1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học phương đông tác phẩm chọn lọc dùng cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

430 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 430
Dung lượng 14,44 MB

Nội dung

Trang 1

| HỌC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM

Tén dé tai:

VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - TÁC PHẨM CHỌN

LỌC DÙNG CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU NOI DUNG

Chương I: VĂN HỌC TRUNG QUỐC I Cuộc du quan Trung Quấắc

II Phân kỳ lịch sử văn học Trung Quốc

IIL Giới thiệu các tác phẩm và tuyển chọn các trích đoạn Văn học Trung đại

Tho ca doi Đường 1 Giới thiện chung

2 Tuyển chọn, chú giải, gợi ý thưởng thức một số bài thơ của các nhà thơ tiêu biểu

3 Tuyển một số bài bình giảng thơ Đường

Tiểu thuyết cỗ điển

TAM QUÓC DIỄN NGHĨA (7a Quán Trung)

1 Giới thiệu chung

2 Trích tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

3 Lời bình của Mao Luân và Mao Tôn Cương

THUY HU (Thi Nai Am) 1 Tóm tắt Thúy hứ

2 Trích tác phẩm Thy hử

3 Lời bàn của Kim Thánh Thán

Trang 4

1 Tóm tắt tác phẩm Hồng lâu mộng 2 Trích tác phẩm Hồng lâu mộng

Văn học hiện đại

LỖ TÁN (1881 - 1936)

1 Giới thiệu chung

2 Trích tuyển một số truyện ngắn và tạp văn 3 Ý kiến nhận xét, đánh giá về Lỗ Tan 4 Một số bài phân tích tác phẩm của Lễ Tấn Chương 2: VĂN HỌC ẤN ĐỘ

1 Cuộc du quan Án Độ

II Phân kỳ lịch sử văn học Ấn Độ

II Giới thiệu các tác phẩm và tuyển chọn các trích đoạn Văn học cỗ đại Sứ thi cỗ đại RAMAYANA (Kệ (ích của hoàng tu Rama) 1 Tóm tắt tác nhằm 2 Trích tác phẩm Ramayana

3 Ý kiến đánh giá sử thi Ramayana

MAHABHARATA (Truyén kể về dong ho Bharata vi dai)

1 Tóm tắt tác phẩm

2 Trích tác phẩm Mahabharata

3 Ý kiến đánh giá và bài nghiên cứu về sử thi Mababharafa Văn học cận - hiện đại Ấn Độ

RABINDRANATH TAGORE (1861 - 1941)

1 Khái quát văn học cận - hiện đại An Độ

2 Cuộc đời và sự nghiệp của R.Tagore

3 Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu

Trang 5

Chương 3: VĂN HỌC NHẬT BẢN

IL Cuộc du quan Nhat Ban

II Phân kỳ lịch sử văn học Nhật Bản

ILL Giới thiệu các tác phẩm và tuyển chọn các trích đoạn

Văn học cỗ đại

'Văn học Nara (712 - 794)

VẠN DIỆP TẬP

1 Giới thiệu chung

2 Tuyển chọn một số bài thơ trong Vạn điệp tập

Văn học thời Heian (794 - 1192)

TRUYỆN GENJI 1 Giới thiệu chung

2 Trích tuyển chương đầu của Truyén Genji

Văn học Trung đại

'Văn học thời khói lửa: Kamakura - Muromachbi (1185 - 1603)

TÂN CỎ KIM TẬP

1 Giới thiệu chung

2 Tuyển chọn một số bài thơ trong Tán cổ kim tập

Văn học thời Edo (1603 - 1868)

THƠ HAIKU

1 Giới thiệu chung

2 Về tập thơ Tối lên mién Oku (Matsuo Bashd)

THƠ HAIKU GIỮA VA CUOI THOI TOKUGAWA

THO WAKA THOI TOKUGAWA

3 Binh giang vé tho Haiku

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn học thế giới có vai trò quan trọng đối với hoạt động báo chí truyền thông, nhất là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu Những người công tác trong lĩnh

vực này đều ý thức được việc sử dụng mã văn hoá thể giới - đặc biệt là sức mạnh to lớn của các điển tích, điển có văn học thế giới trong tác phẩm báo chí có khả năng kết nối bạn đọc khắp năm châu, bốn biển đạt tới sự đồng cảm sâu sắc nhất

Tuy nhiên trên thực tế, sự vận dụng chất liệu văn học thế giới vào sáng

tạo tác phẩm báo chí của các phóng viên, nhà báo ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều sai sót và hạn chế, do lượng kiến thức về văn học thé giới của họ chưa được sâu và rong Diéu nay, co bản xuất phat từ thực tế dạy và học môn văn học thế giới tại các cơ sở đào tạo ra phóng viên báo chí chưa đạt hiệu quả tối ưu

Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền sau nhiều năm lưu hành nội bộ, cuốn

giáo trình Văn học nước ngoài đã được sửa chữa, nâng cấp và xuất bản vào năm 2013 Đây là sản phẩm đã được xã hội hoá, mang, tính quy phạm sử đụng trong quá trình giảng dạy và học tập môn văn học thế giới tại Học viện Mặc dầu đã có giáo trình, song với thời lượng 30 tiết cho các nên văn học Đông - Tây, kim - cổ, người dạy không đủ thời gian để truyền thụ còn người học thì phải tiếp xúc với những tác phẩm văn học vô cùng đồ sộ mà việc đọc toàn bộ là hết sức khó khăn Hơn thế, mạng Internet cũng rất ít đề cập đến những trí thức về văn học thế giới mang tính trường quy Sự thiếu hụt này rất cân được bổ sung bằng một công trình nghiên cứu nhằm giới thiệu, chú giải và tuyến chọn các trích đoạn tác phẩm văn chương nỗi tiếng của thế giới bám sát khung chương trình trong cuốn giáo trình Văn học nước ngoài đã xuất bản Nếu nghiên cứu theo hướng này được

tiến hành sẽ mở ra sự chủ động, tích cực trong thu nhận kiến thức văn học thế

giới theo phương châm lay người học làm trung tâm, khắc phục tình trạng sinh viên “học chay” chỉ đọc giáo trình mà không tiếp xúc với tác phẩm

Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Văn học nước ngoài - Tác phẩm chọn lọc dàng cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”

Đề tài này năm trong định hướng chung của Ban giám đốc Học viện: ưu tiên những nghiên cứu viết Đề cương Bài giảng, Giáo trình, Tư liệu tham khảo nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy và học ở Học viện Báo chí và tuyên

truyền hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề giới thiệu và tuyên chọn các tác phẩm văn học nước ngoài để phục vụ cho việc dạy và học ở các cơ sở giáo dục Đại học được khá nhiều trường Đại học thuộc khối ngành Khoa học xã hội nhân văn ở nước ta tiến hành Theo nguồn tư liệu đã bao quát được, chúng tôi thấy có các tác giả và các công trình

sau:

~ Đáng kể là hai cuốn: Hợp tuyển Văn học châu Á do Lưu Đức Trung làm

chủ biên

Trang 8

Cuốn thứ nhất - Hop tuyén Van hoe châu Á, tập T, xuất bản năm 1999, các soạn giả đã tuyển chọn và giới thiệu một nên văn học đồ sộ vào cỡ bậc nhất châu Á - văn học Trung Quốc Bồ cục công trình chia làm nhiều thời kỷ theo tiến

trình lịch sử: văn học Tiên Tần; văn học Hán; văn học Tấn; văn học đời Đường;

văn học Tống; văn học Nguyên; văn học Minh - Thanh; văn học cận đại; văn học hiện đại Ở mỗi giai đoạn đều có giới thiệu các tác giả và trích đoạn các tác phẩm tiêu biểu

Cuốn thứ hai - Hop tuyén Văn học châu A, tập H, xuất bản năm 2002, các soạn giả đã tuyển chọn và giới thiệu một nền văn học lâu đời và không kém phần đỗ sộ ở châu A, đó là nền văn học Án Độ Với hơn 500 trang, cuôn sách đã phác thảo gương mặt văn hoc | An Độ qua các thời kỳ: cỗ - trung đại; cận - hiện đại với những thành tựu tiêu biểu: Thân thoại; Sử thí; Truyện cô dân gian Và các tác

gia của nền văn học viét: Kalidasa, Kabir, Tulsidas, Tagore, Néru, Gandi, Prem

Chand, Narayan, Pillai, Gupta, Mohamet, Roy,

- Cuốn Hợp tuyển Văn học Nhật Bản (từ khởi thủy đến giữa thé ky XIX) do Mai Lién tuyén chọn và trích dịch, xuất bản năm 2010 là một công trình góp phần đáng kế trong việc giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam Với hơn 600 trang, cuôn sách được chia làm 2 phan: văn học cổ đại và văn học trung đại O mỗi phần soạn giả lại sắp xếp thành các chương theo tiến trình lịch sử Phần văn

học cô đại gồm ` văn học Nara (712-794) và văn học Heian (794 -1192); Phần văn

học trung đại gồm văn học thời Kamakura - Muromacbi (1185-1603) và văn học thời Edo (1603-1868) Ở mỗi chương, soạn gia đã chọn lựa các hiện tượng văn học tiêu biểu (như: Cổ ký sự, Vạn diệp tập, Cổ kim tập, Truyện Genji, Tân cỗ kim tập, kịch Nô, thơ Haiku v.v ) giúp người đọc tái hiện được bức tranh toàn cảnh của văn học Nhật Bán từ khởi thủy cho đến thé ky XIX

- Ngoài ra phải kể đến loại sách giới thiệu tóm tắt tác phẩm văn học thế giới: Những kiệt tác văn Chương thể giới, gồm hai tập đo nhóm biên soạn: Hoàng Nhân (Chủ biên) với các cộng sự Trân Xuân Để, Nhật Chiêu, Nguyễn Anh Thảo thực hiện, xuất bản năm 1997 Tập I- Van chương Au Mg, tóm tắt các tác phẩm văn học nổi tiếng nhân loại, chia theo niên đại gồm 6 phần: 'Văn

học Cễ - Trung đại; Văn học Phục hưng; Văn học Cổ điển; Văn học Anh sang;

Văn học Lãng mạn và Hiện thực thé ky XIX; Van hoc Hign dai thé ky XX Tap Il - Van chương A- Ue, Phi - Mỹ Latinh, tóm tắt các tác phẩm văn học nỗi tiếng nhân loại, chia theo quốc gia, khu vực, gồm § bộ phận: Văn chương Trung Hoa; văn chương Nhật Bản; văn chương Cămpuchia; văn chương Án Độ; văn chương Ả Rập; văn chương Úc; văn chương châu Phi; văn chương Mỹ Latinh

Trên cơ sở những tư liệu đã bao quát được, chứng tôi thấy rất cần biên

soạn một cuốn Tư liệu tham khảo về văn học thế giới bám sát khung chương

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Bao quát toàn cảnh bức tranh Văn học thế giới, lựa chọn những tác phẩm văn học tiêu biểu theo sát chương trình của cuốn giáo trình Văn học nước ngoài đang giảng dạy tại Học viện báo chí và tuyên truyền để giới thiệu những giá trị tỉnh tuý và độc đáo của tác phẩm, tác giả, trào lưu văn học và tuyển chọn những đoạn trích tiêu biểu

- Bang cach do, céng trinh nay néu được hoàn thành sẽ phát huy tối đa vai trò chủ thể của người học trong quá trình tiếp nhận trí thức Văn học nước ngoài góp phần phục vụ cho nghề nghiệp của họ sau này

- Dé tai này là nguồn tư liệu tham khảo trực tiếp và hiệu quả cho quá trình giảng dạy và học tập Chuyên đề Văn học của thầy và trò Học viện Báo chí và

tuyên truyền

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đấi tượng nghiên cứu

- Các tác phẩm văn học nước ngoài của nhân loại từ xưa đến nay liên quan trực tiếp đến nội dung giáo trình Văn học nước ngoài đang được giảng dạy ở

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung khảo sát, chọn lựa những tác phẩm Văn học nước ngoài tiêu biểu bám sát khung chương trình của cuỗn giáo trình Văn học nước ngoài đang được giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên | truyền Theo quan niệm truyền thống, sự phân chia văn học thế giới thường diễn ra theo khu vực Vì thế, ở đề tai này chúng tôi chi tập trung khảo sát, giới thiệu và tuyển chọn các tác phẩm văn học trong nên văn học phương Đông Vì số lượng là rất lớn

và đồ sộ nên chúng tôi dự định phân chia công trình này thành 2 tập Ở tap I,

chúng tôi chú trọng trọn vẹn đến các tác giả, tác phẩm văn học phương Đông Tập II, chúng tôi sẽ dành sự chú trọng cho những nên văn học phương Tây

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu %1 Cơ sở lý luận

- Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử

- Dựa trên cái nhìn về mối quan hệ chính trị quốc tế trong khu vực và trên thế giới, để tiếp cận nền văn học của từng quốc gia, dân tộc

- Kế thừa cơ sở lý luận của các công trình đi trước cùng hướng nghiên cứu với đề tài

