LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, vấn đề tất yếu là cần phải chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển, vấn đề tất yếu là cần phải chútrọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó hiệu quả quản lý vàsử dụng vốn là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Vậy làmthế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nộidung quản lý tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường Đây là một quá trình phức tạp mà không phảidoanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt được.
Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, sau thời gian tiếp xúctại Chi nhánh Thương mại & Xây dựng Công ty Cổ Phần Cơ khí xâydựng số 18 (COMA18) - Tổng công ty cơ khí xây dựng (COMA) - Bộ xâydựng, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Ts Đàm Văn Huệ, em đã đisâu tìm hiểu về việc quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh theo cáchnhìn của một nhà quản trị doanh nghiệp và hoàn thành bài khoá luận
với đề tài: "Một số vấn đề về vốn tại Chi nhánh thương mại và xâydựng - công ty cổ phần xây dựng số 18 Thực trạng và giải pháp."
Nội dung của khoá luận bao gồm 3 phần chính.Phần I Một số vấn đề lý luận chung về vốn.
Phần II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Chi nhánh Thương
mại và xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số 18.
Phần III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn ở Chi nhánh Thương mại và Xây dựngCông ty cổ phần xây dựng số 18.
Trang 2Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin chân thành cảm ơnsự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS Đàm Văn Hụê cùng các Côchú trong các phòng Kế Toán - Tài Chính, Phòng Kế Hoạch - Kỹthuật vật tư…của Chi nhánh đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn:
Theo quan điểm của Marx: “Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặngdư, là một đầu vào của quy trình sản xuất” Định nghĩa của Marx có tầm kháiquát lớn nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nênMarx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nềnkinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộnhững giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanhnghiệp Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sảnxuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong toàn bộ mọiquá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanhnghiệp
Đối với sự phát triển của một Quốc gia thì vốn được coi là một trongbốn nguồn lực của nền kinh tế: Nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tàinguyên, đối với nền kinh tế Quốc dân vốn là một lượng tiền được nhà nước đầu
Trang 4Từ những định nghĩa trên có thể tóm lại:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước đểthoả mãn các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Các yếu tố đầu vào thôngthường gồm các tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời.
Những đặc điểm cơ bản của vốn kinh doanh:
- Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt.Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn kinh doanh có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước để đầu tư vào các tài sản và cácphương tiện cần thiết phục vụ cho kinh doanh thì quá trình sản xuất kinh doanhmới thực hiện được.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra sử dụng vào khinhdoanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạtđộng sau.
Theo khái niệm trên, vốn trước hết phải là tiền Tức là tiền sẽ tạo nênvốn; tiền đại diện cho lao dộng quá khứ, nhưng tiền chưa hẳn là vốn Tiền chỉtrở thành vốn khi nó đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
+ Tiền phải đại diện cho một loại hàng hoá nhất định Tức là tiền phảiđược bảo đảm bằng một lượng tài sản có thực.
+ Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một lượng nhất định Sự tích tụ vàtập trung lượng tiền đến hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức để đầu tư vàomột dự án kinh doanh nhất định.
+ Khi tiền đủ lượng, phải được vận động nhằm mục đích kiếm lời Cáchthức vận động của tiền là do phương thức đầu tư kinh doanh của doanh nghiệpquyết định.
Trang 5- Đối với đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công thức vận độngcủa tiền vốn như sau:
2 Các đặc trưng cơ bản của vốn
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: có nghĩa là vốn đượcbiểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu điều kiện của doanhnghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thểphát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian: điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vàođầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vôchủ và không có ai quản lý
- Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt cóthể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà còn đượcbiểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (tài sản vô hình của doanh nghiệpcó thể là vị trí kinh doanh, lợi thế trong mặt hàng sản xuất, bằng phát minh sángchế, các bí quyết về công nghệ…)
3 Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cáchcó hiệu quả, các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn Tuỳ vào mục đíchvà loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theonhững tiêu thức khác nhau.
Trang 63.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
b Vốn tự bổ sung
Vốn tự bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợinhuận để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từquỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính Ngoài ra, đối với doanh nghiệpNhà nước còn được để lại toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu tư,thay thế, đổi mới tài sản cố định Đây là nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn củadoanh nghiệp.
3.1.2 Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường vốn chủsở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sốnguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpphải tăng cường huy động các nguồn vốn khác nhau dưới hình thức vay nợ,liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác
Trang 7hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồngtín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán.
Tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trênthị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quantrọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinhdoanh Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãisố tiền nhàn rỗi trong sử dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh củamình.
b Vốn liên doanh, liên kết
Doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệpkhác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Đây làmột hình thức huy động vốn quan trọng vì liên doanh, liên kết gắn liền với việcchuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩmtăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có thể tiếpnhận máy móc thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định vốn góp bằng máymóc thiết bị.
c Vốn tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trướccủa khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng Tín dụng thương mạiluôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanhtoán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụngkhách hàng mà doanh nghiệp được hưởng Đây là phương thức tài trợ tiện lợi,linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp táckinh doanh một cách lâu bền Tuy nhiên, các khoản tín dụng thương mạithường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách cókhoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
d Vốn tín dụng thuê mua
Trang 8Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúpcho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh của mình Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuêgiữa người thuê và người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, ngườisử dụng tài sản phải trả cho người chủ sở hữu tài sản một số tiền theo thoảthuận.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở đểdoanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ, phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngànhnghề kinh doanh, quy mô, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũngnhư chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp Bên cạnh đóđối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt độngluân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tàisản và hiệu quả quay vòng vốn Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động vớiquan điểm hiệu quả.
