1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình

111 207 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 837,32 KB

Nội dung

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

TRƯƠNG THỊ ÁNH HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

Huế, năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài" Hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo d ục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình " là trung thực và chưa hề được sử dụng để

bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thựchiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Người cam đoan

Trương Thị Ánh Hằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn và dành những tình cảm trân trọng và tốt đẹp nhất

đến PGS.TS Trần Văn Hòa, người thầy đã gợi mở ý tưởng đề tài, đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Côngnghệ - Hợp tác quốc tế, Đào tạo sau đại học, các Khoa và Bộ môn thuộc Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng như quý thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng

dạy đã tư vấn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Xin chân thành cảm ơn các Phòng: Giáo dục Trung Học, Kế hoạch - Tài chínhcủa Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Sở Tàichính Quảng Bình, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, đãquan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu

Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, nhưng nội dung luận văn không tránhkhỏi sự thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chỉ dẫn

thêm để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Quảng Bình, ngày 06 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Trương Thị Ánh Hằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ ÁNH HẰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

3 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra; Phương pháp phântích và xử lý số liệu; Phương pháp chuyên gia

4 Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Qua nghiên cứu, đánh giá phân tích cho thấy: việc quản lý chi NSNN tại các

trường THPT của tỉnh Quảng Bình là vấn đề cấp thiết trong tình hình phát triển kinh

tế hiện nay Tuy nhiên trong những năm qua, việc quản lý công tác tài chính tại SởGD&DT nhằm tránh những sai phạm và lãng phí tài chính trong các trường THPT

chưa được chú trọng Vì vậy Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết

công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại SởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong những năm sau này được tốt hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU THƯỜNG DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1 GDCN: Giáo dục chuyên nghiệp

2 GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu iv

Mục lục v

Danh mục các bảng biểu viii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc của luận văn 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Khái quát về chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông 5

1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2 Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục THPT 10

1.2 Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân tố ảnh hưởng 16

1.2.1 Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT 16

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT 18

1.3 Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông 22

1.3.1 Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT 22

1.3.2 Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT 23

1.3.3 Quản lý nội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT 24

1.3.4 Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN 26

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO

DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH 31

2.1 Khái quát về giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình 31

2.1.1 Tổng quan về ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Bình 31

2.1.2 Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình 31

2.1.3 Quy mô học sinh 32

2.1.4 Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình 32

2.1.5 Tình hình cơ sở vật chất của ngành GD và ĐT tỉnh Quảng Bình 33

2.1.6 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 35

2.1.7 Tình hình sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 37

2.2 Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT tại tỉnh Quảng Bình 40

2.2.1 Tình hình đầu tư NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT Quảng Bình 40

2.2.2 Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình 42

2.3 Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 44

2.3.1 Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình 44

2.4 Đánh giá quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 66

2.4.1 Những kết quả đạt được 67

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 68

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH 74

3.1 Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 74

3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 74

3.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 78

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT

ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trong những năm tới 83

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 83

3.2.2 Nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 87

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình 31

Bảng 2.2: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình 32

Bảng 2.3: Quy mô học sinh tỉnh Quảng Bình 32

Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông đi học 33

Bảng 2.5: Quy mô phòng học cấp học THCS và THPT tỉnh Quảng Bình 34

Bảng 2.6: Phát triển số lượng giáo viên qua các năm của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình 36

Bảng 2.7: Phân bố giáo viên trên các địa bàn huyện, thành phố năm 2016 36

Bảng 2.8: Phân bố cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016 36

Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệ công lập trong giai đoạn 2012- 2016 37

Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016 38

Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THPT trong giai đoạn 2012-2016 38

Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 39

Bảng 2.13: Cơ cấu chi Chi NSNN cho giáo dục đào tạo Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 40

Bảng 2.14: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 42

Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2012-2016 44

Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụ giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 45

Bảng 2.17: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 46

Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm mục giai đoạn 2012-2016 47

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Bảng 2.19: Cơ cấu chi TX và chi XDCB tập trung trong tổng chi NSNN cho sự

nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 59Bảng 2.20: Cơ cấu các nhóm mục chi trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp

giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 60Bảng 3.1: Quy mô học sinh và số lớp học trung học phổ thông 80Bảng 3.2: Nhu cầu giáo viên THPT 81Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030 82

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng

phát triển giáo dục là: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triểnnhanh, bền vững cho đất nước Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con

người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Con người là nguồn nhân lực,

là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi

mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đàotạo, coi trọng giáo dục lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành Xây dựng

môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện

cho mọi công dân được học tập suốt đời”

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu rỏ quan điểm chỉđạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,

cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương

pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào

tạo Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triểnnhững nhân tố mới, tiếp thu và chọn lọc những kinh nghiệm của thế hệ đi trước;

kiên quyết chán chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải đảm bảotính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng; các giải pháp phải

đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù hợp

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt

Nam tiếp tục khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Con người

là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bềnvững cho đất nước Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo

dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất, chất lượng; tăng quyền tự chủ và tráchnhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo Phát triển đội ngủ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệuquả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo Nhận thức được tầm quantrọng của Giáo dục và Đào tạo, Đảng và nhà nước ta đã có những đầu tư thích đángtrong phạm vi ngân sách nhà nước có thể đáp ứng cho nhiệm vụ Giáo dục và Đàotạo Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) có hiệu quả đã trở thành

động lực, là cơ sở phát triển quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá Giáo dục

và Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chưa cao

Đối với tỉnh Quảng Bình, chi từ ngân sách nhà nước dành cho ngành Giáo

dục và Đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa

bàn, đây là khoản chi cơ bản, chủ yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng

Bình Vì vậy, công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh QuảngBình cần được quản lý chặt chẽ, khoa học và đúng pháp luật, chi đúng chi đủ, tránhlãng phí, thất thoát Điều đó một mặt vừa kích thích, tạo động lực cho ngành giáodục và đào tạo Quảng Bình phát triển, mặt khác tạo sự phù hợp với điều kiện vàkhả năng cân đối ngân sách địa phương

