1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu TIỂU LUẬN : Một số kinh nghiệm về xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT hiện nay ppt

43 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 263,5 KB

Nội dung

- 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đề tài: Một số kinh nghiệm về xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT hiện nay Sinh viên : Trần Thị Huế Lớp : K50 SP Sinh HÀ NỘI 1-2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lí do chọn đề tài: 2 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: Cơ sở khoa học 5 Cơ sở lí thuyết 5 Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT 7 Mục đích bồi dưỡng: 7 PHẦN KẾT LUẬN 40 Kết luận: 40 Kiến nghị: 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Hiện nay,toàn đảng,toàn dân ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước,xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ,văn minh nhằm thực hiện lý tưởng dân giàu,nước mạnh,xã hội phát triển bền vững.Thực chất,dân tộc ta đang chuyển từ nền văn minh lúa nước sang nền văn minh công nghiệp,tiếp cận từng bước hội nhập vào nền văn minh hậu công nghiệp-văn minh - 2 - của nền kinh tế tri thức.Đây là một thực trạng mà chúng ta phải đối mặt trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển của đất nước, Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức tên bằng cách làm cho nền giáo dục có những bước chuyển căn bản,có tính cách mạng,phải phát triển toàn diện con người,phát triển nguồn nhân lực-nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp điều 35 ghi rõ:" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" và điều 36"nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục khuyến khích các nguồn đầu tư khác" vì phát triển nguồn lực người là bí quyết,là chìa khoá dẫn đến thành công của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay.Phát triển nguồn lực con người nhằm tạo nên những con người mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp,của nền kinh tế tri thức Để thực hiện được mục tiêu giáo dục,đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố,trong đó yếu tố quan trọng,căn bản là đội ngũ giáo dục.Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương đảng 2,khoá 8 khẳng định:"giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giaó dục và được xã hội tôn vinh". Trong thời đại ngày nay,một đất nước muốn phát triển hưng thịnh,bền vững thì không chỉ nhờ vàp tài nguyên,vốn kinh tế, mà yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người nói chung và đội nhũ giáo dục phổ thông trung học nói riêng là rất quan trọng và cấp thiết.Chỉ thị của ban bí thư trung ương đảng về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2005-2010 trong đó mục tiêu tổng quát nêu:"Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,đảm bảo chất lượng đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu,đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất,lối sống,lương tâm,tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý,phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Thực tế chất lượng và hiệu quả của giáo dục nước ta trong những năm gần đây tuy có những bước khởi sắc nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.Điều này đã được chỉ rõ trong - 3 - nghị quyết trung ương 2,khoá 8 của ban chấp hành trung ương đảng:"giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém,bất cập cả về quy mô,cơ cấu,nhất là chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo cả nước nói chung và trường trung học phổ thông Chương Mỹ A nói riêng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng,cấp thiết đó là: Phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ,năng lực,phẩm chất đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua,cấp học THPT của Hà Tây nay là Hà Nội có nhiều cố gắng về nhiều mặt,nhất là công tác bồi dưỡng,phát triển đội ngũ giáo viên.Nhưng trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc,trước yêu cầu,nhiệm vụ của giáo dục của giáo dục hiện tại và trong thời gian tới cho thấy đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng cơ cấu. Vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từ thực tế và yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội như hiện nay nhất thiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT đủ về số lượng mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu góp phần tích cực thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục:" Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước".Vì những lý do như vậy tôi chọn đề tài" một số kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên của trường THPT làm đề tài nghiên cứu. 1- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường THPT,đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong bối cảnh hiện nay,góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 2- Đối tượng nghiên cứu. - Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viêntrường THPT. - 4 - 3- Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Nghiên cứu cơ sởluận và cơ sở pháp lý của việc quản lý QTDH ở trường THPT. 4.2. Phân tích thực trạng quản lý QTDH ở trường THPT X. