1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của văn minh trung quốc đến văn hóa việt nam thời trung đại

14 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: Lịch sử văn minh thế giới ĐỀ BÀI: Ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam thời trung đại... Và sau đây, nhóm 3 chúng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: Lịch sử văn minh thế giới

ĐỀ BÀI: Ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc đến

văn hóa Việt Nam thời trung đại.

Hà Nội, 2021

LỚP : N01-TL1

NHÓM : 03

Trang 2

Danh sách thành viên

Trịnh Trung Hiệp 450554

Hoàng Như Ý 450803

Nguyễn Thu Hà 450823

Vũ Hoàng Linh Giang 450549

Nguyễn Thanh Long 450637

Nguyễn Danh Nam 450817

Nguyễn Thảo Linh 450744

Lý Thị Hằng 450707

Lê Thị Nga 450824

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I, Sơ lược về văn minh trung quốc:

II, Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam:

2.1, Ảnh hưởng của Trung Hoa đến tư tưởng, tôn giáo ở Việt Nam:

2.2, Ảnh hưởng đến văn học, chữ viết Việt Nam:

2.3, Ảnh hưởng đến giáo dục Việt Nam:

2.4, Ảnh hưởng đến nghệ thuật kiến trúc Việt Nam:

2.5, Ảnh hưởng đến ngày lễ ở Việt Nam:

KẾT LUẬN

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nền văn minh trung hoa trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đã để lại 1 kho

tàng thành tựu văn hóa đồ sộ ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà

còn các quốc gia khác trên thế giới Và sau đây, nhóm 3 chúng em sẽ tìm hiểu về

những ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc đến nền văn hóa Việt Nam và

tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà nền văn minh này mang lại

NỘI DUNG

I, Sơ lược về văn minh trung quốc:

Văn minh Trung Quốc với lịch sử lâu đời, đã tạo dựng nên cho mình một khối

tài sản tinh hoa vô giá chính quốc gia đó và nhân loại, tạo dựng nên rất nhiều

thành tựu và trong đó có cả văn hóa Trung Quốc

Về chữ viết, Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kì nhà Thương, khoảng

1800 năm TCN Phương pháp cấu tạo chủ yếu là chữ tượng hình, sau đó phát

triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh Chữ viết được khắc trên

mai rùa hoặc xương thú Chữ Hán bao gồm chữ Giáp cốt, chữ Kim, chữ

Triện, chữ Lệ, chữ Khải và chữ Thảo

Về văn học, thời cổ trung đại: gồm thần thoại, kinh thi, văn xuôi, triết học, Sở

từ, Sử ký Sang thời trung đại, phú thời hán, thơ thời đường, Từ thời tống và tiểu

thuyết thời Minh là các thành tựu văn học rực rỡ Một số thể loại tiêu biểu: thơ

đường, kinh thi, thần thoại và truyền thuyết Một số tác phẩm tiêu biểu như tứ đại

kỳ thư: Tây du ký, Tam Quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng

Trang 5

Về Tư tưởng, tôn giáo, gồm thuyết âm dương, nho gia, đạo gia, pháp gia, Mặc gia

tiêu biểu với Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử họ đều là các đại biểu tiêu

biểu cho tương tưởng, tôn giáo Trung Hoa.Trung Quốc là một nước rất coi trọng

lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một

kho tàng sử sách rất phong phú

Về giáo dục, Trong trường học, Từ thời thương Trung Quốc đã có chữ viết

nhưng giáo dục thời này nay không thể biết được,đến thời Chu giáo dục đã có quy

chế rõ ràng,thời tây chu chia làm quốc học và hương học.từ đời Hán về sau nền

giáo dục Trung Quốc phát triển mạnh.thời tuỳ đường nhiều trường chuyên ngành

đc thành lập:quốc tử học,thái học ,ở các địa phương có châu huyện học

Khoa cử: Từ đời Hán đến Nam Bắc triều tuy nền giáo dục không ngừng phát

triển nhưng thời kì này chưa có khoa cử,thời tuỳ đường chế độ khoa cử mới đc

đặt ra,thời tống tiếp tục thực hiện chế độ thời đường nhưng có một số quy định

mới,thời minh-Thanh chế độ khoa cử ngày càng chặt chẽ,cấp thi gồm có thi

viện,thi hương,thi hội và thi điện Cùng với cải cách giáo dục,chế độ khoa cử

phong kiến trung quốc đến năm 1905 thì bãi bỏ

Về nghệ thuật, các công trình kiến trúc hoàng gia cho vua chúa đều có quy

mô lớn, thể hiện sức mạnh quyền lực và rất chú trọng trong việc sử dụng màu sắc

trong trang trí (ngói hoàng lưu ly cho nơi ở của vua); kết cấu nhà ở theo lối “tứ

hợp viện” độc đáo

Trang 6

II, Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam:

Trước hết, phải hiểu văn hóa là gì? Theo E.B.Tylor: “ Văn hóa hay văn

minh, theo nghĩa rộng của dân tộc học, nói chung được hình thành từ tri thức,

tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán của một số năng lực và

thói quen khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội.”

Là một quốc gia láng giềng, chịu sự xâm lược mấy mươi thế kĩ của nền

trung hoa cổ trung đại, văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ văn

minh, những nét văn hóa của đại dân tộc Trung Hoa trên các khía cạnh khác

nhau Sự ảnh hưởng và tuyên truyền văn hóa Trung Hoa chủ yếu thông qua hai

con đường là thương nghiệp đóng vai trò chuyển tải văn hoá theo con đường

mà ta thường gọi là con đường dân gian; tiếp đó là vai trò của các quan đô hộ

mà ta gọi đó là con đường triều đình

2.1, Ảnh hưởng của Trung Hoa đến tư tưởng, tôn giáo ở Việt Nam:

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc,

chiến tranh loạn lạc, điều này đã thúc đẩy các nhà tư tưởng trung quóc luôn

quan tâm đến một đường lối tối ưu nhất để an cư lạc nghiệp Và chính sự thôi

thúc đó đã dẫn đến nhiều trường phái tư tưởng ra đời và đặc biệt là Nho giáo

ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam

Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam trong thời kì Bắc Thuộc, sau đó

thì dần dần phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam Thời nhà Lý,

1070, cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử thì lúc này Nho giáo mới chính

thức được công nhận, theo đó, 1076, Quốc Tử giám được thành lập cho con

Trang 7

em quy tộc, quan lại theo học những luân lí đạo đức Nho gia, học tập cách trị

nước qua con đường đạo đức “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” khắc sâu

vào trong tư tưởng của các học sĩ Đại Việt lúc bấy giờ Đến thời nhà Lê, Nho

giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo, Dưới thời Vua Lê Thánh

Tông đặc biệt coi trọng nho giáo, nó ảnh hưởng sâu vào tầng lớp quý tộc và tri

thức lúc bấy giờ

Nho giáo ảnh hưởng đến con người, suy nghĩ của học sĩ Việt Nam thời

phong kiến Chính vì Nho giáo quan tâm đến mặt đạo đức, ngũ thường (nhân,

lễ, nghĩa, trí, tín), ngũ luân (5 mối quan hệ cơ bản), hay đưa ra những bộ kinh

điển như Tứ thư, ngũ kinh… nên nó cung cấp giá trị nền tảng để mọi người

trong tầng lớp tri thức, quan lại, quý tộc Việt Nam đều noi theo Từ Nho gia

Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam phát triển thành nền Việt nho, tạo nên

truyền thống tốt đẹp về con người, nếp sống, đạo đức, đảm bảo trật tự xã hội,

phục vụ việc trị an của vua chúa Điều đó làm con người, học sĩ trong thời

phong kiến Việt Nam đều luôn muốn học tập, giữ đức tính như sự hiếu học,

coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích

cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia

đình, trọng tình nghĩa

Theo nho giáo, Trong gia đình con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ,

