1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BẢN SO SÁNH VÀ THUYẾT MINH NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA DỰ THẢO THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 189,5 KB

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BẢN SO SÁNH VÀ THUYẾT MINH NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA DỰ THẢO THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀTHÔNG TƯ SỐ 39/2014/TT-NHNN NGÀY 11/12/2014 HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN (ĐÃ

ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI THÔNG TƯ SỐ 20/2016/TT-NHNN VÀ THÔNG TƯ SỐ 30/2016/TT-NHNN)

Ghi chú: Bản này chủ yếu trích dẫn những điều khoản sửa đổi, bổ sung Phần chữ được gạch chân là phần sửa đổi, bổsung.

Thông tư số 39/2014/TT-NHNNDự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sungThuyết minhĐiều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối

tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn về dịch vụtrung gian thanh toán (TGTT) đốivới các tổ chức, cá nhân có liên quanđến hoạt động cung ứng và sử dụngdịch vụ TGTT.

1 Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng ápdụng:

Thông tư này hướng dẫn về dịch vụ TGTT đốivới các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạtđộng cung ứng và sử dụng dịch vụ TGTT,không bao gồm các trường hợp n gân hàngthương mại, chi nhánh n g ân hàng nước ngoàicung ứng dịch vụ V í điện tử ”

Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định đểlàm rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượngáp dụng Theo đó, phạm vi và đốitượng điều chỉnh của Thông tư là các tổchức không phải là ngân hàng (non-banks) cung ứng dịch vụ Ví điện tử;không bao gồm trường hợp các ngânhàng thương mại, chi nhánh ngân hàngnước ngoài trong vai trò là tổ chức pháthành Ví điện tử.

Điều 3 Giải thích từ ngữ

7 Tài khoản đảm bảo thanh toán(TKĐBTT) là tài khoản thanh toánbằng đồng Việt Nam của tổ chứccung ứng dịch vụ TGTT mở tại cácngân hàng thương mại để đảm bảocho việc cung ứng các dịch vụTGTT.

2 Sửa đổi khoản 7 và bổ sung khoản 9, 10,11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 vào Điều 3 nhưsau:

“7 TKĐBTT là tài khoản thanh toán bằngđồng Việt Nam của tổ chức cung ứng dịch vụhỗ trợ dịch vụ thanh toán mở tại ngân hàng, chinhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi làngân hàng) để đảm bảo cho việc cung ứng cácdịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán

9 Tổ chức chủ trì hệ thống bù trừ điện tử (gọi

- Dự thảo Thông tư sửa đổi quy định vềđịnh nghĩa TKĐBTT, phù hợp hơn vớithực tế triển khai các dịch vụ TGTT.Theo đó, việc mở TKĐBTT chỉ ápdụng với các dịch vụ hỗ trợ dịch vụthanh toán (không phải tất cả các dịch

Trang 2

tắt là Tổ chức chủ trì BTĐT) là tổ chức cungứng dịch vụ TGTT được Ngân hàng Nhà nướccấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tàichính, dịch vụ bù trừ điện tử và được tham gia,kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điệntử liên ngân hàng Quốc gia (Hệ thốngTTĐTLNH) để thực hiện quyết toán bù trừđiện tử.

10 Hệ thống bù trừ điện tử (gọi tắt là Hệthống BTĐT) là hệ thống thanh toán do Tổchức chủ trì BTĐT xây dựng, sở hữu và tổchức vận hành để cung ứng dịch vụ chuyểnmạch tài chính và bù trừ điện tử.

11 Thành viên của Hệ thống BTĐT (gọi tắt làthành viên) là tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT đáp ứngcác yêu cầu, tiêu chuẩn thành viên theo quyđịnh của Tổ chức chủ trì BTĐT và được kếtnối với Hệ thống BTĐT để gửi, nhận và xử lýlệnh thanh toán Thành viên gồm thành viênquyết toán và thành viên không quyết toán.

12 Thành viên quyết toán là thành viên cóthiết lập Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bùtrừ điện tử quy định tại khoản 14 Điều này đểthực hiện giao dịch thanh toán qua Hệ thốngBTĐT và mở tài khoản thanh toán tại Ngânhàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để quyết toánbù trừ điện tử

13 Thành viên không quyết toán là thành viên

vụ TGTT) và TKĐBTT có thể đượcmở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài (không chỉ là ngân hàngthương mại như Thông tư số39/2014/TT-NHNN hiện nay), tuân thủquy định hiện hành về hướng dẫn mởvà sử dụng tài khoản thanh toán

- Dự thảo Thông tư bổ sung thêm cácđịnh nghĩa mới (từ khoản 9 đến khoản17 Điều 3) nhằm làm rõ hơn nội dungquy định liên quan đến dịch vụ bù trừđiện tử.

