1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KSCL cuối HKII-Tiếng Việt 5

6 1.3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường TH Lê Hồng Phong Thứ……… ngày……tháng… năm 2011 Lớp…… Họ và tên:……………………. …………… . ĐỀ KSCL CUỐI HỌC KÌ II – Năm học 2010 – 2011 Môn: TIẾNG VIỆT( Đọc- hiểu, Luyện từ và câu) Thời gian: Điểm: Chữ kí của giám khảo: I. ĐỌC THẦM: 5 điểm A. Đọc bài sau Sau trận mưa rào Một giờ sau cơn dông, người ta dường như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp…Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa ấy. Ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. Vích- to Huy- gô B. Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời câu các hỏi sau: Câu 1. Sau cơn dông có mưa rào, mặt đất như thế nào? Chọn câu trả lời đúng. a . Chóng khô như đôi má em bé. b. Vừa tươi mát, vừa ấm áp. c. Đầy hương thơm và tia sáng. d. Vắng lặng thần tiên. Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống các từ ngữ trong bài tả những cảnh vật trong vườn sau trận mưa rào. a. Trong tán lá mấy cây sung…………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… b. Hoa cẩm chướng………………………………………………………………………. c. Những đoá hoa kim hương được ánh sáng mạ vàng… ……………………………… ………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… … d. Vô số bướm quanh các luống hoa kim hương ………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… ….Câu 3. Trong đoạn thứ hai ( từ Không gì đẹp bằng … đến đoá đèn hoa ấy) có mấy câu văn chứa hình ảnh so sánh? Chọn câu trả lời đúng. a. Một câu. b. Hai câu. c. Ba câu. Câu 4. Tác giả đã dùng những cách gì để quan sát cảnh vật khi viết hai câu văn miêu tả Ánh sáng chan hoà làm cho mọi vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề.? Chọn câu trả lời đúng. a. Mắt nhìn, mũi ngửi. b. Mũi ngửi, mắt nhìn, miệng nếm. c. Mắt nhìn, mũi ngửi, da cảm nhận. d. Mắt nhìn, miệng nếm, mũi ngửi, da cảm nhận. Câu 5. Chọn câu văn tác giả nói lên cảm xúc của mình khi miêu tả. a. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. b. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. c. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Câu 6. Từ nào trong bài dưới đây không phải là từ láy ? a. ấm áp. b. chích choè. c. lách cách. d. nồng nồng. e. chập chờn. g. lập loè. h. tràn trề. i. vắng lặng. Câu 7. Câu văn nào trong bài dưới đây là câu ghép? Chọn câu trả lời đúng. a. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. b.Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. c. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Câu 8. Các vế trong câu ghép Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ,mổ lách cách trên vỏ. được nối theo cách nào? Chọn câu trả lời đúng. a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng các từ có tác dụng nối. c. Nối bằng cả hai cách nêu trong câu trả lời a, b. Câu 9. Dấu phẩy trong câu văn Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. có tác dụng gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách giữa các vế của câu ghép. Câu 10. Hai câu văn trong bài Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. - Được liên kết với nhau bằng cách nào? Viết vào chỗ trống từ ngữ thể hiện cách liên kết đó? a. Lặp từ ngữ ………………………………………………………………………… b. Thay thế từ ngữ …………………………………………………………………… c Dùng từ ngữ nối …………………………………………………………………… II. CHÍNH TẢ ( Nghe viết): 5 điểm. Bài viết: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh ( STV5/2 NXB 1995 trang 46) ( Viết từ: Một ngày mới bắt đầu………………… thưa thớt tắt …) ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… III. Tập làm văn: 5 điểm Đề bài: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ĐÁP ÁN KSCL CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: TIÊNG VIỆT (Lớp 5B) ( Đọc- hiểu, Luyện từ và câu) I/ Kiểm tra đọc : 10 điểm Đọc thành tiếng : 5 điểm Đọc thầm và làm bài tập :5 điểm (Mỗi câu ghi 0,5 điểm) : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B hai câu D B I vắng lặng B A A A vắng lặng Câu 2: a. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. b. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. c. Những đoá hoa kim hương được ánh sáng mạ vàng sáng rực lên như những ngọn đèn. d. Vô số bướm quanh các đoá hoa kim hương chập chờn như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa ấy. Chính tả (Nghe viết) Bài: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Một ngày mới bắt đầu. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt … Theo Nguyễn Mạnh Tuấn Tập làm văn Đề bài: Hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất. 1) Yêu cầu chung: + Thể loại: Văn tả người + Nội dung: Học sinh tả được những nét tiêu biểu về hình dáng và tính tình người thân được tả ( ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, bác, cậu, dì… anh, chị, em.) + Trọng tâm: Tả được những nét đặc trưng tiêu biểu về hình dáng và tính tình người được tả.( như độ tuổi, chiều cao, nước da, tóc………sự quan tâm đối với người khác, vài thói quen hoạt động, cử chỉ, lời nói….) - Lời văn bộc lộ tình cảm một cách chân thành ( không sáo rỗng ) có sức lôi cuốn người đọc, người nghe. 2) Yêu cầu cụ thể về biểu điểm: - Điểm 5 ( giỏi ): Bài văn đáp ứng được yêu cầu của đề, ít sai sót về dấu câu, cách diễn đạt, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Điểm 4 ( khá ): Bài viết đúng thể loại, đúng đề bài, nội dung khá phong phú, có chọn lọc được một số chi tiết khá tiêu biểu, có ít sai sót về dấu câu và cách diễn đạt, chữ viết tương đối rõ ràng. - Điểm 3 ( Trung bình ): Bài viết đúng thể loại, đúng đề bài, nội dung đạt được dưới mức khá còn sai phạm tương đối về dấu câu, lỗi chính tả. - Điểm 1-2 ( yếu ): Bài viết nội dung sơ sài, lạc đề, lan man sai sót nhiều về lỗi chính tả. Kim Long, ngày 04/3/2011. GVCN Đỗ Đức Thiện . ………………………………………………………………… ĐÁP ÁN KSCL CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: TIÊNG VIỆT (Lớp 5B) ( Đọc- hiểu, Luyện từ và câu) I/ Kiểm tra đọc : 10 điểm Đọc thành tiếng : 5 điểm Đọc thầm và làm bài tập :5 điểm (Mỗi. và tên:……………………. …………… . ĐỀ KSCL CUỐI HỌC KÌ II – Năm học 2010 – 2011 Môn: TIẾNG VIỆT( Đọc- hiểu, Luyện từ và câu) Thời gian: Điểm: Chữ kí của giám khảo: I. ĐỌC THẦM: 5 điểm A. Đọc bài sau Sau. ngữ nối …………………………………………………………………… II. CHÍNH TẢ ( Nghe viết): 5 điểm. Bài viết: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh ( STV5/2 NXB 19 95 trang 46) ( Viết từ: Một ngày mới bắt đầu………………… thưa thớt tắt

Ngày đăng: 08/06/2015, 03:00

Xem thêm: Đề KSCL cuối HKII-Tiếng Việt 5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w