1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tài liệu hỗ trợ giáo viên THCS Quảng Ninh)

58 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùngvới tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái

Trang 3

MỤC LỤC

Chuyên đề 1 Biển, đại dương đối với đời sống và sản xuất 5

3

Trang 4

Lời nói đầu

Trang 5

CHUYÊN ĐỀ 1

BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

PHÂN I MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

I VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụngthế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùngvới tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷtới Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển

Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu

Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá

1 Tài nguyên sinh vật biển

Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng trăm ngàn loài động vật, thực vật và vi sinh vật Đây là kho thực phẩm vô cùng quý giá, đặc biệt là ở các vùng thềm lục địa Bên cạnh các loài hải sản quen thuộc dùng làm thực phẩm như cá , tôm, cua, mực ; ở các biển và đại dương vùng cực, còn có cácloài động vật lớn như cá voi, cá mập, báo biển, gấu biển là nguồn cung cấp thịt,

mỡ, da và lông quý cho công nghiệp Thực vật ở biển và đại dương có các loài rong và tảo đủ màu sắc, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất

Sản lượng khai thác thủy sản từ biển và đại dương toàn thế giới liên tục gia tăng trong thời gian qua Theo đánh giá của FAO, lượng thủy sản đánh bắt tối đa

từ biển là 100 triệu tấn

5

Trang 6

Cá biển Cá voi xanh

Cá heo Cá mập

Rùa biển Ốc hương

Trang 7

Một chợ cá lớn nhất ở Nhật Bản Khai thác hải sản ở Đài Loan

2 Tài nguyên khoáng sản

Biển và đại dương là nguồn vô tận muối ăn và muối dùng trong công nghiệp hoá chất Tổng lượng muối tan chứa trong biển khoảng 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, I ốt và 60 nguyên tố hóa học khác Dưới đáy các biển và đại dương có nhiều khoáng sản và mỏ quặng lớn như dầu khí, quặng sắt, mangan, quặng sa khoáng Nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều ( than xanh), năng lượng sóng hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người

Khai thác dầu khí ngoài khơi Năng lượng đại dương xuất hiện dưới dạng

sóng, hải lưu và thuỷ triều

3 Mặt biển và đại dương là những đường giao thông thủy

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay

từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với

7

Trang 8

nhau trên thế giới Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế

Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trongbuôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển

Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó

Chuyên chở hàng hoá vận tải Tàu du lịch đến Việt Nam

bằng đường biển trên thế giới

Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên

đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển và là đầu mối giao thôngquan trọng của một quốc gia có biển

Cảng biển Monaco Tàu biển neo đậu ở cảng Hải Phòng

Trang 9

Đường biển là nhịp cầu nối liền giữa các lục địa; biển và đại dương cũng sẽ là địa bàn mới cho con người mở rộng phạm vi sinh sống của mình Ngoài ra, đây còn là điều kiện cho phát triển nhiều ngành sản xuất mới như công nghiệp biển, nông nghiệp biển

4 Biển và đại dương là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí

Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng

Bãi tắm Santorini của Hy Lạp nằm trên bờ biển Địa Trung hải

Ốc đảoTahiti nằm ở vùng nam Thái Bình Dương- Thiên đàng giữa biển khơi

II BIÊN VIET NAM

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa "hình chữ S" mà còn có cả vùng biển rộng trên

1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền

9

Trang 10

Biển Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,

ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các

eo biển Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông

Biển Đông đóng vai trò là chiếc ''cầu nối'' cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vựccũng như của thế giới.Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ

và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Inđônêxia, Xinhgapo đến Ôxtrâylia và Niu Di Lân Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước

ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

Dọc bờ biển có trên l00 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó, một số nơi

có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn , kể cả cấp trung chuyển quốc tế

Trang 11

các điều kiện lý tưởng

về địa lý, tự nhiên để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế

Tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước

Vùng biển Việt Nam có tới 11.000 loài sinh vật cư trú và được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5%, còn lại là mực, tôm Ngoài

ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân (chiếm50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh dưỡng), mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn

11

Trang 12

Thu hoạch tôm( Quảng Trị) Khai thác cá biển ( Vũng Tàu)

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt

và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển

Một dàn khoan của Petro Việt Nam Muối biển

Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch Dọc bờ biển hình chữ S của chúng ta, có nhiều bãi biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển, với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển

Trang 13

Bãi biển Mũi Né ở Phan Thiết, Bình Thuận Khách du lịch đường biển

cập cảng Đà Nẵng

III VÙNG BIỂN QUẢNG NINH

Quảng Ninh là tỉnh ven biển ở phía Đông Bắc nước ta, có vị trí địa lý thuận lợi,

có nhiều tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên

40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu Hạ Long có nhiều đặc sản quí như các loại cá ngon, tôm he, hải sâm, bào ngư, sá sùng

