BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN (HL-L2) Học phần: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Hội họa Sơn mài Giảng viên phụ trách: Nguyễn Thị Huệ Sinh viên: Nguyễn Trần Hoàng Ngày sinh: 23-08-1998 Lớp: Hội họa K60B Sơn Mài Hà Nội – 2021 1 Bài làm: Câu 1 : Anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc cổ trung đại. So sánh với triết học Ấn Độ để thấy được sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai nền triết học đó. Trả lời: A. Đặc trưng cơ bản của lịch sử tư tưởng Triết học Trung Quốc cổ trung đại: Triết học Trung Quốc cổ đại có sáu đặc điểm cơ bản như sau: 1. Triết học Trung Quốc cổ đại là một nền triết học xuất hiện rất sớm (khoảng 2000 năm TCN) đồng thời là một nền triết học đồ sộ, gồm nhiều trường phái khác nhau như: Âm dương gia, Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia, Tạp gia, Nông gia, Tung hoành gia. 2. Triết học Trung Quốc cổ đại phát triển mạnh vào thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và bắt đầu hình thành chế độ phong kiến. 3. Triết học Trung Quốc cổ đại đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức của con người mà ít chú ý nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận