1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt Nam. ảnh hưởng của các tập đoàn này đến ngoại thương Việt Nam

33 5,6K 154
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 77,39 KB

Nội dung

hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt Nam. ảnh hưởng của các tập đoàn này đến ngoại thương Việt Nam

Trang 1

Trường đại học hàng hải Việt Nam Khoa kinh tế vận tải biển

Bộ môn kinh tế ngoại thương

Bài tập lớn Môn: kinh tế ngoại thương

Tên đề tài: hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt

Nam ảnh hưởng của các tập đoàn này đến ngoại thương Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Việt Thanh

Lớp: KTN51-ĐH1

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Oanh

Hải Phòng, năm 2012

Trang 2

Lời mở đầu:

Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế mỗi quốc gia.Hoạt động của các công ty này đã tác động không nhỏ tới tất các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội ở nước sở tại Để làm rõ hơn về ảnh hưởng của các công ty này chúng ta có thể tìm hiều sự ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia tới nền kinh tế Việt Nam Các công ty đó đã tác động gì vào nền kinh tế nước

ta, giải pháp để phát triển các tập đoàn này ở Việt Nam

Mục tiêu

-Hiểu thế nào là công ty đa quốc gia

-Hoạt động của các công ty này ở Việt Nam

-Tác động của các công ty này tới nền kinh tế Việt Nam

- Giải pháp thu hút

-Tìm hiểu tác động của các tập đoàn này tới ngoại thương Việt Nam

Đối tượng: công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia

Phương pháp: + phân tích

+ dùng số liệu

Trang 3

Chương 1: Nghiên cứu công ty đa quốc gia:

I Khái niệm và quá trình phát triển của công ty đa quốc gia:

1 Khái niệm:

Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational

corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia

2 Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia:

+ Công ty Xuyên quốc gia (MNC) gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và

sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hoá và thị trường tài chính Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác Ngoài ra,

sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài Quá trình này đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước Quá trình này cũng được tạo điều kiện bởi sự ủng hộ của các nhà nước TBCN và chủ nghĩa thực dân Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới côngthương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này Trên cơ sở đó, các

tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển

+ Các MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất-kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền Sự cạnh tranh tự do trong

Trang 4

thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính “cá lớn nuốt cá bé” cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn Đáng chú ý, sự cạnhtranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này.

+ Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kếthợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN Sau Chiến tranh Thế giới II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các TBCN đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNC, đặc biệt trong thế giới tư bản Nhiều MNC ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này

+ Sự phát triển của MNC không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản Vai trò của MNC trong QHQT cũng vì thế mà đã tăng lên qua sự đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế

+ Đáng chú ý, sự thay đổi cách nhìn nhận về MNC ở các nước TBCN đã góp phần đáng kể cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC MNC ngày càng được coi là công cụ phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu,

là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranhvới nhau trong việc thu hút MNC Nhờ đó, các MNC đã bành trướng khá nhanh và

mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế

+ Sau Chiến tranh Lạnh, MNC đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng các MNC tăng gần gấp đôi, từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 vào

Trang 5

năm 2004 Đồng thời, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ

1990 lên gần 690.000 vào năm 2004 Một điểm khác cũng đáng chú ý, MNC không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi Tuy nhiên, quy mô và vai trò của cácMNC này vẫn còn rất khiêm tốn Các MNC cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước ngoài Các MNC thực hiện hơn 80% thương mại thế giới Các MNC chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới Các MNC cũng nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ Các MNC vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển Thế và lực củaMNC tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với xu hướng sáp nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng-tài chính, giao thông vận tải Tất cả những điều này đang làm tăng vai trò của MNC đối với quốc gia và QHQT

II Cấu trúc và đặc trưng của công ty đa quốc gia:

1 Cấu trúc công ty đa quốc gia:

Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất:

* Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ:McDonalds)

* Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào

đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas)

* Công ty đa quốc gia “đa chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft)

2 Đặc trưng của công ty đa quốc gia:

Trang 6

- Cổ đông đến từ khắp nơi trên thế giới.

