+> Nguyên vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
Trang 1CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I Sự cần thiết việc tổ chức hạch toán NVL,CCDC
1.Khái niệm ,đặc điểm của nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong sản xuất
1.1 Khái niệm nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ
+> Nguyên vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
+> Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động có giá trị thấp hơn hoặc thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn quy định xếp vào tài sản cố định.
1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ.
+> Đặc điểm của nguyên vật liệu:
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra sản phẩm mới.
Về mặt giá trị khi tham gia vào sản xuất nguyên vật liệu chuyển dịch một lần, toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ > Đặc điểm công cụ dụng cụ :
Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng và nó giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng.
2 Tầm quan trọng của nguyên vật liệu, cụng cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất.
Xét về mặt giá trị lẫn hiện vật, nguyên liệu vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố không thể nào thiếu được của bất cứ quá trình tái sản xuất Dưới hình thái hiện vật nó biểu hiện là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động Còn dưới hình thái giá trị nó có biểu hiện thành vốn
Trang 2lưu động Do vậy, việc quản lý nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tái sản xuất của doanh nghiệp.
3 Nhiệm vụ tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất:
Để thực hiện chức năng giám đốc của kế toán xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Nhà nước đã xác định nhiệm vụ kế toán như sau:
- Ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng và giá trị của NVL,CCDC nhập, xuất kho,
- Phân bổ hợp lý chính xác giá trị NVL,CCDC sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toán chính xác số lượng và giá trị NVL,CCDC tồn kho, phát hiện kịp thời NVL,CCDC thừa, thiếu, kém phẩm chất để d có biện pháp xử lý kịp thời
II Phân loại đánh và đánh giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ1.Phân loại nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
1.1 Phân loại nguyên vật liệu
Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu được phân chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động, nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm.
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết, máy móc thiết bị.
- Phế liệu: Là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó đã mất hết giá trị sử dụng hoặc phần lớn giá trị sử dụng ban đầu.
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại như bao bì, vật đóng gói và các loại vật tư đặc chủng.
Trang 31.2 Phân loại công cụ dụng cụ:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệu lao động dưới đây không phân biệt giá trị thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ
- Các lán, trạm tạm thời, đà giáo, công cụ (trong nghành XDCB ), dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất.
- Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ, dầy dép chuyên dùng để làm việc
2 Đánh giá nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ 2.1 Đánh giá NVL theo giá thực tế
2.11 Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu Do đó tính giá nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
∗ Nguyên tắc tính giá NVL :
Áp dụng điều 04, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho Vật tư ,hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá gốc Vật tư ,giá hàng tồn kho bao gồm : chi phí thu mua ,chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Tuân thủ nguyên tắc giá phí ,NVL nhập trong kỳ của doanh nghiệp gồm nhiều nguồn khác nhau ,tùy theo từng nguồn mà giá vật liệu nhập kho khác nhau
-Với vật liệu mua ngoài giá của nvl
Trang 4giá NVL= giá mua + chi phí + các khoản thuế CKTM,giảm giá hàng bán
trên hoá đơn không được hoàn lại
-Với vật liệu tự chế = Giá thành sxvl + chi phí vận chuyển - Vật liệu được cấp : giá theo biên bản giao nhận
- Với vật liệu góp vốn liên doanh : giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá
- Với vật liệu được biếu tặng viện trợ là giá trị thị trường tại thời điểm nhận - Với vật liệu thu hồi sản xuất là giá có thể sử dụng lại hoặc giá có thể bán
2.12 Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm ,số lần xuất nhập ,trình độ nhân viên thủ kho Theo điều 13 chuẩn mực 02 ,doanh nghiệp có thể lựa chọn 4 phương pháp sau:
Giá đơn vị bình quân Giá thực tế tồn trước khi nhập + Giá thực tế nhập sau mỗi
lần nhập Số lượng thực tế tồn trước khi nhập + Số lượng thực tế nhập
- Tính giá theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ cho kết quả chính xác nhất ,phản ánh kịp thời biến động VL
- Phương pháp này làm giảm nhẹ khối lượng tính toán và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động VL ,CCDC trong kỳtính giá theo phương
Trang 5pháp bình quân cả kỳ dự trữ cho kết quả chính xác nhất ,phản ánh kịp thời biến động VL
Tuy nhiên, trường hợp giá cả thị trường biến động lớn thì việc tính giá theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác.