Trang 3

thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, quyết toántrong giao dịch chuyển mạch tài chính và bùtrừ điện tử thông qua thành viên quyết toán.

14 Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừđiện tử (gọi tắt là Hạn mức BTĐT) là mức giớihạn giá trị thanh toán tối đa đối với khoảnchênh lệch phải trả của thành viên quyết toántrong phiên giao dịch của hệ thống BTĐT.

15 Kết quả quyết toán ròng bù trừ điện tử (gọitắt là kết quả BTĐT) là bảng số liệu do Tổchức chủ trì BTĐT lập sau khi kết thúc mỗiphiên giao dịch bù trừ điện tử, phản ánh tổnghợp chênh lệch phải thu, phải trả cuối cùng củatừng thành viên quyết toán trong phiên giaodịch đó.

16 Quyết toán bù trừ điện tử (gọi tắt là quyếttoán BTĐT) là việc thực hiện thanh toán cáckhoản chênh lệch phải thu, phải trả theo kếtquả quyết toán ròng thông qua tài khoản thanhtoán của các thành viên quyết toán tại Ngânhàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Tổ chức chủ trìBTĐT gửi Ngân hàng Nhà nước (qua hệ thốngTTĐTLNH) lệnh thanh toán hoặc kết quảBTĐT để thực hiện việc xử lý quyết toánBTĐT.

17 Khả năng chi trả của thành viên quyết toán(gọi tắt là khả năng chi trả) là số dư Có trên tàikhoản thanh toán của thành viên quyết toán tạiNgân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tại thời

Trang 4

điểm xử lý quyết toán BTĐT”

Điều 6 Sử dụng Giấy phép

1 Tổ chức được cấp Giấy phép phảisử dụng đúng tên và hoạt động theođúng nội dung quy định trong Giấyphép.

2 Nghiêm cấm việc làm giả, tẩyxóa, chuyển nhượng, cho thuê, chomượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lýcho tổ chức, cá nhân khác thực hiệnhoạt động được phép theo Giấyphép.

3 Sửa đổi Điều 6 như sau:

“Điều 6 Sử dụng Giấy phép:

Tổ chức được cấp Giấy phép chỉ được thựchiện cung ứng các dịch vụ TGTT ghi trongGiấy phép theo đúng phạm vi, đối tượng, bảnchất dịch vụ theo quy định của pháp luật”.

- Dự thảo Thông tư bổ sung quy địnhvề việc sử dụng Giấy phép nhằm tăngcường trách nhiệm của các tổ chức đãđược cấp phép, tránh việc các tổ chứcnày cung ứng dịch vụ không đúng vớiphạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ đãđược cấp phép.

- Nội dung quy định về các hành vi bịcấm đối với việc sử dụng Giấy phépđược tách ra một điều khoản riêng quyđịnh về các hành vi bị cấm

Chưa có quy định 4 Bổ sung Điều 6a như sau:

“Điều 6a Các hành vi bị cấm:

1 Sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giaodịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủngbố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạmpháp luật khác

2 Mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượngVí điện tử hoặc thông tin Ví điện tử, mở hộ Víđiện tử

3 Mở hoặc duy trì Ví điện tử nặc danh, mạodanh.

4 Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê,cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho

- Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sungquy định về các hành vi bị cấm nhằmngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ Víđiện tử, Giấy phép hoạt động cung ứngdịch vụ TGTT để tổ chức hoặc thamgia thực hiện các hoạt động rửa tiền,lừa đảo, gian lận và các hoạt động viphạm quy định của pháp luật khác

Trang 5

tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt độngđược phép theo Giấy phép.