3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
3.2.1 Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềtài sản cố định Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiềuchu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cốđịnh hết thời gian sử dụng.
Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinhdoanh Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năngxuất cao trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứngvững trong cơ chế thị trường.
3.2.2 Vốn lưu động
Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằmđảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thườngxuyên, liên tục.
Trang 9Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắtđầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lại quay về hìnhthái tiền tệ ban đầu của nó Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục chonên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sựchu chuyển của vốn.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:+ Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được
+ Các khoản phải thu
+ Các khoản dự trữ: vật tư, hàng hoá…
II NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp cần phải có những tàisản cần thiết nhất định Mỗi Doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, quy môkinh doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể khác nhau để xác định nhu cầu vềtừng loại tài sản Khi thành lập Doanh nghiệp cũng như trong quá trình pháttriển, người quản lý phải xác định được nhu cầu vốn để hình thành nên nhữngtài sản cần thiết cho hoạt động của Doanh nghiệp.
Sau khi xác định nhu cầu vốn để hình thành nên các tài sản cần thiết thìđiều quan trọng là xem xét có thể huy động vốn từ những nguồn nào để có thểbảo đảm đầy đủ kịp thời và có lợi cho Doanh nghiệp Để thực hiện được điềunày trước hết cần phải xem xét tổng quát các nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Dựa vào những tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của Doanhnghiệp thành những loại khác nhau.
1 Theo mối quan hệ sở hữu về vốn ( theo nguồn hình thành)
Theo mối quan hệ này, vốn của Doanh nghiệp được chia thành vốn chủsở hữu và nợ phải trả.
+ Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ Doanh
nghiệp, bao gồm: số vốn của chủ Doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh và phầnhình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh.
Trang 10Đối với Doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu là số vốn của chủDoanh nghiệp bỏ vào kinh doanh tạo lập Doanh nghiệp ( hoặc do các thànhviên đóng góp tạo lập công ty).
Vốn chủ sở hữu của một Doanh nghiệp tại một thời điểm được xác địnhbằng công thức:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản của Doanh nghiệp - Nợ phải trả
Như vậy, vốn chủ sở hữu được xác định là kết quả còn lại trong tổng giátrị tài sản của Doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả, người ta gọi đólà tài sản thuần.
+ Nợ phải trả : là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà chủ Doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác bao gồmcác khoản: nợ phải trả từ việc vay vốn, nợ phải trả người cung cấp, các khoảnphải thanh toán với nhà nước, với người lao động trong Doanh nghiệp…
Căn cứ vào thời gian có thể huy động và sử dụng vốn người ta lại có thểchia nợ phải trả thành nợ ngắn hạn ( khoản nợ dưới một năm) và nợ trung hạn,dài hạn.
Thông thường để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, một Doanh nghiệpphải phối hợp cả hai nguồn vốn : vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp nàytuỳ thuộc vào quy định của từng Doanh nghiệp, vào tình hình kinh doanh và tàichính cụ thể của từng Doanh nghiệp Tuy nhiên cần phải được xem xét trên cơsở hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Doanh nghiệp Ở đây vốn chủ sở hữuđược xem như vật đảm bảo cho việc vay nợ của Doanh nghiệp Một Doanhnghiệp có giá trị tài sản thuần càng cao thì Doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng vayvốn Mặt khác những Doanh nghiệp đầu tư vào những dự án có khả năng thulợi nhuận cao, rủi ro lớn hay đầu tư có tính chất mạo hiểm cao thì cần nhiềuvốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn.
2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Dựa theo hình thức này có thể chia nguồn vốn vủa Doanh nghiệp ra làmhai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Trang 11+ Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà Doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động kinhdoanh Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ vàmột bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh củaDoanh nghiệp Nguồn vốn thường xuyên của Doanh nghiệp tại một thời điểmđược xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốnthường xuyên =
Giá trị tổngtài sản củaDoanh nghiệp
- Nợ ngắn hạn.
+ Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn(< 1 năm)
mà Doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chấttạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Nguồn vốnnày thường bao gồm khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng và các tổ chức tíndụng, các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình kinh doanh như nợ ngườicung cấp, nợ tiền lương của người lao động trong Doanh nghiệp …
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét để huy động cácnguồn vốn phù hợp với tính chất và thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiếtcho quá trình kinh doanh.
3 Theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn mà Doanh nghiệp có khảnăng huy động có thể chia thành: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoàiDoanh nghiệp.
+ Nguồn vốn bên trong: Ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư ban đầu,
trong quá trình hoạt động một Doanh nghiệp cũng có thể tự tạo một nguồn vốntừ chính hoạt động của bản thân Doanh nghiệp Do vậy nguồn vốn bên trongDoanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính tronghoạt động của bản thân Doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năngtự tài trợ của Doanh nghiệp và thường là TSCĐ, vật tư thừa không cần dùng.
Trang 12+ Nguồn vốn từ bên ngoài: Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mớicho phép Doanh nghiệp lựa chọn hình thức và phương pháp vốn từ bên ngoài:vay vốn Ngân hàng và các tổ chức Tài chính khác, thuê tài sản ( Thuê vậnhành, thuê tài chính), gọi vốn liên doanh liên kết, huy động vốn bằng phát hànhchứng khoán… Mỗi hình thức huy động vốn từ bên ngoài đều có thể đưa lạicho Doanh nghiệp những điểm lợi và bất lợi nhất định.
