Theo khảo sát của tác giả thì nguyên nhân chính là do “thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng”; “thu nhập thấp”; thiếu kiến thức cơ bản về báo chí”; “bị sức ép về tính nhanh nhạy của thông t
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
QUẢN LÝ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát trên 3 tờ báo: Dân trí, Tuổi Trẻ Online, VnExpress.net trong năm 2016)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
QUẢN LÝ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát trên 3 tờ báo: Dân trí, Tuổi Trẻ Online, VnExpress.net trong năm 2016)
Chuyên ngành: Quản lý báo chí - truyền thông
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang
HÀ NỘI - 2017
Trang 3Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày… tháng…… năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các thầy, cô giáo giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế Em mong sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng , năm 2017
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 16
1.1 Một số khái niệm cơ bản 16
1.2 Vai trò của bình luận và quản lý bình luận trên báo mạng điện tử 21
1.3 Đặc điểm của bình luận và quản lý bình luận trên báo mạng điện tử 30
1.4 Cơ sở chính trị - pháp lý và phương thức quản lý bình luận trên báo mạng điện tử 38
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 45
2.1 Giới thiệu về các tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát 45
2.2 Khảo sát vấn đề quản lý bình luận trên các báo diện khảo sát 51
2.3 Đánh giá khái quát về quản lý bình luận trên báo mạng điện tử 65
Chương 3: XU HƯỚNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 79
3.1 Xu hướng về quản lý bình luận trên báo mạng điện tử 79
3.2 Mấy vấn đề đặt ra trong quản lý bình luận báo mạng điện tử 85
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp 88
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình luận trên báo mạng điện tử (hay còn gọi là "comment") là một hoạt động tương tác của báo mạng điện tử, nó không chỉ cho thấy rất nhiều ưu điểm của thể loại báo chí này mà nó còn đưa “độc giả” trở nên gần gũi hơn với tờ báo, biến họ từ đối tượng “bị động” trong việc tiếp cận thông tin trên báo trở thành người “chủ động” trong việc nêu ra ý kiến, quan điểm của mình và cung cấp thông tin cho báo chí
Qua box bình luận ở bên dưới các bài báo, độc giả có thể viết nên những
ý kiến của mình để gửi đến tòa soạn Ý kiến đó có thể đồng tình hay phản đối với quan điểm của tác giả bài báo hoặc những quan điểm của các độc gỉa khác
Ý kiến đó có thể được thể hiện bằng những lập luận có tình, có lý hay chỉ là một ý kiến chủ quan, một chiều của độc giả Song bên cạnh những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng thì cũng có không ít những ý kiến mang tính kích động, chửi bới, xúc phạm cá nhân, tổ chức hoặc đưa thông tin thiếu chính xác Vì thế mà tòa soạn báo – nơi tiếp nhận các thông tin bình luận của độc giả phải làm tốt việc xử lý, quản lý bình luận để các bình luận khi đã được xuất bản phải đảm bảo đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật và cả những tôn chỉ của tờ báo
Việc cho đăng tải những bình luận của độc giả đã thể hiện một điều rằng: các tờ báo luôn có sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân và đây là một trong những thước đo để đánh giá nội dung vấn đề được đưa ra, chất lượng của bài viết và sự quan tâm của độc giả
Không thể phủ nhận một thực tế là ở những tờ báo mạng điện tử lớn, có
uy tín, phần bình luận của độc giả lại là một phần được nhiều người đón đọc Bản thân những bình luận đó đã đem tới các lợi ích trong việc quản lý, ở phạm
vi hẹp là giúp chính tờ báo đó nâng cao vị thế và xây dựng đường hướng phát triển; còn ở phạm vi rộng là giúp cho công tác quản lý xã hội, quản lý đất nước
và phản biện chính sách
Trang 8Cũng không thể không nhắc tới những lợi ích khác như: sự đồng cảm, sự hài hước, sinh động trong những bình luận được đăng tải Không quá khi nói rằng có những đoạn bình luận thậm chí còn hấp dẫn hơn cả bài viết và nhiều
“bình luận viên” đã được công chúng biết tới với những phần bình luận mang nét đặc trưng riêng, đầy dí dỏm, lôi cuốn
Từ những bình luận, tờ báo có thể đo được mức độ tương tác của độc giả
và báo mạng, phóng viên có thể tìm thấy được nhiều thông tin, cách tiếp cận mới để mở rộng đề tài cho bài báo Ở Việt Nam, một số tờ báo mạng điện tử hàng đầu còn có những mục riêng được dành để độc giả tự viết bài, tự tạo chủ
đề và cùng nhau tham gia bình luận Tại chuyên mục đó có chia ra các mục bình luận theo thời gian, theo mức độ quan tâm…
Lợi ích của hoạt động tương tác nói chung và hoạt động bình luận nói riêng trên báo mạng điện tử là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng thấy một xu hướng mới là thời gian qua, ở nhiều tờ báo mạng nước ngoài, họ lại cho đóng cửa phần bình luận này với nhiều lý do khác nhau Và ở Việt nam, cũng từng
có những trường hợp, một số trang báo mạng điện tử phải đóng cửa các trang fanpage của mình vì không quản lý được những bình luận trên đó
Đến thời điểm này, việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử vẫn là một vấn đề phức tạp và nó khiến người quản lý đứng trước 2 lựa chọn nên
“cấm” hay nên “quản” Tất nhiên, ở phương án nào cũng có những ưu và nhược, nhưng nếu chọn “quản” thì người làm công tác quản lý sẽ phải tính toán tới những cách thức như thế nào để đạt được các mục tiêu sau:
- Đảm bảo quyền tự do ngôn luận
- Không để lọt những bình luận vi phạm pháp luật, những bình luận kích động, sai sự thật, tạo dư luận giả…
- Bộ phận thực hiện công việc xử lý, xuất bản bình luận hoạt động linh hoạt, hiệu quả
- Không gây lãng phí, tốn kém khi thực hiện nhiệm vụ quản lý bình luận
Trang 9Từ thực tế nêu trên và yêu cầu đặt ra, học viên đã lựa chọn đề tài “Quản
lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” với mong muốn đưa ra một hướng quản lý phù hợp với sự phát triển của báo mạng điện tử ở Việt nam, cũng như đáp ứng được nhu cầu tương tác của độc giả với báo mạng điện tử bởi xét cho cùng thì: “Việc chăm sóc bình luận độc giả của các tòa soạn điện
tử cũng giống như dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp với khách hàng Nếu chăm sóc, o bế khách hàng tốt từ sản phẩm cho đến dịch vụ thì sẽ có càng nhiều khách hàng trung thành.”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, học viên nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Phần lớn các đề tài đề cập tới đạo đức, trách nhiệm của những người làm báo mạng điện tử hay sự tương tác của tòa soạn báo mạng điện tử với công chúng, hoặc thực trạng và giải pháp quản lý thông tin trong tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam… Tuy nhiên, những tài liệu này cũng giúp học viên có thể tham khảo và lấy đó làm
tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của mình
- “Luật Báo chí 2016” sẽ thay thế 2 Luật trên từ ngày 1/1/2017 Luật
này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí
Trang 10- Nghị định số 72/2013/NĐ – CP quy định về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- Nghị định số 174/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- Thông tư 09/2014/TT-BTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý,
cung cấp, sử dụng thông tin trên trang điện tử và mạng xã hội
* Nhóm thứ hai: Sách, giáo trình:
- Cuốn sách chuyên khảo “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011) không chỉ đưa ra những nghiên cứu mang tính lý luận về đạo đức nghề báo
mà còn có những khảo sát từ thực tiễn của cuộc sống để nêu ra những biểu hiện vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
- Cuốn sách “Báo chí và dư luận xã hội” của tác giả Nguyễn Văn
Dững (NXB Lao động, Hà Nội 2011) đã phân tích rõ mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội, trong đó báo chí có vai trò định hướng dư luận
xã hội Qua những phân tích từ trang 162 đến trang 166, tác giả đã cho thấy
sự tương tác của thông tin báo chí đối với công chúng Và khi mà sự tương tác giữa chủ thể - khách thể (công chúng – nhóm đối tượng truyền thông) càng nhiều, tần suất tương tác càng cao, tương tác càng bình đẳng bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu
- Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững
(NXB Lao động, Hà Nội 2013) đã đem tới những lý luận nền tảng về báo chí truyền thông Với 9 chương, tác giả đã nêu ra những quan niệm về báo chí, tổng quan về các loại hình báo chí (trong đó có loại hình báo mạng điện tử), những chức năng của báo chí, lao động báo chí, công chúng báo chí và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí
- Cuốn sách “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản” của nhiều tác giả (NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2013) là tài liệu
Trang 11tham khảo dành cho các phóng viên, biên tập viên trong đó có tập hợp một số bài viết với nội dung về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo, các loại hình báo chí, cơ sở lý luận báo chí Tuy không phải là một cuốn sách chuyên sâu về lĩnh vực báo mạng điện tử, nhưng nó cũng cung cấp một góc nhìn khác của nhiều chuyên gia đang làm công tác giảng dạy và nghiên cứu báo chí
