1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng môi trường ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp may viettien

28 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC Đề tài: Lựa chọn một Doanh nghiệp kinh doanh thời trang. Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp đó. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT A. MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm môi trường Môi trường là toàn bộ những lực lượng, thể chế tác động và ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lực lượng : là sức mạnh mang tính qui luật . Thể chế : là những tác động chủ quan của con người . Môi trường kinh doanh là những yếu tố tác động đến tất cả các hoạt động kinh doanh. Là các yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các bước và quá trình của quản trị chiến lược. Phải dự báo các điều kiện môi trường vì đó là cơ sở để hoạch định ra các chiến lược cho doanh nghiệp. Chất lượng của quản trị chiến lược phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết các điều kiện môi trường,mà trong đó doanh nghiệp đang phải chiu sự tác động. Và có ba mức độ của môi trường đó là: môi trường vĩ mô,môi trường vi mô,môi trường nội bộ. 2 .Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường Vĩ mô 2.1.1 Môi trường nhân khẩu học Yếu tố môi trường đầu tiên mà nhà quản trị marketing cần quan tâm đầu tiên là dân số, vì dân số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý khi nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư, xu hướng di dân, phân bổ dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo. Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý, cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư… 2.1.2 Môi trường kinh tế Trong môi trường kinh tế,doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tốnhư: tổng sản phẩm quốc nội(GDP), yếu tố lạm phát, tỉ giá hối đoái và lãi suất, tiền lương và thu nhập. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế,các nhà quản trị của doanh nghiệp phải theo dõi,phân tích,dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách kịp thời, phù hợp với từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. • Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp, nhà nước tức GDP đã chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất định. Vì vậy,nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động của quản trị; các nhà quản trị phải dựa vào tổng sản phẩm quốc nội và tình hình thực tếđể từ đó hoạch định ra kế hoạch sắp tới phù hợp với xu hướng thị trường; ra quyết định, tổ chức và lãnh đạo, giám sát việc thực thi kế hoạch. • Yếu tố lạm phát Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lí và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân; làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng; cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm ngày càng nhiều, nhất là ở những mặt hàng mang tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày. Trong thời kì lạm phát thì yếu tố về giá của sản phẩm càng được người tiêu dùng quan tâm. Các nhà quản trị cần phải hoạch định lại chiến lược sản xuất ở các khâu, cả nhà sản xuất và nhà phân phối cần quan tâm cắt giảm các hình thức tiếp thị, tập trung vào ổn định giá sản phẩm. Kết nối sản xuất với phân phối lại một cách phù hợp . Vì vậy, việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh. • Tỷ giá hối đoái và lãi suất Tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu tức là làm ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có sự thay đổi dẫn đến kế hoạch sản xuất bị chậm tiến độ so với dự kiến làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như việc tiêu dùng của người dân. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của các doanh nghiệp, các nhà quản trị phải dự báo trước về tỷ giá hối đoái và lãi suất để từ đó có kế hoạch cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình. • Tiền lương và thu nhập Tác động đến giá thành và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Thu nhập phản ánh mức sống của người dân. Người tiêu dùng sẽ chỉ tiêu những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Vì thế doanh nghiệp phải phân loại từng bậc sản phẩm để mọi khách hàng có thể biết đến và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp Tiền lương của công nhân viên là yếu tố chính quyết định đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp bởi tiền lượng chính là nguồn sống của hầu hết mọi người , mức lương thường được đặt lên hàng đầu trong tâm lí và đó cũng chính là nguồn hứng khởi cho họ làm việc. Các nhà quản trị phải có chính sách cụ thể quy định về mức tiền lương phù hợp với năng lực làm việc của mỗi người, có sự thưởng phạt công minh để tạo ra sự hài lòng tin tưởng trong môi trường làm việc. Có sự khuyến khích những sáng kiến mới, sáng tạo để tạo hứng khởi trong công việc. Các nhà quản trị cũng cần có chính sách đặc biệt với những công nhân , nhân viên có tuổi nghề lâu năm để trong tâm lí của họ có sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. • Các yếu tố chính trị và pháp luật Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng… Điều này tác động tích cực đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nếu ngược lại sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dùng. Đến lượt mình, các vấn đề này lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất. Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế việc phát triển độc quyền, tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định. 2.1.4 Các yếu tố văn hóa xã hội Môi trường văn hóa xã hội bao gồm nhiều yếu tố như dân số văn hóa gia đình tôn giáo. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một nghành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh . Dân số ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về nguồn dân số và xác định quy mô thị trường để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện ở từng nơi.

Ngày đăng: 02/01/2022, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w