1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

34 625 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 99,31 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU3NỘI DUNG4Chương 1: Cơ sở lí thuyết về đạo đức kinh doanh41.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh41.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh51.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh61.4. Thực trạng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam10 1.4.1. Thực trạng10 1.4.2. Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam11Chương 2: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Vinamilk122.1. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk12 2.1.1. Lịch sử hình thành12 2.1.2. Lịch sử phát triển14 2.1.3. Triết lí kinh doanh của Vinamilk15 2.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk15 2.1.5. Giá trị cốt lõi152.2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cuả Vinamilk16 2.2.1. Đạo đức kinh doanh16 2.2.2. Trách nhiệm xã hội17Chương 3: Vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh của công ty Vinamilk.......273.1. Vụ việc “ Sữa tươi nguyên chất ” năm 2006.................................................303.2.“ Chương trình sữa học đường” năm 2018 2020 và vụ kiện giữa vinamilk và tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam..............................................................................33KẾT LUẬN..........................................................................................................34LỜI MỞ ĐẦUViệt nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư với các nước trên thế giới. Doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của doanh nghiệp có tác động to lớn đến sự phát triển của đất nước, giúp đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, từng bước phát triển thành một quốc gia giàu mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thử thách; phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Chính vì thế, đạo đức kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, cùng tồn tại, cùng song hành để phát triển lâu dài, bền vững. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, nắm vững và áp dụng tốt đạo đức kinh doanh vào doanh nghiệp. Từ đó lợi nhuận sẽ tăng bởi đạo đức doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay còn chưa thực sự hiểu rõ, nắm vững các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đề tài: “ Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã htại công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk ”.NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh1.1: Khái niệm đạo đức kinh doanhĐạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức bao gồm: độ lượng, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác. Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.Vấn đề đạo đức kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới đã được chú trọng, quan tâm từ rất lâu. Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh qua các thời kì lịch sử. Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một loại đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên, vì gắn với yếu tố kinh doanh, lợi nhuận nên đạo đức kinh doanh có những đặc thù riêng. Các nhà nghiên cứu như Phillip V. Lewis, Ferrels và John Fraedrich đã đưa ra nhiều quan điểm về vấn đề đạo đức kinh doanh. Giáo sư Phillip V.Lewis, sau khi đúc rút từ 185 định nghĩa khác nhau về đạo đức kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”.Đạo đức kinh doanh có rất nhiều khái niệm khác nhau nhưng nó được hiểu đơn giản là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Theo nghĩa rộng thì đó là tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: doanh nhân, khách hàng và các chủ thể khác có liên quan.Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành và không tách rời của đạo đức xã hội nói chung. Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái chung và cái riêng chứ không phải giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Đạo đức xã hội lúc nào cũng có những chuẩn mực tiêu biểu cho thời đại kinh tế – xã hội của mình. Nhưng khi chưa có kinh tế thị trường thì rõ ràng, chưa thể nói đến kinh doanh (nền kinh tế tự nhiên) nên cũng chưa có đạo đức kinh doanh. Chính sau này, ki hoạt động kinh doanh phát triển thì từ đó mới hình thành nên đạo đức kinh doanh và nó bổ sung những chuẩn mực và nội dung mới vào những chuẩn mực đạo đức xã hội đã có. Nhưng rõ ràng là, những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh lại chỉ được hình thành trong xã hội với những chuẩn mực đạo đức đã có. Như vậy, quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái riêng với cái chung chứ không phải là giữa cái bộ phận với cái toàn thể. Đạo đức kinh doanh ở mỗi nước khác nhau sẽ có những chuẩn mực khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển của bản thân đời sống xã hội ở nước đó. Chỉ khi doanh nghiệp tôn trọng những giá trị đạo đức của cộng đồng, tuân theo những chuẩn mực của xã hội, từ đó hình thành nên thương hiệu danh tiếng của mình, thì khi đó, việc kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đạt hiệu quả. Như vậy với tư cách là một dạng đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù cao vì gắn liền với các lợi ích kinh tế, đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh nhưng nó không tách rời nền tảng của nó là đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội.1.2: Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanhĐạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Chỉ khi nào được vận dụng thành thạo vào doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có thể phát triển lâu dài, bền vững, đem lại lòng tin cho khách hàng, người tiêu dùng. Để vận dụng tốt thì các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.1.2.1: Tính trung thựcTính trung thực phải được thể hiện trong mọi mặt của doanh nghiệp. Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế; không sản xuất, kinh doanh, buôn bán các mặt hàng quốc cấm, thực hiện các dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thục trong giao tiếp với đối tác (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mãi giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép các nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.1.2.2: Tôn trọng quyền con ngườiMỗi doanh nghiệp cần tôn trọng nguyền con người, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng, công tư phân minh cho người cộng sự và dưới quyền; đồng thời tạo cho khách hàng và đối tác sự tin tưởng, coi trọng. Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích đối thủ, cạnh tranh công bằng, minh bạch.1.2.3: Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hộiLợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Mỗi doanh nghiệp phải đặt lợi ích của khách hàng, lợi ích của xã hội lên hàng đầu, trở thành tôn chỉ của sự phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần gắn hiệu quả của mình với các trách nhiệm xã hội, các hoạt động cộng đồng. Có như vậy, doanh nghiệp mới phát triển bền vững, lớn mạnh, thu hút nhân tài, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, niềm tin cho đối tác và đặc biệt là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.1.2.4: Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệtThực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh.1.3: Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệpTrong một doanh nghiệp, lợi nhuận là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu người quản lý coi lợi nhuận là mục tiêu chính và duy nhất thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ bị đe dọa. Chính vì thế việc áp dụng đạo đức kinh doanh vào quản trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.1.3.1: Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanhĐạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực xã hội. Không một pháp luật nào dù hoàn thiện đến đâu đi chăng nữa không thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức lớn hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội,... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp đồng thời cũng là hành vi đạo đức: tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại,... khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh.1.3.2: Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng như các đối tác làm việc. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những công ty có uy tín, chất lượng hơn là những công ty làm ăn không rõ ràng cho dù chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm, dịch vụ công ty bạn có thể cũng chỉ ngang bằng so với các đối thủ khác trong cùng ngành.Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sẽ ưu tiên hợp tác, làm việc với các công ty có đạo đức kinh doanh. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tin rằng, đạo đức kinh doanh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp1.3.3: Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viênSự tận tâm của nhân viên xuất phát tưg việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiêp. Chính vì thế họ sẵn sàng hi sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Môi trường đạo đức tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên. Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức tốt, họ sẽ tận tâm hơn để đạt các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. Cam kết và sự tận tâm của nhân viên đối với chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của công ty nên một môi trường làm việc có đạo đức có tác động tích cực đến các điểm mấu chốt về tài chính vì chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, làm đẹp hình ảnh công ty, thu hút các khách hàng mới của công ty.1.3.4: Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàngMột doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh, tôn trọng khách hàng, đặt khách hàng làm tôn chỉ cho mọi mục tiêu, kế hoạch kinh doanh thì sẽ luôn đạt được sự hài lòng của khách hàng thân quen, thu hút khách hàng mới. Vấn đề làm hài lòng khách hàng còn thông qua việc đổi trả nhanh chóng khi xảy ra lỗi, thái độ của nhân viên,... Từ đó tạo sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp ngày càng phát triển, lớn mạnh.1.3.5: Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệpMột công ty có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên sẽ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn.Mặt khác, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đạo đức kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp thị trường có biến động thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư.1.3.6: Góp phần làm tăng uy tín, sự vững mạnh của thương hiệu quốc giaTại sao đạo đức kinh doanh lại ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia? Tại sao các nhà đầu tư lại có xu hướng đầu tư vào nền kinh tế của nước này thay vì nước khác? Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đó chính là đạo đức kinh doanh. Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại những lợi ích về xã hội, không có tham nhũng, … tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh.1.4: Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay1.4.1. Thực trạngViệt Nam mới chỉ bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới với Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lại xuất phát từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Văn hóa kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến nay dư luận chung trong xã hội vẫn cho là còn “bỏ ngỏ”. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ vi phạm luật pháp và đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực. Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, … như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tronag kinh doanh. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. Từ đó các doanh nghiệp VN phải nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.1.4.2. Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt NamXuất phát từ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong thực thi đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanhNâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với các vấn đề đạo đức kinh doanhĐẩy mạnh các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanhNâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, các hội và hiệp hội có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức kinh doanh như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng…)Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân thực thi tốt đạo đức kinh doanh đồng thời phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Chương 2: Đạo đức kinh doanh của công ty Vinamilk2.1: Giới thiệu về công ty VinamilkCông ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác: Vinamilk. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước, cụ thể như sau:•54,5% thị phần sữa trong nước,•40,6% thị phần sữa bột,•33,9% thị phần sữa chua uống;•84,5% thị phần sữa chua ăn•79,7% thị phần sữa đặcCác sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,… Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk), 1 văn đại diện tại Thái Lan.2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triểnGiai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam.Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003Vào tháng 31992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên con số 4. Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc. Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nayTháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM. Cũng trong năm đó, Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng. Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM . Thời điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của Công ty. Đến 2082006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu công ty.Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.2.1.2: Một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamlik:Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:Sữa nước với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty

Ngày đăng: 28/11/2021, 23:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w