1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về văn hoá

248 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

Trang 1

— — ——

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

bE TAI CAP BO NAM 2006

MA SO: B 06 - 16

TONG QUAN KHOA HOC

NHẬN THÚC LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ VĂN HÓA

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN VĂN HÚA VÀ PHÁT TRIỂN

CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI: PGS, TS Phạm Duy Đức THƯ KÝ ĐỀ TÀI: CN Đặng Mỹ Dung`

Hà Nội, tháng 1 - 2007

Trang 2

DANH SÁCH bÁC NHÀ KHŨA HC THAM BIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 3

MỤC LỤC

Mo dau

Chương I: Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, chức năng, quy luật vận động và phát triển của văn hóa

1 Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc và bản chất của văn hóa

IL Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênh về tính chất và chức năng xã hội của văn hóa

IH Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về quy luật vận động và phát triển của văn hóa

IV Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá trong chủ nghĩa Tư bản

V Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò động lực của văn hóa

Chương II: Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

1 Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mục tiêu và nhiệm vụ của nên văn hóa xã hội chủ

nghĩa

H Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin về vai trò của văn hoá trong lãnh đạo chính trị

của Đảng cộng sản

IH Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về việc xây dựng con người, đạo đức và lối

sống trong chủ nghĩa xã hội

IV Những quan điểm cơ bản của C Mác - Ph.Ängghen và V I Lênin về giáo dục

V Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lê nin về xây dựng đội ngũ trí thức khoa học trong chủ nghĩa xã hội

Trang 4

Lênin về vai trò của báo chí cách mạng

VIII Nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa

Mác -Lênin về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

IX Nhận thức lại quan điểm của C Mác và Ph Ăng- ghen về vấn đề thị trường hàng hoá văn hoá

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã xác định cơ sở tư tưởng của nên văn hóa này là chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tầng tư tưởng để Đảng ta xây dựng đường lối và chính sách phát triển văn hóa dân tộc Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thối trào Cơng tác nghiên cứu.cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa nói riêng có phần tạm lắng xuống ở nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

đất nước, công tác nghiên cứu về chủ nghĩa Mác — Lênin đã được đẩy mạnh hơn và hàng loạt các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin đã được

công bố Thực tiễn 20 năm đổi mới vừa qua đã ngày càng chứng minh cho tính

đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng minh cho sự lựa chọn sáng suốt và

kiên định của Đảng ta Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không bị lùi vào quá khứ mà ngày càng đồng hành và chỉ rõ hướng đi cho đất nước ta Trên lĩnh vực văn hóa, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn soi sáng cho đường lối phát triển văn hóa của dân tộc ta Mặc dù vậy, những nghiên cứu để nhận thức lại những quan điểm của chủ nghĩa `

Mác - Lênin về văn hóa trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hiện thực đổi mới sôi động trên linh vực văn hóa hiện nay đòi hỏi phải trở lại với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở bình diện mới, lý giải thấu đáo và sâu sắc hơn tính khoa học, tính lịch sử và tính thời đại của những quan điểm này, khắc phục những bất cập trong nhận thức chưa đúng

hoặc thiếu toàn diện đối với lĩnh vực này

Để nhận thức một cách sâu sắc và toàn điện hơn về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề này là cần

Trang 6

của Viện Văn hóa và phát triển thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

nói riêng, của các cơ quan và các nhà nghiên cứu về văn hóa nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu để tài này là điều cấp thiết hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Quan điểm của chủ nphĩa Mác - Lênin về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩa là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tư tưởng Mác - Lênin Vấn để này đã được giới nghiên cứu Xô viết và Việt Nam quan tâm từ rất sớm, đặc biệt là vào những năm 70 — 80 của thế kỷ XX Trong các giáo trình về văn hóa, mỹ học, văn học nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu đã trở lại với quan điểm của Mác - Lênin làm điểm xuất phát để làm cơ sở

cho các nghiên cứu văn hóa của mình Ở Việt Nam đã dịch cuốn Lý luận văn hóa Mác Lênin của Ác-nôn-đốp làm tài liệu tham khảo chính trong công tác - nghiên cứu Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng do

Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn đã chú ý nghiên cứu những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

và vận dụng vào trong các bài giảng Ngoài ra, các công trình chuyên khảo của các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực văn học, nghệ thuật theo quan điểm mác xít

déu quan tam đến những ý kiến của C Mác, Ph Änghen, V I Lênin về các

lĩnh vực này như những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận

Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nhận thức lại

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa Điều này lại càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu cơ bản về

lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng ở Viện Văn hóa và phát triển

thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay Đề tài này sẽ kế thừa

các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, tập

Trang 7

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát các tài liệu đã công bố, để tài đi sâu nghiên cứu nhằm nhận thức lại các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn

hóa, khắc phục những thiếu sót và bất cập trong việc nhận thức các quan điểm:

này trước đây Từ đó, để xuất phương hướng và giải pháp nhằm quán triệt các quan điểm đó vào xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc ở nước ta hiện nay

Nhiệm vụ của đề tài:

- Lam rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội

- Xác định những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng và

phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trên một số lĩnh vực khoa học 4 Nội dung, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Từ mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

Chương ï: Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc và bản chất của văn hóa

Chương 2: Nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn dé xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Phạm vi nghiên cứu:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa là một lĩnh vực rất

rộng, bao quát rất nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động văn hóa Vì vậy

phạm vị nghiên cứu của để tài này là dừng lại ở việc tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của văn hóa, đi sâu tìm hiểu quan điểm của các nhà kinh điển mác xít về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, về một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa trong lãnh đạo chính trị; vấn để xây dựng con người, đạo đức và lối sống; vấn để phát triển

giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức; phát triển sự nghiệp văn học nghệ

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Để tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Kết hợp phương pháp lô gích và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp khảo cứu tư liệu, so sánh và dối chiếu để

thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà để tài đặt ra 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Đề tài tập trung nghiên cứu và khẳng định những quan

điểm đúng đấn chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, cung cấp thêm một số tư

tưởng liên quan đến ý kiến của các nhà kinh điển mác xít nhưng chưa được chú

ý, điều chỉnh một số nhận thức chưa chính xác về ý kiến của các ông trong lĩnh

vực văn hóa

- Về thực tiễn: Kết quả này góp phần làm cơ sở cho việc di sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trên lính vực văn hóa, tư tưởng hiện nay, đặc biệt là công tác nghiên

cứu và giảng dạy của Viện Văn hóa và phát triển ở Học viện và các Khoa Văn

hóa và phát triển ở Học viện khu vực

7 Lực lượng tham gia

Trang 9

CHƯƠNG I

_ NHẬN THỨC LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LENIN

Trang 10

I NHAN THỨC LẠI QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ NGUỔN' GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA

Văn hóa được chọn làm đối tượng nghiên cứu của khá nhiều ngành khoa

học, tự nhiên nó trở thành một thuật ngữ đa nghĩa Vì thế, để tìm hiểu nguồn

gốc của văn hóa, cần có một quan niệm thống nhất về nó để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu

Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành thống kê, phân ra các nhóm định

nghĩa văn hóa để cuối cùng rút ra một số phán đoán chung về nó như sau:

Văn hóa - đó là một phẩm chất đặc hữu chỉ thấy ở con người, nó là cái

để phân biệt giữa người và động vật Ngoài ra, văn hóa còn là dấu ấn đặc trưng cho xã hội loài người, khác về cơ bản với tổ chức của xã hội động vậi, nó là cái đo học được mà có, không phải là cái có thể kế thừa theo con đường sinh học

Văn hóa gắn với thế giới ý niệm - thế giới tỉnh thần của con người, nó được truyền lại trong lịch sử xã hội loài người, bằng việc sử dụng các hình thái biểu

tượng (ngôn ngữ)

Nhà triết học và cổ sinh học người Pháp — Viện sĩ Teilhard de Chardin

(1881-1955) đã đưa ra cách giải thích như sau về văn hóa:

Trái đất hình thành và phát triển đến một giai đoạn nào đó thì xuất hiện sự sống, ông gọi đó là sinh quyển (Biosphère) Tiếp đó là sự ra đời của tri

quyển (Noosphère) — quyển về ý thức, tỉnh thần của con người Theo ông, tri quyển là 9ăn hóa

Như vậy, văn hóa thuộc bình diện ý thức tỉnh thần của con người Để tìm

hiểu cội nguồn của văn hóa, phải đặt nó trong quá trình hình thành của loài

người ,

1 Về sự xuất hiện của loài người và văn hóa

1.1 Các giả thuyết về nguồn gốc loài người trước C Mác — Ph Angghen

Trang 11

người Tất cả mới chỉ là những câu trả lời huyền hoặc Phải đến thế kỷ XVIH vấn để nguồn gốc của con người mới được các nhà khoa học, triết gia bàn tới

Nhà Triết học Đức Can-tơ (E.Kant 1724-1804) trong cuốn Nhân học

(Anthrrôplogie 1798) viết về sự biến đổi của tự nhiên, đã nêu giả thuyết về sự

chuyển biến từ Simpanzer (Khi) thành người Thời ấy, do sự áp chế của cơ quan quản lý nhà nước và nhà thờ, nên ý kiến của triết gia còn rất dè dặt

Tiếp đó, nhà khoa học tự nhiên người Pháp La Mác (J B Lamarek 1744-

1829) đã viết cuốn Triết học động vật (Philosophisc zoologique 1809) Ông trình bày về học thuyết thay đổi và giải thích nguồn gốc loài người là đo loài

vượn biến đổi mà thành Tuy nhiên ý kiến của Lamarck còn sơ lược, nhưng đã có sức cổ vũ lớn đối với các nhà khoa học đương thời quan tâm đến vấn đề này

Đác-uyn (Charles Robert Darwin 1809-1882) nhà khoa học tự nhiên

người Anh đã nối tiếp bước đi của Lamarck

C R Đác-uyn là nhà sinh vật học lỗi lạc nhất của thế kỷ XIX, ông là cha đẻ của học thuyết tiến hoá và thuyết chọn lọc tự nhiên Đác-uyn có hai tác phẩm nổi tiếng thời ấy là:

1 “Nguén gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên” (1859) (On

the origin of species by means of Natural Selection)