- Cuốn sách “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2014) đã đưa đến một cái nhìn tổng quan về lý luận chung của báo mạng điện tử, từ lịch
sử ra đời cho tới quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam Cuốn sách cũng cung cấp thêm thông tin về một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (mô hình tổ chức, bộ máy tòa soạn và quy trình sản xuất của báo mạng điện tử), trong đó có 3 tờ báo mạng điện tử mà học viên tham gia khảo sát là VnExpress, Tuoitre Online và Dân Trí
- Cuốn sách chuyên khảo “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử”
của TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2014) đã nêu ra vai trò của diễn đàn trên báo mạng điện tử cũng như những đánh giá về hiệu quả tác động của diễn đàn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Có thể phần bình luận sau mỗi bài viết chưa đạt đến mức
độ là một diễn đàn trên báo chí nhưng nó cũng là sự tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề, vì thế ở một góc độ nào đó, vai trò của những bình luận cũng có những điểm tương đồng với vai trò của các diễn đàn báo chí và việc quản lý thông tin trên những bình luận cũng phải có sự chặt chẽ để không để “lọt” lỗi
- Cuốn Giáo trình “Tác phẩm báo chí đại cương” của TS Nguyễn Thị
Thoa (chủ biên) và Nguyễn Thị Hằng Thu (NXB Giáo dục Việt Nam) đã đưa
ra những kiến thức nền tảng về tác phẩm báo chí như: khái niệm, chức năng, giá trị sử dụng, các yếu tố cấu thành tác phẩm…Trong đó, phần học viên quan
Trang 12tâm tìm hiểu là phần nói về thể loại tác phẩm báo chí với những đoạn nói tới thể loại bình luận như: Bình luận là một thể loại báo chí chú trọng đến thông tin khái quát và chính kiến hay bình luận thuộc nhóm chính luận có đặc điểm là: bàn bạc, đánh giá sự việc bằng lý lẽ…
- Cuốn “Biên tập văn bản báo chí – đề cương bài giảng và bài tập thực hành” của Khoa Phát thanh – Truyền hình – Học viện Báo chí Tuyên truyền
(Hà Nội, 2014) đã đưa ra những cơ sở lý luận chung về biên tập báo chí, trong
đó có phần biên tập logic văn bản báo chí và biên tập ngôn ngữ báo chí
* Nhóm thứ ba: Một số luận án, luận văn, khóa luận, bài báo khoa học
- Luận án Tiến sỹ “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí Tuyên Truyền,
2010) đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo Theo khảo sát của tác giả thì nguyên nhân chính là do “thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng”; “thu nhập thấp”; thiếu kiến thức cơ bản về báo chí”; “bị sức ép về tính nhanh nhạy của thông tin”; “hành lang pháp lý còn lỏng lẻo”…Đây cũng là những thông tin tham khảo có giá trị đối với học viên trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình khi nhìn nhận nguyên nhân dưới góc độ nhà báo quản lý những bình luận của độc giả
- Luận văn Thạc sỹ “Nhận diện mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Liên (Học viện Báo chí Tuyên
truyền, Hà Nội, 2015) có đưa ra 2 mô hình báo mạng điện tử là Dân Trí và VnExpress Những phân tích về mô hình của 2 tòa soạn báo đã rút ra được những hạn chế và thành công trong công tác quản lý, xử lý thông tin của tòa soạn Chẳng hạn như với tờ báo Dân trí do quy trình sản xuất chỉ có 2 cấp duyệt là phóng viên và trưởng ban (hoặc Tổng biên tập) nên sẽ thường xảy ra nhiều lỗi sót Ngược lại với VnExpress quy trình sản xuất tin bài được quản lý chặt chẽ nên sai sót sẽ ít xảy ra hơn Với luận văn này, học viên có thể hiểu hơn về mô hình 2 tòa soạn báo (Dân Trí và VnExpress) mà học viên khảo sát
Trang 13cũng như nắm rõ được 1 phần nguyên nhân của việc xảy ra lỗi sót trong công tác quản lý, xử lý thông tin và những bình luận trên báo
- Luận văn Thạc sỹ “Những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Thị Lan
Hương (Học viện Báo chí Tuyên Truyền, Cần Thơ, 2015) đã có một hướng đi mới trong việc nghiên cứu đề tài khi đưa ra khá nhiều số liệu khảo sát, từ việc khảo sát thái độ của công chúng đối với những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo, cho tới sự quan tâm của công chúng về trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử hay những nội dung biểu hiệu thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử Trên cơ sở những khảo sát và phân tích, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử
- Luận văn “Vai trò của “nhà báo công dân” với báo mạng điện tử khu vực phía Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Hạnh (Học viện Báo chí Tuyên
truyền, 2015) đã nêu lên vai trò, sự tác động của nhà báo công dân với báo mạng điện tử Với khái niệm nhà báo công dân, mọi cá nhân đều có thể trở thành “nhà báo” trong việc đóng góp ý kiến, đưa tin, bình luận, vì thế, với luận văn này, học viên có thể cũng tham khảo thêm được về vai trò và sự tác động của những bình luận đối với báo mạng điện tử Nó chính là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn mà học viên đang thực hiện
- Luận văn “Vấn đề hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện tử
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Minh Quân (Học viện Báo chí Tuyên truyền,2017) đã nêu lên thực trạng hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện tử hiện nay Với luận văn này, học viên đã được tìm hiểu thêm về quy trình hậu kiểm thông tin, việc xử lý sai phạm và những giải pháp để làm tốt công tác hậu kiểm thông tin trong quản lý Báo mạng điện tử
- Khóa luận “Các hình thức tương tác giữa tòa soạn Báo mạng điện tử
và bạn đọc” của tác giả Nguyễn Tùng Lâm (Học viện Báo chí Tuyên truyền,
Trang 142013) đã nêu lên những lý luận cơ bản về tính tương tác và các hình thức tương tác như: qua email, qua diễn đàn, qua box phản hồi, qua đường dây nóng…Từ khóa luận này, học viên có thể tìm hiểu thêm về hình thức tương tác qua box phản hồi (chính là hình thức mà độc giả gửi bình luận của mình tới tòa soạn), để từ đó thấy rõ hơn đặc điểm cũng như những thay đổi từ năm
2013 (thời điểm làm khóa luận) tới nay của loại hình tương tác này
- Khóa luận “Phản hồi của công chúng trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Phùng Lan Nga (Học viện Báo chí Tuyên truyền, 2012)
đã cho thấy vai trò chủ động của công chúng trong việc thể hiện ý kiến cá nhân Chỉ bằng một phương tiện như máy tính hay điện thoại là công chúng
có thể thường xuyên, liên tục gửi ý kiến của mình mà không cần phải có một kịch bản nào cả
- Khóa luận “Xử lý phản hồi của công chúng trên báo Giaoduc.net.vn”
của tác giả Phạm Thị Lài (Học viện Báo chí Tuyên truyền, 2012) có nêu ra quy trình và cách thức xử lý phản hồi của công chúng Mặc dù chỉ giới hạn ở một tờ báo mạng là Giaoduc.net.vn thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, nhưng qua khóa luận, học viên cũng có thêm thông tin về lĩnh vực mà của đề tài luận văn mà mình đang thực hiện
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử
lý nguồn tin” (Học viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội, 2012) với nhiều bài báo đề cập tới việc khai thác, xử lý thông tin trên báo mạng điện tử Trong đó,
có những bài viết đáng chú ý như:
+ Bài “Đạo đức nghề báo cốt ở sự trung thành và trung thực” (nhà báo Hà Đăng) nêu lên việc “thông tin trên mạng, nhất là mạng xã hội là đa chiều và khó kiểm chứng đúng sai” vì thế nếu vội vã khai thác và đưa lên mặt báo thì có thể biến thành tin thật và hậu quả thế nào thì ai cũng biết Đây cũng là một bài học kinh nghiệm đối với những biên tập viên làm công tác xử lý bình luận
+ Bài “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin nhìn từ báo Quân đội nhân dân”, nhà báo Hà Mạnh Tường – Phó Tổng biên tập Báo Quân
Trang 15đội nhân dân đã nêu ra các quy trình làm báo để dễ dàng gắn trách nhiệm khi
có sai sót, sai phạm xảy ra
+ Bài “Đạo đức nhà báo trong thực hiện quy trình tác phẩm báo chí” của Tiến sỹ Hà Huy Phượng – Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nêu ra các bước tiến hành cơ bản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí, trong đó có bước theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi Nếu nhà báo làm không tốt bước này thì cũng có thể dẫn tới việc việc không giải quyết kịp thời những tình huống liên quan đến dư luận xã hội mà tác phẩm của mình đem lại
+ Bài “Đạo đức nghề báo chính ở trong tâm mỗi nhà báo” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân – Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo thành phố Hồ Chí Minh
có đưa ra quan điểm về “quy tắc nghề nghiệp riêng cho mỗi tờ báo” và “quy tắc nghề nghiệp riêng của mỗi nhà báo” Đây cũng có thể là những kinh nghiệm để những người làm công tác quản lý báo chí hay những người làm nhiệm vụ xử lý, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử tham khảo
- Bài viết “Tương lai của comment trên báo chí” trên trang
Vietnamplus có đề cập tới các vấn đề như: đặt câu hỏi cho những bình luận để định hướng cuộc thảo luận, loại bỏ những ý kiến không liên quan tới chủ đề; nguồn lực làm công việc này; công cụ hỗ trợ; vai trò của nhà báo và những khảo sát liên quan
- Bài viết “Bình luận trên báo điện tử: nên “cấm” hay “quản” trên báo
Infornet đưa ra vấn đề nặc danh khi gửi bình luận và các giải pháp để hạn chế việc này
- Bài viết “Tương lai của web ngày nay: “Miễn bình luận” trên trang Genk.vn và bài “Vì sao hàng loạt tờ báo đóng phần bình luận của độc giả?”