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng QTDH ở trường THPT X. 4- Phương pháp nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học Cơ sở lí thuyết Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn đảng,toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng.Và đội ngũ giáo viên là 1 yếu tố quyết định sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.Đảng,chính phủ,nhân dân ta luôn luôn đánh giá cao công lao của thầy,cô giáo,của nhà trường đối với việc dạy dỗ thế hệ trẻ. Hiện nay,đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chiếm phần lớn trong đội ngũ những người ăn lương của nhà nước ( trên dưới 800.000 người ).Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì CNH, HĐH,đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục còn những hạn chế bất cập.Về số lượng,giáo viên còn thiếu rất nhiều, số lượng còn thiếu khoảng hơn 150.000 giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đặc biệt ở vùng sâu,vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của độ ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội. Đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến sự phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của - 5 - người học. Nước ta hiện đang tiến hành công cuộc cải cách sách giáo khoa và được tiến hành ở tất cả các cấp, ngành, bậc học. sách giáo khoa mới liệu có đáp ứng được với sự thay đổi của đất nước không cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy cũng như chuyên môn của giáo viên, với trình độ giáo viên hiện nay thì không thể đáp ứng được việc truyền tải kiến thức mới tới người học một cách tốt nhất. Nên phải có chương trình bồi dưỡng giáo viên để dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới. Yêu cầu của ngành giáo dục đặt ra là phải xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao. 1. Cơ sở pháp lí. Bước vào thể kỷ 21, giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và đã thu được một số thành tựu quan trọng: Mở rộng quy mô, đa dạng hoá hình thức giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường…Bên cạnh những thành tựu đó nền giáo dục Việt Nam cũng còn rất nhiều yếu kém, một trong số yếu kém là chất lượng của đội ngũ giáo viên còn thấp: Thấp về chuyên môn, thấp về phương pháp giảng dạy… Đứng trước bối cảnh quốc tế và trong nước dần một cải tiến đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho đội ngũ giáo viên cần phải nâng cao chất lượng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp xã hội. Tiếp tục khai triển Nghị quyết số 40/GH 10 của Quốc hội, chỉ thị số 14/2001/CT- TTg của Thủ tường chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng độ ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngỳa 05/6/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Bô GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị, các địa phương thực hiện có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng CBQL giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3- Cơ sở thực tế. - 6 - Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì này, đội ngũ giáo viên của nhà trường có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu, cơ cấu giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của người học. Chế độ, chính sách còn bất hợp lí, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải phải xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010. Mục tiêu là xây dựng độ ngũ nhà giáo được chuẩn hóa, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tân, tay nghề của nhà giáo. Dưới đây là chương trình và nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT. Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT. Mục đích bồi dưỡng: - Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và quản lí giáo dục để đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục. - Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách gíáo khoa theo tinh thần NQ 40/QH 10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và Chỉ thị số 40-CT/TW của ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lí giáo dục. - Tăng cường kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nắm được chương trình, nội dung tìa liệu BDTX chu kỳ III. - 7 - - Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầ đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu vận dụng được quá trình chỉ đạo, dạy học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục. - Củng cố các kết quả bồi dưỡng của các giai đoạn, các chu kì BDTX trứơc và tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Trên đây là những mục đích về bồi dưỡng giáo viên của nhà nước Việt Nam trong thời kì đổi mới. Đó chỉ là một mô hình chung hay nói cách khác đó là những ý kiến chỉ đạo chung nhất. Mỗi trường đều có một thế mạnh riêng cũng như đều có những đặc điểm khác nhau về đội ngũ giáo viên, hay học sinh trong trường. Do đó mỗi trường cần phải cụ thể hoá mục đích chung đó thành một mục tiêu bồi dưỡng riêng để phù hợp với hoàn cảnh mổi