Trong công trình này, Đác-uyn đã trình bày lý thuyết của ông, thâu tóm vào 2 điểm quan trọng như sau:

a) Cạnh tranh để sinh tồn (Strugge for life)

Vạn vật đều phải cạnh tranh để sinh tồn Để thực hiện trạnh tranh, mỗi

loài phải có khả năng thay đổi thường xuyên, nhằm thích ứng với hoàn cảnh xung quanh Sự thay đổi này đem lại lợi ích cho loài người ở chỗ, nhờ đó mà nó

mới tiến hoá được

b) Chon loc tu nhién (Natural Selection)

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, sinh vật nào có khả năng tự biến đổi, đủ điều kiện thích ứng tốt với ngoại cảnh thì nó tồn tại Ngược lại, loài sinh vật nào tỏ ra yếu kém, không có khả năng thích ứng với ngoại cảnh, thì nó sẽ bị

Trang 12

Cuốn sách của Đác-uyn ra đời đã gây một cú sốc nhận thức trong giới

khoa học tự nhiên, nó đảo lộn toàn bộ suy nghĩ của người đương thời Từ xưa đến nay, người ta tin theo thuyết “bất biến” trong Kinh Thánh nói rằng: mọi sinh vật đêu được Chúa trời sinh ra trong 6 ngày sáng thế, và cứ như thế mà sinh sôi nẩy nở mãi mãi Nay theo Đác-uyn ~ vạn vật đều biến đổi ngoài ý

Chúa

2.Vận dụng lý thuyết trên đây vào đời sống loài người (12 năm sau), Đác-uyn cho xuất bản công trình quan trọng thứ hai: “Nguồn gốc con người và sự chọn lọc gidi tinh” (Ch Darwin The Descent of Man and Selection in ˆ Relection to Sese Vol I London 1871) Công trình này có 6 chương Dưới day

chúng tôi xin giới thiệu bản tóm lược của giáo sư nhân chủng học Nguyễn Đình Khoa, trong sách “Nguồn gốc loài người trong tiến hóa” của ông

Chương I Tác giả nêu ra những chứng cứ về quá trình biến đổi tiến hóa của con người từ các động vật cấp thấp mà nên, như: sự giống nhau về cấu trúc và chức năng giữa người với giống vượn hình người; Sự giống nhau về quá trình

phát triển phôi và những đặc điểm trong sự phát triển của bào thai; Sự bảo lưu

một số cơ quan bị thoái hóa ở người đã hết tác dụng hay chỉ còn tác dụng

không đáng kể như: vành sụn tai, mí góc mắt, răng hàm H3, lớp lông trên thân,

xương cụt cột sống, có cội nguồn từ các loài thú bậc thấp

Chương II Trình bày phương thức phát triển tiến hóa ở người từ động vật Theo Đác-uyn là do các qui luật biến đổi từ tác động của môi trường, tác

động của vận động hay không vận động của cơ quan , chủ yếu là do chọn lọc tự nhiên, động lực của tiến hóa Chứng cứ là: sự mất đuôi ở vượn bậc cao và ở người, mất hay giảm bớt lông trên thân, giảm số lượng tuyến sữa Gặp trường

hợp có người bẩm sinh còn giữ hai dãy vú đối xứng nhau ở phần ngực và bụng, hoặc có người lông dày phủ khắp thân mình, tác giả gọi đó là hiện tượng “lại giống” (atavism) Một số đặc điểm riêng có ở người như: đáng đi thẳng trên hai chân, hình thành bàn tay, phát triển não, tiếng nói có âm tiết , tác piả cũng xem đó là do tác động của chọn lọc tự nhiên Một tác nhân có vai trò đặc biệt ở

người là sự chọn lọc giới tính như dùng âm thanh để tổ tình cảm với nữ giới,

Trang 13

hoặc để thách thức tình địch Loại âm thanh này về sau trở thành ngôn ngữ

trong giao tiếp Đác-uyn cho rằng: sự giảm và làm mất lông trên thân để làm

đẹp có liên quan đến sự chọn lọc giới tính Hai quá trình chọn lọc ở người luôn

có sự tác động qua lại và có quan hệ tương hỗ

Chương HH và IV Tác giả so sánh khả năng tỉnh thần giữa người và động

vật có vú bậc cao, và cho rằng: sự khác biệt giữa chúng chỉ có ý nghĩa về số

lượng, không có ý nghĩa về chất Xem xét một số biểu hiện bản năng như: sự cảm nhận, tò mò, bất chước, chú ý, trí nhớ, óc tưởng tượng, nhận thấy các bản

năng này ở người và ở động vật có vú bậc cao là rất gần gũi Thco tác giả; so

với động vật thuộc bộ linh trưởng, con người không có khả năng gì mới lạ, kể

cả khả năng sử dụng công cụ, khả năng ngôn ngữ, lý trí, tự nhận thức, cảm thụ

cái đẹp, tin vào Thượng dé!

Đác-uyn còn quan tâm tìm hiểu vấn để đạo lý ở người, ông giả định rằng: cội nguồn của đạo lý là từ bản năng xã hội của động vật mà sinh ra

Chương V: Ở chương này Đác-uyn tìm hiểu về khả năng tỉnh thần và đạo lý của người nguyên thuỷ và của người sống trong xã hội văn minh Theo tác giả thì khả năng này hình thành là do: Thứ nhất, có sự tác động của chọn lọc tự nhiên khích lệ, đã tạo thuận lợi cho những người có năng khiếu tính thần phát

triển, làm cho sự đoàn kết ở cộng đồng thêm chặt chế; Thứ hai, nếp ứng xử

mang lại lợi ích cho xã hội được truyền lại cho thế hệ sau

Đối với các dân tộc văn minh thì năng lực và nhiều giá trị khác ở họ cũng do chọn lọc tự nhiên mà phát triển Đối với một dân tộc hay một số cá

nhân đặc biệt nào đó, tác giả cho rằng tiến bộ và thành đạt của họ còn do

nguyên nhân lịch sử nữa -

Chương VI: Chương này để cập tới một số vấn để gắn với quá trình phát

sinh loài người như: vị trí con người trong hệ thống tự nhiên, quan hệ họ hàng

giữa người và vượn, cái nôi đầu tiên và niên đại xuất hiện loài người Theo tác giả, thì nguyên lý xây dựng thang phân loại cần phải dựa nhiều đặc điểm, có thể có cả một số đặc điểm ít quan trọng đối với đời sống Như vậy, con người

không thể cách biệt qúa nhiều với con vượn mà giữa chúng có hàng loạt đặc

Trang 14

người là một thành viên cổ xưa nào đó, nằm trong một nhóm vượn hình người Đac-uyn cho rằng: quê hương (cái nôi) đầu tiên của con người là ở Châu Phi,

tại đây giống vượn lớn hình người đã từng tồn tại, mà nay đã tuyệt chủng Tác giả giả định thời kỳ giống vượn khôn ngoan tách khỏi họ vượn hình người mũi

hẹp để tiến hóa theo hướng thành người Hominid là vào Kỷ địa chất Eoxen

(cách đây khoảng 58 triệu năm) Ngày nay các nhà nghiên cứu xác định, thời kỳ này thuộc kỷ Mioxen — cách đây vào khoảng 23,7 triệu năm)

Dựa trên những thành tựu khoa học của thế giới vào nửa dau thé ky XIX, Đác-uyn đã trình bày những kiến giải về nguồn gốc tiến hóa từ vượn đến người

Đây là một giả thuyết khoa học táo bạo, dũng cảm, trước nay chưa từng có, đặc

biệt là nó bác bỏ quan niệm duy tâm thần bí của nhà thờ Thiên chúa giáo, xem Chúa là ngôi chúa tế sáng tạo ra muôn vật bao gồm cả con người, đồng thời nó đặt nên móng cho các ngành cổ nhan loại học, khảo cổ học sẽ chứng minh giả

thuyết khoa học trên đây bằng các hoạt động thực tiễn của họ

Ghi nhận cống hiến của Đác-uyn, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen đã viết: “Cần chỉ ra rằng học thuyết của Đác-uyn là sự ,

chứng minh thực tiễn cho khái niệm cha Hé-ghen về mối liên hệ nội tại giữa

tính tất yếu và tính ngẫu nhiên”!

Ngoài ra bằng mẫn cảm khoa học Đác-uyn đã có một dự đoán chính xác

về cái nôi sinh thành của loài người là ở châu Phi Ông còn nêu lên một số tiền để sinh vật dẫn đến hình thành loài người, là: đi thẳng, nhờ đó đôi tay được giải

phóng, tạo ra công cụ để sinh sống và tự vệ Cũng như Arisiốt, Đác-uyn xem người là động vật xã hội

Tựu trung, Đác-uyn đã nhìn nhận tác động của chọn lọc tự nhiên như một động lực tiến hóa làm cho vượn thành người - tức một động vật văn hóa Từ nhận định trên, ta có thể suy ra rằng: theo Đác-uyn thì tiến hóa sinh vật chính là nguồn gốc sinh thành của văn hóa, mà động lực đối với quá trình sinh

thành ấy là sự chọn lọc tự nhiên trong giống động vật linh trưởng

Tất nhiên, đây là quan niệm sai lầm của Đác-uyn mà đương thời Ph.Angghen đã phê phán Ông viết: “Sai lầm của Đác-uyn chính là ở chỗ đã

Trang 15

trộn lẫn hai điểu hoàn toàn khác nhau trong thuyết của ông về chọn lọc tự

nhiên hay là sự sinh tồn của những loài thích nghỉ tốt nhất:

- Sự chọn lọc do sức ép của sinh sôi quá thừa, ở đây trước hết có thể là những loài khoẻ nhất sẽ tồn tại, nhưng cũng có thể là những loài yếu nhất về một mặt nào đó

- Sự chọn lọc nhờ có thể thích nghi nhiều hơn với những điều kiện đã thay đổi: ở đây, những loài tồn tại là những loài đã thích nghỉ nhiều hơn với

những điều kiện ấy; nhưng nói chung, sự thích nghỉ này có thể là tiến hóa, mà cũng có thể là thoái hóa (Thí dụ: thích nghỉ với cuộc sống ký sinh chẳng hạn thì luôn ln là thối hóa)