trên trang Vietnamplus đã nêu ra một xu hướng mới diễn ra trong 3 năm qua,
đó là việc một số trang báo đóng cửa phần bình luận của độc giả dưới mỗi bài viết với nhiều lý do khác nhau như: do sự tốn kém về tiền bạc và nhân lực
Trang 16trong quản lý comment, do comment gửi về không có chất lượng, do sự lớn mạnh của mạng xã hội mà người ta dần chuyển việc bình luận từ báo mạng điện tử sang mạng xã hội
- Bài viết “Bình luận của độc giả trên báo điện tử: Đặc sản và “dao hai lưỡi” trên báo Dân Việt đã đề cập tới những tác động tích cực và tiêu cực
của phần bình luận trên báo mạng điện tử
- Bài viết “Tương tác trên fanpage: Con dao hai lưỡi” trên trang
baoquocte.vn đã đề cập tới thực trạng quản lý bình luận trên fanpage của một
số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam cũng như những đề xuất để hoạt động này trở nên hiệu quả, chặt chẽ hơn
- Bài viết “The New York Times điều tiết 12.000 bình luận mỗi ngày bằng cách nào?” trên trang Vietnamplus đã giới thiệu về một công nghệ mới
mà tờ “The New York Times” sử dụng để quản lý bình luận của độc giả được tốt hơn Với công nghệ này, các bình luận viên không chỉ sàng lọc các bình luận chứa từ chửi thề hay đe dọa, mà còn đặt mục tiêu tạo ra một môi trường nơi độc giả có thể thảo luận về các câu chuyện tin tức, trao đổi ý kiến ở mức
độ cao hơn và nhìn thấy được mọi khía cạnh được phản ánh của một cuộc tranh luận Trong bài viết cũng đưa ra những khó khăn đối với các biên tập viên khi phải xử lý, quản lý các bình luận mà độc giả gửi về báo
- Bài viết “ Một số giải pháp để phát huy tính tương tác trên Fanpage của báo chí điện tử” của tác giả Doãn Thị Thuận – Quyền Vụ trưởng Vụ Báo
chí Xuất bản – Ban Tuyên giáo Trung ương đã đưa ra một cái nhìn khá đầy đủ
về xu hướng đọc báo, bình luận trên Fanpage của độc giả Cũng từ đây, nảy sinh nhiều vấn đề trong việc quản lý bình luận trên Fanpage và hậu quả là nhiều tờ báo đã bị phạt tiền, còn nhà báo bị tước thẻ Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát huy tính tương tác trong công tác chỉ đạo và định hướng
Trang 173 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bước đầu hình thành khung lý thuyết về vấn đề quản lý như cơ sở chính trị - pháp lý, phương thức quản lý bình luận trên báo mạng điện tử, từ đó khảo sát thực trạng hoạt động quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay để đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Làm rõ các khái niệm công cụ, nêu ra vai trò, đặc điểm, phương thức của việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử cũng như cơ sở chính trị - pháp lý đối với việc quản lý
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bình luận trên báo mạng điện
tử Việt Nam thông qua 3 tờ báo thuộc diện khảo sát; đánh giá những ưu điểm
và hạn chế trong công tác quản lý bình luận
- Từ những kết quả khảo sát, luận văn sẽ nêu ra các vấn đề đang tồn tại, qua đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý bình luận trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý bình luận (comment) của công chúng trên các báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát việc quản lý bình luận của độc giả trên 3 tờ báo: Dân Trí, Tuổi Trẻ Online và VnExpress với quy trình tổ chức, tiếp nhận, xử lý và
Trang 18cho đăng tải các bình luận của từng tờ báo trong năm 2016, cũng như những đánh giá của công chúng đối với hoạt động quản lý bình luận trên báo mạng điện tử nói chung và ở 3 tờ báo thuộc diện khảo sát
Dân Trí là một tờ báo mạng điện tử trực thuộc Trung ương Hội Khuyến
học Việt Nam được chính thức cấp phép vào ngày 15/7/2008 Đây là tờ báo
có sự tương tác giữa độc giả và tòa soạn rất tốt với 90% bài viết trên Dân Trí
có hồi âm, bình luận Có những bài viết đã đạt tới con số 10 nghìn bình luận Các bài viết liên quan tới đời sống dân sinh luôn thu hút được sự quan tâm của độc giả và có được số lượng bình luận lớn Nhiều ý kiện của bạn đọc đã được khai thác để trở thành đề tài nóng, được xã hội quan tâm
Tuổi Trẻ Online là ấn phẩm báo mạng điện tử của báo Tuổi trẻ, có địa
chỉ là www.tuoitre.vn Đây là tờ báo mạng điện tử có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và là một trong những địa chỉ được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam Năm 2008, Tuổi Trẻ Online được chính thức cấp phép hoạt động báo mạng điện tử tiếng Việt, tiếng Anh, hoạt động độc lập và tổ chức nội dung riêng như một tờ báo
VnExpress chính thức xuất hiện trên Internet vào ngày 26/2/2001 và
đến ngày 25/11/2002, VnExpress đã chính thức trở thành tờ báo mạng điện tử độc lập đầu tiên của Việt Nam với địa chỉ truy cập là www.vnexpress.vn Đúng như tên gọi của mình, VnExpress cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời và luôn tạo được cảm giác mới mẻ cho độc giả mỗi lần truy cập Bên cạnh những chuyên mục phong phú, hấp dẫn, giao diện ấn tượng thì việc tương tác đa chiều chính là một yếu tố để VnExpress luôn dẫn đầu về số lượng người truy cập
Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực quản lý báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử và mô hình hoạt động, quản trị của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát
Trang 195 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận (phương pháp luận)
Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống các quy định của luật Báo chí Việt Nam và những văn bản dưới luật Bên cạnh đó là những lý luận mang tính nền tảng của báo chí, đặc biệt là thể loại báo mạng điện tử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, học viên có sử dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
nhằm thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn mình thực hiện
- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để thống kê tài liệu, con số,
dữ liệu, phân loại các bình luận có được trong quá trình khảo sát Từ đó đánh giá và rút ra những luận điểm khoa học, những vấn đề đang được thực tế đặt
ra để đưa ra kiến nghị, giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý trong việc xử lý, xuất bản những bình luận của độc giả
- Phương pháp phân tích thông điệp: Dùng để phân tích các bình luận
của độc giả trên 3 tờ báo mạng điện tử (Dân Trí, Tuổi Trẻ Online, VnExpress) trong khoảng thời gian năm 2016 nhằm rút ra thành công và hạn chế trong công tác quản lý những bình luận của độc giả
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để phỏng vấn những người làm
công tác quản lý trong lĩnh vực này trên những tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát Đối tượng phỏng vấn là 4 người, hiện đang thực hiện nhiệm vụ
xử lý, quản lý các bình luận trên 3 tờ báo thuộc diện khảo sát Cụ thể: Ông Vũ Thanh Bình – Trưởng ban Cộng đồng – Báo VnExpress.net; Ông Võ Hùng Thuật - Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, phụ trách Tuổi trẻ Online - Báo
Trang 20Tuổi trẻ Online; Ông Nguyễn Đoàn - Trưởng Ban Comment - Báo Dân Trí;
Bà Vũ Thị Hồng Hanh - Phó Trưởng Ban Giáo dục - Báo Dân Trí
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Dùng để khảo sát ý kiến của
công chúng về mức độ quan tâm tới phần bình luận của độc giả và phần đánh giá của độc giả đối với hoạt động bình luận trên 3 tờ báo thuộc diện khảo sát
Mẫu trả lời bảng hỏi được phát cho 100 người trong độ tuổi từ 18 - 60 thuộc khu vực nội thành Hà Nội, với nghề nghiệp chủ yếu là sinh viên, công chức và phóng viên
Hình thức là phát trực tiếp cho những người đồng ý tham gia cuộc khảo sát và sau đó thu lại phiếu để đảm bảo số phiếu phát ra bằng với số phiếu thu
về Dựa trên sự lựa chọn của người tham gia khảo sát, học viên đã tổng hợp lại để đưa ra được các phân tích tổng quan về mức độ quan tâm của độc giả đối với báo mạng điện tử và phần bình luận trên báo mạng điện tử
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài “Quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”
sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nguyên tắc, kỹ năng quản lý báo chí Trong công tác quản lý báo chí, bên cạnh những hoạt động mang tính hành chính, kinh tế thì hoạt động chuyên môn là điều mà mọi nhà quản lý phải hướng tới đầu tiên Vì thế, học viên hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này
sẽ bổ sung thêm một phần lý luận quản lý báo chí
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp (chỉ ở một thể loại báo chí) nhưng lại là thể loại báo chí hiện có đông đảo công chúng quan tâm và có sự tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội Hơn nữa, đã có nhiều luận văn, khóa luận nghiên cứu về sự tương tác giữa tòa soạn và độc giả báo mạng điện tử, trong đó phản ánh rõ các hình thức tương tác, quy trình, cách thức xử lý những phản hồi của độc giả nhưng chưa có đề tài nào đi sâu