Trang 13III CHI PHÍ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm về chi phí vốn
Những quyết định của những nhà quản trị Tài chính Doanh nghiệp đềuliên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lợi nhuận của Doanh nghiệp Lợi nhuận lạiliên quan chặt chẽ tới thu nhập và chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập đó Dovậy việc quyết định có nên thay thế máy móc không, có nên đầu tư không vàquy mô huy động vốn đến mức nào để có lãi là những vấn đề có liên quan đếnchi phí vốn.
Chi phí vốn là tỷ lệ sinh lời cần thiết của khoản vốn mà người chủ sởhữu yêu cầu Tỷ lệ sinh lời cần thiết là tỷ lệ sinh lời tối thiểu có thể chấp nhậnđược đối với một dự án đầu tư.
Đối với nhà quản trị Tài chính Doanh nghiệp, chi phí vốn được đo bằngtỷ suất lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để không làm thayđổi thu nhập dành cho cổ đông thường cũ.
2 Chi phí của các nguồn vốn cụ thể
2.1 Chi phí của nợ vay trước thuế
Chi phí của nợ vay trước thuế được đo bằng tỷ lệ sinh lời trên vốn vay đủđể trả lãi cho nợ vay Đó chính là lãi tiền vay Ký hiệu là: Kd
Ví dụ: Khi ta vay vốn với lãi suất 10% thì chi phí của vốn vay trước thuếlà 10%.
2.2 Chi phí của nợ vay sau thuế.
Với: t là thuế suất thuế thu nhập thì chi phí của nợ vay sau thuế là:
Chi phí nợ sau thuế được dùng để tính chi phí bình quân gia quyền của vốn.
2.3 Chi phí của cổ phiếu ưu tiên.
Cổ phiếu ưu tiên là công cụ tạo vốn trung gian giữa trái phiếu và cổ phiếu thường.Chi phí của cổ phiếu ưu đãi được tính theo công thức sau:
Trang 14Trong đó:
Dp: Lợi tức cổ phần ưu đãi
Pn: Là giá phát hành ròng, tức số tiền mà Doanh nghiệp nhận đượckhi bán cổ phiếu ưu đãi trừ đi chi phí phát hành, cũng có thể là giá bán cổ phiếuưu đãi hiện hành.
2.4 Chi phí của lợi nhuận giữ lại
Chi phí của lợi nhuận giữ lại được đo bằng chi phí cơ hộiCó 2 phương pháp xác định chi phí lợi nhuận giữ lại như sau:
* Phương pháp 1: Sử dụng mô hình định giá Tài sản- vốn.Ks = Krf + (Krm + Krf)β
Trong đó :
Ks : Chi phí của lợi nhuận giữ lại.
Krf : Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng trên danh mục đầu tư thị trường.
Krm : Tỷ lệ sinh lời ở mức không có rủi ro.
Trong đó :
P0 : Giá trị hiện tại của cổ phiếu.
D1: Lợi tức mong đợi được trả vào cuối năm thứ 1.g : Tốc độ tăng trưởng của cổ tức.
KP =DPp
n
Trang 152.5 Chi phí bình quân gia quyền của vốn
Một Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá giátrị Doanh nghiệp sẽ thiết lập một cơ cấu vốn mục tiêu và hoạt động tài trợ chosự phát triển phải tuân thủ cơ cấu vốn mục tiêu đó.
- Trong cơ cấu vốn mục tiêu, mỗi nguồn vốn sẽ có một tỷ trọng nhất địnhvà chi phí vốn của Doanh nghiệp sẽ là chi phí bình quân gia quyền hay chi phítrung bình trọng số của vốn đầu tư.
- Chi phí bình quân gia quyền của vốn (WACC) được xác định như sau: WACC =
IV QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH1 Quản lý và sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của Doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềTài sản cố định, nó chu chuyển dần dần từng phần trong nhiêu chu kỳ kinhdoanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được Tài sản cốđịnh về mặt giá trị.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh Vốn cố định thựchiện chu chuyển giá trị của nó Sự chu chuyển này của Vốn cố định chịu sự chiphối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thamgia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, do chịu tác động bởinhiều nguyên nhân khác nhau nên Tài sản cố định bị hao mòn dần Sự hao mònnày được chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Để thu hồi lại được giá trị của Tài sản cố định do sự hao mòn nhằm táisản xuất Tài sản cố định sau khi hết thời hạn sử dụng, cần chuyển giá trị Tàisản cố định vào sản phẩm bằng việc khấu hao.
Trang 16Khấu hao Tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phảikhấu hao của Tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích Tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị thanh lý ước tínhTrong đó:
Giá trị thanh lý ước tính = Thu thanh ký ước tính- Chi thanh lý ước tínhNguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí Doanh nghiệp đã bỏ rađể có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.
Hiện nay có hai phương pháp tính khấu hao TSCĐ là Phương pháp khấuhao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh.
2 Quản lý và sử dụng Vốn lưu động
Vốn lưu động của Doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nênTSLĐ nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp đượcthực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị củachúng vào lưu thông và từ trong lưu thông, toàn bộ giá trị của chúng đượchoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Một trong những vấn đề quan trọng để tăng tốc độ luân chuyển vốn, nângcao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là phải thực hiện quản lý tốt vốn dự trữhàng tồn kho Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho Doanh nghiệp cần:
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hoá cần mua trongkỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.
- Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hoá.- Lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vậnchuyển bốc dỡ.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hoá.
Ngoài ra, vốn bằng tiền của Doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọngtrong VLĐ Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toáncủa Doanh nghiệp Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằngtiền và phải đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết.
Trang 17Cần theo dõi sát tình hình bán chịu, tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quámức, cần xác định mức giới hạn hệ số nợ phải thu.
Hệ số nợ phải thu = Nợ phải thu từ khách hàngDoanh số bán ra
Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian,chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đến hạn.
V HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinhdoanh của một doanh nghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giátrên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quản lýdoanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm tới hiệu quả kinh tế Đây là phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đượckết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệtlà nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thườngxuyên và bắt buộc đối với các doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽgiúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sửdụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lờitối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sảncủa chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu vềkhả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn… Nó phản ánhquan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông quathước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phíbỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so
Trang 18với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó nâng cao hiệuquả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Trang 192 Cỏc chỉ tiờu cơ bản đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn
2.1 Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng VKD
Để đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cỏch chungnhất người ta thường dựng một số chỉ tiờu tổng quỏt như hiệu suất sử dụng tổngtài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu trong đú:
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản = Doanh thuTổng tài sản
Chỉ tiêu này còn đợc gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu vì vậy nó càng lớn càng tốt.
Doanh lợi vốn =
Lợi nhuậnTổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất đợc dùng để đánh giá khả năng tổng hợpnhất đợc dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu t Chỉ tiêunày còn gọi là tỉ lệ hoàn vốn đầu t, nó cho biết một đồng vốn đầu t đem lại baonhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuậnVốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sửdụng vốn của ngời quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp nhng nh ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp đợc dùng đểđầu t cho những tài sản khác nhau nh tài sản cố định, tài sản lu động Do đó,các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lờng hiệu quả sử dụng củatổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấuthành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lu động.
2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nh trong phần trớc ta đã trình bày tài sản cố định là hình thái biểu hiệnvật chất của vốn cố định Vì vậy để đánh giá đợc hiệu quả sử dụng vốn cố địnhthì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Trang 20Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần trong một năm Trong đó:
Nguyờn giỏ
bỡnh quõn TSCĐ =
Nguyờn giỏ TSCĐ đầu kỳ + Nguyờn giỏ TSCĐ cuối kỳ2
Suất hao phớ TSCĐ = Nguyờn giỏ bỡnh quõn TSCĐDoanh thu thuần
Chỉ tiờu này phản ỏnh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thỡ phải bỏ rabao nhiờu đồng nguyờn giỏ tài sản cố định Hệ số này càng nhỏ càng tốt
Suất sinh lời của TSCĐ = Nguyờn giỏ bỡnh quõn TSCĐLợi nhuận
Chỉ tiờu này cho biết trung bỡnh một đồng tài sản cố định tạo ra baonhiờu đồng lợi nhuận Chỉ tiờu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cốđịnh là cú hiệu quả.
Ngoài ra để đỏnh giỏ trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanhnghiệp sử dụng hai chỉ tiờu sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳVCĐ bỡnh quõn trong kỳ
Chỉ tiờu này phản ỏnh cứ một đồng vốn cố định cú thể tạo ra bao nhiờuđồng doanh thu thuần Trong đú:
bỡnh quõn trong kỳ =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ2
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Chỉ tiờu này phản ỏnh cứ một đồng vốn cố định bỡnh quõn trong kỳ sẽ tạora bao nhiờu đồng lợi nhuận Nú phản ỏnh khả năng sinh lợi của vốn cố định,chỉ tiờu này càng lớn càng tốt.
Trang 212.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thườngdùng các chỉ tiêu sau:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng nhiều vàngược lại.
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đồng thời để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta cũngđặc biệt quan tâm tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vì trong quá trình sảnxuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng qua các hình thái khácnhau Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giảiquyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta dùng chỉ tiêu:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biếtvốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng thì chứngtỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được mộtvòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của
Trang 22vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệuquả hơn.
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Quản lý và sử dụng vốn trong doạnh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố khác nhau Nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh và pháthuy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động vào quátrình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp phải nắm bắt được những nhântố tác động đó.
3.1 Các nhân tố khách quan
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ta cần xem xét thêm việc xácđịnh nhân tố nào là chủ yếu để có biện pháp thích hợp Trong quá trình hoạtđộng có nhiều nhân tố ảnh hưởng Tuy nhiên xét về mặt khách quan, hiệu quảsử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một sốnhân tố sau:
Do sự tác động của nền kinh tế: Ví dụ khi nền kinh tế có lạm phát, sứcmua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư, hànghoá Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sảnthì sẽ làm cho vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị mất dần theo tốcđộ trượt giá của tiền tệ.
Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà cácdoanh nghiệp thường gặp phải Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thịtrường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, cùng cạnh tranhvà khi vốn kinh doanh bị giảm sút thì càng làm tăng thêm khả năng rủi ro chodoanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên taigây ra như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn… mà bản thân doanh nghiệp khó có thểlường trước được.
Do sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật Hiện nay cách mạngkhoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như vũ bão Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trang 23tác động trực tiếp tới tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất đến đối tượng laođộng và tư liệu lao động, sức lao động và trở thành một bộ phận của lực lượngsản xuất, tác động trực tiếp đến sản xuất.
