lược bền vững của Ngân hàng Bank of Philippine Island.
3.1.3.1. Đóng góp của mô hình này cho Chiến lược bền vững của BPI
BPI cam kết hỗ trợ và tích hợp tài trợ bền vững vào các hoạt động cốt lõi và đầu tư của ngân hàng này. BPI đã đầu tư vào năng lượng tái tạo, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và các công trình xanh thông qua vốn vay, hoạt động cho thuê và tài trợ thương mại. Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh, cho đến nay BPI đã phân bổ 88,62 tỷ PHP (tương đương 1,75 tỷ USD) cho các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, và 24,98 tỷ PHP (tương đương 492,63 triệu USD) cho các dự án chống chọi với biến đổi khí hậu. Tương tự, BPI đã đạt mục tiêu sử dụng hiệu quả
28
năng lượng 15% dự trên tiêu chuẩn ESCO của Philippine, tuy nghiên, BPI vẫn chưa đặt thời gian cụ thể để thực hiện các mục tiêu môi trường.
Trong những năm gần đây, BPI đã thực hiện một số bước để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) có thể tiếp cận với các công cụ tín dụng và dịch vụ tài chính nói chung. Năm 2018, BPI đã thành lập nhóm Ngân hàng doanh nghiệp BPI chuyên hỗ trợ tư vấn mục tiêu tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoản đầu tư của BPI vào các dịch vụ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhóm này đã dẫn đến sự gia tăng 6% danh mục nợ của ngân hàng từ năm 2018 và tăng gấp đôi so với đơn đăng kí vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chi nhánh của BPI Direct BanKO14 (BanKo) chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ đã mở rộng từ 9 chi nhánh thí điểm vào 2016 lên 300 chi nhánh vào cuối 2019. Hơn nữa, trong báo cáo của BPI, đa có hơn 100.000 doanh nghiệp tự doanh được hỗ trợ bởi BanKo và tổng các khoản vay lên đến 11,13 tỷ PHP (tương đương 219,63 triệu USD) đã được giải ngân.
Phân tích các yếu tố bền vững cho thấy BPI có triển vọng để tiến hành phát hành trái phiếu và những khoản vay xanh, xã hội và có thể thấy rằng điều này sẽ thúc đẩy chiến lược bền vững của BPI. Hơn nữa, Khung cấp vốn bền vững của BPI được đánh giá là phù hợp với các sáng kiến và chiến lược bền vững tổng thể của ngân hàng này và BPI đảm bảo sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư với các dự án xã hội, môi trường.
3.1.3.2. Giảm thiểu những rủi ro
Với việc thực hiện Mô hình quỹ bền vững (BPI Sustainable Funding Framework), BPI đã thực hiện để giảm thiểu các rủi ro được nêu:
− BPI xác nhận rằng tất cả các khoản vay trong Danh mục Bền vững đều phải được đánh giá kỹ thuật và tài chính do các chuyên gia tư vấn được đào tạo và công nhận của bên thứ ba hoặc các chuyên gia tư vấn của bên thứ ba khác do bên vay và bên cho vay thực hiện như một phần của quy trình đăng ký khoản vay.
− Một số dự án đủ điều kiện được tài trợ phải nộp Giấy chứng nhận thông thoáng môi trường hoặc Giấy chứng nhận không thuộc phạm vi bảo hiểm (hoặc tương tự) do văn phòng khu vực tương ứng của Bộ Tài nguyên & Môi trường Philippines cấp, nếu có
− BPI có chính sách Gắn kết các bên liên quan để xác định cách thức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tác động đến các bên liên quan khác nhau như khách hàng, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự và để tuân thủ các cơ quan quản lý.
29
− Khuôn khổ Quản lý Rủi ro Doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management) của BPI cho phép Ngân hàng xác định, đo lường, kiểm soát và giám sát các rủi ro tài chính và phi tài chính đáng kể của mình và giảm thiểu những rủi ro đó.
Dựa trên các chính sách, tiêu chuẩn và đánh giá này, các nhà phân tích cho rằng cho rằng BPI đã thực hiện các biện pháp đầy đủ và có vị trí tốt để quản lý và giảm thiểu các rủi ro về môi trường và xã hội thường liên quan đến danh mục đủ điều kiện.