1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: So sánh thi pháp nhân vật trong truyện ngắn về đề tài trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn

99 18 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 16,18 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu góp phần luận giải những yếu tố tương đồng và dị biệt về thi pháp nhân vật trong truyện ngắn viết về tri thức của Nam Cao và Lỗ Tấn, trên cơ sở ấy để thấy được những đóng góp quý giá và độc đáo của hai nhà văn khi viết về đề tài tri thức cho nền văn học hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc.

Trang 1

95.922332

S400S

3C QUOC GIA THÀNH PHÔ HỖ CHÍ MINH

RUGNG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

mm = —x

TRÀN ĐÌNH THÍCH

Se Raa aku

TRONG TRUYỆN NGÀN VỀ ĐỀ TÀI TRÍ THỨC CỦA NAM CAO & LÔ TẤN

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÀNH PHÔ HỖ CHÍ MINH 1998

Trang 2

895 9.92 339

Z ` $ 4005

ĐẠI HỌC QUOC GIA TP.HO CHi MINH

TRAN DINH THICH

| SO SANH THỊ PHÁP NHAN VAT

| TRONG TRUYEN NGAN VE DE TAL TRI THUG

CUA NAM CAO VA LO TAN

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: VAN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33

So

S

=

' x NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

5 Giáo sự LUƠNG DUY THỨ

THANE PHO HO CHE MINH

1998

Trang 3

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THANH DUOI SU HƯỚNG DAN KHOA HOC CUA

GIÁO SƯ LƯƠNG DUY THỨ

3 $ dc s s ắc Ác

HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN

1 Phó Giáo sự NGUYỄN LỘC 2 Phó Tiến sĩ HỖ SĨ HIỆP

3 Phó Tiến sĩ HUỲNH VĂN VÂN 4 Giáo su LƯƠNG DUY THỨ

Trang 4

MỤC LỤC của Nam Cao và Lỗ Tấn: Trang PHAN DAN NHAP 3 1 Ly do chon dé tai 3 _2 Lịch sử vấn dé 6 3, Mục đích yêu cau II 4 Pham vi dé tai ` II 5 Phương hướng và phương pháp nghiên cứu 12 6, Đóng góp của luận án 14

7 Kết cấu của luận án 15

PHAN NOI DUNG 16

Chương 1: HAI ĐỀ TÀI LỚN TRONG TRUYỆN NGẮN l6

CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

1 Dé tai néng dân trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn 16

2 Dễ tài trí thức trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn 22 Chương 2: SO SÁNH THỊ PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 33

VỀ ĐỂ TÀI TRÍ THỨC CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

1 Thi pháp và thi pháp nhân vật 33

1.1 Đôi điều về thi pháp 33

1.2 Thi pháp nhân vật là một bộ phận của thi pháp tác phẩm 34 1.3 Nhân vật trong tác phẩm văn chương 35

2 Thi pháp nhân vật trí thức 36

Trang 5

2.2 Các loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn

của Nam Cao và Lỗ Tần:

2.2.1 Dạng nhân vật "con người thừa”

2.2.2 Dạng nhân vật trí thúc là những "con người cô độc" tự mình "kéo kén" gói mình lại '

2.2.3 Dang nhân vật trí thức là những "»gưởi thao thức" trăn trỏ,

trần trọc giữa "đêm trưởng" của chế độ xã hội 2cm

2.2.4 Dang nhân vật “2"-"người kể chuyện trong truyện ngắn viết về trí thức của Lỗ Tấn và Nam Cao

2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương 3: NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ GIỐNG NHAU VÀ

KHÁC NHAU VỀ THỊ PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

CUA NAM CAO VẢ LỖ TẤN

1 Nguyên nhân của sự giống nhau

2 Nguyên nhân của sự khác nhau trong thi pháp truyện ngắn

về để tài trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn:

PHAN KET LUAN

Trang 7

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Những tư tưởng lớn thường gặp nhau tại một điểm, những bậc tải năng

cũng thưởng gặp nhau tại một điểm, mặc dù không hẹn trước Điều đó rất đúng

với trường hợp hai nhả văn hiện đại xuất sắc của Việt Nam và Trung Quốc là

` Á

Nam Cao và Lỗ Tấn

Từ lâu, hai nhà văn lớn nảy đã trỏ nên rất gần gũi, thân thiết với bạn đọc

Việt Nam và được mọi người trân trọng, yêu mến Các tác phẩm của hai ông trổ thành đối tượng nghiên cứu, học tập của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong nhà trường phổ thông cũng như cao dang va dai học

Trong chương trình môn Văn ở bậc phổ thông trước kia, cũng như trong sách giáo khoa môn văn cải cách và phân ban hiện nay, cả hai tác giả này đều có

vị trí rất xứng đáng Ở đại học, chuyên để về Nam Cao và Lỗ Tấn là những

chuyên để bắt buộc đối với chuyên ngành văn học Hai ông được học với tư cách là những tác gia văn học lớn Những tác phẩm như: ”1ão Hae", "Chi Phéo", "Doi

_ thửa”, "Dôi mắt" của Nam Cao và "Thuốc", "Cố lung", "ÁO chính truyện" của

Lỗ Tấn dã trổ nên rất quen thuộc đối với chúng ta, đã thực sự khắc sâu trong tâm

khẩm của biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên Tác phẩm của

bai nhà văn Lỗ Tấn và Nam Cao đã vượt lên trên lực cẩn của thởi gian và không gian tổn tại vĩnh cửu trong trái tim của những người mến mộ văn chương chân chính

Trang 8

chương trong lĩnh vực tư tưởng, tỉnh thần và đã dùng văn chương lànm vũ khí để

thức tỉnh quốc dân đồng bảo, cải tạo xã hội, cải tạo nhân sinh Cả hai nhà văn đều có biệt tài viết truyện ngắn Hầu hết truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn

đều tập trung vào hai mảng để tài là nông dân và trí thức Cả hai nhà văn đều sáng tác theo kiểu của chủ nghĩa hiện thực và cùng sử dụng phương thức điển

hình để xây dựng nhân vật

Trong tiến trình lịch sử văn học thế giới, ta đã từng thấy có sự giống nhau ở các tác phẩm của nhà văn nhà thơ thuộc quốc gia này với tác phẩm của nhà văn, nhà thơ thuộc quốc gia khác Hiện tượng này phân lớn do su "vay muon", su kế thửa, học tập lẫn nhau giữa các nhà văn, nhà thơ - trong mối quan hệ trực tiếp

Song không phải tất cả mọi sự giống nhau trong tác phẩm của họ đều do một

nguyên nhân ấy Cũng có những tác phẩm của nhà văn, nhà thơ nảy giống những

tác phẩm của nhà văn nhà thơ kia không bởi do quan hệ trực tiếp "vay mượn" kế

thửa mả là do quan hệ tương đồng

Khi nghiên cứu Nam Cao và Lỗ Tấn trên bình diện văn học so sánh, người

ta thưởng tập trung vào để tài nông dan Tiếp cận bằng nhiều phương pháp, họ đã tìm thấy những điểm tương đồng về nhiều mặt, tử chủ đề tư tưởng đến hình tượng

nhân vật và phương pháp sáng tác Hiện tượng đó gợi cho người đọc có cảm

giác khi đọc Nam Cao lại nhớ đến Lỗ Tấn và ngược lại khi đọc Lỗ Tấn lại nhó

đến Nam Cao Người ta tự hỏi: Có phải Nam Cao đã chịu ảnh hưởng trực tiếp tử Lỗ Tấn không? Nam Cao có vay mượn, mô phỏng Lỗ Tấn hay không? Những băn khoăn chính đáng như vậy sẽ theo duổi mãi chúng ta khi đến với để tai tri

Trang 9

Khảo sát những truyện ngắn viết về để tải trí thức của hai nhà văn Nam

Cao và Lỗ Tấn, chúng tôi thấy có nhiều điểm giống nhau về thi pháp nhân vật,

Sự giống nhau nảy là do quan hệ trực tiếp hay quan hệ tương đồng? Nếu là quan

hệ tương đồngthì bởi những nguyên nhân nào? Dây là vấn để nổi lên trong quá

trình nghiên cứu, giảng dạy Nam Cao và Lỗ Tấn mà làm cho người viết có nhiều _ suy tư trăn trổ

