quan hoặc do mức độ không chắc chắn của một yếu tố nào đó nên các ước tính kế tốn khơng thể lập được một cách hợp lý thì KTV phải cân nhắc khi đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán theo đúng quy định

tại chuẩn mực số 700 “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”

1.2.4 Phân loại

1.2.4.1 Uóc tính các chỉ tiêu đã phái sinh

Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp khác chính xác hơn

Một số ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh:

Trích khẩu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bé một cách có hệ thống giá trị

TSCĐ vào chỉ phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kế toán

-_ Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các

khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán trong năm kế hoạch

- Dự phòng giảm giá hàng tôn kho: Là dự phòng phần giá trị bị ton thất do giảm giá vật tư, thành phẩm hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính: Là dự

phòng phan gia tri bi tốn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

a aR PS Fa PE WD

Nếu căn cứ vào mục đích và thời hạn, dự phòng giảm giá chứng khoán được chia làm hai loại: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Cả hai loại này được lập để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

1.2.4.2 Uóc tính các chỉ tiễu chưa phái sinh

Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC

Một số ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh:

Chỉ phí trích trước: Là khoản chi phi dy kiến sẽ phát sinh trong tương lai với quy mô lớn và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán, đã được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh đoanh trước khi khoản chỉ tiêu đó thực tế phát sinh Các khoán chỉ phí thường được trích trước vào chỉ phí trong kỳ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chỉ phí lãi vay trả trước

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa: là dự phòng chỉ phí cho những sản phẩm, hàng hóa đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng

1.2.5 Nguyên tắc kế toán áp dụng trong một số ước tính kế toán 1.2.5.1 Nguyên tắc trích khẩu hao TSCD

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và thông tư 45/2013/TT-BTC, khấu hao

TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống, giá trị phải thu hồi của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực, hoặc giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc và công nghệ Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan là con số giả định vỀ sự hao mon cua TSCD trong quá trình sử dụng Chính vì vậy, về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính băng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

TSCD cua doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau,

cho nên các doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ Các phương pháp khấu hao gồm: Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số đư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả các khác nhau về chỉ phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Do vậy, việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCPĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước

Cách thức tính mức khấu hao theo các phương pháp như sau: Phương pháp khấu hao đường thắng

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị tính khấu hao / Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khẩu hao cả năm chia cho 12 - _ Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao theo PP Đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thắng được xác định như seu:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP Đường thắng = (1 / Thời gian sử dụng TSCĐ)

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dung TSCD Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5

Ee BSA TTS PY OS SE TE SEE PS OE A STR BEE Ft DDB LES CAT SPN EEO

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh Những năm cuối, khi mức khẩu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và

số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính

băng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng - _ Phương pháp khẩu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Mức trích khấu hao trong tháng =

Số lượng SP sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đv SP

Mức trích khấu hao năm của tài sản cô định băng tông mức trích khâu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao trong năm = Số lượng SP sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân cho một đv SP

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau:

- TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

-_ TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị mắt

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyển sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)

- _ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong số sách kế toán của doanh nghiệp

- _ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quan áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón

ge ek RSP IEE SR SAT ST NEES SI I PE PE EE EAS EI TT

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

nhân viên, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp

đầu tư xây dựng)

- TSCD là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu

hao

TSCPĐ từ nguồn viện trợ khơng hồn lại sau khi được cơ quan có thâm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ phù hợp với quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp

1.2.5.2 Nguyên tắc lập dự phòng khoản phải thu khó đòi

Theo thông tư 228/2009/TT-BTC, dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán

Vào cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không đòi được dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ khó đòi Theo quy định hiện hành, các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các băng chứng chủ yếu như chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn

nợ chưa trả (hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ ) nhằm xác nhận nợ

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

P _Ï]ÚÏớŸ7ỸĨ:ỹ:ỹỸỹiỊĨ EE

- _ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi vào chỉ phí

- _ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thé xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các

khoản nợ và tiễn hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó:

-_ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

e 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới I

năm

e 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm e_ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến đưới 3 năm e 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

-_ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng nợ phải thu vào bảng kê chỉ tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp

1.2.5.3 Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng ton kho

Theo thông tư 228/2009/TT-BTC, dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc ước tính trước để đưa vào chỉ phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi số kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Reena A TT DIT ETL SE SE SPL EAE SB VEN EASES ED TEESE SA ECE TL ESET STON SED

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

a

eS a aS SI a aS SE SOD SE IS TS OME EES TBD S SST

được thực hiện vào cuỗi kỳ kê toán năm đôi với các mặt hàng tôn kho có băng chứng tin cậy về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gộc Việc lập dự phòng giảm giá HTK phải được tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn

kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho được lập trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại hình dịch vụ có mức giá riêng biệt

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá vật tư, HH =

Lượng vật tư, HH thực tế tồn kho tại thời điểm lập BCTC

x Giá gốc HTK theo số KT

= Giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chỉ phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá

bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chỉ phí tiêu thụ (ước tính)

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chỉ tiết Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến biên động của giá hoặc chi phí trực tiêp liên quan đên sự kiện diễn ra sau ngày

a ST SC Ee

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh ANOa TUaM tOUMBM SN SG HH

kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở

thời điểm ước tính

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch thấp hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá nhỏ hơn giữa giá pốc và gia tri thuần có thể thực hiện được

