1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KE HOACH DAY HOC CA NHAN 1819

11 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,51 KB

Nội dung

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt Pháp luật, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã[r]

Trang 1

TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ SỬ - ĐỊA - ANH VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tân Thành A, ngày 18 tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Năm học: 2018 – 2019

Căn cứ kế hoạch Tổ Sử - Địa - Anh văn, ngày 27 tháng 9 năm học 2018-2019; Giáo viên bộ môn Nguyễn Chế Linh, Tổ Sử - Địa - Anh văn xây dựng Kế hoạch dạy học bộ môn năm học 2018-2019 như sau:

I THÔNG TIN GIÁO VIÊN

- Họ tên GV: Nguyễn Chế Linh

- Chức vụ: Giáo viên

- Tổ: Sử - Địa - Anh văn

- Ngày, tháng, năm được tuyển dụng: 01/09/2012

- Các lớp được phân công dạy: 8A1,2,3,4; 9A1,2,3,4

- Kiêm nhiệm: Chủ nhiệm lớp 9A2

II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1 Thuận lợi

- Nhà trường đã trang bị đầy đủ các điều kiện và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học

- Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn

- Nhà trường có sự chỉ đạo về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc, tạo điều kiện dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

- Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được BGH quan tâm về mọi mặt

- Luôn nêu cao tinh thần tự học, luôn trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

- Nhiệt tình trong công tác và cò kỷ luật lao động tốt, có nhiều sáng tạo trong công việc

- Có sự quan tâm của phụ huynh, động viên, nhắc nhở các em học tập Sách, vở, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ

2 Khó khăn

- Bản thân thực hiện nhiều công tác kiêm nhiệm như Chủ nhiệm, công tác Đoàn nên không có nhiều thời gian phối hợp thực hiện các phong trào chưa đạt hiệu quả cao

- Năng lực học sinh còn yếu; khả năng tự học, tự rèn thấp

- Tuy đã là học sinh cuối cấp nhưng vẫn còn một số học sinh ý thức tự giác chưa cao

Trang 2

- Học sinh bị phân tán ở nhiều nơi, khó có điều kiện cho các em học nhóm, học ở nhà

- Đa số phụ huynh chỉ lo kiếm tiền nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình mà khoán trắng cho giáo viên, nhà trường

III MỤC TIÊU:

1 Mục tiêu chung:

LỊCH SỬ 8

- Về kiến thức, kỹ năng:

+ Biết được một cách khái quát, chính xác về quá trình phát triển của lịch sử thế giới ; nội dung chủ yếu, những sự kiện nổi bật, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của thời

kì lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến 1945

+ Biết được mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc

+ Biết được một cách khái quát, chính xác về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc; nội dung chủ yếu, những sự kiện nổi bật, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của thời kì lịch sử 1858 đến 1918

- Năng lực, phẩm chất:

+ Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu, các loại đồ dùng trực quan phổ biến… + Phân tich, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử , nhân vật lịch sử …

+ Vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống học tập và cuộc sống… + Hình thành năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết vấn đề trong học tập lịch sử

+ Có lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và trân trọng đối với những di sản văn hóa lịch sử

+ Trân trọng đối với các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới, có tinh thần quốc

tế chân chính, yêu chuộng hoà bình, hữu nghị…

+ Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và dân tộc

+ Bước đầu hình thành những phẩm chất cần thiết của người công dân…

LỊCH SỬ 9

- Về kiến thức, kỹ năng:

Nắm được những nét kiến thức cơ bản, hệ thống về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ II và lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới I đến năm 2000 Cụ thể là:

+ Phần lịch sử thế giới: Cung cấp cho HS hiểu biết về một thế giới bị phân chia thành 2 phe: TBCN và XHCN do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc lên cao , hầu hết các nước thuộc địa ở châu á, Phi, Mĩ La Tinh đều giành được độc lập, hệ thống thuộc địa của CNĐQ bị tan rã Mối quan hệ quốc tế trong " Trật tự thế giới 2 cực" và từ năm 1991 đang trong quá trình hình thành "Trật tự thế giới mới" Cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai phát triển như vũ bão

+ Phần lịch sử Việt Nam: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hoạt động của Nguyễn ái Quốc đến với CN Mác Lê- Nin làm chuyển biến phong trào yêu nước Việt Nam sang lập trường vô sản- Về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân sưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám năm

1945, lập nên nước VNDCCH, còn là thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng 30 năm ( 1945- 1975) của nhân dân chống đế quốc lớn mạnh giải phóng dân tộc bão vệ vững chắc Tổ quốc và từng bước đưa đất nước quá độ lên CNXH

