Một số công ty đa quốc gia điển hình đầu tư tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt Nam. ảnh hưởng của các tập đoàn này đến ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 33)

CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAMThông tin về Toyota Việt Nam: Thông tin về Toyota Việt Nam:

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là TMV), được thành lập vào năm 1995, là liên doanh giữa:

§ Toyota Motor Corporation - Nhật Bản (TMC)

§ Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) § Công ty Kuo (Châu Á)-Singapore.

Giới thiệu công ty mẹ:

Toyota Motor Corporation (TMC) là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam. Thương hiệu Toyota ra đời vào tháng 8/1937. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô,chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (sau đây gọi tắt là Toyota Việt Nam) là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô ở Việt Nam. Toyota Việt Nam là công ty đầu tiên trong các liên doanh ô tô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp.

Toyota đang xây dựng toàn cầu chuyển từ mô hình có nhiều nhà cung ứng phụ tùng và bộ phận sang mô hình chỉ có 2 nhà cung cấpcho mỗi phụ tùng hay bộ phận.

Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất 1 vài linh kiện hiệu quả nhất.vd: vỏ xe ô tô có thể sản xuất bởi Toyota motor Malaysia,lốp xe được cung cấp bởi Toyota motor thailan… tuân theo cùng 1 tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota.Và những thiết

bị này được xuất khẩu đến các công ty con khác để rồi được ghép gộp lại thành sản phẩm của dòng xe Toyota bán đi trên khắp thị trường thế giới.

Tập đoàn đa quốc gia hoạt động theo chiều dọc.  Chiến lược hoạt động tại Việt Nam:

TMV mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất nhập khẩu phụ tùng với các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với thị trường xuất khẩu gồm 10 nước và vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia,Philippines, Malaysia, Ấn Độ,Argentina,Nam Phi,Venezuela, Đài Loan và Pakistan.Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng mỗi năm trung bình 20tr USD/năm. Việc xuất khẩu phụ tùng là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam và Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu hóa của Toyota.

TMC đã phối hợp với Bộ Công nghiệp và Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tổ chức Hội thảo kêu gọi đầu tư sản xuất linh kiện ô tô vào Việt Nam, và đề ra kế hoạch sản xuất ô tô, nội địa hoá phụ tùng ở mức cao hơn nữa. Đó chính là nỗ lực hàng đầu để không những Công ty giữ vững vị trí là lá cờ đầu mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.Toyota cũng cấp các dịch vụ tài chính thông qua công ty con của mình “công ty dịch vụ tài chính Toyota”.

Với nền tảng của công ty mẹ trên TG,Toyota VN có rất nhiều điều kiện để phát triển tại VN . Họ đã đáp ứng linh hoạt các chiến lược kinh doanh và có hiệu quả rõ rệt khi lien tục dẫn đầu thị phần tại VN.

Tập đoàn Toyota Motor là tập đoàn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế và có giá trị lịch sử mang lại kết quả lớn cho tập đoàn. Hiện nay những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota

Motor Việt Nam áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tiềm lực ở Việt Nam. Toyota cũng đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí số1 tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Toyota Việt Nam còn được đánh giá cao với những hoạt động mang tính xã hội, có tính chất tích cực ảnh hưởng tới đời sống người dân Việt Nam như bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực, nội địa hóa sản phẩm…

Kết luận:

Sự phát triển của lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật sự tác động của quy luật kinh tế như quy luật giá trị thặng dư ,quy luật tích luỹ… ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. Với sự phát triển quan hệ quốc tế làm cho các công ty tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới đã hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của các công ty xuyên quốc gia. Do đó các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới cũng như mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bằng việc tìm hiều hoạt động của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt Nam đã cho thấy ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế quốc gia từ đó chúng ta cấn có những chính sách phù hợp để thu hút nguồn lợi ích này.

Trong quá trình tìm hiểu còn có những hạn chế, thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia tại Việt Nam. ảnh hưởng của các tập đoàn này đến ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w