Thực tế trong nhiều năm qua, việc sử dụng nguồn NSNN tại các TrườngTHPT trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vẫn chưa được đáp ứng tốt; cònnhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xây dựng định mức, lập dự toán vàphân bổ dự toán.… đã gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát và thậm chí hạn chế kíchthích hoạt động nhiệm vụ chuyên môn Những tồn tại này bắt nguồn từ nhiềunguyên nhân, cả về cơ chế quản lý lẫn tổ chức thực hiện, như: quan điểm hoàn thiệncông tác quản lý tài chính; chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính trong

sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình…

Xuất phát từ yêu cầu bức thiết trên, cần nghiêm túc nghiên cứu và tìm ra cácgiải pháp để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN phục vụ cho giáo dục và

đào tạo của tỉnh nhà là công việc vô cùng có ý nghĩa Do vậy, bản thân đã mạnh dạn

lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 M ục tiêu chung

Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông(THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo

dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong

sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

- Về thời gian: Số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác chi NSNN giai đoạn

2012-2016

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu

- Thu thập tài liệu sơ cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng KH-TC, phòng GDTr.H của Sở Giáodục và Đào tạo và các trường THPT trực thuộc Sở có liên quan đến việc sử dụngnguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục, nhằm đánh giá thực trạng công tácquản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình.

- Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, CụcThống kê tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch GD&ĐT hàng năm của UBND tỉnh; Báo cáoquy hoạch tổng thể phát triển GD&ĐT của tỉnh đến năm 2020 và một số báo cáo

khác có liên quan để đánh giá tình hình thực tế NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục

và đào tạo Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo

dục THPT tỉnh Quảng Bình từ năm 2012-2016

4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn

chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chiều hướng biến động trong chi ngân

sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên

cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

- Phương pháp thống kê : Thống kê mô tả và thống kê so sánh

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian

- Phương pháp tổng hợp và một số phương pháp khác, từ đó tìm ra biện pháp

để giải quyết

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về quản lý chi NSNN cho giáo dục

Trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự

nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho

sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI

NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Khái quát về chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông

1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước

nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của

kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của

ngân sách nhà nước

Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng ngân sách Nhànước, thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về Ngân sách Nhà nước là gì ? Có

nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Ngân sách Nhà nước mà phổ biến là:

Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà

nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Thứ hai: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế

hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

Thứ ba: Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau

Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân tốhợp lý của chúng song chưa đầy đủ Khái niệm ngân sách nhà nước là một kháiniệm trừu tượng nhưng ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà

nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước Vì vậy, khái

niệm ngân sách nhà nước phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của ngân

sách nhà nước, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh

tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh tại người

ta thấy rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nướctrong khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủlập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện

Xét về thực thể: Ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể,những khoản chi cụ thể và được định lượng Các nguồn thu đều được nộp vào mộtquỹ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy

Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối Cân đốithu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước

quan tâm đặc biệt Vì lẽ đó có thể khảng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhànước - Quỹ gân sách nhà nước

Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước ,các khoản thu - luồng thu nhập quỹ ngân sách nhà nước , các khoản chi - xuất quỹ

ngân sách nhà nước đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước

với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị thụ hưởng quỹ Hoạt động thu chiNSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước làm cho vốn tiền

tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thểphân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính Hoạt động

đó đa dạng, phong phú được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ

thể kinh tế xã hội Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là nhữngquan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điềuchỉnh vĩ mô kinh tế xã hội

Như vậy, ngân sách nhà nước, nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên ngoài, là một bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm Nếu xét

về bản chất bên trong và trong suốt quá trình vận động, ngân sách nhà nước được coi là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế-xã hội Nó là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên, phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của

bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội, mà Nhà nước phải gánh vác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

1.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhànước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường

của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Chi NSNN phản ảnh mục tiêu hoạt động của ngân sách, đó là đảm bảo vềmặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của Nhà nước, với tư cách là chủ thể của

ngân sách nhà nước trên hai phương diện: Một là duy trì sự tồn tại và hoạt động

bình thường của bộ máy Nhà nước Hai là thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà

Nhà nước phải gánh vác Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau Giai đoạn

thứ nhất là phân phối (phân bổ) quỹ NSNN cho các đối tượng, mục tiêu khác nhau

Quá trình phân phối được thực hiện trên dự toán và trên thực tế (chấp hành Ngân

sách Nhà nước), dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như chức năng, nhiệm vụ, quy

mô hoạt động, đặc điểm tự nhiên, xã hội thể hiện cụ thể dưới dạng định mức, tiêuchuẩn, chế độ chi ngân sách Giai đoạn tiếp theo là việc sử dụng phần quỹ ngân

sách đã được phân phối của các đối tượng được hưởng thụ, hay còn gọi là quá trình

thực hiện chi tiêu trực tiếp các khoản tiền của NSNN Ngân sách nhà nước được sửdụng ở các khâu tài chính Nhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tài chính khác

phi Nhà nước Chi ngân sách kết thúc khi tiền đã thực sự được sử dụng cho các mụctiêu đã định

Các khoản chi ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú nên có nhiềucách phân loại chi ngân sách nhà nước khác nhau:

- Theo tính chất phát sinh các khoản chi, chi NSNN bao gồm chi thường

xuyên và chi không thường xuyên

Chi thường xuyên: là những khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt

thời gian và quy mô các khoản chi Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặplại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định

Chi không thường xuyên: là những khoản chi ngân sách phát sinh không đềuđặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên tai, dịch hoạ, trong

đó, chi đầu tư phát triển được coi là phần chủ yếu của chi không thường xuyên

- Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi ngân sách nhà nước được chia thànhchi tích luỹ và chi tiêu dùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài cáckhoản

Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài cáckhoản chi này chủ yếu được sử dụng trong tương lai như: Chi đầu tư hạ tầng kinhtế- kỹ thuật, chi nghiên cứu khoa học công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môi

trường,

Chi tiêu dùng là những khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trướcmắt và hầu như được sử dụng hết sau khi đã chi như: chi cho bộ máy Nhà nước, anninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội, Cụ thể, đó là các khoản chi lương, các khoản cótính chất lương và chi hoạt động Nhìn chung, chi tiêu dùng là những khoản chi cótính chất thường xuyên

- Theo mục tiêu, chi ngân sách nhà nước được phân loại thành chi cho bộ

máy Nhà nước và chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Chi cho bộ máy nhà nước: bao gồm chi đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, muasắm các trang thiết bị cần thiết, chi trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi phí

thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước (văn phòng phẩm,điện, nước, hội nghị, công tác phí )

Chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: bao gồm chi cho anninh - quốc phòng ( những khoản chi duy trì hoạt động bình thường của các lực

lượng an ninh, quốc phòng như chi đầu tư, chi mua sắm, chi hoạt động ), chi phát

triển văn hoá, y tế, giáo dục, đảm bảo xã hội, chi phát triển kinh tế là những khoản

đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế ( Giao thông, điện và chuyển tảiđiện, thông tin liên lạc, thuỷ lợi và cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở ) và một số

nhiệm vụ khác như : Hỗ trợ các Đoàn thể chính trị-xã hội, đối ngoại

- Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các nhu cầu của nhà nước vàtài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, chi NSNN bao gồm:

Chi thanh toán: là chi trả cho việc Nhà nước được hưởng những hàng hoá,dịch vụ mà xã hội cung cấp cho nhà nước Chi thanh toán gắn với hai luồng đi lại:

tiền và hàng hoá, dịch vụ

Chi chuyển giao: là những khoản chi mang tích chất một chiều từ phía nhà

nước như tài trợ, trợ cấp, cứu trợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, ngân sách nhà nước được xem

là công cụ cung cấp nguồn lực để Nhà nước thực hiện việc sản xuất và cung cấpnhững hàng hoá, dịch vụ cho xã hội Theo quan điểm này, hàng hoá, dịch vụ đượcphân thành những hàng hoá, dịch vụ cá nhân ( dùng cho những cá nhân ) và hànghoá, dịch vụ công cộng ( nhiều người cùng sử dụng một lúc, khó hoặc không thểloại trừ được một người nào đó muốn sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó )

Điểm phân biệt nổi bật của hai loại hàng hoá, dịnh vụ này thể hiện qua vấn

đề thu hồi chi phí cung cấp chúng

Đối với hàng hoá, dịch vụ cá nhân thì chi phí cung cấp được thu hồi qua thịtrường bằng việc mua bán thông qua giá cả Vì vậy, tư nhân sẵn sàng cung cấp

những hàng hoá, dịch vụ cá nhân

Vấn đề thu hồi chi phí cung cấp đối với những hàng hoá dịch vụ công cộng

không đơn giản, cơ chế giá của thị trường nhiều khi không thể áp dụng được vì

không thể phân bổ để thu

Đối với những hàng hoá dịch vụ công cộng hữu hình, chúng có thể đo đếmđược thì có thể áp dụng cơ chế giá nhưng không hoàn hảo bằng đối với hàng hoá

dịch vụ cá nhân

Đối với những hàng hoá dịch vụ vô hình mà người ta có thể cảm nhận được

bằng giác quan bình thường ( như phát thanh truyền hình, giáo dục, y tế ) việcphân bổ theo khẩu phần rất khó khăn hoặc không thực hiện được Lúc này cơ chếgiá thị trường hầu như không áp dụng được mà phải dùng cơ chế phí ( mỗi người trảmột số tiền nhất định, tổng số tiền của nhiều người sử dụng có thể đủ trang trải chiphí cung cấp dịch vụ đó ) Tư nhân không hứng thú trong việc cung cấp những dịch

vụ loại này, trừ một số dịch vụ công cộng nhóm có tính loại trừ và tính phân bổkhẩu phần tương đối cao như trong giáo dục, y tế,

Đối với những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình mà người ta không cảm

nhận được bằng các giác quan bình thường mà qua tư duy mới cảm nhận được như

đảm bảo quốc phòng- an ninh, môi trưòng, biện pháp bảo đảm trước thiên tai ( các

hàng hoá dịch vụ thuần tuý công cộng ) thì tính loại trừ là không thể, cơ chế phícũng không thực hiện được Cơ chế duy nhất là Nhà nước thực hiện cơ chế thuế ( vềbản chất là phân bổ chi phí bình quân theo đầu người được hưởng, dùng nghĩa vụ để

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

bắt buộc ) Do tư nhân không có quyền lực về chính trị - kinh tế to lớn như Nhà

nước nên không thực hiện cơ chế này, do đó họ không tham gia cung cấp những

hàng hoa, dịch vụ loại này Tuy nhiên, những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hìnhkhông cảm nhận được lại là những hàng hoá, dịch vụ rất quan trọng nên tráchnhiệm cung cấp chính là của Nhà nước

Từ đây, chi ngân sách nhà nước có thể khái quát lại bao gồm:

+ Chi đầu tư để cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình cần

thiết cho xã hội như an ninh - quốc phòng, đảm bảo môi trường, phòng chống thiêntai, dịch họa

+ Chi đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng hữu hình cần thiết mà tư nhân

không thể làm được hoặc không muốn làm (giao thông, điện và chuyển tải điện, y

tế, giáo dục, )

+ Chi đầu tư để cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ cá nhân thuộc các ngành

kinh tế then chốt, mũi nhọn, huyết mạch, có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tếquốc dân

1.1.2 Giáo d ục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo

d ục THPT

1.1.2.1 Giáo dục Trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở ViệtNam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18, không kể một số trường hợp đặc biệt Nó gồmcác khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12, (học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốtnghiệp trung học cơ sở) Chương trình học được thực hiện trong 03 năm Sau khi tốtnghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia

Trường Trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước

Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng" Trường được sự quản

lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương),quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đãhọc ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủyếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và giúp học sinh

có thêm những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, caođẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồidưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận

dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh

1.1.2.2 Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông

Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT là khoản chi trong nhóm chi sựnghiệp văn xã, là sự thể hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị được thựchiện từ quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu, nhằm duytrì, phát triển hệ thống giáo dục THPT theo những định hướng chung của nhà nước

Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục THPT gắn liền với cơ cấu, nhiệm

vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các góc độ khác nhau

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục đào tạo nói chung và cấp học

THPT nói riêng có thể hiện chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT gồm:

- Chi ngân sách cho hệ thống các trường THPT:

+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường THPT công lập

+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường THPT tư thục

- Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục THPT như:

Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo,

Theo cách phân loại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý thì cáckhoản chi cho giáo dục THPT bao gồm:

- Chi thường xuyên: Đối với các khoản chi thường xuyên, đây là khoản chi

đóng vai trò quan trọng “Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử

dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụcông cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng”