2.1.2.2 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
- Theo phương pháp này ,NVL CCDC xuất kho trước sẽ tính theo đơn giá của những lần nhập trước
- Phương pháp này cho ưu điểm là tính giá VL,CC kịp thời,hợp lý,cho lợi nhuận cao khi có lạm phát
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm chi phí không phù hợp với doanh thu ,chi phí doanh nghiệp không phản ánh kịp thời giá cả thị trường của NVL,CC nói chung
2.1.2.3 Phương pháp nhập sau suất trước (LIFO)
- Theo phương pháp này,NVLCC được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định VL ,CCDC nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau.
- Phương pháp này thường áp dụng với doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho không nhiều ,và thích hợp trong thời kỳ giảm phát
- Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí ,chi phí của doanh nghiệp phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của NL,CC ,doanh nghiệp thường được lợi về thuế khi giá vật tư có xu hướng tăng ,do giá xuất lớn ,chi phí lớn ,lợi nhuận nhỏ tránh được thuế Tuy nhiên trong thời kỳ lạm phát ,thu nhập doanh nghiệp giảm và giá trị VL có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực
2.1.2.4 Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này ,vật liệu thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó
2.2 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán ,
Doanh nghiệp còn có thể sử dụng phương pháp giá hạch toán :
Trang 6- Theo phương pháp này việc hạch toán chi tiết nhập ,xuất vật tư sử dụng theo một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán ,cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán
- Hệ số giá =Trị giá HTK đầu kỳ và nhập trong kỳ theo giá thực tế /Trị giá HTK đầu kỳ và nhập trong kỳ theo giá hạch toán Trị giá HTK xuất trong kỳ theo giá thực tế =(Trị giá HTK trong kỳ theo giá hạch toán x hệ số chênh lệch)áp dụng phương pháp này cuối tháng có thể lập được bảng kê tính giá hàng hoá để từ đó xác định được giá vật tư hàng hoá xuất dùng trong kỳ và tồn cuối kỳ
BẢNG KÊ TÍNH GIÁ VẬT TƯ HÀNG HÓA
3Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ 4Hệ số giá
5Trị giá xuất trong kỳ 6 Trị giá tồn cuối kỳ
Phương pháp giá hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá tính giá được tiến hành nhanh chóng không bị phụ thuộcố lần xuất nhập của NVL nhiều hay ít Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không chính xác do không tính đến sự biến động của NVL.
III Kế toán hạch toán chi tiết NVL,CCDC1 Chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ về NVL trong các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán DN được ban hành theo quyết định số 1141 –TC/QĐ /CĐKT ngày 01/11/1995 bao gồm :
Phiếu nhập kho – mẫu số 01 –VT ,phiếu xuất kho mẫu số 02 –VT ,biên bản kiểm nghiệm ,mẫu số 05- VT ,thẻ kho – mẫu số 05-VT,phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ mẫu số 07 –VT ,hoá đơn GTGT ,hóa đơn thông thường,phiếu xuất kho kiêm chuyển nội bộ mẫu số 03PXK.
Trang 72.Phương pháp hạch toán chi tiết NVL
Là việc theo dõi ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ VL theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư theo từng kho từng bãi.DN có thể áp dụng phương pháp sau :
2.1Phương pháp thẻ song song
- Tại kho : Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập ,xuất ,tồn kho của từng thứ VL ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất VL ,thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập ,thực xuất vào thẻ kho Cuối tháng thủ kho tính ra tổng số nhập ,xuất tồn của từng loại VL trên thẻ kho và đối chiếu số liệu kế toán chi tiết vật tư.