3.2 Các nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn có rất nhiều nhân tố chủ quancủa bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Ta xétmột vài nhân tố chủ yếu sau.
Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng thừa hoặcthiếu vốn cho sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạtđộng kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn thiếu chính xác phương án đầu tư là một nhân tố cơ bảnảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp đầu tư làm ra các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đẹpgiá thành hạ thì được thị trường chấp nhận và tất yếu hiệu quả kinh tế sẽ cao.Ngược lại nếu các sản phẩm lao vụ dịch vụ tung ra thị trường đều kém chấtlượng, xấu về mẫu mã thì tất yếu là mất thị trường, mất uy tín kinh doanh Haynói khác đi là hiệu quả sử dụng vốn lúc này quá thấp.
Cơ cấu vốn đầu tư bất hợp lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn Bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không quá cần thiết hoặc chưa cầnsử dụng mà chiếm tỷ trọng lớn thì không những không phát huy được tác dụngtrong việc thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt, mất mátdần làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đạt được ở mức thấp.
Do việc sử dụng lãng phí vốn, nhất là vốn lưu động trong quá trình muasắm, dự trữ như: Mua các loại vật tư không phù hợp với quy mô trình độ sảnxuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, không tận dụngđược hết các loại phế liệu, phế phẩm cũng như tác động không nhỏ đến hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 24Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động sản xuấtkinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất,hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thấp.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quảcông tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoàira còn có thể có những nguyên nhân khác Các doanh nghiệp cần nghiên cứu,xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng từng nguyên ngân để hạn chế đến mứcthấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốnđầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời làm cho hiệu quảđồng vốn không ngừng được tăng lên.
Trang 25Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Dựng Số 18 là Công ty Cơ
Khí Điện Hà Tây được thành lập theo quyết định số 417/QĐ-UB ngày 14 tháng10 năm 1973 của UBND Tỉnh Hà Tây, sau đó được chuyển giao về Tổng Côngty Cơ Khí Xây Dựng theo 2 quyết định:
- Quyết định số 1750/QĐ-UB ngày 25 tháng 12 năm 2002 của UBNDtỉnh Hà Tây về việc chuyển giao nguyên trạng Công ty Cơ Khí Điện Hà Tây vềlàm doanh nghiệp hạch toán độc lập của Tổng Công ty Cơ Khí Xây dựng - BộXây dựng
- Quyết định số 03/QĐ-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởngBộ xây dựng về việc tiếp nhận Công ty Cơ Khí Điện Hà Tây làm doanh nghiệpthành viên của Tổng Công ty Cơ Khí Xây dựng (COMA).
Từ hai quyết định này, Công ty cơ khí điện Hà Tây đã là doanh nghiệp
thành viên của Tổng Công ty cơ khí xây dựng với tên gọi: Công ty cơ khí xây
lắp điện và phát triển hạ tầng (Viết tắt là COMA18).
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế trong những năm gần đây, các Doanhnghiệp Nhà nước đang có xu thế Cổ phần hoá để thích nghi với nền kinh tế thịtrường năng động và để đạt hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh,Công ty cơ khí xây dựng và phát triển hạ tầng đã được quyết định cổ phần hoátheo quyết định số 2102 /QĐ - BXD ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởngBộ Xây dựng.
Trang 26Kể từ đây, tên giao dịch chính thức của Công ty là:
Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Dựng Số 18
Trụ sở Công ty đặt tại :
Km số 10 đường Nguyễn Trãi - Q.Thanh Xuân - Hà NộiSố điện thoại : 034.515 432
Số fax : 034.521 667Mã số thuế : 0500236860
Tài khoản số : 710A 02358 tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tây.
-Cùng với các quyết định chuyển đổi Công ty cơ khí xây lắp điện và pháttriển hạ tầng, Chi nhánh Thương mại và Xây dựng (tên cũ: Xí nhiệp dịch vụ vàxây lắp công nghiệp) là một trong 10 thành viên của Công ty đã qua nhiều quátrình biến đổi và kể từ quyết định số 85/QĐ-HĐQT ban hành ngày 1 tháng 3năm 2006 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Xây dựng Số 18,Xí nghiệp dịch vụ và xây lắp công nghiệp chính thức được mang tên là:
Chi nhánh Thương Mại và Xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xâydựng số 18
Tên viết tắt : (COMA18.2)
Trụ sở của chi nhánh đặt tại :
Số 38 Nguyễn Chánh - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà TâyĐiện thoại : 034.525 661
034.821 316Fax : 034.821 316
Trang 272 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Thươngmại và xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18
Là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 - Tổng
Công ty cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng, Chi nhánh Thương Mại và Xây
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị nâng hạ, cột Viba.
- Ngoài ra, Chi nhánh còn kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịchvụ du lịch như : kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh các khu du lịch sinhthái, khu vui chơi giải trí…(không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke,quán bar, vũ trường).
3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh
Bộ máy quản lý của Chi nhánh được tổ chức theo hình thức trực tuyếnchức năng, các phòng ban của Chi nhánh có liên hệ chặt chẽ với nhau và cùngchịu sự quản lý, chỉ đạo của Ban Giám đốc Các phòng ban trong Chi nhánh làmột khối thống nhất, phát huy tinh thần đoàn kết hỗ trợ - tương tác lẫn nhau,phát huy tính năng động sáng tạo mang hết tâm huyết, kinh nghiệm nghềnghiệp và đạo đức để tham mưu cho Ban Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của Chi nhánh.