%.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu loại hình (thể loại), nghiên cứu trường hợp (tác giả, tác phẩm) và nghiên cứu liên ngành

- Thu thập, chọn mẫu và phân loại tư liệu

~ Nghiên cứu và giới thiệu tác phẩm Văn học nước ngoài dựa trên các thao tác: phân tích, tổng hợp và bình luận về tác phẩm văn học và trào lưu văn học theo quan điểm duy vật lịch sử và lập trường chính trị quốc tế của Đảng và nhà nước ta hiện nay

Trang 10

6 Đóng góp mới của đề tài

- Đề tài có giá trị thực tiễn với đối tượng là sinh viên Dai hoc thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là Báo chí truyền thông trong giai đoạn hội nhập quốc tế

- Đề tài là công trình đầu tiên chọn lựa, trích tuyển, thâm bình về tác phẩm văn học nước ngoài ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Khi hoàn thành, nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo trực tiếp và bé ích cho các thế hệ giảng viên và sinh viên của Học viện trong quá trình học tập và tích luỹ kiến thức nên

- Đề tài cũng sẽ là vấn đề hấp dẫn những đôi tượng có cùng sự quan tâm

7 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham

Trang 11

NỘI DUNG

Chương 1: VĂN HỌC TRUNG QUỐC L Cuộc du quan Trung Quốc

Khó có thể tìm ra nền văn học nào có quá trình phát triển lâu dài mà liên tục như Trung Quốc

Lịch sử nên văn học â ấy qua hai mươi lăm thế kỉ là một đại dương của vô số tác phẩm mà nhiều nền văn học khác hợp lại cũng chưa thể sánh nỗi

Văn tự Trung Quốc, có thể nói là một phương tiện văn học hoàn hảo, đã sớm đưa văn chương đến trình độ cổ điển (từ thế kỉ thứ VI đến thé ki thứ III trước CN), từ Không Tử đến Khuất Nguyên

THƠ CA VÀ TẢN VĂN THỜI TIỀN TAN

Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước CN, Trung Quốc trải qua hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc

Cả trăm tiểu quốc tranh chiến với nhau, đến thời Chiến Quốc chỉ còn lại bây nước là Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Té va Tan

Cuộc mở đường ngoạn mục của văn ¡ chương Trung Quốc diễn ra giữa thời Xuân Thụ vào thé ki thir VI trước CN Nếu thơ ca là tôn giáo của người Trung Quốc như ý kiến của Lâm Ngữ Đường thì Kiøk Thí là thánh điển của nền tôn

giáo ây

- Ninh Thí là hợp tuyển thơ ca đầu tiên của Trung Quốc bao gồm 305 bài của hơn năm thế kỷ

Thực ra đó là những bài ca hơn là bài thơ, nên theo âm điệu mà chia ta

thành Phong, Nhã, Tụng, Phong là dân ca các xứ Nhã là nhạc vương triểu và Tụng là nhạc tế tự

Câu thơ trong Kinh Thị phan lớn là tứ ngôn, cấu trúc của bài thơ thường theo lối trùng chương điệp cú Với ngôn ngữ giản dị, nó phản ánh thế giới, xã hội và tình yêu thời cô đại

Trang 12

Tự mục quy đề Tuân mi tha di Phí nhữ chỉ vỉ mĩ AM nhân chỉ di

Cô gái thùy mị Cô gái kiều mị Đợi ta góc thành

Yêu mà không gặp Vò đầu băn khoăn C6 gai dang yéu Tặng ta cấy sảo Đỏ rực một màu Mi dep biét bao Một nhành lộc lạ Hai vé tang ta Không phải quà người dep Mi chắc chỉ mượt mài

Ống sáo đỏ (dan quan) tượng trưng cho điệu nhac của tâm hền và niềm vui Nhành lộc (để) gợi lên tuổi thanh xuân mơn mởn và tình yêu, tặng vật và thiên nhiên trở nên đẹp lạ lùng bởi vì nó được bọc trong, niềm tương tư

Sau #inh Thỉ, một thể thơ mới xuất hiện là $ở È mà thành tựu lớn nhất

cia né 1a Ly Tao cia Khuất Nguyên, nhà tho vĩ đại đầu tiên của Trung Quốc, sống vào thế kỷ thứ IIT trước CN

Sở từ là thơ ca (từ phú) của nước Sở thuộc vùng Giang Hán, hau như là

một loại thơ tự do, câu ngăn câu dài

Khuất Nguyên là quan đại phụ triều vua Sở Hoài Vương vì bị vu cáo mà phải đi đày và cuỗi cùng tự trằm ở sông Mịch La

Tp Tao là bài thơ trữ tình lãng mạn dài đến 373 câu Trường ca này, bằng những hình ảnh tượng trưng, kể lại đời sống và những cuộc phiêu lưu mộng tưởng của nhà thơ đi tìm “người đẹp”, tức lí tưởng thanh cao

“Cai ta” tong Ly Tao mo đầu bằng cách trình bày bản chất và tài năng

của mình Rồi điểm qua lịch sử từ Nghiêu Thuấn sáng láng đến Kiệt Trụ đảo

điên

Nhà thơ bị sa cơ, dùng thơ ca thực hiện những cuộc phiêu lưu thần tiên,

lang thang đi tìm một cô gái (Liêu phù du nhỉ câu nữ), đi xe rong kéo lên tận Ngân Hà nhưng vẫn đau xớt nhìn lại quê hương Nhìn quê hương mà rơi lệ (Hốt phản cô đĩ lưu thế hề) Và chẳng nơi đâu có người đẹp (Ai cao khâu chỉ vô nữ)

Trang 13

Tư tưởng thời Tiên Tần được biểu hiện huy hoàng trong tản văn (văn xuôi): lịch sử và triết lý

Sử học Trung Quốc phát đạt vào bậc nhất thế giới Bộ sử sớm nhất là Thượng Thư (Tức Kinh Thư) Kế đó là Xuân Thu, Tả Truyện, Chiến quốc sách

Nhưng tân văn triết lý (hay tân văn chư tử) còn quan trọng hơn nữa

Trước tiên là Luận ngữ Đó là tác phẩm trọng yếu của Nho giáo, ghỉ các ứng đáp của Không Tử và các môn đệ Những cách ngôn triết lí sắc sảo của nó đã khắc họa tài tình nhân cách và tư tưởng của một thánh nhân

Sóng đôi với Luận ngữ trong một tinh thần khác là sách Eấo Tir, con gọi là Đgø đức kinh ngôn ngữ cô đọng và giàu chất thơ, có thể xem đấy là một tập thơ triết lí,

Luận ngữ là con đường ứng xử giữa đời Đạo đức kinh là con đường hoà hợp thiên nhiên

Trang Tit hay Nam Hoa kinh là một tác phẩm giàu tưởng tượng, được viết bằng một lối văn bay bổng Nó triết lí bằng những thần thoại và ngụ ngôn tuôn trào trên các trang sách như những làn sóng đầy biến hoá Nó triết lí bằng bươm bướm chim bằng, bằng giấc mộng và những cuộc tiêu dao, bằng sọ người và cái bóng

“Có người nằm mộng thấy được uong rượu ăn tiệc, tỉnh dậytiếc mà khóc, lại có người năm mộng thấy mình khóc rồi tỉnh dậy vui như đi săn Mà hai hạng người đó trong khi năm mộng không biết rằng mình nằm mộng, tới khi tính mới biết rằng mình nằm mộng Và chỉ khi nào “đại giác ” (tỉnh lớn) mới biết đã qua một “đại mộng "(giấc mộng lớn) ọn ngu tự cho mình là tỉnh khi coi vua là quý,

còn kẻ chăn trầu là hèn Thật là cô 2 chấp vl

Nam Hoa kinh không chỉ là một tản văn triết lí mà còn là một tác phẩm

văn chương thiên tài Chính vì vậy mà Kim Thánh Thán (nhà phê bình đời Minh) xưng tụng nó là “đệ nhất tài tử”

Tác phẩm của chư tử còn nhiéu Sach Manh Tir bién luận chặt chẽ; sách Mặc Tử chất phác mà thuyết lí tài tình; sách Tuân tử và Hàn Phí Tứ là những

mẫu mực về chính luận

THỜI HÁN VÀ LỤC TRIỀU

Thể văn chủ yếu của thời Hán là phú, có thể xem là một loại thơ văn xuôi

Nhưng đỉnh cao của văn học thời kì này là Sử ký, tản văn lịch sử của Tư Mã

Thiên, xuất hiện vào thế kỉ II trước CN

Tư Mã Thiên là quan Thái Sử, vì bênh vực một anh hùng bị vu cho tội phản quốc mà chính ô Lông phải vạ lây Ông bị vua bắt chịu tội hoạn!

Từ đó, ông dồn hết tâm lực hoàn thành kiệt tác của đời mình là bộ Si ký soạn thảo trong hơn hai mươi năm, với 130 chương và một để tài bao quát 25 thế kỉ, kế từ vị hoàng đế ban đầu cho đến gần thời đại của ông

* Trang Tử và Nam Hoa kinh, Nguyễn Hiến Lê địch, NXB Văn Hố Thơng Tin, 1994, trang 172, 173

Trang 14

Chân dung hàng loạt nhân vật được tái hiện sống động trong hành lang lịch sử với các phần Bản kỉ (ve đế vương), Thế gia (về vương tướng) và Liệt truyện (về các nhân vật nỗi tiếng)

Như vậy, ngoài các triều đại nối tiếp nhau, ta còn gặp vô số các cá nhân tiêu biểu cho nhiều tầng lớp xã hội: nho sĩ, hiệp khách, thây thuốc, nhà chiêm tỉnh, thương gia đó là một chiều hướng mới mà Tư Mã Thiên đã đưa vào sử học

Học nhiều, đi nhiều, giao tiếp nhiều là những yếu tố giúp cho Tư Mã Thiên đi vào sử học Những bi kịch lịch sử và cuộc đời riêng như hoà lẫn nhau, tạo thêm chiều sâu cho văn phong của ông

Sứ kí được Lỗ Tấn xưng tụng là “Sử gia chỉ tuyệt xướng, vô vận chỉ Tỉ Tao” (Lời hát tuyệt vời của sử gia, thiên L/ Tao không van)

Đến thời Tam Quốc và Lục Triều (tir thế ki thứ III đến thế kỉ thứ VI sau CN) bắt đầu tự ý thức với những quan điểm mĩ học rõ rệt, văn chương trở nên hiện đại Tác phẩm nghiên cứu văn học quan trọng nhất thời này chính là cuốn

Van tâm điêu long của Lưu Hiệp (465-522)

Nhưng những cây bút lỗi lạc nhất thời đại vẫn là thi sĩ Và đáng kế hơn cả là Đào Uyên Minh, còn gọi là Đào Tiềm (365-427), một trong những nhà thơ thiên nhiên vĩ đại nhất của Trung Quốc

ĐàoTiềm sinh ra trong gia dinh nghèo khó nhưng ông không thích quan quyền Sau khi từ quan, ông vui cảnh điền viên, đạm bạc

Thiên nhiên đối với ông còn chứa đâu đó một suối hoa đào, một cõi yên vui ngoài thế gian, như có thê thấy trong bai Dao hoa nguyên kí

Đào hoa nguyên kí, kế chuyện một ngư ông tình cờ khám phá ra suối hoa đào trong khi chèo thuyền dọc một bờ suối:

“Bỗng thấy một rừng hoa dao rộng chừng vài trăm bộ, ngồi ra, khơng có cây nào khác Trên mặt đất, có thơm mọc đây, cánh hoa đào rơi man mắc - Ngư ong ldy lam la, lai di tới, định bụng đi hết rừng đào Nhưng hết rừng đào thì đến

nguồn nước Có một ngọn núi, trong núi có một cái động nhỏ, trong động phang

phát như có ánh sáng Ngư ông bèn buộc thuyên, theo cửa động đi vào ”

Sau đó, ta tưởng gặp tiên Nhưng không phải Chẳng có thần tiên nào hết, đó chỉ là một thôn dã bình thường Mọi người ở đây là con cháu của một số người chạy loạn đời Tần, vào đến nơi thâm sơn cùng cốc này rồi không trở ra nữa Đời sông ở đây chỉ khác bên ngoài là sự thanh bình, thuần hậu

Có điều lạ lùng là sau khi quay về, dù có ghi dấu cần thận, ngư ông cũng không thể nao tim Ta suối hoa đào một lần nữa Và không ai tìm ra nó

Một cuộc sống thanh bình và hồn nhiên, giản dị và yên vui như thôn làng ở suối hoa đào kia lại khó tìm đến thế ư? Cảnh khó hay lòng ta khó, ôi Đào Tiềm!

Uống rượu cùng ông vậy:

Kết lư tại nhân cảnh

Trang 15

Nhi v6 xa mã huyện Vấn quân hà năng nhĩ Tâm viên địa tự thiên Tàm nhà giữa cỗi tục Mà không ngựa xe ran

Hỏi bác sao được thé Long xa canh tu nhàn.”