- Tại phòng kế toán : kế toán mở sổ VL ghi chép sự biến động nhập ,xuất ,tồn của từng loại VL Hàng ngày sau khi nhận được các chứng từ nhập ,xuất kho VL do thủ kho nộp ,kế toán kiểm tra ghi đơn giá tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết VL Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính số tồn kho của từng VL đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết VL với thẻ kho tương ứng
∗ Ưu điểm :phương pháp này đơn giản trong ghi chép ,dễ kiểm tra đỗi chiếu phát hiện sai sót
∗ Nhược điểm : dễ tạo ra ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng ,làm tăng khối lượng công việc của kế toán ,nhiều công sức và thời gian
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NHẬP TỒN
Sơ đồ quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Trang 8
2.2 Hạch toán theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Tại kho : thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp thẻ song song Tại phòng kế toán : kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển NVL theo từng kho ,cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập,xuất NVL theo từng danh điểm và theo từng kho , kế toán lập Bảng kê xuất VL Rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển ,cuối kỳ đối chiếu thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ :Quy trình hạch toán chi tiết VLtheo PP sổ đối chiếu luân chuyển
- Ưu điểm : tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song song ,giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán ,tránh việc ghi chép trùng lặp
Trang 9- Nhược điểm : khó kiểm tra ,đối chiếu ,phát hiện sai sót và dồn công việc vào cuối kỳ hơn nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.
- Áp dụng : phương pháp này thích hợp với những DNcó nhiều danh điểm VT ,số lượng chứng nhập xuất không nhiều ,không bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết VL để theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày
SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂNNăm
Danh điểm
Tên
Đơn giá
Số dư đầu T1
Luân chuyển tháng 1
Số dư đầu T2
2.3 Hạch toán theo phương pháp số dư
Tại kho : thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập ,xuất ,tồn ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho vào sổ số dư
Tại phòng kế toán : Định kỳ 5- 10 ngày ,kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến ,có lập phiếu giao nhận chứng từ Căn cứ vào đó,kế toán lập Bảng luỹ kế nhập xuất tồn Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dư và Bảng lũy kế nhập xuất tồn
Sơ đồ : Quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp số dư
Trang 10∗ Ưu điểm : phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ.
∗ Nhược điểm : sử dụng phương pháp này sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra ,đối chiếu và phát hiện sai sót.
∗ Điều kiện vận dụng : thích hợp với doanh nghiệp có nhiều danh điểm VT , số lần nhập xuất của mỗi loại nhiều,kế toán và thủ kho của DN có trình độ chuyên môn cao.
Trang 11
SỔ SỐ DƯ (NĂM ,KHO)
Danh điểm
Tên vật V
ĐVTĐơn giá
Số dư đầu nămTồn kho cuối tháng
Tồn kho cuối tháng 2
3 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán ,nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL nhỏ hơn giá gốc thì DN phải tiến hành lập dự phòng giảm giá cho số VL đó Số dự phòng giảm giá HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được ,
Mức dự phòng giảm giá VL
= số lượng tồn kho VL x (giá trị VLi trên sổ kế toán – giá thực tế VLi trên thị trưòng )
Tổng số dự phòng cần lập = tổng mức dự phòng giảm giá VLi
4 Các hình thức ghi sổ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.
Mỗi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có qui mô vốn là khác nhau Vì vậy đòi hỏi phải có sự lựa chọn hình thức kế toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và phải tuân theo một trong 5 hình thức kế toán sau:
Hình thức Nhật ký - số cái.Hình thức Nhật ký chung.Hình thức Chứng từ ghi
Hạch toán NVL,CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Trang 121.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 151- “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến kho của doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho
Tài khoản 152-“ Nguyên vật liệu”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, vật liệu của đơn vị.
