1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (nghiên cứu trường hợp các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng pulitzer từ năm 2012 đến 2018)

133 68 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Nhờ sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong khoa, tôi đã có một vốn kiến thức cơ bản về lĩnh vực báo chí, cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài: Xu hướng

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN HUYỀN ANH

XU HƯỚNG SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

(Nghiên cứu trường hợp các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng Pulitzer

từ năm 2012 đến 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HọC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN HUYỀN ANH

XU HƯỚNG SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

(Nghiên cứu trường hợp các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng Pulitzer

từ năm 2012 đến 2018)

Chuyên ngành : Phát thanh - Truyền hình

Mã số : 8 . 32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HọC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Luận văn văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS Mai Đức Ngọc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn

được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài của mình

Tác giả Luận văn

Trần Huyền Anh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong 2 năm được là học viên cao học, có cơ hội học tập và rèn luyện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Phát thanh – Truyền hình Các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cả về lý luận lẫn thực tiễn trong suốt thời gian học ở trường Nhờ sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong khoa, tôi đã có một vốn kiến thức cơ bản về lĩnh vực báo

chí, cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài: Xu

hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (Nghiên cứu trường hợp các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng Pulitzer từ năm 2012 đến 2018)

Từ những kết quả đạt được, tôi xin chân thành cảm ơn:

PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Các thầy, cô khoa Phát thanh – truyền hình, Viện Báo chí, Ban Quản lý đào tạo đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Báo Quân đội nhân dân, gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên tôi, đặc biệt trong khoảng thời gian thực hiện luận văn này Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp để luận văn đạt được kết quả tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2019

Tác giả Luận văn

Trần Huyền Anh

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 12

1.1 Các khái niệm cơ bản 12

1.2 Đặc điểm siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử 17

1.3 Tác động xã hội của Siêu tác phẩm báo chí 31

1.4 Tiêu chí đánh giá một siêu tác phẩm báo chí 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XU HƯỚNG SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ THÔNG QUA CÁC TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI THƯỞNG PULITZER (TỪ 2012 ĐẾN 2018) 41

2.1 Giới thiệu về giải thưởng Pulitzer 41

2.2 Khảo sát siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử đạt giải Pulitzer từ năm 2012 đến 2018 44

CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ÁP DỤNG XU HƯỚNG SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM 66

3.1 Những vấn đề đặt ra trong việc ứng dụng xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử trên thế giới 66

3.2 Những bài học kinh nghiệm khi ứng dụng xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử tại Việt Nam 73

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 91

Trang 7

Hình 1.1 Giao diện của siêu tác phẩm The Short Happy Life of a

Serengeti Lion của tòa soạn National Geographic 20Hình 1.2 Những cuộc phỏng vấn trực diện, đi thẳng vấn đề từ các chuyên

gia chính trị đã tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm NSA Files Decoded 22Hình 1.3 Nhân vật Alvarado hiện lên sống động trong tác phẩm Other

than Honorable của tờ báo The Gazette 23Hình 1.4 Siêu tác phẩm The Wall với cốt truyện phi tuyến tính đặc sắc 24Hình 1.5 Giao diện mở đầu tác phẩm “A Game Of Shark And Minnow” 26Hình 1.6 Giao diện Tác phẩm Snowfall với 3 trợ nút liên kết chia sẻ được

đặt tại góc trên cùng bên phải màn hình 31Hình 1.7 Đồ họa thống kê tỷ lệ các thiết bị được người Việt Nam sử dụng

nhằm kết nối Internet Nguồn: We Are Social 33Hình 1.8 Bảng phân tích tình hình sử dụng công nghệ kỹ thuật số toàn

cầu năm 2018 Nguồn: We Are Social 34Hình 2.1 Biểu đồ số lượng các siêu tác phẩm báo chí đạt giải Pulitzer

theo năm (từ 2013 – 2018) 45Hình 2.2 Biểu đồ tỷ lệ các siêu tác phẩm báo chí phân chia theo hạng

mục giải thưởng 46

Trang 8

Hình 2.3 Biểu đồ so sánh số lượng của các siêu tác phẩm thuộc thể loại

phóng sự so với các thể loại khác 47Hình 2.4 No Conviction Home với giao diện mở đầu là hình ảnh một

nhân vật nữ chờ đợi người thân trong tuyệt vọng khi gia đình

cô bị áp dụng điều luật “biện pháp giảm thiểu thiệt hại” 53Hình 2.5 Giao diện mở đầu siêu tác phẩm Snow Fall 57Hình 2.6 Giao diện tác phẩm Insan Invisible In danger của tờ Tampa

Bay Times 58Hình 2.7 Ấn phẩm USA Today Network cho phép người đọc tiếp cận tác

phẩm The Wall bằng 6 hình thức khác nhau 59Hình 2.8 Măng-sét của tờ Tampa Bay Times điện tử nổi bật với dòng chữ

"chủ nhân của 12 giải thưởng Pulitzer" 61

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh công nghệ phát triển, mạng xã hội nở rộ cùng với việc xuất hiện thêm nhiều loại hình truyền thông mới; việc đăng tải thông tin nhanh, nóng đã không còn là đặc quyền của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng Mặt khác, công chúng dưới tác động của các chuyển biến về kinh tế xã hội đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, khiến cho họ chọn lọc hơn trong việc tiếp nhận thông tin, khắt khe hơn trong cách trải nghiệm sản phẩm báo chí Từ những lý do trên, nhiều cơ quan báo chí

đã có xu hướng quay về tập trung sản xuất những nội dung chuyên sâu (slow

journalism) có chất lượng cao, trình bày sáng tạo và hấp dẫn, nhằm phát huy

thế mạnh chuyên môn, kỹ thuật; thu hút công chúng và gây dựng uy tín cho mình Nổi bật trong đó là xu hướng Siêu tác phẩm báo chí (tên Tiếng Anh:

Digital Mega story, Mega story hay Digital Long-form, E-magazine)

Trên thế giới, siêu tác phẩm báo chí bắt đầu xuất hiện vào năm 2011 Những cái tên như New York Times, The Guardian, The Washington Post… luôn ở vị trí tiên phong trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí theo hướng này Các tác phẩm này phần lớn luôn gặt hái được nhiều thành công, trước hết là đem lại uy tín cho tòa soạn, vinh dự cho chính tác giả, cùng sự ủng hộ, đón nhận từ phía độc giả, sự tôn trọng từ phía đồng nghiệp Xu hướng trên cũng

đã để lại dấu ấn không nhỏ qua các mùa giải Pulitzer – giải thưởng danh giá cho các tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn học, kịch nghệ và đặc biệt là

báo chí Năm 2012, một siêu tác phẩm với tiêu đề “Snow Fall: The Avalanche

at Tunel Creek” của nhà báo John Branch được đăng tải trên New York

Times (Mỹ) đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng báo chí thế giới và giành giải thưởng Pulitzer với hạng mục Phóng sự đặc tả (Feature writing) Từ đó, hàng loạt các siêu tác phẩm đã ghi tên mình vào danh sách chiến thắng của Pulitzer ở đa dạng nhiều hạng mục khác nhau

Trang 10

Cho đến nay, không ai có thể khẳng định siêu tác phẩm báo chí sẽ tồn tại được lâu dài hay nhanh chóng tiêu biến vì rất có thể khi công nghệ phát triển hơn, xuất hiện những giải pháp sáng tạo tác phẩm linh hoạt hơn, tiết kiệm chi phí hơn, hoặc thậm chí nội dung, chất lượng tốt hơn Nhưng không thể phủ nhận rằng, xu hướng này đang đưa báo chí trở lại với đúng chức năng, nhiệm vụ vốn có, đó là: định hướng độc giả, cung cấp những giá trị mang tính cốt lõi, thay vì chạy đua về tin tức với mạng xã hội Bởi vậy, thời điểm hiện tại rất cần có những công trình nghiên cứu về dạng thức siêu tác phẩm báo chí, nhằm phân tích các đặc trưng; ưu điểm, hạn chế; quy trình sản xuất và những yêu cầu để phát triển xu hướng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Nhận thấy các tác phẩm được tôn vinh tại giải thưởng Pulitzer đều có chất lượng cao và giàu tính mô phạm, phù hợp là phạm vi khảo sát, người

nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Xu hướng Siêu tác phẩm báo chí trên báo

mạng điện tử” (Nghiên cứu trường hợp các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng

Pulitzer từ năm 2012 đến 2018) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Trong nước