THƠ CA THỜI ĐƯỜNG

Thời Đường huy hoàng đến nỗi được xem là thời đại mà văn minh của nó đứng đầu thế giới khi mà “châu Âu sống cơ cực trong cảnh ngu dốt, tối tăm và

tranh đấu nhau về thần học”

Trong khoảng 300 năm của thời Đường (618-907) chỉ có gần nửa đầu là thịnh trị Loạn An Sử (755) đây thời Đường xuống đốc nhưng dẫu sao đi nữa, riêng về văn học, trọn vẹn đời Đường vẫn là ba thế kỉ đẹp đế lạ thường của thơ

ca

Thơ Đường khởi đầu bằng cách tách mình khỏi không khí ủy mị của thơ

ca trước đó Rồi sau đấy, với sự xuất hiện của Trần Tử Ngang, cuộc Phục hưng

thơ ca (đề xướng phong cốt Hán Ngụy) nổi lên như sóng cuộn, dọn đường cho thi phong hào phóng thời Thịnh Đường

Nhưng nêu không có Lý Bạch thì cuộc cách tân thơ ca sẽ khó mà đạt đến tuyệt đỉnh vả đù có hàng ngàn thi sĩ, nó sẽ vẫn còn thiếu sót

Lý Bạch (701-762) người xuất hiện vào đầu thé ki thứ VIII như một vì sao lạ Dường như theo huyết thống, ông là người Tây Vực hơn là người Hán

Mẹ ông là người Tây Vực thường được gọi là “Man bà” Trước khi cha Lý Bạch đưa gia đình về Tứ Xuyên, thì họ nhà ông đã sống lưu đày ở Tây Vực hơn một thế kỉ không rõ vì lẽ gì

Với dòng máu Tây Vực trong người, Lý Bạch có vóc người to lớn, đôi mắt sáng quac và miệng rộng như miệng hùm Lúc tuổi còn trẻ, ông không mấy quan tâm đến Tứ thư ngũ kinh mà chuyên chú đọc các loạt sách lạ như Eực giáp, luyện kiếm thuật và học đạo cầu tiên

Lý Bạch là một du hiệp, lúc thì thích tiêu dao lang bạt khắp nơi, lúc thì thích ân đật Dù từng ở trong điện Kim Loan với Đường Minh Hoàng nhưng đời ông đầy những sớm mai xoã tóc thả thuyén đi chơi (minh triêu tán phát lộng thiên châu) và những chiều hôm du tử làm cô bồng muôn dặm (cô bồng vạn lí chỉnh) Trường An chỉ giữ gót chân của ông được ba năm

Thời Lý Bạch là thời mà thần tiên thật sự là các nhà thơ của mặt đất này, mặt đất mà họ làm cho tươi đẹp lên bội phần Cất chén mời trăng uống Tượu rồi ôm trăng mà chết, Lý Bạch đã phủ suốt trần gian một làn trăng bất tử Bao lần ông say với trăng và say chính vâng trăng (phi vũ trường nhi tuý nguyệt)?

3 Theo bản dich trong Lịch sử Văn học Trung Quốc, quyển I, Nxb Van học, Hà Nội,1964, tr.303

Trang 16

Ta hãy đọc bài thơ xuôi Xuân dạ yến đào lí viên tự đề say trăng với ông:

"Troi đất là quán trọ của vạn vật, tháng ngày là du khách của thiên thu, đời như giấc mỘNG, Vui may độ nào?

Người xưa đốt đuốc chơi đêm cũng là hợp li

Hung chỉ đêm nay trời đất lớn gởi trao ta vẻ đẹp, mùa xuân dm mời mọc ta khói mây

Họp trong vườn thơm đào lí, bày cuộc vui vay

Các em tuần tú khác nào Huệ Liên, bọn ta vịnh ca sao bằng Khang Lae Ngắm cảnh chưa xong, đã xoay bàn bạc Tiệc tùng khai mở dưới hoa, chén rượu bừng say với nguyệt

Nếu chẳng văn hay, biết đâu niềm nhã Như thơ không thành, phạt y số rượu vườn Kim Cốc"

Trong vòm trời lãng mạn của văn chương Trung Quốc hội tụ những Trang Tủ, Khuất Nguyên, Lý Bạch, Thang Hiển Tổ có lẽ Lý là người được yêu mên nhất, đù cũng có người như Vương An Thạch cho đó là thơ " nhơ ban, thấp kém " vì nói về đàn bà và rượu nhiều quá

Ánh trăng kia cũng lấy làm xấu hỗ cho giọng đàn hạch của ai kia

Lý Bạch có một người bạn thân nổi danh ngang với ông là Đỗ Phủ (712- 770), kém ông hơn mười tuổi, là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất của Trung Quốc,

nên được tôn là "Thi sử" hoặc "Thi thánh”

Lý Bạch phủ lên thế giới này một ánh sáng ướt như sương (địa thượng sương), còn Đỗ Phủ thì đi giữa gió mưa li loạn: (thế sự vũ mang mang)

Nguồn thơ họ Lý như cùng sông Hoàng Hà từ trời đỗ xuống, tuôn vào biến đời (Quan | bat kién Hoang Ha chỉ thuỷ )

Còn nguồn thơ Đỗ Phủ như thể đỗ ra từng tiếng nắc của người đời, tiếng vọng của trời tối mưa dầm lẫn với tiếng than của oan hôn trong gió

Quân bắt kiến Thanh Hai dau Cổ lai bạch cốt vô nhân thâu! Tân Quỷ phiền oan, cyeu quy khốc Thiên âm vũ thấp, thanh thu thu

(Binh xa hành) Thanh Hải ngoài xa anh có thấy

Từ xưa xương trắng cứ phơi hoang Quý mới hận sáu, ma cũ khóc Trời tối mưa dẫm tiếng thở than!

Trong khi Lý Bạch phóng bút một cách phiêu điêu với những thể thơ tương đối tự do như cổ phong, nhạc phú, ca hành thì Đỗ Phủ công phu trau

chuốt những bài /uật ;hị

Trang 17

Thế giới thơ Đường, ngoài Lý Bạch và Đỗ Phủ, còn vô số vì sao: Vương

Duy, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị, Lý Hạ, Đỗ Mục, Mạnh Hạo Nhiên, Mạnh Giao,

Nguyên Chân,

Đó là thế giới mà tiếng sáo vừa cất lên đã "chiều hoá" li đình (36 thanh phong dich li dinh van: Trinh Cốc), đó là nơi nắm xương bên bờ sông vẫn còn làm người trong giấc mộng của kẻ yêu mình:

*Khả lân Vô Định hà biên cốt Đo thị xuân khuê mộng lí nhân”

(Tran Dao) Và nhất là một thế giới hầu như lúc nảo cũng thấm đẫm ánh trăng Trăng phải chăng là "huy hiệu" của thơ Đường ?

Thiên hạ tam phân mình nguyệt dạ Nhị phân mình nguyệt tại Dương Châu

(Đỗ Mục) Thiên hạ ba phần trăng phủ sáng

Hai phân trăng sáng tại Dương Châu

Từ đó, Dương Châu trở thành một quê hương của trăng, quê hương của mộng Dường như thơ Đường chính là một quê hương như vậy

THỊ TỪ THỜI TÓNG

Tồn tại trên ba thé kỉ, đời ¡ Tống (960 - 1279) còn đài hơn đời Đường một chút nhưng lại không có uy thế bằng, thường bị bộ tộc phương Bắc uy hiếp Nhưng đó cũng là thời rực rỡ của triết lí, mĩ thuật và văn chương

Người ta thường cho là thơ Tổng kém thơ Đường Nhưng nếu xem Z là thơ thì thơ ca Tổng lại rất độc đáo Tổng đừ đáng kế là kì quan trong trời đất,

như lời Lưu Thân Ông

Từ chỉ khác với thơ là do nó có quan hệ với nhạc Tử soạn ra để hát theo một nhạc điệu nhất định Tuy nhà thơ làm zờ (gọi là £ừ nhân) phải viết theo theo một số điệu khúc có sẵn, nhiều điệu có nguồn goe nước ngoài, nhưng vẫn phóng túng hon làm thơ vì câu đài ngắn khác nhau, vì nhịp điệu và ngôn ngữ gần với tự nhiên hơn

Từ đã có từ giữa thế ki thir VIII nhưng nó chỉ thật sự trở thành một thể thơ

mới với Lý Dực, tức Nam Đường Hậu chủ (937 - 978), ông vua tài hoa, giỏi làm từ hơn trị nước

Và Từ bay lên tuyệt đỉnh với Tô Đông Pha, hay Tô Thức (1036 - 1101) Tô Đông Pha là đại gia lừng lẫy nhất của đời Tổng Thiên tài của ông bao trùm cả tán văn, thơ cũng như ứ, phứ.Thư pháp và hội hoạ cũng kế đến tên ông về tư tưởng, ông dung hợp cả Nho, Lão, Phật

Con người tài hoa và cương trực ấy lại có một cuộc đời lận đận, thâm trầm, từng làm đại thần, thái thú nhưng cũng từng bị câm tù, đày ải Nhưng sống giữa triều đình, sa mạc hay hai dao, thi nha tho van là nhà thơ Như Tây Thi bao

a cũng vẫn là Tây Thi mà ta bắt gặp trong bài thơ "Âm hồ thượng sơ tình phục vũ" (Uống rượu trên Tây Hồ vừa tạnh lại mưa)

11

Trang 18

Thuỷ quang liém diễm tình phương hảo Sơn sắc không mông vũ điệc kì

Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử

Dam trang nùng mạt tổng tương nghỉ

Mua tan, ánh nước tuyệt vời Mù sương, sắc núi một trời mê li Tây Hồ đâu kém Tây Thi

Phần son đậm nhạt diệu kì như nhau

Với Tử, Tô Đông Pha lại càng tung hoành ngang đọc, vượt qua âm luật mà tạo dựng những ý cảnh hào phóng

Trong thế giới cua ar, thi Thuy điệu ca đầu của Tô Thức đáng gọi là tuyệt bút

Trăng có từ thuở nào Nang chén hỏi trời cao

“Không biết bên trên cung khuyết

Đêm nay là đêm nao `

Ta muôn bay lên theo gió Chỉ e lầu quỳnh gác ngọc

Cao thắm lạnh làm sao

Nhảy múa cùng bóng nguyệt Trần gian thú biết bao Đi quanh gác tía

Vào song lụa

Sơi bóng sâu Đừng nên oán hận

Dù trăng đây ánh lúc xa nhau

Người có buồn vui lan hợp Trăng có tô mở tròn khuyết Xưa nay toừn vẹn bao giờ

Chỉ nguyện nguoi trudng cửu

Thuyên quyên muôn đặm bên nhat

Trong khi Tô Đông Pha sáng lập phái #ừ hào phóng thì nữ sĩ Lý Thanh Chiếu là nữ hoàng của a phái £ữ uyên ước (uyễn chuyến và diễm lệ)

Lý Thanh Chiếu (1081 - 1144) là một nữ từ nhân hiếm hoi và rất giỏi âm luật Sau khi nhà Tống bị dồn về phương nam, vợ chồng nàng cũng chạy

Trang 19

loạn.Sau khi chồng mắt, nàng lưu lạc qua các châu quận khác nhau Tờ của nàng đẹp và buôn, đầy nữ tính như có thé thay trong bài Vñ# Lăng xuân:

Gió lắng hương trần hoa đã hết

Dậy muộn chải đầu lười

Vật đổi sao đời mọi vật thôi

Chưa nói lệ tuôn réi

Nghe nói Song Khê xuân vẫn đẹp Cũng định thả thuyén chơi

Chỉ sợ Song Khê thuyên nhỏ nhoi

Sâu nhiều thuyên chờ không trôi

(Nguyễn Chí Viễn dich)

Hoặc bài: Điểm Giáng Thân

Nhún ẩu vừa xong

Đứng vuốt ngón tay nho nhỏ Hoa gay sương buông

Mà hôi rơm rớm áo

Nhà thơ kiệt xuất khác là Lục Du, hiệu Phóng Ông (1125- 1210) có sức sáng tạo mãnh liệt, Từ ¿»ơ đến zừ đều hào hùng, bi tráng

HÍ KHÚC THỜI NGUYÊN, MINH, THANH

Trong các thời Nguyên, Minh,Thanh trải dài từ thé ki XII đến thé ki XIX,

Trung Quốc bị những kẻ ngoại xâm (Mông Cổ và Mãn Thanh) xâm chiếm đến hai lần Nhưng những kẻ xâm lược đã bị văn hoá Trung Quốc chính phục

Diễn trình văn học, ngay từ thời Nguyên đã biên đổi sâu xa Khoa cử bị bãi bỏ trong nhiều năm khiến Nho giáo mất địa vị độc tôn Văn chương hí khúc nây nở trong tình hình ấy khi mà các nho sĩ đã mất cơ hội làm quan Hí khúc (hí kịch) trở thành linh hồn của văn chương