ngay cả trong việc hôn nhân con cái cũng phải theo sự hướng dẫn của cha mẹ:

cha mẹ đặt đâu con ngồi đó Ngoài ra con cái phải sống với cha mẹ cho tròn

Trang 8

chữ hiếu và hiếu là một việc bắt buộc đối với bổn phận làm con: “Một lòng

thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Tuy nhiên, chính vì ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia, học theo Nho giáo

mà những kiến thức về kinh tế, khoa học tự nhiên của Việt Nam thời đó lại

không được coi trọng Những tư tưởng thâm căn cố đế về đấng nam nhi, về

“tam tòng tứ đức” áp lên người phụ nữ lại tạo ra tình trạng và sau này là một

sự cổ hủ, lỗi thời của Việt Nam hiện đại Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ

Ngoài ra, Đạo giáo Trung Quốc làm cho người dân Việt cổ có tục thờ cúng

thần linh, thần thánh hóa tín ngưỡng địa phương

2.2, Ảnh hưởng đến văn học, chữ viết Việt Nam:

* Chữ viết:

Trong lịch sử văn minh Trung Hoa, chữ viết phát triển từ “đại triện” sang

“tiểu triện” rồi xuất hiện chữ lệ, mang đậm yếu tố tượng hình rồi phát triển thành

“chữ chân” hay gọi là chữ Hán

Từ thời Bắc Thuộc, với âm mưu đồng hóa dân tộc ta, thế lực xâm lược đã

đem chữ viết, tiếng nói của mình du nhập vào Việt Nam Người Hán mở ra

rất nhiều trường học, văn ngôn Hán được sử dụng rất nhiều trong các kinh,

sử, tập,… Chính vì vậy, sự Hán hóa về mặt ngôn ngữ, chữ viết cũng phần

nào xâm lấn vào tiếng nói của người Việt Sang thời tự chủ phong kiến, tiếng

Hán, chữ Hán vẫn được các triều đại sử dụng trong khoa cử, trường học Ví

dụ như “Ức trai thi tập”, Nguyễn Trãi đã viết bằng chữ Hán Tuy nhiên,

không phải ta bị đồng hóa hoàn toàn về mặt ngôn ngữ Bởi dựa trên cơ sở

Trang 9

chữ Hán đó, dân tộc ta đã sáng tạo ra chữ Nôm Lúc đầu, chữ Nôm thường

dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào

sinh hoạt văn hóa của quốc gia Sau đó đến thời Vua Quang Trung, ông rất

coi trọng loại chữ này, chữ Nôm lại được xuất hiện trong các văn thư Hành

chính Tác phẩm tiêu biểu nhất trong lịch sử văn học Việt Nam đó là “Đoạn

trường tân thanh”được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh

điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục

bát, gồm 3254 câu

*Văn học:

Cùng với sự du nhập của chữ viết mà nền văn học Việt Nam thời trung đại

cũng bị ảnh hưởng sâu sắc Trước hết, về nội dung Đó là các tư tưởng, tôn

giáo Trung Hoa làm văn học Việt Nam đậm nét của tư tưởng, học thuyết Ảnh

hưởng của tư tưởng Nho giáo sâu nặng làm cho những mối quan hệ như “trung

quân ái quốc” được in dấu trong văn học đương đại hay bất kì một quan niệm

khác như về đấng nam nhi trong phạm trù này Như Thơ của Nguyễn Công

Trứ, Đoạn trường Tân Thanh, Lục Vân Tiên,… Hay chịu ảnh hưởng từ Phật

giáo (Cung oán ngâm khúc, Quan âm Thị Kính,…), Lão giáo (Thơ Nhàn)

