a ee ek i ie i
BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH % Lm 3€ ‘ ae % NGUYÊN HOÀNG LONG v È
š ĐỊNH HƯỚNG VA CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TÂM NHÌN ĐẾN 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MA NGANH: 60.34.05 & &€€& ECC CCC EK
Trang 3LOI CAM ON
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Thầy TS Nguyễn Văn Sơn, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện tốt để án tốt nghiệp này Đồng thời tôi cũng xin cám ơn tất cả Thầy, Cô của khoa Quản trị kinh doanh va Thầy, Cô các khoa khác của trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong thời gian 3 năm học ở đây
Kế đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Anh, Chị ở Sở du lịch Tp.HCM, các khách sạn, bạn bè ở các công ty lữ hành và các Anh, Chị đồng nghiệp ở công ty Du Lịch Apex Vietnam đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc thực hiện cung cấp số liệu, bảng
khảo sát điều tra, cung cấp tài liệu, thong tin và đặc biệt là đóng góp những ý kiến hữu
ích để hoàn thành tốt luận án này
Luận án này được hoàn thành tốt là kết quả của quá trình gần 03 năm học tập tại trường Tuy nhiên, phát triển du lịch MICE là một để tài mới, một hiện tượng đang nóng bỏng ở Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng, nên chưa có nhiều tài liệu
trong nước để cập nhật thông tin và thời gian nghiên cứu có hạn, nên luận án không thể tránh thiếu sót, kính mong sự góp ý của Quý Thây, Cô
Chân.-thành cám on
Trang 4LOI CAM DOAN
Để tài “ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LICH MICE TREN DIA BAN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TÂM
NHIN DEN 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, nếu có Sự sao chép từ tác giả nào khác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Trang 5MUC LUC Trang Trang phu bia Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình, biểu bảng Danh mục phụ lục
Phần mở đầu T.HHHHgH HH HH TH ri seve ese 1 YMục:đcch, ý nghĩa wi LY de Che 0 LÁT seeeseeoiaisdGleaseoadeasssesaaeee.L
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .- 3 s1 EEE2S 7 0.11572771722752 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2:2 tzc+t2zZ£Etz2271222:xcz, 2
Phương pháp nghiên cứu wf Y NL
Bố cục của luận văn
Chương 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
1.1 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lịch MICE
1.1.1 Khái niệm du lịch MICE li 5: ÔN Hai ee 1.1.2 Lợi ích của việc khai thác du 1ich.MICE
1.1.3 Đặc trưng của du lịch MICE
1.1.4 Cơ cấu của ngành du lịch MICE
1.1.5 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lịch MICE
1.2 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số quốc gia tiêu
Bienes
1.2.1 Thực tiễn phát triển du lich MICE c
1.2.2 Những bài học rút ra từ thực tế phát triển du lịch MICE của một số
quốc gia
1.3 Vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược vào trường hợp định hướng chiến lược phát triển du lịch MICE
1.3.1 Lý thuyết quản trị chiến lược
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển
Trang 6Chung 2 - TIEM NANG VA THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH MICE TREN DIA
BAN TP.HCM albania — tere reactance
2.1 Tiém nang phát triển du lich MICE ctia thanh pho Hé Chi Minh _— 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch MICE 24 2.2 Thực trạng phát triển du lịch MICE trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
2.1.2 Tài nguyên về xã hội, nhân văn
2.2.1 Khách du lich MICE
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh về thị trường MICE Sed 2.2.3 Thị trường các nhà cung cấp dịch vụ MICE sezcez:ztrzerrr 33
2.2.4 Cơ sở hạ tầng s2 2sH HH kieirrrrrrrrrrrrerre
2.2.5 Nguồn nhân lực phục vụ khách MICE tzzti.2{2“Z/2712/2/1.2 7z 2.2.6 Đầu tư vào loại hình du lịch MICE c=#t“zZt ZCZ::22z z0
2.2.7 Các yếu tố khác =—
2.3 Nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch MICE 2.3.1 Những điểm mạnh
2.3.2 Những điểm yếu
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của du lịch MICE .43
2.4 Nhận định những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lich MICE 44 2.4.1 Các cơ hội cho việc phát triển du lịch MICE esscsesssssccc‹ E4 2.4.2 Các thách thức đối với việc phát triển du lịch MICE Â 5
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của du lịch MICE 46
Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TÂM NHÌN ĐẾN 2020 48 3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch MICE trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ nay
đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 2-2.=-sst#ttersrrsrerrrrerereearere t8
48 3.1.2 Dự báo về thị trường khách du lịch MICE của Việt Nam 49
3.1.3 Mục tiêu, định hướng phát triển du lich MICE trên dia bàn Tp.Hồ Chí Minh từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020
3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển
3.3 Các giải pháp chiến lược phát triển du lịch MICE cho Tp Hồ Chí Minh trong
Trang 73/3,1; Cơ SỞ G6 XUAC CAG BIAIpHAD 8 gst See ae eeeeeemreeermeeee
3.3.2 Các giải pháp phat tri€n du lich MICE .-ese:ssmseisnnnninsnnnessinnnensninnnsenrne
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, -s
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MUC CAC CHU VIET TAT
MICE - Meeting Incentive Conference Event
- Loại hình du lịch kết họp với hội nghị, khen thưởng, hội thảo và triển lãm
SHITE - Society of Incentive Travel Excectives - Hội điều hành du lịch khuyến thưởng PCOs_ - Professional conference organizers
- Những nhà tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp ICCA - International Congress and Convention Association
- Hiệp hội các hội nghị, hội thảo quốc tế WTO - World Tourism Organization
- Tổ chức Du lịch Thế Giới
EFE - External Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IFE -Internal Factor Evaluation Matrix
- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
SWOT - Strengths, weaknesses, opportunities, threats
-Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội va de doa
PEST -Politcal, Economic, Socical, Technological
Môi trường chính trị kinh tế, xã hội và công nghệ CITE - Center of Incentive Tour & Events
-Trung tâm tổ chức hội nghị, du lịch và sự kiện
EFCT - European Federation of Confenrence Towns - Liên đoàn các thành phố hội thảo của Châu Âu
TT & CMA - Incentive Travel and Corporate Meetings Association
- Hiệp hội du lịch khuyến thưởng và hội nghị hội thảo
HCEB - HoChiMinh Convention and Exibition Bureau
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU BẰNG
1.HÌNH Trang
" Hình 1.1: Cấu trúc của một ngành MICE " Hình 1.2: Qui trình quản trị chiến lược "_ Hình 3.1: Sơ đô tổ chức của Trung tâm xúc tiến hội nghị, hội thảo và triển lãm essrserserreroooelỔ 2 BIEU BANG
= Bang 1.2: Khach du lich va khéch MICE đến Malaysia từ 1999-2002 L5
"_ Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam và TP.HCM (lượt người) từ 2001
dén 2005 ural ee 26
" Bang 2.2: Téng s6 lugt khach quéc té dén TpH HCM từ 2001 đến 2005 qua các phương tiện vận chuyển (lượt người) MEidöig88iEuiu.0:L7D " Bảng 2.3: Số lượng khách công vụ đến Việt Nam và Tp HCM từ năm 2000 đến
2004 Etếíueiiievdri8ig4i0/01Ểg.agg
" Bảng 2 2.4: Lượng khách MICE ở các khách sạn 4-5 sao năm 2004 và 2005 " Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
" Bảng 1.1: Các trung tâm hội thảo ở Singapore
"_ Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
" Bảng 3.1: Dự báo lượng khách du lịch đến Tp.HCM giai đoạn 2005-2020 " Bảng 3.2: Bảng tính các tham số của phương trình hàm xu thế
" _ Bảng 3.3 :Dự báo lượng khách công vụ đến Tp.HCM giai đoạn 2006-2020 .51
" Bảng 3.4: Ma trận SWOT và các chiến lược cạnh tranh của du lịch MICE thành
phố Hồ Chí Minh “`
Trang 10
DANH MUC CAC PHU LUC
Phụ lục 1.1: Số lượng các cuộc họp được tổ chức ở các quốc gia thuộc khu vực Chau A từ 1995 - 2000 Phụ lục 1.2: Số lượng các cuộc họp của các thành phố thuộc khu vực Châu Á từ 1998 - 2000 Phụ lục 1.3: Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Hồng Kông,Nhật Bản và Thái Lan