- Liên quan đến nơi đặt trụ sở chính và nơi kinh doanh

- Các công ty con phải chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế và sở tại

- Các công ty con có chung nguồn tài trợ (tài sản, nhãn hiệu hàng hóa và nhân lực),các công ty con có thể tìm nhiều định chế tài chính tài trợ vốn

- Các công ty con có chung chiến lược

Đặc điểm cơ bản: của các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách hàng ở mỗi quốc gia mà nó hoạt động

III/ Nguyên nhân và tác động của công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam.

1.Nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam:

Các công ty xuyên quốc gia hoạt động ở Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong 500 tập đoàn lớn nhất được bình chọn hàng năm,

ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ có 10% trong số đó có dự án m

 Thứ nhất là lợi thế so sánh chủ yếu của Việt Nam hiện tại chủ yếu là lao động rẻ nguyên liệu rẻ và thị trường rộng lớn những ngành sản suất tận dụng các lợi thế này chủ yếu là những nghành sử dụng nhiều lao động và công nghệ chuyển giao thường không cao Trong điều kiện toàn cầu hoá khi lợi thế cạnh tranh trên thịtrường quốc tế đã chuyển trọng tâm sang cho các nghành đòi hỏi có hàm lượng cao

về công nghệ và tri thức thì theo lôgic của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu

Trang 7

phần xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Thứ hai như trên đã phân tích phần đầu tư và chu chuyển thương mại ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi các MNC châu Á

 Thứ ba sự yếu kém về hạ tầng cơ sở về môi trường đầu tư về năng lực và thẩm định dự án đầu tư của phía Việt Nam đang có nhiều bất cập so với yêu cầu đòi hỏi từ các phía đối tác nước ngoài là các tập đoàn xuyên quốc gia lớn

 Thứ tư cho đến nay Việt Nam mới đang ở những bước đầu tiên của tiến trìnhhội nhập quốc tế

 Thứ năm,Các MNC lớn nhất là các MNC đến từ châu Âu và châu Mỹ còn dèdặt trong việc đầu tư vào VN

2 Tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế quốc dân VN:

a/Tác động tích cực đối với sự nghiệp cải cách và đối với nền kinh tế VN:

 Hiện diện của MNC đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước

 Các MNC đã đóng góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch cơcấu kinh tế theo yêu cầu CNH-HĐH đất nước

 Các nước MNC tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế mở rộng xuất khẩu,tăng nguồn thu ngân sách

 Giải quyết số lượng lớn lđ tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước

 Sự có mặt của các nước MNC đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế của VN

b/Tác động tiêu cực của MNC tại VN:

 Mục tiêu của các nước MNC là lợi nhuận,thị phần doanh số ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của

Trang 8

chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều và bền vững.

 Một số MNC lạm dụng các ưu thế về vốn công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh thậm chí có MNC gây sức ép với các cơ quan nhà nước

 Một số vấn đề yếu kém trong hoạt động của MNC nhìn từ phía công tác chuẩn bị và vai trò hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước

Phân tích những tác động tích cực của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia đã cung cấp một nguồn vốnquan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện tích luỹ còn thấp, nhu cầu về vốn lớn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức Các công ty xuyên quốc gia đã không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn mà còn cung cấp cả các thiết bị và công nghệ cho Việt Nam Nhờ đó nhiều nguồn lực của nước ta như vốn nhàn rỗi trong dân cư,doanh nghiệp được khơi dậy, nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa Việt Nam đã coi đây là một bộ phận quan trọng của tổng đầu tư xã hội và thông qua các chính sách thì nguồn vốn đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia vào nước ta ngày càng chiếm tỷ trọng lớn

Thứ hai, các công ty xuyên quốc gia đã đóng góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển có cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Yêu cầu của công nghiệp hoá là tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, đồng thời

Trang 9

tăng trưởng xuất khẩu để nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế Các công

ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty có công nghệ và tài chính hùng hậu hoàn toàn có thể giúp Việt Nam thực hiện được những yêu cầu này Các công ty xuyên quốc gia đã chiếm một tỷ trọng cao trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp, tạo ranhiều ngành công nghiệp mới cho nước ta đã góp phần tạo ra một bước ngoặt quantrọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, các ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ cũng được phát triển theo Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Namtrên nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, viễn thông Bên cạnh đó, sự hiện diệncủa các công ty xuyên quốc gia còn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải tự thay đổi để thích ứng và cạnh tranh tốt Có thể nói các công ty xuyên quốc gia đã góp phần đưa Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tếthị trường mở cửa và hội nhập