Ca vũ tất nhiên đã có từ lâu dời nhưng một nền sân khấu thật sự thì xuất

hiện ở Trung Quốc rất muộn mang, néu so véi Hi Lạp và Ấn Độ

Hình thức hí khúc quan trọng nhất đời Nguyên là tạp kịch, với số tác gia lên đến hơn hai _trăm người Vì vậy, xét về mặt thành tựu của các thể loại cỗ điển, người ta vẫn quen nói “Hán phú, Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc” còn

các thời Minh Thanh thì sở trường về tiểu thuyết

Thể cách tạp kịch rất nghiêm ngặt, một vớ thường chia làm bốn “chiết”

(màn), mỗi chiết chỉ có thể dùng một khúc điệu và chỉ vai chính là được hát

Hí khúc khi đã lên đến đỉnh cao, trở nên một hiện tượng hiếm có, tạo nên niềm đam mê mới: Hí mê Giá trị của nó được đề cao đến mức nay:

“Về phương diện thuần túy văn học, các hí khúc Trung Hoa có thé tự hào rằng có một bình thức thơ vừa đẹp đề vừa mạnh mẽ hơn các tác phẩm trữ tình đời Đường Tôi tin chắc rằng thơ đời Đường rực rỡ thật - điều đỏ không ai chối cãi - nhưng muốn gặp những bài thơ vĩ đại thì phải tìm trong các hí khúc và tiểu điệu (điệu hát nhỏ) vì biến nhiên là thơ của phái chính thống bắt buộc phải theo

Trang 20

những quy tẮc, mẫu mực truyền thống về tư tưởng và cách điệu, kĩ thuật ty cực tinh đầu, nhưng thiểu cái gì bát ngắt, ấa dạng, thiếu khí lực Một người đọc thơ phái chính thông rồi đọc tho trong hí khúc ( hí khúc có thể coi là một chuỗi

bài thơ) có cảm tưởng rằng mình vừa nhìn một cành mai cầm trong bình rồi quay ra nhìn cả một vườn mai, tươi tắn, phẫn thịnh hơn biét bao”

Người mở đường thiên tài cho tạp kịch đời Nguyên chính là Quan Hán Khanh (sinh vào khoảng 1224) ô ông viết hơn sáu mươi vở tạp kịch nhưng đáng

tiếc là chỉ còn: lưu lại mười hai, trong đó xuất sắc hơn cả là Đậu Nga oan và

Citu phong tran,

Đậu Nga oan, tên đầy đủ là Câm thiên động địa Đậu Nga oan, duge viét với nghệ thuật thành thục nhất khi Quan Hán Khanh đã về giả, vào cuối thé ki

XU

Đây là một bì kịch oan khốc về nàng Đậu Nga, vì giữ tiết mà phải chết oan trong một thời đại mà công lí luôn luôn bị chà đạp, “ "chẳng có án nào mà án không oan” Dù vậy, nỗi oan khuất của nàng trầm trọng đến nỗi cảm thiên động địa: máu nàng không rơi khi hành hình và mưa tuyết phủ lên thân nàng Nhưng chết oan là chết oan, đất trời còn biết làm gì hơn! Trước khi chết nàng đã kêu lên: Nhật nguyệt đôi vang Sớm hôm soi tỏ Quý thần còn đó Sinh tử cầm quyên

Đạo trời lẽ đất như thuyên buông xuôi

Đái hỡi đất, lẫn lộn vàng thau, ngắn thay phan đất Trời hỡi trời, không phân trong đục, đâu xứng ngơi trời Ơi, đơi mắt này dòng lệ những đây vơi

(Hồ Lãng địch) Trời đất bất nhân chính là con người bất nhân.Ý nghĩa của Đậu Nga oan khong bó hẹp trong một thời đại Tiếng kêu oan của nàng vang vọng suốt một

trần gian quay cuông gọi là cối người ta

Vở Cứu phong trần thì tươi sáng hơn Cuộc đời phong trần của nàng

Tống Dẫn Chương được bạn là Triệu Miện Nhi cứu vớt Cả hai đều là kĩ nữ

Chương bị tên gian ác Chu Xá lừa lọc đến nỗi chịu lấy hắn, và rồi khổ nhục Để

cứu bạn, Nhi tìm cách đánh lừa Chu Xá, bắt hắn viết tờ li hôn

Can đảm như Đậu Nga, mưu trí như Miện Nhi Họ nằm trong hàng loạt

hình tượng nữ lưu được khắc họa tài tình, sống động của Quan 1 Hán Khanh Ông là kịch tác gia vĩ đại, có ảnh hưởng lớn trong hí khúc Trung Quốc

Trẻ hơn Quan Hán Khanh nhiều tuổi là Vuong Thực Phú, tác gia của vở

tạp kịch lừng danh Tây sương kí, một kiệt tác về tình yêu Tương truyền, ông viết mười bến vớ tạp kịch, nhưng còn lại đây đủ chỉ có ba

° Lâm Ngữ Đường, Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, Ca đao, 1970, tr

Trang 21

Tây sương kí không chỉ là vở tạp kịch dài nhất đời Nguyên (21 chiết) mà

còn được xem là có kết cau chặt chế nhất,

Cốt truyện bắt nguồn từ Hội chân kí của Nguyễn Chẩn đời Đường, tình tiết có chịu ảnh hưởng của Đồng Tây Sương đời Kim nhưng Vương Thực Phủ đã từ đó tạo dựng nên một hí kịch sáng chói nhờ kịch tính sâu sắc, tâm lí tỉnh tế và ngôn ngữ tài hoa Tây sương kí được xưng tụng là “Tạp kịch mới, truyền kì cũ, Tây sương kí nhất thiên hạ” (Giản Trọng Minh)

Kịch chia làm năm tập Ba tập đầu diễn tả cuộc kì ngộ của Trương Sinh và Oanh Oanh, dẫn đến tình yêu cuồng nhiệt của họ Họ tạm biệt nhau ở tập tư, vì

Trương Sinh lên kinh ứng thí Trong tập cuối cùng, họ vượt qua được mọi trở

ngại và lấy | nhau Đại để là vậy nhưng tình tiết rất hấp dẫn, dồn dập như những đợt sóng đầy biến hoá Những tình tiết ấy không những quen thuộc ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam (vở tuông Mới Tây )

Tây sương kí là khát vọng tình yêu, là tiếng hát của tuổi thanh xuân, là cuộc đòi hỏi một thứ hôn nhân hợp tình, là cuộc truy cầu hạnh phúc quyết liệt giữa mọi thứ vòng vây phi lí : “Cùng tôi em đã quyết lòng, Sống chung một gôi chét chung mét md!” (Mai Tây - Nhượng Tống dịch)

Kịch đời Nguyên được xếp vào loại ,Bắc khúc với ca điệu thường có nguồn gốc phương Bắc Khi kịch truyền xuống Nam thì ca điệu cũng biến đối mà thành ra /Nưm khúc Bắc khúc thì sinh ra đạp kịch, còn Nam khúc thì tạo nên truyền i

Truyén kì, với hình thức khá tự do của phương Nam, không bao lâu đã thay thế tạp kịch Truyền kì có thể đổi điệu đổi vần và mọi vai đều có thể hát

Mở đầu cho hí khúc truyền kì là T? bà kí của Cao Minh (1305 - 1359) sống vào cuối đời Nguyên và đâu đời Minh

Tì bà kí kế chuyện nàng Ngũ Nương là vợ hiền dâu thảo Chéng nang, sau khi đậu Trạng nguyên, bị ép lay con gái Thừa tướng Ngũ Nương ở quê đói khổ nhưng hết lòng nuôi cha mẹ chồng, dù vậy nàng không cứu được họ khỏi chết trong đau yêu Nàng mang tì bà lên kinh thành tìm chồng Cuối cùng, may mắn thay, là đại đoàn viên : một chồng hai vợ!

Ngũ Nương là một hình tượng được miêu tả chân thực và cảm động, kịch lại đượm màu sắc dân gian nên rất được hoan nghênh, cũng là một truyền kì xuất

sắc

Nhưng đại gia của hí khúc truyền kì chính là Thang Hién Tổ (1550 - 1617) sông giữa đời Minh, có một bút pháp cực kì lãng mạn, viết những vở kịch mộng ảo gọi chung là Lâm Xuyên tứ mộng chúng ta sẽ làm quen với ông trong một phần riêng về chân dung văn học

Hí khúc đời Thanh tiếp tục đi theo lỗi truyền kì, đặc biệt là tuyển kì lịch

sử mà kiệt tác của nó là Đào hoa phiến của Không Thượng Nhiệm (1648 - 1718), hoạt động sáng tác dưới thoi Khang Hi

Đào hoa phiến được â ấp ủ hơn mười năm trời, lấy chuyện tình yêu của một danh kĩ là Lý Hương Quân phản ánh cảnh vong quộc cuối đời Minh Hương

Trang 22

Quân là kĩ nữ nhưng cương trực và yêu nước Nàng yêu Hầu Phương Vực và giúp ông chiến đấu chống bọn quyền gian

Tình yêu được đặt giữa béi cảnh rộng lớn của lịch sử, tác phẩm thoát li hẳn những vở truyền kì khuôn sáo lấy đại đoàn viên làm kết cuộc “Mượn tình yêu lì hợp mà tả chuyện hưng vong” Đào hoa phiến đạt đến tầm vóc một bi kịch

lịch sử ưu tú

TIỂU THUYẾT THỜI MINH, THANH

Đời Minh là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết Trung Quốc

Nhà Minh (1368 - 1644) là vương triều Hán tộc cuối cùng của Trung Quốc, thành lập sau khi nền thống trị Nguyên Mông bị lật đỗ

Do nghề ï in được phát triển, nhu cầu đọc tiểu thuyết lan rộng mà văn loại được xem là “nhỏ mọn ” này bỗng chốc nay nở

Từ đầu nhà Minh đã xuất hiện Tam quốc chí của La Quán Trung Và chỉ trong khoáng bảy mươi năm gần cuối đời Minh, từ 1552 đến 1593, ba tiểu thuyết

lớn khác lần lượt ra đời : Tây, du ki, Thuy hi, va Kim Binh Mai

Tiểu thuyết chương hồi mà dạng phôi thai của nó có thể thấy qua cuốn Dei Đường Tam Tụng thủ kinh thí thoại xuất hiện vào thời Tống, là một thoại bản có mười bảy tiết, mỗi tiết đều có tiêu đề Tiểu thuyết chương hồi cũng có nhiều chương, mỗi chương đều có thơ làm đề tựa Cuốn thi thoại lãng mạn và kì

ảo kia rõ rang chịu ảnh hưởng của văn học Phật giáo Hơn nữa, Hầu Hành Giả

trong đó lại rất giỗng nhân vật Hanuman trong sử thí An D6 Ramayana Đến đời Minh, thì nó trở thành Tôn Hành Giá của Tây đu kí

Từ đấy có thể cho rằng tiểu thuyết Trung Quốc cổ điên mang chút ít món

nợ đối với văn học Án Độ

Nhưng tất nhiên, cái chính vẫn là sự sáng tạo phong phú của các tiểu thuyết gia Trung Quốc

Tam quốc chí là tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung (khoảng 1330 - 1400) Đó là cuộc chiến của ba nước Neuy, Thục, Ngô trong gần một thế kỉ Thục, Hán được tác giả lí tưởng hoá với các nhân vật bất hủ Gia Cát Lượng, Lưu

Bị, Quan Vũ, Trương Phi

Trong khoảng hơn bốn trăm nhân vật của tác phẩm, La Quán Trung đã

khắc họa nên nhiều điển hình mà ai cũng nhớ Như “tam tuyệt”: Tào Tháo gian

tuyệt, Quan Vũ nghĩa tuyệt và Không Minh trí tuyệt

Tam quốc chí có một kết câu hoành tráng, vô số sự kiện đan chéo nhau ma van không lẫn, nhờ chú trọng vào những nét lớn

Xuất hiện gần như đồng thời voi Tam quốc chí là Thủy hử truyện, tiêu thuyết nghĩa hiệp của Thi Nại Am, hiển nhiên là một tác giả lớn nhưng người ta

không biết gì về cuộc đời của ông

Trang 23

Vực và thoát li ron tinh bi kich | Trung van loại Va chi 1 thuyét 1a cudn 6t thoai ›ũng có in va ki inh Gia Đến đời it mén ac tiểu 1330 - thé ki ng, Luu rung đã áo gian 50 nhau ên, tiểu Igười ta nột tiểu 90 hồi, ích loại b và kết

thúc với giấc mơ về 108 anh hùng bị tàn sát, bản của Kim đánh vào trí tưởng tượng của mọi người và trở nên phô biến hơn cả, khiến cho các bản khác bị quên lãng Kim cũng dùng “thủ pháp” này với Tẩy sương kí, nghĩa là loại bỏ những kết cuộc thiếu tính nghệ thuật, cho các tác phẩm (Thủy hử và Tây sương kì) dừng lại giữa những giấc mộng

Với tình tiết li kì và hình tượng các anh hùng thảo dã được chạm khắc tỉnh

vì, với ngôn ngữ linh hoạt được cá tính hoá cao độ, T”háy bứ trở thành mẫu mực

của tiểu thuyết nghĩa hiệp Trung Quốc

Một thế giới khác hắn hai tác phẩm trên, được tạo dựng bằng bút pháp

lãng mạn và những yếu tế hoang đường là Tây đu kí, tiêu thuyết thần kì của Ngô

Thừa Ấn (khoảng 1500- 1581)

Dựa vào truyền thuyết dân gian cũng như các thoại bản có từ thời Tống, Nguyên, Ngô Thừa Ân phóng trí tưởng tượng của mình vào những cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Khơng và Đường Tăng Ít có tiểu thuyết nao mà trí tưởng tượng tung hoành với vẻ đẹp lãng mạn và trào lộng như nó Tôn Ngộ Không đùa cợt ở mọi nơi, đùa cá với Ngọc Đề và Phật Tổ Diệt yêu quái trong đùa cợt, làm việc nghĩa trong đùa cợt và thỉnh Kinh cũng thế Đó là con khi “nhân bản” nhất mà ta được biết Trong khi đó Đường Tăng hay Trư Bát Giới chỉ là những nhân vật phiến dién.Con ¡ yêu quái là hiện thân của những ‹ cái ác

Một bước tiền lớn trong nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc là miêu ta con người một cách hiện thực, tiêu biểu là bộ Kim Bình Mai mà tác giả của nó chưa xác định được, một Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh nào đấy Nhưng ông ta là ai?