Trong nền văn học của người Trung Hoa, người Việt Nam đặc biệt yêu

chuộng các tác phẩm viết về tình yêu quê hương, gia tộc, bạn bè, thiên nhiên,

tình yêu đôi lứa, thương tiếc tuổi xuân Thơ vần Việt Nam tiếp

nhận (191) nội dung nhân tính phổ biến được thể hiện đậm đà trong văn học

Trung Quốc Các dòng văn thiên về lãng mạn như Lí Bạch, hay thiên về hiện

Trang 10

thực như Đỗ Phủ cùng các tác phẩm nổi tiếng của hai nhà thơ (Lí Bạch: Hoàng

Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tĩnh dạ tứ; Đỗ phủ: tập

“Trường An khốn đốn”,…) cũng tác động lớn đến nguồn cảm hứng của các thi

sĩ Việt Nam

Các thể loại như hịch, chiếu, phú xuất hiện sớm Trong các tác phẩm đạt

được đỉnh cao của Văn học Vỉệt Nam như Chinh phụ ngâm khúc và Truyện

Kiều, dấu vết ảnh hưởng của văn học Hán là rất đậm Một tác phẩm nặng về

tập cổ, một tác phẩm sử dụng cốt truyện có sẵn của tiểu thuyết Trung

Quốc Không chỉ vậy, sự phát triển mạnh mẽ của Đường thi trong nền văn học

Trung Hoa cũng ảnh hưởng tới lối viết theo thể thất ngôn ở Việt Nam (Thất

ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú) Ngôn ngữ rất trau chuốt, sử dụng phương

pháp vay mượn,… đều có sự học hỏi từ nền Văn học Trung Hoa

2.3, Ảnh hưởng đến giáo dục Việt Nam:

Sự ảnh hưởng về mặt giáo dục của văn hóa Việt Nam có mối liên quan mật

thiết với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo của Trung Hoa

Điều này được thể hiện rất rõ trong chế độ khoa cử và sự phát triển của tầng

lớp nho sĩ trong xã hội Bắt đầu từ thời nhà Hán coi trọng giáo dục về mặt luân

lí trong Nho giáo, thường xuyên tổ chức các khoa thi cử Đến thời

Minh-Thanh, các cấp thi hoàn thiện: thi Viện, thi Hương, thi Hội, thi Đình (thi

Điện)

Trong giáo dục, các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt coi trọng giáo

dục dựa trên nền tảng Nho giáo, đều tổ chức khoa cử, khoa thi cho các học sĩ

Trang 11

để lựa chọn người tài giúp ích cho đất nước Họ sử dụng các bộ sách xưa xuất

phát từ Nền giáo dục Trung Quốc cho kì thi Hương, thi Hội như Tứ thư Ngũ

Kinh, Tam Tự Kinh, Sử Học Vấn Thân,… Ngoài ra còn học thêm Bách gia

chư tử, sách Phật giáo, Đạo giáo Các học sĩ phải thuộc lòng, hiểu sâu biết

rộng các luân lí, kiến thức văn chương đến từ các kinh điển Nho giáo, rồi học

Bắc sử, Nam sử, thuộc những áng văn thơ tiêu biểu của Đường thi, Tống thi

Không chỉ vậy, do ảnh hưởng của nền Nho giáo sâu sắc mà sự giáo dục còn

đòi hỏi việc uốn nắn nhân cách, đúng khả năng của mình

Thời Lý - Trần tổ chức thi Tam giáo để tuyển những người thông hiểu cả

ba tôn giáo Nho, Phật và Lão Khoa thi Tam giáo đầu tiên diễn ra năm 1195

đời Lý Cao Tông Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly nắm quyền điều hành triều

đình đã đặt ra lệ thi Hương đầu tiên ở các địa phương năm 1396 đời Trần

Thuận Tông, lấy người đỗ được học vị cử nhân Năm sau (1397) tổ chức thi

Hội ở kinh đô Đây là khoa thi Hội đầu tiên Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được

tiến hành đều đặn và quy củ Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi

Đình Người đỗ đầu cả ba thì gọi là Tam Nguyên

 Từ các cuộc thi và ảnh hưởng của nó mà tầng lớp nho sĩ trong xã hội Việt

Nam cũng ngày một phát triển Nổi bật trong số đó phải kể đến những nhân tài

của đất nước như: Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn

An…

Trang 12

2.4, Ảnh hưởng đến nghệ thuật kiến trúc Việt Nam:

Kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền nghệ thuật Trung Quốc

do ảnh hưởng từ các tư tưởng như nho giáo, đạo giáo, các triều đại phong

kiến Ở Trung quốc, trong các kiến trúc cung đình, nhà ở, mái thường được

lợp bằng ngói lưu ly Ở Việt Nam cũng vậy, tại cung điện nhà vua, thường

được lợp bằng hoàng lưu ly (màu vàng, đại diện cho ngũ hành thổ, tượng

trưng cho sự tôn quý trong giới thống trị) Các công trình chùa chiền ở Việt

Nam cũng được lợp mái bằng lưu ly vàng mang lại sự trang nghiêm, tôn kính

Tại kiến trúc nhà ở, cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng

công trình đều đặt lên các cột Tiết diện của cột thường là cột thân tròn nhưng

cũng có khi dùng cột vuông Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên

các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình

làm công trình ổn định và vững vàng.Hay Cố cung Bắc Kinh (Tử Cấm

Thành) ở Trung quốc với được sắp xếp theo trục bắc-nam, trung tâm là Hoàng

thành, bên trong có điện Thái Hòa thì kinh thành Huế cũng được xây xoay

mặt về hướng Nam,hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện

nhi thính thiên hạ" Phần quan trọng nhất của kinh thành là Hoàng Thành,

trong bố trí điện Thái Hòa để thiết triều

2.5, Ảnh hưởng đến ngày lễ ở Việt Nam:

Trung Quốc có các ngày lễ như tết Nguyên Đán, lễ Thượng Nguyên

(rằm tháng riêng), tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu và những ngày lễ này của

Trang 13

Trung Quốc cùng với phong tục của nó cũng ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam.

Việt Nam cũng theo đó mà có những ngày lễ này

KẾT LUẬN

Hiện nay, sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam vẫn còn rất to

lớn, và nó sẽ còn tồn tại mãi mãi trong đời sống và xã hội, Sự ảnh hưởng này bao

gồm cả 2 yếu tố là tích cực và tiêu cực Dù sao nó cũng đóng góp một phần xây

dựng cho nền văn hóa, lịch sử và nghệ thuật kiến trúc nước nhà Làm cho văn

minh của Việt Nam có thể đóng góp những phần nhỏ vào văn minh thế giới

Trang 14

Danh Mục Tài Liệu Tham khảo

1,

https://thuyetgiangphatphap.com/anh-huong-cua-van-hoa-trung-quoc-den-

viet-nam/?fbclid=IwAR0a1cUDpRSq0iwKyMn0wsPu6S-98Msun2-RrH2iOeydlWJK29leoxUO_SY

2,

https://m.hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/van-hoa-trung-quoc-va-an-do-anh-

huong-den-viet-nam-nhu-the-nao-faq383017.html?

fbclid=IwAR1z5yhRMjaNAkbcQT_s9oTz0fs0TJnBzjuh7CVSQvaMh7w68c

MWEZ8AJVY

3,

http://nghiencuuquocte.org/2015/02/10/anh-huong-cua-lich-su-toi-trung-quoc-ngay-nay/

4, https://tiengtrung.com/van-hoa-trung-quoc/van-hoa-trung-quoc.html

5, Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh (Chủ biên)

6,

https://baigiang.violet.vn/present/nghe-thuat-kien-truc-viet-nam-qua-su-giao-luu-van-hoa-trung-hoa-214953.html

7,

https://khotrithucso.com/doc/p/anh-huong-cua-nho-giao-trung-hoa-den-nen-van-hoa-truyen-100841

Ngày đăng: 27/12/2021, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w