Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định.doc
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố then chốt mang lại sự pháttriển bền vững cho đất nước Nhận thức được tầm quan trọng của GD &ĐT, Đảng và nhà nước ta đã có những đầu tư thích đáng trong phạm viNSNN có thể đáp ứng Chi NSNN, do vậy, đã trở thành động lực, là cơ sởphát triển quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá GD & ĐT ở nướcta trong giai đoạn hiện nay chưa cao.
Xét trên phạm vi tỉnh Nam Định, chi từ NSNN cho ngành GD & ĐTkhông những chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi NSNN trên địa bàn màcòn là khoản chi cơ bản của ngành GD & ĐT tỉnh Vì vậy, công tác quản lýchi ngân sách cho sự nghiệp, GD & ĐT tỉnh Nam Định cần được quản lýchặt chẽ theo luật, khoa học, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đốingân sách địa phương Tuy nhiên, thực tế những yêu cầu trên vẫn chưađược đáp ứng tốt; còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xâydựng định mức, lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng nguồn kinh phícho đến khâu quyết toán chi ngân sách Những tồn tại này bắt nguồn từnhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan như: quan điểmhoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách; chất lượng đội ngũ làm công tácquản lý tài chính trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định…
Thực trạng này em lựa chon đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lýchi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chi ngânsách cho sự nghiệp GD & ĐT; Đánh giá thực trạng công tác quản lý chingân sách cho ngành GD & ĐT tỉnh Nam Định; Đề ra được phương hướng,
Trang 2giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trong ngành GD &ĐT tỉnh Nam Định.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Hoạt động quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT.Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyênngân sách trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận cơ bản được sử dụng đề nghiên cứu là phươngpháp thống kê, khảo sát, đối chiếu, phân tính, so sánh, biểu đồ, tổng hợp …và một số phương pháp khác.
5 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương; cụ thể, ngoài phần mở đầu,luận văn gồm các chương:
Chương 1: Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
Trang 3CHƯƠNG 1:
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG SỰ NGHIỆPGIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Chương 1 của Luận văn tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
1.1 Chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm duy trìsự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước; đảm bảo thực hiệncác chức năng nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.Chi NSNN phân phối các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN vàđưa chúng đến những mục đích sử dụng cụ thể.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN Nó phản ánh quátrình phân phối và sử dụng các quỹ NSNN để thực hiện nhiệm vụ thườngxuyên về quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.2 Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản ở nội dung này gồm:(1) Khái quát về hệ thống GD & ĐT của Việt Nam.(2)Vai trò của chi ngân sách với sự nghiệp GD & ĐT
(3) Đặc điểm của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Trong đó, Luậnvăn đã chỉ ra được những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chi NSNNcho sự nghiệp GD & ĐT; những nhân tố chủ quan và khách quan ảnhhưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
(4) Nguồn kinh phí đảm bảo chi cho sự nghiệp GD & ĐT.
Gồm hai nguồn kinh phí chính là: Nguồn kinh phí do NSNN cấp vànguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp.
(5) Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT được nghiêncứu ở các góc độ sau đây:
Trang 4Nếu xem xét theo mức độ phát sinh thì có thể phân các khoản chicho sự nghiệp giáo dục - đào thành hai nhóm là: Nhóm các khoản chi cótính thường xuyên và nhóm các khoản chi không có tính chất thườngxuyên.
Nếu xem xét cơ cấu các khoản chi cho sự nghiệp GD & ĐT dưới gócđộ quỹ lương thì có thể chia thành: Các khoản chi lương (bao gồm cáckhoản chi lương và các khoản chi có tính chất lương) và các khoản chikhác.
Nếu xem xét cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục theo khoản mục chithì có thể phân thành các nhóm sau: Chi cho cán bộ, giáo viên và lao độnghợp đồng; Chi cho học sinh, sinh viên: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiềnthuởng; chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinhviên; Chi quản lý hành chính; Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập Cáckhoản mục chi khác theo quy định.
1.3 Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
Đây là nội dung trọng tâm của chương I và được nghiên cứu ở cácđiểm cơ bản sau đây:
Một là Những nguyên tắc quản lý chi ngân sách trong sự nghiệp
GD & ĐT Trong đó, trình bày những nguyên tắc cơ bản là:Nguyên tắc quản lý theo dự toán;
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;
Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụngngân sách;
Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước;
Thứ hai là Các nội dung quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD &
Là một bộ phận của NSNN, công tác quản lý chi NSNN cho sựnghiệp GD & ĐT cũng được quản lý theo ba khâu: Lập dự toán, chấp hành
Trang 5và quyết toán ngân sách nhà nước Các nội dung cụ thể của từng khâu đượcLuận văn phân tích khá kỹ trên cơ sở của Luật NSNN.
Thứ ba là Một số phương pháp quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD
& ĐT Luận văn nghiên cứu một số phương pháp cơ bản là:Phương pháp quản lý và cấp phát theo theo dự toán;
Phương pháp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT bằng địnhmức chi Có hai loại định mức cơ bản là: Định mức chi tiêu tổng hợp vàĐịnh mức chi tiêu cho từng mục chi.
