1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY THÁI SƠN S.P

111 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

Lợi thế cạnh tranh của các công ty nước ngoài không chỉ nằm ở quy mô hay công nghệ hiện đại mà còn nằm ở cách thức tổ chức sản xuất. Họ quan tâm và xác định một cách rõ ràng về các chuỗi giá trị trong nhà máy, quy trình sản xuất được hoạch định, điều độ chính xác nhằm tối đa hóa nguồn lực sản xuất cũng như giảm thiểu các lãng phí không cần thiết. Trong khi đó, các nhà máy vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn sản xuất theo mô hình truyền thống, thiếu hoạch định. Cụ thể tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P, nhóm nhận thấy hệ thống sản xuất của công ty hiện nay chưa đạt hiệu quả, còn nhiều vấn đề tồn đọng như: nhiều đơn hàng còn bị trễ, năng suất nhà máy thấp dẫn đến thời gian sản xuất kéo dài, nhiều bán thành phẩm nằm trên chuyền,… làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà quản lý lại khá e ngại việc nghiên cứu phương pháp cải tiến, thay đổi hệ thống sản xuất thực tế bởi vì họ không thể dừng hệ thống để áp dụng thử các nghiên cứu. Thêm vào đó là họ không có nhiều thông tin để chắc chắn rằng việc cải tiến hay thay đổi dây chuyền sản xuất là phù hợp và hiệu quả. Vì thế việc thực hiện 2 mô phỏng hệ thống sản xuất đang dần được phát triển và phổ biến, vì những ưu thế về chi phí, tiện lợi và tính khả thi. Mô phỏng là một công cụ giúp đưa ra các tình huống giả định, các khả năng có thể xảy ra để đánh giá và lựa chọn được phương án tốt nhất. Kĩ thuật mô hình hóa là một công cụ hữu ích được áp dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích được các quy trình vận hành của hệ thống, xác định những điểm nghẽn, đánh giá độ mất cân bằng, thời gian, năng suất. Dữ liệu đó góp phần tạo thành cơ sở để phân tích hiện trạng của hệ thống, để từ đó đưa ra được những phương án thích hợp để cân bằng chuyền, cải thiện năng lực sản xuất của nhà xưởng để hệ thống vận hành ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bên trong lẫn bên ngoài. Trong các công cụ thực hiện mô phỏng thì ARENA là một công cụ rất mạnh để mô hình hóa, mô phỏng các vấn đề thường gặp phải. Mô phỏng bằng ARENA cũng rất thông dụng trong thực tế vì tính dễ dàng khi sử dụng và khả năng giải quyết các bài toán sản xuất. Từ những điều trên, nhóm đã chọn thực hiện đồ án tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P với phương thức áp dụng mô hình hóa – mô phỏng nhằm hỗ trợ công ty giải quyết các vấn đề nêu trên. 1.2. Mục tiêu đề tài Xây dựng thành công mô hình mô phỏng tại công ty nhằm cải tiến hệ thống sản xuất, giải quyết các vấn đề nêu ở trên, cụ thể là: - Giảm Cycle Time của các trạm để đáp ứng được Takt Time. - Giảm Lead Time. - Tăng năng suất của chuyền. - Tạo sự đồng bộ giữa các trạm, giúp dòng di chuyển được mượt hơn nhằm giảm bán thành phẩm nằm trên chuyền.

Ngày đăng: 29/11/2021, 04:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w