Nam Cao và Lỗ Tấn - hai nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam và Trung Quốc, hai trí thức yêu nước đều viết về trí thức rất tâm quyết, đều có yêu

cầu tự phê phán để phê phán rất cao và mỗi nhà văn đều có những khám phá sáng tạo độc đáo Dây là hiện tượng văn học có thể so sánh thú vị Việc so sánh nảy có ý nghĩa thiết thực bổ ích, giúp cho người đọc hiểu thêm tài năng, cống hiến to lớn

của hai tác giả cho nên văn học mỗi dân tộc (Việt Nam và Trung Quốc) cũng như

đối với văn học thế giới Từ đó giúp hiểu thêm bản chất, qui luật sáng tạo nghệ

thuật, giúp dạy và học tốt hơn văn chương của hai tác giả lớn, tăng thêm lỏng

kính yêu hai nhân cách lớn, quí trọng những tỉnh hoa nghệ thuật được chắt lọc từ

cuộc đởi và tâm quyết nghệ sĩ của họ Đông thời qua Nam Cao và Lỗ Tấn -

những sứ giả hỏa bình cửa hai dân tộc sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ láng giểng thân thuộc và tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung được mãi mãi xanh tươi,

đời đời bền vững

Vẫn biết đây là một dé tài khó, rất khó bởi phải luận giải "đuyên kỳ ngộ"

trong thi pháp truyện ngắn viết về để tài trí thúc của Nam Cao và Lỗ Tấn bằng lý

thuyết văn học so sánh, một lĩnh vực còn khá mới mẻ và phức tạp Song đây cũng

Trang 10

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi mạnh đạn “nhắy xưống nước tập

bơi" mong muốn tìm tỏi những điểm tương đồng và dị biệt về thì pháp nhân vật

trí thức trong để tài "so sánh thị pháp nhân vật trong truyện ngắn về dễ tài trí

thức của Nam Cao và Lễ Tấn"

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Nam Cao (1917 - 1951) và Lỗ Tấn (1881 - 1936) là hai nhà văn hiện thực xuất sắc đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện mạo của nên văn học hiện

đại Việt Nam và Trung Quốc Diều đó được thể hiện rất rõ nét trong tác phẩm

của hai nhà văn Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao cũng như truyện ngắn của Lỗ Tấn đều mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo độc đáo của hai ông Mặc dù

các lác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn ites sáng tác cách đây trên dưới nửa thế

kỷ, nhưng những "#úp bự?" của khoảng cách thời gian không thể nào phủ lên được

hay che lấp được Sức hấp dẫn của tác phẩm Nam Cao và tác phẩm Lỗ Tấn đã thực sự thu hút các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học Trong số các tác giả

văn chương hiện đại Việt Nam được nhiều người nghiên cứu thì sau tác gid Hd

Chí Minh phải kể đến tác giả Tố Hữu và Nam Cao Theo “Cuốn /hw mục do Ban

văn học hiện đại của Viện văn học biên soạn cho biết đã có tỏi trên 160 bài báo

vả sách viết về Nam Cao Hầu hết các nhà nghiên củu văn học hiện dại đã viết về 045.50

ông

2 , 4 5

Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là một trong những nhà văn nước ngoài được trân c Ộ E E g trong va yêu thích nhất Có thể nói chưa có một nhà văn nước ngoài nào được nghiên cứu nhiều và có hệ thống như Lỗ Tấn

Trang 11

Từ nhiều góc độ và cấp độc tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu văn học

ở Việt Nam đã khám phá và luận giải rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong tác

phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn

Nghiên cứu trên bình điện so sánh Nam Cao và Lỗ Tấn, nhiều nhà nghiên

cứu đã di sâu vào những vấn để cụ thể, chủ yếu tập trung vào mảng để tài người nông dân

Trong chuyên luận: "Nưm Cao - nhà văn hiện thực xác" (1961) Giáo sự

Hà Minh Dức đã đặt vấn để: Nam Cao có chịu ảnh hưởng của Lỗ Tấn khi viết Chí Phèo khơng? Ơng đã khẳng định: “K”i sáng tác Chí Phèo, Nam Cao không chịu một ảnh hưởng nào của "4O chính truyện" vì thời gian đó "4O chính truyện" chứa được địch và giỏi thiệu Ó Việt Nam cũng như bắn thân Nam Cao chua trực tiếp dọc được tác phẩm của Lỗ Tấn qua tiếng Trung Quốc"!85,,

Trong "Văn học Việt Nam 1930 - 1945" (Giáo trình Đại học Tổng hợp 1987) Giáo sư Phan Cự Đệ nói rõ: "Chi Phéo" duoc viết trước khi "AQ chinh truyện" dăng trên Thanh Nghị - 1943, "Đôi lúa xứng đổi" viết năm 1941 Nhữ thế nghĩa là Nam Cao chưa hễ dọc AQ chính truyện trước lúc viết "Chí Phẻo""

Trong cuốn "/ổ Tấn" (Tủ sách danh nhân văn hoá - 1977) Giáo sư Trương

Chính trình bày tỈ mÏ hơn

Năm 1942 Đăng Thái Mai mới học bạch thoại với một người Trung Quốc chạy loạn qua Hà Nội Và năm sau đó, năm 1943 trong tờ Thanh Nghị ông cho đăng bản dịch “4Q chính truyện" của Lỗ Tấn, và "4O chính truyện” được giới thiệu sau khi “Chí Phẻo” của Nam Cao ra đời Giáo sư Trương chính phân tích:

Trang 12

Lô Tấn mà thôi Chí Phẻo viết trước khi bản dịch "AO chính truyện” đăng báo

Thanh Nghị, có thể nói Nam Cao không hẻ biết văn học hiện đại Trung quốc có

mội nhân vật giống như nhân vật cia minh"? 1 ,

Tại Hội nghị khoa học về văn học so sánh do khoa Ngữ văn trường Dại học Su phạm Hà Nội I tổ chức, Phó Giáo sư Lưu Đức Trung đã trình bảy báo cáo khoa học về nhan đề "4Q chính truyện của Lỗ Tấn và Chí Phèo của Nam Cao" Trong báo cáo này, tác giả đã lần lượt so sánh, chi ra những chỗ giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trung tâm AQ và Chí Phèo trên ba phường diện: Chủ dé tư tưởng, hình tượng nhân vật và phương pháp sáng tác Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân có sự giống nhau và khác nhau trên ba phương diện đó Cuối củng Giáo sư đi đến kết luận: "Những hiện tụng giống nhau giữa hai tác phẩm "AO

chính truyện" và "Chí Phẻo" mà nhiều người hài ý đến quyết không phải do Nam Cao chịu ảnh hưởng hoặc có sự vay mượn tác phẩm của Lỗ Tấn và đây cũng

không phải là hiện tượng ngẫu nhiên hay cá biệt nào hiếm thấy Sự giống nhau giữa "Chí Phèo" và AQ chính truyện" cũng là một hiện tjng nấy sinh ra từ

MCD 67.2]

những qui luật nhất định

Gần đây, việc so sánh tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn dược tiến thêm

Trang 13

nông dân Trung Quốc thời cận đại, không những bị bẩn cùng hoá mà còn mang nặng căn bệnh cửa cả xã hội Trung Quốc thời bấy giờ: "Phép thẳng lợi tỉnh

than" AQ khong những là hình ảnh cách điệu của bọn quan lại Trung Quốc

thỏi cận đại mà còn thể hiện bản chất của đám trí thức con buôn vô sử Căn bệnh

phổ biến của trí thắc của tầng lúp trên lại làm nổi bật tính thâm căn cố đế trầm

trọng của nó Tác giả cho rằng tâm ý nghĩa ẩn trong AO chính truyện lún hơn

trong tác phẩm "Chí Phéo" P9201,

Ngoài ra trên bình diện văn học so sánh còn có một số luận án thạc sĩ như: "Những truyện ngắn vẻ người nông dân của Lô Tấn và Nam Cao" của Phạm Minh Thanh (Đại học Sư phạm Vinh), hoặc "7z biểu những diểm tưởng dồng và đị biệt về mặt thì pháp nhân vật phụ nữ trong truyện Lỗ Tấn và Nam Cao" của Tran L@é Hoa Thanh (Dai hoc Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM)

Diểm qua những tài liệu trên, cho thấy rằng: Việc so sánh tác phẩm của Nam Cao và tác phẩm cửa Lỗ Tấn đã dược nhiều người quan tâm nghiên cúu từ

lâu nhưng chỈ mới tập trung "cảy xới" về mảng để tài truyện ngắn viết về người

nông dân của hai ông Việc so sánh cũng chỉ mới chú ý đến ý nghĩa xã hội của hiện tượng nhân vật Khi lý giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau,

các tác giả thưởng tập trung chú ý đến những yếu tố khách quan như hoản cảnh

lịch sử xã hội, đối tượng phản ánh, cuộc đời nhà văn mà chưa thật sự di sâu vào cá tính sáng tạo, động cơ sáng tạo, cảm húng mãnh liệt nhất của nghệ sĩ, phong

cách nghệ thuật của tác giả

2, ~ ^ A

Ở mắng viết về để tài trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn đã được một số

