1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt

80 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Bởi vậy, DN cần tổ chức công tác kế toánquản lý chặt chẽ NVL-CCDC ở tất cả các khâu từ quá trình thu mua, bảo quản, dự trữvà sử dụng NVL-CCDC nhằm hạ thấp chi phí SX xuống một mức nhất đ

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập”

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CÁC VẤN ĐỂ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL-CCDC TRONG CÁC DN XD 3

1 Khái niệm, đặc đểm và vai trò của NVL-CCDC trong SXKD của doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL-CCDC 3

1.2 Vị trí, vai trò của NVL-CCDC trong SXKD 3

2 Phân loại và đánh giá NVL-CCDC 4

2.1 Phân loại NVL-CCDC 4

2.1.1 Phân loại NVL 4

2.1.2 Phân loại CCDC 5

2.2 Đánh giá NVL-CCDC 6

2.2.1 Đánh giá NVL-CCDC theo giá thực tế (giá gốc) 6

2.2.2 Đánh giá NVL-CCDC theo giá hạch toán 8

3 Yêu cầu quản lý NVL-CCDC và nhiệm vụ của kế toán NVL-CCDC 9

3.1 Yêu cầu quản lý NVL-CCDC 9

3.2 Nhiệm vụ của kế toán NVL-CCDC 10

4 Thủ tục quản lý nhập-xuất kho NVL-CCDC và các chứng từ có liên quan 10

4.1 Thủ tục nhập kho NVL-CCDC 10

4.2 Thủ tục xuất kho NVL-CCDC 10

4.3 Các chứng từ kế toán có liên quan 11

5 Phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC 11

5.1 Phương pháp thẻ song song 12

5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13

5.3 Phương pháp sổ số dư (mức dư) 14

6 Kế toán tổng hợp NVL-CCDC 14

6.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 15

6.2 Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu có liên quan tới NVL-CCDC 17

6.2.1 Kế toán tổng hợp nhập NVL-CCDC 17

6.2.2 Kế toán tổng hợp xuất NVL-CCDC 20

PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL-CCDC TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HUY LẬP 23

1 Đặc điểm chung của DN 23

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của DN 23

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của DN 24

1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức SX của DN và tổ chức bộ máy kế toán của DN 25

1.3.1 Các mặt hàng SX chủ yếu hiện nay của DN 25

1.3.2 Quy trình công nghệ SXSP của DN 25

1.3.3 Công tác tổ chức quản lý và tổ chức SX của DN 27

1.3.4 Tình hình LĐ và sử dụng LĐ của DN 29

Trang 3

1.3.5 Kết quả HĐSXKD của DN trong những năm gần đây 30

1.3.6 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong qua trình hoạt động của DN 31

1.3.7 Tổ chức công tác kế toán tại DN 31

2 Thực tế công tác KT NVL-CCDC tại DN tư nhân Huy Lập 38

2.1 Phân loại NVL-CCDC 38

2.2 Kế toán chi tiết NVL-CCDC tại DN 39

2.2.1 Thủ tục nhập-xuất NVL-CCDC và các chứng từ KT có liên quan 39

2.2.2 Phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC tại DN 55

2.2.3 Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn NVL-CCDC 60

2.2.4 Phương pháp tính giá NVL-CCDC xuất kho tại DN 60

3 Kế toán tổng hợp nhập-xuất kho NVL-CCDC 62

3.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 62

3.2 Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 63

3.2.1 Kế toán tổng hợp nhập kho NVL-CCDC 63

3.2.2 Kế toán tổng hợp xuất kho NVL-CCDC 65

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL-CCDC TẠI DN TƯ NHÂN HUY LẬP 70

1.Nhận xét về công tác kế toán NVL-CCDC tại DN 70

1.1 Ưu điểm 71

1.2 Hạn chế 72

2 Một số kiến nghị góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVl-CCDC tại DN tư nhân Huy Lập 73

LỜI KẾT 74

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT 75

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 76

BẢNG KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN 77

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 78

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU.

Bước sang thế kỷ XXI với những thành tựu đạt dược đã tạo nền móng vững chắc

để đưa Viện Nam tiến tới một nước công nghiệp phát triển Hiện nay, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đây là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Trước

sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường

và nền kinh tế mở đề thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa thì các DN

đã có sự biến chuyển, đổi mới phương thức SXKD, phương thức quản lý, không ngừng phát triển và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân Điều đó đã buộc các DN (đặc biệt là các DN XDCB) phải tìm ra con

đường đúng đắn và phương án SXKD tối ưu nhất để có thể đứng vững trong nền kinh

tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa Cơ chế hạch toán đòi hỏi các DN XDCB phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi Mặt khác, các công trình CDCB hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao Điều này không cho phép các DN sử dụng lãng phí vốn đầu tư

Đối với một DN XDCB thì NVL-CCDC là yếu tố chính cấu thành nên SP mới Chi phí NVL-CCDC chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí của công trình

và số vốn của DN Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL-CCDC cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành và lợi nhuận của DN Vì vậy, quá trình thu mua, bảo quản dự trữ, hạch toán và sử dụng NVL-CCDC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho DN Đứng trước yêu cầu đó thì kếtoán có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL-CCDC cho DN Đây cũng là một vấn đề đáng được các DN quan tâm trong điều kiện hiện nay

Trong suốt thời gian thực tập tại DN tư nhân Huy Lập, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán NVL-CCDC trong việc quản lý chi phí của DN Đồng thời, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo DN, đặc biệt là các cô chú trong phòng kế toán tại DN đã giúp đỡ em làm quen với các công việc củamột kế toán viên tại DN Qua đó em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác

kế toán NVL-CCDC trong việc quản lý chi phí của DN giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm Vì vậy, em đã đi sâu vào tìm hiểu và

nghiên cứu về đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy

Lập” để làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình Kết cấu đề tài của em

gồm 3 nội dung lớn như sau:

Phần I: Các vấn đề chung về kế toán NVL-CCDC trong các DN xây dựng

Phần II: Thực tế công tác kế toán NVL-CCDC tại DN tư nhân Huy Lập

Trang 5

Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán NVL-CCDC tại DN

tư nhân Huy Lập

Qua thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô

LÝ THỊ HƯƠNG (Kế toán trưởng) và anh NGUYỄN THANH HẢI cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong phòng kế toán tại DN đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trìnhtìm hiểu, thu thập thông tin và làm các công việc thực tế của một kế toán tại DN Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và trình độ nhận thức còn hạn chế nên

em không thể tránh khỏi những khuyết điểm dẫn đến những thiếu sót trong việc trình bày về DN tư nhân Huy Lập được một cách đầy đủ Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo và các bạn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn phòng kế toán tại DN và Thầy giáo LÊ NGỌC TRUNG đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách tốt nhất

Trang 6

PHẦN I.

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP XÂY DỰNG.

1 Khái niệm, đặc điểm,vai trò của NVL-CCDC trong SXKD của DN.

1.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL-CCDC.

* Nguyên vật liệu.

Khái niệm: NVL của DN là những đối tượng LĐ mua ngoài hoặc chủ yếu tự chếbiến trong quá trình chế biến SP Thông thường giá trị NVL chiếm tỷ lệ cao trong giáthành SP Do đó, việc quản lý và sử dụng NVL có hiệu quả góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả của quá trình SXKD trong DN

Đặc điểm: trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ SX và biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể của

SP mới NVL khi tham gia vào quá trình SX, giá trị của NVL sẽ được chuyển dịch hết một lần vào chi phí SX và giá thành SP

* Công cụ dụng cụ.