Trang 28Mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh được thể hiệnqua sơ đồ trực tuyến sau
Chỉ đạo trực tiếp
Giám Đốc
Phó GĐ Phụ tráchKỹ thuật,An toàn
Phó GĐ Phụ tráchKinh Doanh
Phòng Tài Chính - Kế
Phòng Tổ chức Hành
chính, Bảo vệPhòng
Kế hoạch, Kỹ thuật,Vật tư
Số 2
La
DịchVụVật
Bộ phậnQuản
Dịch vụDuLịchĐội
Số 1
Trang 29Chỉ đạo Gián tiếp
Trang 30Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng ban mà chủ động quan hệ hợptác với nhau để hoàn thành tốt công việc của bộ phận mình và Chi nhánh.
Tuỳ theo từng thời điểm, từng công trình, Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thểcho từng bộ phận trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đã đượcGiám đốc Chi nhánh quy định, từ đó mà thực hiện, thi hành.
4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất, đánhgiá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Nó cũng thể hiện tình hình tổchức sử dụng vốn của Chi nhánh có tốt hay không Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của Chi nhánh được thể hiện rõ trong bảng báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh.
Trang 31CHỈ TIÊU200320042005
SS 2004/2003SS 2005/2004Tuyệt
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: 1000đ
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Trang 32Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong 3
năm vừa qua là khá khả quan Ta nghiên cứu 2 chỉ tiêu chính là Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế:
Biểu đồ 1
So sánh TDT của Chi nhánhqua các năm (đv: 1000đ)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Thể hiện: Tổng doanh thu liên tục tăng qua các năm và tăng với tốc độrất cao Nếu như năm 2003 tổng doanh thu của Chi nhánh là 10.186.976 nghìnđồng thì sang năm 2004, con số này đã tăng lên là 19.279.701 nghìn đồng, tăng89,26% tương đương với 9.092.725 nghìn đồng Sang năm 2005, tổng doanhthu tiếp tục tăng, so với năm 2004, năm 2005 tổng doanh thu đã tăng 80%, đâylà một tốc độ tăng khá lớn Nó thể hiện quy mô hoạt động của Chi nhánh ngàycàng mở rộng Cùng với đó là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng ngày càng tăng.Năm 2004, lợi nhuận sau thuế đã tăng trên 2 lần so với năm 2003 và đã đạtđược con số là 99.928 nghìn đồng Sang năm 2005, mức lợi nhuận sau thuế đãtăng 143.893 nghìn đồng so với năm 2004, tăng 64,07% Mức nộp ngân sáchngày càng tăng, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện Đây là mộtđiều đáng mừng, nó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh trong những
Biểu đồ 2
So s¸nh LNR cña Chi nh¸nhqua c¸c n¨m (®v: 1000®)
Trang 33năm qua cú những thành cụng nhất định Tuy nhiờn để hiểu rừ hơn về tỡnh hỡnhquản lý và sử dụng vốn của Chi nhỏnh ta cần đi sõu phõn tớch vấn đề này trongphần tiếp sau đõy.
II/ THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH1 Tỡnh hỡnh chung về quản lý và sử dụng vốn
1.1 Cơ cấu vốn hiện hành của chi nhỏnh
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn của chi nhỏnh qua 3 năm
5,018,707, 78%
1,379,672, 22%
Vốn cố định
Vốn l u động
2227565, 23%7402553,
Vốn cố địnhVốn l u động
2487096 20%10128358
Vốn cố địnhVốn l u động
Nguồn: Phũng tài chớnh- kế toỏn.
Theo biểu đồ trờn về vốn kinh doanh của Chi nhỏnh, thỡ vốn lưu độngthường chiếm tỷ trọng lớn Năm 2003 vốn lưu động chiếm 78% so với tổng vốnkinh doanh của Chi nhỏnh, bước sang năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống cũn
Trang 3477% Năm 2005 tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh lại tiếp tụctăng lên 80% chứng tỏ Chi nhánh phải đầu tư thêm nhiều vốn lưu động và cóthể bị chiếm dụng Nếu nhìn vào vốn cố định của Chi nhánh ta thấy tỷ trọngvốn cố định ngày càng giảm so với tổng vốn kinh doanh, năm 2003 vốn cố địnhchiếm 22% so với tổng vốn kinh doanh thì đến năm 2005 con số này tương ứnglà 20% Năm 2004 tỷ trọng Vốn cố định có tăng lên so với 2003 nhưng mức độtăng không đang kể.
Ta hãy xem xét sự biến động của nguồn vốn qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình biến động vốn của Chi nhánh Đơn vị: 1000đ
So sánhChỉ tiêu
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đốiVốn lưu động 2.383.818 1,475 2.725.805 1,3682Vốn cố định 847.893 1,6146 259.531 1,1165Tổng vốn 3.231.711 1,5051 2.985.336 1,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Năm 2004 tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh tăng lên 3.231.711 nghìnđồng so với năm 2003 tăng 50,51% đây là xu hướng tốt khi quy mô về vốn củaChi nhánh tăng lên Sang năm 2005, tổng vốn vẫn tăng ở mức cao tuy nhiên tốcđộ tăng có chậm lại So với năm 2004 thì tổng vốn kinh doanh của Chi nhánhtăng 31% trong năm 2005 tương ứng là 2.985.336 nghìn đồng, đây là chiềuhướng tốt đối với Chi nhánh nói chung.