+> Kết cấu, nội dung Tài khoản 152 –“Nguyên liệu, vật liệu”Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
- Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê - Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu trả lại người bán, được giảm giá - Giá trị nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
Tài khoản 153 – “Công cụ dụng cụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại công cụ dụng cụ của doanh nghiệp Kết cấu, nội dung phản ánh tài khoản 153 tương tự TK152
Trang 13nhập kho hưởng giảm giá hàng mua TK:3333
Thuế nhập khẩu tính vào giá trị Trả lại NVL cho người bán NVL nhập khẩu
TK:133
TK:311 TK:154 Mua NVL Xuất NVL thuê ngoài gia công
TK:154 TK: 632 NVL thuê ngoài gia công, NVL NVL nhượng bán
tự chế, phế liệu thu hồi nhập kho
TK:411 TK:128,228 Nhận góp vốn liên doanh vốn cổ NVL góp liên doanh
phần bằng NVL
TK:222 TK: 338 Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL Xuất NVL trả nợ vay đơn vị khác TK:338 TK: 138,338, 334 NVL thừa phát hiện trong kiểm kê NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê
Trang 14Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ (phương pháp kê khai thường xuyên) Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK:153
TK:111,112,331,151 TK:627,642,641 Mua công cụ dụng cụ Xuất CCDC một lần có
Giá trị nhỏ dần TK:133 TK:142
Xuất CCDC có Phân bổ dần Gi trị lớn vào chi phí TK:311
Vay ngắn hạn mua công cụ dụng cụ
TK:142 TK:154 Công cụ dụng cụ cho thuê nhận về Xuất thuê ngoài gia công
TK:333 TK:142 Thuế nhập khẩu phải nộp tính vào Công cụ dụng cụ xuất cho thuê
giá trị công cụ dụng cụ
TK:154 TK:632 Công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công Công cụ dụng xuất bán
TK:411 TK:112,331 Nhận góp vốn liên doanh vốn Hàng mua được giảm giá trả lại
cổ phần băng cộng cụ dụngcụ người bán
TK:222 TK:138 Nhận lại góp vốn liên doanh băng Công cụ dụng cụ thiếu chưa rõ
công cụ dụng cụ nguyên nhân
TK:338 TK:111,138, 338 Công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi Người làm hư hỏng, thiéu công cụ kiểm kê dụng cụ phải bồi thường
1.3.Trình tự hạch toán kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.3.1 Hạch toán tình hình biến động tăng
Trang 15a) Tăng do mua
Khi mua NVL,CCDC : ( hàng và hoá đơn cùng về )
+ Đối với NVL,CCDC chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK 152,153
Nợ TK 133: Thuế GIGT được khấu trừ
Có TK 111,112,141,331: ( Tổng giá thanh toán )
+ Đối với VL,CCDC tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc các hoạt động phúc lợi, dự án ghi:
Nợ TK 152,153: NVL,CCDC
Có TK 111,112,141,331 ( Tổng gía thanh toán ).
• Nếu hàng mua thanh toán tiền sớm thì được hưởng chiết khấu thanh toán Nợ TK 331,112: Phải trả người bán
Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp hàng mua về nhưng chưa có hoá đơn , kế toán ghi giá trị NVL ,CCDCtheo giá tạm tính
Nợ TK 152,153 - ghi theo giá tạm tính Có TK 331- Phải trả người bán.
• NVL,CCDC mua về không đúng chất lượng, theo hợp đồng đã ký kết phải trả lại cho người bán hoặc người bán giảm giá khi xuất kho trả lại, ghi:
Nợ TK331: Phải trả lại cho người bán( Tổng giá thanh toán ) Có TK152,153: Nguyên vật liệu.
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ b) Tăng do phát hiện thừa.
Nợ TK152, TK153: theo giá trị thực nhập Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK331: Tổng số tiền thanh toán.
c) Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến:
+ Khi xuất NVL,CCDC đi chế biến
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trang 16Có TK 152,153: NVL, CCDC + Khi phát sinh chi phí chế biến
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu ( chi tiết thuế nhập khẩu).Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khầu trừ ghi
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331- Thuế GTGT( 33312:Thuế GTGT hàng nhập khẩu) + Đối với NVL,CCDC nhập khẩu về dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT và tính theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 152,153( giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng NK)Có TK 331:Phải trả cho người bán
Trang 17Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu ( chi tiết thuế nhập khẩu).Có TK 3331: Thuế GTGT (33312).