Ở đây, điều căn bản là mỗi một bước tiến trong sự phát triển của giới hữu cơ, đồng thời cũng là một bước thoái, vì nó củng cố sự phát triển một chiều và loại bỏ khả năng phát triển nhiều chiều

Nhưng đó là một định luật cơ bản”!,

Thiếu sót của Đác-uyn còn biểu hiện ở chỗ, ông quá nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa loài vượn bậc cao và loài người cả về hoạt động tinh thần, tâm

lý và đạo đức Điều hiển nhiên là sự ngộ nhận Ngày nay, hầu hết giới khoa học đều quan niệm: văn hóa là cái duy nhất thuộc về loài người

Đác-uyn có nói đến hiện tượng đi thẳng, đôi tay được giải phóng, chế tác công cụ, nhưng chưa đánh giá đúng vai trò của lao động (sáng tạo) trong qúa

trình hình thành loài người Điều ấy phải đợi đến Ph.Ăngghen

Tóm lại, lý thuyết tiến hóa sinh vật của Đác-uyn đáng được ghi nhận là

một thành tựu khoa học lớn lao của thế kỷ XIX, nhưng vấn để nguồn gốc sinh thành của loài người vẫn còn là câu chuyện thời sự cần tiếp tục tìm hiểu

12 Sự giải thích khoa học về nguồn gốc loài người của

Ph.Ăngghen

Toàn bộ ý kiến của Ph.Ăngghen về nguồn gốc loài người được trình bày

trong bài viết “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn

Trang 16

thành người”! Bài viết này có 18 trang (khoảng dưới một vạn từ tiếng Việt) là một phần trong tác phẩm “'Biện chứng của tự nhiên” (Biên soạn vào những năm 1873-1886) Ph.Ănggphen hoàn thành bài viết trên vào tháng 6 năm 1876 (Sau 5

năm cuốn sách của Đác-uyn “Nguồn gốc con người và sự chọn lọc giới tính) và

đến năm 1896 mới công bố

Mở đầu bài này, Ph.Ăngphen viết: “Các nhà kinh tế chính trị khẳng định

rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải, Lao động đúng là như vậy, khi đó

đối với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của

cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một

mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra

bản thân con người”?,

Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người là ý tưởng chủ đạo được

trình bày trong suốt bài viết của Ph Ăngghen

Trước hết, dựa vào sự phân tích của Đác-uyn, Ph.Ángghen cho rằng: đi

thẳng là bước quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người

Do đi thẳng mà hai chỉ trước được giải phóng, Ph.Ăngghen phân tích: “Bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao

động Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng mới, nhờ di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các

cơ, các gân và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của xương nữa, và cuối

cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tỉnh luyện thừa hưởng được đó vào những động tác mới ngày càng phức tạp hơn, mà bàn tay con người mới đạt được trình ˆ độ hoàn thiện khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Ra-pha-en, các pho tượng của To-van-xen và các điệu nhạc của Pa-

ga-ni-ni”2,

Sự phát triển của lao động đưa đến kết quả tất yếu là gia tăng các mối liên hệ trong giao tiếp xã hội Nhu cầu giao tiếp xã hội đòi hỏi con người “phải

C Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Đã dẫn Bài “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, tr 641-658

Trang 17

nói với nhau một cái gì đây” Nhu cầu đó thúc đẩy mọi người dần dần luyện tập

“cách phát ta những âm vận nối tiếp nhau” Đó chính là nguồn gốc của ngơn

ngữ Ơng phân tích: “Đem so sánh con người và các loài vật, người ta thấy rõ

rầng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động”

“Tóm lại, trước hết là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó

là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người”!,

Lý thuyết về nguồn gốc loài người của Ph.Ăngghen đến đây đã trình bày đầy đủ: Lao động là nguồn gốc của ngôn ngữ Lao động và ngôn ngữ là hai sức

kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển biến thành bộ óc người

— tức bộ óc của một động vật văn hóa (cultural animal) Ở nước ta một thời, khi

bàn về nguồn gốc của văn hóa của văn chương, nghệ thuật, giáo trình nào cũng trả lời như nhau rằng: lao động là nguồn gốc của chúng Và hiểu lao động là sức vận động của cơ bấp - lao động chân tay (vì thế trường học nào cũng có ,

chương trình giáo dục lao động (chân tay) cho học sinh, sinh viên)

Cách hiểu như trên là không đúng với tỉnh thần của Ph.Ăngghen trong bài viết của ông

Tiếp theo đoạn phân tích tổng qúat về “Lao động và ngôn ngữ” là hai

động lực chủ yếu làm biến đổi từ vượn thành người, Ph.ĂÄngghen còn so sánh phương thức kiếm sống của loài vượn với lao động của xã hội người Ông chỉ ra rằng: “Đàn vượn chỉ biết ăn sạch những thức ăn sẵn có trong khu vực mà điều

kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của đàn vượn khác đã hạn định cho chúng” Nói khác đi là, loài vượn không hề biết tự tạo ra thức ăn (như chăn nuôi hay trồng trọ mà chỉ ăn những thứ có sẵn trên mặt đất Ph.Ängphen gọi phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh tế chiếm đoạt” Rồi ông nhận định: “tất cả

những cái đó (Cách kiếm ăn của vượn - Chú thích của HV) không phải là lao động theo đúng nghĩa của nó Lao động phải là lao động theo đúng nghĩa của nó Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ”

Trang 18

Nhận định trên đây của Ph.Ăngghen vô cùng quan trọng, nó khắc phục một nhầm lẫn, mà lâu nay mọi người thường quan niệm: lao động chỉ là lao

động chân tay Thực ra thuật ngữ lao động trọng bài viết của Ph.Ăngghcn không chỉ thuộc phạm trù kinh tế - lao động sản xuất vật chất, mà là và chủ yếu

là nói về lao động sáng tạo — tức hoạt động tỉnh thần của con người Chính hoạt

động này - lao động tinh thần mới là động lực chính tác động vào qúa trình

chuyển biến từ vượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa

1.3 Nguồn gốc của con người và văn hóa dưới ánh sáng của khoa cổ

nhân loại học

Phần trên đã trình bày, văn hóa là sản phẩm chỉ có ở con người, là cái

dùng để phân biệt giữa loài người và giống vật Do văn hóa gắn chặt với con

người, cho nên để xác định cội nguồn của văn hóa, không gì hơn là tìm hiểu nó trong bối cảnh sinh thành của loài người

Con người thuộc bộ linh trưởng trong loài có vú, xuất hiện vào khoảng 70 triệu nam cach day

Một số đặc điểm của bộ linh trưởng là:

a/ Cánh tay dài và bàn tay linh động;

b/ Khối óc lớn để điều khiển đôi cánh tay và bàn tay ấy; c/ Mắt có khả năng phân biệt được mầu sắc;

d/ Khả năng phát ra âm thanh phong phú;

đ/ Có tính tò mờ;

e/ Có xu hướng thiết lập đẳng cấp (tôn ty) trong một bay đàn

Nhờ có những đặc điểm trên, các loài thuộc bộ linh trưởng thường sống

trên cây (nắm cành cây bằng bàn tay), thám sát bằng mắt nhìn và sờ mó (hơn là

ngửi bằng mũi), có xu hướng ngồi lên hai chỉ sau (để hai chỉ trước được tự do hành động), có khả năng ném chính xác

Bất cứ loài động vật nào sống thành bẩy đoàn thì đều phải có cơ chế điều chỉnh để bảo vệ sự ổn định của cộng đồng Cơ chế này biểu hiện ra ở các mô hình ứng xử, đã trở thành tập tính của động vật Đối với các lồi cơn trùng hoặc ˆ chim chóc thì mô hình ứng xử có sẵn từ khi lọt lòng Đó là bản năng được di

Trang 19

năng đó không đủ mạnh, cho nên chúng có tuổi ấu thơ kéo dài, để có thời gian chăm sóc, dạy đỗ lớp trẻ về cách ứng xử nhằm vận thông với đồng loại Sự vận

thông đó ở các loài vượn cao cấp được thực hiện bằng hệ thống cử chỉ, âm thanh, còn ở loài người thì thực hiện bằng các hệ ngôn ngữ và cuối cùng là văn

tự - một phương tiện thân kỳ làm nên đời sống tỉnh thần của con người

Sự hình thành con người —- một động vật tỉnh thần kỳ diệu của vũ trụ là

một quá trình lâu dài Nhà Triết học Đức I Herder (1744-1802) đã viết:

“Chúng ta còn chưa phải là người, mới chỉ là những con người đang hình thành

mà thôi”' Câu nói đó ngày nay ngẫm ra vẫn còn đúng

Đến đây, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt về quá trình hình thành từ Vượn

đến Người như sau:

1 Người khéo léo (Homo habilis)

Khoa nhân chủng học hiện đại cho rằng: đại biểu đầu tiên của dòng họ Homo (vượn người) là người khéo léo Khảo cổ học cho biết: năm 1963 nhà nhân học người Anh L Liki da tim thấy ở Tan-gia-ni-ka (Đông Phi) trong lớp đất khảo cổ học ở Tan-gia-ni-ca (Đông Phi) những tàn dư của giống người cổ,

gồm: mảnh vỡ xương chỏm hộp sọ, xương hàm, xương bàn tay, bàn chân

Người ta đặt tên cho giống người này là Australopithecus (người vượn phương Nam) Vượn phương Nam có chiều cao là 120 cm, dung tích sọ vào khoảng

600cm Điều thú vị là trong lớp đất khảo cổ ấy, người ta còn tìm thấy viên đá -

cuội có dấu vết ghè đẽo Có lẽ đó là công cụ đá đầu tiên do bàn tay vượn người chế tác ra Nhờ thành tựu đó, vượn Australopithecus được gọi là “Người khéo léo”, ra đời cách đây từ 1 đến 2 triệu năm

Với việc chế tác ra công cụ đầu tiên, người ta nói: người vượn Australopithecus bất đầu tạo ra những sản phẩm vật chất Khảo cổ học phương

Tây gọi đó là văn hóa vật chất (chữ văn hóa lúc này có nghĩa là sự chế tác) 2 Người đứng thẳng (Homo Erectus)