Như vậy xét một cách tổng thể ta thấy vốn lưu động của Chi nhánh ngàycàng tăng so với tổng vốn kinh doanh trong khi vốn cố định thì lại giảm Điềunày có đem lại hiệu quả cho công tác quản lý và sử dụng vốn hay không? Để lýgiải điều này chúng ta cần tiến hành đi sâu phân tích đặc điểm cơ cấu vốn kinhdoanh của Chi nhánh trong một số năm trở lại đây.
Trang 351.2 Tình hình phân bổ vốn của Chi nhánh
Phần này chúng ta hãy phân tích cơ cấu tài sản của Chi nhánh trong 3năm qua, quan hệ tỷ lệ từng bộ phận tài sản trong toàn bộ tài sản của doanhnghiệp.
Tổng tài sản và sự tăng trưởng của tài sản chỉ thể hiện của quy mô của kinh doanh đã được mở rộng hay bị thu hẹp, còn cơ cấu tài sản như thế nào thì mới phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp, vì cơ cấu tài sản hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao.
Trang 36Bảng 3: Tỷ trọng và biến động các thành phần vốn của Chi nhánh Đơn vị: 1000đ
Giá trị trọngTỷ Giá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọng TuyệtĐối TươngĐối TuyệtĐối TươngĐối
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn5.018.707100%7.402.553100%10.128.358100% 2.383.8461,475 2.725.8051,3682
1 Tiền1.954.37839%972.38613%673.0507%-982.0230,4975-299.3360,69222 Các khoản phải thu2.199.73244%4.654.04163%6.240.00762% 2.454.3092,1157 1.585.9661,34083 Hàng tồn kho783.70616%1.490.19220%3.062.35330%706.4881,9015 1.572.1612,0554.Tài sản lưu động khác80.8912%285.9354%152.9482%205.0443,5348-132.9870,5349
1 Tài sản cố định1.070.22278%1.269.63656.84%2.152.26687%199.4141,1863882.6301,69522 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang309.45122%910.32941%33483013%6008792,9418-5754990,3678
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Trang 37Nhìn chung, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trongtổng tài sản của Chi nhánh Năm 2003 chỉ tiêu này chiếm 78,44% tương ứngvới lượng giá trị là 5.018.735 nghìn đồng
Sang năm 2004, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm 76,87% so với tổng sốtài sản của Chi nhánh Về tỷ trọng tài sản lưu động tăng 47,5% so với năm2003 và về số tuyệt đối tài sản lưu động đã tăng là 2.383.818 nghìn đồng, điềunày cũng phù hợp với sự mở rộng sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Sangnăm 2005 tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản đã tăng 36,82% so với2004, mặc dù tỷ lệ tăng không bằng năm 2004 nhưng thực tế tuyệt đối nó đãtăng 2.725.805 nghìn đồng Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Chinhánh phần nào đã được cải thiện, cũng có nghĩa là Chi nhánh đã đầu tư và thucác khoản phải thu để vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn Ta xem xét kỹhơn các thành phần chủ yếu của TSLĐ.
Lượng tiền mặt của Chi nhánh liên tục giảm trong các năm vừa qua.
Nếu như năm 2003 tiền mặt chiếm 39% trong tổng TS LĐ và đầu tư ngắn hạnthì sang năm 2004 con số này chỉ còn 13% Lượng tiền mặt đã giảm đi 982.023nghìn đồng, giảm 50,25% Sang năm 2005, tỷ trọng của lượng tiền mặt chỉ còn7% với lượng tiền là 673.050 nghìn đồng, giảm 30,78% so với năm 2004 vớimức tiền là 299.336 nghìn đồng
Đây là những con số chứng tỏ Chi nhánh đã giảm mạnh trong khả năngthanh toán, đặc biệt là trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Xét về hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Chi nhánh qua các năm liên tục
tăng Đây là điều không hợp lý vì hàng tồn kho nhiều thì Chi nhánh sẽ phảichịu nhiều các khoản chi phí như lưu kho, bảo quản, hàng tồn kho bị ứ đọngcũng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Nếu như năm 2003 tỷ trọng hàng tồn kho chỉ chiếm 16% trong tổngTSLĐ thì đến năm 2004 con số này đã là 20% Và so với năm 2003, lượng
Trang 38hàng tồ kho đã tăng gần gấp đôi ( tăng 90,15%) Điều này dẫn đến tình trạng ứđọng vốn khá nhiều trọng Chi nhánh.
Bước sang năm 2005 hàng tồn kho lại tăng mạnh, tăng 1.572.161 nghìnđồng so với năm 2004, với tốc độ tăng trên 2 lần trong khi TSLĐ chỉ tăng có36,82% Tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng củaTSLĐ, với điều này Chi nhánh cần xem xét lại tình hình quản lý hàng tồn khocủa đơn vị mình để đề ra các biện pháp kịp thời.
Đối với khoản phải thu: Nhìn chung thì khoản phải thu trong 3 năm qua
của liên tục tăng và chiến tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu TSLĐ, cụ thể cuối kỳnăm 2003 khoản phải thu chiếm 44% với tài sản lưu động, thì đến năm 2004 và2005, các con số tương ứng là 63% và 62% Những điều này cho thấy tìnhtrạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn là rất lớn Doanh nghiệp cần có biệnpháp kịp thời để hạn chế tình trạng này Tuy năm 2005 tỷ trọng các khoản phảithu có giảm chút ít nhưng lượng giảm này không đáng kể và vẫn còn chiếm tỷtrọng rất lớn Nó chứng tỏ các biện pháp Chi nhánh đưa ra không có hiệu quảđể khắc phục tình trạng này.
