1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands

34 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 658,54 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng hổi trên những diễn đàn, trong những cuộc họp của các tổ chức toàn cầu. Theo Báo cáo Chất lượng không khí thế giới 2020, năm 2020 là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận, bên cạnh năm 2016. Thiên tai, thảm họa thiên nhiên diễn ra trên khắp các châu lục. Tại California, Nam Mỹ, Siberia và Úc, cháy rừng và bão cát đã dẫn đến mức độ ô nhiễm cực kỳ cao. Ấn Độ là quốc gia có nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với 22 trong số 30 thành phố hàng đầu. Người dân ở Trung Quốc, Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác phải tiếp xúc với mức bụi mịn PM2,5 cao hơn nhiều lần so với mức hướng dẫn của WHO. Tại Việt Nam, thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm. Trong giai đoạn 2002- 2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, đến cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng lên 1m có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm. Bên cạnh những thiệt hại về kinh tế, môi trường ô nhiễm còn là tác nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 ca tử vong liên quan đến nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; hàng chục nghìn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, hệ tiêu hóa do hít phải khí thải ô nhiễm. Số người bị các bệnh đường hô hấp chiếm từ 3 đến 4% tổng dân số. Bên cạnh đó, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do cũng yêu cầu các nước phải tuân thủ những cam kết nhất định về bảo vệ môi trường. Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Công ty tài chính quốc tế IFC dự báo, tổng tiềm năng đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu của Việt Nam có thể đạt 753 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, những dự án này còn đang gặp khó khăn về vốn. Những dự án đầu từ vào năng lượng tái tạo hay năng lượng sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thường có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu và cần thời gian để xem xét tính hiệu quả nên thường kém hấp dẫn hơn các dự án khác. Còn những khoản tín dụng nhỏ hơn như vay mua thiết bị, phương tiện tiết kiệm năng lượng cũng cần có ưu đãi mới có thể khuyến khích người tiêu dùng. Phát hành trái phiếu là một trong những cách giúp doanh nghiệp huy động vốn và có sự chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng nguồn vốn đó. Bên cạnh đó, trái phiếu cũng là khoản đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu, đặc biệt trong thời kỳ bất ổn. Theo báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, tính đến cuối tháng 12/2020, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đạt 71 tỷ USD. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ chiếm 18,2%, tổ chức phát hành chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng và 6 bất động sản. Đặc biệt, trái phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và thu hút nhiều nhà đầu tư do mệnh giá không quá cao, lãi suất hấp dẫn, thông tin minh bạch, dễ giao dịch và có thể dùng làm tài sản thế chấp tại ngân hàng. Việt Nam hiện có nhiều dự án xanh đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo và vận tải carbon thấp, với nhu cầu vốn lớn. Năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời và điện gió. Đến ngày 30/12/2020, cả nước có 90.435 dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới với tổng công suất 6.354 MWp, Những dự án điện gió lớn như Thăng Long Wind và La Gàn cũng được dự kiến phát điện vào cuối năm 2030. Việt Nam gần đây đã có công cụ xanh đầu tiên được chứng nhận theo Tiêu chuẩn trái phiếu khí hậu. Vào tháng 10/2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Công ty cổ phần TTP Phú Yên đã ký kết một khoản vay 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời 257 MW tại Hòa Hội, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Khoản vay này bao gồm khoản vay 27,9 triệu USD do ADB tài trợ

Ngày đăng: 22/11/2021, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bốn thành tố của các Nguyên tắc trái phiếu xanh - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Bảng 1. Bốn thành tố của các Nguyên tắc trái phiếu xanh (Trang 8)
Bảng dưới đây nhấn mạnh những điểm khác biệt và tương đồng chính giữa các nguyên tắc và tiêu chuẩn được thảo luận trong hướng dẫn này liên quan đến các chủ đề chính cần quan  sát trong một đợt phát hành trái phiếu được dán nhãn:  - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Bảng d ưới đây nhấn mạnh những điểm khác biệt và tương đồng chính giữa các nguyên tắc và tiêu chuẩn được thảo luận trong hướng dẫn này liên quan đến các chủ đề chính cần quan sát trong một đợt phát hành trái phiếu được dán nhãn: (Trang 9)
Hình 1. Thị trường trái phiếu xanh và cho vay tại Việt Na m- Lượng vốn phát hành theo loại hình tổ chức phát hành  - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Hình 1. Thị trường trái phiếu xanh và cho vay tại Việt Na m- Lượng vốn phát hành theo loại hình tổ chức phát hành (Trang 11)
Hình 2. Thị trường trái phiếu xanh và cho vay tại Việt Na m- Lượng vốn phát hành theo mục đích sử dụng  - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Hình 2. Thị trường trái phiếu xanh và cho vay tại Việt Na m- Lượng vốn phát hành theo mục đích sử dụng (Trang 12)
Hình 3. Công suất lắp đặt đối với từng loại năng lượng tái tạo ở Việt Nam, 2018 Nguồn: sổ tay phát hành trái phiếu xanh  - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Hình 3. Công suất lắp đặt đối với từng loại năng lượng tái tạo ở Việt Nam, 2018 Nguồn: sổ tay phát hành trái phiếu xanh (Trang 12)
Bảng 3. So sánh quy trình phát hành trái phiếu thông thường và trái phiếu xanh - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
Bảng 3. So sánh quy trình phát hành trái phiếu thông thường và trái phiếu xanh (Trang 14)
1. Bảng Khối lượng trái phiếu xanh phát hành theo loại hình đánh giá - Triển vọng phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính việt nam và bài học kinh nghiệm từ bank of the philippine islands
1. Bảng Khối lượng trái phiếu xanh phát hành theo loại hình đánh giá (Trang 21)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w