Trang 21nghiên cứu về quá trình xử lý, quản lý bình luận của độc giả để từ đó đưa ra
các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Vì vậy, nếu luận văn nghiên cứu thành công, kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn với những kỹ năng quản lý bình luận trên báo mạng điện tử, nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà báo cũng như đem tới niềm tin cho độc giả
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để học viên tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học đặc biệt là thời gian học Cao học chuyên ngành Quản lý Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để luận giải vấn
đề nghiên cứu
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý bình luận trên
báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng quản lý bình luận trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Xu hướng, những vấn đề đặt ra và giải pháp quản lý bình
luận trên báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới
Trang 22Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
BÌNH LUẬN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Báo mạng điện tử
Sự hình thành và phát triển của từng loại hình báo chí thường gắn liền với những cuộc cách mạng công nghệ Nếu như báo in ra đời vào thế kỷ 16 khi có sự xuất hiện của máy in thì phải mất tới gần 3 thế kỷ sau, khi nhân loại trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với sự ra đời của máy phát điện, đèn điện, động cơ điện, mở rộng việc sử dụng điện năng trong sản xuất,
mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt thì 2 loại hình báo chí là báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình) mới xuất hiện Thế kỷ 19, khi chiếc radio thịnh hành, người ta mới biết tới khái niệm “phát thanh” và cũng tương tự như vậy, khi tivi được phát minh thì truyền hình đã đến với công chúng
Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
đã đem tới cho con người sản phẩm máy tính, có thể thay thế một phần quan trọng của lao động trí óc và đây chính là tiền đề để con người biết đến một loại hình báo chí mới Khi Internet ra đời và phát triển, hệ thống máy tính được liên kết, nối mạng với nhau thì thông tin theo đó cũng được truyền tải đến mọi nơi, mọi chỗ, miễn là ở đó có mạng và có công cụ để tiếp nhận thông tin, đây là cơ sở để báo mạng điện tử được hình thành
Dựa trên những đặc điểm của loại hình báo chí này mà người ta có thể gọi nó bằng những cái tên khác nhau như: Báo điện tử, báo Internet, Báo mạng, Báo trực tuyến hay Báo mạng điện tử Tuy nhiên, đa phần những tên gọi đó chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của loại hình báo chí thứ năm này Lấy ví dụ như cách gọi “báo điện tử”
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” khá quen thuộc bởi nó gắn liền với tên gọi của một số tờ báo mạng và kể cả tờ báo mạng đầu tiên của Việt
Trang 23nam cũng được biết đến với tên gọi “Quê hương điện tử” Thậm chí, khái niệm “báo điện tử” còn được dùng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
Trong quá trình xây dựng Luật Báo chí 2016, sau nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến đóng góp cho Luật báo chí mới thì khái niệm “báo điện tử” vẫn được công nhận và sử dụng Theo đó, Luật báo chí có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/ 2017 đã giải thích thuật ngữ “báo điện tử” như sau: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử” (khoản 6, điều 3, Luật
tử, Tiền phong điện tử, Báo điện tử VTC News…
Báo trực tuyến – đó là một cách gọi đã được việt hóa của báo online Tuy
nhiên, độc giả sẽ bắt gặp thuật ngữ “online” đi kèm với tên tờ báo nhiều hơn là
từ “trực tuyến”, ví dụ như báo Tuổi trẻ Online, báo Người Lao động Online hay VOV Online…Thuật ngữ “trực tuyến” được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tin học, nghiên cứu, giảng dạy và được giải thích trong từ điển Wikipedia như sau:
“Trực tuyến thường được dùng cho một kết nối hoạt động với một mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ nếu một thiết bị không thực hiện kết nối, được gọi là ngoại tuyến và hoạt động độc lập và không cần liên kết với những thiết bị khác”
Như vậy, theo cách hiểu thông thường, trực tuyến thường đề cập đến Internet hoặc mạng toàn cầu World wide web Vì thế, cách gọi là “báo trực
Trang 24tuyến” cũng có thể chấp nhận được bởi nó đã phản ánh chính xác bản chất của loại hình báo chí này, đó là loại hình báo chí được vận hành nhờ kết nối với mạng máy tính, cũng như nói lên xu hướng phát triển của báo chí khi đặc tính
“trực tuyến” được áp dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông như: xuất bản trực tuyến, phát thanh trực tuyến, truyền hình trực tuyến…
Tuy nhiên, khái niệm “báo trực tuyến” lại không thực sự phổ biến bởi ở Việt Nam bởi các tòa soạn báo vẫn lựa chọn sử dụng từ “online” để thể hiện tính “trực tuyến” cho tờ báo của mình
Sau khi tìm hiểu một số khái niệm cũng như cơ sở để gọi tên loại hình báo chí mới nhất này, học viên nhận thấy cách gọi tên “báo mạng điện tử” là phù hợp nhất Tên gọi đó không chỉ thể hiện đầy đủ đặc điểm của loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và được phát hành trên mạng Internet mà nó còn cho thấy loại hình báo chí này là một kết hợp rất rõ ràng của những tên gọi có nội dung riêng biệt: báo-mạng-điện tử
Nhưng cũng phải có sự phân biệt rõ ràng về báo mạng điện tử với những trang thông tin điện tử bởi nếu nhìn về bản chất chúng ta sẽ thấy báo mạng điện tử thực tế cũng là một trang thông tin điện tử, tuy nhiên, cách thức vận hành, quản lý của một trang báo mạng điện tử lại hoàn toàn không giống như trang thông tin điện tử
Nhìn từ góc độ quản lý có thể thấy việc cấp phép cho một tờ báo mạng điện tử sẽ khắt khe hơn so với một trang thông tin điện tử Tờ báo mạng điện
tử được thiết lập và hoạt động theo các quy định của Luật báo chí, vì thế giấy phép hoạt động báo mạng điện tử chỉ được cấp cho các cơ quan, tổ chức, chứ không cấp cho doanh nghiệp Báo mạng điện tử sẽ hoạt động như một tờ báo với cơ cấu thành phần có tổng biên tập, bộ phận tòa soạn và phóng viên Báo điện tử được quyền đăng tải nội dung (tin, bài báo) do tờ báo sản xuất hoặc dẫn lại nội dung thông tin của các tờ báo khác (có thỏa thuận về bản quyền)
Còn đối với trang thông tin điện tử thì việc cấp phép được mở rộng ra cho cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…và vì đây không phải là một tờ
Trang 25báo mạng điện tử nên trang thông tin điện tử tổng hợp không được phép tự sản xuất nội dung thông tin và đưa lên trang của mình như các tờ báo mạng điện tử mà phải lấy lại thông tin từ tờ báo cùng cơ quan chủ quản hoặc các trang web khác (phải có thỏa thuận về bản quyền)
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm về báo mạng điện
tử như sau:
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức trang web, được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí, có sự kết hợp những ưu thế của các loại hình báo chí khác và mạng Internet để sản xuất và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, tạo sự tương tác cao
1.1.2 Bình luận trên báo mạng điện tử
Bình luận trên báo mạng điện tử còn được biết đến bằng một từ nước ngoài quen thuộc là “comment”, nhằm để chỉ việc công chúng đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình đối với một bài viết, một vấn đề nào đó được đăng tải trên báo mạng điện tử
Theo từ điển tiếng Việt “bình luận” là: bàn và nhận định đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó
Còn theo từ điển tiếng Anh, từ “comment” được giải thích với khá nhiều nghĩa như, trong đó có nghĩa “một phản ứng trước những nội dung đăng tải trên Internet, hay những đoạn văn được viết trong mục “nhận xét” có sẵn và thường công bố cho công chúng biết”
Có thể thấy việc gửi bình luận của độc giả và việc xử lý, cho đăng tải bình luận của báo là một hoạt động tương tác giữa hai bên và nó cũng có những điểm khác biệt so với các hoạt động tương tác khác như: trao đổi qua điện đàn, gửi email tới tòa soạn hay tham gia bình chọn qua mạng…
Từ những lý giải trên có thể đưa ra khái niệm “bình luận trên báo mạng
điện tử như sau: Bình luận trên báo mạng điện tử là một hình thức tương
Trang 26tác giữa tòa soạn báo mạng điện tử và công chúng; là những luồng ý kiến, quan điểm của công chúng về những nội dung, vấn đề mà tờ báo đã cho đăng tải
1.1.3 Quản lý bình luận trên báo mạng điện tử
Để làm rõ khái niệm “quản lý bình luận trên báo mạng điện tử” chúng
ta cần phải làm rõ những khái niệm liên quan như “quản lý” hay “bình luận trên báo mạng điện tử” Vậy “quản lý” phải được hiểu như thế nào?