Hiện tại dạng thức siêu tác phẩm báo chí còn khá mới mẻ tại Việt Nam Không dễ tìm thấy các công trình nghiên cứu chuyên sâu về xu hướng Siêu tác phẩm báo chí cũng như ứng dụng xu hướng này vào việc sáng tạo tác phẩm Các trường đại học, các cơ sở đào tạo về báo chí – truyền thông hiện đang bước đầu bắt tay vào việc tìm hiểu và nghiên cứu về siêu tác phẩm báo chí Ngoài ra, thông tin đồ họa, gói tin tức và báo chí đa phương tiện – 3 đề tài liên quan tới Siêu tác phẩm báo chí cũng là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu:

2.1.1 Về siêu tác phẩm báo chí

Trong đó, cuốn Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại

(2016), NXB Thông tin và truyền thông do các tác giả Phan Văn Kiền, Phan

Trang 11

Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu biên soạn đã liệt kê Siêu tác phẩm báo chí như là một trong các xu hướng mới của báo chí đương đại Trong đó, các tác giả đã chỉ ra bản chất của xu hướng trên chính là sự đặc trưng về mặt nội dung tác phẩm, chứ không phải là hình thức và yếu tố loại hình Ngoài ra, người viết còn kết luận một số hạn chế trong quy trình sản xuất các siêu tác phẩm trên thế giới

Cuốn Báo chí và truyền thông đa phương tiện (2017), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội do tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên đã nghiên cứu về xu

hướng báo chí đồ họa, và đề cập đến Siêu tác phẩm báo chí như một dạng cải tiến của xu hướng này Đồng thời cuốn sách còn phân tích một vài đặc trưng của Mega-story dưới góc độ nội dung và xu hướng tiếp nhận của công chúng

Khóa luận tốt nghiệp Quy trình sản xuất một tác phẩm Mega Story tại

báo điện tử VietnamPlus (Khảo sát từ tháng 9/2016 – tháng 3/2017” của tác

giả Lương Trung Hiếu, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ vào tháng 5/2017 đã tổng hợp được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành của xu hướng siêu tác phẩm báo chí; xác định quy trình sản xuất một siêu tác phẩm và một số tồn tại khi ứng dụng xu hướng trên tại Việt Nam

2.1.2 Về thông tin đồ họa trong tác phẩm báo chí

Bài viết “Sự độc đáo của thông tin đồ họa” của tác giả Hà Huy Phượng được đăng tải trong cuốn Báo chí, những điểm nhìn từ thực tiễn (2000) – Nguyễn Văn Dững chủ biên, NXB Văn hóa – thông tin Hà Nội có vẻ như là

bước khởi đầu của việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày báo Sau

này, tác giả Hà Huy Phượng tiếp tục công bố cuốn sách Tổ chức nội dung và

thiết kế trình bày báo in (2006) – NXB Lý luận chính trị đã nghiên cứu những

vấn đề cơ bản về nguyên tắc trình bày, tổ chức thiết kế nội dung tác phẩm báo chí, cũng như nghiên cứu về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của

Trang 12

độc giả, qua đó đưa ra những nguyên tắc trình bày, thiết kế tác phẩm báo chí

để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin

Luận văn Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam

hiện nay (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã đi sâu nghiên cứu một số cơ

quan báo chí cụ thể và đưa ra phương hướng phát triển của dạng thức sử dụng

đồ họa để đưa tin trên báo chí Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học

khác bao gồm: Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình

hiện nay – tác giả Ngô Thị Yến (2012), Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam – tác giả Trình Thị Quỳnh (2016), bảo vệ tại Trường Đại học

KHXH & NV – ĐHQGHN cũng đã đánh giá thực trạng việc sử dụng thông tin đồ họa trên 2 loại hình báo in và truyền hình, ưu – nhược điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền thông của hình thức này

Đặc biệt, luận văn Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện

tử ở Việt Nam hiện nay – của tác giả Đào Thu Trang (2013) bảo vệ tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền đã làm rõ những vấn đề lý luận về đồ họa trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, đánh giá thực trạng sử dụng

đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử VnExpress, Dantri và VnEconomy từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ họa trên báo mạng điện tử nói chung

2.1.3 Về báo chí đa phương tiện

Luận văn Truyền thông đa phương tiện – xu hướng của báo chí trực

tuyến hiện đại (2007) của tác giả Nguyễn Xuân Hương, chuyên ngành Báo

chí học Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQGHN đã tìm hiểu những hoạt động cơ bản nhất của truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet và xu thế của loại hình này, đồng thời đề xuất một mô hình chuẩn của hệ thống truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet tại Việt Nam

Trang 13

Luận văn Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện

tác phẩm báo chí (2009), tác giả Nguyễn Thị Kim Dung bảo vệ tại Trường

Đại học KHXH & NV - ĐHQGHN đã làm rõ thực trạng sử dụng đa phương tiện vào quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, từ đó làm nổi bật lên

xu hướng ứng dụng multimedia và đưa ra đề xuất nâng cao chất lượng việc khai thác ứng dụng thế mạnh của multimedia trên tác phẩm báo điện tử

Cuốn sách Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại

(2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi, NXB Thông tin và truyền thông đã giới thiệu những nét khái quát về truyền thông đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại cũng như những kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện

2.2 Nước ngoài

Tình hình nghiên cứu về xu hướng Siêu tác phảm báo chí tại các nước trên thế giới có phần đa dạng và phong phú hơn so với Việt Nam Hiện nay

đã ghi nhận một số công trình nghiên cứu khoa học một cách bài bản về đề

tài này Điển hình là bài viết Các thể thức của siêu tác phẩm báo chí (the

Multimodality of Digital Longform Journalism) (2017), của tác giả Tuomo

Hiippala, Phần Lan đã tổng hợp một cách đa chiều các cấu trúc và hình thức của siêu tác phẩm báo chí; thông qua việc phân tích 12 bài báo tiêu biểu từ 2012-2013, từ đó rút ra nguyên tắc xây dựng tác phẩm báo chí theo dạng thức trên

Bài nghiên cứu Xuất bản các Siêu tác phẩm báo chí dạng tường thuật

trong môi trường kỹ thuật số (Publishing Narrative Long-Form Journalism in Digital Environments) của tác giả Maria Lassila-Merisalo, Đại học Tampere,

Phần Lan (2014) Bài viết tiếp cận lý thuyết bằng việc phân tích các tạp chí: The Atavist và Long Play – hai ấn phẩm điểm hình về sự tiên phong sản xuất siêu tác phẩm báo chí; từ đó phát hiện ra nhưng điều kiện nhất định của môi

Trang 14

trường trực tuyến, các yếu tố đa phương tiện đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của xu hướng Siêu tác phẩm báo chí

Vai trò của dạng thức siêu tác phẩm trong báo mạng điện tử: Chất lượng so với số lượng và một vài điểm cần lưu ý trong quá trình tiếp nhận (The place of longform in online journalism: Quality versus quantity and a few considerations regarding consumption) – (2015) của 2 tác giả Raquel

Ritter Longhi và Kérley Winques - Đại học Liên bang Santa Catarina, Florianópolis, Brazil: Bài viết đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đâu là nơi bắt nguồn xu hướng siêu tác phẩm báo chí, cách chúng tiếp cận với độc giả và được độc giả đón nhận như thế nào; thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tế, cụ thể là tờ báo trực tuyến của Brazil: Folha de S.Paulo https://www.folha.uol.com.br/

Bài nghiên cứu Siêu tác phẩm báo chí – một định dạng mới của báo

mạng điện tử: Dự án “Bão tuyết” và những thử nghiệm khác (Multimedia longread stories as a new format for online journalism: “Snowfall” projects and other experiments with content) của nhà nghiên cứu Diana Yu

Kylchitskaya và Artem A Galustyan – Đại học Lomonosov, Matxcova, Nga

đã trình bày nhiều khái niệm khác nhau của định dạng siêu tác phẩm báo chí, phân biệt siêu tác phẩm với các xu hướng khác Ngoài ra tác giả phân tích một số ví dụ cụ thể các bài báo xuất bản tại Nga áp dụng cách làm tương tự

như tác phẩm “Snow Fall” của New York Times (Mỹ)

Bài báo khoa học Nên chăng cần một ứng dụng dành riêng cho Siêu tác

phẩm báo chí? Phân tích các ứng dụng tương tác của các siêu tác phẩm

(Should There Be an App for That?An Analysis of Interactive Applications

within Longform News Stories) của các tác giả Susan Jacobson, Jacqueline

Marino và Robert E Gutsche, đăng trên Tạp chí Truyền thông (2018) lại tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tính tương tác của các gói tin tức, thông qua

Trang 15

khảo sát 5 gói tin tức đa phương tiện Từ đó chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố tương tác trong việc thu hút và duy trì độ quan tâm của công chúng với dòng chảy câu chuyện

Bài báo khoa học Các mô hình mới nổi của báo chí đa phương tiện:

