I/. Tình hình đầu tư của công ty đa quốc gia tại Việt Nam:
Hiện nay, nhiều công ty quốc tế lớn đang xem xét thiết lập các cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN, trong đó Việt Nam là một địa chỉ rất hấp dẫn.
Tỷ lệ đầu tư vào Việt Nam trong tổng đầu tư vào các nước ASEAN năm 2008 đã tăng. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,2% trong năm 2009 và Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những hiệp định này giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước trên và thị trường 10 nước ASEAN, khu vực có dân số khoảng 600 triệu người và có dân số trẻ nhất châu Á.
-Intel, công ty chế tạo vi mạch (chip) điện tử lớn nhất thế giới có trụ sở tại bang California khai trương một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư 1 tỷ USD đã phần nào khẳng định vị thế mới của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư hoạt động công nghệ cao. Intel chọn Việt Nam vì ở đây có nguồn năng lượng và cung cấp nước chắc chắn cũng như nguồn nhân lực có tay nghề. Intel tin tưởng có thể tiếp tục thu hút nguồn lao động này cho thành công lâu dài của hãng. chỉ sau hai tháng Intel cho khởi công, tập đoàn điện tử hàng đầu Mỹ - Jabil - cũng nối gót đầu tư vào SHTP với vốn lên đến 100 triệu USD.
-Toyota, công ty chế tạo ôtô hàng đầu Nhật Bản này không chỉ nhìn thấy rõ sự phát triển tiềm năng của thị trường Việt Nam mà còn thấy được vai trò tiềm tàng mà nền kinh tế Việt Nam có thể mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á.
-Công ty điện tử của tập đoàn Samsung sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới của Hàn Quốc, đã mở nhà máy với vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Việt Nam.
-Hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cũng đã đặt hàng sản xuất tại Việt Nam các trò chơi hoạt hình số và mô hình cho các trò chơi máy tính.
- Đến sớm và có nhiều dự án nhất phải kể đến các nhà đầu tư Nhật. Nhiều tập đoàn lớn như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn.
- Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất máy in tại Khu Công Nghiệp Thăng Long, Hà Nội, Canon tiếp tục rót thêm cả trăm triệu USD xây dựng các nhà máy mới ở Bắc Ninh, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới, sản lượng 700.000 sản phẩm/tháng, đáp ứng khoảng 35% cho thị trường xuất khẩu.
- Đến sớm hơn Canon còn có tập đoàn Nidec., Nidec đã rót gần 100 triệu USD, đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP
- Nhiều nhà đầu tư lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) giờ đây xem Việt Nam như là một điểm đến an toàn, có chi phí lao động thấp, với kế hoạch rót hàng tỷ USD để sản xuất cụ thể như, Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony…
Các nhà đầu tư công nghệ cao hướng về Việt Nam có nhiều lý do: chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và tận dụng thời cơ Việt Nam gia nhập WTO. Yếu tố chi phí lao động thấp, hạ giá thành sản phẩm cũng là mối quan tâm lớn.
• Phát triển cả trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D:
Nhãn hiệu điện tử khổng lồ Panasonic tuyên bố đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Panasonic tại VN. Đây sẽ là trung tâm R&D thứ ba của tập đoàn ở ASEAN, nhằm phát triển và thiết kế các con chip hệ thống, các phần mềm chủ chốt dùng trong điện thoại di động và ti vi màn hình phẳng.
Sau công bố của Jabil và Matsushita, Renesas Technology - một tập đoàn công nghệ cao về bán dẫn và vi mạch đứng đầu ở Nhật và đứng thứ ba trên thế giới lại sắp đưa vào một trung tâm nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm tại TP HCM.
Cơ hội thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đang tiến triển tốt, Việt Nam nên sớm đầu tư và phát triển nhanh hạ tầng cho nhà sản xuất. Việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng là yêu cầu cấp bách cần triển khai thực hiện sớm.