Nhờ chế tác ra công cụ, vượn phương Nam dần dần trở thành người đứng thẳng, khảo cổ học gọi đó là người tối cổ Người vượn Pithecanthropus

! Dẫn theo Gô-re-lốp A A Văn hóa học Sách giáo khoa (bản tiếng Nga) Mat-xco-va 2001,

Trang 20

tìm thấy ở Java (In-đô-nê-xia), có niên đại 800.000 năm cách đây, và người

vượn Sinanthrropus có niên đại 500.000 năm tìm thấy ở Chu Khẩu Điểm Bắc

Kinh là thuộc loại này Người Simanthrropus cao 150cm, dung tích sọ vào khoảng 900cm”, nó biết sử dụng các loại công cụ như : dao, mỗi khoan, cái

kẹp, rìu tay; nó còn biết ăn thịt, dùng lọ gốm và biết sử dụng lửa

Người khéo léo cũng như người đứng thẳng sống giữa thiên nhiên, rất

hoà hợp với môi trường xung quanh Đứng thẳng được xem là một trong những khác biệt quan trọng giữa con người và động vật, vì rằng đôi tay được giải phóng có thể thực hiện nhiều thao tác khác Người đứng thẳng đã tạo ra những công cụ tương đối phức tạp, góp phần làm biến đổi môi trường xung quanh một

cách nhanh chóng ,

3 Người thượng cổ (Homo — Sapiens Néanderthalenais)

Người Néanderthal (gọi tắt đã khá thành thạo trong kỹ thuật chế tác và trạm khắc đá Đó là con người có vai rộng, vững chắc, quai hàm bạnh ra phía trước, khuôn mặt hung dữ, dung tích sọ não là 1.500cmỶ Với sự xuất hiện người Néanderthal (còn gọi là người tuyết), xã hội bắt đâu phát triển mạnh mẽ

Họ sống thành các nhóm lớn trong hang động, biết dùng lửa, công việc chính của họ là cùng nhau săn bắt, thạm chí cả những loài thú lớn Công việc săn bắt

thú lớn cùng với những cuộc tranh giành hang động với thú dữ làm nơi ở, khiến các nhóm người Néanderthal đã liên kết thành những tổ chức tương đối chặt chẽ

Dấu hiệu quan trọng đặc biệt của thời kỳ này là người Néanderthal đã biết dùng thổ hoàng làm phẩm mầu để bôi lên người; và quan trọng hơn là ở họ

đã thấy xuất hiện dấu vết mộ táng chôn người chết Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều mộ táng của người Néanderthal, nổi tiếng nhất là các mộ trong hang động Mút-xchi-ê và hang La Phe-rát-xi ở Tây Âu

Từ sự kiện trên, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là cú hích quan trọng

trong tiến trình hình thành loài người, là dấu hiệu manh nha về đời sống tính

thần của con người, mặc dù lúc này nó còn đang ở thế tiểm ẩn và huyền bí

Trang 21

Về sau, mai táng người chết trở thành một phong tục thiêng liêng - đó là

ngọn nguồn của tôn giáo, của đạo đức, của đời sống tỉnh thần con người Nói

con người là một động vật tỉnh thần là theo nghĩa này Về mặt nhận thức, tục mai táng thân xác người chết nói lên con người bắt đầu có ý niệm về cái chết như một sự kiện thiêng liêng và đối lập với nó là sự sống Sự sống và cái chết là một cặp ý niệm đầu tiên làm nên cuộc đời của một con người Khi con người có

ý thức về sự sống và về cái chết của bản thân, tức là lúc nó đã tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên để trở thành người khôn ngoan hiện đại

4 Người khôn ngoan hiện đại (Homo Sapiens — Sapiens)

Sự xuất hiện của người khôn ngoan hiện đại mà đại diện là người Cơ-rô-

ma-nhôn — giống người tìm thấy tại ngôi mộ vùng Cơ-rơ-ma-nhơm (Pháp), hồn tồn giống như chúng ta ngày nay về diện mạo và chiều cao Đây là giai đoạn quyết định của sự hình thành loài người Khảo cổ học xếp giai đoạn này vào thời hạu kỳ đá cũ, xẩy ra cách đây từ 100.000 đến 50.000 năm Sự tiến hóa

về sinh học đến đây là chấm dứt, thay vào đó là quy luật tiến hóa trong đời

sống xã hội Điều đáng quan tâm ở thời kỳ này là, bên cạnh những thành tựu về kỹ thuật chế tác đá liên tục phát triển, về các nghỉ thức đưa tiễn người chết đã đã thành phong tục, người ta thấy xuất hiện những pho tượng người và động vật

bằng đá tại các di chỉ khảo cổ đá cũ hậu kỳ, và quan trọng nhất là sự ra đời

những tranh vẽ có mầu trên vách hang động Từ Tây Âu cho đến các hang động

ở phí Đông Xi-bi-ri, ngành khảo cổ phát hiện ra rất nhiều tranh hang động, nhưng nổi tiếng nhất là các bức tranh vẽ trên hang động ở hai nước Pháp và Tây

Ban Nha (gọi chung là nền nghệ thuật Phờ răng cô - Căng-ta-bơ-rích) Những động vật như: ngựa, hươu, bò tót, dê, ma-mút được các nghệ sĩ nguyên thủy

miêu tả khá chính xác trên một mặt phẳng có bố cục gọn gàng Khi tả đàn súc

vật chạy, ta có thể nhận ra tiết tấu sinh động trong bức vẽ đó Sự hiện diện của

những bức tranh trên vách hang nói lên đời sống tỉnh thần của người đã được thể hiện ra ngoài thành hình ảnh Người ta gọi đó là “đời sống tỉnh thần khả kiến” (có thể nhìn thấy), khác với giai đoạn trước, đời sống tỉnh thần của người

Trang 22

của người Néanderthal, mới chỉ thấy những nét vẽ loằng ngoằng, rối rắm, tựa như cuốn chỉ rối, chưa ra hình thù nào cả

So sánh trình độ thể hiện ở giai đoạn, nhận thấy người Cơ-rô-ma-nhôn đã

có tiến bộ vượt bậc so với người Néanderthal Có thể đoán rằng: Ở người Néanderthal đã manh nha đời sống tính thần nhưng cồn bí ẩn, họ chưa có tiếng

nói, chỉ có tiếng kêu; còn ở người Cơ-rô-ma-nhôn thì tiếng nói đã thành âm tiết (biểu hiện ở việc miêu tả các con vật thành những hình ảnh riêng rẽ, thậm chí người ta còn diễn tả những cảnh sắn bắn thú vật có bố cục rõ ràng) Do thực tế này người ta đã phỏng đóan rằng: tiếng nói con người đã bất đầu tạo ra những câu đơn giản, các hình thức quy ước đang dần dần hình thành trong đời

sống thị tộc

Đoạn phân tích trên đây hoàn toàn trùng hợp với nhận định của

Ph.Ăngghen, rằng: Trước hết là lao động (minh chứng bằng sự phát triển kỹ

thuật chế tác công cụ - Chú thích của HV) và đồng thời với lao động là ngôn

ngữ (minh chứng bằng nghệ thuật hang động ở Pháp và Tây Ban Nha - Chú thích của HV); đó là hai kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc của vượn dần dần chuyển biến thành bộ óc của người, như trên đã chỉ ra

Nhờ sự xuất hiện của ngôn ngữ, hoạt động tỉnh thần của con người phát triển mạnh mẽ và trở nên đa dạng Dựa theo tiến trình phát triển văn hóa tỉnh

thần tính từ người khôn ngoan hiện đại ra đời đến nay, người ta nhận thấy có7 ˆ

loại hình thái tỉnh thần như sau':

a/ Huyền bí {mystc — ra đời cách đây từ 300.000 đến 200.000 năm

b/ Nghệ thuật {ra đời cách đây 200.000 đến 50.000 năm

c/ Huyền thoại {10.000 năm cách đây đ/ Triết học {2.500 năm cách đây

đ/ Tôn giáo {2.000 năm cách đây

e/ Khoa học {Lay mốc tit nam 1600, tttc 400 nam cách đấy

g/ Hệ tư tưởng {Lấy mốc từ Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, tức hơn 200 năm cách đây

Trang 23

Toàn bộ các hình thái trên đây đều thuộc văn hóa tỉnh thần, chúng xuất

hiện sớm muộn, trước sau, nhưng tất cả còn tồn tại đến ngày nay

Như vậy, sự khác nhau giữa con người và động vật chủ yếu không phải thể hiện trong đời sống vật chất, mà chính là trong đời sống tỉnh thần tức văn

hóa, là cái hoàn toàn vắng mặt ở động vật Chính văn hóa tỉnh thần đã sản sinh

ra con người theo nghĩa toàn diện của từ này Câu nói: con người là một “động

vật tỉnh thần” là hoàn toàn đúng nghĩa 2 Về bản chất của văn hóa

Trong bài viết “Sự thay đổi khung khái niệm văn hóa học ở nước Nga thời kỳ hậu xô viết”!, chúng tôi nhận thấy các nhà triết học Liên xô trước đây

thường say mê các vấn để mang tính bản thể luận Trong lĩnh vực văn hóa thì đó là các vấn để: Bản chất của văn hóa, Bản chất của con người Ngày nay, các vấn đề trên đây hầu như không thấy có mặt trong các giáo trình văn hóa học xuất bản mà thập niên cuối thế kỷ trước trở đi ở nước Nga Sở dĩ có tình hình trên, vì có nhiều nhà khoa học danh tiếng cho rằng: Kiến thức của nhân loại ngày nay chưa đủ sức trả lời câu hỏi về bản thể luận, ví dụ như câu: Bản thể của vũ trụ là gì? Mọi lời giải đáp đều mang tính giả thiết

Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 10 năm 2003 có giới thiệu bài “Bản chất

văn hóa” Của Đavid Hicks - tiến sĩ nhân loại học ở Đại học Oxforrd, dạy tại Dai hoc quéc gia New York va Margazet A Grognne - tiến sĩ nhân loại học

cua Dai hoc quéc gia New York

Bài viết trình bày về “Khái niệm văn hóa”, trong đó có các ý như: Văn hóa là tổng thể; văn hóa là một hợp thể thống nhất; văn hóa là sự vận động,

Văn hóa là cái duy nhất thuộc về con người; Văn hóa là cái đối nghịch với tự

nhiên

Từ điển triết học do Mô-den-tan làm chủ biên cho biết: “Bản chất là một phạm trù triết học phản ánh toàn bộ những khía cạnh quan trọng và chung nhất

của tất cá các sự vật và quá trình trong thế giới Bản chất - đó là một tổng thể

! Xem Thông tin Văn hóa và phát triển của Viện Văn hóa và phát triển thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Số 05, tháng 8/2005

Trang 24

các mối liên hệ, quan hệ sâu sắc của những quy luật bên trong, xác định những

đặc điểm cơ bản và các xu hướng phát triển hệ thống vật chất”"

Từ định nghĩa này, nhận thấy bài viết của hai tác giả Hoa Kỳ mới nêu lên một số khía cạnh hay thuộc tính của văn hóa mà chưa phải là bản chất của nó

Vậy bản chất văn hóa là gì?