Phân tích nội dung các gói đa phương tiện xuất bản trên nytimes.com (Emerging Models of Multimedia Journalism: A Content Analysis of Multimedia Packages published on nytimes.com) – tác giả Susan Jacobson,

xuất bản trên Tạp chí Truyền thông Đại Tây Dương (2010) phân tích nội dung trên 45 gói tin đa phương tiện được xuất bản từ 2000 đến 2007, từ đó tìm ra các đặc tính nổi bật của báo chí đa phương tiện

Bài phỏng vấn sâu của tác giả Melissa Ludtke xuất bản năm 2009, đăng

trên tạp chí Nierman Report, đại học Harvard mang tựa đề Siêu tác phẩm báo chí

đa phương tiện – chất lượng là yếu tố then chốt (Long-Form Multimedia Joumalism: Quality Is the Key Ingredient), với ông Brian Storm – chủ tịch hãng

thông tấn Media-Storm (New York, Mỹ) đã có những nhận dạng cơ bản về siêu tác phẩm báo chí Bài phỏng vấn thể hiện nhận định của người trả lời về xu hướng này trong tương lai, cả về mặt vai trò định hướng dư luận lẫn ý nghĩa kinh tế

Như vậy, từ 1 thập kỷ trở lại đây, siêu tác phẩm báo chí không còn là đề tài mới đối với giới học thuật báo chí truyền thông trong nước cũng như quốc tế Theo như kết quả nghiên cứu của tác giả, một số cơ sở đào tạo báo chí truyền thông lớn và uy tín đang khá quan tâm đến xu hướng này Nhiều công trình khoa học đã phần nào chạm tới những đặc trưng cơ bản trong cơ sở lý thuyết của siêu tác phẩm báo chí Tuy nhiên, bức tranh lý luận của xu hướng Mega-story còn chưa thật đầy đủ, hoàn thiện Điều này là dễ hiểu bởi đây vẫn là xu hướng mới của báo chí hiện đại nói chung và báo mạng điện tử nói riêng Đó là còn chưa kể sự phát triển của xu hướng quá mạnh mẽ, mỗi năm lại xuất hiện thêm nhiều biến thể, phá cách và sáng tạo trong quá trình sáng tạo tác phẩm; đòi hỏi giới nghiên cứu

Trang 16

cần tiếp tục khai phá, tìm tòi, xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết đầy đủ về

xu hướng siêu tác phẩm trong tương lai

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết, luận văn tiến hành khảo sát xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng tốt hơn xu hướng này tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

Một là, Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

vấn đề nghiên cứu: báo mạng điện tử, báo chí đa phương tiện, thông tin đồ họa trên báo mạng điện tử, xu hướng Siêu tác phẩm báo chí, khảo sát các tác phẩm báo chí theo xu hướng Siêu tác phẩm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Hai là, Khảo sát, phân tích, đánh giá các tác phẩm báo chí theo xu

hướng Siêu tác phẩm trong hệ thống giải thưởng Pulitzer từ năm 2012 đến

2018 Đánh giá những thành công, những hạn chế của các tác phẩm trên, từ

đó rút ra những ưu điểm – nhược điểm của dạng thức Siêu tác phẩm báo chí

và quan điểm của các chuyên gia, nhà báo về xu hướng này

Ba là, rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng tốt hơn xu hướng siêu

tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử tại Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Xu hướng Siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam

Trang 17

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Các tác phẩm theo xu hướng Siêu tác phẩm báo chí đoạt giải Pulitzer từ năm 2012 đến năm 2018

Lý do tôi chọn phạm vi nghiên cứu trên:

Pulitzer từ khi được sáng lập cho đến ngày nay là một giải thưởng danh giá bậc nhất trong lĩnh vực báo chí truyền thông Danh giá đến nỗi trên măng-sét của nhiều tờ báo được vinh danh trong sân chơi này đã viết thêm 1 câu đại ý

như: “Đây là tờ báo đã đạt giải Pulitzer!” Điều đó cho thấy Pulitzer được

ngầm coi như tiêu chí đánh giá chất lượng của một cơ quan báo chí, là vinh dự lớn lao và làm tăng uy tín cho các phóng viên thắng giải

Không những vậy, hội đồng giám khảo của Pulitzer rất coi trọng các tác phẩm giàu tính sáng tạo, theo đuổi những dạng thức làm báo mới Nhiều xu hướng hiện đại càng được khẳng định do được tôn vinh tại Pulitzer, trong đó có thể kể tến xu hướng Siêu tác phẩm báo chí Vì vậy, người nghiên cứu lựa chọn các tác phẩm đạt giải thưởng Pulitzer làm phạm vi khảo sát của mình bởi chất lượng cao và giàu tính mô phạm của chúng Có thể nói phạm vi khảo sát này sẽ đáp ứng được yêu cầu khách quan, đa dạng cần có của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ năm 2012 đến năm 2018 – khoảng thời gian dài 7 năm Người nghiên cứu lựa chọn thời điểm bắt đầu là năm 2012 bởi đây cũng là thời điểm xu hướng Siêu tác phẩm báo chí chính thức xuất hiện

và khẳng định mình trên sân chơi danh giá Pulitzer – qua tác phẩm Snowfall

(tạm dịch: Bão tuyết) – một tác phẩm Mega story của The New York Times đã

đạt giải trong hạng mục Feature writing Đề tài kéo dài phạm vi khảo sát đến

năm 2018 để có một quá trình đủ dài nhằm nghiên cứu xu hướng một cách thỏa đáng, cũng như nâng cao tính thời sự của luận văn và áp dụng vào thực tiễn sau

khi luận văn được bảo vệ thành công

Trang 18

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được hình thành dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu về báo chí truyền thông nói chung, báo mạng điện tử, đa phương tiện nói riêng và về các xu hướng phát triển của báo chí truyền thông

Luận văn cũng kế thừa kết quả của những công trình của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, tác giả phải sử dụng 1 số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm kiếm, tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên sách, báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu phục vụ hội thảo về vai trò của báo chí trong thời kỳ mới tác giả đã xác lập cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu này

- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung,hình thức, thông điệp của các bài viết theo xu hướng Siêu tác phẩm báo chí đã đạt giải thưởng Pulitzer Kết quả phân tích này sẽ giúp tác giả có được cái nhìn bao quát, chi tiết về các siêu tác phẩm báo chí để làm căn cứ đưa ra những đặc trưng, ưu điểm hạn chế, quy trình sáng tạo và điều kiện phát triển các siêu tác phẩm trong thời gian tới

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để phỏng vấn sâu các phóng viên,

biên tập viên đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là các nhà báo đang công tác tại các chuyên mục, chuyên trang E-magazine, Mega story của các cơ quan báo chí tại Việt Nam; nhằm phục vụ cho việc tìm ra những điều kiện phát triển xu hướng trên tại nước ta

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung như: quy nạp – diễn dịch, mô hình hóa – khái quát hóa…

Trang 19

6 Đóng góp mới của đề tài

Luận văn đóng góp một số khái niệm: “siêu tác phẩm báo chí”, “siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử”, nhằm làm rõ vị trí, vai trò của xu hướng siêu tác phẩm báo chí trong bức tranh báo chí truyền thông hiện đại

Luận văn tiến hành phân tích một số vấn đề đang đặt ra trong việc ứng dụng xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử trên thế giới Từ

đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm mà báo chí nước ta cần tiếp thu khi áp dụng xu hướng này tại Việt Nam

7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu bước đầu và những đề xuất của luận văn sẽ giúp ích phần nào cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo trực tiếp tham gia tổ chức nội dung, hình thức các tác phẩm theo dạng thức siêu tác phẩm báo chí

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có hệ thống, có cơ sở khoa học cho các đội ngũ quản lý, lãnh đạo các cơ quan báo chí trong việc quy hoạch, định hướng phát triển của cơ quan báo chí có mong muốn đi theo xu hướng Mega story và các xu hướng đa phương tiện khác

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện Chương 2: Thực trạng xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử thông qua các tác phẩm đạt giải thưởng Pulitzer (từ 2012 đến 2018)

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng xu hướng siêu tác phẩm báo chí tại Việt Nam

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SIÊU TÁC PHẨM BÁO CHÍ

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm cơ bản

cử như dựa trên điều kiện thực tại của báo mạng điện tử, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, có thể dự báo xu thế phát triển báo mạng điện tử trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào, khi các thiết bị thông tin

di động ngày càng có nhiều tính năng mới, tiện ích trong khi giá cả ngày càng giảm, phù hợp với số đông công chúng

Từ những định nghĩa trong từ điển, cách sử dụng trong thực tế có thể

khái quát rằng, xu hướng là chiều hướng, cách thức vận động, biến đổi, sự

phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai hướng theo một xu thế nào

đó, có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn, là xu hướng chính hay xu hướng phụ