5 Lợi dụng việc cung ứng dịch vụ được cấpphép để tổ chức hoặc tham gia thực hiện cáchoạt động vi phạm pháp luật.”

Điều 8 Đảm bảo khả năng thanhtoán

1 Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợthu hộ, chi hộ và tổ chức cung ứngdịch vụ Ví điện tử phải mởTKĐBTT để đảm bảo cho việc cungứng các dịch vụ này Số dư trênTKĐBTT phải được duy trì khôngthấp hơn so với tổng số tiền đã nhậncủa khách hàng mà chưa thực hiệnthanh toán cho đơn vị chấp nhậnthanh toán (đối với dịch vụ hỗ trợthu hộ, chi hộ) hoặc tổng số dư củatất cả các Ví điện tử của các kháchhàng (đối với dịch vụ Ví điện tử) tạicùng một thời điểm.

2 TKĐBTT chỉ được sử dụng vàoviệc:

a) Thanh toán tiền cho các đơn vịchấp nhận thanh toán;

b) Hoàn trả tiền cho khách hàng sửdụng dịch vụ khi có yêu cầu.

5 Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“1 Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ,chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tácvề các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toáncho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việcmở TKĐBTT cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộhoặc duy trì khoản tiền ký quỹ tại ngân hànghoặc các biện pháp đảm bảo khác Ngân hànghợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùngđối với việc đảm bảo khả năng thanh toán chocác đơn vị chấp nhận thanh toán

2 Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phảimở TKĐBTT để đảm bảo cho việc cung ứngdịch vụ này TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tửphải tách bạch với TKĐBTT cho việc cungứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) vàtách bạch với các tài khoản thanh toán khác tạingân hàng.

Tổng số dư trên TKĐBTT cho dịch vụ Ví điệntử phải được duy trì không thấp hơn so vớitổng số dư của tất cả các Ví điện tử của cáckhách hàng tại thời điểm kết thúc ngày giaodịch.

3 TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử chỉ được

Về biện pháp đảm bảo khả năng thanhtoán, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sungtheo hướng như sau:

- Đối với dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ:Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hiệnnay quy định tổ chức TGTT phải đảmbảo khả năng thanh toán đối với việccung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộtương tự như dịch vụ Ví điện tử (baogồm: Mở và duy trì số dư TKĐBTT,giới hạn mục đích sử dụng TKĐBTT).Tuy nhiên, qua nghiên cứu, giám sát,trong thực tế khi cung ứng dịch vụ hỗtrợ thu hộ, chi hộ, bên cạnh việc mở vàduy trì số dư TKĐBTT, tổ chức TGTTvà ngân hàng có thể thỏa thuận một sốbiện pháp đảm bảo khả năng thanh toán

khác như: Ký quỹ hoặc các biện phápđảm bảo khác Do đó, để phù hợp hơn

với thực tế, dự thảo Thông tư sửa đổitheo hướng cho phép tổ chức cung ứngdịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ được chủđộng thỏa thuận với ngân hàng về cácbiện pháp đảm bảo khả năng thanh toán

Trang 6

cho việc cung ứng dịch vụ này; tuynhiên, ngân hàng vẫn là đơn vị chịutrách nhiệm cuối cùng đối với việc đảmbảo khả năng thanh toán cho các đơn vịchấp nhận thanh toán.

- Đối với dịch vụ Ví điện tử: Do thờiđiểm các ngân hàng thực hiện hạchtoán trên TKĐBTT của tổ chức cungứng dịch vụ Ví điện tử đối với giaodịch nạp tiền vào Ví điện tử khôngđồng thời với thời điểm tổ chức cungứng dịch vụ Ví điện tử ghi tăng Ví điệntử của khách hàng, nên các tổ chứccung ứng dịch vụ Ví điện tử gặp khókhăn trong việc vừa đảm bảo sử dụngTKĐBTT đúng mục đích, vừa tuân thủquy định về tổng số dư TKĐBTTkhông nhỏ hơn tổng số dư Ví điện tửtại mọi thời điểm Do đó, để tạo thuậnlợi cho tổ chức cung ứng dịch vụ Víđiện tử, dự thảo Thông tư quy địnhtổng số dư trên TKĐBTT cho dịch vụVí điện tử phải được duy trì không thấphơn so với tổng số dư của tất cả các Ví

điện tử của các khách hàng tại thờiđiểm kết thúc ngày giao dịch

- Dự thảo Thông tư quy định cụ thểmục đích sử dụng TKĐBTT cho dịchvụ Ví điện tử, việc tổ chức cung ứngdịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán phải

Trang 7

thỏa thuận với ngân hàng hợp tác vềviệc trả lãi suất tiền gửi không kỳ hạncho số dư TKĐBTT (nếu có) và việctrả, thu các khoản phí phát sinh phảitách bạch với việc sử dụng TKĐBTT.

