Giáo dục cho HS các giá trị đạo đức: Tôn trọng, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, hòa bình, trách nhiệm, tự do trong quá trình hoạt động nhóm nhóm làm thí nghiệm thực hành, trung thực khi b[r]
Trang 1Ngày soạn: 18/01/2018
Tiết 42 THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể
2 Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học
- Viết tường trình thí nghiệm
3 Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4 Thái độ và tình cảm
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa Nghiêm túc khi làm thí nghiệm, tiết kiệm,
sử dụng hoá chất có hiệu quả
Giáo dục cho HS các giá trị đạo đức: Tôn trọng, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, hòa bình, trách nhiệm, tự do trong quá trình hoạt động nhóm nhóm làm thí nghiệm thực hành, trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm.
5 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực thực hành hóa học
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
DỤNG CỤ HÓA CHẤT
4 nhóm, mỗi nhóm gồm:
- Dụng cụ: 10 ống nghiệm, 1 giá thí nghiệm, 1 giá sắt, 2 ống nghiệm có lắp ống dẫn khí chữ L, 1 đèn cồn, 4 muỗng, 1 chổi rửa, 5 ống hút, 1 kẹp
- Hóa chất: hỗn hợp CuO và C, dd nước vôi trong, NaHCO3, NaCl, Na2CO3, CaCO3
2 Học sinh
Nghiên cứu trước bài mới
III Phương pháp
Trang 2Nghiên cứu, hoạt động nhóm, kiểm chứng.
IV Tiến trình bài giảng
1 Ổn định tổ chức:(1’)
- Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
NỘI DUNG(3’)
Thí nghiệm 1: cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao
Thí nghiệm 2: nhiệt phân muối NaHCO3
Thí nghiệm 3: nhận biết muối cacbonat và muối clorua
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: I Tiến hành thí nghiệm
- Mục tiêu: Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
Thời gian: 35 phút
Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống, giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, dạy học nhóm.
Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ
Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ
cao
a/ Cách làm: (theo vở thực hành)
b/ Trả lời:
Câu 1: Dựa theo cách làm
Câu 2: Nước vôi bị váng đục vì có khí CO2
thoát ra
CuO + C ⃗t ° Cu + CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Câu 3: PỨ dễ xảy ra, chính xác
Câu 4: Khí sinh ra sẽ bị thoát ra ngoài, thí
nghiệm không thành công
Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO 3
a/ Cách làm: (theo vở thực hành)
b/ Trả lời:
Câu 1: Dựa theo cách làm
Câu 2: Nước vôi bị váng đục vì có khí CO2
thoát ra
NaHCO3 ⃗t ° Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và
Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO
ở nhiệt độ cao
CuO + C ⃗t ° Cu + CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO 3
NaHCO3 ⃗t ° Na2CO3+ H2O +
CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 +
H2O
Trang 3muối clorua
a/ Cách làm: (theo vở thực hành)
b/ Trả lời:
Câu 1: Dựa theo cách làm
Câu 2:
NaCl Na 2 CO 3 CaCO 3
H 2 O
Câu 3: Có khí bay lên
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
Câu 4: Hướng dẫn HS tự làm
? Khi làm thí nghiệm ngoài khâu an toàn,
các yếu tố cho thí nghiệm thành công các
em cần chú ý gì?
- Chú ý trung thực khi báo cáo kết quả thí
nghiệm Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, yêu
thương, hòa bình nhau trong quá trình hoạt
động nhóm
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong
nhóm, tự do phát biểu ý kiến của bản thân
- Sử dụng tiết kiệm, làm xong chúng em vệ
sinh sạch sẽ => có trách nhiệm hợp tác
trong việc bảo vệ môi trường không khí,
chính là bảo vệ sức khỏe cho e và người
thân
- YC HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ tên,
cách tiến hành TN
Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
Hoạt động 2 : II Tường trình(5’)
Mục tiêu: Nhận xét về ý thức, thái độ của Hs trong buổi thực hành Đồng thời
nhận xét về kết quả thực hành của các nhóm
Giáo viên nhận xét giờ thực hành
HS làm tường trình vào vở thực hành
4.Cñng cè :(3’)
HS thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm sau buổi thực hành
5.H íng dÉn vÒ nhµ:(2 ’ )
Chuẩn bị bài sau:
+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
+ Phân loại hợp chất hữu cơ.
Trang 4Ngày soạn: 21/01/2018
Tiết 43
CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON, NHIÊN LIỆU KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
A Mục tiêu
1 Kiến thức
Biết được:
+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
+ Phân loại hợp chất hữu cơ.