Trang 21

1.1.2 Siêu tác phẩm báo chí

1.1.2.1 Các quan niệm

Trên thế giới và tại Việt Nam, chúng ta bắt gặp khá nhiều tên gọi khác nhau chỉ loại hình siêu tác phẩm báo chí: “Long form”, “Long read”, “Mega Story”, “Digital Mega-stories” và “E-Magazine” Trước những cái tên như Mega Story, Digital Mega-stories hay Magazine, xu hướng này được gọi dưới những cái tên khác đơn giản hơn như “Long form”, hay “Long read” mà tờ The Guardian sử dụng từ những ngày đầu tiên với đỉnh cao là tác phẩm “Fire Storm” năm 2013 và được sử dụng cho đến ngày nay Trang tin điện tử Kênh

14 thì lại gọi siêu tác phẩm báo chí là “eMagazine”, là dạng bài đặc biệt được đầu tư rất cao về mặt chất lượng bài viết, chất lượng hình ảnh và ưu tiên trải nghiệm đọc tuyệt đối cho độc giả Xuất hiện muộn hơn nhưng có cách trình bày khá chuyên nghiệp, cũng như nội dung cuốn hút – đó là chuyên mục “V-zine” của báo VTV điện tử vtv.vn

Trong báo cáo “Trends in newsrooms 2014” của tổ chức báo chí danh tiếng WAN-IFRA do Julie Possetti biên soạn có nhắc đến khái niệm về siêu tác phẩm báo chí trong phần thứ 8 có tên “The impact of digital mega-stories” Cụm từ “Mega Story” không được sử dụng mà thay vào là “Digital Mega-stories” ở tiêu đề, nhưng trong bài viết còn xuất hiện thêm cụm từ khác

để nói đến khái niệm này là “Mega-stories” Người sáng lập We Media, Nhà báo Andrew Nachison, đồng thời là một nhà nghiên cứu báo chí cho rằng:

“Mega-stories cho chúng ta chiêm ngưỡng không chỉ những câu chuyện hàng ngày mà chúng ta có thể trông thấy mà khi sử dụng chúng, ta còn có thể cảm nhận được cả câu chuyện”

“Câu chuyện đa phương tiện chắc chắn đã được nhắc đến, chỉ trong một hình thức đơn giản hơn: trang web được lấp đầy, mỗi ngày, mỗi giây với văn bản, hình ảnh, video, bản đồ, infographic và phương tiện truyền thông xã

Trang 22

hội Gần hai thập kỷ về văn hóa web, việc sản xuất trực tuyến vẫn còn bị chi phối bởi các hình thức cũ đã chứng tỏ sự trỗi dậy đầy mạnh mẽ Đây là những yếu tố của Mega-stories, tất cả đều được sản xuất và kết hợp bởi những ai có điện thoại thông minh” [49, tr.22]

Chính vì sự đa dạng như vậy, nhiều người trong đó có cả các phóng viên, nhà báo lầm tưởng rằng “Long form”, “Long read”, “Mega Story”,

“Digital Mega-stories” và Magazine là những tên gọi chỉ những xu hướng báo chí khác nhau Thế nhưng, cả 5 tên gọi trên đều cùng chỉ về một xu hướng Việc Việt hóa những từ tiếng Anh cũng đã được nghĩ đến, nhưng rất khó để

có một cụm từ tiếng Việt phản ánh được một cái tên vừa ngắn lại vừa có tính hấp dẫn cho xu hướng này

1.1.2.2 Khái niệm:

Theo ba tác giả Jacobson, Marino và Gutsche trong nghiên cứu The

Digital Animation of Literary Journalism đã miêu tả: Siêu tác phẩm báo chí là

một thể mở rộng của báo chí kỹ thuật số, thu hút công chúng của nó bằng cách kết hợp văn bản, hình ảnh, video, đồ họa và trực quan hóa dữ liệu thành một thể thống nhất [40, tr.5]

Với các nhà nghiên cứu David Dowling, Travis Vogan trong bài báo

khoa học Can We “Snowfall” This? Digital longform and the race for the

tablet market thì cho rằng siêu tác phẩm báo chí là loại hình đặc biệt, tạo ra

một "kho chứa kiến thức", một môi trường bảo vệ độc giả khỏi những tác nhân gây nhiễu trong quá trình trải nghiệm báo chí [32, tr.18]

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông cũng đã đề cập

ở mức độ ban đầu về dạng thức siêu tác phẩm báo chí trong những công trình khoa học gần đây

Cuốn Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (2016),

NXB Thông tin và truyền thông do các tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc

Trang 23

Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu biên soạn nêu ra khái niệm: “Siêu

tác phẩm báo chí (tên tiếng Anh: long-form) là một khái niệm xuất phát từ

báo in Phương Tây, để chỉ những tác phẩm dài hơi và và không đơn thuần là tường thuật tin tức; được thực hiện dựa trên những nguyên tắc về thông tin và cấu trúc, độ dài nhất định Đây là thể loại cần đầu tư về công sức và trong quá trình thực hiện, đồng thời, người viết phải nghiên cứu chuyên sâu về các chủ

đề, đề tài trong một thời gian dài” [11;tr.52]

Cuốn Báo chí và truyền thông đa phương tiện do PGS,TS Nguyễn Thị

Trường Giang chủ biên cho rằng: “Siêu tác phẩm báo chí là những bài dạng dài, chuyên sâu, trình bày giống như một tạp chí điện tử, nội dung tích hợp nhiều phương tiện truyền tải như video, audio, đồ họa thông tin, tương tác sử dụng công nghệ làm điều kiện then chốt để sản xuất và trình bày tác phẩm”.[5;tr.39]

1.1.2.3 Lịch sử ra đời

Siêu tác phẩm Snow Fall (tạm dịch: Bão tuyết) của tác giả John Branch

được chính thức đăng tải trên trang báo mạng điện tử The New York Times vào cuối năm 2012, với nội dung miêu tả chuyến đi đầy bão tố và nguy hiểm của một nhóm vận động viên trượt tuyết tới dãy núi Cascade (nằm ở phía tây Bắc Mỹ, kéo dài từ phía Nam tỉnh bang British Columbia của Canada cho đến phía Bắc bang California, Mỹ) – nơi đã xảy ra một trận tuyết lở nghiêm trọng Xét về phương diện nội dung thông điệp, tác phẩm trở nên cuốn hút bởi nó đề cập tới cuộc đấu tranh sinh tồn của con người trong một điều kiện thời tiết khắc nghiệt Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn cảnh nhưng chuyên sâu về một hiện tượng thiên tai nguy hiểm, và phần nào hiểu rõ những nguy cơ, rủi ro mà các vận động viên thể thao mạo hiểm có thể gặp phải Bố cục tác phẩm gồm 6 phần Phần 1: Snow Fall: The Avalanche at Tunel Creek Phần 2: To the Peak Phần 3: Descent Begins Phần 4: Blue of White Phần 5: Discovery Phần 6:

World spreads Điểm nổi bật ở chỗ, Snow Fall là sự tích hợp hài hòa và hoàn

Trang 24

chỉnh gần như tất cả các yếu tố đa phương tiện hiện có, bao gồm chữ viết, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động (videos, maps, ảnh gif), infographic, âm thanh, box,…

Tuy thế nhưng nhà báo John Branch và tờ The New York Times không phải là người sáng tạo ra một cách thức thể hiện mới trên báo chí, bởi những dạng bài kiểu “Long form” hay “Mega Story” đã âm thầm phát triển từ trước

đó, với sự tích hợp các loại hình báo chí trong cùng một tác phẩm Điều mà

Snow Fall làm được chính là thể hiện một tác phẩm báo chí phá vỡ toàn bộ

tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước đây của báo điện tử như yếu tố dung lượng, yếu tố

bố cục Thứ hai, Snow Fall đưa dạng thức Siêu tác phẩm báo chí vươn đến đỉnh

cao khi vừa gây tiếng vang trước công chúng, vừa nhận được sự công nhận của

giới nghiên cứu hàn lầm Chỉ sau 6 ngày đầu tiên ra mắt, Snow Fall nhanh

chóng chiếm lĩnh sự yêu thích của hàng triệu bạn đọc, có tới 430.000 đường

link và nhận được hơn 3,5 triệu lượt xem (views) Ba tháng sau, Snow Fall vinh

dự đoạt giải “tác phẩm Phóng sự đặc tả xuất sắc nhất” trong hệ thống giải thưởng Pulitzer năm 2013 - một giải thưởng báo chí danh tiếng bậc nhất trên thế

giới Tờ The Guardian của Anh sau đó nửa năm cũng cho ra mắt tác phẩm Fire

Storm – một tác phẩm thậm chí được đánh giá cao hơn về việc tích hợp các loại

hình đa phương tiện và điểm nổi bật nằm ở phần audio xuyên suốt toàn bài Tuy

nhiên, tiếng vang của Fire Storm quả thực thấp hơn Snow Fall một bậc để trở thành tác phẩm mở đầu cho một xu hướng báo chí Vì thế, sự ra đời của Snow