Khái niệm: CCDC là những tư liệu LĐ không có đủ những tiêu chuẩn về giá trị

và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ

Đặc điểm: CCDC tham gia vào nhiều chu kỳ SX, nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu Trong quá trình tham gia vào SX, giá trị CCDC có những đặc điểm giống NVL về chủng loại rất nhiều CCDC sử dụng thường xuyên trong quátrình SX, giá trị CCDC bị hao mòn dần và được dịch chuyển một lần vào giá trị của

SP mới và chuyển từng phần vào chi phí SXKD trong kỳ

1.2 Vị trí, vai trò của NVL-CCDC trong SXKD.

NVL là một bộ phận trọng yếu của tư liệu SX, là đối tượng LĐ đã qua sự tác động của con người NVL được phân chia thành NVL chính và NVL phụ, việc phân chia này không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học hoặc khối lượng tiêu hao mà dựa vào sự tham gia của chúng vào việc cấu thành nên SP mới

Khác với NVL, CCDC cũng là tư liệu LĐ nhưng không có đủ những tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ Trong quá trình thi công XD, chi phí SX cho ngành XD gắn liền với việc sử dụng nguyên-nhiên VL, máy móc và các thiết bị thi công XD Trong quá trình đó, CCDC cũng là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình SX nhằm tạo ra SP mới và cấu thành nên SPXD

Trang 7

Trong DNXD, chi phí về NVL-CCDC thường chiếm tỷ trọng rất lớn( khoảng 60-70% trong tổng giá trị công trình) Do vậy, NVL-CCDC có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với hoạt động SXKD của DN Nếu thiếu NVL-CCDC thì không thể tiến hành được các hoạt động SX vật chất nói chung và quá trình thi công XD nói riêng Thông qua quá trình thi công XD, kế toán NVL-CCDC có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm Bởi vậy, DN cần tổ chức công tác kế toánquản lý chặt chẽ NVL-CCDC ở tất cả các khâu từ quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ

và sử dụng NVL-CCDC nhằm hạ thấp chi phí SX xuống một mức nhất định nào đó, giảm mức tiêu hao NVL-CCDC trong SX còn là cơ sở để tăng SP mới Qua đó, ta có thể nói rằng NVL-CCDC có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình SXKD nói chung và quá trình thi công XD nói riêng

2 Phân loại và đánh giá NVL-CCDC.

2.1 Phân loại.

Phân loại NVL-CCDC là quá trình sắp xếp NVL-CCDC theo tưng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định, nhưng tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của DN, theo từng loại hình SX mà có 2 hình thức phân loại Đó là theo vai trò, tác dụng của NVL-CCDC trong quá trình SXKD và phân loại theo yêu cầu quản lý, ghi chép kế toán Hiện nay, các DN thường căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của NVL-CCDC để phân loại là chủ yếu

2.1.1 Phân loại NVL.

* Phân loại theo vai trò, tác dụng của NVL trong quá trình SXKD.

Có rất nhiều tiêu thức phân loại NVL, nhưng thông thường kế toán chỉ sử dụng một số tiêu thức cơ bản để phân loại NVL Căn cứ vào tính năng sử dụng, vai trò, tác dụng của NVL mà kế toán có thể phân thành các nhóm sau:

NVL chính: là những đối tượng LĐ chủ yếu của DNXD, là cơ sở vật chất để cấuthành nên thực thể chính của SP, cần phân biệt rõ NVL XD và vật kết cấu XD

NVL XD là những SP của ngành công nghiệp chế biến, được sử dụng trong DNXD để tạo ra SP như công trình, hạng mục công trình như cát, đá, gạch, ngói, xi măng, sắt thép v.v

Vật kết cấu là những bộ phận của công trình XD mà DNXD tự SX hoặc mua ngoài để lắp vào SPXD như thiết bị vệ sinh, điều hòa, hệ thống thu lôi v.v

NVL phụ: cũng là đối tượng LĐ, là loại NVL tham gia vào quá trình SX nhưng không cấu thành nên thực thể chính của SP Mà chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ NVL chính chế tạo SP, làm tăng chất lượng NVL chính để phục vụ cho công tác quản lý vàthi công Nó kết hợp với NVL chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài và

Trang 8

tạo vẻ thẩm mỹ cho SP Ví dụ như: vôi ve, sơn, dầu mỡ bôi trơn, thuốc nhuộm, các loại phụ gia bê tông v.v.

Nhiên liệu: về thực chất có thể coi là NVL phụ, nhưng chúng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các thiết bị máy móc và phương tiện vận tải, tạo điều kiện chế tạo SP được diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng (xăng, dầu.v.v.),thể khí (ga, khí đốt.v.v), và ở thể rắn (các loại than.v.v)

Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư, SP phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, CCDC SX và các loại TSCĐ khác nhưcác loại đinh, ốc, vít v.v

NVL và thiết bị XDCB: là loại NVL dùng trong XDCB (gạch, đá, xi măng, sắt thép) và bao gồm cả các thiết bị, phương tiện cần lắp, không cần lắp, CCDC và vật kết cấu dùng vào các công trình XD (cầu thang máy, thiết bị điện-nước, điều hòa v.v)

Phế liệu: là những NVL loại ra trong quá trình XD hoặc thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và công tác kế toán của từng DN mà phế liệu được chia thành từng nhóm có ký hiệu, tên gọi, quy cách khác nhau và được

sử dụng thống nhất trong phạm vi DN Ví dụ: gỗ, tre, vỏ bao xi măng, sắt thép vụn v.v

* Căn cứ vào nguồn cung cấp, kế toán có thể phân loại NVL thành các nhóm sau.

NVL mua ngoài: là loại NVL do DN mua ngoài mà có, thông thường là mua của các nhà cungg cấp

2.1.2 Phân loại CCDC theo yêu cầu quản lý, ghi chép kế toán.

Tương tự NVL thì CCDC cũng được phân chia thành từng nhóm chi tiết tùy theoyêu cầu quản lý và công tác kế toán của từng DN Việc phân loại CCDC giúp cho kế toán tổ chức các TK cấp 1, cấp 2 nhằm phản ánh tình hình có và sự biến động của cácloại NVL-CCDC trong quá trình XD của DN

Theo quyết định hiện hành thì những tư liệu LĐ CCDC sau không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng hạch toán như các lán trại tạm thời, CCDC dùng

Trang 9

trong XDCB, giá lắp chuyên dùng cho SX v.v Trong quá trình bảo quản, vận

chuyển trên đường và dự trữ trong kho thì phải tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị CCDC

Để phục vụ cho công tác kế toán quản lý được thuận lợi thì toàn bộ CCDC được chia thành 3 loại: CCDC, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê Từ đó kế toán cần cónhững biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả CCDC

2.2 Đánh giá NVL-CCDC.

Nguyên tắc đánh giá: đánh giá NVL-CCDC là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất định Theo quy định hiện hành, kế toán nhập-xuất-tồn NVL-CCDC phải phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải phản ánh theo giá thực

tế xuất theo đúng quy định Tuy nhiên, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép

và tính toán hàng ngày thì cũng có trường hợp DN sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập-xuất-tồn NVL-CCDC

Để đánh giá NVL-CCDC thì các DN thường dùng tiền để phản ánh giá trị của chúng Trong công tác hạch toán ở các DN thì NVL-CCDC được đánh giá theo 2 phương pháp chủ yếu: đánh giá NVL-CCDC theo giá thực tế (giá gốc NVL-CCDC)

và đánh giá theo giá hạch toán

2.2.1 Đánh giá NVL-CCDC theo giá thực tế (giá gốc NVL-CCDC).

+

Chi phíthu mua(nếu có)

+

Các loạithuế(nếu có)

+

Các khoảngiảm trừ(nếu có)

NVL-+

Các chi phí chếbiếnphát sinhTrường hợp NVL-CCDC thuê ngoài gia công chế biến:

Trang 10

Chi phí vậnchuyển, bốcdỡ

+

Tiền thuê đơn

vị gia công chếbiến

Trường hợp DN nhận vốn góp liên doanh: giá thực tế nhập là giá do hội đồng thống nhất định giá + chi phí khác (nếu có)

Trường hợp NVL-CCDC do nhà nước biếu tặng, thưởng:

Giá thực tế CCDC nhập kho =

NVL-Giá hiện tại trênthị trường +

Chi phítiếp nhận

Trường hợp NVL-CCDC nhập từ phế liệu thu hồi: giá thực tế là giá ước tính thực tế

có thể bán được

* Giá thực tế NVL-CCDC xuất kho.