1.3.2.Hạch toán biến động giảm nguyên vật liệu,CCDC
Kế toán phản ánh kịp thời tình hình xuất VLCCDC, theo phương pháp đã đăng ký và tính phân bổ đúng đắn cho đối tượng
a) Căn cứ vào thực tế xuất kho :
Nợ TK 621,622,627,641,642,241: Có TK152,153
b) Xuất kho cho gia công chế biến Nợ TK 154
Có TK 152
Nợ TK222: Góp vốn liên doanh Có TK152,153
e) Xuất bán :
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 152,153( NLVL, CCDC)
Trang 18THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL,CCDCCÔNG TY CP CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH
I Giới thiệu chung về Công ty cp chế tạo thiết bị điện Đông anh - Hà nội:1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Chế Tạo Thiết Bị Điện Đông Anh là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Khối 3A Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội- Km 25 đường quốc lộ 3, đường Hà Nội- Thái Nguyên.
Công ty chế tạo Thiết Bị Điện được thành lập ngày 26/03/1971 theo quyết định số 88/NCQLKT của Bộ Điện và Than (nay là Bộ công nghiệp ), với tên gọi ban đầu Công tysửa chữa Thiết Bị Điện.
Năm 1982 Công ty sửa chữa và chế tạo Thiết Bị Điện được thành lập
Tháng 6 năm 1988 Công ty tách khỏi cơ quan Công ty tiến hành hạch toán độc lập và mang tên Công tychế tạo thiết bị điện Đông Anh
Năm 1995, Công ty cho ra đời sản phẩm máy biến áp lực 25.000kVA-110kV đầu tiên tại Việt Nam (lắp đặt tại trạm Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Năm 2003, Công ty đã tự thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 125MVA - 220kV đầu tiên của nước ta (lắp đặt tại trạm biến áp 220kV Trung Dã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Năm 2005 Công ty chuyển đổi và lấy tên là Công Ty Cổ Phần Chế Tạo Thiết Bị Điện cũng trong năm đó công ty đã chế tạo được các máy biến áp 500kV,và thiết kế máy truyền tải đa năng góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống lưới truyền tải, trong các chương trình chống quá tải của EVN Hoạt động chính của công ty
+ Chế tạo các loại máy biến áp điện lực từ 50 - 63000 KVA.+ Cáp nhôm trần tải điện A và AC , cáp chống sét.
+ Chế tạo tủ bảng điện, cầu dao cao thế và hạ thế các loại.
+ Chế tạo,sửă chữa phụ tùng, phụ kiện và các loại tăng giảm điện
Trang 192 Mô hình tổ chức bộ máy công ty
CÔNG TY CP CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN
(Dạng trực tuyến chức năng)
Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng .
- Chủ tịch HĐQT: Trước kia là Tổng giám đốc nhà máy chế tạo chiết bị
điện, do có uy tín nên được toàn bộ cổ đông bầu ra, là đại diện pháp nhân của Công ty
- Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Giúp việc cho Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng, giữa các phòng ban và các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng cơ điện
Khối phân xưởngsản xuất
Phòng tổ chứclao động
Phòngtài chÝnhkÕtoán
Phòng thanh tra bảo vệ
Phòng kÕhoạch điÒuđộ
Phòng vật tư
Ngànhđời sốngGiám đốc
Trang 20,+ Ban thanh tra bảo vệ
+ Ngành đời sống : Phục vụ ăn ca và chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực
sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động của khối kỹ thuật bao gồm các phòng ban:
+ Phòng kỹ thuật : Thiết kế và chế tạo, chỉ đạo công nghệ sản xuất.
+ Phòng KCS : Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá, sản phẩm nhập kho.+ Phòng cơ điện : Quản lý hệ thống điện nước và các máy móc thiết bị+ Khối phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh
vực kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế gồm các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch điều độ: Làm công tác lập kế hoạch sản xuất
+ Phòng vật tư: Đảm bảo nhu cầu về Nguyên vật liệu, thu nhận và bảo quản vật tư, giao dịch để mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
+ Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán trong toàn Công ty.
3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Do tình hình đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau mà sản phẩm chủ yếu của Công ty là máy Biến áp, Cáp nhôm Mặt khác do thời gian có hạn trong khuôn khổ báo cáo em xin trình bày quy trình công nghệ sản xuất máy biến áp ở Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh như sau:
Trang 21Bước 3: Chế tạo vỏ máy và cánh tản nhiệt:- Chế tạo thân thùng.