Phụ lục 1.4: Qui trình xây dựng ma trận EFE, IFE và SWOT
Phụ lục 2.1: Danh sách một số khá ch sạn có phòng họp phục vụ MICE trên 100 chỗ
Phụ lục 2.2: Danh sách các khách sạn 3 -5 sao có phòng hội nghị, hội thảo
Phụ lục 2.3: Số liệu cơ sở lưu trú ở Tp.HCM
Phụ lục 2.4: Danh sách các khách sạn 4 -5 sao đạt chuẩn quốc tế Phụ lục 2.5: Bảng câu hỏi khảo sát về du lịch MICE
Phụ lục 2.6: Bảng kết quả câu hỏi khảo về du lịch MICE dành cho khách sạn
Phụ lục 2.7: Bảng kết quả câu hỏi khảo về du lịch MICE dành cho công ty lữ
hành -
Phụ lục 2.8: Các dự án mở rộng của các khách sạn
Phụ lục 3.1: Chi phi xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của
Trang 11PHAN MO ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa và lý do chọn đề tài
Được hưởng lợi từ quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thị trường khách du lịch MICE “bùng nổ” ở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng hai năm
gần đây và đã được một số công ty lữ hành và khách sạn quan tâm khai thác Đây là phân khúc thị trường có tiểm năng rất lớn mà thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam nói chung có thể khai thác và đẩy mạnh phát triển
Mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển loại hình du lịch MICE, nhưng hiện nay Tp
HCM đang vấp phải rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh với
các nước trong khu vực Asean như Singapore, Thái Lan, Malaysia Chẳng hạn như thị trường MICE Việt Nam chưa có danh tiếng, Việt Nam chưa có chiến lược để phát triển
du lịch MICE Theo các chuyên gia về du lịch MICE ở Tp HCM, thì có các nguyên
nhân chính như sau: thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa có một trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm nào có đủ tâm cỡ quốc tế; thành phố chưa có một cơ quan chuyên trách và một tổ chức chuyên nghiệp về MICE ; tình trạng thiếu phòng ốc
Trong những năm tới, nếu như những khó khăn trên được cải thiện sớm, thì triển
vọng thu hút dòng khách MICE đến Việt Nam sẽ rất khả quan Do có điều kiện công
tác trong ngành và luôn trăn trở với việc giải quyết bài tốn trên, tơi quyết định chọn dé tai “BINH HUGNG VA CAC GIAI PHAP CHIEN LUGC PHAT TRIEN DU LICH MICE
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020” làm để tài luận
văn Thạc sĩ với một niểm ao ước rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ vào chiến lược phát triển du lịch MICE của thành phố Hồ Chí Minh và đưa thành phố trở
thành một trung tâm du lịch lớn nhất của cả khu vực Đông Nam Á
Để tài nghiên cứu này ra đời trong khi Tp Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước như Hà Nội, Đà Nắng, Nha Trang, Vũng Tàu chưa có chiến
lược phát triển du lịch MICE cụ thể Do đó, công trình nghiên cứu này có thể coi là một
tài liệu tham khảo hữu ích đối với mọi thành viên có liên quan đến lĩnh vực MICE,
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
" Phân tích thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE trên địa bàn thành
phố trong những năm qua Đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ đối với du lịch MICE Tp Hồ Chí Minh
"- Để xuất các định hướng phát triển du lịch MICE trên địa bàn Tp Hỗ Chí
Minh trong thời gian tới
" Xây dựng chiến lược phát triển và hệ thống giải pháp đồng bộ để thực hiện chiến lược đó nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Tp Hồ
Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn: toàn bộ hoạt động của loại hình du
lịch
MICE, kể cả các dịch vụ bổ trợ có liên quan
3.2 Phạm vi nghiên cứu :
" Về không gian: một mặt, nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch MICE
của Việt Nam nói chung, nhưng tập trung vào địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh; mặt khác, nghiên cứu kinh nghiệm về loại hình hoạt động này của
một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới
" Về thời gian: phân tích dữ liệu từ khoảng 5 năm gần đây, và dự báo các
định hướng mục tiêu phát triển đến các năm mốc 2010 và 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
"Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng của Việt Nam và Tp Hồ
Chí Minh
" Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: thu thập kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của các quốc gia khác
"_ Phương pháp điều tra thực tế: thu thập thông tin sơ cấp từ các cơ sở
kinh doanh và khách hàng du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh
" _ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trao đổi ý kiến với một số giới
chức trong ngành xoay quanh các quan điểm phát triển du lịch
Trang 135 Bố cục của luận văn
Gồm 3 chương, không kể phần mở đầu và phân kết luận
Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HOC CUA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về du lịch MICE, vai trò và sự cần thiết khách
quan của việc phát triển du lịch MICE, kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia trên thế giới, qua đó vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược vào định hướng phát triển du lịch MICE
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM
Phần này sẽ phân tích những tiểm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE
trên địa bàn thành phố trong những năm qua, qua đó sẽ rút ra những thuận lợi, khó
khăn trong việc khai thác loại hình này cũng như những cơ hội, thách thức tác động
đến thị trường này hiện tại và trong tương lai
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VA TAM NHIN DEN 2020
Đề xuất các định hướng và mục tiêu phát triển du lịch MICE cho thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó sẽ xây dựng chiến lược và để ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện những chiến lược phát triển du lịch MICE trên địa bàn thành phố Hồ
Trang 14Chương 1 :
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC
PHAT TRIEN DU LICH MICE
1.Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lịch MICE
2.Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số quốc gia
3 Vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược vào trường hợp định hướng chiến lược
Trang 15Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HOC CUA VIEC PHÁT TRIEN DU LICH MICE
1.1 SU CAN THIET KHACH QUAN CUA VI£C PHAT TRIEN DU LICH MICE
1.1.1 Khái niém du lich MICE
Du lịch MICE được hiểu là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, khen thưởng,
hội thảo và triển lãm MICE là chữ viết tắt của Meeting, Incentive,
Convention/Conference và Exibition /Event, tên đẩy đủ tiếng Anh 1a Meeting
Incentive Conference Event
1.1.1.1 H6i hop (Meeting)
Hội họp là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ cho bất kỳ các cuộc họp nào, là việc mọi người đến với nhau với những mối quan tâm chung để thực hiện một mục
tiêu đã định trước 6 Uc, thi thuật ngữ “hội họp” được sử dụng cho cả hội nghị (convention / confenrence / congress) Theo Davision (Business travel and Tourism, trang 5), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận một
van dé quan tâm cần được chia sẽ, có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại
1.1.1.2 Khuyến thưởng (Incentive)
Có tính chất như hội họp, những cuộc họp loại này thường do một công ty, tổ chức kinh doanh tổ chức để khen thưởng cho nhân viên vừa hội họp, vừa vui chơi làm phát sinh nhu cầu tham quan du lich và thưởng ngoạn Theo SITE (Business travel anh Tourism, trang 6), thì du lịch khuyến thưởng là loại hình kết hợp mang tính kinh doanh
và thư giãn , được sử dụng như là một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi
làm việc
1.1.L3 Hội nghị, Hội thảo (Convention/Conference/Congress )
Những thuật ngữ trên đều có tính chất là như nhau, nhưng về tên gọi thì có sự
Trang 16Conference
Ở Anh, thi Conference la cuộc họp được tổ chức ở nơi được thuê, thời gian họp
kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội họp ít nhất là 8 người; phải có chương trình được bố trí trước Một sự kiện được tổ chức phải nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông điệp, đưa ra những vấn dé tranh luận hoặc
công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể
Convention
6 Mỹ, Úc và các quéc gia Chau A, Convention 1a một nhóm người vì một mục
tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ đối với nhóm Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu 2 năm vì qui mô lớn và
nó thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế Congress
Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp Những sự kiện hàng năm được nhóm họp
với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người Những cuộc họp này có xu hướng được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu tham dự cùng
thảo luận một để tài đặc biệt Một cuộc hội thảo, thường kéo dài khoảng vài ngày, có
các phiên họp xảy ra đồng thời
1.1.1.4 Triển lãm, Hội chợ (Event / Exibition )
Mục đích của các hội chợ, triển lãm là quảng bá, quảng cáo, giới thiệu những ưu thế nổi trội về năng lực, sản phẩm - dịch vụ của các hãng sản xuất kinh doanh; duy trì hoặc tạo nên những mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh Hội chợ, triển lãm là nơi thực hiện trao đổi thông tin, ý tưởng giữa các nhà trưng bày, các chuyên gia kinh doanh và khách hàng tham quan Theo Davision, triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu cầu cao
về dịch vu du lịch, về vấn để ăn ở
1.1.2 Lợi ích của việc khai thác du lịch MICE 1.1.2.1 Lợi ích trực tiếp
Gia tăng đầu tư từ chính phủ và ngành
MICE phát triển sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, thương mại phát triển lại tác động đến đầu tư và trong nhiều trường hợp đầu tư lại tạo bàn đạp cho du lịch phát triển
Trang 17công thì sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ về mặt tài chính từ các khu vực tư nhân Thêm
nữa, Chính phủ và chính quyền địa phương cũng sẽ ủng hộ ngành dịch vụ này nếu như họ thấy được những lợi ích từ việc gia tăng việc làm và tăng trưởng kinh tế
Lợi nhuận cao
So với khách đi du lịch thông thường, thì khách du lịch MICE sẵn sàng chỉ tiêu
cao để thưởng thức những dịch vụ cao cấp và sản phẩm đắt tiền MICE hiện là loại
hình du lịch mang lại nguồn thu lớn cho du lịch Singapore, Thái lan, Bali (Indonesia), Malaysia
Tạo nhiều việc làm
Việc tạo ra nhiều việc làm được coi là một trong những lợi ích trực tiếp quan
trọng nhất từ việc phát triển du lịch MICE Phát triển MICE sẽ thúc đẩy xây dựng
những trung tâm hội nghị, hội thảo; việc nâng cấp khách sạn, nhà hàng; các trung tâm giải trí; các cửa hàng bán quà lưu niệm Do đó, một số lượng lớn việc làm có chuyên môn và không có chuyên môn sẽ được tạo ra Chẳng hạn như những người lên kế hoạch hội họp, những nhà tiếp thị hội họp, dịch vụ thư ký, nhân viên phục vụ ăn uống, tài xế, dịch vụ bảo vệ
1.1.2.2 Lợi ích gián tiếp
Những lợi ích kinh tế cho cộng đông địa phương
Những lợi ích kinh tế gián tiếp có thể thu được từ việc tổ chức các sự kiện là
việc thu thuế do mua hàng hoá và dịch vụ từ khách tham gia hội nghị Những hàng hoá và dịch vụ mà khách MICE mua đều đánh thuế cao Ngoài ra, những khoản chỉ tiêu bên ngoài hội nghị cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương như làm tăng nguồn thu ở các nhà hàng, quán bar, các cửa hàng bán quà lưu niệm và đặc biệt là giảm áp lực tình trạng thâm hụt tài chính
Tăng công suất phòng cho các khách sạn
Các khách sạn là nhà cung cấp chính dịch vụ hội nghị, hội thảo Các hội nghị, hội thảo được tổ chức thường xuyên đã làm tăng công suất phòng cho khách sạn Bên cạnh đó, nhờ việc áp dụng chính sách giá cao cho các đối tượng của khách MICE mà
lợi nhuận thu được sẽ cao hơn nhiều so với khách du lịch thuần tuý Quảng bá cho điểm đến
Trang 18nghiệp, khách du lịch và nó còn là công cụ quảng cáo hữu hiệu để xúc tiến, quảng bá hình ảnh của điểm đến, tiếp cận những kỹ thuật công nghệ mới và giao lưu văn hoá
1.1.3 Đặc trưng của du lịch MICE
"Thứ nhất là các đoàn khách MICE thường rất đông và đặc biệt là mức chỉ
tiêu cao hơn khách đi tour bình thường do ban tổ chức các hội nghị quốc tế
bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4-5 sao, dịch vụ cao cấp, tour
sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu
" Thứ hai là so với khách du lịch thông thường, thì khách du lịch MICE được
xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách, người có
chức vụ cao trong xã hội
" Thứ ba là phải có địa điểm tổ chức với những tiện ích cao cấp và thời gian chuẩn bị cho việc tổ chức sự kiện phải lập kế hoạch trước
1.1.4 Cơ cấu của ngành dịch vụ MICE
Ngành dịch vụ MICE rất phức tạp, cấu trúc của ngành này bao gồm những
người tham gia sau: khách hàng / người tiêu thụ; các nhà cung cấp các dịch vụ hội nghị, hội thảo và các tổ chức trung gian đại diện cho khách hàng (xem hình 1.1)
Hình 1.1: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE
Khách hàng / Người tiêu dùng
Cầu » _ Công ty, tổ chức kinh doanh * Hiệp hội, đoàn thể * _ Các tổ chức thuộc lĩnh vực công t Các tổ chức trung gian: " _ Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo Các tổ chức
" Công ty “nghe-nhìn” trong tổ chức hội thảo trung gian * Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
Trang 191.1.4.1 Khách hàng / người tiêu thụ
Khách MICE sử dụng dịch vụ hội nghị, hội thảo thường rất đa dạng thuộc
nhiều ngành nghề, tổ chức khác nhau Các yêu cầu của họ về tiện nghỉ và dịch vụ tuỳ
thuộc vào mục đích, qui mô, chủ đề của cuộc hội nghị, hội thảo
Các công ty, tổ chức kinh doanh (Corporate customer)
Các công ty này thuộc nhiều ngành nghề như dầu khí, dược, điện tử, ôtô, tài
chính, thực phẩm, du lịch và vận chuyển khách hàng này có đặc điểm như sau : “ Phần lớn những sự kiện hội họp này thường nằm trong phạm vi những bộ phận
như kinh doanh và tiếp thị, đào tạo - tuyển dụng, quản trị nguồn nhân lực
" Những cuộc hội họp này thường tổ chức ở các khách sạn 4-5 sao, nhưng đôi khi
cũng tổ chức ở các trung tâm hội nghị, hội thảo lớn
= Thdi gian để chuẩn bị tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo này chỉ vài tuần
hoặc vài tháng
" Những sự kiện này tổ chức hàng năm, thời gian kéo dài 2 ngày hoặc ít hơn "_ Số lượng khách tham dự tương đối thấp so với khách là hiệp hội, đoàn thể (cao
nhất khoảng vài trăm khách),
" Cc chỉ phí liên quan đến việc tổ chức đều do cơng ty thanh tốn
Các hiép hdi, doan thé (Association customer)
Theo Rogers (1998), thi có sáu tổ chức đoàn thể như : các tổ chức nghề
nghiệp; các tổ chức tình nguyện; các tổ chức từ thiện; các tổ chức tôn giáo; các tổ chức
chính trị; các nghiệp đoàn Loại khách hàng này có những đặc điểm sau :
"Hầu hết những tổ chức này không vì mục đích kiếm lợi nhuận, không có liên quan đến công việc kinh doanh
" Những sự kiện hội nghị, hội thảo thường có thời gian chuẩn bị tương đối dài vì các thành viên tham gia rất lớn từ vài trăm đến hàng ngàn khách
"Những khoản chỉ phí liên quan đến hội họp tương đối thấp vì những đại biểu
tham gia phải tự thanh toán
" Những sự kiện này thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, thời gian họp kéo đài 3 hoặc 4 ngày
Các tổ chức thuộc khu vực công (Public sector customer)
Là những tổ chức thuộc khu vực cơ quan chính quyền trung ương, địa phương; các tổ chức luật; liên đoàn lao động; các tổ chức giáo dục và tổ chức y tế Cũng giống
Trang 20đích lợi nhuận Nhưng hơi khác ở chỗ là các thành viên tham dự khơng phải thanh tốn
những chỉ phí để tham dự hội họp Để tổ chức các sự kiện, họ phải dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp của mình, cho nên thường tổ chức ở những nơi rẻ hơn, chẳng hạn như tổ
chức ở các trung tâm hành chính, hội trường ở các trường đại học, cao đẳng và ở các
khách sạn 3 sao
1.1.4.2 Nhà cung cấp (Supplier)
Là những tổ chức cung cấp chính dịch vụ hội nghị, hội thảo Theo hình 1.1, thì có