Theo thần học (Thiên chúa giáo) thì đó là thế giới sáng tạo của Chúa,

còn theo Từ điển triết học Rô-den-tan thì văn hóa là toàn bộ những giá trị về vật chất và tỉnh thần mà loài người đã và đang sáng tạo ra trong qúa trình hoạt

động thực tiễn xã hội — lịch sử, những giá trị ấy xác định mức độ đạt được về

mặt lịch sử của sự phát triển xã hội” Văn hóa còn có thể là thiên nhiên thứ hai

của con người (triết gia Đức I Herder) là bình diện tinh thần của thế giới nhân

tạo (nhà khoa học Pháp Abrraham Moles); là tri quyển (Noosphere) — quyền về ý thức, tỉnh thần của con người (Viện sĩ Pháp Teilhard de Chardin); là thế giới ý niệm (học giả người Nga Ra-du-ghin A.A); 1a thé giới tỉnh thần thế tục (nhà

nghiên cứu Nga Gô-re-lốp A A.); là thế giới biểu tượng (học giả Đức Cassirer

E), là thế giới ký hiệu học (luri Lôt-man GS Liên Xô); là thế giới ngôn ngữ (nhà khoa học Pháp Strass C L.).v.v Mỗi cách trả lời trên đây đều có thể đúng nếu đặt văn hóa vào trong một bối cảnh cụ thể, nói khác đi là nó có điểm

khả thủ, nhưng nó chưa đủ sức khái quát nói lên cái bản chất nhất rút ra từ trong toàn bộ những bình diện khác nhau của văn hóa

Các nhà lý luận văn hóa mác-xít khi trình bày về bản chất của văn hóa,

thường dựa vào quan niệm của C Mác và Ph.Ăngghen nói về các lực lượng bản

chất người

Trong sách Bản thảo Triết học, C Mác đã dẫn ra một câu nói rằng: “Chúng ta nhận thấy lịch sử công nghiệp và sự tôn tại của nên công nghiệp là

! Từ điển Triết học (bản tiếng Nga) do M M Rô-den-tan làm chủ biên Tái bản lần thứ 3, Nxb Chính trị Mát-xcơ-va 1972, tr.402

? Đã dẫn, tr 198

Trang 25

quyển sách mở của các lực lượng bản chất người” Ö một tác phẩm khác C Mác và Ph.Ăngghen đã viết “Của cải là gì nếu không phải là sự biểu hiện tuyệt đối của những tài năng sáng tạo của con người, không cân đề tiên đề nào khác ngoài sự phái triển lịch sử đã có, sự phát triển vốn lấy cái chính thể của phái triển làm mục đích từ thân, tức là mọi lực lượng bản chất người, bất chấp quy

luật đã định”? Ổ_ một cuốn sách khác nữa, hai ông còn viết: “Căn cứ vào mức

độ được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con

người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con

người”,

Dựa theo các đoạn trích dẫn trên đây, nhận thấy C Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích tính chất xã hội của các lực lượng bản chất người Một trong các lực lượng bản chất ấy là sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người Đây

không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên, mà chúng

sinh ra và biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển của văn hóa Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua hoạt động thích ứng và cải tạo thế giới của con người

Giôn Éc-hác (Jonh Erhart) - nhà nghiên cứu văn hóa người Đức nhận ra - trong hai tác phẩm Gia đình thần thánh và Hệ tư tưởng Đức, C Mác và Ph.Angghen đã đặt đối lập hai quan niệm: “Lao động như một phạm trù kinh tế và lao động như hoạt động sáng tạo” với nhau" Nếu phương diện kinh tế của

lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất, thì phương diện văn hóa của lao

động là sáng tạo — biểu hiện của các lực lượng bản chất người Đó chính là quá trình sức sáng tạo được vật thể hóa trong các hoạt động thích ứng và cải tạo thế

giới, trong đó có bản thân con người :

Tóm lại, theo ý kiến của C Mác và Ph.Ănggphen thì khái niệm lao động

nói ở đây là hoạt động sáng tạo — hiện tượng thuộc về bản chất người, là hiện

C Mác và Ph.ăngghen Tác phẩm (Tiếng Nga) T3, tr.3

?C Mác và Ph.ãngghen Tác phẩm (Tiếng Nga) T16 Ph.], tr.476

1C Mác và Ph.ăngghen Những tác phẩm thời trẻ Mát-xcơ-va 1956 (Tiếng Nga), tr.587

Trang 26

tượng tự do của tư chất tỉnh thần và thể chất của con người Lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa

II NHẬN THỨC LẠI QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÍNH

CHẤT VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA VĂN HÓA

1 Quan niệm chung vẻ tính chất và chức năng xã hội của văn hóa

Học giả người Pháp J Derrida từng nói: “Văn hóa là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng đối với những ai ngày nay đang tìm cách suy

nghĩ về nó”!, Cách nói của ông tuy có phần “bất khả trị” nhưng nó chứng tỏ sự

đa dạng, phong phú của văn hóa Ngày nay, chúng ta khó có thể thống kê được:

có bao nhiêu định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa Chúng ta chỉ có thể

phân loại thành các nhóm định nghĩa khác nhau Các nhà khoa học đã thống kê và chia các định nghĩa văn hóa thành 12 nhóm, mỗi nhóm nhấn mạnh vào một

khía cạnh nào đó của văn hóa phù hợp với cách tiếp cận của người nghiên cứu”

Từ đấy có những quan điểm khác nhau về tính chất và chức năng xã hội của văn hóa

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt 2004, tính chất là “đặc điểm riêng của sự

vật, hiện tượng, làm phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác loại” Chức năng là “tác dụng, vai trò bình thường hoặc đặc trưng của một người nào, một

cái gì đó” Như vậy, tính chất của văn hóa là những đặc điểm riêng có của văn

hóa; chức năng xã hội của văn hóa là tác dụng, vai trò, đặc trưng của văn hóa

được thể hiện trong xã hội

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có quan điểm chung khi khẳng định

văn hóa có tính chất giai cấp, dân tộc và nhân loại Tuy nhiên, cũng có những nhà nghiên cứu (chủ yếu là các học giả tư sản) cho rằng văn hóa không có tính

chất giai cấp Trước đây, khi cuộc đấu tranh giai cấp lên cao, họ cho rằng văn hóa mang tính chất dân tộc Đến nay, khi quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang

diễn ra rộng khắp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã

hội, các học giả này lại khẳng định văn hóa có tính toàn cầu, tính chất nhân loại

! Dẫn theo Hồ Sĩ Quý: Từn hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb CTQG, H.1999, tr.28

? Xem Hoang Vinh: Mdy van đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay,

Trang 27

Về chức năng xã hội của văn hóa, các nhà nghiên cứu đều thống nhất

văn hóa có chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ Bên cạnh đó cũng có nhiều tác giả cho rằng ngoài những chức năng trên, văn hóa còn có các chức năng xã hội khác như: thông tin, tích lũy, giao tiếp, dự báo, giải trí Ngày nay, có nhà nghiên cứu hiểu chức năng xã hội của văn hóa như

vai trò của văn hóa trong xã hội

Nhìn lại lịch sử nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, chúng ta thấy rằng

bằng trí tuệ thiên tài, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã kế thừa những tỉnh hoa văn hóa của nhân loại để xây dựng nên một học thuyết đồ sộ Trong đó có

các quan điểm về văn hóa Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải quyết một cách khoa học về vấn để văn hóa, từ nguồn gốc đến bản chất, chức năng xã hội của văn hóa

2 Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về tính chất và chức năng xã hội của

văn hóa

Bằng những luận cứ và dẫn chứng khoa học đầy sức thuyết phục, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã khẳng định văn hóa là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh thực trạng xã hội và những quan hệ xã hội Cũng như

các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa tác động tích cực trở lại đối với đời _ sống xã hội Từ đó, các ông cho rằng “lao động được tiến hành trong xã hội và do xã hội” là nguồn gốc của văn hóa Đặc biệt, trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và đời sống xã hội, các nhà kinh điển đã vận dụng học

thuyết đấu tranh giai cấp để lý giải mọi hiện tượng văn hóa Chính trong quá

trình phân tích ấy, các ông đã khẳng định văn hóa có tính chất giai cấp, nhân

dân, dân tộc và nhân loại - :

Trong các bài viết của mình, C.Mác, Ph.Ăngghen và V I Lénin da khẳng định văn hóa là phương thức sản xuất tính thần, nó phản ánh và chịu sự quy định của sản xuất vật chất Bên cạnh đó, những sinh hoạt vật chất của những giai cấp khác nhau trong xã hội đã làm nảy sinh những tư tưởng, tình

Trang 28

thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống tri Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tỉnh thần thống trị trong xã hội Giai cấp nào chỉ phối những tự liệu sản xuất vật chất thì cũng chỉ phối luôn cả những tư liệu sẵn xuất tỉnh

thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư kiệu sản xuất

tỉnh thân, cũng đông thời bị giai cấp thống trị đó chỉ phối”' Trong tác phẩm

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, một lần nữa, hai ông khẳng định lại quan