- Chi xây dựng cơ bản tập trung: Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước

về xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trìnhthuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, trường học, hệ thống thuỷ lợi, năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình

và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thànhthế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn củadoanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho người dân Đây là một hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản

cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích

dưới các hình thức khác nhau

1.1.2.3 Vai trò của chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục THPT

Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT được hìnhthành từ nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từnguồn tài trợ Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN và ngân sách nhà

nước đóng vai trò vô cùng quan trọng

Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT là quá trình phân phối sử dụng

một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự nghiệpgiáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp

Vai trò của chi ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồnlực tài chính để duy trì, cũng cố các hoạt động giáo dục THPT mà còn có tác dụng

định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục THPT phát triển theo đường lối chủtrương của đảng và Nhà nước

Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ vốn

đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT cơ bản do NSNN đài thọ Nguồn kinh phí này

đã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục THPT, góp phần

phát triển nâng cao trình độ dân trí, đào tạo ra những lớp người có đủ năng lực, trítuệ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức với quan điểm

"Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng ”, Đảng và Nhà nuớc ta đã có chủ trương "

Xã hội hoá giáo dục và đào tạo” Gắn liền với chủ trương đó, Nhà nước thực hiện

mở rộng đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục THPT kể cả trong nước

và nước ngoài " Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhântrong nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoàiđầu tư cho sự nghiệp giáo dục ”

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Trong điều kiện có nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như vậy, những

nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò chủ đạo củachi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để

duy trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục THPT theo đúng đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước

Giáo dục THPT là một lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn mà Nhà nướcluôn phải quan tâm và có sự đầu tư thích đáng " Ngân sách nhà nước giữ vai tròchủ yếu trong tổng nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục THPT ” Chính vì vậy mànguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn

đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông

Mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính

sách để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục THPT như chính

sách về hỗ trợ chi phí học tập, học phí, lệ phí tuyển sinh, đóng góp xây dựng

trường, đóng góp phí đào tạo từ phía các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưuđãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho giáo dục THPT Tuy nhiên do

việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục thực hiện chậm, các thành phần kinh tế phi

Nhà nước phát triển chưa mạnh nên sự đóng góp cho giáo dục THPT còn hạn chế

Vì vậy, cho dù đối tượng chi có giảm đi nhưng kinh phí đầu tư của NSNN cho giáodục THPT hàng năm không giảm mà ngày một tăng lên, tỷ trọng chi NSNN chogiáo dục trong tổng chi NSNN tăng từ 10,4% năm 1991 lên 15% năm 2000 và đếnnay chiếm gần 18,8% Trong thời gian tới, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục

giai đoạn 2020-2030 tỷ trọng này sẽ tiếp tục được nâng lên ở mức ít nhất 20% năm

2018 và 25% năm 2030

Nếu xem xét dưới gốc độ tổng số vốn đầu tư cho giáo dục THPT thì vốnNSNN cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu, theo số liệu của Bộ Tài chính giai đoạn 2010-

2016, tỷ trọng vốn NSNN thông thường chiếm khoảng 74-80% trong tổng số vốn

đầu tư cho giáo dục và đào tạo Trong xu hướng chung cả nước, ở các địa phương

các cấp chính quyền cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đầu tư tàichính cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương mình Ngân sách địa phương trongnhững năm qua đã đầu tư một khoản kinh phí lớn cho công tác này, thường chiếmtrên 80% trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Tóm lại: Trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương NSNN luôn

luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì và pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nóiriêng Có thể nói đầu tư cho giáo dục đúng mức sẽ thúc đẩy sản xuất phát triểnnhanh chóng và thu lợi nhuận cao hơn bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào khác Đầu tưcho giáo dục không chỉ là một chính sách xã hội mà còn phải được coi là một chínhsách kinh tế, chính sách phát triển sản xuất Đó là sự đầu tư kép và là đầu tư trựctiếp vào con người - yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất

Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố,

tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy Hai yếu tố

này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục THPT

Có thể nói, ngân sách giáo dục THPT chủ yếu dành cho những chi phí liên

quan đến con người Trong đó, chi lương và phụ cấp cho giáo viên luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho giáo dục THPT Hiện nay, trừ một phầnnhỏ các trường dân lập, bán công thì lương và phụ cấp cho giáo viên đều do NSNN

đảm bảo Phải thấy rằng, lương của giáo viên là một vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu

quả làm việc của giáo viên Một chính sách lương hợp lý cho phép giáo viên khôngcần kiếm việc làm thêm, ngược lại nếu mức lương giáo viên không đủ để trang trảinhững nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và không khuyến khích giáo viên toàn tâmtoàn ý cho việc dạy học thì họ sẽ tìm mọi cách để có thêm thu nhập Ví dụ như dạy

tư (thường là dạy chính những học sinh ở trường công) hoặc bằng nhiều hoạt động

kinh doanh khác Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục đượccung cấp qua hệ thống của Nhà nước

Trong xu hướng xã hội hoá giáo dục và đào tạo hiện nay, mặc dù một số

gánh nặng về chi phí cho giáo dục và đào tạo được chia sẻ với khu vực tư nhân,song chi tiêu của tư nhân không tự nó dẫn đến chất lượng giáo dục tốt hơn, vì vậyvẫn cần nguồn kinh phí lớn và tăng nhanh từ NSNN để đáp ứng sự gia tăng về sốhọc sinh, do sức ép dân số và chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnhvực giáo dục và đào tạo

Thứ ba: Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí

để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình

phổ cập giáo và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

chương trình tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,chương trình hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ

trợ cơ sở vật chất trường THPT chuyên và trường sư phạm Đây là những

chương trình mục tiêu lớn, cấp bách cần phải thực hiện và đòi hỏi phải có sự đầu tư

kinh phí khá lớn Vì vậy Nhà nước phải tập trung ngân sách đầu tư thực hiện cho

được các chương trình này

Thứ tư: Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng

điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành Trong điều kiện đa dạng hoá

giáo dục và đào tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi

ngân sách để điều phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng

là hết sức quan trọng đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phát triển cân đối, theo đúng

định hướng đường lối của đảng và Nhà nước

Thứ năm: Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút

các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục và đào tạo Mặt khác trong điều kiện các

tổ chức , cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự

đầu tư vốn của ngân sách nhà nước là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các

nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục THPT Thông qua sự đầu tư của Nhà

nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư

thục, dân lập có tác dụng thúc đầy mạnh mẽ phong trào xã hội hoá giáo dục về mặttài chính

Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy, mức độ đầu tư của ngân sách nhà

nước được coi như một trong các yếu tố tác động có tính chất quyết định đối với việc

hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc gia Từ giáo dục mầm non,giáo dục tiểu học, giáo dục THPT, dạy nghề, giáo dục đại học và sau đại học

Sự tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là nguồnnhân lực phát triển, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trên cơ sở đó ngân sách

nhà nước tăng thu và có điều kiện để đầu tư trở lại cho giáo dục và đào taọ cao hơn

nữa Đó là mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tăng

trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đó cũng chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất

để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.1.2.4 Nguồn kinh phí đảm bảo chi NSNN cho giáo dục THPT

Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT hiện nay bao gồm các nguồn:

- Từ ngân sách nhà nước;

- Từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân như: tiền học phí, lệ phí thi nghề phổthông, phí trong giữ xe đạp, xã hội hóa ;

- Các khoản viện trợ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Các nguồn khác: các trang thiết bị được biếu, tặng bởi các tổ chức, đoàn thể

xã hội

Mặc dù sự nghiệp giáo dục THPT được phát triển từ nhiều nguồn vốn khác

nhau nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớn nhất

Góp phần đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, góp phần

ổn định và phát triển kinh tế- xã hội

1.2 Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân tố ảnh hưởng

1.2.1 N ội dung chi NSNN cho giáo dục THPT

Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chếquản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT trong mỗi giai đoạn lịch sử ChiNSNN cho giáo dục THPT được phân chia thành 02 loại, đó là:

- Chi thường xuyên: là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đê đáp ứngnhu cầu chi thường xuyên của các trường THPT cũng như các cơ quan quản lýnhằm đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Chi thường xuyênNSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT có tính chất tích luỹ đặc biệt bởi khoản chinày là một trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ tăng

trưởng kinh tế trong tương lai Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

THPT xét theo nội dung kinh tế bao gồm các nội dung chi sau:

* Chi cho con người:

Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ,

giáo viên nhằm duy trì hoạt động bình thường Các khoản chi của NSNN thuộcnhóm chi này bao gồm các khoản chi:

Trang 27

+ Phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức

Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là kinh phí chi cho giáo viên, cán

bộ công nhân viên ngành giáo dục Khoản chi này hàng năm được xác định dựa vào

số giáo viên, cán bộ công nhân viên dự kiến có mặt kỳ kế hoạch Nội dung chi nàychiếm tỷ trọng lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng chi NSNN cho hệ thống giáodục Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viênnhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảngdạy, nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh tích cực học tập thông quacác chương trình học bổng của các cấp Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục THPT

* Chi cho nghiệp vụ chuyên môn:

Bao gồm các khoản:

- Chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị chyên môn;

- Chi về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy như:

+ Đồ dùng học tập

+ Sách giáo khoa

+ Tài liệu tham khảo cho giáo viên

+ Vật liệu hoá chất thí nghiệm

+ Văn phòng phẩm (giấy, bút, phấn cho giáo viên)

- Chi tổ chức các kỳ thi, hội thao cho học sinh, giáo viên

- Chi tham quan học tập kinh nghiệm

Đây là khoản chi hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

giáo dục, do đó cần phải hết sức chú trọng đến nội dung chi này

* Chi quản lý hành chính.

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động củađơn vị Bao gồm các khoản như:

+ Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, fax

+ Chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc

+ Chi trả dịch vụ bưu điện

+ Chi công tác phí

+ Chi phí vệ sinh môi trường

+ Chi tuyên truyền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

+ Chi phí tiền nhiên liệu, xăng xe

Những khoản trên tương đối ổn định và có thể định lượng được Do đó khixây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu chuẩn định mức chi làm căn cứ

* Chi về mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ.

Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không caophụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của đơn vị nên không thể địnhmức chi được Mỗi năm đơn vị sẽ dành ra một phần trong tổng số kinh phí được cấp

đầu năm và xin bổ sung trong năm để trang trải cho những chi phí này

Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo - chống

mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình công nghệgiáo dục, chương trình tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc

dân, chương trình hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn;

chương trình đưa tin học vào nhà trường Hầu hết các khoản chi trên là những khoảnchi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có thể định mức được Do vậy trong

công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản muasắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhàcửa trang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả

năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu

- Chi đầu tư XDCB tập trung: tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư

XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau Xét theo hình thức tái sản

xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục THPT được phân thành:

+ Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục THPT như:

trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng…

+ Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công suất

và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các lớp học…

1.2.2 Các nhân t ố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT

Chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục trong từngthời kỳ Việc lập kế hoach chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT phải dựa trêncác chỉ tiêu của kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, định mức, chế độ chi chogiáo dục của Nhà nước trong từng giai đoạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng được nhu cầu chi cho sự nghiệ giáodục THPT phụ thuộc vào nguồn thu trong năm và mức tăng trưởng kinh tế.

- Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội:

Tổng sản phẩm quốc nôị ( GDP ) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhgiá trị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 năm

Tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo dục và

đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng, bởi vì:

Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao, chứng tỏ một nền sản xuất có hiệuquả khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình

quân đầu người tăng lên, cuộc sống vật chất của nhân dân khá giả lúc đóngười dân mới có điều kiện cho con cái ăn học, đóng góp kinh phí cho nhà trường;

các công ty, xí nghiệp làm ăn phát đạt dễ làm việc tài trợ cho giáo dục và đào tạo

Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các nguồn tài chính khác, làm ảnh hưởngtới số chi ngân sách cho giáo dục THPT

Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện hành, Nhà nước sẽ tham gia vào quátrình phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo nguồn thu

cho NSNN Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc nội vào tay mìnhlàm cơ sơ vật chất cho quá trình chi tiêu Thông thường tỷ lệ điều tiết của Nhà nước

có tính ổn định trong một thời gian dài cho nên khi tổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ

làm tăng số thu NSNN, tạo cơ sở cho việc tăng chi ngân sách cho giáo dục, số chi

NSNN cho giáo dục và đào tạo không những chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốcnội mà còn chịu ảnh hưởng của phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Nếu

phương thức phân phối xác định tỷ lệ lớn, số chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp

giáo dục thì giáo dục sẽ phát triển mạnh nhưng hạn chế khả năng chi cho các ngànhkhác và cho tích luỹ Nếu phương thức phân phối xác định tăng nhiều cho các ngànhkhác mà giảm nhẹ khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục sẽ làm giảm chất lượnggiáo dục và đào tạo

- Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số:

Tốc độ dân số tăng lên, dân số lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân bình quân

đầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình Do đó, các gia đình khó cóđiều kiện cho con đi học, nhất là đối với cấp học THPT (vì các học sinh ở đọ tuổi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

này đã có thể tham gia lao động Nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình giảm, gây ảnhhưởng tới số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT.

Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm quốc nội,

nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo, chiNSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT sẽ tăng lên Muốn đảm bảo cho giáo dục và

đào tạo phát triển được thì tốc độ tăng chi cho giáo dục và đào tạo phải lớn hơn tốc

độ gia tăng của học sinh đào tạo

Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu đào tạo đã thực sự biến đổi tỷ lệ

thuận với dân số Ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng được chu toàn Trướctình cảnh đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn

đề xã hội còn có tác dụng giảm nhẹ nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục vàđào tạo

- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Giáo dục - Đào tạo

Nhân tố này có ảnh hưởng đến các khoản chi có tính chất không thườngxuyên của NSNN cho Giáo dục - Đào tạo như khoản chi sửa chữa, mua sắm máymóc, thiết bị cho hoạt động giảng dạy, khoản chi này không có định mức quản lý và

được xác định tuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường

- Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cungcấp cho học sinh:

Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được Nhà nướcbao cấp phục vụ, trước khi với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầuhọc hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi NSNNcho Giáo dục - Đào tạo rất cao Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị

trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm, Nhà nước

chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn lại phải huy

động qua chính sách thu học phí của học sinh Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục Đào tạo đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô giáo dục vàđào tạo

-Trên đây là 4 nhân tố có tác động lớn tới số chi NSNN cho giáo dục và đào

tạo xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội mang lại Tuy nhiên, từ phần mình giáo dục

và đào tạo cũng tạo nên một số nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục

- Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Mạng lưới tổ chức hoạt động Giáo dục Đào tạo là hệ thống các trường đàotạo, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy Nhân tố này ảnh hưởng trựctiếp tới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể cũng như chi phí quản lýhành chính.

Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục và đàotạo sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí

trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần

nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máyquản lý hành chính cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp

đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn cho họ theo quy định của Nhà nước thì chi NSNN sẽtăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm xuống

- Chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục THPT

Sự phát triển giáo dục phụ thuộc rất lớn vào chương trình phát triển giáo dục và

đào tạo của đất nước Số lượng chương trình mục tiêu nhiều thì số lượng ngân sáchđầu tư cho giáo dục cũng đồng thời tăng để đảm bảo tiến trình thực hiện các chương

trình Tuỳ vào tầm quan trọng của các chương trình, cũng như yêu cầu về thời gianthực hiện, hoàn thành mà mức độ và số lượng ngân sách dành cho các chương trình

đó có sự khác nhau và có sự khác biệt giữa mức chi ngân sách qua các năm

Với ảnh hưởng của các nhân tố này theo quan điểm về lâu dài là từng bướchợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lượnggiảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục và đàotạo Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi NSNN cho giáo dục

để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục và Đàotạo nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng sẽ giúp chúng ta có cơ

sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN cho sự nghiệp giáo dụcTHPT ở các năm, giải thich được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồngthời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiếtphải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực

sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dụcTHPT Ngoài ra trong công tác quản lý tài chính cũng thấy được sự ảnh hưởng củacác nhân tố đó mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Tóm lại: Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáodục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoảnchi của NSNN cho giáo dục phổ thông một cách khách quan phù hợp với yêu cầucủa sự nghiệp giáo dục đào tạo.

1.3 Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông

1.3.1 L ập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT

Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quản

lý (kể cả quản lý vĩ mô và quản lý vi mô) " Quản lý theo dự toán ” là một nguyêntắc quan trọng trong quản lý chi ngân sách nhà nước Khi lập dự toán chi ngân sách

nhà nước cho giáo dục THPT phải dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sự nghiệp

giáo dục THPT trong từng thời kỳ Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng

dự toán chi ngân sách cho giáo dục THPT có sự cân đối với dự toán chi ngân sáchchi lĩnh vực khác

Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục THPT, đặc biệt là

các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong kỳ

như chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh…

Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân

sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán chi

Thứ 4: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà

nước hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra kỳ kế hoạch

Thứ 5: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh

phí của năm trước

Quy trình lập kế hoạch chi cho sự nghiệp giáo dục THPT được tiến hành

theo các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định

mức chi dự kiến phân bổ cho toàn ngành giáo dục THPT Trên cơ sở đó, hướng dẫn

các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí

Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục THPT căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số

kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vịmình, gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính xét

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục THPT vào dự toán

chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước

xét duyệt

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông

qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức

phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị giáo dục THPT

1.3.2 Th ực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT

Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT cần chú ý

đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã

xác định

- Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ hởgây lãng phí, thất thoát vốn của ngân sách nhà nước

- Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm,

đúng chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi

Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho giáodục THPT cần dựa trên những căn cứ sau:

- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán Đây

là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi

bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã được cơ quanquyền lực Nhà nước phê duyệt

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước có thể đáp ứng chicho giáo dục THPT Trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước phải quántriệt quan điểm " lường thu mà chi ” Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dựkiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, của năm kết hoạch mớichuyển hoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực

- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướchiện hành Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sửdụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp củaviệc cấp phát và sủ dụng các khoản chi

Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoản

chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng

để làm căn cứ quản lý, cấp phát

- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơquan (Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo) trong quá trình cấpphát, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước

Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí

cho sự nghiệp giáo dục THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh kịp thời dự toánchi trong phạm vi cho phép

- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo dục THPT thực hiệp tốt chế

độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch toán đầy

đủ rõ ràng các khoản chi của từng loại hoạt động

- Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh phí NSNN ở các

đơn vị giáo dục THPT, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi

NSNN hiện hành

1.3.3 Qu ản lý nội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT

Chi ngân sách Nhà nước nói chung và cho lĩnh vực giáo dục nói riêng có nội

dung hết sức phong phú và phức tạp Nó được tiến hành cho nhiều đối tượng và baogồm nhiều khoản chi có tính chất, đặc điểm khác nhau Vì vậy, muốn phát huy đượchiệu quả các khoản chi đảm bảo tiết kiệm cho NSNN cần phải thực hiện tốt các nộidung quản lý chi ngân sách cho giáo dục

Thực chất quản lý chi ngân sách cho giáo dục là các hoạt động và tổ chứccác hoạt động phân phối NSNN, kiểm tra giám sát việc phân phối và sử dụngNSNN cho giáo dục theo đúng quy định của pháp luật

Trong quản lý các khoản chi cho NSNN, nhất thiết phải có định mức chotừng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể Nhờ đó mà các ngành các cấp

các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể thuộc quá trình

quản lý chi của ngân sách nhà nước

Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán

các khoản chi, đồng thời là chuẩn mực để phân bổ và kiểm tra, giám sát tình hình sửdụng kinh phí ngân sách Nhà nước

Định mức chi NSNN cho giáo dục THPT phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Thứ nhất: Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc

phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hànhmột cách chặt chẽ có cơ sở khoa học xác đáng Nhờ đó mà các định mức chi đảmbảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị

Thứ hai: Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao Tức là nó phải phản

ảnh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động Chi

có như vậy định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinhphí chi thường xuyên

Thứ ba: Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi với

từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng loại

Thứ tư: Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.

Định mức chi của NSNN thường bao gồm hai loại

- Định mức chi tiết: Là loại định mức xác định dựa trên cơ cấu chi của ngân

sách nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ các mục chi nào, người ta tiến

hành xây dựng định mức chi cho từng mục đó ví dụ như: Chi công tác phí, hội nghị,

chi lương, học bổng

- Định mức chi tổng hợp: Là loại định mức dùng để xác định nhu cầu chi từ

ngân sách nhà nước cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng Do vậy, với mỗi loại hìnhđơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức chi tổng hợp khác nhau

Mỗi loại định mức chi đều có những ưu nhược điểm riêng của nó Tuỳ theomục đích quản lý mà có sự lựa chọn hoặc vận dụng kết hợp các loại định mức chicho hợp lý Đối với định mức chi tiết theo ưu điểm của nó là tính chính xác và tínhthực tiễn khá cao nên nó thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu ban hànhcác chế độ chi của NSNN Ngoài ra, nó cũng còn được sử dụng trong quá trìnhthẩm định tính khả thi của các dự toán kinh phí và dự toán chi NSNN, đối với địnhmức chi tổng hợp ưu điểm của nó là có thể xác định được dự toán chi NSNN nhanh,

nhưng ngược lại nó cũng bộc lộ một nhược điểm là tính chính xác không cao vì vậy

nó được lấy làm căn cứ để hướng dẫn cho các ngành các cấp tiến hành xây dựng dựtoán kinh phí đồng thời nó cũng là một trong những cơ sở cho cơ quan tài chính khi

thẩm định dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, định mức chi tiết thường được áp dụngtheo hệ thống định mức chi ngân sách nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hànhchính sự nghiệp còn định mức chi tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong khâu phân

bổ ngân sách giáo dục cho các địa phương, các đơn vị Định mức chi tổng hợp chogiáo dục THPT có thể được xác định theo đầu dân số hoặc đầu học sinh và theotừng thời kỳ có thay đổi cho phù hợp

Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộquá trình lập, duyệt, phân bổ, chấp hành và kiểm tra, duyệt quyết toán NSNN chicho giáo dục THPT Nếu có đầy đủ các loại định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cũng nhưviệc xác định số biên chế, giáo viên cần thiết được tính toán một cách có khoa học

và phù hợp với khối lượng công việc do từng đơn vị đảm nhiệm thì nhu cầu chiNSNN sẽ được phản ánh chính xác, trung thực trong dự toán NSNN; đồng thời đócũng là các căn cứ để các cơ quan chức năng duyệt và kiểm tra, giám sát quá trìnhchấp hành NSNN của các đơn vị Ngược lại nếu hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi

tiêu không đầy đủ, không hoàn thiện thì bản thân các đơn vị thiếu những cơ sở để

lập dự toán chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ để duyệt dự toán, cơ quanKho bạc Nhà nước không có căn cứ để kiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán

không có căn cứ để kiểm tra và xác nhận tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các

khoản chi cũng như quyết toán chi tiêu của các đơn vị

Từ sự phân tích trên cho thấy, trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáodục THPT không những phải xây dựng được hệ thống định mức, chế độ chi tiêumột cách đầy đủ, có cơ sở khoa học, quá trình quản lý phải tuân thủ triệt để hệthống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đó mà còn phải đánh giá, phân tích tình hìnhthực tế chi theo định mức nhằm xem xét tính phù hợp của hệ thống định mức hiện

hành Xu hướng chung, các loại hoạt động càng ngày càng phát triển nên làm nảy

sinh các nhu cầu mới Đặc biệt, trong điều kiện còn xảy ra mất giá của tiền tệ càng

dễ làm cho định mức chi dễ bị lạc hậu so với thực tiễn

1.3.4 Ki ểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN

Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích đánh giátình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong quản lý để

có biện pháp khắc phục trong thời gian tới Công việc cụ thể được tiến hành làkiểm tra, quyết toán các khoản chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêucầu cơ bản sau:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan

có thẩm quyền xét duyệt theo quy định

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dungcác báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và

theo đúng mục lục NSNN quy định hiện hành

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp và phải

được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xẩy ra tình trạngquyết toán chi lớn hơn thu

Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toáncác khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mới tiến hành được thuận lợi Đồng thời,

nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toánmột cách chính xác, trung thực và khách quan

Trong điều kiện đó, "Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải một bài

toán rất khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượngnâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp Bàitoán này cũng khó như bài toán chung hiện nay của đất nước là phải tạo ra một sự

tăng trưởng nhanh chóng từ một điểm xuất phát rất thấp"

Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến cơ

bản, toàn diện về giáo dục THPT nói riêng và ngành giáo dục và đào tạo nói chung

"đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáodục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thì việc đổi mới vàkiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính- tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách nhà

nước chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết

chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách chogiáo dục là một trong những nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sựnghiệp giáo dục THPT là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan đối với Sở Giáodục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên bình diện quốc gia nói chung.

