1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DEDA KSCL CUOI NAM VAN 9 1819

4 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 23,32 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo; cần đánh giá bài làm của thí sinh [r]

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM

Năm học 2018 – 2019

Môn thi: Ngữ Văn 9

(Đề thi gồm 02 trang Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I Đọc hiểu (2.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TAY TRONG TAY

Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát Chúng say sưa xây một lâu đài có đủ cổng, tháp, hào và có cả khách tham quan Khi công trình gần hoàn thành thì có một cơn sóng lớn ập đến phá tan tất cả Giờ thì chỉ còn một đống cát ướt mà thôi Tôi tưởng bọn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng

kỳ công xây dựng Nhưng không! Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười dỡn, tay nắm tay và xây dựng một lâu đài mới Chúng đã dạy tôi một bài học quan trọng: tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù quý giá đến đâu thì cũng không khác gì những tòa lâu đài trên cát; chỉ có tình yêu, tình bạn là bền vững Trước sau gì thì cơn sóng cũng sẽ đến và mang đi tất cả những gì chúng ta cố công xây đắp Nhưng bao giờ thì cơn sóng sẽ đến? Không ai biết trước được! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ thành công, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua mọi khó khăn

(Theo Songdep.xitrum.net –Sống đẹp tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 117)

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ rõ thành phần chính trong câu sau: Chúng lại cùng chạy ra xa con nước,

cười dỡn, tay nắm tay và xây dựng một lâu đài mới

Cho biết: Xét theo cấu tạo, câu trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 3: Bọn trẻ trong văn bản trên đã dạy cho “tôi” điều gì?

Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện trên?

PHẦN II: Làm văn (8.0 điểm).

Câu 1:(3.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Hiếu thảo với cha mẹ giúp con người ta trưởng thành hơn” Từ ý

kiến trên, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo trong cuộc sống

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 2 trang)

Trang 2

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2010, tr 77 )

……… Hết ……

Họ và tên thí sinh: ……… SBD: ………

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM LỚP 9

Năm học 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM: MÔN NGỮ VĂN 9

(Gồm 02 trang)

A HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo; cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn để đánh giá chính xác khoa học, khách quan

- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25

B ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần I Đọc - hiểu (2.0 điểm) :

Câu 1 0.5 điểm) Ngôi kể: Thứ nhất.

Câu 2.(0.5 điểm).

- Xác định được thành phần chính:

“Chúng//lại cùng chạy ra xa con nước, cười dỡn, tay nắm tay và xây dựng một lâu

CN VN

đài mới

- Kiểu câu: Câu đơn

Câu 3 (0.5 điểm) Bọn trẻ đã dạy cho “tôi”: Tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù quý giá

đến đâu thì cũng không khác gì những tòa lâu đài trên cát; chỉ có tình yêu, tình bạn là bền vững

Câu 4 (0.5 điểm) Bài học: Trong cuộc sống cần sự yêu thương, đoàn kết, gắn bó, chia

sẻ, giúp đỡ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách

Lưu ý: Trên đây là gợi ý, HS có thể có cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý.

Trang 3

Phần II Làm văn (8.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm):

1 Về kĩ năng

- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ

- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…

2 Về kiến thức

HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lí Sau đây là một số gợi ý:

* Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận…

* Giải thích được ý nghĩa của câu nói:

- Hiếu thảo : là sự kính trọng, biết ơn, lễ phép, sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc,

phụng dưỡng đối với ông bà, cha mẹ…

- Con người trưởng thành: là con người biết suy nghĩ, hành động chín chắn.

->Ý nghĩa của câu nói: Hiếu thảo với cha mẹ chính là lúc con người đã trưởng thành hơn, biết suy nghĩ và hành động đúng đắn

* Bình luận, chứng minh:

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết tôn trọng, biết vâng lời và làm cho ông bà, cha mẹ được vui vẻ, tinh thần an yên

- Lòng hiếu thảo là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức, thể hiện lối sống có trách nhiệm của mỗi người Đồng thời được mọi người yêu mến, quý trọng ; tạo nên sự gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình

* Mở rộng vấn đề:

- Đề cao lòng hiếu thảo ở mỗi con người

- Phê phán lối sống bất hiếu, vô lễ, vô ơn

* Nhận thức và hành động bản thân…

3 Biểu điểm:

- Đảm bảo các yêu cầu trên: 3 điểm

- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kĩ năng: 2.0 điểm

- Nếu bài làm có nội dung sơ sài, chung chung: dưới 1.0 điểm

- Các biểu điểm còn lại tùy vào tình hình thực tế trên để cho điểm

Lưu ý:

- Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm

- Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc.)

Câu 2 (5.0 điểm) Cần bảo đảm những yêu cầu sau:

1 Về kỹ năng:

- Biết viết một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh

- Biết trình bày các luận điểm, lập luận chặt chẽ

- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu

2 Về kiến thức :

HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ

- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa:

+ Đó là vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị của làng quê chớm thu qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét; từ hương ổi đến làn gió, sương ngoài ngõ, dòng sông, cánh chim, áng mây

Trang 4

+ Vẻ đẹp đó được cảm nhận bằng nhiều giác quan nên có hương vị, đường nét, cảm giác, có những chuyển biến tinh tế theo thời gian; bằng các hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả những đặc trưng của khoảnh khắc giao mùa; bằng ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, biện pháp tu từ ) làm cho bức tranh thu trở nên sinh động

- Tác giả có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước

- Khơi gợi bạn đọc về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống; thái độ trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi

3 Biểu điểm:

- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng: 5 điểm

- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế: 3 điểm

- Nội dung bài viết còn sơ sài: 1 điểm

Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định

Lưu ý: - Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm

- Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc.)

……… Hết ………

Ngày đăng: 06/01/2022, 10:19

w