Đọc thầm HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non,
Trang 1PHÒNG GD-ĐT CHÂU ĐỨC
Trường TH Lê Hồng Phong Thứ…….ngày…….tháng….năm 2011
Họ và tên:……… KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II Lớp:…… NH: 2010-2011
Môn : Tiếng việt
Thời gian : 40 phút
I Kiểm tra đọc : 10 điểm
II Đọc thầm và làm các bài tập sau: 5 điểm
A Đọc thầm
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
Nhưng hoa càng đỏ, lá càng xanh Vừa buồn lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng Hoa phượng là hoa học trò Mùa xuân, phượng ra lá Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
( Trích “Hoa học trò” trong tập “Trường ca”)
B Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:
Câu 1: Những từ “Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời” diễn đạt số lượng lớn
của hoa phượng theo thứ tự nào ?
a Theo thứ tự tăng dần
b Theo thứ tự giảm dần
c Không heo thứ tự nào cả
Trang 2Câu 2: Dòng nào liệt kê đầy đủ những từ ngữ trong bài dùng để miêu tả màu sắc của
hoa phượng ?
a Thắm tươi, đỏ rực, tươi diệu, mùa cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang rực lên, đỏ chói, thắm, màu đỏ còn non.
b Thắm tươi, đỏ rực, tươi diệu, mùa cũng đậm dần, màu phượng mạnh mẽ kêu vang rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, mùa đỏ còn non.
c Thắm tươi, đỏ rực, tươi diệu, mùa cũng đậm dần, đỏ ối, rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ, thắm, mùa đỏ còn non.
Câu 3: Từ “tin thắm” gợi tả đều gì ?
a Gợi tả màu sắc của hoa phượng
b Gợi tả niềm vui của học trò khi hè đến.
c Vừa gợi tả màu đỏ thắm của hoa phượng, vừa gợi tả được niềm vui của học trò khi hè đến.
Câu 4: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
a Vì hoa phượng chỉ trồng được trong sân trường.
b Vì hoa phượng báo hiệu mùa hè, mùa thi, mùa chia tay đã đến mà nhưỡng ngày này luôn gắng bó với đời người học sinh.
c Vì hoa phượng đẹp, mở hàng loạt.
Câu 5: Nội dung của bài văn là ?
a Tả vẻ đẹp của hoa phượng.
b Tả nét đẹp đặc sắc và sự gắng bó của hoa phượng với học sinh.
c Tả số lượng nhiều của hoa phượng.
Câu 6 : Tác giả so sánh hoa phượng với gì ?
a Với những đóm lửa nhỏ.
b Với hình ảnh mặt trời.
c Với hình ảnh muôn ngàn con bướm thắm.
Câu 7 : Trong các câu: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non Lá ban
đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng ?
a Nhân hóa b So sánh c Nhân hóa và so sánh
Câu 8 : Dấu hai chấm trong câu “Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra
một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu” có tác dụng gì ?
a Báo hiệu liệt kê các sự việc trong câu.
b Ngăn cách hai vế của một câu ghép, vế sau giải thích cho vế trước.
c Báo hiệu lời nhân vật
Câu 9 : Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên
nhân – kết quả:
a.Do nó chủ quan
b .nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Câu 10 : Xác định chủ ngữ , vị ngữ, trong từng vế câu và cặp quan hệ từ nối các vế câu
trong câu ghép dưới đây :
Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cách các cháu học tập , vui chơi, đoàn kết , tiến bộ.
Trang 3
II Chính tả :5 điểm Bài viết :Tà áo dài Việt Nam SGK trang 122 ( Viết từ : Phụ nữ Việt Nam xưa … áo tứ thân và áo năm thân)
III Tập làm văn :5 điểm Đề bài : Tả người bạn thân cùng lớp
Trang 4
Trang 5
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II
I.Kiểm tra đọc
1.Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : 5 điểm
2.Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm
Đúng mỗi câu đạt 0,5điểm
Đáp
án
Câu 9 :
a.Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao
b Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Câu 10 :
Mặc dù giặc Tây / hung tàn nhưng chúng /không thể ngăn cách các cháu học tập , vui
chơi, đoàn kết , tiến bộ.
Cặp quan hệ từ : Mặc dù nhưng
II Chính tả :5 điểm
Bài viết : Tà áo dài Việt Nam SGK trang 122
( Viết từ : Phụ nữ Việt Nam xưa … áo tứ thân và áo năm thân)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , đúng mẫu , trình bày sạch đẹp
(5điểm)
- Học sunh viết sai lỗi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu , vần , thanh Không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm
Lưu ý : Chữ viết không rõ ràng , sai về cao độ , khoảng cách , kiểu chữ , trính bày dơ , gạch bỏ nhiều trừ 0,5 điểm toàn bài
III Tập làm văn :5 điểm
Đề bài : Tả người bạn thân cùng lớp
- Học sinh viết được bài văn tả người bạn thân cùng lớp học của em đủ các phần mở bài , thân bài , kết bài đúng yêu cầu đề bài.
- Viết đúng ngữ pháp , dùng đúng từ , không mác lỗi chính tả , ý giữ các câu, đoạn liên kế với nhau Chữ viết rõ ràng , trình bày sạch sẽ (5 điểm).Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , diễn đạt chữ viết có thể : 4,5 -4- 3,5- 3-2,5-2- 1,5 -1-0,5 Kim Long, ngày 30/3/2011
GVCN
LÊ THỊ HIẾU