Đó là bộ tiểu thuyết trường thiên duy nhất đời Minh không dựa vào các truyền thuyết có sẵn mà tự hư cầu lấy cốt truyện

Chỉ dùng một đoạn nhỏ trong Thúy Hứ về nhân vật Kim Liên, tác giá đã

¡ dựng nên một tác phẩm đồ sộ với khoảng 90 nhân vật rất thực

| Tác giả là người đầu tiên đưa đời sống thường ngày vào tiểu thuyết Vì thế ; Kim Binh Mai được coi là tiểu thuyết nhân tinh thé thai

Tác giả tập trung miêu tả cuộc sống nhơ nhuốc của gia đình Tây Môn ; Khánh, và qua đó phơi bày hiện thực xã hội xấu xa với đủ hạng người, từ thái | su, hoạn quan cho đến bon du thủ du thực, từ ni cô đến gái điểm, cùng các loại

| thi dan khác

Tác phẩm ngồn ngộn những chỉ tiết sống thực, trâng tráo và cả đâm ô Có thể nói mô tả tỉnh vi các chỉ tiết đời sống là đặc tài của Kim Binh Mai, cho thấy năng lực quan sát và sự am hiểu xã hội của tác giả

Thể đoán thiên tiểu thuyết thành công hon ca vao dau thời Thanh voi bộ

Liéu Trai chi di, gan 500 truyện, của Bồ Tùng Linh (1640- 1715) Da số các truyện đều liên quan đến tình yêu và hôn nhân giữa người và ma Có ma là hồn hoa, có ma là bô li “không hề gợi lên nỗi ghê sợ mà thường là những con ma

xinh đẹp, say đắm tình yêu, lãng mạn hơn người Đây là những đỏan thiên vĩ đại

nhất của Trung Quốc Nhưng tiểu thuyết hiện thực phải đợi đến đời Thanh \ (1644 -1911) mới đạt đến tuyệt đỉnh với kiệt tác Hằng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần

(khoảng 1716 -1763)

Trang 24

Với tam giác nhân vật Bảo Ngọc, Đại Ngọc và Bảo Thoa, tác giả triển khai một bí kịch tình yêu lồng trong cuộc thịnh suy của một gia đình đại quý tộc Ba nhân vật ấy cùng với các cô em trong họ khác, thay đều trẻ tuổi và

xinh dep, sống trong khu vườn rộng lớn và ai cũng có những a hoàn khả ái Tuổi thanh xuân và những vui buồn dường như trôi giữa những cỏ hoa Các gia trưởng thì có một cuộc sống khác, đầy tính toán Thế nên, Bảo Ngọc yêu Đại Ngọc mà phải lấy Bảo Thoa Đại Ngọc chỉ còn con đường chết Gia đình suy sụp dần và cuối cùng tan rã Bảo Ngọc bỏ nhà ra đi, chỉ nhìn thấy có hư vô

Thiên tài của Tào Tuyết Cần đã “phá vỡ tư tưởng và cách viết truyền thống” như Lễ Tấn đã nhận xét _Nghệ thuật của Hồng Lâu mộng trác tuyệt ở chỗ nó tự nhiên như chính đời sống, đến mức gần như “phi nghệ thuật" Hau như không có dâu vết của công phu và nhân tạo Vậy mà hễ chạm vào nó là mê: Hồng mê

Nó là “một tác phẩm bắt hủ của nhân loại” theo lời Lâm Ngữ Đường

Chân dụng nhà thơ

THANG HIEN TO VA CON DUONG TIM MONG

RA ĐỜI Ở LÂM XUYÊN

Nếu sống ở Anh thì Thang Hiển Tế (1550-1616) là người đồng thời với

Shakespeare (1564-1616) Cả hai hầu như giã từ cuộc đời cùng một khoảng thời gian dù Thang có thọ hơn kịch tác gia Anh mười bốn năm

Thang Hiển Tổ van được so sánh với Shakespeare về bút pháp lãng mãn cực kì phóng khoáng, về những giác mộng tuyệt vời mà họ dựng lên giữa cuộc đời, về thiên tài thấu hiểu đời sông Họ cũng giống nhau trong thái độ cười nhạo quyển cao chức trọng và chẳng bao giờ khuôn đúc tư tưởng của mình cho vừa lòng kẻ khác

Chân dung Shakespere rất đẹp và người ta nói rằng Thang Hiển Tổ rất tuấn tú, da như con gái và đôi mắt sáng ngời Anh hoa phát tiết, vì thế định mệnh của Thang, theo một lời tiên trí, là nghèo khó và quan lộ chẳng lên cao

Nhưng định mệnh chẳng qua là tính cách Cuộc sông phú quý và quan

trường đâu phải là giác mơ của Thang, nhất là vào cái thời mà vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan và người chính trực bị dồn vào đường cùng Số mệnh lúc đó,

nói theo Shakespeare, chi là một gái ‹ điểm mà thôi

Quê quán của Thang Hiển Tổ là Lâm Xuyên, thuộc tỉnh Giang Tây, sau này trở nên nỗi tiếng vì các hí khúc của Thang sẽ gầy dựng nên mọt trường phái gọi là phái Lâm Xuyên Bến vở hí khúc mộng ảo của ông cũng được gọi là “Lâm Xuyên tứ mộng” Một miền quê nhỏ bỗng trở nên lừng lẫy vì một ngòi bút xuất thần

Mới hai mươi mốt tuổi, Thang đã là một học giả nỗi danh nơi thành phố quê hương Bảy năm sau, Tế tướng Trương Cư Chính nghe tiếng Thang Hiển

Trang 25

Tổ, mời chàng lên kinh đô ứng thí vì khoa 4 ấy, con trai ông cũng dự thi Ông

muốn con trai của mình được đua tài với những danh sĩ lỗi lạc Tuy nhiên,

Thang từ chối, không đi

Mãi đến năm ba mươi ba tuổi, Thang mới đỗ tiến sĩ và được phong chức

chủ sự bộ lễ ở Nam Kinh

Chức chủ sự ấy chẳng có gì thú vị, nếu không nói là nhàm chán, và

Thang lấy chuyện đọc sách làm vui Chàng cất tiếng đọc lớn những trang sách

mà mình ưa thích, thường đọc cho đến nửa đêm Đã làm quan thì còn đọc sách làm gì, người ta hỏi Tại mê thích, chàng nói, đâu vì khoa cử mà đọc sách

Năm Thang bốn mươi mốt tuổi (niên hiệu Vạn Lịch, đời Thần Tông)

chàng dâng sở chỉ trích tệ nạn chuyên quyền nơi triều chính đã khiến nhà vua

không hay biết gì về đời sống thực sự của dân chúng

Đó là một hành động can đảm và Thang biết rất rõ hiểm họa đang đến với

mình Trong thư gởi một người bạn chàng nói: “Tôi đã cấp bách dang sở (Luận phụ thần khoa thần sớ), giờ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với tôi.” Trong sé ông mạo phạm đến cả Tế tướng chuyên quyên lúc đó (Thân Thời Hành) và vua Chân Tông

Quả nhiên, nhà vua giận dữ, cho ông giáng chức và đổi đi Từ Văn thuộc tỉnh Quảng Đông

Một thời gian sau danh phận có khá hơn một chút khi ông được cử làm tri huyện Toại Xương, tỉnh Triết Giang, ở đấy, ông được dip thực thi những gì mà

_ông xem là chính sách tốt đẹp thời cô như thả hết tù phạm vẻ quê ăn Tết, không

đánh chết tội nhân nào và tôn trọng phụ nữ Ông được dân yêu, nhưng đồng liêu thì ghen ghét và quan trên chẳng vừa lòng

Mới bốn mươi tám tuổi, ông đã phải từ quan trở về quê hương, ấn cư hai mươi nằm trong Ngọc Minh đường, một mái lều mang cái tên sang trọng là vậy nhưng thực ra rất nhỏ, đến nỗi chỗ nằm ngủ và chuồng, gà không đặt xa nhau

Thang Hiến Tổ mat, năm sáu mươi sáu tudi, dé lại nhiều thơ văn nhưng danh tiếng của ông chủ yếu nằm trong bốn vở truyền ki mộng ảo gọi là Lâm Xuyên ti mộng (hoặc Ngọc Minh đường tứ mộng), bao gôm Tử thoa ki, Hoan hồn kí (Hoàn hồn kí _chính là Mẫu Đơn đình hoàn hồn kí), Hàm dan ki va Nam

kha kí Trong đó, Mẫu Đơn đình là kiệt tác

NHUNG CAY CHUOI MUA DONG

Thang Hiển Tổ, cũng như các nhà lỗi lạc đương thời là Viên Trung Lang

và Phùng Mộng Long đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của phái tả Vương học mà lãnh tụ tư tưởng của nó là Lý Chí (1527-1602), còn gọi là Lý Trác Ngô

Lý Chí là nhà tư tưởng tự do, chống lại mọi giáo điều, nhất là đạo học hay

li hoc Trinh Chu Do đó mà phải mang tội là “Đầu sỏ dị đoan” và bị cầm tù cho

đến chết.Phủ nhận uy quyền của Khổng Tử, Lý Chí đòi hỏi tự do hôn nhân và bình đẳng nam nữ là những điều mà Thang Hiến Té rất quan tâm và sẽ đưa vào

các hí khúc của mình

19

Trang 26

Ngoài Lý Chí, Thang còn kết than với thiển sư Đạt Quan là kẻ chống li hoc bang đạo thiền Những con người tự đo ay gap nhau trong tinh than phan kháng, đối với đạo học, hay lí học là tư trào triết học ngự trị đời Tổng Nguyên Những nhà lí học cho rằng “1í” là nguyên tắc tối cao của tự nhiên lẫn xã hội Nó là thiên lí mà cũng là luân lí Do vậy tam cương ngũ thường là sự thể hiện của lí

Đời sống và văn học có thé chết nghẹt dưới cái lí chuyên chế ây Trong văn chương, Lý Chí đề cao “tâm” và ông gọi ngọn nguồn của văn chương là “đồng tâm” (lòng trẻ thơ, tâm hòn chân thực): “văn hay trong thiên hạ, đâu có thứ nào không ở đồng tâm mà ra” Ông tán tụng hí khúc, và cả tiểu thuyết nữa, mặc cho sự la ó của phái Phục cỗ và phái Đường Tổng

Trong thư gởi Viên Trung Lang, Thang Hiển Tổ cũng tỏ lòng căm ghét đối với những thứ văn chương chỉ biết chăm chắm bắt chước người xưa Với ông, điều quan trọng là văn chương phải thể hiện tâm hồn, nỗi lòng Chính vì vậy mà ông chia sẻ hầu hết mợi quan niệm văn học với Lý Chí, nhà tư tưởng mà ông thật sự tôn sùng

Trong tư tưởng sáng tạo, Thang Hiển Tô luôn có khuynh hướng tự đo “Tôi cho văn chương hay không phải ở chỗ giống cái bề ngồi”, ơng nói Trong khi Thâm Cảnh lấy cách luật làm trong tâm của hí khúc thì Thang không ngần ngại phá luật

Khi có người ra tay sửa lại các bài hát trong Mẫu Đơn đình cho đúng âm luật hơn, Thang nói: “Có người không vừa lòng bức tranh vẽ những cây chuối trong mùa đông của Vương Duy Y cắt đi những cây chuối trên tranh và thay vào đó bằng mảnh giây vẽ những cây mai Có thê nói ja mai hop với mùa đông hơn chuối, nhưng đó không phải là tranh Vương Duy”

Tại sao mùa đông phải vẽ mai? Tại sao nghệ thuật phải đi vào khuôn đúc

mà không được tự do sáng tạo?