Đối với khái niệm quản lý, tùy từng cách tiếp cận người ta lại đưa ra
những quan niệm riêng Nếu tiếp cận quản lý từ những kinh nghiệm thực tiễn
thì người ta sẽ cho rằng quản lý là việc rút ra kinh nghiệm để điều hành công việc một cách hiệu quả hơn và tránh mắc phải những sai lầm cũ Nếu tiếp cận quản lý theo hành vi quan hệ cá nhân thì quản lý là cách điều hành con người
để hoàn thành công việc như mong muốn Còn tiếp cận quản lý dưới góc độ điều hành thì việc quản lý chính là sự điều khiển, dẫn hướng các bộ phận trong một tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ đề ra
Từ những quan điểm trên và xét quản lý với tư cách là một hành động
có thể định nghĩa quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra
Khi nói tới hoạt động quản lý cần phải chú ý tới những điểm sau:
- Đây là một hoạt động có tổ chức, có định hướng của chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) bằng một hệ thống các quy định của pháp luật, các chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý
- Đối tượng quản lý có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị hoặc có thể là một con người, công việc cụ thể
- Hoạt động này được thể hiện qua việc kết hơp các yếu tố như tổ chức, điều hành, tập hợp nguồn nhân lực, công cụ, phương tiện tài chính…nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Trang 27Từ 2 khái niệm “quản lý” và “bình luận trên báo mạng điện tử” nêu trên ta
có thể đưa ra khái niệm về quản lý bình luận trên báo mạng điện tử như sau:
Quản lý bình luận trên báo mạng điện tử là sự tác động có tổ chức,
có mục đích của cơ quan báo chí nhằm tạo điều kiện để việc tương tác giữa tòa soạn và công chúng được thực hiện ở mức cao nhất nhưng vẫn đảm bảo những quy định pháp luật và những nguyên tắc của tòa soạn; để những bình luận của công chúng được đăng tải vừa có giá trị về mặt nội dung thông tin, vừa đảm bảo được yếu tố văn hóa và đem lại lợi ích cho cộng đồng
1.2 Vai trò của bình luận và quản lý bình luận trên báo mạng điện tử
1.2.1 Vai trò của bình luận trên báo mạng điện tử
Một trong những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử chính là tính tương tác Sự tương tác đó không chỉ giúp độc giả lựa chọn và tìm kiếm thông tin mà còn giúp họ tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, đánh giá thông tin và chia sẻ thông tin
Trước đây sự tương tác giữa độc giả và báo chí truyền thống cũng có nhưng là một sự tương tác mờ nhạt chứ không rõ nét và hiệu quả như trên báo mạng điện tử Nhờ thế mạnh công nghệ mà công chúng và báo mạng điện tử
có thể tác động, gây ảnh hưởng lẫn nhau mọi lúc mọi nơi, trên mọi lĩnh vực
mà tờ báo đó đăng tải Sự tương tác giữa báo mạng điện tử và độc giả được thể hiện dưới những hình thức sau:
- Tương tác qua box phản hồi: là một hình thức tương tác đặc trưng nhất trên báo mạng điện tử và thể hiện rõ nhất những lợi thế của loại hình báo chí này so với những loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh hay truyền hình Sự “lợi thế” của nó thể hiện ở chỗ: ngay khi đọc xong nội dung của một bài báo được đăng tải trên báo mạng điện tử, thông qua box phản hồi, độc giả có thể viết ý kiến, quan điểm, cảm nhận, đánh giá của mình
về các vấn đề mà bài báo nêu (từ hình thức của tờ báo cho tới nội dung, câu từ
mà nhà báo thể hiện)
Trang 28- Tương tác qua thư điện tử (email): là hình thức tương tác gần như thay thế hoàn toàn cho hình thức gửi thư truyền thống Ngoài việc đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm và nhanh chóng thì việc thư được gửi đúng địa chỉ cũng là
lý do để nhiều công chúng lựa chọn thư điện tử Tất nhiên, giờ đây, tòa soạn báo nào cũng có hòm thư điện tử chứ không phải là “độc quyền” của báo mạng điện tử nhưng việc hình thức tương tác này ở báo mạng điện tử vẫn tỏ
ra có ưu thế hơn cả
- Tương tác bằng hình thức thăm dò dư luận: đây cũng là một hình thức đưa độc giả lại gần hơn với tờ báo Người ta thường sử dụng hình thức tương tác này khi muốn nhanh chóng biết ý kiến, quan điểm của độc giả về một vấn đề xã hội nào đó nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau của tòa soạn Cách làm này sẽ giúp tờ báo mạng điện tử tổng hợp ý kiến của một số bộ phận công chúng theo dõi tờ báo của mình một cách nhanh nhất và đơn giản nhất
- Tương tác qua giao lưu trực tuyến: đây là hình thức tương tác được thể hiện thông qua một cuộc trao đổi, trò chuyện giữa các bên như: tòa soạn, chuyên gia và độc giả
- Tương tác trên diễn đàn bạn đọc: đây là một chuyên trang, chuyên mục được tòa soạn dành riêng để các độc giả giao lưu, công khai phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về mọi vấn đề mà mình quan tâm
- Tương tác qua đường dây nóng: là cách để tòa soạn báo mạng điện tử tiếp nhận thông tin từ phía độc giả về các sự kiện, sự việc nhanh, khẩn, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người
- Tương tác qua thư: đây là một hình thức tương tác cổ xưa nhất giữa bạn đọc và tòa soạn
Từ những hình thức tương tác kể trên cộng với khái niệm về “bình luận trên báo mạng điện tử” đã nêu ở mục 1.1.2 thì có thể thấy phần lớn các hình thức trên đều là bình luận trên báo mạng điện tử, tất nhiên là ngoại trừ hình thức tương tác như gửi thư tay hay gọi điện qua đường dây nóng Tuy vậy, ở
Trang 29mỗi hình thức, cấp độ “bình luận” của độc giả sẽ khác nhau, có thể đó là một đoạn văn dài tới vài nghìn chữ, nhưng cũng có thể chỉ là một vài dòng đơn giản hay thậm chí là những chữ cái viết tắt hay những dấu câu để biểu tượng quan điểm (đồng tình hay không đồng tình) của mình
Vai trò của bình luận trên báo mạng điện tử được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, bình luận trên báo mạng điện tử đã đáp ứng nhu cầu thông tin, mở rộng thông tin và liên kết các công chúng
Với đặc trưng của mình, báo mạng điện tử luôn là tờ báo cập nhật tin tức một cách nhanh chóng nhất, vì thế nó cũng là loại hình báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả một cách hiệu quả nhất Công chúng có thể đọc báo, tìm kiếm thông tin ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ khoảng thời gian nào, miễn là họ có công cụ và hệ thống mạng để tiếp nhận và truyền tải thông tin
Trước một nguồn thông tin, một chính sách hay một vấn đề nào đó của
xã hội, độc giả có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình ngay lập tức, với những yêu cầu hết sức đơn giản từ phía tòa soạn (như cung cấp tên, tuổi, địa chỉ hòm thư điện tử…) Thông qua những bình luận mà độc giả gửi về, mọi người sẽ có thêm cái nhìn nhiều chiều về vấn đề, những thắc mắc của họ đôi khi sẽ được giải đáp, những thông tin chưa rõ ràng đôi khi được làm sáng tỏ…Và lúc này những bình luận có vai trò “mở rộng thông tin” để giúp công chúng có thêm hiểu biết và kiến thức về vấn đề…Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn ở những diễn đàn, những box bình luận với sự trao đổi thông tin không chỉ của một vài người mà đôi khi của hàng chục, thậm chí hàng trăm người, trong số đó có cả những chuyên gia, tác giả bài báo Nhờ đó
mà thông tin có thể được “mở rộng” không giới hạn
Với việc thông tin được mở rộng, người tham gia bình luận, người đọc bình luận cũng sẽ tự tìm cho mình những thông tin, ý kiến hữu ích để từ đó họ
có thể hiểu hơn về những suy nghĩ, đánh giá của người khác trong cộng đồng