Trang 3

- Năng lực, phẩm chất:

+ Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ Rèn luyện cho các em một số thao tác tư duy cơ bản như: Phân tích, so sánh , nhận định, đánh giá

sự kiện, hiện tượng Rèn luyện phong cách học tập chủ động, sáng tạo

+ Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế,

ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước

2 Biện pháp thực hiện:

- Phải thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn Đúng, đủ nội dung chương trình

- Nắm vững đặc trưng bộ môn, kiến thức trọng tâm của từng bài, từng chương Từ

đó đề ra kế hoạch, phương pháp giảng day phù hợp với từng đối tượng học sinh

- Luôn nêu cao tinh thần học hỏi, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao, tự học tự nghiên cứu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp

- Soạn giảng đầy đủ nội dung, sử dụng đa dạng phương pháp dạy học, đúng đặc thù bộ môn, chính xác và khoa học

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học

- Thường xuyên theo dõi thái độ học tập của HS, nhắc nhở và có biện pháp cụ thể

để bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém…Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh ở nhiều cách khác nhau

- Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ môn từ đó nêu cao ý thức tự giác học tập Tự đề ra kế hoạch, phương pháp học tập một cách chủ động, tích cực

- Học sinh phải có đầy đủ SGK, Vở ghi, dụng cụ họa tập

- Hướng dẫn, tổ chức học sinh học nhóm, bố trí cán bộ lớp, học sinh khá, giỏi vào các nhóm để đạt hiệu quả học nhóm cao

IV CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1 Chất lượng giảng dạy bộ môn

1.1 Đối với giáo viên bộ Môn: Lịch sử (đánh giá bằng điểm số)

- Chỉ tiêu:

HS

Trang 4

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT + Bám sát kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ để thực hiện

+ Tích cực nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để không ngừng nâng cao nghiệp vụ

chuyên môn, kỹ năng trong công tác

+ Phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tình cảm yêu nghề

+ Dạy học theo đúng tiến độ chương trình, thực hiện theo PPCT giảm tải, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong mỗi bài dạy

+ Lên lớp phải có giáo án đảm bảo yêu cầu, có ĐDDH

+ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động học tập cuả học sinh

+ Đảm bảo tính khách quan công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

+ Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giảng dạy thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng cấp trường, huyện

+ Đẩy mạnh công tác tự học, tích cực soạn giáo án điện tử

+ Trong soạn giảng, chú ý hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh dễ tiếp cận với kiến thức mới

+ Tổ chức tốt việc học nhóm theo các kỹ thuật dạy học (dạy học nêu vấn đề, theo

dự án, trải nghiệm sáng tạo, ) để phát huy tính tích cực ở học sinh

+ Kịp thời khen ngợi, khuyến khích để động viên học sinh mạnh dạn tham gia bày

tỏ ý kiến trong quá trình học tập

-Tiến hành kiểm tra định kì để đảm bảo việc thực hiện chương trình đúng tiến độ

và điều chỉnh kịp thời các hiện tượng có khả năng vi phạm qui chế chuyên môn

+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo các loại hồ sơ theo quy định

+ Chú ý lồng ghép việc giáo dục đạo đức, thị hiếu thẫm mỹ, khả năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa; giáo dục bảo vệ môi trường và kĩ năng sống, ý thức chấp hành luật pháp cho học sinh trong quá trình giảng dạy

+ Đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy học: Dạy đúng, đủ số tiết/tuần

+ Kiểm tra đánh giá học sinh đúng theo quy chế chuyên môn và theo thông tư 58 BGD&ĐT ngày 12/12/2011

+ Tham gia công tác dạy phụ đạo học sinh yếu-kém đầy đủ

+ Tham gia viết và thảo luận chuyên đề nhiệt tình và đảm bảo có chất lượng

+ Thực hiện việc ra đề theo các chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo giảm tải chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành Đảm bảo các bài kiểm tra định kỳ phải có nhận xét của giáo viên

1.2 Đối với giáo viên chủ nhiệm

a Học lực

- Chỉ tiêu:

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức cho HS trao đổi về đổi mới phương pháp học tập

Trang 5

+ Thành lập nhóm học sinh cán sự theo bộ môn, đẩy mạnh các phong

trào “Đôi bạn học tập”.

+ Phổ biến kỹ quy chế thi cử, giao ước thi đua thực hiện các phong trào “Kì thi nghiêm túc”.

+ Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn để theo sát tình hình học tập của học sinh, kịp thời động viên khen thưởng các học sinh học tập tốt, có nhiều tiến bộ và nhắc nhở, bồi dưỡng các học sinh còn hạn chế trong học tập

b Hạnh kiểm:

- Chỉ tiêu:

HS

- Nhiệm vụ:

+ Quan tâm nhiệt tình tới việc học tập, nền nếp, vệ sinh, hoạt động của lớp + Luôn là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo

+ Thường xuyên trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời

+ Khen thưởng và kỉ luật kịp thời đối với học sinh

+ Thường xuyên trao đổi với BGH, giáo viên bộ môn để cùng giáo dục học sinh

+ Duy trì tốt và có hiệu quả các vấn đề nền nếp, vệ sinh lớp học

+ Thường xuyên kết hợp với nhà trường, phụ huynh học sinh để kiểm tra theo dõi, cùng giáo dục học sinh

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt Pháp luật, quy định

về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;

+ Luôn kính trọng người trên, thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu;

+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn;

+ Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên trong học tập; + Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục do nhà trường, đoàn thanh niên tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình và các hoạt động xã hội

2 Chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT:

Giáo viên chủ nhiệm

a Chỉ tiêu: Không có học sinh bị điểm 0

Lớp SL HS Điểm 3 môn >=5 Điểm chuẩn Ghi chú

b Nhiệm vụ:

- Bám sát kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ để thực hiện

Trang 6

- Có kế hoạch hoạt động cụ thể trong từng tuần, tháng.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi về đổi mới phương pháp học tập

- Quan tâm nhiệt tình tới việc học tập, nền nếp, vệ sinh, hoạt động của lớp

- Kịp thời khen ngợi, khuyến khích để động viên học sinh mạnh dạn tham gia bày

tỏ ý kiến trong quá trình học tập

- Thường xuyên kết hợp với nhà trường, phụ huynh học sinh để kiểm tra theo dõi, cùng giáo dục học sinh

3 Tham gia các kỳ thi và hội thi

a Chỉ tiêu:

- Tham gia hội thi GVDG cấp trường

- Tham gia bồi dưỡng HSG lớp 9 cấp trường và dự thi cấp huyện

- Tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp trường và dự thi cấp huyện

b Nhiệm vụ:

- Bám sát kế hoạch phân công của nhà trường, của tổ, cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, cụ thể để thực hiện nhiệm vụ

- Xây dựng tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi

- Tích cực nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

- Kịp thời khen ngợi, khuyến khích để động viên học sinh có thành tích

4 Công tác tự kiểm tra, đánh giá

a Chỉ tiêu: 100%

b Nhiệm vụ:Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, đánh giá.

5 Công tác dự giờ, thao giảng, hội giảng

a Chỉ tiêu:

- Dự đủ số tiết BGH quy định 8 tiết/năm học

- Thực hiện thao giảng cấp trường

- Thực hiện hội giảng cấp trường bộ môn lịch sử HKI

- Thực hiện hội giảng cấp huyện bộ môn lịch sử

b Nhiệm vụ:

- Thực hiện tốt, có hiệu quả các hoạt động dự giờ thăm lớp, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm góp phần tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động dạy và học trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Đảm bảo dự đủ, đúng số tiết theo quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT:

- Đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ ít nhất 04 tiết dạy/HK

- Tích cực tham gia các kì hội giảng với sự cố gắng và nỗ lực cao nhất

- Nghiêm túc đón nhận những ý kiến đóng góp ưu, khuyết điểm của giờ dạy từ đồng nghiệp trên tinh thần cầu tiến;

- Dự giờ để rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại được rút ra từ từng tiết dự giờ

- Thực hiện tốt giáo án điện tử ứng dụng phần mềm PowerPoint và bảng tương tác trong giảng dạy

6 Công tác tự bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh.

a Chỉ tiêu:

- Tự bồi dưỡng và kiểm tra

- Thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh đúng theo quy chế chuyên môn và theo thông tư 58 BGD&ĐT ngày 12/12/2011

Trang 7

- Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, công bằng, khách quan.

b Nhiệm vụ:

- Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên môn do phòng GD&ĐT tổ chức

- Không ngừng thường xuyên tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

- Thường xuyên học tập ở đồng nghiệp những kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho công tác

- Tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luôn có ý thức tự học, tự rèn qua các tài liệu tham khảo và các phương tiện thông tin đại chúng

- Trong nhà trường, bản thân luôn tích cực trong các hoạt động giao lưu, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ; học hỏi ở đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm và trau dồi kiến thức cho bản thân

- Tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học để ứng dụng CNTT trong dạy học có kết quả, thường xuyên tham khảo các nguồn tài liệu

- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực từ các tài liệu

- Nghiên cứu kĩ chuẩn KTKN, quy trình ra đề kiểm tra

7 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu-kém

a Chỉ tiêu: Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém theo kế

hoạch của nhà trường

- Học sinh giỏi: Đạt 02 giải khuyến khích cấp huyện

- Học sinh yếu - kém: < 5,0 %

b Nhiệm vụ:

- Bồi dưỡng học sinh giỏi:

+ Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu để nâng cao chất lượng giờ dạy, động viên học sinh phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng khả năng thực hành bài tập

+ Động viên, khuyến khích, phát huy tính say mê tìm tòi học hỏi và ước mơ đạt giải trong các kì thi học sinh Giỏi

+ Tích cực học hỏi, sưu tầm tài liệu, sách nâng cao để bồi dưỡng HS giỏi

+ Khi ôn tập cho học sinh các bài tập được phân loại theo chuyên đề giúp học sinh nắm chắc và sâu kiến thức

+ Thường xuyên sưu tầm các đề kiểm tra của những năm trước để tìm hiểu thêm một số dạng câu hỏi cần bổ sung cho học sinh

+ Sau mỗi chuyên đề có một bài kiểm tra để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp bổ sung phù hợp

+ Học sinh yếu - kém:

Chú ý các đối tượng học sinh yếu, có kế hoạch bồi dưỡng để các em nắm bắt kịp chương trình, động viên các em chủ động hơn trong học tập để có tiến bộ

8 Công tác kiêm nhiệm khác:

a Chỉ tiêu: Đạt Chi đoàn vững mạnh

b Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động Chi đoàn cụ thể cho năm học, học kì, tháng, tuần

và thực hiện đúng các kế hoạch đề ra Luôn thông tin đầy đủ kịp thời cho các đoàn viên trong Chi đoàn để thực hiện nhiệm vụ

- Tham mưa tốt với Chi bộ đoàn viên ưu tú đi học lớp cảm tình Đảng để xem xét kết nạp

Trang 8

- Tham mưu Chi bộ, nhà trường, kết hộp với Công đoàn phát động các phong trào thi đua học tập, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ trong năm học

9 Danh hiệu phấn đấu đạt được cuối năm

a Chỉ tiêu:

- Đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến"

- Đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở"

- Đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh"

b Nhiệm vụ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

V KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CỤ THỂ:

Trang 9

MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8

Cả năm: 37 tuần = 56 tiết Học kỳ I: 19 tuần = 38 tiết Học kỳ II: 18 tuần = 18 tiết

Trong đó, có 02 chủ đề, 02 chuyên đề:

1 Học kỳ I: gồm các chủ đề, chuyên đề:

- Chủ đề 1: Các Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

(Tiết 9-10, thuộc chương II , bài 6)

- Chuyên đề 1: Những cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI – XVIII (Tiết 1-5,

thuộc chương I , bài 1,2)

2 Học kỳ II gồm các chủ đề, chuyên đề:

- Chủ đề 2: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Tiết 39 đến 40,

Chương I, bài 24)

- Chuyên đề 2: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918

(Tiết 52 đến 54, Chương II, bài 30)

Tháng

Tuần PPCT Tiết Tên bài dạy/chủ đề Lớp Phương pháp Thiết bị

Chỉ tiêu

(tỉ lệ điểm kiểm tra HK≥5 của lớp dạy)

Trang 10

MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9

Cả năm: 37 tuần = 55 tiết Học kỳ I: 19 tuần = 19 tiết Học kỳ II: 18 tuần = 36 tiết

Trong đó, có 02 chủ đề, 02 chuyên đề:

1 Học kỳ I gồm các chủ đề, chuyên đề:

- Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu 1945 đến giữa những năm 70 TK XX

(Tiết 01 đến 02, thuộc chương I , bài 1)

- Chuyên đề 1: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

(Tiết 10 đến 12, thuộc chương I , bài 1,2)

2 Học kỳ II gồm các chủ đề, chuyên đề:

- Chủ đề 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (Tiết 21 đến 22, Chương II, bài

17,18)

- Chuyên đề 2: Việt Nam trong những năm 1930-1945 (Tiết 23 đến 25, Chương

II, bài 30)

Tháng

Tuần PPCT Tiết Tên bài dạy/chủ đề Lớp Phương pháp Thiết bị

Chỉ tiêu

(tỉ lệ điểm kiểm tra HK≥5 của lớp dạy)

Trên đây là Kế hoạch dạy học bộ môn lịch sử thuộc tổ Sử - Địa - Anh văn năm học 2018-2019 rất mong lãnh đạo xem xét phê duyệt./

Tân Thành A, ngày tháng 9 năm 2018

Ngày đăng: 21/12/2021, 15:43

w