điểm trên: “kịch sử tự tưởng chứng mình cái gì, nếu không phải là chứng mình rằng sản xuất tính thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trƑ” Tính chất giai cấp của văn hóa quy định quan điểm của các giai cấp trong phát triển văn hóa Các giai cấp cầm quyền đều sử dụng văn hóa như một vũ khí quan trọng để phục vụ và bảo vệ cho quyền lợi của họ Việc phát triển văn hóa gắn với những lợi ích giai cấp thường bị quy định bởi hệ tư tưởng của giai cấp đó Do đó, tính giai cấp của văn hóa luôn gắn liền với tính đảng

C.Mac va Ph.Angghen là những người đầu tiên đề cập đến tỉnh đẳng của văn hóa Tính đảng của văn hóa không phải ở chỗ người làm văn hóa là đẳng viên, mà ở lập trường tư tưởng, sự nhiệt tình cách mạng, ở mối liên hệ mật thiết

với quần chúng, mức độ thấm nhuần dường lối của đảng, tỉnh thần cách mạng

tiến công vào hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin

Tính đảng trong triết học chính là tỉnh thần cải tạo thế giới chứ không chỉ là giải thích thế giới C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới” Ngoài ra, tính đẳng còn thể hiện ở sự phê phán chế độ thống trị

đã lỗi thời (qua sự phê phán bằng vũ khí và tư tưởng), ở sự thiết lập chuyên

chính vô sản thay thế chuyên chính tư sản, ở sự vạch trần tất cả những thứ chủ

nghĩa xã hội ngụy trang, giả tạo

' C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, Tập 3, tr.66

? C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, Tập 4, tr.624

Trang 29

Trong đấu tranh cách mạng trên tất cả các lĩnh vực, C.Mác, Ph.Ăngghen

và V.ILLênin đều để cao tinh thần cách mạng tiến công, đẩy lùi những luận điệu chống phá đảng để bảo vệ lợi ích của đảng Các ông nhấn mạnh: “Phải tiến hành tranh luận, thuyết mình, phái triển và bảo vệ những lợi ích của đẳng,

bác bỏ và đánh bại các luận điệu huyệnh hoang của đảng đối địch", Đó là

điều quan trọng bởi “vấn để đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hay hệ

tư tưởng xã hội chủ nghĩa Không có cái gì trung dung cả (vì nhân loại không

có tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả, vả chăng trong xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia sẻ, thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc ở trên giai cấp) Vì vậy, bấr cứ coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa như thế nào, bấ/ cứ xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa như thế nào đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư san”,

Trước kia, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ yếu xác lập những nguyên tắc chung về tính đẳng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng Sau này, V.I.Lênin đã có điều kiện để cập đến nguyên tắc tính đảng một cách hoàn chỉnh hơn trên nhiều

khía cạnh như: tính đảng và tính khách quan lịch sử, tính đảng và tự do sảng tác, tính đảng và sự sáng tạo của cá nhân trong bài báo nổi tiếng “Tổ chức đẳng

và văn hoc dang” (1905)

Trong khi khẳng định tính đảng, tính giai cấp của văn hóa, chủ nghĩa

Mác - Lênin đã khẳng định sự phát triển của văn hóa vô sản như một tất yếu

“Thứ đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi

ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản, - thứ đạo đức có một số lượng nhiều

nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tốn tại lâu dài”,

Văn hóa không chỉ có tính chất giai cấp mà còn có tính nhân dân sâu sắc Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản đã biến những nhà tr! thức, nghệ sĩ

thành những người làm thuê Và họ, những người sáng tạo ra văn hóa, lại trở thành kẻ bị bóc lột và bị ngay những sản phẩm văn hóa ấy thống trị, làm họ bị

tha hóa Giai cấp tư sản đã “tước đoạt” các giá trị văn hóa của quần chúng lao

LC.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin: Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, H 1977, tr.287

? C.Mác - Ph.Ăngghen - V.J.Lênin: Sđd, tr.301

}C,Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, Tap 20, tr.136

Trang 30

động, biến những giá trị văn hóa ấy thành tài sản của giai cấp thống trị Chính sự mâu thuẫn ấy khiến cho quần chúng bị tách biệt với văn hóa

Ngược lại, các nhà kinh điển khẳng định quần chúng nhân dân mới là

người sáng tạo ra văn hóa, là người chủ đích thực của văn hóa Vì vậy, họ có quyền được hưởng những thành quả của văn hóa V.I.Lênin để cao vai trò của

quần chúng trong xây dựng xã hội mới Người cho rằng chỉ khi nào quần chúng

tự nguyện, nhiệt tình tham gia vào công việc của nhà nước thì chế độ xã hội

chủ nghĩa mới được xác lập Người nói: “Trước kia, tất cả trí tuệ của loài người, tất cả thiên tài của con người sáng tạo ra chỉ là để đêm lại cho mội số

người này toàn bộ lợi ích của kỹ thuật và văn hóa, và tước đoạt của những

người khác những cái cần thiết như giáo dục và tiến bộ Ngày nay, tất cả những cái kỳ diệu của kỹ thuật, tất cả những thành quả của văn hóa sẽ trở thành tài

sản của toàn dân, và từ nay, không bao giờ trí tuệ và thiên tài của loài người sẽ bị biến thành những phương tiện bạo lực, những phương tiện bóc lột nữa”,

Điều đó cũng cho thấy nên văn hóa chân chính của dân tộc phải là nền văn hóa

do quần chúng lao động sáng tạo ra

C.Mác và Ph.Ăngghen hoạt động trong thời kỳ nhiều dân tộc hình thành

và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản Do điều

kiện tự nhiên và lịch sử khác nhau nên các dân tộc hình thành déu mang trong

nó những nét văn hóa rất riêng, mang tính đặc thù, khu biệt với văn hóa của các dân tộc khác Điều đó làm cho văn hóa mang tính dân tộc độc đáo riêng có, Chính vì vậy mà mỗi trào lưu tư tưởng nảy sinh và phát triển ở dân tộc nào sẽ gần với điều kiện riêng có của dân tộc đó Do đó, “các nhà triết học nửa mùa và những kẻ tài hoa ở Đức hăm hở đổ xô vào thứ văn học ấy, nhưng có điều họ

quên rằng văn học Pháp được nhập khẩu vào Đức, song những điều kiện sinh

hoạt của nước Pháp lại không đông thời được đưa vào Đức Đối với những điều kiện sinh hoạt ở Đức, văn học Pháp ấy dã mất hết ý nghĩa thực tiễn trực tiếp và chỉ còn mang một tính chất thuần túy văn chương mà thôi”?,

' C.Mác - Ph.Ăngghen: Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, H.1958, tr.426

Trang 31

Tuy nhiên, không có nền văn hóa của dân tộc nào phát triển độc lập hoàn toàn với văn hóa của các dân tộc khác Sự tác động qua lại, sự ảnh hưởng lẫn

nhau giữa các nên văn hóa là một quy luật khách quan Sự giao lưu, ảnh hưởng

lẫn nhau giữa các nên văn hóa sẽ giúp cho nền văn hóa của các dân tộc xoá đi những điểm khuyết thiếu và phát triển toàn điện hơn “Chỗ khác nhau giữa chủ

nghĩa duy vật Pháp và chủ nghĩa duy vật Anh là chỗ khác nhau giữa hai dân

tộc đó Người Pháp đã đem lại cho chủ nghĩa duy vật Anh tỉnh thân, thể chất,

"tính chất hùng biện Họ đã đem lại cho chủ nghĩa duy vật Anh cái diu dang và

chủ nghĩa ấy thiếu và tính chất uyển chuyển Họ làm cho chủ nghĩa ấy văn mink”,

Trong chủ nghĩa tư bản, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa của

các dân tộc thực hiện chủ yếu thông qua sự cưỡng bức theo hướng những nước

phát triển cao đến những nước phát triển thấp hơn Mặt khác, giai cấp tư sản ở - các nước phát triển luôn reo rắc những sản phẩm “thô lậu” của thứ “văn hóa hàng loạt” đến các nước kém phát triển hơn nhằm nô dịch tỉnh thần ở các nước này Vì vậy, trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX, chủ nghĩa tư

bản đã tạo ra sự cách biệt lớn về văn hóa giữa các nước tư bản phát triển với bộ phận còn lại của thế giới

Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn nhấn mạnh đến quyền bình đẳng của các dân tộc để chống lại những quan niệm để cao tính chất siêu đẳng hay tự

cho mình có ưu thế đặc biệt hơn các dân tộc khác của các học giả tư sản Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, hai ông đã phê phán quan điểm của nhóm Héghen tré khi ho bién hộ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hồi Hai ông chỉ rõ “sự

phê phán vô cùng tự phụ tự đặt mình lên trên các dân tộc và chờ đợi họ bò rạp

dưới chân mình để cầu xin mình soi sáng ý thức cho họ, thì chỉ chứng tô rằng chủ nghĩa duy tâm hài hước kiểu Đức - Cơ Đốc đó rằng nó vẫn ngập đến tận mang tai trong cái hố bùn chủ nghĩa dân tộc Đức”?