1.2.6 Những sai sót, rủi ro thường gặp trong ước tính kế toán

Thứ nhất, các nguyên tắc cho các ước tính kế toán không rõ ràng, chặt chẽ thậm chí không được đưa ra Bên cạnh đó, những đánh giá về các đối tượng ước tính thường mang tính chủ quan, phức tạp và đòi hỏi những giả định về ảnh hương của những sự kiện trong tương lai Do đó các ước tính kế toán có thể chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao

Thứ hai, do các ước tính kê toán được lập dựa vào những xét đoán chủ quan và thiếu các dữ liệu khách quan hoặc mức độ không chắc chăn của một yêu tô nào đó nên các ước tính kế tốn đã khơng được lập một cách hợp lý

Thứ ba, các ước tính kế toán thường có các tính toán phức tạp nên việc tính toán TẤt dé xay ra sai sot

Thứ tr, một sỗ ước tính kế toán thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm

Tại thời diém nhạy cảm đó, do áp lực công việc nên kế toán có thể để xảy ra những sai sót không mong muốn như: hạch toán sai tài khoản, sai quy định kê toán hiện hành, quy trình tính toán gặp sai sót hoặc sai sót trong quá trình ghi số, kết chuyển

Thứ năm, các ước tính kế toán thường liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước nên dễ bị xử lý chủ quan theo hướng có lợi cho đơn vị Trong quá trình lập BCTC, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty trong kỳ Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về các ước tính này nên đây được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá HTK, giảm dự phòng nợ khó

PA ST SSE PZT A POE EES REE ES PRU YS OPEL TE

SVTH: Dinh Minh Duy Trang 20

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chỉ phí không đủ điều kiện

Thứ sáu, các ước tính kế toán có bản chất là những xét đoán chủ quan, nên chế độ

kế toán liên quan đến các ước tính kế toán thường thay đổi nhằm đem lại sự đáng tin

cậy hơn, minh bạch hơn trong quá trình lập các ước tính Bởi vậy nếu đơn vị không

thường xuyên cập nhật các văn bản mới liên quan thì việc lập các ước tính sai với quy định rất đễ dàng mắc phải

Thứ: bảy, các bằng chứng cho các ước tinh kế toán thường khó thu thập hơn và độ thuyết phục thấp hơn các bằng chứng cho các chỉ tiêu khác trên BCTC Nhất là đối với các khoản dự phòng, thông tin về giá trị thuần có thể thực hiện được không sẵn có và ít mang tính thuyết phục hơn; hơn nữa thường có sự bất đồng giữa KTV và hội đồng thâm định công ty trong việc đánh giá mức độ dự phòng cần thiết, cũng như quy trình tính toán của các khoản mục này

1.2.7 Trách nhiệm của Ban giám đồc đôi với các ước tính kê toán

Ban giám đốc có trách nhiệm cao nhất quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó hoạt động kế toán là một phần thiết yếu Trong công tác kế toán doanh nghiệp, ước tính kế toán là một phan gan như không thể thiếu nhưng cũng tiềm ấn

nhiều rủi ro xảy ra gian lận hoặc sai sót Do đó, nhiệm vụ của Ban giám đốc là nắm

được đặc điểm của đơn vịvà các rủi ro có thể xảy ra đối với những ước tính kế toán, từ đó xây dựng một phương pháp ước tính dựa trên cơ sở phù hợp, khách quan nhất và một quy trình kiểm soátnhằm dam bảo được sự trung thực, hợp lý đối với các ước tính này Ví dụ như một ước tính kế toán phải được bộ phận kế toán tổng hợp dựa trên những cơ sở hợp lý(dựa vào kết quả của các kỳ trước, các quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp; đối với các ước tính kế toán phức tạp liên quan đến kỹ thuật thì cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia), cùng với đó làthiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ gồm các bước thiết lập, xét duyệt, thực hiện và kiểm tra giám sát cũng như quy định trách nhiệm của các đối tượng liên quan, mục đích để các ước tính được thiết lập cho ra thông tin khách quan, phù hợp nhất đối với tình hình doanh nghiệp

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh AhOa Wan tOCMeMep See

1.3 Kiểm toán các ước tính kế toán

1.3.1 Mục tiêu kiểm toán các ước tính kế toán 1.3.1.1 Mục tiêu hợp lý chung

Bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu thập được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu khác Nếu kiểm tốn viên khơng nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu khác

Đối với kiểm toán các ước tính kế toán có thể cụ thể hóa mục tiêu hợp lý chung như sau: Tất cả các số dư của khoản mục ước tính kế toán hay các khoản chỉ phí ước tính phát sinh trong kỳ đã được thể hiện hợp lý trên số chỉ tiết hay không, đã ghi nhận hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính đầy đủ và hợp lý theo khuôn khổ về lập và

trình bày báo cáo được áp dụng hay không; ‘ 1.3.1.2 Mục tiêu chung khác | Mục tiêu chung của các khoản ước tính kê toán xoay quanh các cơ sở dẫn liệu sau: ( đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, chính xác, trình bày và công bố