Do NVL-CCDC thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau Dovậy, giá thực tế của từng lần nhập, từng đợt nhập là không giống nhau Đặc biệt đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp và các DN không thuộc đối tượng chịu thuế thì giá thực tế nhập lại càng có sự khác nhau Vì vậy, mỗi khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp tính giá thực tế xuất

đã đăng ký và phải đảm bảo tính nhất quán trong kỳ kế toán Để tính giá thực tế của NVL-CCDC xuất kho kế toán có thể áp dụng một trong những phương pháp sau

Tính theo giá thực tế đích danh:

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại NVL-CCDC có giá trị cao và nhiều chủng loại Giá thực tế NVL-CCDC xuất được căn cứ vào số lượng xuất

và đơn giá nhập (giá mua) thực tế của từng mặt hàng, từng lần nhập, từng lô hàng và

số lượng xuất theo từng lần nhập Hay nói cách khác, NVL-CCDC nhập kho theo giá

nào thì khi xuất ghi theo giá đấy

Điều kiện áp dụng:

Theo dõi chi tiết về số lượng và đơn giá của từng lần nhập-xuất theo từng hoa đơn mua riêng biệt

Áp dụng đối với DN chỉ sử dụng một loại giá thực tế ghi sổ

Trong quá trình bảo quản ở kho thì phân biệt theo từng lô hàng nhập-xuất

Tính theo giá nhập trước xuất trước (FIFO):

Trang 11

Kế toán phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập trước thì xuất trước, hàng nào nhập sau thì xuất sau Căn cứ vào

số lượng xuất để tính giá thực tế xuất theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại tính theo đơn giá thực tếlần nhập tiếp theo Như vậy, giá thực tế của NVL-CCDC tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của NVL-CCDC nhập thuộc các lần mua sau cùng

Điều kiện áp dụng:

Dùng để theo dõi chi tiết về số lượng và đơn giá của từng lần nhập-xuất kho Khi giá NVL-CCDC trên thị trường có biến động chỉ dùng giá thực tế để ghi vào sổ

Tính theo giá nhập sau xuất trước (LIFO):

Phương pháp này phản ánh NVL-CCDC nhập sau nhưng lại xuất trước Khi tính giá mua thực tế của NVL-CCDC phải theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo giá thực tế của các lần nhập trước đó Như vậy, giá thực tế của NVL-CCDC tồn cuối kỳ chính là giá thực tế NVL-CCDC thuộc các lần nhập đầu kỳ

Điều kiện áp dụng: giống với phương pháp nhập trước xuất trước

Tính theo giá bình quân gia quyền:

Phương pháp này dùng để tính giá vốn NVL-CCDC xuất kho theo từng loại Giáthực tế NVL-CCDC xuất được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính

Giá thực tế

NVL-CCDC xuất trong kỳ =

Số lượng NVL-CCDCxuất trong kỳ x

Giá thực tế tồn đầu + giá thực tế nhập trong kỳ

Số lượng tồn đầu + số lượng nhập trong kỳ

Điều kiện áp dụng: áp dụng với DN chỉ dùng 1 loại giá thực tế để ghi sổ và theo dõi

số lượng, giá trị của từng NVL-CCDC nhập-xuất kho

2.2.2 Đánh giá NVL-CCDC theo giá hạch toán.

Do có nhiều loại NVL-CCDC và thường xuyên tăng giảm trong quá trình SX,

mà yêu cầu của công tác kế toán NVL-CCDC phải phản ánh kịp thời tình hình biến

Trang 12

động và số liệu có của NVL-CCDC Vì thế, công tác kế toán NVL-CCDC có thể hạch toán tình hình nhập-xuất hàng ngày theo phương pháp giá hạch toán.

Khi áp dụng phương pháp này thì toàn bộ NVL-CCDC biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá hạch toán hay một loại giá ổn định) Hàng ngày, kế toán

sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị NVL-CCDC nhập-xuất Cuối kỳ phải tính toán để xác định giá trị NVL-CCDC xuất dùng trong kỳ theo các đối tượng và giá mua thực tế bằng cách xác định hệ số giá giữa giá mua thực tế và giá mua hạch toán của NVL-CCDC luân chuyển trong kỳ Cách xác định như sau:

Căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá giữa giá mua thực tế và giá hạch toán, kế toán tính giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ như sau

Giá thực tế

NVL-CCDC xuất trong kỳ =

Giá hạch toán CCDC xuất trong kỳ x

NVL-Hệ số giá giữa giá thực

tế và giá hạch toán

Điều kiện áp dụng:

DN dùng 2 loại giá: giá thực tế và giá hạch toán để hạch toán

DN không theo dõi được về số lượng NVL-CCDC

Tính theo loại nhóm NVL-CCDC

3 Yêu cầu quản lý NVL-CCDC và nhiệm vụ của kế toán NVL-CCDC

3.1 Yêu cầu quản lý NVL-CCDC.

NVL-CCDC là yếu tố đầu tiên trong quá trình SX ra SP Muốn SP đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao và có uy tín trên thị trường thì DN nhất thiết phải tổ chức việc quản lý NVL-CCDC một cách khoa học Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lý tài sản của DN Do đó, yêu cầu quản lý NVL-CCDC được thể hiện ở một số quá trình sau

Quá trình thu mua: phải quản lý về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch SXXD của DN

Quá trình bảo quản: tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn CCDC Để thực hiện được các yêu cầu trên thì cần tổ chức tốt nhà kho, bến bãi, thực hiện đúng chế độ quản lý đối với từng loại NVL-CCDC để không làm ảnh hưởng đếnquá trình SX và kết quả kinh doanh của DN

Trang 13

Quá trình sử dụng: cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức nhất định, dự toán chi phí nhằm giảm mức tiêu hao NVL-CCDC trong giá thành SP, tăng thu nhập và tích lũy cho DN Vì vậy, cần tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hìnhxuất dùng và sử dụng NVL-CCDC trong quá trình SXXD.

Quá trình dự trữ: phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL-CCDC để đảm bảo quá trình SXXD được diễn ra bình thường, không bị ngưng trệ và gián đoạn do việc cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do

dự trữ quá nhiều

3.2 Nhiệm vụ của kế toán NVL-CCDC

Kế toán là công cụ phục vụ việc quản lý kinh tế Để đáp ứng một cách khoa học

và hợp lý, xuất phát từ đặc điểm của NVL-CCDC và yêu cầu quản lý thì chức năng của kế toán NVL-CCDC trong các DN SX cần thực hiện các nhiệm vụ sau

Thực hiện phân loại, đánh giá NVL-CCDC cho phù hợp với nguyên tắc, với yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và quản trị của DN

Tổ chức thống nhất chứng từ, tài khoản kế toán tổng hợp, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng, giá trị thực tế nhập-xuất-tồn và quá trình

sử dụng tiêu hao cho SX của NVL-CCDC

Tham gia phân tích, đánh giá kế hoạch mua bán, kiểm kê đánh giá lại CCDC theo quy định của nhà nước Vận dụng đúng các phương pháp hạch toán, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận thực hiện các chế độ, lập báo cáo về NVL-CCDC phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành phân tích kinh tế

NVL-4 Thủ tục quản lý nhập-xuất kho NVL-CCDC và các chứng từ có liên quan 4.1 Thủ tục nhập kho NVL-CCDC.

Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại NVL-CCDC về đến DN đều phải kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho Khi NVL-CCDC về đến DN thì nhân viên tiếp liệu mang hóa đơn của bên bán lên phòng kế toán Căn cứ vào hóa đơn phòng kế toánxem xét tính hợp lệ rồi tiến hành cho nhập kho Người lập phiếu nhập đánh giá số liệu rồi vào thẻ kho Cuối ngày, thủ kho chuyển phiếu nhập và hóa đơn cho phòng kế toán Kế toán kiểm tra, sửa chữa (nếu sai sót) và thanh toán Đối với một số NVL-CCDC mang tính thiết yếu thì được nhập tại kho dưới chân công trình XD Ví dụ như: đá, gạch, cát.v.v

4.2 Thủ tục xuất kho NVL-CCDC.

NVL-CCDC được xuất cho các đội XD của DN để thi công XD Cán bộ kỹ thuật phòng vật tư lập phiếu xuất giao cho người nhận NVL-CCDC Người nhận

Trang 14

mang phiếu xuất đến kho xin nhận NVL-CCDC Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất để vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán NVL-CCDC hạch toán.