Thứ ba, các công ty xuyên quốc gia đã tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách Các công ty xuyên quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng cao kể cả thời kỳnền kinh tế Việt Nam phải chịu nhiều sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Bên cạnh đó các công ty xuyên quốc gia cũng góp phầntạo ra nhiều sản phẩm công nghệ và chất lượng cao, trong đó có nhiều hàng thay thế nhập khẩu nên tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước

Thứ tư, các công ty xuyên quốc gia đã tiến hành giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã thu hút hàng ngàn lao động Việt Nam vào làm việc Những người lao động làm việc cho các công ty này thường được tuyển chọn kỹ lưỡng, được bồi dưỡng tay nghề, công việc gắn với công nghệ mới, với tác phong công nghiệp hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, do đó họ trở thành những người lao động lành nghề, có kỹ năng và tính kỷ luật cao

Trang 10

Thứ năm, sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam Mỗi công ty quốc gia có nguồn gốc từ một nước, sự hiện diện của chúng tại Việt Nam đồng nghĩa với việc chúng ta xác lập và tăng cường quan hệ kinh tế với quốc gia đó Mặt khác, khi lựa chọn quốc gia để đầu tư, các công ty xuyên quốc gia thường căn cứ vào mức độ hoà nhập vào thị trường thế giới Vì vậy muốn thu hút được họ chúng ta phải hội nhập thực sự và thị trường khu vực và thế giới.

Phân tích những tác động tiêu cực của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng đã gây ra một số các ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận, thị phần, doanh

số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu, chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững Vì vậy các công ty xuyên quốc gia thường lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực có thị trường, bảo toàn được vốn và thu được lợi nhuận cao; còn các ngành có lãi suất thấp, yêu cầu đầu tư vốn lớn, chuyển vốn chậm lại không thu hút được các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào

Thứ hai, một số công ty xuyên quốc gia đã lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ

để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh, thậm chí có một số công ty xuyên quốc gia còn gây sức ép với các cơ quan quản lý nhà nước Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt xuất khẩu để hạ thấp giá đầu ra của các công ty xuyên quốc gia đã là hiện tượng phổ biến khiến cho không

ít các doanh nghiệp liên doanh bị thua lỗ, giải thể Có một số doanh nghiệp vi phạm luật lao động của Việt Nam đã gây không ít trở ngại cho trật tự an toàn xã hội và cho tiến trình sản xuất Ngoài ra, có một số công ty xuyên quốc gia đã lên

án mạnh mẽ các chính sách của Việt Nam như nặng về bảo hộ, có phân biệt đối

Trang 11

xử khi xin cấp phép đầu tư; nhưng khi đã được cấp phép thì họ lại là những người đòi bảo hộ mạnh mẽ nhất để hướng tới độc quyền.

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam.

3.1 Tạo lập đối tác đầu tư trong nước.

Đối tác đầu tư có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài chính là một nhân tố hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia, giúp cho chúng ta có thể quan hệ bình đẳng với họ

và tăng thêm thế thương lượng của nước mình Bên cạnh đó, khi đầu tư vào một nước để hạn chế rủi ro, các nhà đầu tư thường tìm kiếm đối tác là các công dân nước chủ nhà Vì vậy việc tạo lập đối tác đầu tư trong nước là vô cùng quan trọng

Để tạo lập các đối tác đầu tư trong nước chúng ta cần tiếp tục củng cố và phát triểncác doanh nghiệp, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Cùng với sự nỗ lực của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải không ngừng phấn đấu vươn lên, quyết tâm đổi mới tổ chức quản lý, tự chủ, năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh để trở thành các đối tác tương xứng, liên doanh có hiệu quả với các công ty xuyên quốc gia

3.2 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước.