Phương pháp khoán chi.
Phương pháp quản lý theo cơ cấu chi ngân sách.
Thứ tư là Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT Trong đó, trình bày một số nhân tố ảnh hưởng chính là: Nhómnhân tố về cơ chế chính sách, nhóm nhân tố về trình độ cán bộ; các nhân tốvề môi trường làm việc; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nướctrong quản lý, điều hành chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT
1.4 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN chosự nghiệp GD & ĐT
Cần phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT vì một số lý do sau đây:
Một là Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT là công cụ đắc lực giúp
nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp GD &ĐT Tuy nhiên, công cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chingân sách được thực hiện tốt, đảm bảo được các yêu cầu của công tác chiNSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, bám sát vào dự toán đượcduyệt, chi tiết kiệm hiệu quả…
Hai là Xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là
khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN; nội dung các khoản chi
Trang 6cho sự nghiệp GD & ĐT rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; cácqui định của nhà nước liên quan đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐTnhiều và phức tạp… do đó, nếu công tác quản lý chi cho sự nghiệp GD &ĐT không tốt sẽ làm phát sinh thất thoát, lãng phí các nguồn kinh phí.
Ba là Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý tài chính nói chung và
công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nói riêng hiện đangtồn tại nhiều hạn chế, tồn tại như: Lập kế hoạch chưa sát đúng thực tế; cáctiêu chuẩn định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp; quyền tham gia vàoviệc ra quyết định của các đơn vị còn hạn chế… Công tác thanh tra, kiểmtra việc quản lý, sử dụng kinh phí còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả…;
Trang 72.1 Thực trạng chi ngân sách tỉnh Nam Định Nội dung này tập trung
nghiên cứu một số vấn đề cơ bản là:
(1) Qui mô, tỷ trọng của chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT trong tổng chithường xuyên NSNN của tỉnh Nam Định; Định mức chi ngân sách tỉnh Nam Định;Dự kiến xu hướng tăng trưởng chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT trong các nămtới Số liệu nghiên cứu dựa trên bộ số liệu quyết toán giai đoạn 2001-2005.
Biểu số 2.1: Mức chi ngân sách giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm20051 Chi sự nghiệp
giáo dục
243.400 272.900 348.200 379.000 447.5002 Số học sinh bình
quân các năm
510.487 480.246 465.165 455.671 437.1943 Mức chi/đầu học
Nguồn: Phòng quản lý ngân sách Sở Tài chính
(2) Cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT: Được đánh giá trêncác góc độ:
- Chi ngân sách giáo dục phân theo các cấp bậc học: Qua phân tíchcho thấy cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo là đi đúng hướng vớimục tiêu chiến lược giáo dục của quốc gia cũng như nỗ lực của tỉnh trongkế hoạch phổ cập giáo dục phổ thông.
Trang 8- Chi ngân sách GD & ĐT phân theo nội dung kinh tế: Phân thành 3nhóm chính:
Nhóm 1: Chi cho con người;
Nhóm 2: Chi cho mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi phục vụ các chươngtrình mục tiêu;
Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn và chi khác.
(3) Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD & ĐT Nam Định.
Biểu số 2.2 dưới đây đề cập đến các nguồn kinh phí hình thành nêncác khoản chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định giai đoạn2001-2005
Biểu số 2.2: Nguồn kinh phí cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Nam Định
Nguồn: Báo cáo quyết toán tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2005
Qua các phân tích về nguồn kinh phí Luận văn kết luận: Nguồn kinhphí do NSNN cấp đang thực sự là nền tảng vật chất quan trọng để pháttriển sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định
Trang 92.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐTtỉnh Nam Định
Nội dung này đề cấp đến các vấn đề cơ bản là:
(1) Mô hình quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh NamĐịnh: Nội dung này đã trình bày được mô hình công tác quản lý, cấp phátnguồn kinh phí trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định dựa trên cơ sởquyết định phân cấp về quản lý tài chính của UBND tỉnh Nam Định.
(2) Tình hình triển khai tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định43/NĐ-CP của Chính phủ trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệpGD&ĐT:
Sau khi nêu bật vai trò và yêu cầu phải thực hiện cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Luận vănđi sâu nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện, những thành tựu đạt được vàcác hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu tráchnhiệm theo qui định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
(3) Thực trạng các nội dung quản lý chi ngân sách sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định:
Trên cơ sở kết hợp với những qui định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thựctrạng các nội dung quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT ở 3 khâu:Lập dự toán NSNN; Chấp hành dự toán NSNN và Quyết toán NSNN
Phương pháp trình bày được sử dụng trong nội dung này là sau khitrình bày thực trạng của từng nội dung quản lý trong qui trình quản lý chiNSNN cho sự nghiệp GD & ĐT, luận văn tiến hành rút ra những thành tựuvà hạn chế của từng khâu trong qui trình quản lý, trong đó nhấn mạnh đếncác hạn chế còn tồn tại; Luận văn cũng chỉ ra được nguyên nhân của nhữnghạn chế, tồn tại đó để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở Chương 3.