MỤC TIỂU NỘI DUNG

Các nghiệp vụ và số tiền ước tính phát sinh được hạch toán

đầy đủ

Các khoản dự phòng, chi phí ước tính thực sự là nghĩa vụ

Quyền và nghĩavụ | của đơn vị hoặc phát sinh từ những tài sản thực sự thuộc quyền quản lý của đơn vị

Việc trích lập và phân bô các khoản ước tính tuân theo Đánh giá nguyên tắc kế toán và các quy định hiện hành, mang tính

nhất quán và giá trị ước tính một cach hop ly

Đảm bảo tính chính xác về số học dựa trên cơ sở các tỷ lệ hợp lý mà đơn vị đã đưa ra Ngoài ra cần đảm bảo các chỉ phí liên quan đến các ước tính kế toán được ghi nhận phù hợp với kỳ kế toán hiện hành

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp se GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh a 1.3.2 Quy trình kiêm toán chung các ước tính kê toán

1.3.2.1 Đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

Khi thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhắm tìm hiệu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiêm soát nội bộ của

đơn vị, kiểm toán viên phải tìm hiệu các vân đề sau đề có cơ sở xác định và đánh giá rủi

TO CÓ sai sót trọng yêu đôi với các ước tính kê toán:

- _ Tìm hiểu các quy định của khuôn khô về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng đôi với các ước tính kê toán, kê cả các thuyêt minh liên quan

- Phỏng vẫn Ban Giám Đốc cách thức xác định các giao dịch, sự kiện và điêu

kiện có thể dẫn đến sự cân thiết phải ghi nhận hoặc thuyết minh các ước tính kê toán trong báo cáo tài chính hoặc những thay đôi hoàn cảnh dẫn đến sự cân thiết

sửa đôi hoặc đưa ra ước tính kê toán mới

- _ Kiểm toán viên phải thu thập giải trình băng văn bản của Ban Giám đôc và Ban quản trị trong phạm vi phù hợp về việc liệu họ có tin tưởng rằng các giả định quan trọng được sử dụng khi lập ước tính kế toán là hợp lý hay không

- _ Cách thức Ban Giám độc lập ước tính kê toán và hiệu bit vê các dữ liệu làm cơ

sở lập các ước tính đó, bao gồm:

e_ Phương pháp, kế cả mô hình được sử dụng để lập ước tính kế toán ø _ Các kiểm soát liên quan

e Ban Giám đốc có sử dụng chuyên gia hay không e Cac gia dinh được sử dụng để lập ước tính kế toán

øe Liệu đã có hoặc đáng lẽ phải có sự thay đổi trong các phương pháp lập ước tính kế toán so với kỳ trước hay không và nếu có thì tại sao

e Ban Giám đốc có đánh giá ảnh hưởng của sự không chắc chắn trong ước tính kế tốn hay khơng và nếu có thì đánh giá như thế nào

- Soát xét kết quả thực tế của các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính kỳ trước hoặc soát xét việc thực hiện lại các ước tính đó cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính kỳ hiện tại

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp ae een ee GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh cào CC CD CC IQQ.ÒỘ Ngoài ra, KTV phải đánh giá mức độ không chắc chắn trong các ước tính kế toán, khi đó KTV phải dựa vào xét đoán của mình để xác định xem có ước tính kế toán nào được đánh giá là có mức độ không chắc chắn cao làm phát sinh rủi ro đáng kế hay không

Đối với hệ thống KSNB, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị là người soát xét và phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng Vì vậy, KTV phải xem xét việc phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay không và điều đó có thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho việc lập các ước tính kế toán chưa

Căn cứ vào rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, kiểm toán viên phải xác định rằng Ban Giám đốc đã áp dụng một cách thích hợp các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng liên quan đến ước tính kế toán hay chưa Liệu các phương pháp lập ước tính kế toán có thích hợp và đã được áp dụng nhất quán hay chưa và liệu các thay đối (nếu có) trong các ước tính kế toán hoặc trong phương pháp lập ước tính kế toán so với kỳ trước có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không

1.3.2.2 Các thủ tục kiểm toán áp dụng

Sau khi đã đánh giá rủi ro đối với các khoản mục ước tính kế toán, KTV phải thực hiện một trong những biện pháp sau:

- Xác định xem các sự kiện phát sinh cho đên ngày lập báo cáo kiêm toán có cung cấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến ước tính kế tốn hay khơng ~_ Kiểm tra cách thức Ban Giám đốc lập ước tính kế toán và các dữ liệu làm cơ sở

cho việc lập ước tính kế toán Khi kiểm tra, kiểm toán viên phải đánh giá liệu: Phương pháp đo lường được sử dụng có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không; các giả định mà Ban Giám đốc sử dụng có hợp lý theo mục tiêu đo lường của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không

- KTV phai danh giá:

e Ban Gidm đốc đã xem xét các giả định hoặc kết quả khác như thế nào và lý do Ban Giám đốc không chọn các giả định hoặc kết quả đó, hoặc Ban Giám

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp Khoa luận COC NBM GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

pe eee

đốc đã xử lý sự không chắc chắn trong ước tính như thế nào khi lập ước tính

kế toán;

e_ Các giả định quan trọng được Ban Giám đốc sử dụng có hợp lý hay không; e Dự định và khả năng thực hiện các hành động cụ thê của Ban Giám đốc, khi

kiểm toán viên xem xét tính hợp lý của các giả định quan trọng mà Ban Giám đốc sử dụng hoặc việc áp dụng thích hợp khuôn khô về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

~ Kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiêm soát đối với cách thức Ban Giám đốc lập ước tính kế toán, cùng với các thử nghiệm cơ bản thích hợp

~_ Nếu theo xét đoán của kiểm toán viên, Ban Giám đốc đã không xem xét đây đủ các ảnh hưởng của sự không chắc chắn trong các ước tính kê toán làm phát sinh rủi ro đáng kể, kiểm toán viên phải xây dựng một khoảng giá trị ước tính để đánh giá tính hợp lý của ước tính kế toán, vì mục đích dé:

e_ Nếu kiểm toán viên sử dụng các giả định hoặc phương pháp khác với các giả định và phương pháp của Ban Giám đốc, kiểm toán viên phải tìm hiểu đầy đủ về các giả định và phương pháp của Ban Giám đốc để đảm bảo rằng kiểm toán viên đã tính đến tất cả các biến số có liên quan khi đưa ra giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính của mình và để đánh giá bất kỳ sự khác biệt đáng kê nào so với giá trị ước tính của Ban Giám đôc

s _ Nếu kiểm toán viên kết luận rằng việc sử dụng một khoảng giá trị ước tính là thích hợp thì kiểm toán viên phải dựa vào các bằng chứng kiểm toán đã có dé thu hẹp khoảng giá trị ước tính cho đến khi tất cả các kết quả trong khoảng giá trị ước tính đó được coi là hợp

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

Kiểm toán viên cũng cần phải xem xét liệu có cân phải có kiên thức hoặc kỹ năng chuyên sâu liên quan đến một hay nhiêu khía cạnh của các ước tính kê toán đê thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không

KTV có thể lập một ước tính độc lập dựa trên cơ sở dữ liệu đơn vị đã áp dụng rồi so sánh với kết quả của đơn vị Nếu phát hiện chênh lệch, KTV phải đánh giá chênh lệch đó có trọng yếu hay không, nếu không trọng yếu thì không cần điều chỉnh Còn nếu chênh lệch trọng yếu thì cần hỏi lại đơn vị và đưa ra những cơ sở lập ước tính cho

đơn vị để đơn vị điều chỉnh theo KTV, trong trường hợp nếu đơn vị không điều chỉnh

thì KTV cần cân nhắc khi đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC

Dựa vào các bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính là hợp lý hay là bị sai sót theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

Đối với thuyết minh BCTC, KTV phải xem xét liệu đơn vị đã công bố đầy đủ, thích

hợp theo khuôn khô về lập và trình bày BCTC hay chưa Nhất là đối với các ước tính kế toán làm phát sinh rủi ro đáng kể, KTV phải đánh giá tính đầy đủ của thuyết minh về sự không chắc chắn của ước tính trong báo cáo tài chính

1.3.2.3 Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng

trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận ước tính đã lập

Các sự kiện này có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến việc lập các ước tính kế toán của đơn vị được kiểm toán Việc KTV soát xét các nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc soát xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để

so sánh với đơn vị

1.3.3 Kiểm toán một số khoản mục ước tính kế toán chủ yếu

1.3.3.1 Các thủ tục kiểm toán khẩu hao TSCĐ

a Dac diém kiểm toán khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tý trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán, và thay đổi tùy theo từng ngành nghề Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí giá trị

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th§.Ngơ NgọcLinh _

khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản Có thể nói, khoản mục này tiềm ẩn rủi ro mang tính trọng yếu, có thể ảnh hưởng tới tổng thể báo cáo tài chính Vì vậy, quá trình kiểm toán TSCĐ nói chung và kiểm toán khấu hao TSCĐ nói riêng thường chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với chỉ phí khấu hao, khác với các chi phí thông thường khác, việc kiểm toán có hai đặc điêm riêng như sau:

- _ Trước hết chi phí khấu hao là một ước tính kế tốn, chứ khơng phải là chi phí thực tế phát sinh có thể đo lường được chính xác Bởi vì chi phí khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố là nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích Trong đó chỉ có nguyên giá là nhân tố khách quan, có thể xác định chính xác, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ theo ước tính của đơn vị Vì vậy việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra một khoản ước tính kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, không thể dựa vào chứng từ, tài liệu để có thể tính toán chính xác được

- _ Thứ hai, do chỉ phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng Vì vậy, kiểm toán chỉ phí khẩu hao còn mang tính chất của sự kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán

b Mục tiêu kiểm toán

Đối với khoản mục khấu hao TSCĐ, mục tiêu kiểm toán gồm:

- Đánh giá: Các tài sản cố định được trích khấu hao phù hợp với chuẩn mực và

chế độ hiện hành

- _ Chính xác: Đảm bảo sự chính xác về sô học dựa trên những cơ sở và tỷ lệ hợp lý đã đặt ra