5 loại nhà cung cấp như sau: những người cho thuê nơi hội hop (Venues), trung tam xtic tiến hội nghị, hội thao 6 diém dén (Destinations), các hang van chuyén (Transport), cdc cơ sở lưu trú (Accommodation) và những nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ (Ancillary
Services)
Những nơi hội họp (Venues)
Là những nơi để tổ chức các sự kiện hội họp, hội nghị - hội thảo, triển lãm, các
khoá huấn luyện cho nhân viên, du lịch khuyến thưởng, giới thiệu sản phẩm mới
Các khách sạn được coi như là nơi tổ chức thuận tiện, lý tưởng cho khách tham
dự hội nghị, hội thảo, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao Bởi vì, ngoài việc cung cấp
phòng họp và các trang thiết bị phục vụ hội họp, nơi đây còn cung cấp chỗ ở và các
dịch vụ hỗ trợ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ sức khoẻ, casino, cửa hàng
quà lưu niệm, quầy bar
Bên cạnh các khách sạn, ngày nay số lượng các trung tâm hội nghị, hội thảo
ngày càng lớn mạnh đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của khách hàng Với ưu thế nổi bật của các trung tâm hội nghị là cung cấp một hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ,
các phòng họp với qui mô lớn, cách thức tổ chức, phục vụ hội nghị - hội thảo mang tính chuyên nghiệp hơn
Ngoài ra, các nơi tổ chức hội họp khác như các cơ sở đào tạo (trường đại học,
cao đẳng), trung tam hanh chinh (civic venues), vin phòng thương mai (council
chamber), hội trudng (committee room), cling góp vai trò quan trong trong viéc da dang
hoá dịch vụ hội nghị, hội thảo
Điểm đến (Destination)
Theo Rogers, thì điểm đến là nơi mà khách hàng sẽ tổ chức các sự kiện của
MICE, điểm đến có thể là thành phố hay một quốc gia Khác với nơi hội họp, chỉ cung
Trang 21như cung cấp thông tin; cung cấp những dịch vụ tổ chức cho khách; các dịch vụ phụ trợ;
cung cấp trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm; các cơ sở lưu trú; các điểm tham quan; hệ thống vận chuyển; đặc điểm địa lý
Phương tiện vận chuyển (Transport)
Là tất cả các phương tiện được sử dụng phục vụ cho khách hàng tới điểm đến và tại điểm đến, bao gồm đường hàng không; đường sắt; đường bộ; đường thuỷ
Cơ sở lưu trú (Accommodation)
Rất cần thiết cho khách MICE khi lưu trú tại điểm đến Hầu hết khách thường
lưu trú tại các khách sạn 3 sao trở lên vì các khách sạn này thường có phòng ăn ở và các dịch vụ phụ trợ đáp ứng được nhu cầu của khách Ngoài ra, những nơi như nhà
khách thanh niên (youth hostels), khách sạn nổi (floating hotel), tàu thủy (cruise ships)
cũng rất thích hợp cho khách MICE lưu trú
Các dịch vụ phụ trợ (Ancillary services)
Đó là các nhà cung cấp “nghe-nhìn”; công ty giải trí - biểu diễn văn hoá nghệ
thuật; nhà hàng; dịch thuật; trang trí hoa; các nhà cung cấp trang thiết bị phục vụ hội
họp như hệ thống âm thanh, máy chiếu slide, máy chiếu Overhead, TV và đầu máy video, thiết bị đa phương tiện, máy vi tính và máy vi tính cá nhân và các thiết bị văn
phòng
1.1.4.3 Các tổ chức trung gian (Intermediaries)
Là các tổ chức đại diện cho khách hàng trong việc tổ chức các sự kiện hội nghị,
hội thảo Theo Rogers (1998), thì có các tổ chức sau (Business travel and Tourism,
trang 41):
Nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp (Professional conference
organizers- PCOs)
Là các công ty quản lý sự kiện, được khách hàng thuê để hỗ trợ trong việc tổ
chức hội nghị, hội thảo Họ đóng vai trò là người tìm kiếm và giới thiệu một nơi tổ chức sao cho phù hợp, lên kế hoạch cho chương trình hội thảo (bao gồm chương trình xã hội, tiếp thị hội thảo, mời đại biểu, đặt ăn uống, đưa ra ngân sách và kiểm soát tất cả những chỉ phí hội thảo) Ngược lại, thì PCOs được hưởng khoản chỉ phí quản lý từ khách hàng, ngoài ra họ cũng được hưởng những khoản hoa hồng từ nơi tổ chức hội nghị, từ việc đặt ăn ở và từ những dịch vụ khác có liên quan Loại hình MICE, mà các nhà tổ chức này
Trang 22Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo, hội nghị (Venue finding
company)
Họ đóng vai trò ít quan trọng hơn so với PCOs Các công ty này chỉ cần tìm cho
khách hàng một địa điểm tổ chức sao cho phù hợp với quy mô, chỉ phí, tính chất hội thảo và yêu cầu của khách hàng Họ chỉ được hưởng hoa hồng từ nơi hội họp, ngoài ra
họ cũng được hưởng những khoản hoa hồng từ việc đặt chỗ lưu trú ở các khách sạn cho
các đại biểu và những dịch vụ có liên quan Loại hình MICE, mà nhà tổ chức này kinh doanh như : hội họp, hội nghị, hội thảo, những khoá huấn luyện - đào tạo, giới thiệu
sản phẩm mới
Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng (Incentive travel agency)
Đây là đại diện đặc biệt cho khách hàng, chuyên tổ chức các tour du lịch trọn gói với mục đích là để khuyến khích người lao động hay là phần thưởng dành cho
những các nhân xuất sắc của công ty Do vậy, những đại lý này thường thiết kế các tour du lịch rất đa dạng, phong phú và chất lượng
Các công ty quản lý tại điểm đến (Destination management company) Là những tổ chức trung gian có sự hiểu biết và mối quan hệ rộng rãi tại nơi hội
thảo sẽ được tiến hành Họ sắp xếp nơi ở cho các đại biểu, tổ chức khâu vận chuyển từ sân bay đến khách sạn, từ khách sạn đến nơi hội thảo, tư vấn các tour du lịch trước và
sau hội thảo Loại hình MICE, mà nhà tổ chức này kinh doanh như : hội họp, hội nghị -
hội thảo, du lịch khuyến thưởng, tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm mới
Công ty lữ hành chuyên về khách công vụ (Business travel company) Cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch MICE, bao gồm việc đặt vé máy bay, xe, ăn ở (hay tổ chức tour trọn gói) cho khách hàng Khách hàng của công ty lữ hành thường là khách công vụ, số lượng không lớn
Các công ty chuyên về tổ chức hội chợ, triển lãm (Exibition organizer) Để quảng bá, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ của mình cho công chúng, các
công ty kinh doanh đều phải tìm kiếm thông tin về điều kiện tham dự, giá cả, quy mô,
số lượng của các thành viên tham gia của những nhà tổ chức hội chợ, triển lãm Thông qua các hoạt động quảng bá, tiếp thị, các nhà tổ chức triển lãm có trách nhiệm trong
Trang 231.1.5 Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lịch MICE
1.1.5.1 Vai trò của ngành du lịch MICE
" Cùng với du lịch thuần tuý, thì du lịch MICE ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một khi du lịch MICE phát triển thì nó sẽ kéo theo tăng tỷ trọng GDP lên Theo WTO, hiện nay thị trường MICE toàn cầu trị giá 300 tỉ USD, tạo ra các
hoạt động kinh tế trị giá 5.490 tỉ USD, bằng 10,4% tổng GDP thế giới với
hơn 214 triệu người hiện đang làm việc
" Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước, đặc biệt là ở các quốc
gia đang phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia Doanh thu từ du lịch MICE của Singapore tăng từ 2,2 tỷ đôla Singapore năm 2002 lên khoảng 3 tỷ đôla Singapore vio nim 2005 ; còn ngành du lịch MICE của Malaysia mỗi năm đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu của ngành du
lich
* Du lich MICE 1a co sở quan trọng kích thích sự phát triển của các ngành
khác Du lịch MICE phát triển sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, thương
mại phát triển lại tác động đến đầu tư và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu,
và trong nhiều trường hợp đầu tư lại tạo bàn đạp cho du lịch phát triển Và
chính vì vậy, mà lượng khách du lịch đi qua các cường quốc du lịch như
Singapore, Thái Lan, Malaysia bao giờ cũng ở mức 6 -I0 triệu khách /
năm
1.1.5.2 Sự cân thiết khách quan của việc phát triển du lịch MICE
" Góp phần nâng cao hiệu quả của ngành du lịch nói chung Khi mà cuộc sống ngày càng phát triển đến mức độ hoàn thiện hơn, hiện đại hơn, thì
nhu cầu về du lịch của người dân trên thế giới cũng ngày càng tăng cao
Bên cạnh sự phát triển chung của các loại hình du lịch thuần tuý như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, thì loại hình du lịch MICE thuộc loại sinh sau để muộn, nhưng lại đang phát triển ngày càng mạnh và trở thành lợi thế cạnh tranh lớn tại