Trang 30và củng cố thái độ cá nhân về một vấn đề nhất định Lúc này bình luận trên báo mạng điện tử đã trở thành một cầu nối giữa các cá nhân trong cộng đồng mạng, có vai trò liên kết công chúng, tạo sự tác động không chỉ tới một cá nhân mà còn tới một nhóm người
Thứ hai, bình luận trên báo mạng điện tử đã tạo điều kiện để độc giả chủ động tham gia vào quá trình truyền tin và nâng cao vị thế của độc giả cũng như tính dân chủ trong xã hội
Với loại hình báo mạng điện tử, độc gỉa hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin và trao đổi thông tin Họ có thể lựa chọn, tìm kiếm những bài báo, những vấn đề mà mình quan tâm để bày tỏ cảm xúc, quan điểm của mình
Khi một bài báo được đăng tải, một vấn đề được đưa lên mạng, mọi người hoàn toàn được tự do, tự nguyện tham gia vào việc bình luận Họ chủ động lựa chọn vấn đề, chủ động nêu ra ý kiến của mình và rồi có thể “lôi kéo” thêm nhiều người tham gia bằng những bình luận đồng tình, phản đối hay những ý kiến khác…Đây cũng là một cách để công chúng chủ động truyền tải, trao đổi thông tin
Nhưng việc truyền tải này đôi khi còn được thực hiện nhờ vào tâm lý
“số đông” bởi thực tế là đôi khi người ta lựa chọn việc đọc bài báo này hay bài báo kia chỉ vì nó có một lượng bình luận cao hoặc có những lời bình độc đáo…Không thể phủ nhận một sự thật là nhiều bình luận đã khiến cho bài báo trở nên có giá trị hơn và được nhiều người tìm đọc hơn, thậm chí người ta còn chia sẻ với nhau những bình luận đó thay vì đề cập tới nội dung của bài báo
Đó là lúc báo chí được ăn theo bình luận và “bỗng dưng” được nhiều người biết đến nhờ sự truyền tin thông qua các “bình luận”
Việc truyền tin thông qua các bình luận trên mạng không chỉ để cho những người tham gia cộng đồng mạng biết mà đôi khi tin tức đó còn được dành cho những người làm báo, những người làm chính sách, những chuyên gia hay các nhà lãnh đạo bởi thực tế là những bình luận thì “muôn hình vạn
Trang 31trạng”, nó sẽ có nhiều chiều ý kiến trên nhiều góc độ tiếp cận, phân tích vấn
đề chứ không chỉ bó buộc như trong khuôn khổ một bài viết trên báo mạng điện tử
Những phân tích trên đã làm rõ vai trò của bình luận trên báo mạng điện tử đối với việc truyền tin và điều này cũng thể hiện rõ một vai trò nữa của bình luận trên báo mạng điện tử, đó là việc nâng cao vị thế của công chúng đối với báo chí cũng như thể hiện tính dân chủ trong xã hội
Đối với mọi loại hình báo chí, công chúng luôn là một trong những yếu
tố quyết định quá trình truyền thông, nhưng với báo mạng điện tử vai trò đó còn mạnh mẽ hơn bởi công chúng đã có được một sự tương tác trực tiếp, nhanh chóng với sức lan tỏa rộng khắp Từ vị trí là một công chúng bị động, báo in bài nào thì đọc bài đấy, tivi phát chương trình nào thì xem chương trình đấy trở thành một công chúng chủ động, được tìm kiếm thông tin theo sở thích, được tự do tham gia các diễn đàn, tham gia bình luận, gửi email góp ý
về cho tòa soạn…đó là một bước tiến lớn trên con đường nâng cao vị thế cho
công chúng
Công chúng tiếp nhận thông tin, chia sẻ thông tin và lại có những phản hồi để thể hiện sự quan tâm của mình tới những vấn đề mà báo chí đăng tải Bình luận trên báo mạng điện tử là một dạng phản hồi mà ở đó phóng viên có thể tìm thêm cho mình nguồn tư liệu “nuôi đề tài” hoặc mở rộng đề tài, giúp cho vấn đề được đẩy lên mức cao hơn và vấn đề vì thế cũng có thể được giải quyết nhanh chóng hơn Ngoài ra, cũng có những bình luận mà độc giả mong muốn được trả lời hoặc phúc đáp về một vấn đề mà mình chưa hiểu, chưa thấy sáng tỏ Từ đây người làm báo có thể có chất liệu để tạo nên một bài viết mới, đáp ứng nhu cầu của độc giả
Bên cạnh những phản hồi về mặt thông tin, nội dung của các bài báo thì những đóng góp về mặt hình thức như giao diện trình bày của tờ báo hay cách thức tổ chức cũng là những ý kiến quý báu giúp tờ báo trở nên gần gũi hơn
Trang 32với công chúng Và trong thời đại chạy đua về thông tin, tờ báo nào chiếm được nhiều niềm tin của công chúng, tờ báo đó sẽ chiến thắng, vì thế, đối với các cơ quan báo chí, nhiệm vụ thắt chặt mối quan hệ với công chúng luôn được đặt lên hàng đầu
Thứ ba, bình luận trên báo mạng điện tử đưa các độc giả lại gần nhau hơn Tương tác trên báo mạng điện tử không chỉ là cầu nối giữa độc gỉa và
tòa soạn, giúp hai bên lại gần nhau hơn mà nó còn giúp gắn kết một cộng đồng mạng rộng lớn với những người tham gia bình luận Mỗi diễn đàn, mỗi chủ đề bình luận lại có một nhóm những người bình luận riêng với các đặc điểm tương đồng Từ việc bình luận “ảo” trên mạng đến việc làm bạn ngoài đời thường là việc vẫn diễn ra trong cuộc sống thường ngày Vì thế, không thể phủ nhận vai trò gắn kết của bình luận trên báo mạng điện tử
Bình luận trên báo mạng điện tử không chỉ gói gọn trong việc “bình” và
“luận” đối với các vấn đề dân sinh xã hội hay chính sách… mà nó còn là sự gửi gắm tâm tư tình cảm của công chúng Khi những dòng tâm sự được viết
ra, cũng là lúc người viết nhận được sự sẻ chia, đồng cảm, thậm chí cả những
ý kiến tư vấn, phân tích để họ nhìn nhận thấu đáo hơn vấn đề của riêng mình qua những “bình luận” của các độc giả khác Nhờ đó, mối quan hệ “trên mạng” giữa hàng chục, hàng trăm con người đã được thiết lập và giúp cho nhân vật của câu chuyện cảm thấy “giải tỏa” được những vấn đề của bản thân
Việc kết nối công chúng thông qua bình luận trên báo mạng điện tử không chỉ đem lại lợi ích cho những đối tượng công chúng tham gia mà nó còn có giá trị rất lớn đối với tòa soạn báo mạng điện tử, bởi khi sự kết nối được mở rộng thì nội dung của các diễn đàn, các box bình luận cũng trở nên phong phú, đa dạng và thu hút thêm một lượng lớn công chúng theo dõi, tham gia Lúc này, tờ báo mạng điện tử không chỉ là một nơi cung cấp thông tin mà còn là một không gian mở để công chúng bộc lộ bản thân, giao lưu, kết bạn và học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm cho tới kiến thức
Trang 33Thứ tư, bình luận trên báo mạng điện tử giúp tòa soạn duy trì và thu hút lượng độc giả đông đảo, ổn định
Khi các độc giả tìm thấy một “sân chơi” mới phù hợp với mình, họ sẽ gắn bó trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế, các tòa soạn báo luôn phải tìm cách để giữ chân công chúng Bên cạnh việc chạy đua về thông tin, nâng cao chất lượng tin bài thì việc mở rộng diễn đàn, thay đổi giao diện, cách thức tổ chức tòa soạn hay đơn giản hóa các bước tham gia bình luận trên báo mạng cũng sẽ thu hút thêm nhiều độc giả
Chỉ cần một vài lần tham gia bình luận trên báo mạng điện tử là độc giả
sẽ có thói quen tìm đến tờ báo đó, một phần để cập nhật thông tin, một phần
để xem những người khác có bình luận, đánh giá gì về những ý kiến của mình
đã đăng tải hay không Nắm bắt được “tâm lý” đó nhiều tòa soạn báo đã có các cách thức khác nhau để lôi kéo độc giả đến với báo mình và thông qua những bình luận trên báo mà báo mạng điện tử đã luôn có được một lượng độc giả ổn định, gắn bó lâu dài
1.2.2 Vai trò của quản lý bình luận trên báo mạng điện tử
Không thể phủ nhận vai trò của những bình luận trên báo mạng điện tử đối với sự phát triển của một tờ báo, nhưng “tấm huy chương nào cũng có hai mặt” khi mà những bình luận đôi khi cũng mang tới những “rắc rối” cho tòa soạn Đó là một trong những lý do mà tất cả các tòa soạn phải có cơ chế đối với việc quản lý những bình luận trên tờ báo của mình
Khi nói tới vai trò của quản lý bình luận trên báo mạng điện tử tức là đề cập tới những “tác dụng” của việc quản lý Vậy “tác dụng” đó đã được thể hiện như thế nào?