Nhìn vào cơ cấu của khoản mục TSCĐ và đầu tư dài hạn ta thấy TSCĐluôn chiếm tỷ trọng khá cao Năm 2003, tỷ trọng TSCĐ chiếm 78% với mứcgiá trị tương ứng là 1.070.222 nghìn đồng Sang năm 2004, con số này tuy cógiảm xuống 57% nhưng so với năm 2003 nó đã tăng 18,63% với mức tăngtuyệt đối là 199.414 nghìn đồng Đăc biệt đến năm 2005 Chi nhánh đã quantâm đầu tư vào TSCĐ, đưa khoản mục này lên chiếm 87% so với tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn với số tiền tương đương là 2.152.266 nghìn đồng So vớinăm 2004, TSCĐ đã tăng lên với một tốc độ khá cao là 69,52% Đây là mộtđiều rất thuận lợi cho Chi nhánh trong khả năng đấu thầu và nhận thầu cáccông trình.
Xét về đầu tư dài hạn Khoản này đều tăng trong 3 năm qua, năm 2004
tăng 847.893 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng 61,46% điều này chứng
Trang 39tỏ Chi nhánh đã quan tâm đầu tư vào TSCĐ Năm 2005, tốc độ tăng tuy cógiảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao 11,65% điều này sẽ tạo ra khoản lợi tức thuđược trong tương lai, cải thiện phần nào cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
Điều dễ nhận thấy Chi nhánh đã có bước đi thích hợp trong việc giảm chiphí xây dựng dở dang trong năm vừa qua Nếu như năm 2004 khoản chi phínày còn chiếm tỷ trọng khá cao, 41% trong TSCĐ và đầu tư dài hạn thì sangnăm 2005 con số này chỉ còn 13%, đã giảm được 575.449 nghìn đồng.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu vốn và tình hình phân bổ vốn của Chinhánh chúng ta cần phải xem xét, phân tích đánh giá nguồn vốn kinh doanhthực tế và tình hình sử dụng chúng ở Chi nhánh trong 3 năm qua như thế nào.
1.3 Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai phần:
- Nguồn công nợ phải trả phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bênngoài của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ tài chính Việc phântích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn giúp người xem có thể đánh giáđược thực trạng tài chính doanh nghiệp Đồng thời ta có thể xem xét tình hìnhhuy động vốn: Nếu huy động tốt các nguồn, nhất là nguồn vốn tự có thì sẽ đápứng tốt nhu cầu kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng tự chủ tài chính vàqua đó doanh nghiệp có thể thấy được trách nhiệm phải thanh toán các khoảnnợ với người lao động, nhà cung ứng hay với Ngân sách nhà nước…
Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp giúp ta thấy được khả năng tự chủtài chính, tình trạng công nợ và khả năng vay nợ của doanh nghiệp Ba chỉ tiêunày có mối quan hệ mật thiết, vừa thuận chiều vừa ngược chiều nhau Nếu mộtdoanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thì chắc chắn tình trạng công nợsẽ thấp, những người cho vay sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay do đó khả năngvay nợ của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Trang 40Cùng với việc xem xét đặc điểm vốn kinh doanh, chúng ta cần đi sâuxem xét nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh vì đây là một cặp phạm trù luônđi đôi với nhau Qua đó chúng ta sẽ đánh giá được khả năng tự tài trợ là tàichính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như những khókhăn mà Chi nhánh phải đương đầu Trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ cấunguồn vốn kinh doanh, chúng ta có thể đưa ra một cách bố trí cơ cấu vốn hợp lýđể nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh hoặc gópphần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc bố trí cơ cấu vốn của Chinhánh hiện nay
Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu200320042005 SS 2004/2003 SS 2005/2004Tuyệt đối
đốiTuyệt đối
A Nợ phải trả5.672.596 8.789.752 11.492.635 3.117.1561,5495 2.702.8831,3075
I Nợ ngắn hạn 4.870.962 7.291.164 11.009.101 2.420.202 1,4969 3.717.937 1,5099II Nợ dài hạn 113.234 183.913 409.184 70.679 1,6242 225.270 2,2249III Nợ khác 688.400 1.314.675 74.350 626.275 1,9098 1.240.325 0,0566
B.Nguồn vốn chủ sở hữu725.783840.3661.122.819114.5831,1579282.4531,3361
I Nguồn vốn, quỹ 692.767 763.705 1.044.378 70.938 1,1024 280.673 1,3675II Nguồn kinh phí, quỹ
Tổng cộng nguồn vốn6.398.379 9.630.118 12.615.454 3.231.7391,5051 2.985.3361,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Nhìn tổng quát qua bảng trên cho ta thấy, tổng cộng nguồn vốn tăng liêntục qua các năm, mặc dù tốc độ tăng giữa các năm không bằng nhau Năm 2003tổng cộng nguồn vốn là 6.398.379 nghìn đồng, sang năm 2004 số nguồn vốnnày đã tăng 3.231.739 nghìn đồng, tăng 50,51% so với năm 2003 Nguyên nhânchính của sự tăng này là do nợ ngắn hạn Chi nhánh tăng Sang năm 2005 thìtổng cộng nguồn vốn là 12.615.454 nghìn đồng, tăng 31% so với 2004 Tốc độ