Ta có thé thấy Thang Hiển Tổ đã phải vượt lên những trào lưu bảo thủ ra sao Và Mẫu Đơn đình của chính ông là tiếng hát khát vọng và hạnh phúc của

tuổi trẻ thời ô ông, hay của mọi thời đại mà con đường tìm mộng vẫn còn được

theo đuôi

MAU DON BINH

Ngay từ khi vừa xuất hiện, Mẫu Đơn đình lập tức trở thành đề tài ưa thích của mọi người và các khúc hát của nó được ngân nga mọi nơi Danh tiếng của nó hầu như bat ngờ, vượt qua cả vở tạp kịch từng lẫy thời Nguyên là Tây sương kí Nó sẽ sống, các nhà phê bình đương thời nói, từ đời này sang đời khác

Mẫu Đơn đình phủ lên cái thế giới xám xịt được tổ chức theo “lí” thời đó

một cầu vồng lãng mạn của “tỉnh”

Thế giới của “lí” của “đạo” đã chôn vùi, đày đọa bao nhiêu người phụ nữ ma trong Minh Sir, họ được tôn làm liệt nữ đến hơn vạn người? Họ đã chết ngay từ lúc mang thân phận nữ giới, chết vì câu tiết hạnh

® Dẫn theo cuốn A History of Chinese Literature cia Lai Ming, Capricorn Books, New York,

Trang 27

Mẫu Đơn đình ra đời, quật mồ hồng nhan lên, cho sống lại, hân thưởng

tình yêu và hạnh phúc:

Bởi vì nàng đẹp như hoa Tuổi xuân trôi như nước

Ma ta di tim, tìm nàng nơi noi

Đôi trai gái trong Mẫu Đơn đình tìm nhau trong mộng, tìm nhau trong đời Người con Bái vì tình mà chết đi,vì tình mà sống lại Những làn sóng lãng mạn liên tục: nói nhau,cuốn đi những trái tim đồng cảm Cây đời trở lại xanh thắm như Äfẫu Đơn đình, với “thiên lí” của nó là tình yêu

Nhân vật trung tâm của Mẫu Đơn đình là Đỗ Lệ Nương, người con gái tài sắc đang tuôi đôi mươi Lời đề tựa của chính Thang Hiển Tổ có đoạn “Người như Lệ Nương mới có thể gọi là người có tình Tình không biết bắt đầu từ đâu,

mỗi bước một sâu

Dan: song có thể chết, chết rồi có thể lại sông Đang sống mà không thể chết, chết rồi mà không thê sống lại, thì không phải là chí tình Tình trong mộng chắc gì không thật? rong thiên hạ há thiếu người trong mộng sao?

Truyền kì về Lệ Nương được tóm tắt như sau trong gido dau cia Mau Don dinh:

Tri phú Đỗ Bảo có người con gái, Tên gọi Đỗ Lệ Nương

Một ngày xuân Âm, nàng mơ thấy

Một thư sinh ôm cành liễu xanh;

Nàng tương tư mà chết,

Để lại chân dụng nàng tự vẽ mình,

Nàng nằm cô liêu nơi Mẫu Đơn đình Ba năm sau đó chàng Liễu Sinh Nhìn thấy Lệ Nương trong mộng Va sắp gỡ linh hồn nàng

Từ nắm mé, nang bong chốc hồi sinh

Để cùng nhau ân ái

Chàng phải lên đường đến Hàng Châu ứng thí

Mà Dương Châu thì gặp bạn ãao binh

Đỗ Bảo bị váy thành

Liễu Sinh vì nằng đồ la tin tức

Nhưng cha nàng gặp mặt gặp vẫn không tin

Và tình của chàng đây gian khổ

Thể rồi Liễu Mộng Mai, tên chang

Chói ngời trên bảng hồ

7 Dẫn theo cuốn Lich ste van hoc Ti rung Quốc, tập III, Phạm Ninh chủ biên, ban dich của Nxb

Văn học, Hà Nội, 1964, trang 269

Trang 28

Cuối cùng, như hầu hết các truyền kì hí khúc thời â ay, là một cuộc doan viên hạnh phúc Còn nghe dư vang tiêng hát của Lệ Nương:

Ra khỏi nấm mỖ cô quanh Tìm kiếm một người yêu

Giành sự sống từ trong cái chết

Tình sâu như biển xanh sâu

Mối tình Ấy được Thang Hiển Tổ dựng thành năm mươi lăm cảnh, tạo nên một trong các vở truyền kì dài nhất đời Minh Nhân vật Lệ Nương được khắc họa rất linh dong, những yếu tô áo càng làm cho nàng trở nên thực Tại sao thế? Có lẽ vì nó làm nôi bật tính cách yêu đương của nàng Nàng yêu bằng tất cả giấc mộng và dòng máu thanh xuân Nam mé như thé tượng trưng cho lễ giáo phong kiến Nàng bảo Liễu Sinh quật nó lên cho nàng sống lại

Hình tượng của nàng không những đối lập với cha nàng là Đỗ Bảo một quan lại và gia trưởng chính thống mà còn đối lập với thầy dạy học của nàng là

Trần Tối Lương, một nhà đạo học cổ hủ Do đó mà bài thơ đầu tiên trong Kinh

Thi:

Quan quan the cuu

Tai ha chi chau Yếu điệu thục nữ

Quân tứ hảo câu

được nàng đọc theo “tình” chứ không theo “I”

Khi năm mộng trong Mẫu Đơn đình, nàng đã gặp được người quân tử của mình là Liễu Sinh

“ Tôi không có cánh phượng hoàng để bay lên cao

Nhưng tình yêu đã bước xuống trai tìm tôi trong mộng

Năm này hơn năm trước

Xuân làm máu tôi say

Mặc tường cao vòi với Xuân lén vào tận đây

Cánh trà mỉ mơ ngủ Niu áo xiêm ta hoài

Cơ mà hoa lại giống Đôi ban tay cua ai Chàng kéo tôi nằm xuốn; Tứ chỉ nóng hồi mặt trời

„ỡ

Ê Hai câu “Mộng vô thai phượng song phi dực Tâm hữu linh tê nhất điểm thông”

đựa theo Lý Thương Ấn (812-858)

Trang 29

Xa hàng hiên và chiếc ẩu ngừng lặng Tôi trải rộng chiếc áo thêu

Phú che mặt đất

Bởi e đôi mắt Thiên đằng

Và những cánh hoa đỏ thắm

Rơi như là mưa rơi

Cảnh ân ái đó chỉ diễn ra trong mộng thế mà Liễu Sinh lại là người có thật Sau khi nảng chết Liễu Sinh đi ngang qua đình Mẫu Đơn thay bức chân dung tự họa của Lệ Nương và lập tức sỉ mê “Nàng xuất hiện lộng lây như vang nguyệt Nỗi buẩn ta vô tận tựa bầu trời” Lệ Nương bèn hiển linh, hồn nang dém đêm đến với Liễu Sinh Dù vậy, âm dương vẫn còn cách trở Họ quyết định ngôi

mộ của nàng phải được mởïra Cuộc hồi sinh diễn ra một cách tự nhiên :

Vẫn mơ màng, từ thể giới bên kia

Đóng tôi mù sương lãng đãng

Cuối cùng lại trở về than

Đối với thời đại, Lệ Nương là một nhân vật "phan nghịch" phá vỡ nắm mồ của lễ giáo phong kiến, nàng đã tự giải phóng đời sống tình cảm và cả thê xác

Nhưng tình yêu của nàng không chỉ mãnh liệt mà còn chung thủy Tình yêu ấy là mùa xuân vĩnh cửu và sâu thắm như biển xanh Nàng có thể tạo ra giấc mộng cho minh, séng với nó như thực và cuối cùng biến nó thành hiện thực Nàng là nghệ sĩ của đời minh, là kẻ sáng tạo định mệnh của chính mình Vì vậy mà có thé vượt qua cái chết Con đường tìm mộng của nàng có thê vượt qua cả cối sống và cõi chết Thang Hiển Tổ dẫn dắt ta đi theo nàng, một vằng trăng lộng lẫy giữa những đêm buồn nhân gian

Có những người con gái vì đọc hoặc là diễn Mẫu Đơn đình mà cái chết trong đau buồn Họ là Du Nhị Nương, là Thương Tiểu Linh Cái chết của họ là

đáng tiếc vì họ đã không theo được tỉnh thần của Đễ Lệ Nương, nhân vật mà họ

sùng bái Đó là đám sống chứ không phải dám chết Mộng là đi vào cuộc đời chứ không phải là ra khỏi nó

Đình Mẫu Đơn vẫn nồng đượm màu sắc lãng mạn qua may tram nam Vé đẹp của nó, cũng giếng như vẻ đẹp của Lệ Nương trong mắt Liễn Sinh, vẫn còn

"tươi mát như những cánh hoa đỏ thắm sau cơn mưa."

Thang Hiển Tô là một trong hai kịch tác gia vĩ đại nhất của Trung Quốc,

người kia là Quan Hán Khanh Truyền kì của Thang tuy không đa dạng băng các

tạp kịch của họ Quan nhưng ngòi bút có lẽ bay bổng hơn Yếu tố lãng mạn và kì

ảo trong bút pháp của Thang nắm trong một dòng chảy đặc biệt của văn học Trung Quốc, có thể kế từ Trang Tử cho đến văn chương nghệ thuật hiện đại

_Trên dòng nước đó, suôi hoa đảo của tình yêu mà Thang Hiển Tổ đã phát hiện vẫn còn quyến rũ những bước chân đi tìm

(Nhật Chiêu, Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục,

1997)

23

Trang 30

II Phân kỳ lịch sử văn học Trung Quốc

1 Văn học cỗ đại: Tác phẩm tiêu biểu là Kinh thi, do Không Tử biên soạn, có 305 bài Đó là bộ tông tập thơ kinh điển đầu tiên của Trung Quốc, gồm những bài ca đao dân ca, chuyển tải nỗi niềm tâm sự, tiếng lòng của nhân dân lao động bị áp bức bằng giọng điệu nôm na, dân giã, được truyền tụng, tỉnh lọc qua thời gian

Cùng với Không Tử là nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên với kiệt tác Sở Tờ, tác phẩm phản ánh tấn bí kịch của một tài năng lớn Trong Sở rử là tập thơ Ly tao nỗi tiếng Ly tao biểu hiện tắm lòng yêu nước nồng nàn của một nhà thơ suốt đời vì dân, vì nước

Văn học thời Ngụy Tan Nam Bắc Triều có nhà thơ lớn Đào Uyên Minh (Đào Tiềm) mà đương thời rất ngưỡng mộ Nhiều nhà thơ Việt Nam khi làm thơ ít nhiều đều chịu ảnh hưởng, lay cam “hứng từ thơ Đào Tiềm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát

2 Văn học Trung đại (Hán - Đường - Tông - Nguyên - Minh - Thanh) Đỉnh cao là văn học đời Đường Trong hơn ba thế kỷ phát triển, thơ Đường là một thành tựu rực rỡ và độc đáo trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và nền văn học thế giới nói i chung Kế thừa truyền thống hơn ba ngàn năm lịch sử của nền thi ca Trung Quốc và được phát triên, nâng lên một bước mới, thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn với trăm sắc muôn hương, là hiện tượng độc nhất vô nhị của nền thi ca nhân loại Thơ Đường phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả số lượng lẫn chất lượng Hiện nay còn lưu giữ xấp xỉ 50.000 bài của 2300 tác giả, mang đặc điểm độc đáo cả về nội dung và hình thức: Đề tài phong phú, nội dung đa dạng, tính cô kính, ước lệ, hàm súc, mang tình cảm dồi đào đối với thiên nhiên, đất nước, con người; biểu hiện rõ quan hệ xã hội nhiều chiều; với niêm luật chặt chẽ của thể loại và nghệ thuật tính ví điêu luyện Thơ Đường phát triển đã đạt đến tuyệt đỉnh của nền thi ca Trung Quốc Trong mối bang giao hội nhập văn hố, khơng đóng, khung trong đất nước Trung Hoa, thơ Đường đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến các nước trên toàn thế giới, nhất là châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Văn học đời Tống có hai đỉnh cao sáng chói là Lục Du và Tô Đông Pha (Tô Thức) Sau văn học Tống là văn học đời Nguyên Nếu hai đời Đường và đời Tổng rực rỡ về lĩnh vực thi ca thì đời Nguyên rực rỡ về lĩnh vực Tạp kịch Kịch đời Nguyên lưu danh hai tên tuổi: Vương Thực Phủ và Quan Hán Khanh

Xương Thực Phủ viết đến 14 vở tạp kịch, nay còn nguyên vẹn ba vở: 7y sương ký, Phá đao ký và Lệ xuân đường Trong ba vở, xuất sắc nhất là Tẩy sương ký Tác phẩm ngợi ca tình yêu lứa đôi giữa Oanh Oanh và Trương Sinh