Thứ nhất, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử giúp cho tờ báo phát triển đúng hướng, ngăn chặn việc tạo dư luận xấu cũng như những quan điểm xuyên tạc đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
Việc tương tác giữa tờ báo mạng điện tử và độc giả sẽ khiến mối quan
hệ giữa hai bên ngày một gần gũi, bền chặt và khi đó, những bình luận mà độc
Trang 34giả gửi tới tòa soạn cũng giống như việc một cộng tác viên gửi bài cho báo Tuy nhiên, giữa muôn vàn những ý kiến bình luận gửi đến, cũng có những bình luận với mục đích cá nhân nhằm xuyên tạc chính sách, nói xấu chế độ để hướng tới mục tiêu “diễn biến hòa bình”
Như chúng ta đã biết, trong thời đại công nghệ số, việc lưu truyền
thông tin trên mạng đã trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết và để chống phá
cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch coi “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá là mũi đột phá, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn
về lý luận, tư tưởng, từ đó thực hiện các thủ đoạn khác để chống phá cách mạng nước ta Nếu các tòa soạn báo không cảnh giác với những hành động này, rất có thể sẽ có những “bình luận” bị bỏ qua và có thể gây nên những ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những thông tin sai trái, đối lập lại với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Việc quản lý tốt các bình luận trên tờ báo mạng điện tử cũng giúp tờ báo hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích của mình và từ đó tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh để độc giả có thể tham gia tương tác với báo
Thứ hai, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử là quản lý thông tin, giúp cho độc giả không bị nhiễu thông tin
Cũng giống như thông tin được đăng tải trên một bài báo, thông tin từ phần bình luận của độc giả cũng có sự tác động không nhỏ đối với các độc giả, vì thế nếu việc xử lý, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử làm không tốt thì cũng có thể dẫn tới những “hậu quả” khó lường
Hậu quả thứ nhất đó là gây mất niềm tin với công chúng bởi tờ báo phải luôn chịu trách nhiệm về mọi thông tin xuất hiện trên trang báo của mình, dù cho tác giả có phải là đối tượng mà mình quản lý hay không Khi bình luận của độc giả được đưa lên báo thì đó cũng được coi là quan điểm của tòa soạn và tòa soạn phải chịu trách nhiệm với bình luận đó
Trang 35Hậu quả thứ hai là tờ báo có thể đối mặt với việc kiện tụng từ những người liên quan Trong thực tế thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã bị kiện, bị cơ quan quản lý báo chí nhắc nhở, xử lý vì đã cho đăng những bình luận của độc giả mang tính xuyên tạc, sai sự thật Chính vì vậy, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm kiểm soát nội dung trước khi xuất bản, kể cả là các nhận xét của bạn đọc Nếu cơ quan báo chí cho đăng tải những thông tin không đúng sự thật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải là đơn vị chịu trách nhiệm đối với hành vi đó
Thứ ba, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử sẽ giúp cho độc giả có một môi trường tương tác lành mạnh
Rõ ràng là các box bình luận, diễn đàn chính là một “sân chơi” bổ ích đối với nhiều độc giả, mà ở đó họ có thể kết bạn, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức…Tuy nhiên, “sân chơi” đó cũng cần phải có người quản lý để hoạt động theo các nguyên tắc mà tòa soạn đề ra chứ không phải là một “vườn hoang” nơi độc giả muốn làm gì thì làm
Trong quá trình tiếp nhận các ý kiến bình luận, những người làm công tác quản lý bình luận ở các tờ báo cũng nhận thấy một thực tế là bên cạnh nhiều ý kiến có văn hóa thì cũng tồn tại nhiều ý kiến thiếu văn hóa, mang tính
“chửi bới”, xúc phạm, thiếu nhân văn…Và đương nhiên, những “sản phẩm” như thế thì không bao giờ được phép xuất hiện trên báo bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng tới sự tiếp nhận của các độc giả mà còn khiến cho chuyên mục bình luận trở nên giảm giá trị, thậm chí là bị tẩy chay
Nếu làm tốt việc quản lý bình luận trên báo mạng điện tử, người tham gia bình luận sẽ cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn với việc gửi bài bởi
họ biết nếu mình gửi những ý kiến mang tính xúc phạm cá nhân, những thông tin bịa đặt, sai sự thật thì ý kiến đó khó mà được đăng tải…Thế nên, ở một góc độ nào đó, người quản lý bình luận trên mạng cũng có thể được coi như
“quan tòa” giúp các bên tham gia bình luận luôn có được thái độ đúng mực
Trang 36với nhau cho dù họ đưa ra những quan điểm, ý kiến hoàn toàn trái chiều nhau, thậm chí là mâu thuẫn với nhau
Thứ tư, quản lý bình luận trên báo mạng điện tử sẽ giúp nâng cao vị thế của tờ báo
Bình luận đương nhiên có một giá trị nhất định đối với một tờ báo mạng điện tử, nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng đôi khi những bình luận sắc sảo, hài hước với những “chuyên gia bình luận” được nhớ tên lại trở thành một “món đặc sản” được chờ đợi hơn cả nội dung bài báo Vì thế quá trình quản lý xử lý yêu cầu phải được thực hiện một cách linh hoạt để không bỏ qua những bình luận hay nhưng cũng không để lọt những bình luận dở Làm tốt công việc này, tờ báo sẽ càng thu hút được nhiều độc giả cũng như sẽ có thêm nhiều sự tin yêu của công chúng
1.3 Đặc điểm của bình luận và quản lý bình luận trên báo mạng điện tử
1.3.1 Đặc điểm của bình luận trên báo mạng điện tử
Bình luận trên báo mạng điện tử là một hình thức tương tác giữa tòa soạn và độc giả, đó cũng là “một hoạt động tự nhiên của lý tính” Khi con người có tri giác lành mạnh, đứng trước một hiện tượng, một sự kiện hoặc một vấn đề của cuộc sống thì đều có thể đưa ra các phản hồi, bình luận theo phạm vi, nội dung và hệ tư tưởng nhất định Nhờ có những bình luận của độc giả mà tờ báo trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và gần gũi hơn với công chúng
Khi những bình luận của độc giả được xuất hiện trên các tờ báo mạng điện tử thì nó cũng được coi là một “sản phẩm” của tòa soạn và lúc ấy nó cũng có những đặc điểm giống như các bài báo mà tòa soạn đăng tải Các đặc điểm đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất, bình luận trên báo mạng điện tử có tính thời sự
Trang 37Tính thời sự trên báo chí được thể hiện qua ba yếu tố đó là: một sự việc vừa mới xảy ra, một sự việc ít nhiều có tính quan trọng và một sự việc được nhiều người quan tâm “Bám theo” các bài báo, các thông tin có tính thời sự thì các độc giả cũng có những bình luận rất thời sự nhằm thể hiện quan điểm,
ý kiến của mình hay để cung cấp thêm các thông tin xung quanh sự việc