£

Trang 14

người trí thức khá rõ nét bên cạnh "ác chán dưng" về người nông dân Trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao" (Giáo sự Phong Lê chủ biên) đã tập hợp được nhiễu bai viết có giá trị để cập đến những phương diện của thi pháp như thi pháp nhân vat,

'

thi pháp thởi gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Nam Cao

Đến với Lỗ Tấn vẫn là những "chuyên gia" quen thuộc như Giáo sư Trương, Chính trong lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn (1971), Giáo sư Lương Duy Thứ trong "Giáo trình văn học Trung Quốc" (1992) đã chú ý so sánh các hệ

thộng nhân vật trí thúc và nông dân Đặc biệt nghiên cứu truyện ngắn Lỗ Tấn từ

cách tiếp cận mởi mẻ của thi pháp, Giáo sư Lương Duy Thứ đã cho ra đời công trình: "Máu vấn đề thi pháp Lỗ Tấn" (1989) Với công trình này, giáo sư là người

đầu tiên khai mở hướng đi cho việc khám phá những giá trị đích thực trong tác

phẩm của Lỗ Tấn dưới ánh sáng của thi pháp học và gợi mỏ nhiều vấn đề trên

bình diện so sánh rất có giá trị

Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu của các loại công trình trên, các nhà nghiên

cứu chỉ đi sâu vào từng tác giả nên việc đối sánh toàn bộ mảng dé tải viết về trí

thúc cửa hai ông chưa được để cập và giải quyết Việc vận dụng những vấn đề lý

luận của văn học so sánh để: So sánh thi pháp nhân vật trong truyện ngắn về dễ tài trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn thì gần như con là một vấn để bỏ ngỏ

Luận văn nảy trên cơ sở tiếp thu thành tựu của các bậc thầy di trước, ngudi viết cố gắng đi tìm những điểm tương đồng và di biệt trong thi pháp nhân vật trí

thúc cửa hai danh thủ truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn

Trang 15

3 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Với đề này, luận án nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Góp phần luận giải những yếu tố tương đồng và dị biệt về thi pháp nhân

vật trong truyện ngắn viết về trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn Dây cũng là một trong những vấn để mang ý nghĩa phương pháp luận để hiểu và thẩm định đúng

giá trị truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn

- Trên cơ sở ấy để thấy được những đóng góp quí giá và độẻ đáo của hai

nhà văn khi viết về để tài trí thức cho nên văn học hiện đại của Việt Nam và

Trung Quốc

- Từ đó góp phần tìm hiểu nét độc đáo trong phong cách của Nam Cao và

Lỗ Tấn khi viết về đê tai trí thúc

4 PHẠM VI ĐỀ TÀI:

Văn nghiệp của hai nhả văn Nam Cao (Việt Nam), và Lỗ Tấn (Trung Quốc)

là rất lớn Hai nhà văn viết nhiều thể loại, thế giới nghệ thuật của hai ông quả vô cùng phong phú, da dạng và hấp dẫn Đây cũng chính là dấu hiệu của những tác

phẩm bất hủ Tác phẩm cửa Nam Cao và tác phẩm của Lỗ Tấn đã và đang gợi ra rất nhiều vấn để cho giới nghiên cứu văn học ở để fầi này chúng tôi chỉ xin tự

giới hạn trong việc So sánh sánh thỉ pháp nhân vật trong truyện ngắn viết về để tài trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn Tuy nhiên để làm rõ thêm bức chân dung của người trí thức, trong quá trình triển khai để tài chúng tôi có để cập đến một số khía cạnh liên quan đến tạp văn Lỗ Tấn và tiểu thuyết Nam Cao Bởi xét thấy các phan đó có mối liên hệ đến quan điểm sáng tác, tư tưởng nghệ thuật nên có tác

Trang 16

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các văn bản sau đây của hai nhà văn:

* Nam Cao:

- "Nam Cao tác phẩm" (Tập I - NXB Văn học Hà nội - 1976, Tập II - NXB [ Văn học Hà nội - 1978) Hà Minh Đức sưu tâm, tuyển chọn và giới thiệu

- Tuyển tập Nam Cao (Tap I - NXB Van học Hà nội - 1987, Phong Lê sưu

tầm tuyển chọn và giới thiệu) š

* Lỗ Tấn:

- Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn (NXB Văn học, Hà nội - 1971) Đó là các

truyện ngắn dich ttt tap "Gao thét" (1923), "Bang Hoang" (1926), "Chuvén cit

viét lai" (1922-1935) va mét số tạp văn của Lỗ Tấn Tất cả đều do Trương Chính

dịch

5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:

§Š.1 Phương hướng nghiên cứu:

- Tập hợp tư liệu Bao gồm tất cả những tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn

Trang 17

- Tổng hợp vấn dé, dé xuất ý kiến

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Nhiệm vụ của luận án là so sánh thi pháp nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, để phục vụ cho mục dích trên, ngoải việc vận dụng phương pháp luận Mác xít trong nghiên cúu văn học nói chung, chúng tôi cần sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây:

5.2.1 Phương pháp so sánh loại hình: ˆ

Đề tài luận án thuộc văn học so sánh 6 đây là so sánh thi pháp nhân vật trí thức của hai nhà văn cho nên nhất thiết phải vận dụng những vấn để lý luận văn học so sánh để dùng phương pháp so sánh loại hình trong việc triển khai đề tài Phương pháp so sánh loại hình được sử dụng như là phương pháp chủ yếu

5.2.2 Phương pháp lịch sử - xã hội:

Văn chương là lĩnh vực đặc thủ, song nó cũng là một hiện tượng lịch sử xã hội nhân văn, là "con để" của lịch sử xã hội Vì vậy phải thấy được mối quan hệ

gắn bó giữa văn chương và hoàn cảnh lịch sử xã hội Trong nghiên cúu phải đặt

các hiện tượng văn chương (giai doạn, trào lưu, tác giả, tác phẩm, sự kiện văn chương ) vào thời điểm hiện tượng văn chương đó ra đởi và phát triển Có như

vậy mới bảo đảm được tính khách quan khoa học

5.2.3 Phương pháp hệ thống:

Phương pháp hệ thống giúp cho việc tiếp cận chân lý nghệ thuật được thuận lợi Hệ thống hóa những đặc điểm về mặt thi pháp của hình tượng người trí thúc

trong tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn Thống kê so sánh, đối chiếu những yếu

Trang 18

đồng hay dị biệt trong thi pháp truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao và Lỗ Tấn 5.2.4 Phương pháp phân tích - tổng hợp:

Phân tích - tổng hợp là những phương pháp không thể thiếu đối với mọi công trình khoa học Trên cơ sở của những tư liệu đã được thống kê, phân loại chúng tôi tập trung xoáy sâu vào những tiêu điểm cân thiết có tác dụng hình thành thỉ pháp nhân vật theo những nguyên tï€ nghệ thuật nhất định Tử đó rút ra

được những kết luận đúng dan

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:

Với phạm vỉ của để tài và trong khuôn khổ của một luận án cao học, chúng tôi cố gắng để mong có được những đóng góp nhỏ sau đây:

- Luận án vận dụng lý thuyết văn học so sánh để so sánh về thi pháp nhân

Vật trong truyện ngắn viết về để tài trí thúc của hai nhà văn lớn là Nam Cao va

Lỗ Tấn

~ Trên cơ sở đó, luận án góp phân xác lập những sáng tạo riêng biệt độc dao

của mỗi nhà văn và lý giải tính biện chúng trong sự tương đồng và dị biệt về thỉ

pháp cũng như cá tính sáng tạo trong xây dựng nhân vật trí thức của hai nhà văn lể đánh giá đúng vị trí và đóng góp to lớn của Nam Cao và Lỗ Tấn ở mảng để tài

iết về người trí thức

- Luận án hoàn thành cỏn góp phần nâng cao chất lượng các bài giảng về

Trang 19

-T.KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, phần nội dung của luận án có 3 _ cương:

Chương 1: HAI ĐỀ TÀI LỚN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM

CAO VẢ LỖ TẤN

Chương 2: SO SÁNH THỊ PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

VỀ ĐỀ TÀI TRÍ THỨC CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

Chương 3: NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC

NHAU VỀ TH PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

NGAN CUA NAM CAO VA LO TAN

Trang 20

NỘI DUNG

Trang 21

CHUONG 1:

HAI ĐỀ TÀI LỚN TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

Sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn đều được tập trung vào hai để tãi lớn là trí thức và nông dân Trên cả hai để tài này, hai nhà văn đều đạt được những thành

tựu xuất sắc Tuy Nam Cao và Lỗ Tấn không phải là nông dân, nhưng khi viết về

nông dân, cả hai ông đểu xây dựng được những tính cách điển hình mà cho đến nay chưa hể một nhà văn nào có thể vượt qua Đó là nhân vật Chí Phèo trong truyén "Chi Phéo" cia Nam Cao và nhân vật AQ trong "4Ó chính truyện” của