Mặt xuất sắc của Vương Thực Phủ chính là ở chỗ ông khắc họa được những

những nhân vật vừa mang tính điển hình vừa mang tính cá biệt Từ hai nhân vật chính Oanh Oanh, Trương Sinh đến các nhân vật phụ như Hồng Nương, bà lớn, Phi Hỗ mỗi người mỗi vẻ khác nhau, rất sống động

Trang 31

Đơn đao hội và Bái nguyệt đình, mỗi vỡ đại diện cho thành công ở từng phương diện khác nhau của sự nghiệp văn chương Quan Hán Khanh Quan Hán Khanh đặc biệt để cao những người phụ nữ bình thường, những người có địa vị thấp kém, bắt hạnh Nhưng họ là những con người thông mỉnh, lương thiện, dám vùng lên chống lại những thế lực hắc ám của xã hội Đáy là thị tỳ Vến Yến, quả phụ tái giá Đàm Ký Nhi, kỹ nữ Đỗ Nhụy Nương, Triệu Miện Nhi, Tạ Thiên Hương

Văn học thời Minh-Thanh: Nếu đời Đường là thời đại hoàng kim của thi ca thì thời Minh-Thanh là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết Tiểu thuyết ra đời trong thời kỳ này có tới một vạn bộ, trong đó có bốn bộ được coi là cỗ điển: Tam quốc diễn nghĩa (La Quản Trung), Tây du kí (Ngô Thừa An), Thúy hứ (Thi Nại Am), Hàng lâu | mong (Tao Tuyét Can va Cao ‘Ngac)

Tam quốc diễn nghĩa thuộc thê loại tiêu thuyết anh hùng Tác phẩm làm sống dậy một giai đoạn lịch sử của đất nước Trung Quốc cỗ xưa đầy biến động đữ dội thời Tam quốc phân tranh Ngô, Thục, Ngụy Bằng tiểu thuyết chương hồi - “xem hồi sau sé rd”, La Quán Trung đã khắc họa được những nhân vật điển hình, những nhân vật đã vượt qua sự sàng lọc của lịch sử kéo dài hàng trăm năm, sống mãi với người đọc như Tào Tháo, Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long, Không Minh Gia Cát Lượng

Tây du ky phan ánh sự phản kháng của quần chúng nhân dân đối với giai cấp thống trị Quán xuyến toàn bộ tác phẩm là Tôn Ngộ Không, một hình tượng anh hùng mang đậm màu sắc lý tưởng Tác giả biểu hiện lý tưởng, khát vọng của nhân dân lao động muốn chỉnh phục, chiến thắng tự nhiên, đồng thời biểu hiện ước mơ của nhân dân lao động có một người anh hùng siêu nhân như Tôn Ngộ Không

Thủy hứ là bộ tiểu thuyết anh hùng, phơi bày bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến thời nhà Tống Hội tụ dưới cờ đại nghĩa là những hảo hán như Lỗ Trí Thâm, Tống Giang, Võ Tòng, Vương Tiến, Lâm Sung, Dương Chí, Tiều Cái, ba anh em họ Nguyễn 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trên dưới đồng tâm giết giặc vì dân vì nước Bởi vậy, bên cạnh cảm hứng phê phán, tác phẩm còn ngợi ca chiến công của những người anh hùng, thể hiện lý tưởng của nghĩa quân Lương Sơn Bạc

Hong lâu mộng là bức tranh hiện thực đời thường rộng lớn về một xã hội _

phong kiến suy tàn Trong tác phẩm toát lên một câu nói khái quát: “Bề ngoài thì hào hoa phong nhã, nhưng bên trong thì chứa chất sự mục rudng” Voi hai pha

Ninh quốc và Vinh quốc, đại diện cho triều đại phong kiến tối cao, thì chỉ: “hai

con sư tử đá là trong sạch, còn nữa là bắn thiu” Trong hai phủ, tác giả miêu tả cuộc sống xa hoa, nhung lụa, toàn những ăn chơi xa xi, đổi trụy Ngoài việc vẽ lên một bức tranh xám xịt nhằm phê phán một xã hội thối nát, tác phẩm còn là bức họa tươi sáng nhằm đề cao một tình yêu lý tưởng Tác phẩm là bản cáo chung đối với xã hội phong kiến đang trên đà tự sát, diệt vong

3 Văn học hiện đại (1919-1949): Trong toàn bộ sự nghiệp vẻ vang của cách mạng vô sản, văn học hiện đại Trung Quốc đóng góp một phân quan trọng Nền văn học ấy gắn bó mật thiết với vận mệnh của toàn thể nhân dân trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc Nó là bức tranh toàn bích phản ánh một cách toàn

Trang 32

diện bộ mặt của một đất nước đầy biến động đữ dội, từ chế độ phong kiến, thực

dân bước sang chế độ mới do giai cấp vô sản lãnh đạo

Phát triển theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, nền văn học ấy

xuất hiện những nhà văn kiệt xuất: Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Cù Thu Bạch,

Mao Thuẫn, Đỗ Phong, Tào Ngu Không ít những nhà văn đạt được đỉnh cao của văn học trong và ngoải nước, đặt nên móng cho một khuynh hướng sáng tác mới Thơ của họ mang hai nội dung chính: phủ định, vạch trần sự thối nát của xã hội và ngợi ca cuộc chiến đấu hảo hùng của dân tộc, kêu gọi động viên tỉnh thần yêu nước kháng chiến cứu quốc Trải qua ba mươi năm ra đời, phát triển và chiến đấu trong dòng thác Cách mạng, nền văn học hiện đại Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đáng tự hào

4 Văn học đương đại: Trung Quốc bước sang giai đoạn hiện đại và đổi

mới đã sản sinh ra những nhà văn xuất sắc: Cao Hành Kiện, Giá Bình Ao, Mạc

Ngô Tiền Chưng Thư, Nhị Nguyệt Hà Đặc biệt Nhị Nguyệt Hà, một nhà viết tiêu thuyết lịch sử có bộ ba tiêu thuyết đồ sộ đã được chuyên thành phim: Khang Hy Dai đề, Ủng Chính Hoàng đế, và Càn Long Hoàng để Giả Bình Ao có tập

Truyện ngắn Giả Bình Áo, Tạp văn Bình Ao Mạc Ngôn cô Vật báu của đời

(Lê Thế Ý, Giáo trình Văn học nước ngoài, Nxb Văn hóa - Thông tỉn, H,

2013)

II Giới thiệu các tác phẩm và tuyển chọn các trích đoạn

Văn học Trung đại

THƠ CA ĐỜI ĐƯỜNG

1 Giới thiệu chung

Thơ Đường là một thành tựu hết sức rực rỡ và độc đáo, không chỉ của nền thơ ca cỗ điển Trung Quốc mà của cả nền thơ ca nhân loại Hiện còn 48000 bài của trên 2300 tác giả

Ll Nguyên nhân phát trién

Sau gan 400 nam chia cắt vì chiến tranh phong kiến và xâm lược ngoại tộc đến thời Đường (618- 907), Trung Quốc trở nên một nước độc lập và giàu mạnh

Hoàn cảnh xã hội ây đã tạo những cơ sở vật chất thuận lợi cho sự phát triển của

văn hoá nói chung, của văn học và thơ ca nói riêng Song, nếu sự thịnh vượng đầu đời Đường đã làm cho thơ ca phát triển theo chiều rộng thì tình hình rối ren từ giữa đời Đường tức từ sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh (755 - 763) đã làm cho thơ phát | triển về bề sâu Chiến tranh phong kiến liên miên, sự áp bức nặng né va cuộc sống sa đọa cả giai cấp thống trị đã gây nên sự phẫn nộ chính đáng ở nhiều nhà thơ có lương tâm và từ đó họ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm nghệ

Trang 33

Đời Đường không tôn thờ một mình Nho giáo như đời Hán Đạo Phật, Đạo gido(1) cing nhiều học thuyết khác được phô biến rộng rãi Một số thành

tựu nghệ thuật nhất là ca, vũ, nhạc của nước ngoài được du nhập Cuộc sống văn

hoá phong phú và tương đối cởi mở ấy đã nâng cao tầm hiểu biết của các nhà thơ và góp phần tạo nên tính đa dạng vê phong cách trên thi đàn đời Đường

Các ngành nghệ thuật ở đời Đường - hội họa, âm nhạc, vũ đạo, thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) đều rất phát triển; tất cả đều góp phan nang cao nang khiéu tham mỹ của nghệ sĩ, của quần chúng, và xét cho cùng đều có tác động tốt

đến sự phát triển của thơ văn

Mặt khác, chế độ thi cử đời Đường rất coi trọng thơ cũng là một nhân tố khiến cho việc học tập và sáng tác thơ trở thành một phong trào rộng rãi

Thơ Đường vừa có nền vững và rộng, vừa có nhiều đỉnh cao, trong đó những đỉnh cao nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư DỊ Lý Bạch thường được mệnh danh là “tiên thi ”, Đỗ Phủ - “thánh thi”, Vuong Duy - “phat thi”, con Bạch Cư Dị là một nhà phê bình văn học nỗi tiếng Thế giới thơ Đường

thật phong phú và đa dạng, tuy nhiên, cũng có thể chỉ ra một số đặc điểm chung

trên một số phương diện

1.2 Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường

a Khái quất nội dung

Khái quát nội dung của 5 vạn bài thơ Đường quả là một vấn đề không đơn giản Thơ Đường thường chỉ xoay quanh những đề tài quen thuộc như thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, phụ nữ Đề thể hiện những hướng đề tài quen thuộc ấy, các nhà thơ lại thường dùng những tên đề thơ trùng lặp đến gần như sáo mòn Đọc Toàn Đường thi, có thể thấy hàng trăm bài thơ cùng có tên Tái hạ khúc (khúc hát dưới ải) hoặc Thái liên khúc (khúc hát hái sen ) Song,

vượt lên sự trùng lặp bên ngoài đó, thơ Đường đã để lại cho đời sau nhiều tác

phẩm độc đáo Có những vân thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên, sơn thủy Song cũng không hiếm những tuyệt tác khắc họa một cách thành công những phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ, qua đó, thể hiện lòng yêu quê - hương đất nước, tỉnh thân hào phóng lạc quan Có những van thơ, nhất là ở đầu - đời Đường, ca ngợi “chiến công mở rộng biên cương” nhưng lại có không chỉ

hàng chục mà là hàng trăm bài thơ chống chiến tranh xâm lược nổi tiếng như

Khuê oản (Nỗi oán nơi phòng khuê) của Vương Xương Linh, Binh xa hành của Đỗ Phú, Ông lão cụt tay ở đất Tân phong của Bạch Cư Dị Nhiều nhà thơ Đường đã thê hiện một sự đồng cảm chân thành, một tỉnh thần nhân á ái sâu nặng nêu lên những nỗi khô của các tầng lớp nhân nhân đương thời, trước hiết là tầng lớp nông dân và các tầng lớp phụ nữ Người ta thường nói đến tính chất “phi cá thể”của thơ Đường (theo nghĩa: qua thơ Đường không thấy cái tôi riêng biệt, độc đáo của mỗi nhà thơ) Nói chung là thế, song không phải bao giờ cũng thế, đặc biệt là ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo rõ nét Chẳng hạn, qua Bài hát gió thu tốc nhà của Đỗ Phủ, ta không chi thấy một Đỗ Phủ cụ thê mà còn thấy cả những đứa con cụ thế của Đỗ Phú với những chỉ tiết thường nhật, với thời gian,

27

Trang 34

khơng gian, hồn cảnh xác định, cả với những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất hiểm thay trong thơ Đường lúc bấy giờ

b Hình thức nghệ thuật

* Thể thơ: Các nhà thơ đời Đường sáng tác theo 3 thể: Đường luật, cỗ phong và từ

Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt chế với âm nhạc Vì viết theo những điệu có sẵn nên sáng tác từ thường được gọi là điền

từ

Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về số chữ ' trong một câu (nhưng thường là 5 đến 7 chữ), số câu trong bài, về cách gieo vần (có thể gieo ca van trắc lẫn vần bằng )„ về niêm, luật, đối (tuy vậy cũng có bài tiếp thu một số yếu tố của thơ luật để tạo nên các kiểu trung gian)

Đường luật gồm 3 đạng chính: öá: cứ (tam câu có thể là thất ngôn hoặc ngũ ngôn); #øg;ệ: cú (bốn câu) và bài luật (còn gọi là trường luật), có nghĩa là một bài thơ luật kéo dài Có thể coi thdt ngdn bát cú là dạng cơ bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác

* Luật thơ: Luật thơ Đường rất chặt chẽ, phiền toái, ở đây chỉ nhắn mạnh

hai điểm cơ bản:

- Sự phối hợp các thanh bằng và trắc hết sức hài hoà Trong sự phối hợp này, mối quan hệ về âm thanh giữa các chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong một câu thơ đóng vai trò quyết định và được quy thành công thức: “Nhị tứ lục phân

minJ” tức thanh của chữ thứ 4 phải ngược với thanh của hai chữ thứ 2 và thứ 6,

cụ thể chỉ có thể là “trắc bằng trắc” (TBT) hoặc “bằng trắc bằng” (BTB) Ví dụ: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm”