Có thể hàm lượng thông tin trong các bình luận không nhiều, tính chính xác không cao như trong những bài báo nhưng ít nhiều nó cũng là những thông tin được cập nhật, được nhiều độc giả quan tâm và có sự chia sẻ qua lại
để sự việc được “mổ xẻ” một cách sâu hơn, rộng hơn Đôi khi chính những thông tin từ các bình luận của độc giả mà tòa soạn có thêm tư liệu để triển khai những bài viết mới, đáp ứng yêu cầu của độc giả
Thứ hai, bình luận trên báo mạng điện tử có tính công khai
Tính công khai của các bình luận trên báo mạng điện tử được thể hiện ở chỗ bất cứ ai cũng có thể đọc được nội dung của những bình luận được đăng tải trên báo Nhờ có sự công khai mà độc giả có thể biết tới những đánh giá, ý kiến, quan điểm của những người khác Đây cũng là yếu tố giúp cho tính tương tác trên báo mạng điện tử được phát triển hơn so với các loại hình báo chí khác
Thứ ba, bình luận trên báo mạng điện tử có tính mục đích
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều có tính mục đích và việc tham gia bình luận trên báo mạng điện tử cũng là một hoạt động thể hiện tính mục đích rất rõ ràng Có người bình luận chỉ nhằm bày tỏ cảm xúc, nhưng cũng có người muốn nêu ra quan điểm của mình, thậm chí có những người gửi bình luận lại để mong xem phản ứng của xã hội đối với ý kiến của mình ra sao…Dù cho người bình luận có hướng tới mục đích gì đi nữa thì trên hết đó
là sự thỏa mãn cái tôi cá nhân khi được nói lên suy nghĩ của mình
Thứ tư, bình luận trên báo mạng điện tử phong phú, đa dạng và nhiều chiều thông tin
Trang 38Sự phong phú, đa dạng của các bình luận trên báo mạng điện tử được thể hiện ở việc lựa chọn đề tài tham gia bình luận và cách thức biểu đạt các bình luận của mình
Khi tiếp cận với một tờ báo mạng điện tử, công chúng luôn được tự do bày tỏ ý kiến, cảm xúc, quan điểm Đối với việc tham gia bình luận trên báo mạng điện tử, độc giả không bao giờ bị giới hạn về phạm vi đề tài bình luận
Họ có thể gửi những bình luận, phản hồi của mình tới tất cả các bài viết thuộc mọi lĩnh vực từ chính trị, thời sự, tư tưởng, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao…miễn là họ quan tâm tới vấn đề, hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong bài báo
Tuy nhiên, nếu nhìn qua phần bình luận ở một số tờ báo mạng, có thể nhận thấy sự chênh lệch về số lượng bình luận mà độc giả gửi đến Điều đó cũng không khó giải thích bởi có thể bài báo đó không nhận được sự chú ý của độc giả, hoặc cũng có thể độc giả đọc xong nhưng không biết (hoặc thấy không cần) phải bình luận gì
Thường trong một tờ báo mạng điện tử, chuyên mục có nhiều bình luận được đăng tải nhất sẽ thuộc về mục “tâm sự” hoặc “bạn đọc” Các bài báo trong những chuyên mục này luôn xuất hiện số lượng bình luận khá lớn, thậm chí có những bài số lượng bình luận được đăng lên tới gần 400 bình luận Tiếp đến là mục chính trị xã hội với những bài viết về các sự kiện nóng, các
vụ tai nạn, hỏa hoạn, xâm hại…Thể thao, y tế hay giáo dục cũng thường nhận được những bình luận của độc giả đặc biệt là khi có những sự kiện lớn diễn
ra, chẳng hạn như với sự kiện Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic Rio
2016, đã có tới hơn 700 bình luận được đăng tải để bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình Riêng với những chủ trương, chính sách khi được đưa ra thực hiện trong cuộc sống cũng nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi về những mặt được và chưa được
Về cách thức biểu đạt thì tuy không sinh động như trên các bài báo với hình ảnh, âm thanh, biểu đồ…nhưng các bình luận trên báo mạng điện tử đôi khi lại hấp dẫn bởi những cách thể hiện mới lạ, ví dụ như viết bình luận bằng
Trang 39thơ hay bằng những câu tiếng Anh phổ biến trong cuộc sống thường ngày…Thậm chí đôi khi những bình luận của các độc giả lại như một đoạn trò chuyện, trao đổi với nhau mà nếu theo dõi từ đầu các độc giả khác có thể nhận thấy nhiều điều thú vị
Những bài bình luận bằng thơ của độc giả gửi về báo VnExpress để chúc mừng VĐV Hoàng Xuân Vinh giành được HCV Olympic 2016
Thứ năm, bình luận trên báo mạng điện tử phần lớn là ngắn gọn, dễ hiểu
Rất dễ dàng nhận ra là các bình luận trên báo mạng điện tử có số lượng chữ ít hơn nhiều so với các bài báo Không khó để bắt gặp các bình luận chỉ
có một câu hay thậm chí chỉ là 1 từ kiểu như LOL (để chỉ sự vui vẻ thích thú) hay RIP (để bày tỏ sự thương tiếc)…Việc viết tắt trong các bình luận cũng thường xảy ra và đó là điều được các độc giả khác chấp nhận bởi họ vẫn hiểu được nội dung mà người bình luận muốn trình bày
Điều này cũng bắt nguồn từ đặc điểm riêng của công chúng báo mạng điện tử, đó là những người thường có quỹ thời gian hạn hẹp nhưng lại có nhu
Trang 40cầu thông tin cao, vì thế họ chỉ thường đọc lướt mọi thông tin trên mạng và tới khi bắt gặp những thông tin mình quan tâm thì mới dành thời gian hơn
Nhìn chung, công chúng của báo mạng điện tử là những người có trình
độ, kiến thức xã hội nhất định, nên họ hoàn toàn có thể nhận biết, đánh giá, xử
lý những gì mà họ tiếp cận được trên báo chí, sau đó đưa ra các hình thức tương tác và những phản hồi với tòa soạn về những thông tin mà tờ báo đăng tải Tuy nhiên, công chúng tham gia bình luận cũng thuộc nhiều thành phần, trình độ, nghề nghiệp, giới tính khác nhau nên sẽ có độ “chênh” trong các bình luận Song tựu trung lại là các bình luận thường ngắn gọn, đơn giản và
dễ hiểu
Thứ sáu, bình luận trên báo mạng điện tử thường chỉ sử dụng chữ viết
Qua tìm hiểu và khảo sát có thể nhận thấy ở phần bình luận hoặc “ý kiến của bạn” được đặt bên dưới các bài viết trên các tờ báo mạng điện tử đều chỉ có chữ và chữ Ngoài ra, chúng ta sẽ không thể tìm thấy một tín hiệu ngôn ngữ nào khác như tranh, ảnh, clip, những icon biểu lộ cảm xúc như mặt cười…Việc này bắt nguồn từ sự quản lý của các tờ báo mạng điện tử khi chỉ cho độc giả được gửi bài đến báo mà không thể gửi ảnh hay file âm thanh…
Thứ bảy, bình luận trên báo mạng điện tử thường là những bình luận nặc danh
Người ta thường ví cộng đồng mạng là cộng đồng ảo, ở đó không ai biết ai nên người bình luận có thể thỏa sức bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình mà không sợ bị đánh giá Nếu như các tòa soạn yêu cầu các cá nhân khi tham gia bình luận phải gửi những thông tin thật về cá nhân của họ như tên, tuổi, địa chỉ email thì chắc chắn họ sẽ mất đi một lượng rất lớn công chúng tham gia bình luận
Và thực tế là việc đăng bình luận nặc danh không phải hoàn toàn xấu bởi có những nghiên cứu đã chứng minh rằng sự nặc danh sẽ khuyến khích mọi người tham gia bình luận bằng cách đẩy cao “ý thức về bản sắc của cộng