Lỗ Tấn Diều này chúng tổ Nam Cao và Lễ Tấn đã a vượi mình

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là trí thức, nên khi viết về trí thức, hai ông là n„gưởi trong cuộc Vĩ vậy, hai ông đều có lợi thế trong việc khai thác để tài nảy trước

khi trình bày vể` để tải trí thức trong tác phẩm của hai ông, thiết nghĩ cũng cần

nói qua về để tải nông dân trong mdi tong quan v6i đề tài trí thức

1 ĐỀ TÀI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ

LO TAN:

Nông thôn và đời sống cửa người nông dân là một trong những để tài phong _ phú cửa văn học nhiều nước trên thế giới Đặc biệt là ở những nước nông nghiệp "đặc sếi" như Trung Quốc và Việt Nam hôi ấy thì đó là mảnh đất màu mỡ để cho

những cây bút hiện thực xuất sắc như Lỗ Tấn và Nam Cao cày xới và họ đã thu

lược những thành công to lớn

Dưới chế độ phong kiến, ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, hình ảnh người “nông dân không được phản ánh trung thực trong văn học chính thống Văn học

Trang 22

chính thống thường lấy dé tai trong cuộc sống phong lưu nhàn tản của giai cấp

quí tộc và loại trừ chủ để nông dân vì nông dân là giai cấp bị trị Chủ để về nông

dân bị loại trừ không chỉ vì cuộc sống "bửn lầy móc dọng" của nông dân sẽ làm giảm tính chất "/hanh cao” cửa văn chương quí tộc mà chủ yếu là vì đề cập đến vấn để nông dân tức là gián tiếp hay trực tiếp khơi dậy cái mâu thuẫn giai cấp

gay gắt giữa bọn phong kiến thống trị với nông dân Đó là điều mà giai cấp thống

trị không muốn hay nói đúng hơn là không dám, sợ đụng phải cái ngòi nổ dữ dội ấy thì ngai vàng của mình cũng sẽ bị tung hê

ts Đến thời đại Lỗ Tấn và Nam Cao, xã hội Trung Quốc nửa phong kiến nửa = thuộc địa cũng như xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến dang ở vào thdi ky

Bằng cẩm quan hiện thực sắc bén, Lô Tấn và Nam Cao đều nhận thấu nông ` dân là một trong những lực lượng chú yếu của cuộc cách mạng đân chủ mới SỈ: nhưng họ cũng là những người phải chịu nhiều nỗi bắt hạnh, nghèo khổ nhất

Vấn để nông dân đã được Lỗ Tấn chú ý quan tâm và ông đã dành cho họ “al ding trang viét tran trong, mén yéu đây xúc động Tuy xuất thân trong một gia

E định đại sĩ phu nhưng đã vảo thời kỳ sa sút, tuổi thơ của Lỗ Tấn đã gắn bó, gần ? gli với cuộc sống lam lũ vất vả của những người nông dân ở làng quê cho nên

ông rất am hiểu về họ Họ là những con người thật đáng thương, đáng quí Họ nghèo khổ, lạc hậu, u mê hèn nhát vì bị áp búc đầu độc quá nặng nễ nhưng lại giàu có về mặt tình cảm, có lỏng căm thủ, sẵn sảng làm cách mạng nếu được thức

Trang 23

Cũng như Lỗ Tấn, Nam Cao quan tâm sâu sắc đến cuộc sống và số phận bi

đát của người nông dân Những trang viết của ông thấm đẫm nước mắt cửa tấm

lòng nhân đạo sâu sắc

Nông thôn Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến luôn triển miên trong

_ đói nghèo tăm tối Họ bị đàn áp khốc liệt và bóc lột đến tận xương tủy, người

nông dân phải rời bỏ làng quê đi lang thang kiếm ăn, làm phu đồn điển, phu mỏ,

để rồi có người trổ về thành những kẻ lưu manh, côn đổ Nạn đói khủng khiếp lan tran cướp đi sinh mạng hàng triệu con người Các tệ nạn xã hội như trộm cudp, cd

bạc, nạn ức hiếp dân lành diễn ra hàng ngày Tất cả đều đổ ụp lên dâu người

"nông dân khốn khổ Họ như con sâu cái kiến quần quại trong chảo nóng Họ là

những người nghèo khổ nhất, bất hạnh nhất thuộc lóp người dưới đáy xã hội Đó là những Nhuận Thổ, Thím Tường Lâm, Chú AQ, cu Don, Vương râu Xổm, Vú Ngỏ, cô Ái, chị Hai Thiển trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Thế giới nhân vật của Nam Cao đông đảo hơn, nhiều kiểu người, nhiều

cảnh ngộ, nhiều số phận hơn nhưng cũng đều là những nạn nhân thê thẩm của xã hội, tàn ác bất công Họ củng chung số phận với những nhân vật của Lỗ Tấn Dù là AQ, Nhuận Thổ, Thím Tường Lâm hay Chí Phèo, Lão Hạc, dì Hảo Nhưng họ

_ đều có chung nỗi đau đón cả thể xác lẫn tâm hồn để rồi mỗi người một kiểu đi đến cái chết bi thẩm, thương tâm

Trong thế gidi nhân vật của hai ông, phụ nữ và trẻ em dược dành nhiều tình

thương nhất vì họ bất hạnh nhất dáng thưởng nhất

Họ không những chịu chung số phận khổ đau như mọi người khác trong xã

hội, họ còn bị những ông chổng, ông bố vũ phu, vô liêm sỉ, vô trách nhiệm, bị

những lối sống phép tắc xã hội vô lý chà đạp, hành hạ Họ là những kẻ chân yếu,

Trang 24

_ tay mềm, bất lực, phải cam chịu nhẫn nhục

Những nhà nhân đạo lớn đều đặc biệt quan tâm đến vấn dé số phận của

người phụ nữ và quyển trẻ em

Lễ Tấn và Nam Cao đêu phản ánh một cách chân thực thực trạng cuộc ng Ó nông thôn và quá trình bảẳn cùng hóa của người nông dân trong xã hội đó

Nông thôn Trung Quốc vô cùng lạc hậu, trì trệ, khép kín, thế lực của bọn chủ phong kiến rất to lớn, nắm uy quyển truyệt đối Trật tự tôn pháp rất m ngặt Bộ máy thống trị rất nặng nể, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, cổ hủ n dong, đâu độc, nô dịch con người hàng nghìn năm làm cho họ tê liệt, mê

¡ đến thảm hại Đới khổ cùng dường nhiều người bị đờ đẫn ngu ngơ như

lận Thổ, Tưởng Lâm, Tư Thiển, có người bị sa vào tội lỗi, bị tù tội, chết oan nhu AQ

¡ quát xã hội phong kiến Trung Quốc là xã hội "ăn /jt người" Đó là hiện xã hội tàn ác mà ngòi bút hiện thực của Lỗ Tấn đã khám phá, phanh phui

iện và miêu tả rất thành công

_Xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 thật vô cùng đen tối, ẩm dạm Cả xã

Trang 25

bà Quản Thích, cô Nhu, cô Dẫn, cô Ninh, anh Phúc, ông Lang Rận Ghê sợ hơn

là biết bao người bị xã hội tàn ác dé cướp đi cả khuôn mặt và linh hồn như Chí

Phèo, Binh Chúc, Năm Thọ, Trương Rự, Đức, Cu Lộ

2 Tác phẩm của Lô Tấn và Nam Cao đã phản ánh được mâu thuẫn giai cấp gay gất giữa phong kiến địa chủ với nông dân, mâu thuấẫn giữa bản chất, chế độ

thực dân phong kiến với nhân dân nói chung, người nông đân nói riêng

Bộ mặt thật của xã hội nông thôn Trung Quốc và Việt Nam đã được Lỗ Tấn

và Nam Cao phơi bảy rõ nét Xã hội đó tổn tại hai giai cấp đối kháng là địa chủ

Feng kiến và nông dân Bọn địa chủ như nhà họ Triệu, họ Tiền có trong tay bộ máy thống trị tàn bạo, có luật pháp vô nhân đạo, có lễ giáo phong kiến như cái