- _ Trình bày và công bố: Công bố các cơ sở ước tính và phương pháp tính toán các khoản ước tính này phù hợp với chuân mực và chê độ kê toán hiện hành

c Thử nghiệm kiểm soát

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

Kiểm toán khấu hao TSCĐ phải đi cùng với kiểm toán nguyên giá TSCĐ Việc

thực hiện các thủ tục kiểm soát đã thực hiện trong phần hành TSCĐ, vì vay KTV co thé

van dung cho ca phan khấu hao mà không cần phải thực hiện lại

Việc kiểm toán khấu hao TSCĐ là kiểm toán phương pháp kế toán hơn là kiểm tra một chi phí phát sinh, KTV cần thu thập chính sách khấu hao của đơn vị, thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản phải được ban giám đốc phê chuẩn trong khuôn khổ các quy định của nhà nước trước khi đăng ký thực hiện và xem xét phương pháp khấu hao của đơn vị có nhât quán với nhau hay không

Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sô chỉ tiết, sô cái về chi phí khâu hao đề xem công việc đối chiêu có được một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách đêu đặn hay không

d Thủ tục phân tích

KTV tính tý lệ khấu hảo bỉnh quân bằng tỷ số giữa phần khấu hao lũy kế tăng thêm với tổng nguyên giá TSCĐ Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp kiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao Tỷ lệ này cần tính cho từng nhóm TSCĐÐ (nhà xưởng, máy móc, thiết bị ) vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng

của cơ cấu TSCĐ

KTV so sánh chỉ phí khẩu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu hao với giá thành sản phẩm nhập kho Những biến động bất thường đều cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân

e Thử nghiệm chỉ tiết Đánh giá cơ sở ước tính kế toán

Xem xét việc phân bổ chỉ phí khấu hao cho các bộ phận trong doanh nghiệp Thu nhập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế bao gồm cả nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khấu hao trong năm, giá trị hao mòn lũy

kế giảm do thanh lý, số dư cuối kỳ sau đó so sánh, đối chiếu với số cái, số chỉ tiết, báo cáo kiêm toán năm trước

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

Xem xét chính sách và phương pháp khấu hao của đơn vị có phù hợp với chuẩn _ mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp hay không, thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không?

Xem xét sự cân thiết thay đôi chính sách khâu hao (nêu có) Căn cứ trên kết qua xác minh các nội dung trên, nêu xét thây cân thiết, KTV cân thảo luận với người quản lý đơn vị về việc thay đổi chính sách khấu hao

Kiểm tra tính nhất quán của việc hạch toán, trích khấu hao TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành và việc ghi chép trên số sách Đối với TSCĐ sử dụng chung cho nhiều bộ phận, cần xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chỉ phí quản lý, chi phí bán hàng

Thực hiện tính toán lại

Tính toán mức khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu đó trên số cái Qua

đó phát hiện các trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu

hao

Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán TSCĐ Đối với việc nâng cấp TSCĐ dẫn tới sự thay đổi mức khấu hao, cần thu thập về giá trị phần tăng lên của TSCĐ, xem xét coi việc tăng lên đó với chỉ phí khấu hao hiện hành có phù hợp hay không

1.3.3.2 Các thủ tục kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

a Đặc điểm kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nợ phải thu có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng chính sách bán chịu như một công cụ đắc lực nhằm thúc đây doanh thu Tuy nhiên rủi ro của chính sách này là doanh nghiệp không nắm chắc chắn được khả năng thu hồi của khoản nợ phải thu Do đó trong một số trường hợp, khi các khoản phải thu có dấu hiệu không thể thu hồi được đầy đủ giá trị phát sinh trước đó, doanh nghiệp thực hiện động tác trích lập chỉ phí dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm có một khoản tích lũy để bù đắp cho phần thiệt hại khi rủi ro không thu hồi được thực sự phát sinh Khoản dự phòng nợ phải thu cũng là một chỉ phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế

SS A PY PT ETT TE SRP

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh TKhỎA luận LỐL nghiệp eee

nên việc lập dự phòng sẽ làm cho thuế thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống một lượng đáng kể Vì thế, đây là một khoản mục có rủi ro cao chịu ảnh hưởng của nhà quản lý trong việc trình bày và công bố theo hướng có lợi cho doanh nghiệp

Khi kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi, có những đặc điểm sau đây:

- _ Dự phòng nợ phải thu khó đòi phụ thuộc vào hai nhân tố là giá trị phát sinh của khoản nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ dự phòng Trong đó chỉ có giá trị phát sinh là có thể xác định một cách khách quan, tỷ lệ dự phòng phụ thuộc vào chính sách, phương pháp tính của doanh nghiệp Do đó kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi mang tính chất là kiểm toán một ước tính kế toán hơn là kiểm toán một chỉ phí phát sinh thực tế

- Thứ hai, do phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu mang tính chủ quan của đơn vị nên việc kiểm toán dự phòng nợ phải thu chủ yếu là kiểm tra tính hợp lý của cơ sở và phương pháp tính toán

b Muc tiêu kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Khi kiểm toán khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi cân đảm bảo các mục tiêu

sau

- Đánh giá: Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính toán hợp lý, phù hợp với chuân mực kê toán và chê độ hiện hành

- _ Trình bày và công bố: Công bố các cơ sở và phương pháp ước tính phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành

c Thủ tục kiểm soát

Xem xét chính sách thu tiền hàng, thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, các