4.3 Các chứng từ kế toán có liên quan.

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ tài chính thì các chứng từ kế toán về NVL-

CCDC bao gồm các loại sau

Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc gồm: phiếu nhập kho (mẫu 01-VT), phiếu xuất kho (mẫu 02-VT), phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT-3LL), biên bản kiểm kê vật tư, SP, hàng hóa (mẫu 08-VT), hóa đơn kiêm phiếu xuất (mẫu 02-BH), hóa đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03-BH) Các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về biểu mẫu, nội dung phương pháp lập Người lập phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ và các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Ngoài các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc trên, các DN có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT).v.v

Chứng từ kế toán về NVL-CCDC phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự vàthời gian hợp lý Do đó, kế toán trưởng quy định việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp

số liệu kịp thời của các bộ phận và cá nhân có liên quan

5 Phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC.

Trong DN SX, việc quản lý và hạch toán NVL-CCDC hàng ngày được thực hiệnchủ yếu ở 2 bộ phận là kho và phòng kế toán Sự liên hệ và phối hợp với nhau trong công việc quản lý và hạch toán đã hình thành nên phương pháp hạch toán chi tiết NVL-CCDC giữa kho và phòng kế toán Hiện nay, việc hạch toán NVL-CCDC giữa kho và phòng kế toán có thể thực hiện theo một trong các phương pháp sau

Phương pháp thẻ song song

Phương pháp số đối chiếu luân chuyển

Phương pháp sổ số dư (mức dư)

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng Tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà mỗi DN có sự nghiên cứu, lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp Vì thế, kế toán cần nắm vững nội dung, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng củatừng phương pháp

5.1 Phương pháp thẻ song song.

* Nguyên tắc hạch toán.

Trang 15

Ở kho: tình hình nhập-xuất-tồn hàng ngày do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng.

Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ chi tiết NVL-CCDC để ghi chép tình hình nhập-xuất-tồn cả về số lượng và giá trị Về cơ bản sổ chi tiết NVL-CCDC có kết cấu giống như thẻ kho nhưng sổ chi tiết NVL-CCDC có thêm cột ghi giá trị

* Trình tự ghi chép.

Ở kho: thủ kho nhận được chứng từ nhập-xuất NVL-CCDC thì kiểm tra tính hợp

lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính số tồn ghi vào thẻ kho, đối chiếu số tồn với số thực tế tồn, đốichiếu số dư với định mức dự trữ và cung cấp tình hình cho bộ phận quản lý để có biện pháp xử lý Định kỳ thủ kho gửi chứng từ lên phòng kế toán hoặc kế toán xuống kho nhận chứng từ (chứng từ nhập-xuất đã được phân loại)

Ở phòng kế toán: mở sổ, thẻ chi tiết NVL-CCDC Khi nhận được chứng từ do thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá, tính tiền rồi ghi vào sổ thẻ chitiết có liên quan Cuối tháng, kế toán cộng sổ thẻ chi tiết để tính tổng nhập-xuất-tồn từng loại NVL-CCDC, vào bảng nhập-xuất-tồn theo từng loại vật tư, đối chiếu với thủ kho và kế toán tổng hợp Trình tự hạch toán chi tiết NVL-CCDC được thê hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 01: Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp thẻ song song.

Chú thích: : ghi hàng ngày

: ghi cuối tháng

: đối chiếu, kiểm tra

* Ưu-nhược điểm và phạm vi sử dụng.

Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra và đối chiếu

Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán bị trùng lặp về số lượng Việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng dẫn đến hạn chế khả năng kiểm tra kịp thời của kế toán

Thẻ khoChứng từ nhập

Sổ, thẻ KTchi tiết

Bảng tổng hợpnhập-xuất-tồn

Chứng từ xuất

Trang 16

Phạm vi sử dụng: áp dụng thích hợp cho các DN có ít chủng loại vật tư, khối lượng nghiệp vụ nhập-xuất ít và không thường xuyên, trình độ chuyên môn của kế toán còn hạn chế.

5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Ở kho: thủ kho ghi chép trên thẻ kho giống như ở phương pháp thẻ song song

Ở phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập-xuất của thủ kho gửi lên, kế toán lập bảng kê nhập-xuất để ghi tình hình nhập-xuất-tồn của từng vật tư ở từng kho vào

sổ đối chiếu luân chuyển Sổ này được mở cho cả năm, nhưng mỗi tháng kế toán chỉ ghi một lần vào cuối tháng và theo dõi cả về chỉ tiêu chất lượng và giá trị Cuối

tháng, kế toán vật tư kiểm tra, đối chiếu với thủ kho và kế toán tổng hợp Trình tự hạch toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp này được khái quát như sau

Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp số đối chiếu luân chuyển.

Bảng tổng hợpnhập-xuất-tồn

Chứng từ xuất

Trang 17

Ở phòng kế toán: theo dõi nhập-xuất NVL-CCDC theo từng nhóm, từng loại theochỉ tiêu giá trị.

sổ số dư của thủ kho, kế toán tính giá trị tồn theo giá hạch toán để ghi số tiền vào sổ

số dư Kế toán vật tư kiểm tra, đối chiếu với thủ kho và kế toán tổng hợp Trình tự kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 03: Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp sổ số dư.

Phạm vi sử dụng: áp dụng cho DN có nhiều chủng loại vật tư, nghiệp vụ ghi chépnhập-xuất nhiều, thường xuyên và trong trường hợp DN đã có sổ danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn kế toán cao

6 Kế toán tổng hợp NVL-CCDC.

6.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng.

Thẻ khoChứng từ nhập

Bảng tổng hợpnhập-xuất-tồn

Chứng từ xuất

Trang 18

Sự biến động NVL-CCDC được phản ánh trực tiếp trên tài khoản cấp 1, cấp 2

Để hạch toán NVL-CCDC, kế toán chủ yếu sử dụng các TK như: TK 152 (NVL), 153(CCDC), 133 (thuế GTGT được khấu trừ), 331 (phải trả người bán).v.v

* Tài khoản 152 (nguyên vật liệu).

TK này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại NVL-CCDC theo giá thực tế TK này có thể mở thành TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại NVL, phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán giá trị của

Tổng số P/S tăng Tổng số P/S giảm

SDCK: giá trị NVL tồn cuối

* TK 153 (CCDC).

TK này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của các loại

CCDC theo giá thực tế Cũng như TK 152, TK 153 cũng được chi tiết thành các TK cấp 2 nhằm phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại DN TK này bao gồm các TK cấp 2 như sau

Trang 19

SDĐK: giá trị CCDC tồn đầu P/S tăng: giá trị thực tế CCDC nhập P/S giảm: giá trị thực tế CCDC xuất tăng do các nguyên nhân khác nhau giảm do các nguyên nhân khác nhau.

Tổng số P/S tăng Tổng số P/S giảm

SDCK: giá trị CCDC tồn cuối

* TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ).

TK này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN Kết cấu của TK này như sau

Nợ TK 133 (Thuế VAT được khấu trừ) Có

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

Kết chuyển thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa được giảm giá

Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại Tổng số P/S tăng Tổng số P/S giảm

SDCK: phản ánh thuế GTGT đầu vào

Còn được khấu trừ và được hoàn lại

Nhưng NSNN chưa hoàn trả

*TK 331 (phải trả người bán)

TK này phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa DN với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký Kết cấu của TK này như sau

Nợ TK 331 (Phải trả người bán) Có

Trang 20

Tiền trả cho người bán vật tư và người Tiền trả người bán vật tư, người

nhận thầu nhận thầu

Tiền ứng trước cho người bán, người Điều chỉnh chênh lệch

nhận thầu (chưa nhận vật tư và SPXD) (giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế)

Tiền giảm giá hàng của người bán và

* Kế toán hạch toán tăng NVL-CCDC tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

Trường hợp NVL-CCDC tăng do mua ngoài:

Bút toán 1: hàng và hóa đơn cùng về Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập, biên bản kiểm nhận Kế toán ghi:

Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Bút toán 3: hàng về chưa có hóa đơn Kế toán lưu phiếu nhập vào hồ sơ “hàng chưa có hóa đơn” Nếu trong tháng có hóa đơn về thì ghi sổ bình thường, nếu cuối tháng hóa đơn chưa về thì kế toán ghi sổ theo giá tạm tính