một số quốc gia hiện nay
“Góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế Việc tổ chức thành công các sự kiện hội nghị, hội thảo quốc tế có ý nghĩa vô cùng
quan trọng vì qua đó, nó là công cụ quảng cáo hữu hiệu để xúc tiến những
Trang 241.2 THUC TIEN VA KINH NGHIEM PHAT TRIEN DU LICH
MICE CUA MOT SO QUOC GIA
1.2.1.Thực tiễn phát triển du lịch MICE của một số quốc gia tiêu
biểu
1.2.1.1 Singapore
Singapore là một điểm đến hàng đầu thế giới cho các sự kiện thương mại như
hội thảo, khen thưởng, hội nghị và triển lãm Hiện nay, Singapore đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sau Úc, Nhật và Thái Lan (xem thêm phụ lục 1.3) và đứng
thứ 22 trên thế giới về thị trường khách du lịch MICE, do có thuận lợi là trang thiết bị phục vụ hội họp và hạ tầng cơ sở hiện đại Chính điều này đã làm cho các nhà tổ chức yên tâm khi chọn nơi đây làm nơi hội nghị, hội thảo và triển lãm Singapore đã tổ chức
thành công một số sự kiện có uy tính nhất trên thế giới như SIBOS 2003, Diễn đàn kinh tế thế giới 2005, phiên họp lần thứ 117 của Ủy ban Olympic thế giới 2005 và Hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ Thế giới và Ngân hàng thế giới vào năm 2006 Và
các sự kiện thương mại như tuần lễ trao đổi thương mại truyền thông Infocom, hội chợ hàng gia dụng quốc tế Singapore, triển lãm không gian vũ trụ Châu Á, hội nghị thực
phẩm và khách sạn Châu Á
Trong những năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, chứng nhận danh tiếng là một điểm đến hàng đâu cho các sự kiện Thương mại và MICE như :
* Thành phố Điểm đến kinh doanh tốt nhất (giải thưởng Sự lựa chọn của độc giả
Destinasian 2006)
* Thanh phé Du lich kinh doanh MICE tốt nhất ( giải thưởng Du lịch TTG 2005) "Cơ sở Dịch vụ hội nghị / triển lãm được ưa thích ( Sự lựa chọn Du lịch của Độc
giả tạp chí Time)
" Thành phố Trung tâm hội nghị thứ 2 trên thế giới (Hiệp hội hội nghị và Đại hội
quốc tế 2004)
"Thành phố Trung tâm hội nghị số 1 của Châu Á trong 22 năm liên tiếp (Liên minh các hiệp hội quốc tế 2004)
Singapore có hai trung tâm triển lãm lớn là trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Suntec và Singapoe Expo (xem bảng 1.1), ngoài ra còn có trung tâm hội nghị Raffles City và trung tâm hội thảo Waterfront Hầu hết các trung tâm thương mại, phòng hội
nghị, hội thảo quốc tế đều rất gần sân bay Thêm vào đó, sân bay quốc tế Singapore đủ
lớn để đón tiếp 40 triệu lượt khách mỗi năm, một hệ thống khách sạn 4-5 sao (30.000
phòng) gần trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế, có thể phục vụ và đáp ứng được
nhu câu ăn ở của nhiều khách tham dự
Trang 25Với thuận lợi là cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ tiêu chuẩn cao, thuận lợi qua các dịch vụ Internet và dịch vụ hội nghị từ xa tại các khách sạn thương mại và các khu
trung tâm triển lãm và hội nghị đã giúp Singapore trở thành một điểm đến hàng đầu
cho các cuộc hội họp doanh nghiệp Ngoài ra, Singapore còn cung cấp cho những nhà
tổ chức sự kiện vô số các chương trình giải trí và thư giản đầy ấn tượng như chương
trình thưởng thức cocktail trên chuyến xe điện tham quan Vườn thú đêm Night Safari,
tham quan những khu vực sắc tộc từ khu Tiểu Ấn đến Phố Tàu để khám phá di sản đa văn hoá của Singapore và thưởng thức các món ăn địa phương và quốc tế đa dạng Về quảng bá, xúc tiến thì Cục Du lịch Singapore từ cuối năm 2003 đã đưa ra chiến dịch
xúc tiến quảng bá với 15 triệu đôla Singapore (khoảng 8,6 triệu USD) nhằm thu hút thị trường khách du lịch doanh nhân và MICE, tăng doanh số từ lĩnh vực này lên 3 tỉ đôla
trong năm 2005
Văn phòng Hội nghị và triển lãm Singapore
Văn phòng Hội nghị và triển lãm Singapore đóng vai trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE
" Cung cap thong tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và dịch
vụ ở Singapore
"Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các
buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công
" _ Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm
* Sap xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia = Dan dung dé cuong quảng cáo cho các thông báo sơ bộ của các cuộc hop " Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp
Bảng].1: Các trung tâm hội thảo ở Singapore Khu vực triển lãm Phòng họp Bên trong Bên ngoài | Số phòng Sức chứa
Trang 261.2.1.2 Malaysia
Malaysia cũng đang là địa điểm mới nổi lên về sự kiện hội nghị, hội thảo và
triển lãm ở Đông Nam Á Trong năm 2003, Malaysia xếp hạng thứ 23 thế giới và thứ 6 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương về thị trường khách MICE Lượng khách MICE từ năm 1999 đến nay luôn tăng liên tục( xem bảng 1.2)
Bang 1.2: Khách du lịch và khách MICE đến Malaysia từ 1999 — 2002 (lượt người)
Tỉ lệ khách MICE so với tổng số khách du lịch đến Malaysia Năm Khách du lịch Khách MICE % Tỉ lệ 1999 7.931.149 139.195 1,8 2000 10.221.582 246.295 2,4 2001 ` 12.775.073 473.486 3,7 2002 13.295.010 699.924 53
Nguôn: Malaysia — The Rise of MICE, www:businesstravellerindia.com
Trong những năm qua, Malaysia đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như
phong trào các nước không liên kết (NAM Summit), Hiệp hội du lịch Ấn Độ (Travel
agent’ Association of India), Foodtech Malaysia, hội thảo về bệnh tim Đông Nam Á lần thứ 14 (14" ASEAN Congress of Cardiology), giải thưởng quốc tế (Malaysia Gift and Premium), Hội chợ trang thiết bị quốc tế (International Furniture fair), Và hiện nay Malaysia đang nhắm vào thị trường khách là khu vực Châu Âu và vùng Viễn Đông
Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến sự hợp tác giữa các bộ phận hữu
quan như hãng hàng không Malaysia, các cơ quan chính quyển địa phương và Chính
phủ Malaysia, các khách sạn, các trung tâm hội nghị - hội thảo, các nhà tổ chức sự kiện
chuyên nghiệp, các công ty quản lý tại điểm đến, các nhà cung cấp triển lãm, các công ty du lịch và các nhà sản xuất quà lưu niệm Ngoài ra, Malaysia cũng được công nhận
là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, điểm đến an toàn, cơ sở hạ tầng thuận lợi Về vấn để lưu trú, Malaysia có 2.032 khách sạn với 133.495 phòng ngủ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch Trong đó, nổi bật là trung tâm thương mại thế
Trang 27Về trung tâm hội nghị, hội thảo Malaysia cung cấp một số trung tâm mang tầm
quốc tế tọa lạc ngay thành phố Kuala Lumper như Putra World Trade Centre ( diện tích
35.000 m?); Trung tâm hội nghị quốc tế Malaysia (Malaysia International Exibition and
Convention Centre); Genting International Convention Centre (dién tich 9.847 m?); Trung tâm hội nghị Kuala Lumper (Kuala Lumper Convention Centre)
1.2.2 Những bài học rút ra từ thực tế phát triển du lịch MICE
của một số quốc gia
Theo kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Nhật Bản, Singapore, Malaysia,
Thái Lan và Hồng Kông thì để khai thác thị trường này tốt, thì ta thấy có một số bài học sau :
Thứ nhất, không thể phát triển du lịch MICE nếu như không có một cơ
quan quản lý chuyên trách về MICE (Chính phủ hoặc tư nhân) Hầu hết
các quốc gia khai thác thị trường này đều có một cơ quan hay tổ chức xúc tiến du lịch MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and
Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention
Bureau, HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and Convention Bureau
Thứ hai, để phát triển du lịch MICE thì điểm đến phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại Trước hết là phải có một hệ thống khách sạn 4-5 sao với - các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế Thứ nữa là phẩi có
những trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị,
hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc
quốc tế
Thứ ba, vì khách hàng bao gồm cả những cơng ty, tập đồn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới, nên cần phải có những nhà tổ