Không chỉ lên tiếng phê phán, C.Mác và Ph.ĂÄngghen đã chỉ rõ nguồn gốc và cách thức xoá bỏ sự bất bình đẳng đó Trong Truyên ngôn của Đảng

Trang 32

Cộng sản, các ông đã viết: “Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho

những sự cách biệt và những sự đối lập ấy mất đi nhanh hơn Hành động chung

của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn mình, là một trong những điều

kiện cho sự giải phóng họ

Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc

lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ

Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn

nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”

Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, họ tự cho mình

là đại diện của dân tộc Vì vậy, đối với các giai cấp khác trong cùng dân tộc,

giai cấp tư sản xoá bỏ quyển tự do chân chính của họ, tước đoạt những sản

phẩm văn hóa của họ Dưới chiêu bài “khai hóa văn minh”, giai cấp tư sản tiến hành sự áp bức về văn hóa đối với các dân tộc khác Chính vì vậy, để xoá bỏ

tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, giai cấp vô sản phải tiến hành cuộc

đấu tranh để tự vươn lên thành người đại điện cho dân tộc “Công nhân không

có tổ quốc Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có Vì vậy, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”

Kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I[Lênin đã phát triển quan điểm về tính dân tộc của văn hóa trong quá trình xây dựng nên văn hóa mới - nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Điều đó được thể hiện rõ nét ở thái độ của giai cấp vô sản trong việc đánh giá, phê phán và kế thừa di sản văn hóa dân lộc Lần đầu tiên, V.I.Lênin đã để cập đến luận điểm về hai dòng văn hóa trong một nền văn hóa dân tộc: dòng văn hóa chính thống của giai cấp thống trị và những yếu tố của dòng văn hóa xã hội chủ nghĩa của quần chúng lao động Người viết: “Mỗi nền văn hóa dân tộc đều có những thành phần, thậm chí không phát triển, của một nền văn hóa đân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân tộc

đều có quần chúng lao động và bị bó lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất

dịnh phải sản sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa Nhưng

+C.Mác và Ph.Ăngghen: Sd, Tập 4, tr 624

Trang 33

trong mỗi dân tộc, cũng còn có một nên văn hóa tư sản (nền văn hóa này

thường mang tính chất Trăm đen và tăng lữ), không chỉ ở trong tình trạng

những “thành phần” mà là dưới hình thức nền văn hóa chiếm địa vị thống trị”

Có thể thấy những yếu tố dân chủ và xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển trong chủ nghĩa xã hội khi phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao Đây là quan điểm hết sức cơ bản để tiếp thu di sản văn hóa dân tộc

Đứng trên lập trường khoa học và cách mạng, V.I.Lênin đã phê phán triệt để những quan điểm sai lầm về kế thừa di sản văn hóa của chủ nghĩa dân

tộc, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa phi chính trị

Chủ nghĩa dân tộc đã lý tưởng hóa tất cả những giá trị của văn hóa truyền thống, phủ nhận sự du nhập những thành quả văn hóa tiến bộ của các

nên văn hóa khác Trái lại, chủ nghĩa hư vô, tiêu biểu là nhóm ““văn hóa vô sản”

do A Bôgdanốp đứng đầu, lại phủ nhận tất cả di sản văn hóa dân tộc, kêu gọi giai cấp vô sản tự xây dựng một nền văn hóa thuần tuý, tỉnh khiết của riêng

mình V.I.Lênin đã coi tất cả những điều đó là “hoàn toàn ngu ngốc” Chủ nghĩa phi chính trị, phi giai cấp lại khẳng định có một “dòng văn hóa thống nhất” không mang tính giai cấp và tách rời chính trị (nhất là trong lĩnh vực

nghệ thuật) Do đó, nó phủ nhận việc kế thừa có phê phán những di sản văn hóa của nhân loại V.I.Lênin thẳng thừng chỉ ra rằng: “Lối nói giáo dục “tách rời chính trị”, hoặc “không cần đến chính trị” - đó là lối nói giả đối của giai cấp tư sản, đồ không phải là cái gì khác ngoài sự lừa bịp quần chúng mà 90% bị giáo hội và chế độ tư hữm v.v thống trị”

Ngoài ra, V.I.Lênin cũng thẳng thắn bác bỏ chủ nghĩa xôvanh nước lớn,

chủ trương thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc Trong quá trình xây dựng nền

văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, có nhiều ý kiến cho rằng cần có một

tiếng nói chính thức bất buộc trong cả nước, đó là tiếng Nga V.I.Lênin đã khẳng định không vì “tiếng Nga là vĩ đại và hùng mạnh” mà bắt tất cả các dân

tộc khác phải học tiếng Nga, không vì “lợi ích của nên văn hóa Nga và nước

Nga” mà “cưỡng bách” tất cả các dân tộc khác Người khẳng khái để nghị:

‡ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M 1980, Tập 24, tr.154

Trang 34

“Những người mắc-xit Nga nói rằng không cân có tiếng nói chính thức bắt buộc, mà cần phải lập nên cho nhân đân những nhà trường, ở đó việc giáo dục sẽ được tiến hành bằng tất cả các tiếng nói địa phương và phải ghỉ vào trong

Hiến pháp một điều luật căn bản nhằm thủ tiêu tất cả những đặc quyên của

một dân tộc nào đó, dù bất cứ là đặc quyền gì, và xóa bỏ tất cả những sự vì phạm, dù bất cứ là sự vi phạm nào, đến những quyền hạn của mội thiểu số dân tộc”

Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của văn hóa có quan hệ mật thiết với nhau và với tính nhân

loại phổ biến của văn hóa Ngay khi khẳng định bản chất của văn hóa là phát

huy “năng lực bản chất người”, nói tới văn hóa là nói tới con người, các nhà ,

kinh điển đã khẳng định tính nhân loại của văn hóa

Các ông cho rằng khi những yếu tố văn hóa phản ánh hiện thực khách quan và hướng đến sự tiến bộ xã hội thì chúng là tài sản của toàn dân, mang tính nhân loại phổ biến, bất kể nó do giai cấp nào tạo ra V.L.Lênin từng viết: “Khẩu hiệu “tự do báo chí” đã có ý nghĩa toàn thế giới từ cuối thời trung cổ đến thế

kỷ XIX Tại sao? Vì nó nói lên tính chất tiến bộ của giai cấp tư sản, tức là nói

lên cuộc đấu tranh của giai cấp này chống bọn tu sĩ, bọn vua chúa, bọn phong kién va bon chia dar”

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sdn, C.Mac va Ph.Angghen da khang định “những thành quả của hoạt động tỉnh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc

ngày càng không thể tôn tại được nữa, và từ những nên văn học dân tộc và địa

phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nên văn hóa toàn thế giớf”

Điều đó cho thấy tính nhân loại phổ biến ngày càng thể hiện rõ nét dù cho giai

cấp tư sản có muốn hay không Đặc biệt, với sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển của văn hóa theo chủ nghĩa quốc tế vô sản càng khẳng định tính nhân loại của văn hóa Trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, C.Mác và

' C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin: Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, H 1977, tr.347 ? C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin: Sđd, tr.467

Trang 35

Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vì không những năm giác quan bên ngoài mà cả những

cảm giác gọi là tỉnh thần, những cảm giác thực tiễn (ý chí, tình yêu và v.v.), - nói tóm lại, cảm giác của con người, tính nhân loại của cảm giác, - chỉ nảy sinh

nhờ có sự tổn tại của đối tượng tương ứng, thông qua bản tính đã nhận loại

hóa",

Bên cạnh việc khẳng định những tính chất cơ bản của văn hóa, chủ nghĩa

Mác - Lênin cũng cho thấy chức năng xã hội của văn hóa Các nhà nghiên cứu

cho rằng chức năng xã hội của văn hóa được để cập đến trong chủ nghĩa Mác -

Lênin gồm: chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo

Có thể thấy, chức năng bao trùm và quan trọng nhất của văn hóa là chức

năng giáo dục Thông qua chức năng này, văn hóa định hướng cho con người hành động phù hợp với lý tưởng, đạo đức, chuẩn mực xã hội Với nó, văn hóa

thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội Sức mạnh và hiệu quả giáo

dục của văn hóa thể hiện ở việc nó tác động và huy động được tất cả năng lực

tỉnh thần của con người C.Mác đã khẳng định được tầm quan trọng của chức

năng này khi viết: “§w ngu đốt, đó là cái sức mạnh quỷ sứ và chúng tôi sợ rằng

nó sẽ còn là nguyên nhân của nhiêu bị kịch”

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp, tác dụng giáo dục của văn hóa cũng mang đầy tính mâu thuẫn Có hiện tượng đó là do trong xã hội ấy không có nên văn hóa thống nhất, các giai cấp đối lập nhau đã tạo nên những giá trị văn hóa đối lập nhau Văn hóa của giai cấp thống trị có những giá trị dành riêng cho đại biểu của nó, khác với giá trị văn hóa của quần chúng lao động bị áp bức Mặt khác, trong xã hội ấy cũng có sự tách biệt giữa những điểu được giáo dục và thực tiễn Do đó, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ

trương xoá bỏ lối giáo dục của giai cấp tư sản, thay vào đó là nên giáo dục của giai cấp vô sản “Người cộng sản khong bia đặt tác động xã hội đối với giáo

dục, họ chỉ thay đổi tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh

Trang 36

wool

hưởng của giai cấp thống trị mà thôi”, Như vậy, chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, tính chất giáo dục của văn hóa mới được thực hiện một cách toàn vẹn

Nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của văn hóa không có nghĩa là biến các hoạt động văn hóa thành sự giáo huấn khô khan V.I.Lênin tuyệt đối không để các hoạt động văn hóa diễn ra theo lối giản đơn, hành chính, mệnh lệnh, gò ép, rập khuôn V.I.Lênin luôn nhắc nhở người cán bộ làm văn hóa không thể tiến hành hoạt động văn hóa giống như các hoạt động diễn ra trên những lĩnh

vực khác, không thể tiến hành bằng “một hoạt động liễu lĩnh hay một cuộc

xung phong” Người chỉ ra rằng, trong văn hóa, nếu chúng ta “hấp tấp và phóng tay” quá là hết sức có hại

Có thể nói, giáo dục là chức năng chính của văn hóa, nhưng không phải

là duy nhất Chức năng này được thực hiện thông qua các chức năng khác, trong đó có chức năng nhận thức và cải tạo xã hội

Chức năng nhận thức nằm trong mọi hoạt động văn hóa, gắn bó chặt chẽ

với giáo dục - đào tạo và khoa học - kỹ thuật Nó nhằm trang bị cho con người

những tri thức cần thiết để khám phá và làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân con người Đây là cơ sở quan trọng để con người xác định phương hướng hoạt động trong xã hội, tiến hành các hoạt động thực tiễn

Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm

năng sáng tạo của con người Chính vì vậy, C.Mác, Ph.Ängghen, V.I.Lênin đêu

quan tâm đến sự nhận thức của con người nói chung, của giai cấp công nhân nói riêng Thông qua sự phê phán hiện thực của chủ nghĩa tư bản, C.Mác nhấn

mạnh: “Phải làm cho họ cảm thấy bị áp bức hơn là họ đang bị áp bức thực tế

bằng cách gây cho họ ý thức về sự áp bức, và phải làm cho họ cẩm thấy nhục

nhã hơn là họ đang bị nhục nhã bằng cách nêu nêu sự nhục nhã đó trước công

chúng Cần phải tập cho nhân dân biết kinh khủng đối với bản thân họ để

»2

đem lại can đảm cho họ”” Không chỉ giúp họ nhận thấy được sự áp bức, bóc

lột đang diễn ra tràn lan trong xã hội tư bản, các ông còn thổi vào họ ý chí hành