Trang 21

Bút toán 4: hóa đơn về nhưng hàng chưa về Kế toán lưu hóa đơn vào hồ sơ

“hàng mua đang đi đường” Nếu trong tháng hàng về kế toán ghi:

Cuối tháng hàng chưa về nhưng hàng đã thuộc quyền sở hữu của DN, kế toán ghi:

Nợ TK 151: hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 151: hàng mua đang đi đường

Bút toán 5: NVL-CCDC mua về nhưng kém phẩm chất, sai quy cách DN trả lại hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 331 v.v : người bán trả lại tiền

Có TK 152, 153: hàng trả lại người bán

Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Bút toán 6: hàng thừa so với hóa đơn (giá mua chưa thuế), kế toán ghi:

Nợ TK 152: NVL

Nợ TK 153: CCDC

Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Trang 22

Trường hợp NVL-CCDC tự chế, thuê ngoài gia công chế biến

Bút toán 8: NVL-CCDC tự chế nhập kho hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi:

Nợ TK 152: NVL

Nợ TK 153: CCDC

Có TK 154: chi phí SXKD dở dang

Trường hợp NVL-CCDC tăng do nhận vốn góp liên doanh, được cấp, thưởng.

Bút toán 9: NVL-CCDC tăng do nhận vốn góp liên doanh, được cấp phát, thưởng

* Kế toán hạch toán NVL-CCDC tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thuế GTGT được tính vào giá thực tế, nên khi mua ngoài NVL-CCDC kế toán ghi theo tổng giá hạch toán

Trang 23

Nợ các TK liên quan: 111, 112 v.v.

Nợ TK 138 (8): phải thu khác

Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính

Các trường hợp còn lại kế toán tổng hợp tương tự như phương pháp kế toán hạch toán tăng NVL-CCDC tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Bút toán 4: xuất NVL-CCDC cho vay tạm thời, kế toán ghi

Nợ TK 136 (8): phải thu nội bộ khác

Trang 24

Bút toán 6: đối với CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán phân bổ 1 lần (phân bổ ngay 100%): kế toán căn cứ vào phiếu xuất CCDC để tính giáthực tế CCDC xuất dùng rồi tính phân bổ ngay 1 lần toàn bộ giá trị vào chi phí

SXKD trong kỳ Kế toán ghi:

Có TK 142: giá trị CCDC phân bổ lần đầu

50% giá trị CCDC còn lại khi nào báo hỏng thì mới phân bổ nốt giá trị còn lại

Giá trị phếliệu thu hồi(nếu có)

Khoản bồithường vật chất(nếu có)

Kế toán ghi: Nợ TK 152: giá trị phế liệu thu hồi

Nợ TK 138: số tiền bồi thường vật chất (nếu có)

Nợ TK 627, 641, 642: giá trị phân bổ vào chi phí SXKD

Có TK 142: giá trị phân bổ lần cuối

Phân bổ nhiều lần: xuất CCDC có giá trị lớn dùng cho nhiều kỳ SXKD, kế toán ghi:

Có TK 142: giá trị phân bổ mỗi lần

Nếu CCDC bị mất hoặc hỏng thì kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và giá trị bồi thường, kế toán ghi:

Nợ TK 153: giá trị CCDC thu hồi

Trang 25

Nợ TK 138 (8): giá trị đòi bồi thường

Nợ TK 627, 641, 642: các loại chi phí

Có TK 142: giá trị còn lại cần phân bổ

Quá trình kế toán tổng hợp NVL-CCDC được thể hiện qua sơ đồ sau

TK 151 TK 152, 153 (NVL-CCDC) TK 621

SDĐK: xxx Nhập kho hàng đang Xuất dùng cho SXSP

đi đường kỳ trước

TK 154 TK 154

Nhập kho do tự chế hoặc Xuất tự chế hoặc thuê

thuê ngoài gia công chế biến ngoài gia công, chế biến

TK 411 TK 128, 222 Nhập do góp liên doanh Xuất góp vốn liên doanh

được cấp, tặng, thưởng

TK 338 (1) TK 138 (1)

Tài sản thừa phát hiện khi Tài sản thiếu phát hiện khi

kiểm kê chờ xử lý kiểm kê chờ xử lý

TK 412 TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Chênh lệch giảm do đánh giá lại

SDCK: xxx

Sơ đồ 04: Kế toán tổng hợp NVL-CCDC.

PHẦN II.

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL-CCDC TẠI DOANH

NGHIỆP TƯ NHÂN HUY LẬP.

Trang 26

1.Đặc điểm chung của DN.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của DN.

Tên giao dịch đầy đủ: doanh nghiệp tư nhân Huy Lập.

Trụ sở chính: 360 đường Tô Hiệu - TP Sơn La - Tỉnh Sơn La

DN tư nhân Huy Lập là một DN nằm trên địa bàn Tỉnh Sơn La Tiền thân của

DN là một công trường XD (xí nghiệp XD Huy Lập) được hình thành vào tháng 4/1984 Để phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế xã hội và đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu XD ngày càng cao của đất nước, ngày 12/10/1990 DN đã được Bộ XD cấp giấy phép thành lập DN theo QĐ442/BXD-TCLĐ với tên giao dịch

là “DN tư nhân Huy Lập” và giấy phép kinh doanh số 013113198 tại phòng kinh doanh thuộc Bộ XD Tỉnh Sơn La, đã cho phép DN chính thức đi vào hoạt động Nội dung của giấy phép kinh doanh hành nghề gồm: làm các công việc như nề, mộc, bê tông, lắp đặt trang thiết bị điện, nước và lắp ráp các công trình, nhận thầu thi công các công trình giao thông, công trình thủy lợi, trường học, bệnh viện, công trình côngnghiệp, các công việc hoàn thiện XD, san lấp mặt bằng, mua bán vật tư XD, tư vấn, khảo sát và thiết kế công trình XD v.v

DN tư nhân Huy Lập hoạt động theo pháp luật Việt Nam, là một pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam DN thực hiện chế độ hạch toán độc lập,

có con dấu riêng, độc lập tài sản, có tài khoản được mở tại Ngân Hàng Công Thương Sơn La Có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ theo điều lệ của DN

Trải qua 10 năm XD và phát triển trưởng thành, cùng với sự phát triển toàn diện của công cuộc đổi mới trên cả nước DN tư nhân Huy Lập đã có những chuyển biến tích cực tring việc đổi mới phương thức quản lý và SX Vì vậy, DN đã trúng thầu và được chỉ định thầu nhiều công trình XD Địa bàn hoạt động của DN rất rộng, rải rác ởcác Tỉnh phía bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang v.v

Tuy mới trải qua một thời gian ngắn hoạt động, nhưng với chức năng và nhiệm

vụ của mình thì DN đã phát huy mạnh mẽ khả năng của mình để đạt những thành tíchđáng ghi nhận, đặc biệt là trong những năm gần đây Kết quả hoạt động SXKD của

DN được thể hiện qua bảng biểu sau

Trang 27

Năm

2010Tổng tài sản có 159 438 548 172 963 909 195 498 376 200 000 000Tài sản lưu động 137 499 958 154 748 256 172 922 971 175 000 000Nguồn vốn CSH 17 347 571 18 396 271 26 437 500 30 000 000Nguồn vốn kinh doanh 16 893 936 17 921 398 25 239 465 30 000 000Tổng doanh thu 215 487 348 223 661 936 198 037 465 220 000 000Tổng nợ phải trả 142 090 976 157 567 357 169 060 576 145 000 000

Nợ phải trả trong kỳ 135 894 207 147 192 207 147 047 934 145 000 000Khả năng thanh toán 135 894 207 147 192 207 140 000 000 145 000 000Giá trị công trình 97 345 678 115 816 750 130 820 632 150 000 000

Bảng biểu 01: HĐSXKD của DN trong 3 năm gần đây.

Từ bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản lượng của DN tăng không ngừng qua các

năm Những con số này cho thấy sự phát triển của DN đã có nhiều cố gắng của ban Giám Đốc và tập thể cán bộ CNV trong DN đã hoạt động một cách khoa học và đạt được hiệu quả cao

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của DN.