Điều 9 Hoạt động cung ứng Víđiện tử

1 Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử không được phép:

a) Phát hành hơn 01 (một) Ví điện tửcho một tài khoản thanh toán củakhách hàng tại một ngân hàng;

b) Cấp tín dụng cho khách hàng sửdụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Víđiện tử hoặc bất kỳ hành động nàocó thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Víđiện tử.

2 Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử phải có công cụ để Ngân hàngNhà nước kiểm tra, giám sát theothời gian thực tổng số tiền của kháchhàng trên các Ví điện tử và tổng sốtiền trên TKĐBTT của tổ chức cungứng dịch vụ Ví điện tử tại các ngânhàng.

3 Việc nạp tiền vào Ví điện tử, rúttiền ra khỏi Ví điện tử của kháchhàng phải thực hiện thông qua tàikhoản thanh toán của khách hàng tại

6 Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“1 Hồ sơ mở Ví điện tử:

a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theoyêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điềunày;

(ii) Căn cước công dân hoặc chứng minh nhândân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh(đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứngminh được miễn thị thực nhập cảnh của cánhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là ngườinước ngoài);

b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theoyêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điềunày;

(ii) Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổchức mở Ví điện tử được thành lập và hoạtđộng hợp pháp, như: Quyết định thành lập,giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy

- Dự thảo Thông tư bổ sung quy địnhchi tiết về hồ sơ mở Ví điện tử củakhách hàng (cá nhân, tổ chức); trườnghợp cá nhân đăng ký mở Ví điện tử cótài khoản thanh toán mở thông quangười giám hộ, người đại diện theopháp luật; các biện pháp xác thực thôngtin khách hàng mở Ví điện tử và việcliên kết Ví điện tử của khách hàng vớitài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ)tại ngân hàng Phần điều khoản chuyểntiếp cũng quy định tổ chức cung ứngdịch vụ Ví điện tử phải rà soát hồ sơkhách hàng mở Ví điện tử được mởtrước thời điểm Thông tư này có hiệulực thi hành và thực hiện thu thập bổsung các thông tin, tài liệu của kháchhàng, xác thực thông tin khách hàngmở Ví điện tử theo quy định tại Thôngtư này trong vòng 06 tháng kể từ ngàyThông tư này có hiệu lực thi hành.- Dự thảo Thông tư quy định cụ thể vềviệc sử dụng Ví điện tử, hạn mức giaodịch đối với Ví điện tử của cá nhân và

Trang 8

ngân hàng chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theoquy định của pháp luật;

(iii) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diệncủa người đại diện hợp pháp của tổ chức mởVí điện tử kèm theo căn cước công dân hoặcchứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thờihạn của người đó;

c) Khách hàng đăng ký mở Ví điện tử có thểxuất trình các tài liệu quy định tại điểm a(ii),b(ii) và b(iii) khoản này dưới hình thức bảnchính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bảngốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổchức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;

d) Khách hàng có thể đăng ký và gửi Hồ sơmở Ví điện tử trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh,phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụVí điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyếncủa tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặccác phương thức khác theo quy định của tổchức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợpvới quy định của pháp luật.

2 Thông tin của khách hàng mở Ví điện tửbao gồm:

a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ vàtên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; số điệnthoại (là số điện thoại khách hàng đăng ký dịchvụ ngân hàng điện tử cho tài khoản thanh toánhoặc thẻ ghi nợ liên kết với Ví điện tử tại ngân

tổ chức, nhằm giảm thiểu rủi ro về lợidụng Ví điện tử để rửa tiền, thực hiệncác hoạt động bất hợp pháp, phù hợpvới mục đích sử dụng dịch vụ Ví điệntử là phục vụ thanh toán các giao dịchnhỏ, lẻ.

- Dự thảo Thông tư quy định cụ thể tổchức cung ứng dịch vụ Ví điện tửkhông được phép phát hành hơn 01(một) Ví điện tử cho 01 (một) kháchhàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụVí điện tử, nhằm tránh lãnh phí, ngănngừa tình trạng khách hàng đăng ký mởVí điện tử tràn lan, dẫn đến việc sửdụng Ví điện tử là không thực chấthoặc hành vi lợi dụng mở nhiều Ví điệntử để thực hiện các hành vi rửa tiền, bấthợp pháp.