đối với người nông dân Chúng reo vui trên bữa "ểỞ@c fhj/ người” Người

ng dân ngắc ngoải như “cơn sâu xanh bị con ong eo lưng châm vào huyệt thân

%

inh"?! nhu “chết ngạt dân trong ngôi nhà bằng sắt không có của số"19*?I Bồi

vậy họ căm thủ và có lúc đã phản kháng quyết liệt Mặc dủ không hiểu gì về cách

Xã hội nông thôn Việt Nam qua tác phẩm của Nam Cao, bộc lộ mâu thuẫn

gắt giữa nông dân và địa chủ cường hào

Trang 26

Nam Cao không miêu tả không khí sôi sục của những ngày thúc sưu, thúc

thuế với cảnh "sản đình máu chấy, dường thôn lính đẩy", không miêu tả cái cảnh

hàng ngàn người dân chết ngập vì nạn vỡ đê như trong tác phẩm cửa các nhà văn hiện thực đi trước Ông chỉ miêu tả những mẫu đời, những cảnh ngộ xót xa,

tli cực ở quê ông, cái làng Đại Hồng mà ơng gắn bó gần như suốt đời Những ; mẫu đời đó hợp lại vẫn cho ta một bức tranh sinh động, chân thực, đây đủ về

nông thôn Việt Nam Nông thôn Việt Nam dưới ngòi bút Nam Cao bể ngoải có

vẻ bình lăng, không đến mức bão táp như nông thôn của Ngô Tất Tổ hay Nguyễn

_ Công Hoan nhưng bên trong vẫn sục sôi một không khí quẫn bức ngột ngạt Nơi đó tập trung mọi ngang trái, bất công của xã hội Nơi đó người dân sống cuộc dời tối tăm khổ cực nhất Nơi đó bọn quan lại địa chủ, cường hào, chức dịch ngang

"nhiên hoành hành, nơi đó là mảnh đất tốt để cho chúng nó thi thố những "đi

năng" dục khóet, bóp nặn, những nhiễu, ức hiếp người dân lành vô tội Bao trùm

lên nơi đó là cuộc sống tối tắm mù xám của người dân lương thiện Và nơi dó cũng là nơi cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt, quyết liệt nhất Cũng như Lỗ

“Tấn, Nam Cao có cái nhìn sắc sảo trên bình diện xung đột giai cấp, ông đã vạch

rõ mâu thuẫn cơ bản ở nông thôn là mâu thuẫn giữa bọn địa chủ cưởng hào ác bá

ói nông dân lao động bị áp bức Ông hiểu sâu sắc bản chất xấu xa tàn ác nham

iểm của giai cấp phong kiến địa chủ, ông đã vạch trần những tội ác của chúng Những Bá Kiến, Lý Cường, Lý Nhưng Những cánh Dội Tảo, bát Tùng, Tư Đạm,

ng bà Cựu Đẩu, bà Phó Thụ, mụ Chánh Liễu, ông Cựu Túy Tất cả bọn

ting déu là bọn sâu mọt, là lũ cáo giả, là kẻ thủ của nông dân Sự áp bức bóc lột

ìn lệ của chúng là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây ra bao thẩm họa dau khổ o người nông dân đẩy họ tới bước đường cùng và tất yếu sẽ đẻ ra những Chí

Trang 27

Phèo, Binh Chức, Năm Thọ, Trạch Văn Doành có tính chất dự báo cho sự bùng nổ quyết liệt

Bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, Lỗ Tấn và Nam Cao đã dựng

_ lên được bức tranh chân thực về xã hội nông thôn thời kỳ lịch sử đen tối nhất cửa

‘hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam Tư tưởng tác phẩm trong sáng của hai ông

đã có sự gặp gõ ở chỗ:

Hai ông đêu nhận thúc được nông dân là những người lao động chân chính,

bẵn chất cla họ vô củng tốt đẹp Họ là những người lương thiện, chịu thương,

au khó, cần củ, có ý thức về quyển sống và nhân phẩm, có khát vọng tình yêu

và hạnh phúc Họ đáng được sống cuộc đởi ấm no và hạnh phúc, đáng được hưởng một số phận tốt dep Nhung thực tại họ dang sống một cuộc đời nghẻo khổ

cực, dang phải chịu đựng nỗi bất công vô lí, số phận của họ vô củng bỉ thảm

Cuộc đời của họ là những tấn bỉ kịch lớn

Đứng vững trên lập trưởng của một nhà văn hiện thực nhân đạo sâu sắc, Lỗ Tấn và Nam Cao đã đứng hẳn về phía nhân dân lao động Hai ông đã bày tổ lỏng

thương yêu, thông cảm, chia sẻ sấu sắc với những nổi khổ đau của người nông

ân Căm thủ sâu sắc cái chế độ xã hội den tối, bất công tàn ác, xóa bỏ nó đi để

_ không còn cảnh oan trái hận thù Hai ông đều hướng tới một lý tưởng xã hội tốt

đẹp Mặc dù xã hội đó cụ thể thế nào và thực hiện nó bằng cách nào thì lúcbấy giờ hai ông chưa hình dung được

2 ĐỀ TÀI TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ

LỖ TẤN:

Trí thức được xem như là tầng lớp rất nhạy bén với thời cuộc Trong cơn

biến động của xã hội, họ có vai trỏ nhất định trên vũ đải lịch sử Họ là động lực

Trang 28

quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên Tuy nhiên họ cũng là tang lóp chứa đựng không ít những mâu thuẫn tư tưởng phức tạp Họ thưởng nặng về chủ nghĩa cá nhân, sống tách rời quần chúng, dễ trở nên cô độc Trong con người quân tử ấy

vẫn có chất tiểu nhân Song họ vẫn là tối tượng được xã hội trân trọng, là để tải được nhiều nhà văn của nhiều nước ở mọi thởi đại quan tâm

Thật là thú vị, Lỗ Tấn và Nam Cao không chỈ “gặp nhau" 6 mang dé tai nông dân mà họ cỏn “gặp nhau" cả ở mang để tải trí thức Ở mảng đề tài này cả

hai ông đều rất tâm huyết, viết với cả tâm lực của mình và đã thu được thành tựu

to lớn

Viết về người trí thức là viết về giới mình, viết về cả chính mình, viết với

tỉnh thần tự phê phán để phê phán rất nghiêm túc cho nên những thiên truyện của các ông đã "qc, khắc" được bức chân dung về người trí thức một cách cụ thể,

chân thực, sống động đây sức hấp dẫn, nó đã chinh phục được trái tìm của bao

thế hệ người Trung Quốc và Việt Nam

Lỗ Tấn da dành 16/33 truyện để viết về người trí thức Chiếm 48,5% tỷ lệ

sang the truyện ngắn (chưa kể hàng loạt những bài tạp văn, nhật ky để cập đến hình ảnh người trí thức) Nam Cao cũng xấp xỈ với 20/58 truyện viết vé người trí thức Chiếm 34,5% tỷ lệ sáng tác truyện ngắn của mình (chưa kể một số truyện

dai, tiểu thuyết, và tập "nhật ký ở rừng" mà tác giả có dé cập đến hình ảnh người

trí thúc) Con số ấy chưa nói được gì về chất lượng mà chỉ cho ta một thông báo

đơn thuần về số lượng, một tỈ lệ : : % mà có lễ không một nhà nghiên cứu khoa

học nghiêm túc nào có thể bỏ qua hoặc thờ ơ

Khác với một số nhà văn đương thời, Lỗ Tấn cũng như Nam Cao viết về

thúc không phải để nói lên những nổi vui buồn hờn dân, những tình cảm riêng

Trang 29

tư hay để ngợi ca cuộc sống tự do, tự tại, thi vị hóa tâm hồn con người tiểu tư sản

trên những nét tiêu cực bỉ lụy hoặc lý tưởng hóa cuộc đời khiến cho những cảnh sống tâm thường cũng trở nên chứa chan thi vị mà ở Lỗ Tấn viết về trí thức là \ cốt để tìm xem trong họ có những tiểm năng gì, họ có thể tham gia cách mạng

được chừng nào để buộc họ phải đúng vào dàn đồng ca của quần chúng cách

_ mạng Còn Nam Cao thì phản ánh quá trình bị bẩn củng hóa của người trí thức

nghèo, họ đang bị đẩy vào con đường bế tắc cùng quẫn, đồng thời để cao bản

chất lành mạnh, trong sạch, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình người cao

ở họ Có nghĩa là trong cái "phẩn con", tác giả cố gắng tìm thấy cái phan

Lỗ Tấn với động cơ tìm hiểu lực lượng xã hội, tìm kiếm lực lượng tiên

ong, ông đã đặt trí thức trong bối cảnh cuộc đấu tranh xã hội để miêu tả Ông

m xét, suy nghĩ rất nhiều về thái độ của tầng lớp trí thức thông minh chính đấy nhưng nhận thức của họ đối với hiện thực chưa rõ ràng, họ lại nặng dầu

io thủ, hay dao động ngả nghiêng, thiếu dũng khí đấu tranh cho nên kết

họ cũng chẳng làm nên được tích sự gì

Với tâm huyết của một nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn đã tìm đến họ, thức