ChÕ tạo lõi thÐpChÕ tạo bối dây
Trang 22- Chế tạo nắp máy.- Hàn lại, lắp ráp.Bước 4: Lắp ráp phần ruột:
- Lắp ráp bối dây cao, hạ áp và lõi thép.- Làm các đầu dây điều chỉnh.
Bước 5: Sấy trong lò sấy cảm ứng.Bước 6: Lọc dầu.
Bước 7: Lắp ráp phần ruột và nạp dầu, kiểm tra xuất xưởng.
4 Tổ chức bộ máy sản xuất
4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất.
Mô hình bộ máy sản xuất
Bộ máy tổ chức sản xuất của Công tyđược chia thành 5 phân xưởng sản
xuất
∗ Phân xưởng sản xuất chính gồm:
- Phân xưởng chế tạo Máy biến áp: Chế tạo các loại máy biến áp có công suất từ 30kVA - 250.000kVA, điện áp đến 220kV Gồm các tổ: Quấn dây, mạch từ, vỏ, cơ, sơn, vật liệu cách điện, lắp ráp, lọc dầu.
- Phân xưởng Cáp nhôm: Chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo các chi tiết gỗ… Gồm các tổ: Tổ chế tạo cáp, tổ mộc
Giám đốc
Phã giám đốc kỹ thuật
PX ChÕ tạo MBA
PX sản xuất
cáp
PX cơ khÝ
PX sửa chữa
PX cơ điện
Giám đốc
Trang 23- Phân xưởng Sửa chữa điện: Sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát, chế tạo tủ điện Gồm các tổ: Sửa chữa điện 1, 2, 3.
- Phân xưởng Cơ khí: Gia công các chi tiết cho máy biến áp như bánh xe, êcu, bu lông, chế tạo cầu dao.… Gồm các tổ: Tổ chi tiết MBA, tổ cầu dao,
* Phân xưởng sản xuất phụ (P.X Cơ điện):
Có nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện, nước; vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị
II Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytrong thời gian qua.
1.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm.
Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh trang sau
Trang 249 thángCả năm9 thángDự kiến cả năm
7 Tổng thu nhậpTỷ đồng13.328,4 15.491,515.98420.16521.08321.213.72.163116.23
Trang 25Nhận xét:
1.1 Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu năm sau đều tăng hơn năm trước (từ 25% đến 46% với số tuyệt đối tăng từ 125 triệu đồng đến 146 triệu đồng) Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng của năm sau thấp hơn của năm trước, đặc biệt năm 2009 tốc độ tăng trưởng chỉ là 25% với giá trị tuyệt đối tăng 125 triệu đồng, thấp nhất từ năm 2007 đến nay, trong khi đó giá cả trong năm 2009 biến động tăng rất nhiều do giá cả vật tư đầu vào tăng
1.2.Vốn chủ sở hữu bình quân:
Vốn chủ sở hữu bình quân biến động trong năm nhưng bình quân số vốn đảm bảo 66 tỷ đồng phục vụ sản
1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
+ Giá vốn hàng bán tăng tương ứng với doanh thu trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Tuy nhiên nhìn vào đây cũng thấy rằng, tốc độ tăng của lợi nhuận là rất thấp, mặc dù đây là một cố gắng rất lớn của Công ty.
1.4 Tình hình lao động và thu nhập qua các năm :
Lực lượng lao động thường xuyên được bổ sung mới từ các trường đại học công nghệ, quản lý hàng đầu của quốc gia và luôn được chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ ở cả trong và ngoài nước
Năm 2009 tổng số lao động của Công ty là 750 người Trong đó :
Trình độ Đại Học,cao đẳng 33%,công nhân kỹ thuật 62,6%+> Thu nhập bình quân về tiền lương:
Trang 26Năm 2007: 1833.000đ/người/tháng chưa kể lương khoán gọn nội bộ, ăn ca, lễ tết Năm 2008: 2.500.000đ/ người / tháng
2 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty.2.1 Thuận lợi
- Công ty có nhiều thuận lợi là đã có đội ngũ cán bộ quản lý dầy dạn kinh nghiệm, có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình năng nổ trong công việc .