- Dự thảo Thông tư quy định cụ thểhơn về công cụ giám sát trực tuyến đốivới dịch vụ Ví điện tử, nhằm hướngdẫn thống nhất cho các tổ chức thựchiện và bổ sung, làm rõ thêm các thôngtin NHNN cần truy vấn, thu thập trêncông cụ giám sát trực tuyến Phần điềukhoản chuyển tiếp cũng quy định vềviệc tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử phải bổ sung, hoàn thiện công cụ đểNHNN giám sát hoạt động cung ứngdịch vụ Ví điện tử theo quy định tại

Trang 9

hàng); số căn cước công dân hoặc số chứngminh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn,ngày cấp, nơi cấp;

(ii) Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họvà tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; sốđiện thoại (là số điện thoại khách hàng đăng kýdịch vụ ngân hàng điện tử cho tài khoản thanhtoán hoặc thẻ ghi nợ liên kết với Ví điện tử tạingân hàng); số hộ chiếu còn thời hạn, ngàycấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có); địachỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơiđăng ký cư trú tại Việt Nam;

b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã sốdoanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức cómã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉđặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điệnthoại (là số điện thoại khách hàng đăng ký dịchvụ ngân hàng điện tử cho tài khoản thanh toánhoặc thẻ ghi nợ liên kết với Ví điện tử tại ngânhàng);

(ii) Thông tin về người đại diện hợp pháp củatổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm akhoản này;

c) Ngoài những nội dung quy định tại điểm a,b khoản này, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử được bổ sung thêm những thông tin khácphù hợp với từng đối tượng khách hàng và phùhợp với quy định của pháp luật, nhưng phải

khoản 6 Điều 1 Thông tư này trongvòng 03 tháng kể từ ngày Thông tư nàycó hiệu lực thi hành.

Trang 10

thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho kháchhàng biết.

3 Trường hợp cá nhân đăng ký mở Ví điện tửcó tài khoản thanh toán được mở thông quangười giám hộ, người đại diện theo pháp luậtthì ngoài các giấy tờ và thông tin quy định tạikhoản 1, khoản 2 Điều này, hồ sơ mở Ví điệntử phải có thêm các tài liệu, thông tin sau:

a) Trường hợp người giám hộ, người đại diệntheo pháp luật của chủ Ví điện tử là cá nhân,hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm căn cướccông dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộchiếu còn thời hạn của người giám hộ, ngườiđại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứngminh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp củangười đó đối với chủ Ví điện tử Các thông tinvề người giám hộ, người đại diện theo phápluật bao gồm: Họ và tên, ngày, tháng, nămsinh, quốc tịch, số điện thoại, số căn cước côngdân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộchiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; trườnghợp người giám hộ, người đại diện theo phápluật là người nước ngoài phải có thêm thôngtin về thị thực nhập cảnh (nếu có), địa chỉ nơiđăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cưtrú tại Việt Nam (nếu có)

b) Trường hợp người giám hộ của chủ Ví điệntử là tổ chức, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêmmột trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức

Trang 11

này được thành lập và hoạt động hợp pháp, cácgiấy tờ chứng minh tư cách giám hộ của tổchức đó đối với chủ Ví điện tử Các thông tinvề người giám hộ bao gồm: Tên giao dịch đầyđủ và viết tắt, mã số doanh nghiệp và mã sốthuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã sốdoanh nghiệp), địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉgiao dịch, số điện thoại, số fax (nếu có), thôngtin về người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.

4 Xác thực thông tin khách hàng mở Ví điệntử:

a) Khi đăng ký mở Ví điện tử, chủ Ví điện tửphải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tincần thiết theo yêu cầu của tổ chức cung ứngdịch vụ Ví điện tử và chịu trách nhiệm về tínhtrung thực của các thông tin mà mình cungcấp;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cótrách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơmở Ví điện tử của khách hàng đã đầy đủ, hợppháp, hợp lệ theo quy định ; có biện pháp xácđịnh khách hàng là người sử dụng số điện thoạiđăng ký mở Ví điện tử; phải yêu cầu kháchhàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tàikhoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của kháchhàng mở tại ngân hàng tại Việt Nam trước khikích hoạt Ví điện tử để khách hàng sử dụng;

c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử vàngân hàng phải thỏa thuận về quy trình, cách

Trang 12

thức liên kết Ví điện tử với tài khoản thanhtoán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng.