Trang 10(4) Nội dung kế tiếp của Chương 2 là đánh giá chất lượng đội ngũ cánbộ làm công tác quản lý tài chính trong sự nghiệp GD & ĐT Nam Định.Qua những phân tích đánh giá ở nội dung này có thể nhận thấy đội ngũ cánbộ làm công tác quản lý tài chính trong sự nghiệp GD & ĐT Nam Địnhvừa thiếu lại vừa yếu, đã gây ra những hạn chế không nhỏ đối với quá trìnhquản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.
Trang 11CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂNSÁCH CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
Chương 3 của Luận văn trình bày các nội dung cơ bản sau:
3.1 Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Nam Định đến năm 2010
Phát triển nguồn nhân lực dựa trên cơ sở GD & ĐT là nhân tố quyếtđịnh đến sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoálà chủ đề này xuyên suốt trong Định hướng phát triển kinh tế xã hội đếnnăm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Nam Định Nội dung cơ bảncủa định hướng phát triển sự nghiệp GD & ĐT của tỉnh Nam Định đến năm2010 là:
Quy hoạch và xây dựng mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển giáodục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giáo dục phát triển toàn diện con người, có đạo đức, tri thức, sứckhoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những ngườilao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lậpnghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.
Đẩy mạnh xã hội hóa GD & ĐT; khuyến khích mở rộng các trườngbán công, các trường dân lập.
Thực hiện đổi mới trang thiết bị trường học; nâng cao chất lượnggiảng dạy trong nhà trường.
Trang 123.2 Quan điểm của tỉnh Nam Định trong việc hoàn thiện công tácquản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT Việc hoàn thiện công tác
quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định cần dựa trênmột số quan điểm cơ bản là:
Một là Phải bám sát đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng, nhà nước, ngành, địa phương; định hướng phát triển giáo dụccủa Đảng bộ tỉnh Nam Định Cơ chế quản lý chi NSNN cần tuân thủ chặtchẽ các yêu cầu của Luật NSNN
Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT phải gắn liền với công tác quyhoạch lại mạng lưới GD & ĐT theo hướng xã hội hóa sự nghiệp GD & ĐT.Hai là Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD &ĐT cần tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính nói chung vàcải cách hệ thống tài chính công nói riêng Cần phân định rõ trách nhiệm,quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi ngân sách cho GD & ĐTnhằm thực hàsnh triệt để Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ba là Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD& ĐT cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản:
Đảm bảo nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD & ĐT có tác độngtích cực đến hệ thống GD & ĐT của tỉnh.
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho GD & ĐT phải tiếnhành trên tất cả các khâu của chu trình quản lý ngân sách.
Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý.
3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sựnghiệp GD & ĐT Luận văn đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản là:
Giải pháp 1 Giảm bớt áp lực đối với nguồn kinh phi do NSNN cấp
thông việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá GD & ĐT Nhóm giải pháp nàytập trung vào 2 điểm chính là:
Trang 13(1) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnhvực giáo dục - đào tạo.
(2) Tạo cơ chế để chuyển dần một số trường công lập sang hoạt độngtheo hình thức trường ban công hoặc trường ngoài công lập.
Giải pháp 2 Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp
GD & ĐT Giải pháp này nhấn mạnh vào 2 điểm chính là:
Cần tăng dần qui mô chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT thôngqua việc ổn định tỷ lệ phân bổ ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT trongtổng chi ngân sách toàn tỉnh
Hoàn thiện cơ cấu nhóm mục chi thường xuyên theo hướng tăng dầntỷ trọng chi nghiệp vụ.
Giải pháp 3 Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ở các
đơn vị cơ sở GD & ĐT thông qua đào tạo và ứng dụng công nghệ vào quảnlý.
Giải pháp 4 Nâng cao chất lượng dự toán ngân ngân sách, đảm bảo
dự toán chi ngân sách sát thực hơn với thực tiễn Trong đó nhấn mạnh đếnyêu cầu của việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ trongkhâu lập dự toán ngân sách.
Giải pháp 5 Nâng cao hiệu lực quản lý ở khâu chấp hành ngân sách.
Nhóm giải pháp này đề xuất những giải pháp cụ thể ở các khâu phát nguồnkinh phí và khâu quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí.
Giải pháp 6 Đổi mới và hoàn thiện công tác quyết toán và thẩm tra
quyết toán ngân sách Giải pháp này nhấn mạnh quan điểm: Hoàn thiệnkhâu quyết toán chi ngân sách cho GD & ĐT cần đi đôi với việc xác địnhrõ ràng thẩm quyền trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính,cơ quan chủ quản cấp trên và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị
Giải pháp 7 Tiếp tục triển khai và triển khai có hiệu quả hơn cơ chế
tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp GD & ĐT.