- Công ty luôn chủ động đổi mới dây chuyền công nghệ tiếp cận sát với thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết ổn định công ăn việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên chức.
- Tập thể CBCNV và lãnh đạo Công tyđoàn kết một lòng.
2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi Công ty cũng gặp không ít khó khăn như :
-Do biến động của giá cả một số vật tư của Công ty phải nhập ngoại, Công ty lại không có ngoại tệ, số vốn lưu động dùng vào sản xuất của Công tythiếu, chủ yêú phải vay ngân hàng.
- Số lượng người đông, việc làm còn hạn chế dẫn đến không giải quyết được việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Gần đây do nhiều cơ sở sản xuất khác cạnh tranh gay gắt nên lượng sản phẩm tiêu thụ đã giảm nhiều, chủng loại và số lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế.
2.3 Phương hướng phát triển của Công ty
Tập thể CBCNV Công ty đang nỗ lực phấn đấu sản xuất kinh doanh có hiệu quả mức tăng trưởng cao, ổn định theo phương hướng:
- Đầu tư mọi nguồn lực để phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm , đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng
- Thiết kế, chế tạo hoàn thiện dây truyền chế tạo máy biến áp lực 220kV Đầu tư, hiện đại hoá dây truyền chế tạo cáp nhôm trần tải điện,
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới theo định hướng phát triển ngành cơ khí Việt Nam,
Trang 27III> Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, theo đó toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều tập chung tại phòng Tài chính kế toán Dưới các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng, làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có quan hệ trực tiếp với ngân hàng vừa hạch toán độc lập vừa hạch toán chi tiết.Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp
như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán ở công ty
toán tiÒn mặt
KÕ toán thanh
toán tiÒn gửi ngân hàng
KÕ toán mua hàng và thanh
toán với người
KÕ toán tài sản
cổ đÞnh
KÕ toán tiÒn lương và bảo
hiển xãhội
KÕ toán nguyên
KÕ toán
tập hợp
chi phÝvà tÝnh
giá thành
KÕ toán thành phẩm tiêu
thu xác đÞnh KQK
Nhân viên thống kê phân xưởng
Trang 28Chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán toàn Công ty Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng chỉ tiêu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả.
- Kế toán tổng hợp (Phó phòng Tài chính kế toán):
Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng Phụ trách theo dõi toàn bộ công tác tài chính kế toán
- Kế toán thanh toán tiền mặt:
Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: CPBH ,CPQLDN, thuế GTGT được khấu trừ, Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 1, 10, bảng kê số 1, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
- Kế toán thanh toán TGNH:
Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, ký cược, ký quỹ qua Ngân hàng Lập báo cáo, Nhật ký Chung chứng từ số 2, số 4, bảng kê Nhật ký Chung chứng từ số 2, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
-Kế toán TSCĐ:
Theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 9 và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
-Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán:
Theo dõi chi tiết nghiệp vụ mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 5.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho nguyên vật lỉệu và công cụ dụng cụ Lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho CBCNV toàn Công ty Lập bảng phân bổ số 1.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:
Trang 29Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Lập Nhật ký Chung chứng số 7, bảng kê số 4.
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm Tổng hợp doanh thu bán hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT tăng phải nộp, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ Lập bảng kê số 8, 11nhật ký chứng từ số 8, 10.
Hệ thống sổ kế toán:
Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê.
Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như sổ kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu cà công cụ dụng cụ, thành phẩm , còn sử dụng bảng phân bổ
Trình tự ghi sổ:
(Sơ đồ trang sau)
Trang 30Sơ đồ trình tự ghi chép hình thức sổ kế toánNhật ký chứng Từ
(7) (7)
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết hoặc bảng kê, bảng phân bổ liên quan.
(2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê, Nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
(3) Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan
Sổ (thẻ) kÕ toán chi tiÕt
Nhật Ký Chứng Tõ
Sổ cái
Bảng kê
Bảng tổng hợp số liệu chi tiÕt
Báo cáo tài chÝnh Chứng tõ gốc
Trang 31(4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan rồi từ các Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái.