trường. Ở đây em chỉ muốn bàn luận đến kinh nghiệm để đưa ra được mục đích bồi dưỡng sao cho mục đích đó phù hợp với từng hoàn cảnh của từng trường. Mục đích cần phải rõỏàng vì nếu mục đích đúng thì hướng đi sẽ đúng và sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục, nếu mục đích sai thì hướng phát triển sẽ không tốt điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục. Cụ thể em xin đưa ra một vài ý kiến để xây dựng mục đích bồi dưỡng giáo viên sao cho hiệu quả: - Đối với giáo viên việc quan trọng đó là phải nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là mục đích hàng đầu của mỗi người giáo viên khi tham gia vào công tác giảng dạy. Có nâng cao trình độ chuyên môn lúc đó các kiến thức cung cấp cho học sinh cũng như phương pháp giảng dạy dễ hiểu sẽ giúp cho học sinh học hiệu quả hơn, yêu thích môn học hơn. - Giáo viên cần phải nắm rõ nội dung chương trình sách giáo khoa. Cần phải nắm rõ và bám sát nội dung sách mới có thể giúp các học sinh ôn tập tốt. Tránh lan man những phần không cần thiết, chú trọng vào các nội dung quan trọng, phương pháp sạy phải phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, tránh học tủ, học lệch. - 8 - - Giáo viên luôn phải tự học hỏi, luôn tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp. Một người dù có trình độ đến đâu mà khôngcó tinh thần trách nhiệm với công việc làm việc phất phơ thì sẽ không bao giờ được trọng dụng. Đồng thời học sinh sẽ không tin tưởng vào giáo viên, lời nói của giáo viên sẽ không có trọng lượng. Tóm lại mục đích bồi dưỡng cần phải rõ ràng cụ thể, và có thể không phải là mục đích nữa mà nên chuyển mục đích bồi dưỡng thành mục tiêu bồi dưỡng để càng cụ thể vấn đề hơn thì sẽ càng đạt hiệu quả cao hơn. 1- Phương châm bồi dưỡng: - Kết hợp bồi dưỡng nội dung với bồi dưỡng về phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. - Kết hợp bồi dưỡng trong hè với tự bồi dưỡng trong năm học - Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng. - Phương pháp bồi dưỡng tại các lớp bồi dưỡng tập trung phải phù hợp với nội dung, kết hợp với các hình thức nghe giảng,thảo luận và thực hành,đảm bảo 70% thời lượng bồi dưỡng dành cho việc trao đổi,thảo luận,thực hành soạn bài,tập giảng,sử dụng TBDH,thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới. Hiện nay không phải ngôi trường nào cũng đều có các thiết bị dạy học đầy đủ, nhất là ở vùng nông thôn cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn.Do đó phương châm bồi dưỡng không thể nào bồi dưỡng cho giáo viên biết sử dụng các thiết bị tiên tiến trong dạy học. Điều này hoàn toàn chưa cần thiết.Vậy phương châm bồi dưỡng ở đây là gì? Phương châm bồi dưỡng ở đây chính là bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học.Công cụ dạy học cũng chỉ là các thiết bị hỗ trợ cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy, chứ nó không quyết định đến chất lượng học tập của học sinh. Học là một sự nghiệp cả đời,cũng giống như giáo viên bồi dưỡng cũng là một quá trình liên tục và lâu dài.Nhất là trong giai đoạn còn trẻ,khi sinh viên mới ra trường đi - 9 - dạy học thì càng phải tự học tập,tự bồi dưỡng,một mặt để lấy kinh nghiệm,một mặt để khẳng định vị thế của bản thân trong công việc.Còn thông thường khi dạy học càng lâu năm thì khả năng tự học,tụ bồi dưỡng để nâng cao trình độ cũng giảm đi rất nhiều.Lí do có lẽ trong suốt quá trình bồi dưỡng của bản thân giáo viên đã có những kinh nghiệm nhất định,và bản thân mỗi con người đều có tính cứng nhắc,bảo thủ nhất định, do đó để làm thay đổi phương pháp dạy của giáo viên đó là rất khó.Cho nên kinh nghiệm bồi dưỡng ở đây là: phải tận dụng sức trẻ để tự học,tự bồi dưỡng và học cách chấp nhận hoàn cảnh để có thể thay đổi đôi chút về bản thân để thích nghi,đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới trong giáo dục. Để đi đến một cái đích có rất nhiều con đường không chỉ có một con đường duy nhất.Ở đây cũng thế có nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau.Mỗi hình thức đều mang những đặc thù riêng và có những thế mạnh riêng.Do đó kinh nghiệm ở đây là cần bồi dưỡng vấn đề gì rồi xem xét có bao nhiêu hình thức bồi dưỡng và lựa chọn cho bản thân một hình thức bồi dưỡng phù hợp nhất.Đây có thể được cho là vấn đề quan trọng nhất trong phương châm bồi dưỡng giáo viên.Nó giống như một kim chỉ nam cho mỗi giáo viên để giáo viên có thể bồi dưỡng nâng cao thế mạnh của bản thân, rèn luyện các kĩ năng còn yếu để phục vụ tốt cho nghề nghiệp sau này.Những sinh viên mới ra trường đa số kinh nghiệm chưa hề có nhiều,các kĩ năng còn chưa thành thạo,phương pháp giảng dạy đôi khi còn hạn chế,công tác quản lí lớp học còn chưa khoa học…điều này làm cho các giáo viên trẻ khi ra trường thường kém tự tin trong công việc và đôi lúc có những giáo viên còn không chịu nổi những sự đùa nghịch của học sinh đối với mình. Đã từng có nhiều giáo viên phải chảy nước mắt khi mà không thể nói nổi học sinh và còn bị học sinh quậy phá lại chính giáo viên.Do đó giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu,phương châm bồi dưỡng là gì để đó có thể tìm được cách bồi dưỡng sao cho đạt được mục tiêu đề ra. Cần phải chú trọng vào vấn đề thảo luận,thực hành khi tham gia vào các lớp bồi dưỡng.Nhiều khi cách học và cách dạy ở Việt Nam vẫn còn mang tính lí thuyết khá cao,còn khả năng thực hành thì dường như là chưa hề có chuyên môn.Tại sao học sinh - 10 - [...]