Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm lớp 9, trải qua không ít lần phải tiếp xúc và trực tiếp xử lí những trường hợp vi phạm đạo đức, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với học sinh khối 9. Và trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được trao đổi cùng quý đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đó là “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 9”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Tìm ra một số biện pháp tối ưu nhất giúp giáo dục đạo đức cho học sinh, mà cụ thể là học sinh lớp 9. Giúp các em nhận thấy rằng cần làm cho hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp các em có lí tưởng đạo đức cũng như nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức phù hợp. Giúp các em rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Để từ đó giúp các em không mắc phải những sai phạm về đạo đức hay vi phạm về nội quy về nền nếp của trường lớp hay những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giúp các em không sa vào những tệ nạn ngày càng nhiều trong xã hội, để các em có một cuộc sống lành mạnh, đạo đức trong sáng từ đó giúp các em có định hướng đúng đắn hơn cho cuộc đời mình. Nhiệm vụ: Xác định rõ từng đối tượng học sinh với những vi phạm đạo đức thường gặp của các em. Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm những đạo đức đó. Lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và lập kế hoạch giáo dục giúp các em khắc phục những sai phạm về đạo đức. Thực hiện kế hoạch giáo dục giúp các em khắc phục những sai phạm về đạo đức. Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh lớp mình chủ nhiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về những vi phạm đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm nhằm đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9. 4. G