¡nh họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường di tới tương lai không ngân ngại đấu tranh, phê phán với những thói hư tật xấu của họ Ông lượt cho chúng ta thấy được nhiều hình tượng trí thức" Sống thửa" và "Lạc qua đó chỉ ra nguyên nhân xã hội và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong ¡ kịch của cuộc đời họ

Dưới mắt của nhà văn hiện thực Lỗ Tấn, trí thức được chia ra nhiều loại

loại trí thắc cổ hủ lạc hậu như Khổng At Ký Ông ta là một đổ nho bị nền

Trang 30

giáo dục phong kiến đầu độc Suốt đời ôm mộng công danh phú quí Giác mộng

_không thành đo đốt nát nhưng vẫn không tỉnh ngộ đã biến thành con mọt sách “cửa thánh hiển Thời đại đổi thay mà ông vẫn không chịu thay đổi bởi sự lạc hậu,

tinh chat bao thủ quá nặng nề làm cho ông trở nên gàn đở, lac long bị xã hội bỏ _rơi Lỗ Tấn “thương vì họ bát hạnh, giận vì họ u mê" Có loại trí thúc cầu an thủ

phận như Phương Huyền Xước trong "Tế! đoan ngọ", việc phải việc trái gì ông _cũng biết, cũng bất bình như ai nhưng đấu tranh thì so vai rụt cổ cầu an thủ phận Ông ta không có dũng khí đấu tranh chống lại xã hội xấu xa đó Ông ta muốn

( 1g yên thân nên đã tìm cho mình một thứ triết lý rất tiêu cực làm nguồn an ủi, triết lý của kẻ vô tâm không phân biệt phải trái Đó là câu: "cững một chín

( miòi như nhau cả": Ông ta cũng là người bất bình với xã hội cũ, bực dọc với ng chuyện chướng tai gai mắt nhưng không dám đấu tranh chi vì quá nghĩ

á nhân mình, không nghĩ đến quyển lợi tập thể cuối cùng không tin tưởng gì 1, đâm ra tiêu cực đổi bại Theo Lỗ Tấn thì kẻ thủ có khi không đáng sợ bằng

hạng người này Trong tình huống ngang ngửa nào dấy chính hạng người này

n cho kể địch mạnh lên và thắng thế Có loại phẩn động về tư tưởng, đổi bại

dao đúc như Tứ Minh trong "Miếng xả phỏng", Cao Cán Đình trong "Cao Phu

đây là bọn dạo đức giả mà Lỗ Tấn vô cùng căm ghét Ông đã đả kích kịch

'phải làm cho cái đuôi ngựa lỏi ra khỏi tâm địa kỳ lân"

Có loại trí thúc "cách mạng nữa với" Đó là loại trì thức mới xuất hiện sau mạng Tân Hợi như Lã Vi Phủ (trên quán rượu), Ngụy Liên Thủ (Người cô ít nhiều tiếp thu tư tưởng dân chủ của cách mạng tư sản, đã từng đứng lên ig phong, kiến, kêu gọi cải cách xã hội nhưng do thiếu thực tế mà thửa chủ lại hay hoang mang dao động nên rốt cuộc bị đỗ vỡ thất bại thậm chí đầu Ho đã quay lưng lại với cuộc đởi và với chính mình 7 mình “kéo kén gói

Trang 31

mình lại" Lỗ Tấn xót xa cho họ, nghiêm khắc phê phán nhược điểm xa rởi thực tế, thoát li quân chúng sống cô độc của họ Đó là căn bệnh của một bộ phận trí

thức mà ông kịch liệt lên án

Có loại trí thíc "tân thời" như Tử Quân và Quyên Sinh trong "Tiéc thuong những gì đã mất" Họ quan tâm đến vấn đề "giải phóng cá tính" và hôn nhân tự

do và họ đã đấu tranh dũng cảm để thực hiện lý tưởng của mình Song lý tưởng của họ chỈ xuất phát tử lợi ích cá nhân mả quên di lý tưởng xã hội Họ chưa có

lâm nhìn rộng lớn, bởi chưa thấy dược sự chà phối, đều hành của xã hội đối với

cá nhân Vì vậy mà sau khi lượn mội vòng họ lại trổ về vị trí cũ

Bằng hình tương nghệ thuật, Lỗ Tấn đã chí ra cho họ thấy một điều rất có

ý nghĩa là: vấn để giải phóng cá tính, hôn nhân tự do không thể tách rời vấn dé

giải phóng xã hội được

Có loại trí thúc giác ngộ, có nhiệt tình vái cách mạng, sẵn sảng hỉ sinh cho cách mạng Có người là bạn thân với Lỗ Tấn như Đảo Hoán Khanh, Tử Tích Lân, Thu Cận, Trâu Dung, Thượng Thái Viêm mà ông đã gặp hồi ở Đông kinh Trong tiểu thuyết của mình, ông đã lấy nhiều mẩu chuyện của họ xây dựng thành nhân vật chính điện như "gi điền" trong “Nhật ký người điện" và "cây trường mình dăng", như Hạ Du trong "7hưốc" Họ là những người tiên phong của thời

đại, song vì chưa có phương châm, đường lối đúng nên cuối củng đều thất bại

Họ là những người thật đáng kính, đáng yêu

Qua truyện ngắn Lỗ Tấn, chúng ta còn thấy nổi lên một /oại frí thức thỏi

đại khác biểu hiện qua nhân vật "Tôi" Nhân vật "Tdi" mang tu tưởng, tình cảm

tác giả nhưng không đồng nhất với bản thân tác giả, là một nhân vật có vị trí độc

lập như các nhân vật có tên khác trong tác phẩm Đó là một loại trí thức thời dai

ì

Trang 32

n gũi với những người cộng sản Họ có tính chiến đấu cao thể hiện ở tỉnh thân

g cảm nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm khắc tự phê phán để phê phán, để cải

mình, cải tạo xã hội Bóng dáng của loại trí thức thời đại biểu hiện qua nhân

\t "7ô¡" đã đến với tất cả mọi cảnh đời bất hạnh trong xã hội Có lúc “727” đến ảm với số phân khổ đau bị đát cửa Thím Tường Lâm trong "Cau phic"

lúc "79¿” rất đau đớn nghẹn ngào khi thấy Nhuận Thổ bỗng gọi mình bằng

vừa xót xa cho cuộc đời bi đát của Nhuận Thỏ, vừa phan nộ trước bức tưởng

cách tình cẩm trong sáng đẹp để giữa Hoàng và Thủy Sinh ngày nào do chế hong kiến xây nên Có lúc “79/” lại rất đau khổ, ân hận trước những suy nghĩ

nh động ích kỷ nhỏ nhen của chính mình Đó là “727” một gã trí thức trong

i việc nhở" đã trực tiếp bộc lộ lòng kính mến ngưỡng mộ trước hành động vả Ẩm chất cao quí của người lao động, “72/” đã tu sam hối và khắc ghi để kiên

đoạn tuyệt với tính chất tiểu tư sản đốn hẻn của mình, gột tẩy sạch tất cả ¡ dơ bẩn trong cáu "/hẳng (ôi bé nhỏ" để đi theo cách mạng Điều đặc biệt là

những truyện viết về trí thức lại có hình bóng đối lập của người lao động ap dy không dừng lại ở sự đối lập về vị trí xã hội, ở hoàn cảnh sống mà là li lập có khi là về đởi sống nội tâm, về nhân cách, về nhân sinh quan Trong tt ơng quan đối lập ấy người lao dộng bao giở cũng trở thành tấm gương để

ời trí thức tự soi sáng Điều đáng chú ý là những nhân vật tự soi minh đó déu

c ít nhiều mang trong mình cách sống, cách suy nghĩ, dáng, dấp và phong thái

tác giả Bởi vậy những truyện viết về để tải này đều mang tính chất tự phê

D6 là phẩm chất cao quí của người trí thúc chân chính mà Lỗ Tấn đã suốt p ấn đấu và thức tỉnh mọi người củng phần đấu thực hiện

_ Cũng như Lỗ Tấn, Nam Cao rất tâm huyết với mảng dé tai viết về người

Ngót phần nửa sáng tác của mình, ông đã dành cho họ với 20/58 truyện

Trang 33

-4,5%) Viết về họ cũng là viết về giới mình và cả chính mình nên cảm hứng

cửa ông rất mãnh liệt Ông đã cho ta những bức chân dung về người trí thức thật _Trõ nét, sinh động

Với tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo, Nam Cao đã phẩn ánh bản chất

mạnh, trong sạch của họ Tác giả đã thấy được phần tốt đẹp và dức tính cần

củ nhẫn nại đến tình thương yêu đủm bọc lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn

ý

Thế giới nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao gồm nhiễu loại người khác Nó cũng đông đúc, phức tạp nhiều màu vẻ như các tầng lớp tiểu tư sản ø xã hội Trong các loại nhân vật đó, ta thấy hình thành một kiểu người riêng đó là con người trí thúc nghèo trong hoàn cảnh hết súc tủ túng của xã hội, đắm trong hiện tại, không tìm thấy chút ánh sáng của tương lai Tác giả đã nh nhiều trang để phản ánh đậm nét cuộc sống đa dạng cửa họ Tính cách của ng những chỉ có ý nghĩa tiên biểu cho tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghéo

\ còn nói lên hoàn cảnh bế tắc chung của giai cấp tiểu tư sản cũng như phan được một phần vận mệnh tăm tối của cả dân tộc

Những nhân vật tiểu tư sản trong tác phẩm Nam Cao tuy nghề nghiệp,

cảnh sống của họ có khác nhau nhưng tất cả đều bị dồn ép, đều bị phân hóa

+ đại đa số đều rơi vào con đường bẩn củng phá sản Nam Cao đã phản ánh

tực tàn nhẫn và cay đắng do

Từ những truyện ngắn ở thởi kỳ đầu như: "Cái chết con mực" "cái mặt ông chơi dược" rồi các truyện "Đời thừa" "Trăng Sáng" "Quên diều độ" "Mua đến "Sống Món" dần dẫn được hình thành va khẳng định một kiểu người,

A we 7 TA ye +, “ ` ye , , 4 x

it tính cách gan gũi Đó là con người trí thức nghèo Con người trí thức nghèo ly có những suy nghĩ và dáng dấp gần gũi với quần chúng lao động nhưng lại

Trang 34

có những ý tưởng khá xa lạ Họ giàu thiện chí nhưng cũng có lúc có những suy nghĩ và việc làm tiêu cực Họ biết trọng nhân cách nhưng nhân cách của họ luôn “bị đe doa cha đạp Họ giảu hoải bão ước mơ nhưng không thực hiện dược hoài

_ bão óc mơ Đó là loại nhân vật chứa dựng nhiễu yếu tố bi kịch, nhiều mâu thuẫn

nội tại trong người Nhà văn Hộ trong “2ở¡ /ửa" là một con người trung thực,

thương yêu vợ con, rất có trách nhiệm với gia đình, là một người cầm bút rất

nghiêm túc với nghề nghiệp, có hoải bão xây dựng được một tác phẩm thật có giá

trị "sẽ làm mở hết các tác phẩm củng thỏi" thậm chí có thể được trao giải Nobel

Là một người đàn ông, một người chồng, một người cha có lỏng tự trọng, Hộ rất

khổ tâm trước cảnh nhà túng thiếu nhất là nhìn thấy Từ, vợ mình đã chịu nhiều

đau khổ với người tình cũ Trong cơn hoạn nạn, Hộ đã dang tay đón Tử, cưu mang Từ với một tình người sâu năng, cùng Từ đi tiếp quãng đời còn lại Thật là một nghĩa cử cao đẹp vô củng Con người có những suy nghĩ và hành động tuyệt

vời như vậy nhưng rồi do cuộc sống quá quẫn bức mà có lúc Hộ phải làm điều

bất chính Hộ phải viết một cách cẩu thả bôi bác để kiếm tiền Hộ thành một

_người bẵn tính, thô bạo, mắng chửi vợ con Thậm chí có hành động vũ phu với “Từ Nhưng mỗi khi tỉnh lại, Hộ lại buồn bã hối hận càng thương vợ, thương con

và tự trách mình, biết xấu hổ vì những việc làm sai trái của mình Tự ý thức, đó là

Z ae in ee Quốc % z đ ` A

nét đặc trưng nôi bật của người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn

Nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao là một kiểu người có nhiều biểu ện phức tạp, đời sống nội tâm phong phú đa dạng Nó bắt đầu được hình thành

nhân vật Du trong truyện ngắn "Cái chế! của con mực" (1939) và phát triển dn qua các nhân vật khác như Diễn trong "Trang Sang" và "nước mắt", Hộ trong "Đi thửa", và tập trung nhất là ở nhân vật Thứ trong “Sống Ä⁄ỏa” Tất cả họ đều uốn thay đổi cuộc sống, muốn tìm ra lối thoát khỏi cuộc sống chật chội tối tăm

Trang 35

Họ đi ngược hẳn lại đặc tính cố hữu của mình là yên phận thủ thưởng, ngại thay

đổi Trong mỗi cá nhân nhân vật đều có yếu tố phủ định nhưng phủ định dé di

đến đâu thì họ nào có biết Đau đón hơn là nhiều khi quá quẫn họ rơi vào lầm lạc

trong khi lương tâm họ vẫn muốn vươn tới những gì trong sạch cao xa Con người -Hộ trong “Đởi /ửa" là hiện thân của sự đau khổ đó

- Nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao là những người giàu tinh cam va

lòng thương người Với bản tính trung thực, tình nghĩa, đễ xúc động trước những bất hạnh của con người, ông giáo trong "Lão //qc” như đêm chỉ thui thủi một ông không thể cầm lòng được khi: “Nhìn đôi mắt ẳng ậc nước và miệng cưỏi

như mếu tơi chỉ muốn ơm chồng lấy lão mà khác"*”°L Những tình cảm thương

yêu tha thiết ấy làm cho nhân vật sống có chiều sâu nội tâm

Nhìn chung, nhân vật trí thúc của Nam Cao chứa đựng nhiều mặt tích cực

ita hai mặt tích cực và tiêu cực và sự thắng thế thưởng về phía tích cực Các

n vật Hộ, Điển, Thứ có lúc bị biến dạng nhưng sao họ lại trở về con người

của mình Điển sau cơn giận lại thương xót vợ con, hối hận Hộ đầm đìa

mắt khi trở về với con người thực Khổ sở và tự nhận với vợ:

.anh chỉ là một thằng khốn nạn " Thú luôn luôn thú thực với lòng mình ham muốn, dục vọng tâm thưởng để rồi đau đón mà đấu tranh khắc phục Họ biết thửa nhận cảnh đời, vị trí và con người thật với tỉnh thần tự phê phán

shan thành nghiêm khắc Chính vì ý thức được nhân phẩm của mình mà họ luôn

những ước mơ, khát vọng cao đẹp “Sống không phải chỉ lo sao cho khỏi chết

Trang 36

doi, cho minh va vợ con mình có cơm ăn, áo mặc mà là để làm một cái gì đẹp

hơn nhiễu, cao quí hơn nhiều"++ Sống là phải có trách nhiệm với đỏi: "Môi

người phải làm thế nào cho phát triển đến tận dộ những khả năng của loài người chia dung trong minh, phải góp sức mình vào công cuộc tiến bộ chung chí

không phải sống co quắp vào mình, sống một cách quá t loài vật chẳng còn biết

viéc gi mngodi cái việc kiếm thíc ăn đổ vào cái da day" Mặc du các hiện thực trước mắt của họ bấy giò vẫn còn "mù xám" nhưng cái đáng quí là họ không chỉ udc md ma con hi vong, hi vong la do có miễn tin: "chúng tôi, nhitng kẻ đã dau khổ, dã uất túc, dã ước ao, đã khát thèm, đã thất vọng mà vẫn còn hì vọng mãi vả phải hi vọng mãi Sự doi không thể củ mù mịt mãi như thế nảy dâu Tường lai sé sáng sửa hơn Một rạng đông đã báo rồi Một mặt trỏi sẽ mọc lên trên nắm mồ anh và bên trên ddu hai dtia con coi anh dé lai M6t ban tay bè bạn sẽ nắm bản lay chúng vả đắt chúng cùng đi tới một cuộc đỏi đẹp hơn 113791

Đáng chú ý trong sáng tác về người trí thức Lỗ Tấn cũng như Nam Cao

thưởng khai thác tử chính mình Ở dây vấn dé đặt ra một cách nghiêm chỉnh như

một nguyên tắc sáng tạo là sự thống nhất giữa cái tôi và cái ta Hai ông đã dựa

nhiều vào cảnh ngộ cửa mình để viết nhưng một mặt phải luôn có ý thúc khách

quan hóa toan bộ chất liệu có tính chất tự truyện

Dọc nhiều truyện ngắn cửa Lỗ Tấn ta thường có cảm tưởng như đọc nhữn 9 yen ng 8 1g 8

lời tâm sự, ta như nghe được một cách trực tiếp lời bộc bạch của ông

Nhiều truyện chỉỈ có thể xem là hổi ức có thêm bớt ít nhiều chỉ tiết ("“Mẩu

truyện nho", "Cố hương", "Hát tuồng ngày rước thần") Có nhiều truyện ông

dứng vào ngôi thú nhất mà kể ("Khổng Át Kí", "Lễ câu phúc" Dành rằng "Tôi"

không nhất thiết là tác giả nhưng rõ ràng có bóng dáng ông trong dé Ông đã

Trang 37

ting ndi trong tap "Ndm mo", "tôi thường mổ xẻ người khác nhưng phân nhiều là dembản thân mình ra mà mổ xẻ"