' C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, Tập 4, tr.620

2C Mác - Ph Angghen - V [ Lênin: Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, H 1977, tr

Trang 37

động nhằm xóa bỏ mọi áp bức và bất công trong xã hội “An di người nô lệ là một việc làm có lợi cho chủ nô, còn người bạn chân chính của người nô lệ là

người dạy cho họ biết phẫn nội, biết vùng dậy, biết đánh đổ áp bức, chứ tuyệt đối không an ủi họ”,

Do đó, trong khi phê phán chủ nghĩa lãng mạn phản động, C.Mác,

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã lên án thái độ tiêu cực, quay lưng lại với thực tại của xã hội hay tô điểm cho bộ mặt xấu xa của nó Các ông cho rằng việc làm đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm lợi cho giai cấp thống trị Các ông để cao những tác phẩm vạch trần thực trạng xấu xa và gợi lên ý thức phủ định mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản Trong quá trình đấu tranh, các ông đánh giá cao những

mặt tích cực của chủ nghĩa hiện thực, chỉ ra những mặt còn hạn chế của nó Trên cơ sở đó, các ông chỉ ra phương hướng phát triển của nên văn nghệ cách

mạng của giai cấp vô sản Trong thời kỳ hoạt động cách mạng của V.1.Lênin, nên văn nghệ cách mạng đã phát triển theo hướng chủ nghĩa hiện thực xã hội

chủ nghĩa và nguyên tắc tính đảng Từ nhận thức được hiện thực và quy luật

phát triển khách quan, con người sẽ có những hành động tích cực nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và con người

Như vậy, chức năng nhận thức và cải tạo xã hội đã giúp con người nhận ra và hành động theo đúng quy luật của tự nhiên

Chức năng giáo dục cũng được thể hiện thông qua chức năng thẩm mỹ

của văn hóa Chức năng thẩm mỹ có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội

Trước đây, các học giả tư sản thường không chú ý đến chức năng này của văn

hóa Họ cho rằng cái đẹp chỉ là thứ trang sức cho cuộc sống của họ, làm cho

cuộc sống của họ thêm màu sắc và thi vị Trái lại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định và để cao tính thẩm mỹ của văn hóa Theo C.Mác, con người luôn

có nhu câu ;thào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp

Trong tự nhiên có muôn vàn cái đẹp, con vật cũng biết tạo nên vẻ đẹp

Nhưng con vật chỉ tạo ra vẻ đẹp do bản năng của nó và được di truyền bằng con đường sinh học Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, con vật chỉ tạo ra những sản phẩm theo kích thước và nhu cầu của bản thân nó; còn con người thì có thể tạo

Trang 38

ra những sản phẩm theo kích thước của bất kỳ giống loài nào và và ở đâu cũng

biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng Như vậy, chỉ có con

người mới có năng lực thẩm mỹ và được đi truyền bằng con đường xã hội Chỉ có con người mới chủ động tác động vào tự nhiên và cải biến nó theo nhu cầu thẩm mỹ của mình Chính vì vậy, văn hóa là cái để phân biệt con người với con

vat

Chính cái đẹp, hay văn hóa, đã làm con người đẩy lùi bản năng để ngày

càng trở nên “Người” hơn “Mắt chim đại bàng nhìn thấy xa hơn mắt người rất nhiều, nhưng mắt người nhận thấy trong sự vật được nhiều hơn mắt đại bằng rất nhiều”! Những giác quan của con người được bồi đắp trong môi trường xã hội đã giúp con người nảy nở những cảm xúc thẩm mỹ Cảm xúc thẩm mỹ không chấp nhận những yếu tố bản năng, tính thực dụng vụ lợi tầm thường

Chính những cảm xúc thẩm mỹ, sự rung động trước cái đẹp tạo nên phẩm chất

đạo đức của con người Một trong những nhân tố góp phần vào sự phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ là những tác phẩm nghệ thuật Các tác phẩm này đánh thức và hoàn thiện những cảm xúc thẩm mỹ của con người, tạo nên sự hòa hợp giữa chủ thể và khách thể Tính thẩm mỹ của

văn hóa giúp con người cảm nhận được cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp trong con người, nhận điện được cái ác trong xã hội Từ những nhận thức đó, con người sẽ vươn tới cái chân, thiện, mỹ Do đó, chức năng thẩm mỹ của văn hóa gắn

liên với chức năng nhận thức Có thể nói, thiếu đi khát vọng thẩm mỹ, con

người sẽ không có trí thông minh, tài năng, thiên tài và lòng trắc ẩn; thay vào đó là “thứ đầu óc tỉnh táo” và sự tính toán nhỏ nhen

IH NHẬN THỨC LẠI QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC ~ LÊNIN VỀ QUY LUAT VAN DONG VA PHAT TRIEN CUA VAN HOA

Chủ nghĩa Mac — Lénin 14 mot giai doan mdi vé chat trong su phat trién

triết hoc văn hóa Trong thời đại của mình, C Mác và Ph Ăngghen đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng vào giải thích xã hội, mang lại chìa khoá

Trang 39

để hiểu một cách khoa học các hiện tượng của đời sống xã hội và văn hóa, trong đó có nhận thức về quy luật vận động và phát triển của văn hóa

Trong khi bàn về qui luật vận động và phát triển văn hóa, giới nghiên

cứu lý luận văn hóa nước ta chịu ảnh hưởng khá sâu sắc quan điểm của cuốn

sách Cơ sở lý luận văn hóa Mác — Lênin do GS, TS Triết học A I Ácnônđốp (Chủ biên) được Hoàng Vinh — Nguyễn Văn Hy dịch, Nxb Văn hóa Hà Nội

xuất bản năm 1981 Trong chương VI: Tiến bộ văn hóa và tính kế thita trong su phát triển văn hóa, các tác giả của công trình này đã chỉ rõ quan điểm của C Mác — Ph Ăngghen về cơ sở khách quan của sự tiến bộ văn hóa do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội làm thay đổi các hình thái kinh tế xã

hội Sự biến đối của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp lên cao kéo theo sự tiến

bộ về văn hóa tỉnh thần Các tác giả trong công trình nghiên cứu này đã chỉ rõ tính chất phụ thuộc của sản xuất tỉnh thần vào phương thức sản xuất ra của cải

vật chất mang tính lịch sử cụ thể qua nhận xét của C.Mác: “Để nghiên cứu mối -

liên hệ giữa sản xuất vật chất và sản xuất tỉnh thần, trước hết cần nghiên cứu nên sản xuất vật chất ấy trong một hình thái lịch sử xác định, chứ không phải nhự một phạm trù phổ biến Chẳng hạn, dạng sản xuất tỉnh thân phù hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khác với dạng sản xuất tỉnh thần của phương thức sản xuất trung cổ Nếu không xem nền sản xuất vật chất dưới hình thức lịch sử riêng biệt của nó thì không thể hiểu đặc trưng của nên sản xuất tịnh thần ấy tương ứng và tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng

Hơn nữa một hình thái sản xuất vật chất cụ thể có: thứ nhất, một cấu trúc xã hội nhất định Thứ hai, một quan hệ xác định giãa con người với tu

nhiên Cơ chế nhà nước và nếp sống tỉnh thân của họ là do cả hai cải nói trên quyết định Do đó, tính chất nên sản xuất tỉnh thân của họ cũng quy định bởi những cải đó”,

C Mác đã khẳng định bước chuyển từ đạng sản xuất tỉnh thần này sang

dạng khác, từ trình độ phát triển văn hóa tương đối thấp lên cao hơn là kết quả

'C Mác và Ph Ăngghen toàn tập Tập 26, Phần 1, tr.279 (Nga) dẫn theo “Cơ sở lý luận văn hóa Mác — Lênin” A I Acnônđốp chủ biên Những người dịch: Hoàng Vinh, Nguyễn Van

Trang 40

tất yếu của sự thay đổi phương thức sản xuất do sự phát triển của lực lượng sản

xuất quyết định Nhưng mặt khác mối quan hệ này rất phức tạp vì tiến bộ văn

hóa và sản xuất tỉnh thần không trực tiếp chịu sự tác động của sản xuất vật chất

mà thường là tác động gián tiếp thông qua đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng Theo Mác toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội tạo thành cơ cấu kinh

tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đấy xây dựng lên một kiến trúc ,

thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở đó có những hình thái ý thức xã hội nhất định Sự phát triển văn hóa tỉnh thần bị qui định bởi những nhân tố kinh tế, nhưng đến lượt mình, sự phát triển văn hóa tỉnh thần lại ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế Sự tiến bộ văn hóa trong từng dân tộc được thể hiện ở sự phát triển các dạng văn hóa như trình độ học vấn, giáo dục, văn học nghệ thuật v.v

C Mac va Ph Angghen da chi rõ tính chất thù địch của những mối quan

hệ tư bản đối với nghệ thuật chân chính thể hiện ý muốn của giai cấp tư sản bắt sáng tạo nghệ thuật phải gắn với mục đích lợi nhuận, xa rời bản chất xã hội của nghệ thuật Mặc dù nhìn thấy rõ tính chất thù địch của chủ nghĩa tư bản đối với nghệ thuật nhưng C Mác và Ph Ăngghen không rút ra kết luận về sự suy tần

của nghệ thuật trong chế độ tư bản mà khẳng định nghệ thuật tiến bộ lớn lên trên cơ sở của phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và có tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa C Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định rằng chính trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong lòng chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra nền thơ ca vô sản

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, C Mác và Ph Ăngghen đã rút ra kết luận: “Những điều kiện kinh tế xét cho cùng quy định sự phát triển lịch sử Bản thân chẳng tộc là một yếu tố kinh tế Nhưng ở đây không nên quên hai điểu:

4) Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học,

nghệ thuật v.v đêu dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế Nhưng tất cả chúng

cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế, Vấn dé hồn tồn khơng phải là chỉ có hoàn cảnh kinh tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích '

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w