chức chuyên nghiệp (Professional Convention Organizer) đứng ra đảm
nhiệm để cho việc tổ chức các sự kiện của MICE được thành công
Thứ tư, Phát triển du lịch MICE rất cần sự ủng hộ và trợ giúp của các cơ quan chính quyển địa phương, đặc biệt là từ phía Chính phủ trong việc ổn định, sắp xếp lại trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, nhằm xây dựng một
Trang 281.3 VAN DUNG LY THUYET QUAN TRI CHIEN LUGC VAO TRƯỜNG HỢP ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH MICE
Có nhiều quốc gia nhận thấy được lợi ích của du lịch MICE và họ đã thành công trong việc định hướng phát triển du lịch MICE của mình Một điều lưu ý là hầu như các
quốc gia này đã tận dụng được những lợi thế riêng có của mình như hạ tầng cơ sở hiện đại, tài nguyên du lịch phong phú như Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia để thu hút
khách MICE Những lợi thế đó không thể là tuyệt đối bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nữa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có xu hướng hội nhập ngày
càng chặt chẽ hơn
Từ cách tiếp cận trên, để có hướng phát triển du lịch MICE thì phần này có mục đích là trình bày những lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược để vận dụng cho việc
phân tích và xây dựng những định hướng phát triển du lịch MICE cho địa phương
1.3.1 Lý thuyết quản trị chiến lược
1.3.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
Có nhiều cách tiếp cận về chiến lược, ví dụ theo như Alfred Chandler - Harvard
University cho rằng “Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của một tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc chương trình hành
động và phân bố các nguồn tài nguyên chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó” Theo
William J Glueck thì “chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện
và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
sẽ được thuc hién” (Business Policy and Strategic Management.McGraw Hill, Newyork,
1980)
Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược
chức năng khác Chiến lược chỉ tạo các khung để hướng dẫn tư duy để hành động Như
vậy, mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách khác là
nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh
Còn về khía cạnh quản trị chiến lược, Fred R David cho rằng “Quản trị chiến
lược là quá trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của tổ chức
TRƯỜNG ĐH BÌNH DƯƠNG
THU VIEN -17-
Trang 29hiện tại cũng như tương lai; xác lập nhiệm vụ chức năng và xây dựng hệ thống các mục
tiêu cần theo đuổi; hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm vận dụng hữu
hiệu các nguồn lực và tiểm năng của tổ chức để đạt các mục tiêu mong muốn”
Theo đó, khi xây dựng và thực hiện chiến lược của tổ chức, các nhà quan tri
chiến lược cần phải tuân thủ những yêu cầu sau :
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh phải đạt mục đích làm tăng thế lực của doanh nghiệp để giành lợi thế cạnh tranh Muốn đạt yêu cầu này, thì khi
xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chứ không dùng
quá nhiều công sức cho việc khắc phục các điểm yếu tới mức không đầu
tư gì thêm cho các mặt mạnh
Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp Để đạt yêu cầu này, chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn, trong đó khả năng rủi ro vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ ở mức thấp
nhất
Thứ ba, phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu Việc xác định phạm vi kinh doanh trong
chiến lược kinh doanh, phải đảm bảo sao cho khắc phục được sự dàn trải
nguồn lực Trong mỗi phạm vi kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp có
thể định ra mục tiêu cần đạt tới phù hợp với điều kiện cụ thể của mình Đi _liển với mục tiêu, cần dé ra hệ thống các chính sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao động làm tiền để cho việc thực hiện các mục
tiêu ấy
Thứ tư, phải dự đốn được mơi trường kinh doanh trong tương lai Việc dự
đoán này chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng phù hợp bấy
nhiêu
Thứ năm, phải có chiến lược dự phòng Vì thế, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, phải tính đến khả năng xấu nhất mà doanh nghiệp có thể gặp
phải Và trong tình thế đó thì chiến lược dự phòng nào sẽ thay thế
Thứ sáu, phải kết hợp độ chín muôi với thời cơ Chiến lược kinh doanh
không chín muổi thì doanh nghiệp sẽ gặp thất bại 1.3.1.2 Qui trình quản trị chiến lược
Trang 30tiêu của chiến lược về tăng trưởng lượng khách, gia tăng thị phần khách, tăng doanh thu toàn ngành và vạch ra các giải pháp chiến lược đồng bộ nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã để ra Sau đó là xây dựng các chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện chiến lược Và cuối cùng là đánh giá, kiểm soát kết quả nhằm điều chỉnh chiến lược (khi cần thiết) để làm cho chiến lược luôn thích nghỉ với hoàn cảnh môi
trường Như vậy, qui trình quản trị chiến lược được chia làm 3 giai đoạn như minh hoạ ở Hình 1.2 Hình 1.2: Qui trình quản trị chiến lược Thực hiện chiến lược và phân tích chiến lược Xây dựng Đánh giá , kiểm tra chiến lược
Giai đoạn 1: Xây dựng và phân tích chiến lược
Công việc đầu tiên của quản trị chiến lược là thiết lập mục tiêu sản xuất kinh
doanh (của doanh nghiệp) hay mục tiêu phát triển (của ngành, địa phương), sau đó là đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp (ngành, địa phương) Tức là thực hiện điều
tra nghiên cứu điều tra cơ bản để xác định các mặt mạnh và mặt yếu bên trong, cũng
như các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp (ngành, địa phương) này Cách làm này
thường được gọi là phân tích SWOT Để thực hiện tốt giai đoạn này, nhà quan trị cần phải (1) phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài gồm có yếu tố kinh tế; yếu tố văn hoá; xã hội; yếu tố pháp luật và chính trị; yếu tố công nghệ Từ đó xác định được các
cơ hội và mối nguy cơ cho tổ chức (2) phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong gồm có yếu tố nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, marketing, sản phẩm dịch vụ cung
ứng, tài chính từ đó xác định các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức (3) xây dựng
ma trận SWOT và (4) lựa chọn chiến lược
Giai đoạn 2: Thực hiện chiến lược
Đây là giai đoạn mà nhà quản trị lên bẩng kế hoạch hành động, triển khai các hoạt động mà tổ chức sẽ thực hiện theo từng mốc thời gian để đạt mục tiêu chung Để thực hiện tốt giai đoạn này nhà quản trị cần phải (1) ấn định sứ mạng, mục tiêu cần
đạt (2) xây dựng một tổ chức có đủ khả năng thực hiện được các chiến lược để ra (3) đưa ra các chính sách phân bổ các nguồn lực hợp lý để các nhân viên trong tổ chức có
Trang 31-19-thể làm một cách hiệu quả (4) chính sách hỗ trợ nhân viên thực hiện chiến lược và các qui trình làm việc
Giai đoạn 3: Đánh giá, kiểm tra chiến lược
Đây là giai đoạn cuối cùng của qui trình quản trị chiến lược Tất cả các chiến lược tuỳ thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi thường xuyên Các hoạt động chính của giai đoạn này là: (1) xem xét lại các yếu tố là
cơ sở cho các chiến lược hiện tại, (2) đo lường kết quả đạt được và (3) thực hiện các
hoạt động điều chỉnh
1.3.1.3 Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Tổ chức cần xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay
đổi trong các môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật và công nghệ ở thị trường
nơi tổ chức đang hoạt động Các cơ hội có thể bao gồm tiểm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường Các nguy cơ đối với tổ chức có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn về
chính trị ở các thị trường chủ chốt Đây là cớ sở để thiết lập ma trận EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Với việc phân tích môi trường bên trong của tổ chức, các mặt mạnh có thể là các
kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà tổ chức có trước đối thủ cạnh tranh như có nhà quản trị tài năng, thương hiệu nổi tiếng, tổ chức có hình ảnh tốt trong mắt khách hàng hay chiếm thị phân lớn trên thị trường, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao Những mặt yếu thể hiện ở những thiếu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của tổ chức Đó có thể là sản phẩm - dịch vụ nghèo nàn,
hoạt động quảng bá, xúc tiến kém, nguồn nhân lực không đủ mạnh so với đối thủ cạnh
tranh Đây là cơ sở để thiết lập ma trận IFE
Ma trận SWOT
Phân tích SWOT là phân tích dựa vào ma trận EFE và IFE, là phân tích các yếu
tố môi trường bên ngoài mà tổ chức phẩi đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường bên trong (các điểm mạnh và điểm yếu) Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của một tổ chức đối
với việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt và sẽ
Trang 32đảm bảo được tinh cu thể, thực tế và khả thi vì tổ chức hay doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như hình thành các chiến lược và các giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho từng chiến lược đã lựa chọn
Qui trình xây dựng ma trận EFE, IFE va SWOT (xem phu luc 1.4)
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng va thực hiện
chiến lược phát triển du lịch MICE
Là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, mặc dù không phải là những yếu tố quyết định đối với sự phát triển du lịch MICE, nhưng chúng có ảnh hưởng đáng kể
đến sự hình thành và phát triển du lịch MICE của bất kỳ một khu vực hay một quốc gia
nào
1.1.5.1 Môi trường quốc tế
Trong bối cảnh toàn câu hoá nền kinh tế, các nước phụ thuộc vào nhau hơn
Việc một quốc gia, một khu vực nào đó xảy ra tình trạng bất ổn định chính trị, vấn đề suy thoái kinh tế, an ninh xã hội không được bảo đảm ( nhất là khi có xảy ra tình trạng
khủng bố hay xung đột sắc tộc ) thì hậu quả là lượng khách du lịch quốc tế ở điểm đến
đó sụt giảm đáng kể
1.1.5.2 Môi trường trong nước ( dùng phân tích PEST)
Môi trường an nỉnh - chính trị (Political)
Môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp rõ ràng, những chính sách của nhà nước, hệ thống thuế, sự ủng hộ của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
du lịch địa phương phát triển
Môi trường kinh tế (Economic)
* Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo điểu kiện thu hút nhiều nhà đâu tư nước ngoài đến làm ăn, cũng qua đó thu hút một lượng khách du lịch công vụ đáng kể Ngoài ra, sự phát triển mạnh của các hệ thống ngân hàng và viễn thông cũng làm cho khách du lịch MICE yên tâm hơn, vì mọi giao dịch của họ chủ yếu liên
quan đến vấn để thương mại, giao dịch quốc tế
Môi trường xã hội (Socical)
Những vấn đề xã hội như môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm, môi trường văn
hoá lành mạnh
Trang 33người dân góp phần tạo tâm lý cho khách du lịch yên tâm hơn khi tới điểm đến
Môi trường công nghé (Technological)
Sự phát triển của công nghệ thông tin yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hiện đại
hơn, chất lượng hơn như hệ thống Internet, hệ thống xử lý thông tin, tìm kiếm thông tin Tất cả các trung tâm hội nghị, hội thảo ngày nay đều phải đáp ứng nhanh chóng xu thế
này
Kết luận chương 1
Tóm lại, trong chương này đã phân tích kỹ khái niệm du lịch MICE là gì, đó là loại hình du lịch kết:hợp với hội nghị, khen thưởng, hội thảo và triển lãm MICE là chữ
viết tắt của Meeting, Incentive, Convention/Conference và Exibition /Event, tên day đủ tiếng Anh 1a Meeting Incentive Conference Event Du lich MICE dem lai hiéu qua cao nhờ lượng khách đông và có mức chỉ tiêu cao so với các đối tượng du khách khác vì
đây là khách hạng sang sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp
Thêm nữa, cùng với du lịch thuần tuý, thì du lịch MICE ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho địa phương hay quốc gia; du lịch MICE phát triển
sẽ thúc đẩy thương mại phát triển và gia tăng đầu tư từ nước ngoài Bên cạnh đó, trong
sự phát triển chung của các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, thì loại hình du lịch MICE đang phát triển ngày càng mạnh và trở thành lợi thế cạnh tranh lớn tại một số quốc gia hiện nay Và
thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện hội nghị, hội thảo quốc tế đã góp phần
quảng cáo hữu hiệu để xúc tiến những sản phẩm và dịch vụ tới thị trường mục tiêu, quảng cáo hình ảnh của điểm đến
Từ thực tiển phát triển du lịch MICE của một số quốc gia như Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông và Thái Lan, chúng tôi thấy có 4 điểm cốt lõi cần
quan tâm như :
" Thứ nhất, không thể phát triển du lịch MICE nếu như không có một cơ
quan quần lý chuyên trách về MICE (Chính phủ hoặc tư nhân)
"_ Thứ hai, để phát triển du lich MICE thì điểm đến phải có hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
Trang 34chuyên nghiệp đứng ra đảm nhiệm tổ chức các sự kiện của MICE được thành công
"_ Thứ tư, phát triển du lich MICE rat cần sự ủng hộ và trợ giúp của các cơ
quan chính quyền địa phương, đặc biệt là từ phía Chính phủ
Từ cách tiếp cận trên, để có hướng phát triển du lịch MICE cho một quốc gia hay một địa phương Trong phần này, cũng để cập tới việc vận dụng lý thuyết về quản
trị chiến lược của Fred R David để vận dụng cho việc phân tích và xây dựng những định hướng phát triển du lịch MICE cho địa phương Đặc biệt là sử dụng các công cụ
chủ yếu như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EEE), ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong (IFE), ma trận SWOT để định hướng cho chiến lược Phân tích SWOT là một
trong 4 bước của giai đoạn xây dựng và phân tích chiến lược, một khi tổ chức muốn khai thác, phát triển và thâm nhập thị trường thì phân tích SWOT là một khâu không
Trang 35Chương 2:
TIEM NANG VA THUC TRANG PHAT TRIEN DU
Trang 36Chương 2: TIỀM NANG VA THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH MICE TREN DIA BAN TP HCM
2.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE CỦA TP HCM
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch để phát triển du
lịch MICE
Bao gồm vị trí địa lý, phong cảnh, biển, sông , hồ, núi, rừng, hang động, khí hậu,
thổ nhưỡng, thẩm thực vật, hệ động vật, thực vật, những địa danh là nguồn tài nguyên du lịch đa dạng phong phú
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương không có nhiều di tích lịch sử văn
hoá được xếp hạng quốc gia, quốc tế như Hà Nội, Huế, Hội An hay phong cảnh thiên
nhiên hùng vĩ như Hạ Long, Phong Nha hay những bãi biển tuyệt đẹp như Nha Trang,
Phan Thiết Tài nguyên du lịch của thành phố chỉ có vài nơi như vườn cò Quận 9, sân
chim Vàm Sát, bãi biển 30/4, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và hai khúc sông Đồng Nai va Sai Gòn, vừa đơn giản về chủng loại, vừa nghèo về số lượng Tuy nhiên, hàng năm thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm tới 54-55% lượng khách quốc tế cả nước, là nơi hội tụ phần lớn các doanh nghiệp lữ hành hàng đâu, có nhiều khách sạn, nhà hàng lớn và một lượng hướng dẫn viên hùng hậu Với vị thế là một trong những trung tâm kinh
tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật lớn nhất của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi về mặt giao thương quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện đại so với các địa phương khác, đặc biệt là hệ thống khách sạn 4 - 5 sao, khiến thành phố trở thành “điểm
trung chuyển” thuận lợi cho các tour du lịch nội địa và xuyên quốc gia Ngoài ra, với vị
thế là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm
mua sắm, ẩm thực lớn nhất trong cả nước, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch MICE trong tương lai
2.1.2 Tài nguyên về xã hội, nhân văn
Mặc dù không có nhiều tài nguyên du lịch, nhưng thành phố Hồ Chí Minh vừa
hơn 300 năm tuổi, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, nổi tiếng là một