1.4 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho Giáo dục THPT

1.4.1 Kinh nghi ệm của tỉnh Quảng Ninh.

Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị cơ quan

hành chính đã tạo ra sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành

và cán bộ công chức, viên chức trong các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn

vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sángtạo của cán bộ công chức, người lao động

Các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủđộng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn để thực hiện

nhiệm vụ, chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển, nâng cao chất

lượng dịch vụ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ Mức

thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014 - 2016 của cán bộ, viên chức trong các cơ quanhành chính tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chế độ tự chủ trung bình trên 1 triệu

đồng/người/tháng

Việc thực hiện chế độ tự chủ cũng tăng cường tính chủ động của thủ trưởng

đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính, tạo chuyển biến lớn

trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị, mạnh dạn quyết định nhữngcông việc có lợi cho đơn vị trong khuôn khổ pháp luật, thẩm quyền được giao vànguồn kinh phí được cấp; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng các dịch vụ công

Mặt khác, việc giao cho các đơn vị cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ

sự nghiệp công theo hình thức đặt hàng đã góp phần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quảtài sản, cơ sở vật chất do nhà nước đã đầu tư, phát huy năng lực, trình độ của độingũ cán bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động Từ đó tạo tiền đề cho việc đổimới phương thức từ hình thức giao dự toán theo biên chế sang hình thức giao dựtoán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra

1.4.2 Kinh nghi ệm của tỉnh Bình Thuận

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ

về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

chính (sau đây gọi tắt là chế độ tự chủ), ngày 19/4/2006 UBND tỉnh Bình Thuận đã

có văn bản số 1480/UBND-TH hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ đối với tất cả cácđơn vị quản lý hành chính cấp tỉnh và huyện

Năm 2006, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp

1; từ năm 2007, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị dự toáncấp 2 và cấp 3 Cho đến nay, có 33/33 đơn vị cấp tỉnh, 10/10 huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh đã triển khai thực hiện Sau hơn 4 năm thực hiện, chế độ tự chủ đã cónhững tác động tích cực đến hoạt động của các cơ quan, cụ thể là:

Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị

trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính Sự chuyển biến lớn trong cáchnghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của đơn vị)

là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứ tự ưu tiên

cho đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp Hơn thế, cácđơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nhất thiết phải đợi xin phép cơ quan cấp trên

và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can thiệp” quá sâu vào công việc của cơ

quan cấp dưới

Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách

nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao Quy chếchi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công chức

trong đơn vị Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết, đã góp

phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãngphí trong sử dụng ngân sách, tài sản công

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên một

bước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa

học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng

bước được áp dụng

Thứ tư, công tác tổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được

kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động Tính riêng trong năm 2008, ở cấp tỉnh

có 15/33 đơn vị tiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử

dụng biên chế là 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từ quản lý hành chính là 1.268triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính, 1 đơn vị thuộc thị xã La Gi tiết kiệm

được 11 triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính

1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Giáo dục tỉnh Quảng Bình.

- Nhìn vào các mô hình của các đơn vị chúng ta có thể thấy mặc dù ra đờicùng một cơ sở pháp lý, nhưng khác nhau về cấp chủ quản có tỉnh trực thuộc khácnhau dẫn đến sự vận dụng của từng địa phương là khác nhau để ban hành các quy

định, các cơ chế cho các cơ quan hoạt động sao cho phù hợp với luật định và đápứng yêu cầu thực tiển

- Thể chế của Nhà nước phải gắn kết và phù hợp với thể chế kinh tế thị

trường, cần giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, đặc biệt trong

những lĩnh vực mà thị trường có thể điều tiết được

- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức nhà nước theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệulực, hiệu quả, giảm biên chế hành chính nhà nước

- Áp dụng quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó là công cụcải tiến, lề lối làm việc, vừa là đánh giá hiệu quả, đồng thời giúp phân loại côngchức

- Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động theo “tinh thần doanh nghiệp” màcốt lõi là lấy hiệu quả làm thước đo, phục vụ người dân với chất lượng tốt nhất vàthời gian kịp thời nhất

Tuy nhiên ở đây không thể khẳng định mô hình nào là tuyệt đối có thế mạnhkhác nhau và cũng không thể tập trung toàn bộ thế mạnh và cũng không thể tậptrung các mô hình thành một mô hình cụ thể bởi lẽ đặc thù của từng địa phương

Vận dụng để ban hành cơ chế cho Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/06/2018, 17:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arthur M. Hauptman (2006), Tài chính cho giáo dục Đại học xu hướng và vấn đề, Kỷ yếu Hội thảo giáo dục. Hà Nội, năm 2008. Viện Nghiên cứu Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo giáo dục
Tác giả: Arthur M. Hauptman
Năm: 2006
3. Bộ Chính Trị (2011), Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của BCT về Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011
Tác giả: Bộ Chính Trị
Năm: 2011
4. Bộ Tài Chính - Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC- BGDĐT ngày 11/02/2010quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐTngày 11/02/2010
Tác giả: Bộ Tài Chính - Bộ GD&ĐT
Năm: 2010
5. Bộ Tài Chính - Bộ GD&ĐT (2013), Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC- BGDĐT ngày 8/03/2013sửa đổi TTLT 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐTngày 8/03/2013
Tác giả: Bộ Tài Chính - Bộ GD&ĐT
Năm: 2013
6. Bộ Tài Chính (2002), Thông tư 25/2002/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 25/2002/TT-BTC
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2002
7. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư 118/2004/TT-BTC, Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 118/2004/TT-BTC
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2004
8. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2006
9. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 9/6/2006, Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 9/6/2006
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2006
10. Bộ Tài Chính (2007), Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007, Hướng việc thẩm định, xét duyệt quyết toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2007
11. Bộ Tài Chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007, Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2007
12. Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, Hướng dẫn xử lý NS cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2008
13. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009, Sửa đổi một số điểm của Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2009
14. Bộ Tài Chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC,Ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan có sử dụng kinh phí NSNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2004
15. Bộ Tài Chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Ban hành Chế độ kế toán Hành chính Sự nghiệp.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2006
2. Báo cáo quyết toán chi NSNN của Sở GD-ĐT Quảng Bình năm 2012; 2013;2014; 2015; 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w