... kết quả bồi dưỡng của giáo viên - dự kiến vào qúi IV năm 2008 3.3 Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THPT : - 11 - Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới lớp 12 THPT năm học 2008-2009 : Đối tượng : Tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy THPT, Bổ túc THPT ,giáo viên dạy các môn văn hoá ở các trường TCCN và cán bộ phụ trách thiết bị dạy học THPT Các chuyên đề bồi dưỡng chuyên... thường là một tháng, có khi chỉ là một tuần hay vài ngày.Phương châm bồi dưỡng l : - Kết hợp bồi dưỡng về nội dung với bồi dưỡng về phương pháp, sử dụng thiết bị dạy học - Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng trong năm học - Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng, thông qua các lớp bồi dưỡng tập trung kết hợp với các sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, hội thi giáo viên và tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên; ... trình Bồi dưỡng các chứng chỉ sau Đại học: Đối tượng: CBQLGD, Giáo viên THPT không có điều kiện học sau Đại học Môn bồi dưỡng: Văn, Toán và Ngoại ngữ b- Bồi dưỡng thực hiện CT-SGK mới * Đối với cán bộ QLGD : - 17 - - Hiệu trưởng các trường THPT tham dự hội nghị bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT Phó hiệu trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng cho giáo viên theo chuyên môn - Bồi dưỡng cốt cán và CBQLGD: Từ... hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ - 19 - nhà giáo, đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kì mới - Rà soát, bố trí sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp nh : luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ Ưu tiên việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các môn học còn thiếu ở... ban ở bậc THPT 8.3 Nội dung: Các khóa bồi dưỡng về cơ bản phù hợp và đáp ứng được mục tiêu giáo của các khóa bồi dưỡng, vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý giáo dục THPT phân ban là thiết thực 8.4 Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Trong cả thời kì thí điểm phân ban THPT và kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng là chu đáo,tương đối phù hợp.Các khóa bồi dưỡng nói chung thực hiện đúng... cầu của quận, huyện hoặc của trường nhằm thường xuyên nâng cao kiến thức, phương pháp dạy học cho CBQLGD và giáo viên theo chủ trương chung của ngành - Các trường Chuyên nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên của trường trong hè phù hợp với đặc điểm ngành nghề đào tạo và yêu cầu cụ thể của trường trên cơ sở “Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo. .. thức về tin học,thế mới có thể truyền tải một cách sinh động kiến thức cho học sinh.Phần lớn giáo viên hiện nay chưa được tiếp xúc nhiều với giáo án điện tử,nên để thiết kế được một giáo án điện tử còn rất là xa vời.Nên phải có đội ngũ hướng dẫn viên bồi dưỡng tin học nâng cao trình độ hiểu biết tin học cho giáo viên 8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng Những ưu điểm: 8.1 Về công tác chuẩn b : Các khóa bồi dưỡng. .. công của Hiệu trưởng) tham dự lớp bồi dưỡng, sau đó về trường trực tiếp triển khai cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm lớp 11 của trường - Đối với Bồi dưỡng Giáo viên dạy thay sách lớp 12 THPT năm học 2008 -2009 - Đối tượng: Tất cả các Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy THPT, Bổ túc THPT - Thời gian tổ chức bồi dưỡng: Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 7 năm 2008 * Thành phần Ban quản lý lớp bồi dưỡng : -... định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chọn cử CBQL, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ, Sở tổ chức 3.5 Hình thức bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên trường hoặc theo cụm trường Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên môn và liên trườngmột trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáo viên phổ... - 33 - trường để bồi dưỡng các giáo viên môn học Sở giáo dục và đào tạo cho các trường đại học sư phạm tập huấn giáo viên cốt cán môn học được chọn từ Giáo viên giỏi ở các trường và cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở phòng giáo dục và huyện Trong đợt bồi dưỡng tập chung, các báo cáo viên truyền đạt một số vấn đề chính, các học viên, các giáo viên dự lớp tập huấn sẽ nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận các . PHẠM TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đề tài: Một số kinh nghiệm về xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT hiện. phát triển kinh tế xã hội như hiện nay nhất thiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT đủ về số lượng mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

Ngày đăng: 20/01/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w