đảm bảo thanh toán áp dụng đối với từng loại khách hàng thế nào từ đó KTV có những đánh giá sơ bộ về khả năng phát sinh các khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp Ngoài ra, KTV kiểm tra xem các khoản thanh toán có theo dõi chỉ tiết theo từng đối tượng và thời gian thanh toán để xác định đối tượng là nợ khó đòi hay không

SVTH: Đinh Minh Duy | _ | Trang 3

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

Kiểm tra, thu thập các chính sách, hướng dẫn của khách hàng về phương pháp và căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, sau khi trích lập có sự phê duyệt, sốt xét khơng Sau đó, KTV chọn mẫu nghiệp vụ thực hiện kiểm tra chữ ký phê duyệt, kiểm tra tính hiệu lực của các chứng từ liên quan, thực hiện đối chiếu giữa số sách kế toán với các chứng từ

Kiểm tra tính liên tục của chứng từ liên quan đến khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm đảm bảo mục tiêu đầy đủ của khoản dự phòng Kiểm tra quyền của doanh nghiệp đối với các khoản nợ được trích lập dự phòng

d Thủ tục phân tích

So sánh số dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của dự phòng nợ phải thu khó đòi giữa hai năm

KTV tính tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng nợ và so sánh với năm trước, so sánh chỉ tiết các khoản nợ phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước Xem xét mức biến động của khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập năm nay so với năm trước, tìm hiểu nguyên nhân biến động (do có sự thay đổi về lượng hàng bán ra hay vì nguyên nhân khác )

e Thử nghiệm chỉ tiết

Kiểm tra các chứng từ liên quan tới các khoản thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận

Xem xét bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi

Kiểm tra độ tin cậy của bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: đối chiếu bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT, đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích

Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với bên thứ ba (khách hàng, luật sư ) KTV cần đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa số

kế toán, có liên hệ hoặc ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh 1.3.3.3 Các thủ tục kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tôn kho

a Dac diém kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được đánh giá là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng trong Báo cáo tài chính Tuy đã có những quy định về điều kiện của đối tượng lập dự phòng, nhưng có một số quy định chỉ mang tính quy định chung, chưa quy định thành các chỉ tiêu cụ thể Vì vậy doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng mức lập dự phòng khác so với mức cần thiết Đôi khi chỉ vì chiến lược kinh doanh, người lập báo cáo tài chính có thể sử dụng khoản lập dự phòng này như một công cụ để điều chỉnh một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Khi thực hiện kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, KTV cần phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm HTK của doanh nghiệp Đánh giá được sự hợp lý trong cơ sở và phương pháp trích lập dự phòng chứ không chỉ dựa vào tính chính xác số học trên số sách Đối với một số mặt hàng tồn kho đặc thù cần phải có sự trợ giúp của các chuyên gia kỹ thuật để việc đánh giá đáng tin cậy hơn

b Mục tiêu kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Khi thực hiện kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tôn kho cân đảm bảo các mục tiêu

sau:

- _ Đánh giá: Khoản dự phòng được tính toán hợp lý với chuẩn mực và chế độ kế

tốn hiện hành, khơng phản ánh sai lệch giá trị thuần có thê thực hiện được của HTK

- _ Trình bày và công bố: Công bố cơ sở và phương pháp tính phù hợp với chuẩn mực và chê độ kê toán hiện hành

c Thử nghiệm kiêm soát

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh KTV kiểm tra đơn vị có theo dõi chỉ tiết theo từng loại hàng hóa vật tư bị giảm giá không

Kiểm tra chữ ký phê duyệt, kiểm tra tính hiệu lực và đối chiếu số liệu với các chứng từ liên quan đến việc trích lập dự phòng giảm giá HTK tồn tại đến ngày lập BCTC

a) Thu tuc phan tich

KTV so sanh ty lé dự phòng giảm giá HTK trên tổng giá trị HTK với các niên độ trước, với định mức (nếu có) hoặc với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề

kinh doanh để xem xét tính hợp lý và mức ảnh hưởng có thể có tới tình hình tài chính

của doanh nghiệp

So sánh tỷ suất giữa dự phòng HTK với chỉ tiêu giá vốn hàng bán

b) Thử nghiệm chỉ tiết

Xem xét các khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở đơn vị trên số cái, số chỉ tiết tài khoản dự phòng Kiểm tra chỉ tiết các nghiệp vụ trích lập dự phòng trong kỳ, phát hiện những nghiệp vụ bất thường KTV kiểm tra số liệu và xem xét các cơ sở trích lập dự phòng giảm giá HTK nhằm đánh giá sự đầy đủ, thích hợp của các cơ sở trích lập dự phòng

Kiểm tra chất lượng và tình hình hàng tồn kho để phát hiện những trường hợp HIK đã lạc hậu hoặc kém phẩm chất mà đơn vị không lập dự phòng

KTV thu thập báo cáo nhập xuất tồn của thủ kho và các báo cáo liên quan đến đánh giá phẩm chất HTK, phỏng vấn thủ kho, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý về thời gian và trình tự nhập xuất kho Qua đó KTV có thể theo dõi được thời gian lưu kho thực tế của HTK, xem xét được chất lượng HTK tại các kho bãi

KTV trực tiếp quan sát, xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, sắp xếp tại kho xem có đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật không