Fall là nguyên nhân trực tiếp, sự kiện trực tiếp dẫn đến việc siêu tác phẩm báo

chí trở thành một xu hướng, một tiếng vang cho làng báo chí thế giới

1.1.3 Báo mạng điện tử

Theo Luật Báo chí năm 2016 đã quy định rõ: “Báo chí nói trong luật

này là báo chí Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các biện

Trang 25

11 pháp khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính), bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”

Trong cuốn Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo, hai tác giả Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra khái niệm: “Báo

mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” [15; tr.39]

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn Báo mạng điện tử -

những vấn đề cơ bản cho rằng: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và được phát hành trên mạng Internet” [4; tr.32]

Người nghiên cứu đưa ra khái niệm của mình: Báo mạng điện tử là

hình thức báo chí được sinh ra từ sự kết hợp giữa những ưu thế của báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một yếu

tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu

Từ những khái niệm về Siêu tác phẩm báo chí, báo mạng điện tử, người nghiên cứu rút ra khái niệm về Siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử

như sau: Siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử là dạng các tác phẩm

báo chí hiện đại, thuộc loại hình báo điện tử, có dung lượng dài, chất lượng

và nội dung chuyên sâu, có cách thức thể hiện độc đáo, mới mẻ tích hợp nhiều loại hình báo chí nhất có thể nhằm thu hút công chúng báo chí

1.2 Đặc điểm siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử

1.2.1 Đặc điểm về mặt nội dung

1.2.1.1 Nội dung đề tài mang tính chất “vĩnh cửu”

Trong cuốn Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại,

các tác giả cho rằng siêu tác phẩm không hẳn phải là một tác phẩm đồ sộ về

Trang 26

mặt nội dung, nhưng ít nhất đề tài của nó thường là những vấn đề mang tính chất “vĩnh cửu” (everlasting) [11; tr.54] “Vĩnh cửu” ở đây được hiểu là sự lâu dài, tồn tại mãi mãi theo thời gian Trong những năm gần đây, nhiều siêu tác phẩm lựa chọn đề tài về những vấn đề mang tính chất toàn cầu, được cả nhân loại quan tâm như thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh, vấn nạn suy thoái đạo đức hay những nhức nhối trong xã hội Chính vì vậy nên một siêu tác phẩm báo chí khi phát hành thường ngay lập tức thu hút sự chú ý và bình luận của đông đảo công chúng

Tiếng vang đầu tiên của dạng thức Siêu tác phẩm báo chí đến với làng

báo thế giới phải nói tới Snow Fall (tác giả John Branch, the New York

Times, 2012) Tác phẩm nói về chuyến đi gặp bão tuyết của một nhóm vận động viên trên khe núi Tunel, Đèo Steven, bang Washington, kéo dài 6 tháng từ ngày 19/2/2012 Bài báo mô tả rất cặn kẽ về những chi tiết xuất hiện trong hành trình, và cuộc sống của tất cả các thành viên có mặt trong chuyến đi Từng thành viên trong đoàn thám hiểm tại khe núi Tunel được miêu tả rất kỹ càng, có nhân thân, địa chỉ, tính cách, tình cảm và đặc biệt là quá trình leo núi của cả đoàn và sự việc đau lòng khi gặp phải bão tuyết trong vòng thời gian 2 giờ đồng hồ Bên cạnh câu chuyện của đoàn thám hiểm, tác giả cũng phác họa rõ nét lịch sử, đặc điểm của ngọn núi, quy luật hoạt động hàng năm của bão tuyết,

Có thể nói câu chuyện về một đoàn thám hiểm 6 người không phải là một đề tài gì quá to tát, nhưng lồng ghép trong câu chuyện đó là nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả mà tác giả muốn gửi gắm đến công chúng: cho đến khi khoa học công nghệ phát triển, con người đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể chiến thắng và thuần phục thiên nhiên Chính những tác động tiêu cực của nhân loại

đã khiến cho khí hậu, thiên nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt, chống lại con người Đó là một lời cảnh tỉnh cho những mọi tổ chức hay cá nhân có ý

Trang 27

định thực hiện những hành vi chống phá thiên nhiên, mà không nghĩ tới hậu quả bản thân và các thế hệ sau phải gánh chịu trong tương lai Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc khi bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của những người sống sót dành cho những người bạn xấu số mãi mãi không trở về từ cơn bão tuyết Khi cái chết cận kề, họ - những nhân vật tưởng chừng rất bình dị - lại có những hành động đẹp đẽ, cao cả, hy sinh để cứu giúp đồng đội Phẩm chất đẹp nhất của con người được thể hiện khi họ bị đặt vào những tình thế hiểm nguy, đường cùng

Sau khi Snow Fall ra đời, tác phẩm The Short Happy Life of a Serengeti

Lion (tạm dịch: Cuộc đời hạnh phúc nhưng ngắn ngủi của những chú sư tử vùng Serengeti) của 2 tác giả David Quammen và Michael Nichols của tờ

National Geographic, đăng tháng 8/2013 tiếp tục tạo nên cơn sốt cho công chúng báo chí Câu chuyện kể về quá trình tái sinh đầy kỳ diện của một con sư

tử đực mang ký hiệu C-Boy, được nuôi thả trong công viên tự nhiên Serengeti, gần sông Seronera, giáp ranh biên giới Tanzania Bài viết miêu tả kỹ lưỡng về cuộc sống lý tưởng ban đầu của C-Boy – thủ lĩnh một khu vực rộng lớn trong công viên, có bạn đời, có một đàn con Nhưng chỉ sau một cuộc chiến không cân sức giữa nó và liên minh 3 con sư tử đực trưởng thành, C-Boy bị thương trầm trọng, bị cướp lãnh địa, bị cướp bạn đời và lũ con bị tình địch bỏ đói đến chết hoặc thả làm mồi cho linh dương Đó là tập tục tự nhiên không thể thay đổi của loài sư tử, cho dù chúng được sống trong tầm kiểm soát của con người Phép màu đã đến sau một thời gian mất tích mà tác giả ghi nhận rằng tưởng chừng C-Boy sẽ không qua khỏi vì những vết thương khi chiến đấu, người viết lại bắt gặp nó ở một lãnh thổ khác, với chiếc bờm dài kiêu hãnh, khỏe khoắn hơn, bắt đầu một cuộc sống mới hạnh phúc với bạn đời mới; và lại kiên cường chiến đấu khi có bất kể mối đe dọa nào xuất hiện trên địa bàn nó cai quản Sự sinh tồn của loài động vật săn mồi ấy quả thực rất kỳ diệu Bằng cách thể hiện

Trang 28

Mega story, công chúng cảm thấy choáng ngợp ngay từ khi bắt đầu nhấp chuột

và không thể rời mắt cho đến những bức ảnh, dòng chữ cuối cùng

Ngoài câu chuyện về một đàn sư tử, người đọc còn thấy dáng dấp của những người thực sự tâm huyết với công tác bảo vệ động vật hoang dã như nhà nghiên cứu nữ người Thụy Điển Ingela Jansson, người giám sát Daniel Rosengren, hay chính 2 tác giả của bài viết Để có được một siêu tác phẩm báo chí, họ đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, lang thang trong rừng chỉ với một chiếc xe ô tô đơn sơ trong hơn một tuần lễ để kịp thời ghi lại những khoảnh khắc sinh động về đàn sư tử

Hình 1.1 Giao diện của siêu tác phẩm The Short Happy Life of a Serengeti

Lion của tòa soạn National Geographic

Các ví dụ trên đã chứng minh cho nhận định: đề tài, cốt truyện của siêu tác phẩm báo chí không nhất thiết phải là những gì quá vĩ mô, quá trừu tượng,

mà cái cốt lõi ở đây là đề tài luôn mang tính thời sự, hấp dẫn, được đông đảo công chúng quan tâm, cho dù được ra mắt ở bất kỳ giai đoạn thời gian nào

Snow Fall theo đuổi đề tài thảm họa thiên tai, còn Serengeti Lions thì xoay

quanh câu câu chuyện về động vật hoang dã Những nội dung này không bao giờ là “lỗi thời”, là cũ Vì vậy, các siêu tác phẩm báo chí đích thực mãi mãi được công chúng đón nhận và tìm đọc, dù nhiều năm trôi qua, trở thành

Trang 29

những “tượng đài” báo chí không thể thay thế được Đây là một đặc điểm rất khác, phân biệt siêu tác phẩm báo chí với các tác phẩm báo chí truyền thống