(5) Căn cứ vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp số liệu chi tiết.(6) Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(7) Căn cứ vào số liệu Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tính khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:- Nguyên tắc xác định giá: Theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp hạch toán vật liệu xuất kho : theo phương pháp giá hạch toán ,lấy giá nhâp hàng hoá trong kỳ ở kỳ trước hoặc kỳ này làm giá xuất kho
IV Công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tại Công ty chế tạo thiết bị điện đông anh - hà nội
1.Đặc điểm tình hình chung về nguyên vât liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP chế tạo thiết bị điện:
1 Đặc điểm nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ.
Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều bước , chính vì vậy Công ty phải sử dụng khối lượng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm
Trang 32Bên cạnh đó Công ty cũng sử dụng một số loaịCCDC nhỏ phục vụ cho việc
sản xuất Tuy nhiên các loại CCDC này tương đối ít và có giá trị thấp cho nên khi xuất dùng toàn bộ giá trị của chúng được tính hết vào chi phí sản xuất chung trong kỳ.
2 Phân loại và đánh giá NVL,CCDC
2.1 Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty
+> Phân loại nguyên vật liệu
Theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụngNVL thì toàn bộ nguyên vật liệu ở Công ty được chia thành các loại như sau (và thể hiện sự phân loại đó trên các tài khoản)
TK 152.1 Nhiên liệu: Xăng
TK 152.21 - Nguyên vật liệu chính,dây điện từ -Tôn silic,dầu biến thế
+> Phân loại công cụ dung cụ
Cũng giống như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được chia thành các loại sau đây:
- Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho lắp ráp như : Bàn ren, bàn ta rô - Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho gia công như: Dao phai, búa, kìm,
khoan, cờ lê, mỏ lết, tô vít Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho bảo hộ lao động như: Quần áo, mũ, giầy ,găng tay
Trang 332.2 Đánh giá vật liệu
2.2.1 Đánh giá vât liệu nhập kho :
a> Chứng từ sử dụng đối với nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm NVL Phòng Vật tư lên kế hoạch nhập NVL Hàng tháng sau khi nhân viên tiếp liệu mang vật tư về, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sau khi đã đối chiếu hoá đơn mua hàng Hoá đơn mua hàng phải có chữ ký và đóng dấu của trưởng phòng kế toán và các đơn vị liên quan Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho thủ kho tiến hành kiểm nhận nhập kho, ghi số lượng thực nhập vào cột thực nhập trên phiếu nhập kho, ghi số lượng nhập kho vào thẻ kho và chuyển hoá đơn, phiếu nhập kho cho kế toán NVL để kế toán ghi số lượng nhập kho vào sổ kho, tính ra giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên phải có đầy đủ chữ ký của các phòng ban:Một liên lưu ở phòng vật tư.
Một liên giao cho thủ kho khi nhập hàng để vào thẻ khoMột liên giao cho người bán.
Các loại chứng từ hạch toán ban đầu có mẫu như sau: ( Trang sau)
Trang 35Địa chỉ: Đống Đa-Hà Nội.Số TK 710A-739946 NH Công thương Chương Dương - MS
STTTên hàng hoá dịch vụ
(Số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ ba trăm bốn mươi tám triệu năm trăm bảy mươi sáu nghìn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
.
Trang 36Số lượng
Đơn giá
Thành tiềnTài khoản
(1) Căn cứ vào phiếu nhập kho số K20106 ngày 5 tháng 5 năm 2009 theo hoá đơn GTGT164866 ngày 4 tháng 5 năm 2009 Nhập kho vật liệu tôn silic nhật với số lượng là 453000kg ,giá chưa thuế GTGT 67500đ/kg.thuế GTGT 10%
Trang 37Nợ TK152 (15222) : 103740000Nợ TK 133 :10374000
Tổng hợp ta có :
Nợ Tk 152: 9082696444
Nợ Tk 133: 750289677 Có Tk 111: 620630811 Có Tk 331: 9790005854
<d> Quy trình luân chuyển(Sơ đồ trang sau)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách tăng nguyên vật liệu (1) (2)
Phòng Vật tưbộ phận SX
Đơn vÞ bán