thương cảng trù phú sầm uất của vùng đất phương Nam Trong quá trình khai phá, mở
mang bờ cõi, người Việt đã biết hoà hợp với nhiều dân tộc hội tụ về đây đã hình thành
Trang 37di tích văn hoá - kiến trúc, di tích lịch sử, nhà Bảo tàng - nhà lưu niệm, những loại hình nghệ thuật đặc sắc trở thành tài nguyên du lịch xã hội, nhân văn quý giá để phát
triển du lịch bền vững
2.1.2.1 Di tích văn hoá - kiến trúc
Thành phố hiện có trên 1.000 ngôi chùa, đình, đển và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ trở thành những tài sản quý về văn hoá, kiến trúc và nghệ thuật Đó là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, đền Lê Văn Duyệt, dinh
Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện Thành Phố, hệ thống các ngôi chùa cổ ( chùa Giác
Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên, chùa Vĩnh Nghiêm , chùa Xá Lợi ), hệ
thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức ) Nhìn chung, đây là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là “cơ cấu kiến trúc” Việt - Hoa - Châu Âu,
đó là một tổng thể kiến trúc mà thành phố có được 2.1.2.2 Di tích lịch sử
Hiện thành phố có một vài di tích lịch sử cũng thu hút nhiều khách quốc tế trong
thời gian qua như Bến Dược - Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố, Rừng sác Cần giờ, 18 thôn vườn trầu 2.1.2.3 Nhà bảo tàng - lưu niệm
Bên cạnh những di tích lịch sử văn hoá phong phú đa dạng, thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống bảo tàng gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm ở các
quận, huyện Đó là Bảo tàng Cách Mạng Thành Phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng chứng tích
chiến tranh, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam -Tp.HCM, Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Tôn Đức Thắng là những địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài
2.1.2.4 Những loại hình nghệ thuật
Nên tảng văn hoá truyền thống của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng là văn hoá dân gian, đó là kho tàng văn hoá phong phú với nhiều loại
hình nghệ thuật như :
Văn nghệ và nghệ thuật sân khấu: cải lương, đờn ca tài tử nam bộ, dân ca nam bộ, hát bội, biểu diễn áo dài truyền thống, những điệu múa dân gian, múa rối nước
Trang 38Am nhac cổ truyền: Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc
thái văn hoá riêng Cũng chính vì thế, mà trong quá trình phát triển cộng đồng, gắn bó
giữa các dân tộc với nhau đã sáng tạo rất nhiều loại nhạc khí cũng như những thể loại
dân ca đặc sắc như đàn Bầu, đàn Đá, đàn Tranh và các loại nhạc như nhạc trong lễ cung đình, nhạc cổ truyền
2.1.2.5 Ẩm thực- mua sắm- vui chơi giải trí
Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật đổi dào, nên món ăn
Sài Gòn rất đa dạng phong phú Lại thêm là nơi hội tụ của dân cư từ mọi miễn đất nước và cửa ngõ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng
ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tỉnh hoa thành một nền ẩm thực phong phú
và hấp dẫn
Bên cạnh đó, thành phố có một số trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế như
trung tâm thương mại Saigon tourist, trung tâm thương mại Diamond Plaza, trung tâm thương mại Zen Plaza, trung tâm thương mại Superbowl và Thương xá Tax; Về chợ có
chợ Bến Thành, chợ Bình Tây; và một chuỗi cửa hàng trên các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Nguyễn Trãi
Về vui chơi giải trí, thành phố cũng có khu du lịch như Thanh Đa, Bình Quế; khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên, Sài Gòn Water Park, Vietnam Water Park, sân
Golf Thủ Đức
2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH MICE TREN DIA
BAN TP HO CHi MINH TRONG NHUNG NAM QUA
2.2.1 Khách du lịch MICE
2.2.1.1 Tình hình chung về thị trường khách du lịch quốc tế
Trang 39
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng đều tăng
lên qua từng nã m Lượng khách quốc tế đến thành phố năm 2005 là 2.000.000 lượt tăng
63,08% so với năm 2001 (1.226.400 lượt ), nhịp độ tăng bình quân hàng năm trong giai
đoạn này là khoảng 54-55% Và trong 8 tháng đâu năm 2006, lượng khách đến thành
phố là 1.478.000 lượt tăng 9% so với cùng kỳ năm 2005 và chiếm 61% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam (xem bảng 2.1 )
Xét về phương tiện, khách đến bằng đường hàng không năm 2005 là 1.753.784
lượt, chiếm 87% tổng lượng khách quốc tế đến thành phố, tăng 27% so với năm 2004
Khách đến bằng các đường khác là 250.000 lượt ( đường biển và đường bộ), chiếm
13% tổng lượt khách quốc tế đến thành phố, tăng 25% so với năm 2004 Và trong quí 1 năm 2006, khách đến bằng đường hàng không là 560.000 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ
năm 2005, bằng đường bộ là 64.000 lượt và đường biển là 6.000 lượt (xem bảng 2.2) Bảng 2.2: Tổng số lượt khách quốc tế đến Tp.HCM từ 2001 đến 2005 qua các
phương tiện vận chuyển (lượt người) TONG SỐ CHIA RA
LƯỢT KHÁCH DEN LƯỢT NHỊP ĐỘ _ | ĐƯỜNG HÀNG | ĐƯỜNG ĐƯỜNG BỘ Ha NGƯỜI _ | PHÁT TRIÊN KHÔNG BIEN (%) 2001 1.226.400 11,5 1.066.645 12.581 147.174 2002 1.433.000 16.8 1.279.782 10.272 142.946 2003” 1.302.000 -9,0 1.130.689 4.002 167.309 2004 1.580.000 21,0 1.380.000 15.000 185.000 2005 2.000.000 27,0 1.753.784 6.587 239,629 Qui 1 năm 2006 630.000 8,0 560.000 6.000 64.000 Nguôn: Sở dụ lịch Tp.HCM 2.2.1.2 Khách du lịch MICE
Thị trường khách du lịch MICE đến thành phố Hồ Chí Minh “bùng nổ” trong
khoảng hai năm gần đây và đã được một số công ty lữ hành và khách sạn quan tâm
khai thác Đối tượng khách đến thành phố khá phong phú, không chỉ là khách quốc tế,
các tập đồn nước ngồi, cơng ty liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam, mà có cả khách từ các doanh nghiệp trong nước Hiện nay, Sở du lịch Thành phố chưa có số liệu
cụ thể liên quan đến du lịch MICE, nhưng cũng đã ghi nhận việc tổ chức thành cơng một số đồn khách hội nghị, hội thảo, du lịch khuyến thưởng và triển lãm cho các công
Trang 40ty, tập đoàn đa quốc gia thuộc các nước khối Asean, Mỹ, Đức, Nga, Úc, Nhật, Hàn
Quốc Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 là 2.927.876 lượt người, thì khách công vụ là 512.666 lượt người, chiếm 17,82% (xem bảng 2.3) Trong đó, tổng số khách công vụ tới thành phố năm 2004 đạt 300.516 lượt, chiếm 57,61% so với cả nước và có nhịp độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2004 là khoảng 4%
Bảng 2.3: Số lượng khách công vụ đến Việt Nam và Tp.HCM từ năm 2000 đến 2004
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Khách quốc tế đến Việt Nam 2.140.000 | 2.330.050 | 2.627.988 | 2.428.735 | 2.927.876 Khách công vụ đến Việt Nam 491.646 395.158 445.751 468.429 521.666 Tỉ lệ khách công vụ so với khách quốc tế đến Việt Nam 22,97 16,96 16,96 19,29 17,82 Khách quốc tế đến Tp.HCM 1.109.000 1.226.400 1.433.000 1.302.000 1.580.000 Khách công vụ đến Tp.HCM 260.282 224.309 278.432 285.394 300.516 Tỉ lệ khách công vụ so với khách quốc tế đến Tp.HCM 23,47 18,29 19,43 21,92 19,02 Tỉ lệ khách công vụ tới Tp.HCM so với Việt Nam (%) 52,94 56,76 62,46 60,93 57,61 Nguôn: Tổng cục du lịch và Sở du lịch TP.HCM
Theo phân tích của các nhà tổ chức khách MICE, thơng thường các đồn khách
MICE đến Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thường gắn với mục đích thương mại, đầu
tư thông qua việc tham dự các hoạt động hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc một chuyến thực hành ngoại khoá sau đó sẽ kết hợp tham quan du lịch Tuy nhiên, việc khai thác
thị trường MICE của thành phố còn rất thấp, đa số các đoàn khách là các đoàn nhỏ
Theo các chuyên gia làm MICE ở thành phố Hồ Chí Minh, thì lượng khách gia tăng
trong thời gian qua là do Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ASEM 5, Việt Nam
miễn visa cho 11 quốc gia thuộc khối Asean, vùng Đông Bắc Á và Bắc Á Thêm nữa là tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách, thì Việt Nam được công nhận như là một điểm