Ở Nam Cao có nhiều tác phẩm mang tính chất tự truyện Nhân vật của

Nam Cao là sự hiện hành của bản thân tác giả, ông đã ký thác vào nhân vật tâm tu va tinh cẩm của mình Mỗi bước đi của Nam Cao trên bước đường doi déu được ghi lại dấu vết ở đời sống của nhân vật trong sáng tác Nhân vật Du trong truyện ngắn "Cái chết của con mực" (1934) chính là con người của Nam Cao khi tác giả từ giã đất Sài Gỏn sau chuyến phiêu lưu về với gia đình Suy nghĩ và tâm

trạng của Du đồng điệu với suy nghĩ và tâm trạng của Nam Cao ở tuổi học sinh

rồi ta bắt gặp một Nam Cao trong Điển (Trăng sáng) với một quan niệm nghệ thuật rất tiến bộ, một nhà văn Nam Cao trong Hộ (Đời thừa) rất trung thực, thận trọng, nghiêm túc trong nghề nghiệp, và một nhà giáo Nam Cao trong giáo Thứ (Sống mỏn) với một đời sống nội tâm phong phú và nhân cách trong sạch

Lỗ Tấn và Nam Cao đã dành nhiều tâm huyết cho dé tai trí thức Hai ông đã khắc họa được hình tượng người trí thức rất da dạng với nhiễu mối quan hệ xã hội phức tạp và đời sống nội tâm phong phú Mỗi nhân vật đều có một hoàn cảnh,

nghề nghiệp riêng nhưng đều ở trong một khung trời của xã hội phong kiến dây

ray bất công nên đều có chung số phận bi đát, bất hạnh Hai nhà văn hiện thực

xuất sắc đều viết với tỉnh than tự phê phán để phê phán rất nghiêm túc nên các

w

tác phẩm của hai ông đều rất chân thật, cụ thể, sinh động

Như vậy, Nam Cao và Lỗ Tấn cùng có một đối tượng để “chiếm lĩnh" trong sáng tạo nghệ thuật Đối tượng đó là trí thúc Nhưng cách khai thác phát hiện,

khám phá cửa mỗi nhà văn đối với đối tượng đó như thế nào lại thuộc về thi

Trang 38

CHƯƠNG 2:

SO SÁNH THỊ PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

VỀ ĐỀ TÀI TRÍ THỨC CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

1 THI PHAP VA THI PHAP NHAN VAT:

1.1 Đôi điều về thi pháp

Lịch sử của thi pháp đã có từ thời Hy Lạp cổ đại với công trình nổi tiếng của Aristote dược dịch ra tiếng Việt là: "Bản về nghệ thuật thơ ca" Cổ kìm, đông

tây đã ban luận rất nhiều về nó cho đến nay thi pháp vẫn con là vấn để nóng hổi

tính thời sự Trong nghiên cúu văn học những vấn để thuộc về lý thuyết cũng như

việc vận dụng thi pháp đã và đang thu hút được nhiều nhà nghiên cúu văn chương, nghệ thuật trong và ngoài nước Những quan niệm, khái niệm, cách hiểu, cách vận dụng vẫn dang còn là vấn đề tranh luận và sẽ cỏn tiếp tục

Trong rất nhiều quan niệm, cách hiểu cách tiếp cận khác nhau chúng tôi có thể niêu ra một số quan niệm chủ yếu về thi pháp, đã được các nhả nghiên cứu văn học trên thới giới và trong nước luận giải

- Từ điểm Bách Khoa Xô Viết, ở mục "⁄J¿ pháp" (Poetike) định nghĩa: "Thi pháp học (tiếng Hy Lạp Poetike: Nghệ thuật thơ ca) /d một bộ phận của lý luận văn học nghiên cúu cấu trúc của tác phẩm văn học và hệ thống phương thắc mỹ

vy (CD 73,82]

học được sử dụng trong đó”

- Từ điển thuật ngữ văn học nêu: "7i pháp học là khoa học nghiên ctiu thi pháp tiíc hệ thống các phương thúc phưúng tiện biểu hiện dời sống bằng hình tong nghé thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học la chia tach

và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế

Trang 39

_giúi nghệ thuật, ấn tượng thấm mỹ, chiều sâu phẩn ánh của sáng tác nghệ thuật "92951

- Giáo sư Lương Duy Thứ giới thuyết: “Cơ thể hiểu thỉ pháp là những phương thúc và phương tiện thông tin nghệ thuật được qui định bởi nội dụng vả

bắt nguồn từ tr tưng sáng tác của tác giả Dùng khái niệm thi pháp là để tránh Tối sụp nghĩ dơn giản, máy móc, bắt chấp mối quan hệ biện chúng giữa nội dung và hình thức, cũng còn để hàu ý dầu đủ đến chiều sâu quan niệm của hình

hức" [CD 73,83]

Trần Đình Sử khi trổ lại với "Một số vấn để thì pháp hiện dại" dã “qui

hoạch” Phạm vi của thi pháp học là: "chÝ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thì tạo thành văn học như nghệ thuật mà thôi, phạm vì của nó thưởng dóng khung trong việc nghiên củúu tác phẩm, thể loại, phong cách ngôn ngũ" và "Thi pháp học với

tt cách là khoa học tíng dụng cũng không đông nhất với phê bình, phân tích tác

phẩm cụ thể Bỏi vì phê bình phân tích có thể xuất phái tử nhiều quan diểm, góc

“độ, đặc biệt là phát hiện, dánh giá nội dung, còn thì pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản thân các qui luật hình thúc" Tiếp đến ông định nghĩa: "Thi pháp học là bộ môn nghiên củu tất cả mọi phương diện của hình thúc nghệ thuật

cũng như sự vận động phát triển lịch sử cúa chíng"t9*!

Quả thật thì pháp là một vấn để còn dang rất phúc tạp, ở đây chúng tôi chỉ giới hạn để cập đến những vấn để thuộc về thi pháp nhân vật

1.2 Thi pháp nhân vật là một bộ phận cửa thi pháp tác phẩm:

Bất cứ cái gì cũng có giới hạn của nó Ngành khoa học nảo cũng có đối

tượng, phạm vỉ - giới hạn nhất định Chiêu sâu và tính khoa học cửa từng ngành, từng môn và từng vấn để khoa học được thể hiện ở giới hạn phạm vi đối tượng

Trang 40

Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu văn học nên nó cũng có giới hạn "phạm vi của nó thưởng đóng khung trong việc nghiên ciâu tac phẩm thể loại

phong cách ngôn ngữ" P59),

Việc nghiên cúu thi pháp tác phẩm hay thể loại bao gồm việc nghiên cứu thi pháp các yếu tố cấu thành tác phẩm Thi pháp các yếu tố cấu thành tác phẩm đó là: Thi pháp nhân vật, thi pháp không gian nghệ thuật, thi pháp thởi gian nghệ

thuật, thi pháp chỉ tiết nghệ thuật, thi pháp cốt truyện (đối với tác phẩm tự sự vả

kịch), thi pháp kết cấu, thi pháp lời văn nghệ thuật Vì vay, thi pháp nhân vật chỶ là một bộ phận của thi pháp tác phẩm

1.3 Nhân vật trong tác phẩm văn chương:

Nhân vật là hình bóng con người trong tác phẩm văn chương Văn chương là đặc sản tỉnh thần của con người, nên không có một tác phẩm văn chương nào

vắng bóng con người Tất cả mọi van dé ma vin chương quan tam đều thuộc về

con người Xét trong ý nghĩa tổng thể của sự sáng tạo của nhà văn tử xưa đến nay

dù có nhiều kiểu sáng tác (chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng

mạng, chủ nghĩa hiện thực ) nhưng đều nằm trong hai khuynh hướng là "ng

nội" và "hướng ngoại" Hướng ngoại gắn với phản ánh, hướng nội gắn với bộc lộ

Tùy từng trường hợp cụ thể hai khuynh hướng này có thể được biểu hiện "nặng"

"nhẹ" đậm nhạt khác nhau thôi chứ, lúc nào nó cũng gắn liển với nhau trong mối

quan hệ chuyển hóa giữa phương tiện và mục dích: phần ánh để bộc lộ hoặc bộc

lộ để phản ánh Trung tâm của việc phan ánh trong văn chương là cước SỐNg, con

người Trong thần thoại, trong sử thi, trong truyện ngụ ngôn, các hiện tượng tự

nhiên, các thế lực siêu phạm, thần thánh hay loài vật, đổ vật đều được cøn người

hóa và thể hiện nhận thức sơ khai, mơ ước khát vọng cũng như những suy nghĩ

Ngày đăng: 28/11/2021, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w