1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - TNXH

6 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 23,75 KB

Nội dung

* GD biển đảo; BVMT: Nếu có dịp đi tham quan chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển, không phóng uế bừa bãi làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nh[r]

Trang 1

TUẦN 17

Ngày soạn: 24/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 28: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I Yêu cầu cần đạt

- Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

- Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.

- Năng lực, phẩm chất: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

* SDNLTK&HQ: GD HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác

như: rau, củ, quả,… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần TKNL và SDNL có hiệu quả

* BVMT: Liên hệ với môi trường vùng biển có ý thức tham giữ vệ sinh môi

trường biển, đảo

* GD biển đảo: Liên hệ với môi trường vùng biển (đối với với HS vùng biển).

II Kĩ năng sống

- KN quan sát tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khoẻ con người

- KN ra quyết định: nên và không nên làm gì để BVMT

- KN hợp tác với mọi người để BVMT

III Đồ dùng học tập

- Phiếu học tập, máy tính bảng, máy tính

IV Các hoạt động dạy học

1 Khởi động (3p)

+ Kể một số hoạt động nông nghiệp mà em

biết ở địa phương?

+Em hãy kể về những hoạt động công nghiệp,

… mà em biết?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi

đầu bài lên bảng

2 Hình thành kiến thức mới (20p)

a Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (5p)

* Bước 1: Thảo luận nhóm

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát

phiếu thảo luận các câu hỏi sau:

- Học sinh hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”

- Học sinh nêu

- Mở sách giáo khoa

- HS thảo luận nhóm theo phiếu

+ N1+2: Khi qua đống rác có cảm

Trang 2

* N1+2: Quan sát hình 1 SGK Nói cảm giác

của bạn khi qua đống rác có tác hại gì với sức

khoẻ con người?

* N3+4: Quan sát hình 2 SGK

- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác?

Chúng có tác hại gì cho sức khoẻ con người

* Bước 2: Giáo viên gọi đại diện các nhóm

trình bày, nhóm khác bổ sung

* GV kết luận: Trong các loại rác có những

loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn

gây bệnh như: chuột, dán, ruồi,… thường

sống ở những nơi có rác chúng là những con

vật trung gian truyền bệnh cho con người

b Hoạt động 2: Làm việc theo cặp (10p)

* Bước 1: Từng cặp trong bàn quan sát tranh

SGK trang 69, tranh ảnh sưu tầm, trả lời câu

hỏi: Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Vì

sao?

* Bước 2: Một số nhóm trình bày

- Việc làm của bạn trai đem rác ra đổ vệ

đường là đúng hay sai? Vì sao?

- Cô công nhân đang làm gì?

- Bạn nhỏ đang làm gì?

- Việc đổ rác vào thùng có nên làm hay

không? Vì sao?

- Chú công nhân đang làm gì? Việc làm dó

đúng hay sai?

giác rất khó chịu vì mồ hôi thối của rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn, súc vật chết, rau quả thối,….) làm

ta khó thở nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

+ N3+4: Những sinh vật thường

sống ở đống rác như: Chuột, gián, muỗi, ruồi,… Chúng có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người, xác của súc vật chết vứt bừa bãi sẽ bị thối nhiều nấm bệnh là nơi sinh sản truyền bệnh qua ruồi, muỗi, chuột

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm bổ sung

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát tranh theo cặp N1

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

- Việc làm của bạn trong hình 3 là sai Vì bạn đem rác đổ ra vệ đường làm ô nhiễm môi trường, không đẹp hè phố

- Cô công nhân đang đẩy xe rác đi

đổ

- Bạn nhỏ đang cho rác vào thùng rác

- Rất nên làm vì đổ đúng nơi qui định

- Chú đang đào hố chôn rác Việc

Trang 3

* GV chốt bài

3 Luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 3: Liên hệ)

- Cả lớp theo dõi và trả lời

* BVMT, GD biển đảo: Em cần phải làm gì

để giữ vệ sinh nơi công cộng?

- GV liên hệ với môi trường vùng biển (đối

với với HS vùng biển)

- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?

* SDNLTK&HQ: biết phân loại và xử lí rác

hợp vệ sinh như một số rác như: rau, củ, quả,

… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái

chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã

giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu,

góp phần TKNL và SDNL có hiệu quả

* Ứng dụng PHTM

- GV cho HS tìm hiểu trên mạng Internet cách

xử lý rác

- GV nhận xét

4 Vận dụng, trải nghiệm (2p)

- Kể tên một số việc làm vệ sinh môi trường

của bản thân

- Tham gia cùng gia đình và cộng đồng các

việc làm góp phần vệ sinh môi trường

làm đó đúng vì làm như vậy vừa sạch vừa có phân bón ruộng

- HS trả lời

+ Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng

+ Không bẻ cây, cành cây, vứt rác bừa bãi

+ Em không nên vứt rác ra ngoài đường

+ Nhắc nhở bạn cùng thực hiện với

em Không khạc nhổ, đi tiểu tiện xong dội nước sạch sẽ

- Chôn, đốt, ủ, tái chế

- HS sử dụng máy tính bảng tìm kiếm thông tin trên mạng

- HS lắng nghe

IV Điều chỉnh, bổ sung

-Ngày soạn: 26/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 29: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)

Trang 4

I Yêu cầu cần đạt

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.

- Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.

- Năng lực, phẩm chất: HS có những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ

sinh

* GD biển đảo: Nếu có dịp đi tham quan chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh

môi trường biển, không phóng uế bừa bãi làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên của đất nước

* SDNLTK&HQ: GD HS biết xử lí phân vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi

trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước

* BVMT: Liên hệ với môi trường vùng biển có ý thức tham giữ vệ sinh môi

trường biển, đảo

II Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin;

- Kĩ năng ra quyết định

III Đồ dùng dạy học

- Các hình trong sách giáo khoa trang 70, 71 SGK

IV Các hoạt động dạy học

1 Khởi động (3’)

- Rác có tác hại gì đối với sức khoẻ con

người?

- Hãy nêu những cách xử lý rác mà em biết?

- Nhận xét chung bài cũ

2 Hình thành kiến thức mới (20’)

* Hoạt động 1: Tác hại của việc phóng uế

bừa bãi.

Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm.

+ Yêu cầu HS quan sát tranh 1 và 2 trang

70/SGK, trả lời theo 2 câu hỏi sau:

+ Quan sát tranh em thấy những gì?

+ Theo em, việc mà những người trong tranh

làm sẽ gây ra những điều gì?

- HS trả lời 1 số câu hỏi

+ Trong các loại rác, có các loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều

vi khuẩn gây bệnh Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

- HS nêu

- Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trả lời:

+ Quan sát tranh em thấy người và gia súc đang phóng uế bừa bãi, không đúng nơi qui định

+ Việc làm đó vừa làm mất vệ

Trang 5

- Nhận xét tổng hợp ý kiến của HS.

- Ở nhà em mọi người đi vệ sinh ở đâu?

- Kết luận: Việc phóng uế bừa bãi gây ra

nhiều tác hại như: làm ô nhiễm môi trường,

gây mất vệ sinh, dẫn đến lây truyền các dịch

bệnh như tả, lị,

* GD biển đảo; BVMT: Nếu có dịp đi tham

quan chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh

môi trường biển, không phóng uế bừa bãi

làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng

đến cảnh quan thiên nhiên của đất nước…

* Hoạt động 2: Nhà tiêu hợp vệ sinh

- GV tiến hành hoạt động cả lớp

+ Hỏi: Khi đi đại tiểu tiện, em và những

người thân trong gia đình đi ở đâu?

- GV nhận xét ý kiến của HS

- KL: Để giữ vs môi trường, chúng ta cần đi

đại tiểu tiện đúng nơi qui định và dùng các

nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Hỏi: Nhà em dùng loại nhà tiêu nào?

- GV giới thiệu 2 loại nhà tiêu phổ biến như

H.3, 4 SGK Nhà tiêu tự hoại (thành thị) và

nhà tiêu hai ngăn (nông thôn và miền núi)

- Yêu cầu: các nhóm (2 nhóm) thảo luận, ghi

ra giấy các biện pháp để giữ nhà tiêu luôn

được sạch sẽ

- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS

sinh đường làng, đường phố, làm

ô nhiễm môi trường, lây truyền dịch bệnh vừa làm xấu cảnh quan chung

- HS trả lời

+ Đi ở nhà vệ sinh

+ Lúc thì đi ở nhà vệ sinh, lúc thì

đi ở ngoài

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS liên hệ thực tế trả lời

- Lắng nghe

- Nhà em sử dụng nhà tiêu có hai ngăn./ Nhà em sử dụng nhà tiêu

có hố xí ngồi bệt./

- Lắng nghe

- Tiến hành thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo VD: Để giữ nhà tiêu tự hoại luôn sạch sẽ cần: dội nước sau khi phóng uế, dùng đúng loại giấy, bỏ giấy vào đúng nơi qui định, cọ rửa thường xuyên,

- Còn đối với nhà tiêu hai ngăn:

Trang 6

- Kết luận chung: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh

là góp phần xử lý phân người và phân động

vật hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường

không khí, đất và nước

3 Vận dụng, trải nghiệm (3’)

- Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết SGK

* SDNLTK&HQ: Biết xử lí phân vệ sinh là

phòng chống ô nhiễm môi trường không khí,

đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng

lượng nước

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: VS môi

trường

- GV nhận xét tiết học.

phải rắc tro sau khi phóng uế, bỏ giấy vào đúng nơi qui định, thường xuyên làm vệ sinh sạch

sẽ,

- Lắng nghe GV tổng kết - 2, 3 HS đọc - Lắng nghe IV Điều chỉnh, bổ sung

Ngày đăng: 05/01/2022, 15:43

w