Cơ chế quản lý và năng lực quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việctạo lập môi trường đầu tư Cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện, được thực hiện bởi một bộ máy quản lý mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng của các công ty xuyên quốcgia vào sự ổn định và cởi mở của môi trường đầu tư Như vậy muốn thu hút được các công ty xuyên quốc gia thì chúng ta phải quan tâm đến việc xây dựng và hoàn

Trang 12

thiện cơ chế quản lý và bộ máy quản lý của mình Việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tư cần được thực hiện theo hướng:

Toàn bộ quá trình tiếp nhận cho đến việc cấp phép đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc một cửa, một đầu mối

Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đầu tư để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động đầu tư khi cần thiết

Phân cấp cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư, nhưng cần có cơ chế điều phối kiểm soát hữu hiệu để đảm bảo quản lý thống nhất nhằm hạn chế tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh

Tăng cường công tác thông tin, tư vấn, tận dụng thành quả cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới

Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý

3.3 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật được coi là hệ thống xương cốt, bắp thịt của nền kinh tế để tiếp nhận, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút các công ty xuyên quốc gia Trong điều kiện nước ta hiện nay chưa cho phép chi những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực này, chúng ta cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo hướng sau:

Cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các

tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng

Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế để tiếp nhận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài

Có kế hoạch dài hạn và trung hạn để huy động các tiềm năng của toàn dân cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Quan tâm xây dựng thể chế kinh tế, chính trị theo hướng khuyến khích thu hút đầu

tư nước ngoài Quan tâm tới giáo dục, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị, tư

Trang 13

tưởng và pháp luật để nâng cao giác ngộ cho người lao động Nâng cao vai trò đòn bẩy kinh tế của các công cụ tài chính tiền tệ bằng cách lành mạnh hoá hệ thống này.

Chú trọng tới việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở nông thôn, đặc biệt

là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa tạo ra tiền đề và điều kiện cần thiết để những vùng này có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn

3.4 Phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ bức xúc để nâng cao chất lượng lao động, tạo điều kiện để tăng tính hấp dẫn đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia

Để phát triển nguồn nhân lực cho cả trước mắt và lâu dài, chúng ta cần quan tâm đến một số mặt sau:

Cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề cho lực lượng lao động xã hội Gắn đào tạo và dạy nghề với thực tế đời sống sản xuất đảm bảo cho lực lượng lao động thích ứng được với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, laođộng có tay nghề cao với đội ngũ cán bộ quản lý; giữa các ngành, các nghề

Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề cho người lao động

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo Huy động mọi lực lượng, thành phần tham gia vào lĩnh vực giáo dục đào tạo

B) ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia đến hoạt động ngoại thương Việt Nam.

1 Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu.

Trang 14

Một trong những vai trò nổi bật của tnc là thúc đẩy thương mại quốc tế.Chính vì vậy, hoạt động ngoại thương Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động này Biểu hiện cụ thể của nó là giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các

năm, và các thời kì Thật vậy

Xuất khẩu hàng hóa

Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010

Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trước Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm Riêng dầu thô xuấtkhẩu giai đoạn 2006 - 2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấpcho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21% của thời kỳ trước

Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, châu Á đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước

Trang 15

*) Những thành tựu đạt được:

-Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu:

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 - 2008 Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề

ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giaiđoạn 2001 - 2010) và cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm

2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần của năm 2006 và 2007

Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới

- Về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:

Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu

-Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và đa dạng hóa, nhất là đã đột phá xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ và duy trì được thị phần trên thị trường lớn nhất thế giới này

Xuất khẩu hàng hóa đã huy động ngày càng đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp xuất khẩu không thuộc khu vực kinh tế nhà nước đang trở thành động lực chính cho xuất khẩu Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp quan trọng nhất cho xuất khẩu với việc khai thông thị trường, phát triển các mặt hàng chế biến, chế tạo cho xuất khẩu (điện tử, bản mạch máy tính )

Trang 16

Tăng trưởng xuất khẩu thời gian qua đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao trong thời gian qua ,xuất khẩu đã thực sự trở thành một động lực của tăng trưởng kinh tế ViệtNam, góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động và cải thiện thu nhập cho hàng triệu nông dân và các lao động khác nhờ tham gia xuất khẩu hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và các hàng hóa khác

Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực và phân theo nhóm nghành

Đơn vị: triệu đô la Mĩ

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w