Kiểm tra chỉ tiết giá ghi số, đơn giá lập dự phòng và giá ghi trên số sách vào thời điểm cuối niên độ kế toán KTV đánh giá tính hợp lý của giá ghi trên số sách bằng cách xem xét giá trên hóa đơn bán hàng hay cước phí và phí bảo hiểm đã thực chỉ, so sánh

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh Khoa luận tốt

nghiệp DO giá trị ghi trên số sách và giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm, xem xét và so sánh với giá thị trường

Kiểm tra quyền của doanh nghiệp đối với HTK đã trích lập dự phòng

Kiểm tra những sai sót trong việc ghi chép số lượng, tính toán giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK trong việc cộng dồn và ghi SỐ

FRR a PSS FB TEE PAE ES SL BE DESY OP ENED SE Ta ER TOTO FOE

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngé Ngoc Linh Khoa iuận tốt nghệp_ ee

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẺ CÔNG TY TNHH KIÊM TOÁN DFK VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán DFK Việt Nam DFK International — Tập đoàn Kiểm toán quốc tế DEK là một tổ chức đa quốc gia có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh, với hơn 10.000 nhân viên chuyên nghiệp cung câp dịch vụ tư vân và kiêm toán tại 84 quôc gia

Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam được thành lập vào ngày 09/04/2003, là thành viên độc lập của tập đoàn Kiểm toán Quốc tế DFK tại Việt Nam Với số vốn điều

lệ là 6 tý đồng

Trước ngày 17/09/2010 Công ty có tên là Công ty TNHH Tư van và Kiểm toán CA&A, sau đó chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam theo

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 9 số 0302909063 ngày 08/9/2010

do Sở Kế hoạch — Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp "

DFK Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp

dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán từ

năm 2007 Công ty cũng được chọn lựa là công ty kiểm toán hỗ trợ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu và cập nhật chuân mực kiêm toán Việt Nam

Hiện tại, DFK Việt Nam có trên 100 chuyên viên bao gồm người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại văn phòng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đội ngũ nhân viên đã tốt nghiệp đại học, sau đại học và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các cơng ty kiểm tốn hàng đầu như KPMG, Arthur Andersen và Ernst & Young Các nhân sự chủ chốt của DFK Việt Nam được đào tạo tại các trường Đại học như Swinburne (Úc), Đại học Bradford ( Vương Quốc Anh), Đại học Utah (Hoa Kỳ), Đại học Rotterdam (Hà Lan), và tổ chức chuyên ngành danh tiếng như ACCA

DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ với chất lượng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế: tham gia, tổ chức các chương trình huấn luyện quốc tế, mở rộng dịch vụ ra ngoài nước và nhiêu điêu kiện khác kèm theo

SS 2 ABT ELS PA TEP EAS ET AY OS POO OSE TCE EET

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

SSSA a

WB TE

- - Trụ sở chính của DFK dat tai London, Vuong Quốc Anh

- — Trụ sở của công ty tại Việt Nam:

e Trụ sở tại số 45 Đường Bạch Dang, phường 2, Quận Tân Bình, thành phố

Hồ Chí Minh

e_ Văn phòng đại diện tại số 285/24 đường CMT8, phường 12, quận 10, thành

phố Hồ Chí Minh

e_ Chỉ nhánh Hà Nội tại tầng 25, tòa nhà M3M4, 91 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

1.1.2 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển của công ty 1.1.2.1 Nguyên tắc hoạt động

Công ty luôn cam kết và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mọi lĩnh vực cung cấp đến khách hàng DFK Việt Nam luôn tôn trọng triệt để các nguyên tắc về tính độc lập khách quan, tính bảo mật phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các thông lệ quốc tế được chấp nhận tạ Việt Nam Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng

dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên ‘ phải tuân thủ

1.1.2.2 Mục tiêu hoạt động

Công ty luôn hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp về các dịch vụ kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp có chất lượng cao ở Việt Nam Bằng những kinh nghiệm của mình, DFK Việt Nam mong muốn cung cấp các giải pháp thực tiễn cho khách hàng trong việc thiết lập, thực hiện, quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối đa hóa cơ hội phát triển cho khách hàng Phương pháp tiếp cận và nắm hiểu yêu cấu của từng khách hàng để đưa ra giải pháp cung cấp dịch vụ thích hợp, nhằm tiết kiệm tối đa chỉ phi va tao ra gia tri gia tang thong qua dich vụ cung cấp cho khách hàng

1.1.2.3 Định hướng phát triển

Phục vụ khách hàng có chọn lựa và nghiên cứu biện pháp nhằm 6n định khách hàng; khai thác thêm khách hàng theo định hướng của công ty nhằm tăng doanh thu,

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh tăng thị phần và nâng cao uy tín của công ty Nâng cao chất lượng dịch vụ và khơng ngừng hồn thiện công tác đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao

1.1.3 Những loại hình dịch vụ cung cấp

1.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của DFK Việt Nam được Bộ Tài chính công

nhận đủ tiêu chuẩn kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2003, bao gồm:

- _ Kiểm toán báo cáo tài chính - _ Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư - Kiểm toán nội bộ

- Kiểm toán cho các mục đích chuyên biệt - _ Soát xét báo cáo tài chính

- _ Kiểm toán theo các thủ tục thỏa thuận trước - _ Dịch vụ tư vấn kiểm toán xây dựng cơ bản