(Thu hứng của Đỗ Phủ)

Việc nắm vững công thức trên có thể giúp ta phát hiện ngay ra những câu thơ phá luật như : “Một đèo, một đèo, lại một đèo” (Hồ Xuân Hương) hoặc: “Nhất bôi, nhất bôi, hựu nhất bôi” (Một chén, một chén, lại một chén - Lí Bạch) Sự phá luật đó ở các nhà thơ có tài thường thể hiện những nội dung, tính cách độc đáo

Qua ví dụ trên (hơi Đỗ Phủ) ta còn thấy:

+ Câu số chẵn và số lẻ trong một cặp câu (thường gọi là liên thơ) có quan hệ mật thiết về âm thanh (thanh của các chữ tương ứng ở vị trí thứ 2 và thứ 4, thứ 6 phải ngược nhau: gian >< thượng, lãng >< vận ) và về ý nghĩa, đặc biệt ở cặp câu thứ 2 và thứ 3 mà ta thường gọi là “thực” và “luận” (còn phải đối nhau)

+ Thanh của các chữ thứ 5 ngược với thanh của các chữ cuôi câu (kiêm

>< dũng, tiếp >< âm) Bởi vậy 3 chữ cuối trong câu “Bạch vân thiên tải không

Trang 35

- Cầu trúc bài thơ hết sức chặt chẽ: Các tài liệu hiện hành đều cho rằng

một bài bát cú gồm có 4 phần “đẻ, thực,luận, kết” và gán cho chúng những chức năng hết sức xác định Thật ra, đó chỉ là những quan niệm phố biến lưu truyền từ

đời Thanh ở Trung Quốc Trước đó chưa hề có quan niệm chặt chế như vậy, và

ngay về sau, không phải ai cũng dập khuôn theo công thức ấy Bởi vậy, phân tích thơ Đường, ngay về phương điện bố cục cũng đã là một thao tác không đơn gián Cho đến nay, ít nhất còn có hai quan niệm khác về câu trúc của một bài thơ bát cú Đường luật Một số nhà phê bình văn học của Trung Quốc khi phân tích thơ Đường luật, đã chia bài thơ làm 2 phần, mỗi phần 4 câu mà họ gọi là “nửa

trên” và “nửa dưới”; theo họ, nửa trên thường nặng cảnh nhẹ tình, nửa dưới

thường nặng tình nhẹ cảnh Mỗi quan hệ giữa nửa trên và nửa dưới, do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Gần đây có nhà nghiêm cứu lại sơ đồ hố theo cơng thức 2- 4 - 2, theo đó, tính chất “trong thơ có họa” của thơ Đường thường năm ở 4 câu giữa Quan niệm nào cũng có căn cứ và có lý, cần vận dụng một cách sáng

tạo để xử lý từng trường hợp cy thé

* Ngôn ngữ thơ: Chữ dùng ở thơ Đường thường đơn giản nhưng tất tỉnh huyện Số chữ được phép dùng rất ít (chỉ 20 chữ ở thơ tứ tuyệt ngũ ngôn và 56 chữ ở thơ thất ngôn bát cú) nên làm thơ Đường không thể sử dụng chữ tùy tiện Đỗ Phủ từng nói: “chữ đùng chưa làm cho người kinh hỗn thì chết chưa yên” Thậm chí, có nhà thơ coi mỗi chữ trong thơ Đường luật có vai trò quan trọng

như một ông thánh, ông hiền

* Tứ thơ: Tứ trong thơ Đường rất phong phú, đa dạng Cùng viết về một đề tải, các nhà thơ có những cách nói khác nhau Các nhà thơ Đường rất chú trọng học tập thơ đời trước, cũng như học tập của các tác giả đương thời, song rất tránh việc lặp lại người cũng như lặp lại chính mình Các nhà thơ đời Đường thường không nói hết, nói trực tiếp ý mình mà chỉ dựng nên những mối quan hệ để gợi cho độc giả suy nghĩ Có những quan hệ dễ thay (như trong bài Thạch Hào lại của Đỗ Phủ) có những quan hệ tương đối dễ thấy (như trong bài 7? Bà hành của Bạch Cư DỤ, có những quan hệ phải thông qua một sự phân tích tỉnh tế mới phát hiện được (như quan hệ giữa cảnh mùa thu và cảnh đời trong bài 7w hứng số 1 của Đỗ Phủ) :

Đặc điểm cuối này, cùng với tất cả những điểm trên, làm cho thơ Đường,

đặc biệt là những bài bát cú và tuyệt cú, mang tính chất 3m súc nỗi bật, nói như nhà thơ Thanh Tịnh: “Cơm nhiều mà máu ít, dâu nhiều mà tơ ít, cái đó cần phải

học nghệ thuật thơ Đường”

Chủ giải

)Đạo giáo: một thứ học thuyết mang nặng màu sắc tôn giáo do Cát Hồng (thé ky III) sáng lập Tuy bat nguồn từ triết học Lão Tử đời Xuân thu nhưng đã không phát huy được những nhân tố duy vật và biện chứng | thô sơ của Lão Tử mà phát triển theo chiều hướng tiêu cực, bày ra những điều mê tín như tu

tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử

29

Trang 36

2 Tuyển chọn, chú giải, gợi ý thưởng thức một số bài thơ của các

nhà thơ tiêu biểu:

Trần Tử Ngang (661 - 701)

Dịch nghĩa

Dịch thơ

ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA Tiền bất kiến cỗ nhân,

Hậu bắt kiến lai giả

Niệm thiên địa chỉ du du,

Độc thương nhiên nhỉ thế hạ

BÀI CA LÚC LÊN BAI U CHAU" Trước không thấy người xưa,

Sau không thấy kẻ sắp đến

Nghĩ trời đất mênh mang không cùng,

Một mình bùi ngùi nhỏ nước mắt

Người trước chẳng thấy ai,

Người sau thì chưa thay Gẫm trời đất thật vô cùng, Riêng lòng đau mà lệ chảy TƯƠNG NHƯ dịch Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) Dịch nghĩa XUAN HIEU Xuân miên bất giác hiểu Xứ xứ văn đề điều

Tạ lại phong vũ thanh,

Hoa lạc trí đa thiểu

BUÔI SỚM MÙA XUÂN Giấc ngủ đêm xuân không biết trời đã sáng

Nơi nơi đều nghe chim hót vang,

Đêm qua rằm rập tiếng gió mưa,

Chẳng hay có bao nhiêu hoa đã rụng

Trang 37

Dịch thơ

Giấc xuân, sáng chẳng biết; Khắp nơi chim ríu rít;

Đêm nghe tiếng gió mưa;

Hoa rụng nhiều hay ít? TƯƠNG NHƯ địch QUÁ CÓ NHÂN TRANG Cổ nhân cụ kê thứ, Yêu ngã chí điền gia Lục thụ khôn biên hợp,

Thanh sơn quách ngoại tả

Khai hiên diện trường phó,

Bả tửu thoại tang ma

Đãi đáo trùng đương nhật,

Hoàn lai tựu cúc hoa Dịch nghĩa Dich thơ QUA TRANG TRẠI NGƯỜI BẠN CŨ Bạn cũ đã đủ gà cùng gạo nếp,

Mời ta đến nhà ở nông thôn

Cây xanh bao vây quanh xóm

Núi biếc thoai thoải ngoài thành

Mở cửa hiên, nhìn ra vườn tược,

Nâng chén rượu, nói chuyện trồng dâu, trồng đay

Hẹn nhau đến ngày trùng dương,

Sẽ lại đến thăm hoa cúc Đủ gà, đủ gạo nếp;

Bạn mời ta đến nhà

Quanh làng cây san sát;

Ngoài lũy núi tà tà

Trang 38

Vương Xương Linh (698 - 757)

Vương Xương Linh tự Thiếu Bá, người Thiểm Tây, một trong những nhà thơ khá nỗi tiếng thời Thịnh Đường Hiện còn hơn 180 bài thơ, trong đó gần một nửa là thơ tứ tuyệt Vương Xương Linh viết rất đạt về đề tài chiến

tranh và phụ nữ

KHUÊ OÁN Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu Hốt kiến mạch đâu đương liễu sắc, Hồi giao phu tế mịch phong hau Dich nghia:

NOI OAN CUA NGUGI PHONG KHUE"

Người đàn ba trẻ nơi phòng khuê không biết sầu, Ngày xuân trang điểm xong bước lên lâu đẹp Bong thay sac cay duong liễu đầu đường,

Héi han da đề chồng đi tong quan dé kiếm Á ấn phong hau!

Dich tho:

Tré trung nang biét chi sau,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương Nhác trông vẻ liễu bên đường,

“Phong hầu” nghĩ đại, xui chàng kiếm chỉ!

TAN ĐÀ dịch

GỢI Ý THƯỞNG THỨC

Không nên hiểu chữ “sắc” ở câu ba là “màu sắc”, cũng không nên chỉ

hiểu là “sắc xuân” “Sắc” vốn là từ của nhà Phật, đối lập với “không”, ở đây dùng với nghĩa rất khái quát: “sắc dương liểu” là “sự có mặt, sự tồn tại của cây dương liễu Trước hết, * “sắc dương liễu” nói lên “sắc xuân”: trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, nếu “lá ngô đồng sớm rụng báo tỉn thu” thì “mâm liễu đầu tiên là hé lộ ý xuân” Sau nữa, theo phong tục Trung Quốc, khi tiễn biệt, người ta thường bẻ cành liễu để tặng người lên đường Bởi vậy, liễu còn

| Tac giả Chính phụ ngâm của Việt Nam đã tiếp thu ý của bài thơ này để viết hai câu thơ: Lúc ngoánh lại ngắm màu dương liễu,

Trang 39

wong trưng cho sự li biệt Cần nắm được những cái “khoá” như vậy khi “giải ã” thơ Đường Hiểu được những ý nghĩa “tiền giả định” nói trên của “liễu” mới thấy hết được cái hay của bài Khuê oản cũng như câu thơ sau của Lý

Bạch:

Xuân phong tri biệt khổ,

Bắt khiến liễu điều thanh

(bao Lao đình)

Dich thơ:

Gió xuân xót li biệt,

Chăng khiến liễu xanh cành

(Đình Lao Lao)

Vương Duy (701 - 761)

Vương Duy tự Ma Cật, người Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây) Còn là một người tài hoa, chữ đẹp, giỏi âm nhạc, đứng đầu một phái hội họa đời Đường Nhà thơ Tô Thức đời Tống đã bình về thơ và họa của Vương Duy như sau: “Đọc thơ Ma Cật, thấy trong thơ có họa Xem họa Ma Cật, thấy trong họa có thơ” Thời kỳ đầu, thơ ông biểu ) dương chí khí tiền thủ, tỉnh thần nhập thế, song về sau, thơ ông mang đậm dấu vết của đạo Phật Ông thường được mệnh danh là “phật thi” Nhiều bai tho của ông mang nặng tư tưởng thoát ly tiêu cực, nhưng bên cạnh đó cũng có những bài vẽ nên được những cảnh trí đẹp đế, yên tĩnh, trong lành của thé giới tự nhiên Khe chim kêu dưới

đây là một bài như vậy

DIEU MINH GIAN

Nhân nhàn quế hoa lạc, Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điều,

Thời minh tại giản trung

Dịch nghĩa:

KHE CHIM KÊU Người thánh thơi, hoa quế rụng,

Đêm im ắng, núi xuân vắng tanh

Trăng ló lên làm chim núi giật mình,

Thỉnh thoảng kêu lên trong khe suối

33

Trang 40

Dịch thơ:

Người nhàn hoa quế nhẹ Tơi,

Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh Trăng lên chim núi giật mình,

Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi

NGÔ TAT TO dich

Người nhàn hoa quế rụng,

Đêm xuân núi vắng teo

Trang lén chim nui hai,

Dưới khe chốc chốc kêu

TƯƠNG NHƯ dịch

GỢI Ý THƯỞNG THỨC

Linh hồn của bài thơ là ở câu thứ ba: Không khí yên tĩnh tới mức mà

một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động! Và tiếng động ở câu bốn cũng chỉ để làm nổi thêm không khí yên tĩnh ở câu

thứ ba mà thôi Dùng quá khứ để nói hiện tại, dung cái hư để nói cái thực;

dùng cái động để nói cái tĩnh , đó là thủ pháp vẫn thường thấy trong thơ

Đường

Trương Kế

._ Trương Kê sông khoảng trước sau năm 756, người Tương Châu, tỉnh

Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ, thường làm thơ vịnh cảnh

PHONG KIỂU DẠ BẠC

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyễn Dịch nghĩa:

ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở BÉN PHONG KIỂU ”

Trăng tàn, qua kêu, sương đầy trời,

(Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông

_ Tieng chuông chùa chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô nửa đêm văng văng vọng đên thuyên khách

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w