Đề 53 1. Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ( tiếng) gì bắt đầu bằng: a. ch/ tr - Mẹ……tiền mua một cân……cá . - Bà thường kể…… đời xưa, nhất là ………cổ tích. - Gần ……rồi mà anh ấy vẫn … ngủ dậy. b. d/ gi - Nó ………rất kỹ, không để lại………. vết gì. - Đồng hồ đã được lên ………mà kim ………vẫn không hoạt động. - Ông tớ mua một đôi giày ……… và một ít đồ …… dụng. Bài làm: *ch/ tr - Mẹ trả tiền mua một cân chả cá . - Bà thường kể chuyện đời xưa, nhất là truyện cổ tích. - Gần trưa rồi mà anh ấy vẫn chưa ngủ dậy. *d/ gi - Nó giấu rất kỹ, không để lại dấu vết gì. - Đồng hồ đã được lên dây mà kim giây vẫn không hoạt động. - Ông tớ mua một đôi giày da và một ít đồ gia dụng. 2. Trong những câu nào dưới đây, các từ: sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? a Sườn: - Nó hích vào sườn tôi. - Con đèo chạy ngang sườn núi. - Tôi đi qua phía sườn nhà. - Dựa vào sườn của bản báo cáo… b. Tai - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe. - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu. - Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai. Bài làm: a Sườn: - Con đèo chạy ngang sườn núi. ( nghĩa chuyển) - Nó hích vào sườn tôi.(nghĩa gốc) - Dựa vào sườn của bản báo cáo…( nghĩa chuyển) b. Tai - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.( nghĩa chuyển) - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.(nghĩa gốc) - Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.( nghĩa chuyển) 3. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? Bài làm: Để làm ra hạt gạo của làng quê, người nông dân phải trải qua bao khó khăn vất vả .Từ thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên: nào bão tháng bảy( thường là bão to), mưa tháng ba(ở miền Bắc mưa rất lớn); hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng như thiêu đốt (Giọt mồ hôi sa /Những trưa tháng sáu/Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…). Hình ảnh đối lập ở 2 dòng thơ cuối (Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…)gợi cho ta thấy sự nhọc nhằn, gian truân của người mẹ không có gì tả nổi. Càng cảm nhận sâu sắc nỗi khó nhọc của mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao! 4. Tập làm văn: Đề 1:Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu. Đề 2: Bài làm: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em có tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ để chào mừng. Em hãy thuật lại buổi biểu diễn văn nghệ đó. BÀI LÀM Thời gian trôi đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Ngày Nhà giáo Việt Nam đã đến, trường em có tổ chức một buổi mít tinh rất sôi nổi trong đó có phần biểu diễn văn nghệ là hấp dẫn nhất. Những tia nắng hiếm hoi đang mừng rỡ rọi xuống sân trường như chúng đang trốn mẹ đi chơi.Chúng em dắt tay nhau, khăn quàng phấp phới trên vai tung tăng tới trường để dự lễ mít tinh. Bạn nào cũng quàn áo sạch sẽ, gọn gàng chỉnh tề. Cùng với các thầy, cô giáo còn có các anh chị thanh niên Đoàn xã tới dự. Ngôi trường tiểu học được trang trí lộng lẫy, toàn là những thứ đẹp chưa từng thấy. Trên lễ đài là tấm phông xanh rộng, nổi bật lên dòng chữ đỏ thắm : “ Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11”. Trước lễ đài là những lọ hoa, lẵng hoa tươi thắm, đủ màu sắc. Một khoảng đất rộng giữa lễ đài để làm sân khấu biểu diễn. Đúng 7 giờ 30 phút, cô tổng phụ trách cho toàn trường tập trung trước lễ đài. Chúng em nhanh chóng xếp hàng ngay ngắn. Lễ chào cờ nghiêm trang được tiến hành. Tiếng trống và tiếng hát Quốc ca vang lên hoành tráng. Sau bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng là đến phần biểu diễn văn nghệ. Từ không khí nghiêm trang của ngày lễ nhanh chóng chuyển sang không khí rộn ràng, náo nức của biểu diễn văn nghệ. Mọi người nóng lòng muốn thưởng thức những tiết mục của lớp mình, của bạn mình biểu diễn. Mở đầu là tiết mục đơn ca do bạn Minh Thuý trình bày với bài “Bụi phấn”. Trông bạn mới duyên dáng làm sao. Ai cũng biết Minh Thuý là giọng ca vàng của trường em đấy. Bạn hát rất hồn nhiên “khi thầy viết bài, bụi phấn rơi rơi…” . Câu hát làm chúng em xúc động. Hình ảnh người thầy, người cô viết bảng là hình ảnh sâu đậm với học sinh bao thế hệ. Bụi phấn rơi trên tóc thầy hay là những sợi tóc bạc của thầy ? . Em đang nghĩ miên man thì tiết mục đã kết thúc. Tiếng vỗ tay rào rào. Mấy bạn cầm những bông hoa rực rỡ lên tặng Thuý. Tiếp theo là tiếng hát của cô giáo Hà Loan với bài “Bài ca người giáo viên nhân dân”. Tiếng hát của cô trong trẻo lay động lòng người. Nghe cô hát, em muốn sau này được làm giáo viên như cô, đi “gieo mầm cách mạng”, làm “chiến sĩ văn hóa”. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó là các tiết mục của các em nhỏ lớp Một, lớp Hai. Các em biểu diễn thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Mọi người đôi khi cứ cười bò ra khi có một em bé vừa diễn vừa quệt mũi, dụi mắt. Đến tiết mục của anh Bí thư Đoàn xã, anh làm điệu bộ và mấy câu hài hước làm các thầy cô và chúng em cười rộ lên.Rồi anh trình bày bài thơ “ Tấm lòng nhà giáo” . Bài thơ là lời tâm sự của những cô giáo trẻ. Em không nhớ lời thơ nhưng em rất xúc động khi nghe bài thơ đó. Cuối cùng là bài hát tập thể của lớp em “Những bông hoa, những bài ca”. Chúng em cầm tay nhau hát những lời chân thành nhất chúc mừng các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, luôn yêu đời, yêu trò để mỗi năm các thầy cô lại gặt hái được nhiều thành tích . Cả thầy Hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm lớp em cùng hoà vào hát. Giọng của trò thì trong, giọng của thầy thì trầm hoà vào nhau như một bản hợp xướng, nghe thật lạ. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc. Một tiếng “bục”, pháo hoa giấy bung lên đủ các màu sắc sặc sỡ. Mọi người nhảy cẫng lên vì sung sướng. Các thầy cô tươi cười chúc nhau, các học sinh vây quanh thầy cô. Buổi biểu diễn thật nghiêm trang và xúc động. Buổi biểu diễn văn nghệ đã để lại trong em một ấn tượng khó quên. Tình thầy trò, tình bạn dưới mái trường mãi mãi là những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời. Em mong có những buổi lễ kỉ niêm cũng như buổi biểu diễn văn nghệ bổ ích như thế này để chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. . yêu thương mẹ biết bao! 4. Tập làm văn: Đề 1:Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu. Đề 2: Bài làm: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em có tổ chức một buổi. mục đã kết thúc. Tiếng vỗ tay rào rào. Mấy bạn cầm những bông hoa rực rỡ lên tặng Thuý. Tiếp theo là tiếng hát của cô giáo Hà Loan với bài “Bài ca người giáo viên nhân dân”. Tiếng hát của cô. Đề 53 1. Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ( tiếng) gì bắt đầu bằng: a. ch/ tr - Mẹ……tiền mua một cân……cá . - Bà thường