* Chức năng và nhiệm vụ của DN.

XD chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm để phù hợp với mục đích đã đặt ra và nhu cầu của thị trường, ký kết và tổ chức các HĐKT đã ký với các đối tác

Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý, thực hiện nghĩa vụ đối với người LĐ theo quy định của luật LĐ-luật công đoàn

Chịu sự kiểm tra của Bộ XD, tuân thủ quy định thanh tra của nhà nước, thực hiệnbảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh theo pháp luật

Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo quy định của DN và cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo

Công bố báo cáo tài chính hàng năm, thông báo các thông tin về hoạt động của

DN theo quy định của Chính Phủ

Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của nhà nước, nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng của DN để tiến hành SXKD có hiệu quả Thường xuyên chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ CNV, thực hiện các chế độ khen thưởng và kỷ luật công bằng có hiệu quả

* Đặc điểm hoạt động SXKD của DN.

Là một DN tư nhân trực thuộc Bộ XD, do đó các công trình của DN được tiến hành thông qua các gói thầu và chỉ định thầu DN lập kế hoạch SXXD cụ thể, đảm

Trang 28

bảo được việc cung cấp NVL-CCDC, máy móc thiết bị, tổ chức thi công hợp lý, đảm bảo tiến độ và chất lượng của các HĐKT

Việc quản lý vật tư và máy móc thiết bị được giao cho phòng vật tư theo dõi trong suốt thời gian XD các công trình LĐ được sử dụng chủ yếu là CNV của DN, chỉ thuê LĐ phổ thông trong trường hợp công việc gấp rút để đảm bảo tiến độ thi công

Do có địa bàn SXXD trải rộng trên nhiều Tỉnh, DN tùy theo công trình có quy

mô lớn, vừa, nhỏ hay phức tạp mà có các hình thức áp dụng, biện pháp xử lý theo các

mô hình quản lý khác nhau cho từng dự án Điều đó giúp DN luôn đạt chỉ tiêu năng suất, chất lượng (năm 2009 DN đã XD được 26 công trình với giá trị là rất lớn) Bên cạnh đó, DN thường xuyên giám sát, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các công trình nhằm

hướng tới mục tiêu: “Tiến độ-chất lượng-an toàn-hiệu quả”.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, bằng sự nỗ lực của bản thân DN đã

không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo được uy tín với khách hàng

Sửa chữa thiết bị thi công

Mua bán vật tư NVL-CCDC XD, thiết bị máy móc giao thông

Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình

1.3.2 Quy trình công nghệ SXSPXD của DN.

Quá trình được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với các đơn vị chủ thầu

Tiêu chuẩn chất lượng của SPXD là những công trình, hạng mục công trình có kiến trúc quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài và phải tuân thủ theo các quy phạm SP có giá trị lớn, dặc biệt là không di chuyển được Vì vậy, máy móc thiết

bị phải di chuyển theo địa điểm SX

Hiện nay, hình thức tổ chức SX được áp dụng phổ biến trong các DNXD là phương pháp giao khoán SP cho các đội, tổ thi công với hình thức khoán trọn gói và hình thức khoán theo từng khoản chi phí

Trang 29

Do tính đa dạng và phức tạp của SPXD mà công nghệ thi công trong XD cũng phụ thuộc vào tính chất kết cấu của từng loại SPXD Mỗi công trình đòi hỏi một quy trình công nghệ riêng biệt để phù hợp với hình dáng, kích thước, đặc điểm kết cấu và yêu cầu kỹ thuật của từng công trình XD Là một đơn vị XDCB, nên SPSX của DN

có những nét đặc trưng riêng của ngành XD: các công trình, hạng mục công trình có quy mô rất lớn, kết cấu hết sức phức tạp, thời gian thi công lâu dài, khối lượng thi công đều diễn ra ở ngoài trời Do vậy, quá trình SX rất phức tạp Sau khi hoàn thiện công trình được nghiệm thu ngay, bàn giao và đưa vào sử dụng Các SP của DN không trực tiếp trao đổi trê thị trường như các SP hàng hóa khác, mà nó chỉ được thực hiện sau khi có đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng đã ký kết Tất cả các công trình,hạng mục công trình XD của DN đều phải trải qua các giai đoạn công nghệ nhất định sau

Xử lý nền móng: chuẩn bị mặt bằng thi công, đổ móng công trình v.v

XD phần kết cấu thân chính trọng điểm nhất của công trình: tiến hành làm từ dướilên trên, tạo ra phần thô của SP theo bản thiết kế kỹ thuật Đồng thời, lắp đặt các hệ thống máy móc, điện nước, cầu thang máy v.v

Hoàn thiện công trình: trang trí từ trên xuống, tạo vẻ mỹ quan kiến trúc cho SP như quét vôi, sơn, trang trí nội thất, ngoại thất v.v

Quá trình SXSPXD của DN được thể hiện qua sơ đồ sau:

Tổ chức nghiệm thukhối lượng và chất

Lập phương án thi công

Bảo vệ phương

án, biện pháp

thi công

Trang 30

Sơ đồ 05: Quy trình công nghệ SXSP của DN.

1.3.3 Công tác tổ chức quản lý và tổ chức SX của DN.

Kể từ khi thành lập, bộ máy quản lý của DN cũng có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên, về cơ cấu cũng như phạm vi quản lý Đến nay, DN tư nhân Huy Lập đã có

bộ máy quản lý tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và đạt được hiệu quả cao Điều đó đã đánh dấu một mốc quan trọng đối với sự phát triển của DN

DN tôt chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, chức năng được phân chia thành nhiều cấp quản lý khác nhau Với cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có mối quan hệ phân công cụ thể và trách nhiệm rõ ràng đã tạo ra hiệu quả tối đatrong SXXD cho DN Bộ máy tổ chức quản lý của DN được khái quát như sau

30

Lập bảng nghiệm thu, thanh toán công trình

Phòng

kế toán

Phòng hành chính

Phòng QL vật

tư, máy móc

Đội cơ giới Xưởng Đội XD Đội XD Đội XD Đội XD Đội XD

Trang 31

Sơ đồ 06: Bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức SX của DN.

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ chức năng qua lại, đối chiếu (ngang hàng)

Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc: là người điều hành chung toàn DN, là người quyết định các phương ánkinh doanh, các nguồn tài chính và chịu trách nhiệm mọi mặt về khả năng SXKD củamình trước toàn thể DN và trước pháp luật về quá trình hoạt động của DN

Phó GĐ kỹ thuật XD, quản lý vật tư-máy móc: là người giúp việc cho Giám Đốc

và trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt động về kỹ thuật XD, thi công công trình, quản lý vật tư cũng như các máy móc thiết bị của DN

Phó GĐ quản lý tài chính, hành chính: là người giúp việc cho Giám Đốc và trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt động về mặt tài chính, hành chính, nội vụ trong DN Phòng kỹ thuật dự án: là phòng có nhiệm vụ lập và giao kế hoạch cho các đối tượng XD, thi công các công trình Phòng này luôn nắm chắc các nguồn thông tin, các dự án đầu tư XDCB, quy mô công nghệ, vốn đầu tư cũng như tiến độ thi công củatừng công trình Phòng này tham mưu cho Giám Đốc đấu thầu các công trình XD, lập

hồ sơ đấu thầu, nghiên cứu và thiết kế các dự án để trình duyệt, tổ chức giám sát thi công, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công theo đúng bản thiết kế và hợp đồng Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám Đốc, tìm kiếm thị trường, lập

kế hoạch mua sắm vật tư và máy móc thiết bị, triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu về giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, chủng loại, số lượng Mở sổ theo dõi và hướng dẫn các bộ phận thực hiện đầy đủ các quy định của DN, lập báo cáo

XD, soạn thảo hợp đồng XD

Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho Giám Đốc, tổng hợp ghi chép kịp thời mọi hoạt động SXKD của DN Phân tích và đánh giá mọi hoạt động kinh tế nhằm cung cấp thông tin cho Giám Đốc để ra các quyết định Phòng này có nhiệm vụ áp dụng chế độ kế toán hiện hành và tổ chức tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện công tác bảo toàn và phát triển vốn mà DN giao,tổ chức hạch toán, lập kế hoạch động viên các nguồn vốn nhằm đảm bảo SXXD đúng tiến độ, có chức năng kiểm tra

Trang 32

thanh toán với Ngân Hàng, thực hiện báo cáo đúng quy định, tổ chức kiểm kê thườngxuyên theo yêu cầu của cấp trên.