1.2.1.2 Tính phi tuyến tính trong cốt truyện

Khái niệm “phi tuyến tính” được nhà tâm lý học Malta, Edward de Bono công bố năm 1967, bản chất bắt đầu từ tư duy phản biện, phân tích để triển khai một sự việc, một vấn đề Nó đòi hỏi sự sáng tạo những ý tưởng mới

có sẵn, dựa trên những giá trị có tính động Nói một cách khác, tính phi tuyến tính là sự tư duy đa hướng, bổ sung thêm những phân tích, phản biện

Trong cuốn “Một số xu hướng của báo chí truyền thông hiện đại”, các

tác giả cho rằng: Công chúng có thể tiếp nhận siêu tác phẩm ở bất kỳ thời điểm nào mà vẫn hiểu được bản chất của câu chuyện chứ không cần phải theo dõi lại từ đầu [11; tr.54] Điều này cũng có nghĩa là, với siêu tác phẩm, công chúng sẽ không bị dẫn dắt bởi logic tường thuật của chủ thể tác giả mà nó cho phép người tiếp nhận được đặt cái nhìn chủ quan của chính họ nhiều hơn

Lấy ví dụ cụ thể, tác phẩm NSA Files Decoded 1 của hai tác giả Janine

Gibson, Alan Rusbridge, đăng trên báo điện tử The Guardian US năm 2013

và đoạt giải thưởng Pulitzer với hạng mục “Tác phẩm báo chí Phục vụ cộng đồng xuất sắc nhất”, xoay quanh những tiết lộ động trời của cựu đặc vụ Mỹ Edward Snowden về chương trình giám sát người dân tại Hoa Kỳ và Anh năm

2013 Với những độc giả chưa biết đến vụ việc này, người thực hiện tác phẩm vẫn giúp họ nắm được những tình tiết quan trọng nhất, nhưng không phải bằng việc tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện theo cách tường thuật tuyến tính, mà bằng thủ pháp lồng ghép phỏng vấn những chính khách và chuyên gia có liên quan; cũng như những phân tích bằng các điểm nhìn đa chiều Cụ thể, các tác giả tóm tắt lại từng cuộc tranh luận giữa hai bên: chính phủ Mỹ - Anh và các ý kiến đối đầu còn lại bao gồm: Mỹ La-tinh, EU, Châu Á Công chúng có cảm giác câu

1

Janine Gibson, Alan Rusbridger (2013), NSA files decoded, The Guardian US

Trang 30

chuyện trở nên sống động hơn, gần gũi hơn vì họ được nghe nhiều ý kiến với nhiều lập luận đa dạng, chứ không bị chi phối suy nghĩ ở bất kỳ điểm nhìn một

chiều nào Vì thế, nếu đem ra so sánh, chắc chắn NSA Files Decoded sẽ hấp

dẫn hơn hẳn so với bất kỳ tác phẩm truyền thống nào có cùng chủ đề

Hình 1.2 Những cuộc phỏng vấn trực diện, đi thẳng vấn đề từ các chuyên gia chính trị đã tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm NSA Files Decoded

Một siêu tác phẩm khác của tờ The Gazette mang tên Other than

Honorable do phóng viên David Philipps thực hiện, được ra mắt trong năm

2013 Tác phẩm viết về cuộc đời còn lại của Kash Alvaro – một cựu chiến binh Mỹ phục vụ tại Chiến trường Afghanistan, bị ảnh hưởng tâm lý và sau

đó bị buộc xuất ngũ mà không có trợ cấp hay sự giúp đỡ nào của chính phủ Những số phận giống như Alvaro tăng lên và tỷ lệ thuận với thời gian tham chiến của Mỹ tại đất nước Trung Đông Hệ quả của vấn đề này là các cựu chiến binh khi trở về đời thường gặp khó khăn trong việc tìm việc làm, thậm chí thất nghiệp, lạm dụng chất kích thích và phạm tội Đặc điểm phi tuyến tính trong cốt truyện được thể hiện ở chỗ, tác phẩm không bắt đầu bằng việc

kể về tiểu sử của Alvaro hay hành trình nhân vật đi qua sống chết rồi trở về đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ; mà lại bắt đầu bằng hình ảnh người cựu binh

Trang 31

đau đớn, tuyệt vọng, tự chiến đấu với chính mình trong mớ thiết bị y tế và những liều thuốc an thần của bệnh viện Miêu tả cuộc sống mịt mờ, thảm hại của một thanh niên hơn 30 tuổi hôm nay, rồi so sánh với quá khứ oanh liệt, cống hiến lớn lao của anh ngày hôm qua, để thấy sự tắc trách, thờ ơ đáng sợ của chính phủ và xã hội Mỹ, đã đẩy những người đàn ông từng hy sinh một phần cuộc đời của họ cho quốc gia đến chỗ không còn tương lai Đến khi khép lại tác phẩm, người đọc tự trào lên cảm xúc thương cảm, và những quan ngại dành cho nhân vật Alvaro và đồng đội của anh; cũng như những trăn trở

về những lỗ hổng an sinh xã hội Mỹ Cần nhấn mạnh rằng tác giả không áp đặt điểm nhìn câu chuyện cho công chúng, mà chỉ sử dụng bút pháp phi tuyến tính để bày tỏ thông điệp của mình

Hình 1.3 Nhân vật Alvarado hiện lên sống động trong tác phẩm Other

than Honorable của tờ báo The Gazette

Ví dụ khác có thể kể tới là siêu tác phẩm công phu có tên The Wall của

nhóm tác giả Nicole Carroll, Cheryl Evans, Daniel Gonzalez, Josh Susong, Dennis Wagner, được phát hành trên trang USA Today Network năm 2017 Tác phẩm xoay quanh chủ thể chính là bức tường biên giới ngăn cách Hoa Kỳ với Mexico – một quyết định gây nhiều tranh cãi của tổng thống Mỹ Donald

Trump 30 phóng viên và nhiếp ảnh gia của tờ USA Today đã tiếp cận vấn đề

Trang 32

bằng cách lái trực thăng hàng tháng trời để khảo sát và phác họa nên bản đồ biên giới, lấy ý kiến, phỏng vấn người dân dọc biên giới, những người di cư, các bộ lạc sinh sống tại khu vực Từ đây, những ưu điểm và hạn chế của bức tường biên giới dần được bộc lộ Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ, trong

đó, lợi ích của nhóm người này có thể mang tới thiệt hại cho nhóm người khác, và ngược lại Tác giả thực hiện siêu tác phẩm bằng thái độ cực kỳ trung

thực và khách quan Với The Wall, người viết không bệnh vực hay phê phán

quyết định của Tổng thống Mỹ Nói cách khác, ở đây không có sự định hướng

dư luận một cách khiên cưỡng nào Quyền phán xét cuối cùng hoàn toàn thuộc về độc giả Chính việc phát triển câu chuyện theo cách phi tuyến tính đã làm cho tác phẩm hấp dẫn và khách quan hơn Và người đọc có quyền lựa chọn tiếp cận nội dung tác phẩm theo cách mà họ muốn

Hình 1.4 Siêu tác phẩm The Wall với cốt truyện phi tuyến tính đặc sắc

Tóm lại, tính phi tuyến tính trong cốt truyện đã góp phần giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng Đặc điểm này cộng hưởng với yếu tố tương tác sẽ càng được phát huy thế mạnh của siêu tác phẩm hơn, khi mà công chúng có thể giới thiệu, chia sẻ, tranh luận ý kiến của mình với những độc giả khác cùng chung sự quan tâm Để nhận định một cách tổng quát, tính tương tác

Trang 33

góp phần đẩy mạnh hiệu quả của tính phi tuyến tính của các siêu tác phẩm báo chí Ngược lại, tính phi tuyến tính chính là tiền đề quan trọng giúp cho tính tương tác của một siêu tác phẩm trở nên có tác dụng và thực chất hơn rất nhiều

1.2.2 Đặc điểm về mặt hình thức

1.2.2.1 Độ dài tác phẩm

Khi nói về đặc điểm hình thức của một siêu tác phẩm, trước tiên phải nói đến độ dài của nó Các tác phẩm viết theo dạng thức trên thường khá đồ

sộ về bố cục, số lượng chữ viết và lượng các yếu tố đa phương tiện khác nhau

cùng thích hợp Đơn cử như tác phẩm Snow Fall (tác giả John Branch, báo The

New York Times, đăng tải năm 2012) có bố cục gồm 6 phần, với độ dài văn bản lên tới gần 17.000 từ, chứa tới 17 ảnh tĩnh (image), 8 ảnh động (video) và

13 đồ họa (graphic) Tác phẩm NSA Files Decoded của tờ The Guardian (2013), cũng có tới 6.000 từ Có những tác phẩm cá biệt như Other than

Honorable của tờ The Gazette (2014) bao gồm 17 phần nhỏ, hay như tác phẩm Till death do us part của tờ The Post and Courier (2015) thì lại chứa tới hơn