5 Sử dụng Ví điện tử:

a) Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiệnthông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợcủa khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hànghoặc thông qua việc nhận tiền từ Ví điện tửkhác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điệntử mở;

b) Khách hàng được sử dụng Ví điện tử đểchuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổchức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở; thanhtoán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rúttiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toánhoặc thẻ ghi nợ của khách hàng đã liên kết vớiVí điện tử;

c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phảiáp dụng các biện pháp phù hợp để xác thực cácgiao dịch của Ví điện tử;

d) Tổng hạn mức giao dịch của một Ví điện tửcủa cá nhân (bao gồm giao dịch chuyển tiền từVí điện tử sang Ví điện tử khác và giao dịchthanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợppháp) tối đa là 20 (hai mươi) triệu đồng ViệtNam trong một ngày và 100 (một trăm) triệuđồng Việt Nam trong một tháng;

e) Tổng hạn mức giao dịch của một Ví điện tửcủa tổ chức (bao gồm giao dịch chuyển tiền từVí điện tử sang Ví điện tử khác và giao dịch

Trang 13

thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợppháp) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng ViệtNam trong một ngày và 500 (năm trăm) triệuđồng Việt Nam trong một tháng;

đ) Các quy định tại điểm d, e khoản này khôngáp dụng đối với các Ví điện tử của cá nhân, tổchức có ký kết hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vịchấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứngdịch vụ Ví điện tử

6 Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử khôngđược phép:

a) Phát hành hơn 01 (một) Ví điện tử cho 01(một) khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịchvụ Ví điện tử;

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải ápdụng các biện pháp xác thực cần thiết (baogồm gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc cácbiện pháp phù hợp khác) nếu nghi ngờ kháchhàng sử dụng các số điện thoại, tài khoảnthanh toán hoặc thẻ ghi nợ khác nhau để đăngký mở nhiều hơn 01 Ví điện tử tại 01 tổ chứccung ứng dịch vụ Ví điện tử;

b) Cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Víđiện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bấtkỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệtrên Ví điện tử.

7 Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phảicó công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sáthoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử Công

Trang 14

cụ giám sát phải đảm bảo:

a) Cho phép giám sát tổng số Ví điện tử, tổngsố dư Ví điện tử của tất cả khách hàng vào đầungày giao dịch và tại thời điểm truy cập;

b) Cho phép giám sát thông tin TKĐBTT chodịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng, baogồm số hiệu tài khoản, số dư đầu ngày giaodịch và số dư vào cuối ngày giao dịch;

c) Cho phép tổng hợp khai thác số liệu báo cáotháng (chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo),bao gồm:

(i) Tổng số Ví điện tử tại thời điểm cuối tháng;tổng số dư cuối ngày giao dịch, tổng số lượngvà tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rúttiền, giao dịch thanh toán và các giao dịchkhác của Ví điện tử được thống kê theo từngngày trong tháng;

(ii) Tổng số dư cuối ngày giao dịch, tổng sốlượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịchbên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổnggiá trị giao dịch bên Có của TKĐBTT cho dịchvụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngàytrong tháng;

iii) 100 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiềunhất và 100 Ví điện tử có giá trị giao dịch caonhất, bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ;tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạptiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổngsố lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán;

Trang 15

tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịchkhác.”

Chưa có quy định Bổ sung Điều 9a quy định về hoạt động bùtrừ điện tử, với một số nội dung chính baogồm:

- Thiết lập, điều chỉnh Hạn mức BTĐT; - Ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT;

- Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thốngBTĐT;

- Nghiên cứu thông lệ quốc tế cho thấy,các giao dịch thanh toán qua Hệ thốngACH thường là các giao dịch nhỏ lẻ, giátrị thấp, khối lượng lớn, được xử lý24/7/365 và phương thức xử lý về cơbản được thực hiện tương tự như dịch vụbù trừ điện tử, chuyển mạch tài chính.- Dịch vụ bù trừ điện tử, chuyển mạchtài chính là các dịch vụ TGTT, hiệnđang được quy định tại Thông tư39/2014/TT-NHNN, tuy nhiên mới chỉdừng ở mức độ định nghĩa, chưa có cácquy định hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.Do đó, dự thảo Thông tư đã bổ sungnội dung quy định về hoạt động bù trừđiện tử nêu trên, nhằm tạo cơ sở pháp

Ngày đăng: 20/11/2021, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w