THCS Hạ Sơn PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲ HỢP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề) I. Mục đích kiểm tra. Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 9 sau khi học sinh học xong học kì II cụ thể: Khởi ngữ, nghĩa tường minh và hàm ý, các thành phần biệt lập, thơ hiện đại. Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 1. Kiến thức: - Nhớ được khái niệm Khởi ngữ, nghĩa tường minh và hàm ý , lấy được ví dụ. - Biết và xác định được các thành phần biệt lập. - Biết được ý nghĩa câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Có chí thì nên. - Biết được các khâu, bước làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng. - Vận dụng kiến thức về Khởi ngữ, nghĩa tường minh và hàm ý; lấy được ví dụ, giải được hàm ý. - Xác định được các thành phần biệt lập theo yêu cầu. - Nêu, giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Có chí thì nên. - Kĩ năng thực hành viết một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 3. Thái độ. - Có thái độ vận dụng kiến thức đó học trong khi nói và viết. II. Hình thức kiểm tra. 1. Hình thức: - Tự luận %. 2. Số lượng: 02 đề ( Tùy chọn 01 trong 02 đề) 3. Học sinh làm bài trên lớp Gv: Cao Minh Anh 1 THCS Hạ Sơn III. Lập ma trận: Đề 1: Mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I.Văn: - Thơ hiện đại Nghị luận bài Sang thu Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: II. Tiếng Việt: - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập Câu 1. Nêu khái niệm Câu 1. lấy ví dụ thành phần khởi ngữ Câu 2. Xác định các thành phần biệt lập Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:0,5 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu:1,5 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu:2 Số điểm:3 Tỉ lệ:30% III. Tập làm văn - Nghị luận về vấn đề tư tưởng , đạo lí. - Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Câu 3. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Câu 4.Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:1 Số điểm: 3 Tỉ lệ:30 % Số câu:1 Số điểm:4 Tỉ lệ:40% Số câu:2 Số điểm: 7 Tỉ lệ:70 % Tổng số : - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: % Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2,5 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu : 4 Số điểm :10 Tỉ lệ: 100% Đề 2: Gv: Cao Minh Anh 2 THCS Hạ Sơn Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I.Văn: - Thơ hiện đại Nghị luận hai khổ thơ cuối trong bài Mùa xuân nho nhỏ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: II. Tiếng Việt: - nghĩa tường minh và hàm ý - Các thành phần biệt lập Câu 1. Nêu khái niệm, điều kiện sử dụng hàm ý Câu 1. lấy ví dụ về hàm ý và giải hàm ý. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:0,5 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu:0,5 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30% III. Tập làm văn - Nghị luận về vấn đề tư tưởng , đạo lí. - Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Câu 2. Suy nghĩ về câu tục ngữ Có chí thì nên. Câu 4.Cảm nhận về hai khổ thơ cuối trong bài Mùa xuân nho nhỏ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20 % Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ:50% Số câu:2 Số điểm: 7 Tỉ lệ:70 % Tổng số : - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: % Số câu: 0,5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu : 3 Số điểm :10 Tỉ lệ: 100% IV. Ra đề và hướng dẫn chấm: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Gv: Cao Minh Anh 3 THCS Hạ Sơn MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Đề 1: Câu 1: (1 điểm ) Nêu khái niệm khởi ngữ và lấy ví dụ. Câu 2: (2 điểm) Tìm thành phần biệt lập trong các trường hợp sau đây và cho biết đó là thành phần gì ? a/ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b/ Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! (Viết Linh, Kim cương) c/ Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân, Làng) d/ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) Câu 3: (3 điểm) Giải thích về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Câu 4: (4 điểm) Cảm nhận của em về khúc giao mùa cuối hạ sang thu được thể hiện tinh tế trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề 1: Gv: Cao Minh Anh 4 THCS Hạ Sơn Câu 1: (1 điểm ) - Nêu đúng khái niệm khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (0,5 đ) - Cho ví dụ chính xác. (0,5 đ) Câu 2: (2 điểm) a/ “có lẽ”: thành phần biệt lập tình thái. (0,5 đ) b/ “chà” : thành phần biệt lập cảm thán. (0,5 đ) c/ “thưa ông” : thành phần biệt lập gọi-đáp. (0,5 đ) d/ “người con gái quê ở Nam Xương” : thành phần biệt lập phụ chú. (0,5 đ) Câu 3: (3 điểm) - Về hình thức: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (không qua một trang giấy thi) có đủ 3 phần: nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề. - Về nội dung: Thể hiện sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về lòng biết ơn. + Giải thích nội dung đạo lý qua câu tục ngữ: Người được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra thành quả đó. (1 đ) + Nêu những biểu hiện của lòng biết ơn và phân tích ý nghĩa để khẳng định mặt đúng, sự cần thiết của vấn đề này trong cuộc sống. (1 đ) + Suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân. (1 đ) Câu 4: (4 điểm) * Yêu cầu chung: - Viết được một bài văn nghị luận về một bài thơ. - Nêu và phân tích được: Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về khúc giao mùa. * Yêu cầu cụ thể: a/ Mở bài: (1 đ) - Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh. - Đề tài thường gặp trong thơ ông. - Bài thơ Sang thu (1977) thể hiện cảm nhận tinh tế, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước mùa thu. b/ Thân bài : (2 đ) - Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa. + Khổ thứ nhất: Sự cảm nhận mùa thu sang bằng các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác. + Khổ thứ hai : Không gian mùa thu mở rộng từ gần đến xa, từ thấp lên cao. Cảm nhận tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của khúc giao mùa vừa như nuối tiếc mùa hạ nồng nàn vừa mong ước mùa thu êm dịu. - Khổ thứ ba : Những chiêm nghiệm về cuộc đời từ mùa thu. c/ Kết bài : (1 đ) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật : cảm nhận tinh nhạy, ngôn ngữ giản dị, hàm xúc. Phép nhân hoá, ẩn dụ. - Sang thu là một bài thơ thu độc đáo góp vào vườn thơ thu. BIỂU ĐIỂM: Gv: Cao Minh Anh 5 THCS Hạ Sơn - Điểm 4 : Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi. - Điểm 3 : Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường. - Điểm 2 : Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi. - Điểm 1 : Bài viết còn thiếu ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai chính tả, dùng từ chưa đúng hoặc bài viết sơ sài. - Điểm 0 : Không viết được gì hoặc viết một đoạn nhưng không liên quan đến đề. Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Gv: Cao Minh Anh 6 THCS Hạ Sơn Đề 2: Câu1 ( 3điểm ): Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý? Cho một ví dụ về hàm ý và giải thích rõ hàm ý trong ví dụ đó? Câu2 ( 2điểm ): Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( ít nhất là 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”. Câu 3 (5điểm ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” ( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề 2: Câu1: Gv: Cao Minh Anh 7 THCS Hạ Sơn -Trình bày đúng khái niệm (1đ). -Nêu đủ hai điều kiện sử dụng hàm ý (1đ). -Lấy ví dụ và phân tích đúng (1đ). Câu2: -Giải thích câu tục ngữ(1đ): có ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm thì làm việc gì cũng thành công. -Đánh giá nội dung câu tục ngữ (1đ): là lời khuyên có ý nghĩa đúng hoàn toàn ( Lấy dẫn chứng minh họa; hành động của bản thân). Câu3: I/Yêu cầu cần đạt: 1.Mở bài:giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu sơ bộ nhận xét đánh giá về đoạn thơ. 2.Thân bài: Những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ: -Được hoà nhập, cống hiến cho đời cả phần tốt đẹp( dù nhỏ bé của mình) qua các hình ảnh ẩn dụ: làm con chim hót, làm một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến; Điệp ngữ “Ta làm; Dù là”. -Uớc nguyện ấy thể hiện một lẽ sống tốt đẹp của nhà thơ đối với đất nước nhưng rất khiêm nhường qua cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo là “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời”. 3.Kết bài: -Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. -Nêu suy nghĩ của bản thân về lẽ sống đẹp. II/Biểu điểm: -Điểm 4: Thể hiện và đáp ứng đủ các yêu cầu phần I. -Điểm 3-3,5: Thể hiện đầy đủ các yêu cầu nhưng phát hiện thiếu một biện pháp nghệ thuật, diễn đạt đôi chỗ còn sơ sài,lủng củng. -Điểm 2-2,5: Bài viết thiếu một ý, phân tích chưa sâu, sai quá 3 lỗi chính tả. -Điểm 1-1,5: Phân tích chung chung bằng một đoan văn ngắn. Diễn đạt yếu. -Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết một đoạn nhưng không liên quan đến đề. Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh. Gv: Cao Minh Anh 8 . lệ: 100% IV. Ra đề và hướng dẫn chấm: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011 Gv: Cao Minh Anh 3 THCS Hạ Sơn MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Đề 1: Câu 1:. : 4 Số điểm :10 Tỉ lệ: 100% Đề 2: Gv: Cao Minh Anh 2 THCS Hạ Sơn Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I .Văn: - Thơ hiện đại Nghị luận hai khổ thơ cuối trong bài Mùa xuân nho. Tùy chọn 01 trong 02 đề) 3. Học sinh làm bài trên lớp Gv: Cao Minh Anh 1 THCS Hạ Sơn III. Lập ma trận: Đề 1: Mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao I .Văn: - Thơ hiện đại Nghị