2 Kĩ năng
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu cơ theo hai loại : hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
- Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố
3 Về tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
4 Về thái độ và tình cảm
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa
- HS biết đa số hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước, khi cháy tạo thành khí CO2, gây hại môi trường Từ đó, nhận thấy trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết cùng cộng đồng sử dụng hợp lý hợp chất hữu cơ (túi nilon, cao su, ), đề xuất biện pháp BVMT
5 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực giải quyết vấn đề
B.Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Bài giảng điện tử
- Hóa chất: bông, nến, nước vôi trong
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, ống nghiệm, đũa thủy tinh
2 Học sinh
Nghiên cứu trước bài mới
C Phương pháp
Trực quan, hỏi đáp, hoạt động nhóm.
D Tiến trình bài giảng
1 Ổn định tổ chức:(1’)
Trang 5- Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra
3 Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
- Mục tiêu: HS biết được HCHC có ở đâu, HS nắm được khái niệm thế nào là
hợp chất hữu cơ? Phân loại được HCHC
- Thời gian: 27 phút.
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống, giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia nhóm.
- HĐ cá nhân:
+ Quan sát H 4.1
? Kể tên các đồ vật có chứa hợp chất hữu cơ?
? Kể tên những loại lương thực, thực phẩm và vật
dụng có chứa các HCHC?
? Trong cơ thể hợp chất hữu cơ có ở đâu?
? Vậy HCHC có ở đâu?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ
- GV chiếu hình vẽ H 4.2
? Nêu cách tiến hành TN theo nhóm?
=> HS làm TN
=> Báo cáo kết quả TN, rút ra kết luận
- Thành ống nghiệm mờ => SP có hơi nước
- Sản phẩm làm đục nước vôi trong => SP có khí
CO2
=> Trong bông có C, H hoặc C, H, O
- Thông báo: Khi đốt các HCHC như cồn, nến,
gỗ, khí đốt, túi nilon, cao su, đều tạo ra CO2
? Thành phần chính của hợp chất hữu cơ?
- Có chứa C
? HCHC là gì?
? Khi đốt hợp chất hữu cơ sinh ra khí CO2 và
một số chất khác có ảnh hưởng như thế nào đến
môi trường?
- Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, mưa
axit
I Khái niệm về hợp chất hữu cơ
1 Hợp chất hữu cơ có ở đâu?SGK
2 Hợp chất hữu cơ là gì ?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO,
H2CO3, các muối cacbonat kim loại)
3 Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
* Gồm 2 loại chính:
- Hiđrocacbon chỉ có 2
nguyên tố là cacbon và hiđro
Vd: CH4, C2H6 …
- Dẫn xuất hiđrocacbon
ngoài cacbon và hiđro trong phân tử còn có các nguyên tố khác như oxi, nitơ
vd: C2H6O, CH3Cl …
Trang 6- GV: Đa số hợp chất hữu cơ khó phân hủy
trong nước hoặc thời gian phân hủy lâu nên cũng
gây hại cho môi trường
? Đề xuất biện pháp BVMT?
- HS nêu được:
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Sử dụng hợp lý HCHC
+ Phân loại rác thải sau khi sử dụng
+ Xử lý khí thải, rác thải
- HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ
? Hoàn thành sơ đồ phân loại HCHC
*) BT 5 SGK
- HS đọc đầu bài, trình bày bảng
+ HCVC: CaCO3, NaNO3, NaHCO3
+ HCHC: Hiđrocacbon: C6H6, C4H10
Dẫn xuất hiđrocacbon:
C2H6O, CH5N, C2H3O2Na
=> Tổ chức nhận xét, đánh giá
? Dựa vào thành phần, hợp chất hữu cơ được
phân loại như thế nào?
? Đặc điểm của mỗi loại?
Hoạt động 2 KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về hóa học hữu cơ.
- Thời gian: 8 phút.
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
GV:Trong hóa học có nhiều ngành khác
nhau như hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa lí,
hóa phân tích, … mỗi chuyên ngành có
một đối tượng và mục đích nghiên cứu
khác nhau
? Hs nêu định nghĩa về hóa hữu cơ
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên
nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ
? Hs nêu các ngành sản xuất hóa học thuộc
về hóa hữu cơ như chế biến dầu mỏ, chất
dẻo, thuốc trừ sâu
II Khái niệm về hợp chất hữu cơ
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ
4 Củng cố:(6 phút)
Trang 7Bài tập 108 SGK
1 đáp án d
2 c
3 CH4 >CH3Cl > CH2Cl2 >CHCl3
4 %C = 40% , %H = 6,67 %, %O = 53,33%
5 Hướng dẫn về nhà:(3 phút)
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập
- Nghiên cứu trước bài mới
+ Trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? + Hiểu được cách sắp xếp mạch C