Phòng hành chính: Điều hành về công tác tổ chức nhân sự và tính chính xác trong quá trình thực hiện Quản lý hồ sơ nhân sự, sắp xếp điều hành nhân sự, soạn thảo văn bản, ra quy định và quyết định trong phạm vi công việc được giao, tổ chức công việc in ấn tài liệu, tiếp nhận phân phối văn bản và báo chí hàng ngày, quản lý con dấu của bản thảo Tham mưu cho Giám Đốc trong XD kế hoạch, tổ chức đào tạo, tuyển dụng LĐ, bổ nhiệm tăng lương và bậc thợ cho cán bộ CNV, chuẩn bị các cuộc họp cho DN

Phòng quản lý vật tư, máy móc thiết bị: Tham mưu cho Giám Đốc, quản lý vật tư

và máy móc thiết bị Nghiên cứu, theo dõi về việc mua và sử dụng vật tư, máy móc thiết bị, theo dõi việc di chuyển và thay thế phụ tùng của máy móc thiết bị

Các đội XD, xưởng sửa chữa, đội cơ giới sửa chữa: đội cơ giới sửa chữa và xưởng sửa chữa trực tiếp thực hiện việc sửa chữa tại DN và ở các công trình trên khắp các địa bàn khác nhau Các đội XD có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện thi công XDcác công trình Các bộ phận này có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, hàngtháng báo cáo nguồn vốn mà đội đã sử dụng Tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường việc làm, liên kết hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt công việc thi công theo trình tự thủ tục Chấp hành báo cáo định kỳ theo đúng tháng, quý, năm Cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng có liên quan khác

Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian XD mang tính chất đơn lẻ Nên lực lượng LĐ của DN được chia thành các đội XD riêng lẻ, mỗi đội phụ trách XD một công trình Tùy thuộc vào yêu cầu thi công XD trong từng thời kỳ mà

số lượng các đội XD sẽ thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DN thể hiện sự tương quan, tương hỗ lẫn nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Qua đó thể hiện được tính logic, khoa học trong công tác quản lý về mọi mặt nhằm đưa DN tiến hành hoạt động SXKD XD đạt hiệu quả cao

1.3.4 Tình hình LĐ và sử dụng LĐ của DN.

Tại DN, LĐ được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như: phân loại theo quan hệ với quá trình SXXD, phân loại theo giới tính, theo độ tuổi và theo trình độ

LĐ Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng thông tin mà phân loại cho phù hợp

Là một DN có quy mô hoạt động rộng, nên số lượng công việc cần hạch toán rất nhiều Vì vậy, DN thực hiện chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình Cơ cấu

LĐ của DN được thể hiện qua bảng biểu đánh giá sau

STT

Năm Chỉ tiêu

giữa 2 năm(người)

Sốngười

Cơ cấu(%)

Sốngười

Cơ cấu(%)

Trang 33

Bảng biểu 02: Cơ cấu LĐ của DN.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số LĐ năm 2009 tăng 5 LĐ so với năm 2008, tương ứng tăng 0,2%, mức tăng không đáng kể và không làm biến động đến tổ chức của toàn DN Số lượng LĐ của DN tương đối đông, vì do đặc thù của nghề SXXD đòi hỏi tốn khá nhiều nhân lực di chuyển theo từng công trình XD Nhân công luôn được DN điều chuyển giữa các đội với nhau để phù hợp với công việc, nhưng không gây khó khăn trong quản lý

DN liên tục tuyển LĐ để đào tạo công tác nghề toàn diện, kết hợp chặt chẽ với đào tạo thực hành trong SXXD Ngoài việc đào tạo cho công nhân, DN còn tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức trong toàn bộ DN

1.3.5 Kết quả hoạt động SXKD của DN trong những năm gần đây.

Qua 10 năm hoạt động với nhiều thuận lợi cũng như trải qua nhiều khó khăn và thử thách, DN đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường

XD Trong những năm gần đây, DN đã và đang được đánh giá là một trong những

DN hoạt động có hiệu quả DN đã hoàn thành nhiều công trình đạt hiệu quả cao như: các dự án thuộc nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy lợi, công trình giao thông,cầu cống, trường học, các cơ quan khác v.v Tất cả đã đánh dấu những mốc son thành công sáng ngời trên con đường hoạt động của DN

DN quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, DN thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng mua bán, thi công XD các công trình luôn hoàn thành nhiệm nhiệm vụ Hàng năm, DN đã trích nộp lên cấp trên gần 1 tỷ đồng, nộp NSNN hơn 1 tỷ đồng, doanh thu đạt khoảng 200 triệu Với tiềm năng và kết quả hoạt động SXXD, hiện nay DN đang tập trung đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu để nhận đấu thầu XD các công trình DN tin chắc rằng sẽ cố gắng ngày càng đạt được nhiều kết quả cao hơn trên đà phát triển trong tương lai

1.3.6 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của DN.

DN tư nhân Huy Lập đã trải qua 10 năm hoạt động với biết bao nhiêu thử thách trên con đường phát triển của mình Mặc dù vậy, DN luôn cố gắng vượt bậc quyết

Trang 34

tâm XD một DN vững mạnh để khẳng định vị trí của mình trên đấu trường XD Trong những năm qua DN đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thiện, mở rộng để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.

Là một DN có truyền thống trong ngành XD, có đội ngũ quản lý cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về cơ chế mới, giúp DN quen dần với biến động của thị trường

XD DN có tiềm lực về tài chính, nợ dài hạn của DN cơ bản đã thanh toán xong, quỹ nguồn vốn của DN đáp ứng được chỉ tiêu ngắn hạn và trung hạn mà không cần vay vốn Ngân Hàng Điều kiện giúp DN vững chắc hơn là cơ chế thị trường đã thông thoáng, hàng rào thuế quan đã được loại bỏ khi nước ta ra nhập WTO, thị trường pháttriển mở rộng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy DN phát triển

Ngoài ra, DN còn có một đội ngũ LĐ lành nghề, có trình độ chuyên môn trong công việc, kỹ thuật nghề nghiệp khá vững, trình độ nhận thức tương đối tốt Điều nàycũng là một trong những điều kiện thuận lợi tạo đà co DN phát triển mạnh hơn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, DN cũng phải trải qua không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của mình Xuất phát từ một công trường còn yếu kém

về kinh tế, thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất và kiến trúc hạ tầng còn lạc hậu Đây cũng là một nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển XD của DN

Là một DN XDCB nên SPSX là những công trình, hạng mục công trình mang những nét đặc trưng riêng Đòi hỏi một nguồn LĐ lớn, chi phí cao, thời gian dài nên

đã làm cho nguồn vốn của DN có thể bị tồn đọng Việc vận chuyển máy móc theo địađiểm SX là vấn đề rất khó khăn và yêu cầu chi phí lớn Mặt khác, DN chưa SX được vật tư để phục vụ cho SXXD, DN vẫn phải nhập mua ngoài nên giá trị gia tăng còn hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời

Số lượng cán bộ phòng kinh doanh còn ít, điều này cũng gây cản trở khó khăn trong hoạt động tìm kiếm thị trường XD cho DN

1.3.7 Tổ chức công tác kế toán tại DN.

* Hình thức, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán.

Chúng ta biết rằng, kế toán là một công cụ quan trọng trong những công cụ quản

lý kinh tế Kế toán thực hiện chức năng cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và có hệ thống cho các đối tượng sử dụng như các nhà quản lý, cơ quan chức năng nhà nước, Ngân Hàng v.v Việc tổ chức công tác kế toán phải theo đúng quy định của nhà nước và phù hợp với DN

Để phù hợp với tình hình hoạt động SXXD của mình, DN tư nhân Huy Lập đã tổ chức bộ máy kế toán tại DN như sau

Kế toán trưởng

KT tổng hợp

Trang 35

Sơ đồ 07: Bộ máy kế toán của DN.