18.000 từ, hơn 20 bức ảnh tĩnh Việc này là hoàn toàn hợp lý, bởi để truyền tải từng ấy nội dung, đề tài mang tính chất vĩnh cửu, thời sự như đã phân tích ở phần trên, đòi hỏi một sự đầu tư tương xứng về hình thức tác phẩm Báo chí đương thời chưa thể đạt tới cảnh giới nội dung đồ sộ nhưng hình thức lại ngắn gọn – điều này là không tưởng Nếu chỉ có một hình thức truyền tải là chữ viết (text), thì các tác phẩm dạng thức này không thể xứng đáng với danh xưng

“Siêu tác phẩm báo chí”, bởi bản thân nó gây cho người đọc cảm giác nhàm chán, mệt mỏi và khó theo dõi với hàng nghìn ký tự văn bản Vì vậy, ngoài độ dài chữ viết, siêu tác phẩm còn là hợp thể của các thành phần đa phương tiện như hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, âm thanh, tương tác… Chính những yếu tố này cũng góp phần tăng độ dài của một siêu tác phẩm; cũng đồng nghĩa với việc tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm đó chứ không phải ngược lại

Điều đó cũng tỷ lệ thuận với việc, siêu tác phẩm báo chí thực sự là một

Trang 34

“công trình” trí tuệ đồ sộ, cần một khoảng thời gian đủ lâu và cần huy động tới một ekip nhiều người mới có thể tạo ra được Nhiều tòa soạn hiện nay đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, trí tuệ, nhân lực chuyên để sản xuất siêu tác phẩm báo chí, chứ không còn kiêm nhiệm như trước Ngay từ gần một thập

kỷ trước, các tập đoàn truyền thông lớn của thế giới đã dự đoán được tầm quan trọng của siêu tác phẩm và có những chiến lược phát triển mang tính đột

phá Với tờ New York Times, tuy Snow Fall được coi là tác phẩm của tác giả

John Branch và chỉ mình tác giả này được vinh danh trong lễ trao giải Pulitzer

2013 – nhưng trên thực tế, tòa soạn này đã phải cần tới 17 người cùng nhau thực hiện từng phần việc một trong ròng rã 9 tháng, dưới sự chịu trách nhiệm chính của John Branch để tạo ra một siêu tác phẩm hoàn chỉnh Một năm sau,

The New York Times tiếp tục ra đời tác phẩm A game of Shark and Minnow (tạm dịch: Trò chơi giữa cá mập và cá tuế), nhưng với cách vận hành đã rút

ra nhiều kinh nghiệm từ dự án trước, tòa soạn này chỉ huy động 10 nhân lực tham gia và hoàn thành tác phẩm trong vòng 1 tháng Khi đã nắm bắt được công nghệ và xây dựng một quy chuẩn hoàn chỉnh trong sản xuất siêu tác phẩm báo chí, có thể thấy nhân lực đã được sử dụng hiệu quả hơn, thời gian thực hiện được rút ngắn đi đáng kể

Hình 1.5 Giao diện mở đầu tác phẩm “A Game Of Shark And Minnow”

của tờ The New York Times

Trang 35

Như vậy, siêu tác phẩm báo chí rất khác so với các dạng thức, thể loại báo chí thông thường trên báo mạng điện tử Một tác phẩm báo mạng điện tử truyền thống thường có độ dài không lớn, được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc một nhóm ekip nhỏ, với khoảng thời gian ngắn để đủ đảm bảo tính thời sự, nóng hổi của sự việc, vấn đề Nhưng rõ ràng, siêu tác phẩm báo chí lại có đặc điểm hoàn toàn ngược lại: lượng thông tin đồ sộ, là sản phẩm của một ekip tập thể nhiều người, phụ trách nhiều mảng lĩnh vực khác nhau, với khoảng thời gian dài, thường tính bằng tuần, hoặc tháng Từ đó, quy trình sản xuất, phương thức sản xuất của siêu tác phẩm báo chí cũng rất mới, có nhiều đột phá, thay đổi so với truyền thống, nhằm phù hợp với tiêu chí và đặc trưng riêng của nó

1.2.2.2 Tính đa phương tiện

Siêu tác phẩm báo chí là một tác phẩm lớn về quy mô và có thể tích hợp nhiều loại hình báo chí trong việc trình bày một tác phẩm duy nhất Chúng ta có thể tìm thấy những dấu hiệu của báo in, báo điện tử, ảnh, truyền hình và cả phát thanh ở trong một siêu tác phẩm

Với báo in, siêu tác phẩm đem lại cảm giác của việc đọc một tạp chí Bài viết bắt buộc phải có dung lượng dài thường lớn hơn 1500 chữ, đề cập đến một nội dung cụ thể và giải quyết vấn đề đó sâu nhất có thể Những gì chúng ta thấy trên tạp chí là sự phối hợp của hình ảnh và câu chữ có chủ đích, khác với trên báo giấy thông thường khi hình ảnh thường xuyên được sử dụng làm hình ảnh minh họa Hình ảnh trên báo giấy, trên báo điện tử của nhiều tòa soạn đôi khi không cần phải là những bức ảnh có dung lượng lớn, có tính nghệ thuật hay báo chí, nhưng trên siêu tác phẩm báo chí, điều đó không được phép xảy ra Các tờ báo, trang web sản xuất các tác phẩm Mega Story hiện nay đều phải đảm bảo hình ảnh ít nhất có tính báo chí, cao hơn là nghệ thuật và thông thường không bức ảnh nào có độ phân giải chiều ngang dưới 1600 pixel

Với báo điện tử, một tác phẩm báo chí được trình bày dưới định dạng siêu tác phẩm chủ yếu được đăng trên website Việc này để đảm bảo những

Trang 36

yếu tố về kỹ thuật như có thể chèn được cả hình ảnh động (video), âm thanh (audio) hay các ứng dụng đồ họa động khác như bản đồ, hình họa 3D,… điều này không thể làm được trên báo in, báo truyền hình hay báo phát thanh và phát huy tối đa chức năng của báo điện tử Không dừng lại ở đó, vì siêu tác phẩm báo chí là một dạng tác phẩm chuyên sâu, có những bài lên đến 10.000 chữ hoặc hơn, khiến việc trình bày trên báo in là điều không tưởng

Tuy nhiên, siêu tác phẩm lại là dạng thức tích hợp và loại bỏ gần hết những hạn chế của các loại hình báo in và báo điện tử, nhất là nằm ở cách thức trình bày

bố cục Ở đó, nội dung trải dài và trải rộng trên các nền tảng deskhop hay mobile, tức chỉ có một cột duy nhất Báo in không được như vậy Các tác phẩm báo chí của loại hình báo in được trình bày trên một mặt phẳng chia thành nhiều cột với chức năng truyền thống để giúp độc giả không cảm thấy mỏi mắt và tiếp nhận thông tin nhanh hơn Còn với báo điện tử, bố cục thường thấy trên nền tảng desktop là cột trái hiển thị danh sách các chuyên mục của tòa soạn hoặc bỏ trắng, cột giữa là nội dung và cột phải dành cho thông tin bổ trợ hoặc quảng cáo Siêu tác phẩm báo chí không bó hẹp trong một khuôn khổ cụ thể nào bởi nó phụ thuộc vào cách sắp xếp

và sự sáng tạo của phóng viên và biên tập viên Dựa trên những nguyên tắc cơ bản, họ có thể di chuyển chữ ở những vị trí tùy thích giúp độc giả không còn cảm thấy nhàm chán khi click vào mỗi tin bài trên báo điện tử truyền thống

Với báo truyền hình và phát thanh, theo dõi các siêu tác phẩm trên các website chuyên sâu như http://longread.com hay http://longform.com có thể nhận thấy sự trau chuốt trong các video, audio Với họ, video, hay audio không đơn thuần chỉ là yếu tố bổ trợ mà còn để kể một khía cạnh khác của vấn đề được triển khai là Mega Story Thậm chí, tờ The Guardian còn có hẳn một chuyên mục Mega Story dành cho audio với tên gọi “The Audio Long Read”

Bên cạnh những loại hình báo chí truyền thống, siêu tác phẩm báo chí còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác như infographic (thông tin đồ họa), box thông tin, những câu quotes, maps, hình ảnh 3D,…

Trang 37

Thuật ngữ Inforgraphic là sự kết hợp giữa hai từ thông tin (information)

và đồ họa (graphics) Theo tác giả Hà Huy Phượng trong cuốn Tổ chức nội

dung và thiết kế trình bày báo in, “đồ họa thông tin là một dạng thức thông tin

diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc

hình ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết, tình tiết sự kiện hoàn chỉnh” [18; tr.44]