Với đội ngũ nhân viên kiểm toán và chuyên viên kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản, Công ty cung cấp khách hàng các dịch vụ bao gồm:

Kiểm toán, quyết toán xây dựng cơ bản

Tư vấn hoàn thiện hồ sơ quyết toán xây dựng cơ bản Tư vấn giám sát các công trình xây dựng cơ bản

1.1.3.2 Dich vu tu vấn thuế

Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn thuế,

Công ty cung cấp khách hàng các dịch vụ quản lý thuế, tư vấn các giải pháp về tuân thủ, đồng thời tiết kiệm chi phi thuế và cập nhật các thay đổi của chính sách thuế:

- _ Đánh giá tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế - _ Tư vấn tuân thủ nghĩa vụ thuế

- Tuvan vé uu đãi thuê

[rss me ASI ESE LTT SED AE VAPORS SE PI I OT ULE ES LSS EE LI EDS TET FSI SENT EE ES OE SIA

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp HÓA LUầN VỚI HE HIỆ, GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh eee - _ Lập hồ sơ hoàn thuế

- _ Hỗ trợ khách hàng quyết toán thuế - _ Tư vấn thường xuyên các vấn đề về thuế - - Cập nhật chính sách thuế

1.1.3.3 Dịch vụ kế toán

DFK Việt Nam hỗ trợ khách hàng thực hiện các công tác kế toán theo các quy định hiện hành và cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, các dịch vụ bao gồm:

Cập nhật số sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định - _ Cập nhật thông tin tài chính quản trị doanh nghiệp

Lập các báo cáo thuế định kỳ theo quy định - _ Lập các báo cáo tài chính hợp nhất

Rà soát số sách và báo cáo kế toán

- _ Thiết lập hệ thống kế toán

- Dịch vụ kế toán trưởng

1.1.3.4 Dịch VỊ „ước ngoài

DFK Việt Nam đang cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bao gồm:

- - Thành lập hoạt động kinh doanh tại nước ngoài

Dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khốn nước ngồi

1.1.3.5 Dịch vụ chuyên ngành khác

DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại

Nghị định số 109/2007/NĐ - CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm: Thành lập doanh nghiệp

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh

- Tái cấu trúc doanh nghiệp - _ Xác định giá trị doanh nghiệp

¬ - Lập hệ thống kiểm soát nội bộ

- _ Đánh giá hoạt động doanh nghiệp

- Tuvan chuyén gia

1.1.3.6 Dịch vụ huấn luyện, đào tao

DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ huấn luyện theo yêu cầu của khách hàng về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế, cập nhật các chính sách thuế lien quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

- _ Huấn luyện các chuẩn mực kê toán Việt Nam | - Huấn luyện các chuẩn mực kế toán Quốc tế | - Hun luyén cdc quy trình thủ tục cuối kỳ kế toán

- _ Các bộ luật về thuế

- _ Huấn luyện lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế — ; - _ Chuyển đổi báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận khác

1.1.4 Tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty 1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

| Giám đốclà người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công ty hoạt động theo đúng pháp luật Nhà nước, ký báo cáo kiểm toán, giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng

Phó Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp các bộ phận trong công ty, hoạch định các chính sách phát triển hoạt động phù hợp với luật định

Phòng kiểm toán nghiệp vụ: cơ câu nhân sự gồm có trưởng phòng kiểm toán, các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán, có nhiệm vụ phụ trách các dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty cung cấp

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Ngọc Linh Khoaluantotmgmep DĐ

Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: cơ câu nhân sự gỗôm có trưởng phòng kiêm toán kiêm kỹ sư xây dựng và các trợ lý, có nhiệm vụ phụ trách các dịch vụ kiêm tốn các cơng trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và bàn giao

Phòng kế toán: cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phòng kế toán, các nhân viên hành

chính kế toán, có nhiệm vụ tìm hiểu, cung cấp thông tư, quyết định, các văn bản mới nhất của Chính phủ, Bộ tài chính Theo dõi, kiểm soát hoạt động tài chính, tình hình

hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của khách hàng đã được kiêm toán qua các năm, in ân, quản lý nhân sự trong công ty

Phòng tr vấn: gồm có trưởng phòng tư vân, các chuyên viên tư vân, có nhiệm vụ thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng

1.1.4.2 Mối quan hệ nội bộ và giữa các phòng

Quan hệ nội bộ trong phỏng: tuân thủ chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các nhân viên trong phòng để phát huy cao nhất mọi nguồn lực nội bộ để hồn thành cơng việc đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng

Quan hệ giữa các phòng: tuân thủ quy định của chính sách công ty và các quy định liên quan Khi giải quyết nhiệm vụ các phòng phải chủ động và trực tiếp tiếp xúc, quan hệ, đề xuất với các phòng liên quan tham gia giải quyết Khi được hỏi ý kiến, được yêu cầu tham gia hỗ trợ, các phòng có trách nhiệm tham gia đáp ứng yêu cầu và tiến độ công việc theo chức năng nhiệm vụ của phòng mình

SAA WA ATS BST NL RISER DIDI NSE Ss OU RSS, GR EES RCA EI A PT TO IO

Ngày đăng: 07/01/2022, 18:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w