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ chức năng qua lại, đối chiếu (ngang hàng)

Chức năng của từng bộ phận kế toán:

KT trưởng: phụ trách chung về kế toán, tổ chức công tác kế toán của toàn DN: tổ chức bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ, tài khoản áp dụng, cách luân chuyển chứng từ, cách tính lập bảng báo cáo kế toán, theo dõi chung về tình hình tài chính của DN, hướng dẫn và giám sát hoạt động chi theo định mức đúng với tiêu chuẩn của DN và nhà nước

KT tổng hợp: tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của DN, dựa trêncác chứng từ gốc mà các bộ phận kế toán khác chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán

KT tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến tính lương, trả lương và khen thưởng cho người LĐ

KT tiền mặt, tiền vay, TGNH: theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến số tiền hiện có, sự biến động tăng giảm của các loại tiền dựa trên chứng từ như: phiếu thu-chi, giấy báo nợ, giấy báo có, biên lai thu v.v

KT công trình: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế P/S tại công trình thi công XD

KT thanh toán công nợ: theo dõi tình hình biến động của các khoản thu nợ, thanh toán nợ đối với các chủ thể kinh tế

KT đội: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đội mình nơi có công trình thi công XD

DN tư nhân Huy Lập là DN hạch toán phụ thuộc vào báo số, tổ chức công tác kế toán bao gồm việc XD các quy trình hạch toán, phân công quy định mối liên hệ, giải quyết mối liên hệ giữa các nhân viên kế toán cũng như các bộ phận khác trong DN Công tác kế toán trong DN được tổ chức theo mô hình bộ máy kế toán tập trung

DN áp dụng hình thức này là vì: DN chỉ có một phòng kế toán duy nhất, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây Phòng này ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán các công trình, đánh giá các hoạt động tài, chính giúp cho Giám Đốc chỉ đạo có hiệu quả Đồng thời gửi báo cáo lên Giám Đốc DN

KT tiền lương,

BHXH, BHYT

KT tiền mặt,TGNH

KT thanhtoán công nợ

KT côngtrình

KT các đội

Trang 36

* Hình thức ghi sổ kế toán tại DN.

Hình thức ghi sổ kế toán là hệ thống sổ sách dùng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp các số liệu từ các chứng từ kế toán theo trình tự và các ghi chép nhất định Trong chế độ kế toán ban hành theo QĐ15/2006 ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính đã quy định rõ việc mở sổ, ghi chép, quản lý lưu trữ và bảo quản số kế toán Còn việc tổ chức vận dụng thì mỗi DN áp dụng một hệ thống sổ sách cho một kỳ kế toán là khác nhau Căn cứ vào hệ thống tài khoản, các chế độ thể lệ kế toán và yêu cầu quản lý của DN để mở sổ tổng hợp và sổ chi tiết

Hiện nay, DN tư nhân Huy Lập đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ nhật ký chung Sơ đồ ghi sổ theo hình thức này được thực hiện như sau

: đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế P/S vào NKC, sau đó vào sổ cái các tài khoản phù hợp Cuối tháng (quý, năm) kế toán khóa sổ và thẻ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết Sau đó, kế toán đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ NKC, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết với nhau để làm cơ sở lập báo cáo tài chính

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cáiBảng cân đối số P/S

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Trang 37

Do NVL-CCDC của DN có khối lượng và giá trị là rất lớn, thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế P/S Để theo dõi được tình hình tăng giảm và sự biến động của các loại vật tư, DN đã thực hiện hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Niên độ kế toán tại DN:

Niên độ kế toán là khoảng thời gian mà DN có thể cung cấp định kỳ các thông tintài chính Cũng như hầu hết các DN khác, DN tư nhân Huy Lập áp dụng kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N

Đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng tại DN:

Các DN tổ chức công tác kế toán dựa trên cơ sở đơn vị đo lường duy nhất là tiền

tệ DN tư nhân Huy Lập là một DN hoạt động tuân theo pháp luật Việt Nam, vì thế đơn vị tiền tệ mà DN sử dụng để ghi chép kế toán là Việt Nam đồng

Phương pháp khấu hao TSCĐ:

Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng

TK loại 7 (thu nhập khác): TK 711

TK loại 8 (chi phí khác): TK 811

TK loại 9 (XĐKQKD): TK 911

Trang 38

TK loại 0 (tài khoản ngoài bảng): gồm TK 001, 002, 004, 008 v.v.

Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng:

DN sử dụng chứng từ theo đúng nội dung phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định này đều được áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Để hạch toán NVL-CCDC tại DN, kế toán sử dụng các chứng từ và biểu mẫu sau theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

BB (*) HD(*)

A Chứng từ kế toán ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC.

6 Phiếu xác nhận SP hoặc công việc

Trang 39

4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x

B Các chứng từ ban hành theo văn bản pháp luật khác.

7 Bảng kê mua hàng vào không có

Trang 40

12 Sổ kho S12-DN

14 Sổ theo dõi NVL-CCDC, TSCĐ tại công trình S22-DN

16 Sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ S32-DN

Bảng biểu 04: Hệ thống sổ sách kế toán của DN.

2 Thực tế công tác kế toán NVL-CCDC tại DN tư nhân Huy Lập.

2.1 Phân loại NVL-CCDC.

Do đặc thù của công việc XD đã đòi hỏi DN phải sử dụng một khối lương CCDC là rất lớn NVL-CCDC bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một vai trò tính năng lý hóa riêng Để quản lý tốt thì DN cần phải phân loại NVL-CCDC và theo dõi ở từng kho Nhưng công tác hạch toán kế toán do sử dụng mã vật tư nên DN không sử dụng TK cấp 2 DN tiến hành XD mã vật tư riêng cho từng loại NVL-CCDC Quá trình DN sử dụng mã vật tư như sau

NVL-* Nguyên vật liệu.

NVL không phân chia thành NVL chính hay NVL phụ, mà tất cả NVL đều đượccoi là NVL chính, là đối tượng LĐ chủ yếu của DN, là cơ sở vật chất cấu thành nên

SP CDCB Ví dụ như: xi măng, sắt thép, gạch, ngói, đá, cát v.v

Trong mỗi loại NVL lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: xi măng trắng, xi măng P300, xi măng P400, thép 6, thép 10, thép tấm, gạch chỉ, gạch rỗng,gạch xi măng v.v

Nhiên liệu: là loại NVL có tác dụng cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe

cộ như xăng, dầu v.v

Ngày đăng: 20/01/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp số đối chiếu luân chuyển. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 2 Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp số đối chiếu luân chuyển (Trang 16)
Sơ đồ 03: Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp sổ số dư. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 03 Kế toán chi tiết NVL-CCDC theo phương pháp sổ số dư (Trang 17)
Sơ đồ 04: Kế toán tổng hợp NVL-CCDC. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 04 Kế toán tổng hợp NVL-CCDC (Trang 25)
Sơ đồ 05: Quy trình công nghệ SXSP của DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 05 Quy trình công nghệ SXSP của DN (Trang 30)
Sơ đồ 07: Bộ máy kế toán của DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 07 Bộ máy kế toán của DN (Trang 34)
Sơ đồ 08: Hình thức ghi sổ kế toán của DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 08 Hình thức ghi sổ kế toán của DN (Trang 36)
Bảng biểu 04: Hệ thống sổ sách kế toán của DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Bảng bi ểu 04: Hệ thống sổ sách kế toán của DN (Trang 40)
Sơ đồ 09: Thủ tục nhập kho NVL-CCDC của DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 09 Thủ tục nhập kho NVL-CCDC của DN (Trang 41)
Sơ đồ 10: Kế toán chi tiết NVL-CCDC tại DN. - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
Sơ đồ 10 Kế toán chi tiết NVL-CCDC tại DN (Trang 57)
Điều 2: Bảng kê mặt hàng (khối lượng nhận thầu). - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
i ều 2: Bảng kê mặt hàng (khối lượng nhận thầu) (Trang 66)
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NVL-CCDC - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NVL-CCDC (Trang 68)
BẢNG PHÂN BỔ NVL-CCDC - Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập” ppt
BẢNG PHÂN BỔ NVL-CCDC (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w