Như vậy, báo chí đồ họa sử dụng hình ảnh và chữ viết là nội dung cốt lõi, nhằm thể hiện lại nội dung câu chuyện một cách hấp dẫn, trực quan Lợi thế quan trọng của thông tin đồ họa là tính tổng hợp cao, dễ tiếp thu, hấp dẫn, vượt qua rào cản ngôn ngữ và đặc biệt là nâng cao độ chính xác trong việc truyền đạt thông tin Vì vậy, đây là dạng thức rất phù hợp cho các thể loại bình luận, phân tích, khi tác giả muốn tái hiện hoặc bổ sung thêm thông tin cho lập luận đã đưa ra trước đó – đây chính là một thuộc tính rất phù hợp với dạng thức Siêu tác phẩm báo chí Ngược lại, chính xu hướng Siêu tác phẩm cũng giúp cho thông tin đồ họa nâng cao vai trò và hiệu quả, khi không chỉ đơn thuần phản ánh tin tức ngắn gọn, khách quan, mà còn phát huy lợi thế ở những nội dung dài, sâu và khó thể hiện

1.2.2.3 Tính tương tác

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tương tác” là sự tác động qua lại lẫn nhau, ví

dụ như quan hệ tương tác giữa hai sự vật, tương tác giữa ánh sáng và môi trường

Trong cuốn The future of Communication: From New Media To

Communication, tác giả Refaeli nêu ra định nghĩa: Tính tương tác là một khái

niệm được sử dụng rộng rãi với sự biểu lộ bằng trực giác, được định nghĩa theo cách nghĩ về khả năng giao tiếp Nó có giá trị cao về bề mặt, không chỉ đơn thuần dựa vào sự đồng thuận, sự giảng giải về mặt ngữ nghĩa mà còn dựa vào

sự xác định theo những kinh nghiệm nổi trội trong cuộc sống thực [52; tr.16]

Theo cuốn Báo chí và dư luận xã hội của tác giả Nguyễn Văn Dững, tương

tác là hoạt động qua lại lẫn nhau, quan hệ hai chiều giữa các sự việc, hiện tượng Đặc biệt, tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm xã

Trang 38

hội với tư cách là chủ thể - khách thể trong xã hội Nhìn dưới góc độ báo chí truyền thông, tương tác được hiểu là sự tác động, giao tiếp qua lại hai chiều giữa chủ thể và khách thể truyền thông, giữa cơ quan báo chí với công chúng [2; tr.70]

Tương tác là một đặc điểm nổi trội của báo mạng điện tử Tính tương tác là của báo mạng điện tử là khả năng thông tin qua lại và thông tin đa chiều, nhanh chóng giữa người với máy tính, giữa công chúng với tòa báo, giữa các nhóm bàn luận với một chủ thể nào đó Trong đó, tính tương tác của báo mạng điện tử bao gồm 3 đặc điểm: Tương tác định hướng (là sự định vị trên các văn bản, như nút “trang tiếp”, hay “trở về đầu trang”), Tương tác

chức năng (là sự linh hoạt của các đường dẫn, các siêu liên kết hyper link, cho

phép người đọc tham chiếu đồng thời nhiều nội dung khác nhau khi đang tiếp nhận tác phẩm) và Tương tác tùy biến (là các công cụ ghi nhận và lưu trữ sự phản hồi của độc giả đối với tác phẩm Thông thường đặc điểm này cần tích hợp với các hộp thư điện tử, hay các trang mạng xã hội để trở thành phương tiện khuyến khích người đọc bày tỏ quan điểm về nội dung bài báo Tương tác tùy biến hiệu quả đến nỗi nó có thể tạo ra cả diễn đàn công cộng, là nơi tranh luận, thu hút ý kiến bạn đọc trong khoảng thời gian dài)

Đối với báo mạng điện tử nói chung và các siêu tác phẩm trên báo mạng điện tử nói riêng, tính tương tác là một đặc trưng rất quan trọng Nhờ nó

mà công chúng cảm thấy gắn bó với tòa soạn báo, cảm thấy thêm tự tin, mạnh dạn, được coi trọng khi tiếp nhận sản phẩm Đối với chủ thể tác phẩm, các nhà báo, phóng viên, hội đồng biên tập và cả cơ quan báo chí cũng có cơ hội điều chỉnh lại nội dung và hình thức tác phẩm sao cho phù hợp với xu thế tiếp nhận của công chúng Bởi vậy, tất cả các siêu tác phẩm báo chí đều tích hợp

kỹ thuật tương tác với công chúng xuyên suốt toàn bài viết

Bản chất của các siêu tác phẩm là những bài viết với lượng thông tin lớn, phân tích chuyên sâu, độ dài lên tới 10.000 từ hoặc thậm chí nhiều hơn

Trang 39

Khi nghiên cứu công chúng báo chí, người ta tìm thấy một đặc điểm của công chúng trong thời đại ngày nay, nhất là công chúng loại hình báo mạng điện tử,

đó là tính “tương thích cao nếu được tương tác tâm lý” [7; tr.44] – có nghĩa là khả năng kết nối và tương tác của báo mạng điện tử là rất lớn Chính tính tương tác sẽ giúp các sản phẩm báo điện tử tạo liên kết cộng đồng, tạo dư luận xã hội, tạo mạng lưới tổ chức rộng lớn không biên giới Ngược lại, nếu không tận dụng tốt tính tương tác, chính báo mạng điện tử sẽ mất đi sức hấp

dẫn và kém thu hút với công chúng rất nhiều

Snow Fall ngay sau lần đầu ra mắt đã trở thành một hiện tượng trong

làng báo thế giới, ngay lập tức thu hút 3,5 triệu lượt xem, 1.000 bình luận The New York Times đã nhanh chóng cho phép chế độ chia sẻ đường link bài báo, để công chúng có thể đăng tải lại lên các trang mạng xã hội như Tweeter, Facebook, hoặc gửi qua thư điện tử (Email) Ba trợ nút này được cài ngay trên đầu trang báo với vị trí rất nổi bật

Hình 1.6 Giao diện Tác phẩm Snowfall với 3 trợ nút liên kết chia sẻ được

đặt tại góc trên cùng bên phải màn hình

1.3 Tác động xã hội của Siêu tác phẩm báo chí

Cuốn Báo chí và truyền thông đa phương tiện do tác giả Nguyễn Thị

Trường Giang chủ biên đưa ra khái niệm về Công chúng báo chí truyền thông là:

“nhóm lớn cư dân/cộng đồng cùng trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự vào các hoạt

Trang 40

động của các phương tiện báo chí và truyền thông trong môi trường thực tế hoặc trực tuyến Có lúc, có nơi công chúng là khán giả/khách hàng/đối tác/đối thủ hay đồng tác giả của các phương tiện báo chí và truyền thông Mối quan hệ chủ thể/khách thể, chủ động/bị động, giữa công chúng và các phương tiện báo chí và truyền thông được hoán đổi tùy thuộc vào từng bối cảnh lịch sử/thể chế/xã hội của từng quốc gia/khu vực Điểm hòa hợp lớn nhất giữa công chúng và các phương tiện báo chí và truyền thông là khi trở thành “đồng tác giả”[5; tr.398]

Trước tiên, công chúng báo chí truyền thông cũng có những đặc điểm chung của công chúng truyền thông như tính chất quảng đại (đông đảo), tính chất không đồng nhất (gồm nhiều giới tính, lứa tuổi, tầng lớp khác nhau) và tính nặc danh (không ai biết ai) [16; tr.134] Tuy nhiên, kỷ nguyên kỹ thuật số

đã góp phần tạo nên một thế hệ công chúng báo chí truyền thông với nhiều đặc trưng riêng so với các thời đại khác

Thứ nhất phải nói đến trình độ nhận thức và văn hóa của công chúng

hiện đại Hầu hết độc giả tìm đến báo mạng điện tử phải có một trình độ nhận thức và văn hóa nhất định, để có những kỹ năng tối thiểu nhất như sử dụng máy tính, thực hiện các thao tác truy cập Internet, chọn đọc trang báo mạng điện tử

Thứ hai là điều kiện và khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ của công

chúng hiện đại Tại Việt Nam, minh chứng đầu tiên cho nhận định này là số lượng người sử dụng Internet tăng dần đều và có sự phát triển đột phá kể từ khi nước ta hòa mạng Internet toàn cầu cách đây 22 năm Cụ thề, từ năm 1997

- 2003, Việt Nam mới chỉ khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet (tương đương 4% dân số lúc bấy giờ) Tuy nhiên, với thời kỳ Internet băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (tháng 5/2003), số lượng người sử dụng Internet đã có sự tăng đột biến Đến cuối năm 2018, đã

có khoảng 64 triệu người, tức là 70% dân số truy cập Internet Ngày nay,

Ngày đăng: 24/11/2021, 23:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w