Biển đảo Côtô, Quảng Ninh

Nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ đa dạng, phong phú (cát, titan )

Hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội địa phong phú (gồm 6 cảng biển, hàng trămcảng, bến thuỷ nội địa) Với lợi thế có trên 250km bờ biển, 1.553 vùng vịnh kín và

13

Trang 14

có cảng biển nước sâu thông thương với các tuyến đường biển quốc tế đã tạo choQuảng Ninh có nhiều tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế cảng biển Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiềubãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được Unesco xếphạng di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay đang được bầu chọn 1 trong 7 kỳ quanthiên nhiên thế giới.Bên cạnh đó, còn có Vịnh Bái Tử Long và rất nhiều hòn đảo,bãi biển đẹp, hấp dẫn là những địa danh lý tưởng cho phát triển kinh tế du lịchnhư: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Trà Cổ (Móng Cái), BãiCháy (Hạ Long)

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng ở vùng biển Ðông Bắc Việt Nam,thuộc tỉnh Quảng Ninh Ðây là một trong những điểm du ịich của Việt Nam đượcUNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long là một vịnh kín trongmột vùng biển rộng, có diện tích khoảng 1.500km2, có đường bờ biển khúc khuỷuvới bãi tắm đẹp - Bãi Cháy - ở ngay trung tâm, và cả một thế giới với hàng nghìnđảo lớn nhỏ, chủ yếu là các đảo đá vôi quần tụ rất tự nhiên Hạ Long có sức hấpdẫn đặc biệt các du khách bằng vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng thơ mộng Khách du lịch đến Hạ Long vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng tìm thấy vẻ đẹpriêng đầy quyến rũ đến mê hoặc của nó

Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong lòng khách du lịchđường biển mỗi khi đến Việt Nam.Trong những năm gần đây, hoạt động du lịchđường biển của Quảng Ninh có những bước phát triển mạnh mẽ, lượng khách dulịch đường biển đến Hạ Long ngày càng tăng Nếu như trước đây, khách du lịch

Trang 15

tàu biển đến Hạ Long với số lượng không đáng kể, thì đến nay, mỗi năm QuảngNinh đón hàng trăm chuyến tàu với hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.

Khách du lịch đường biển đến Quảng Ninh

IV VẤN Ề Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY GIẢM TÀI NGUYÊN BIỂN

VÀ ĐẠI DƯƠNG

1 Vấn đề ô nhiễm môi trường biển và đại dương

Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và của conngười và với môi trường tự nhiên Song biển và đại dương đang chịu nhiều sức ép

về môi trường do đã và đang được xem là “bãi rác khổng lồ” của con người Côngước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển:

- Các hoạt động trên đất liền: chất thải do hoạt động sinh hoạt và sản xuất (côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ) của con người theo các dòng chảy sông suối rabiển

- Do hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên (dầu khí, thủy sản, ) trên thềmlục địa và đáy đại dương

- Thải các chất độc hại ra biển một cách có hoặc không có ý thức: Trong nhiềunăm, biển sâu là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ, đạn, dược,bom mìn… của nhiều quốc gia trên thế giới

- Hoạt động giao thông vận tải biển: rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyềntrên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển Bên cạnh đó, các tàuthuyền thường xuyên thải dầu cặn trực tiếp xuống biển

- Ô nhiễm không khí: Nồng độ CO2

cao trong không khí sẽ làm lượng CO2

hòa tan trong nước biển tăng Nhiều chất

độc hại và bụi kim loại nặng được không

khí mang ra biển Sự gia tăng nhiệt độ

không khí do hiệu ứng nhà kính sẽ gây

Đại dương đang bị axit hoá15

Trang 16

- Ô nhiễm không khí: Nồng độ CO2

cao trong không khí sẽ làm lượng CO2

hòa tan trong nước biển tăng Nhiều chất

độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển Sự gia tăng nhiệt độ không khí do hiệu ứng nhà kính sẽ gây tan băng ở 2 cực, làm dâng cao mực nước biển, thay đổi môi trường sinh thái biển

Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một sốdạng như sau:

- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm

trong nước biển như dầu, kim loại nặng,

các hoá chất độc hại

- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích

tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ

- Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngậpmặn, cỏ biển v.v

- Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trongcác thực phẩm lấy từ biển

2 Vấn đề suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển

Nguồn hải sản dưới lòng tất cả các đại dương trên thế giới đang suy giảm mộtcách đáng lo ngại Tại Châu Á, nguồn hải sản trong 25 năm qua đã giảm đến 30%.Ngư dân phải đi ra biển xa hơn so với lúc trước, và khi trở về, số cá họ bắt đượclại ít hơn

Ông Stephen Hall, người đứng đầu Trung Tâm Cá Thế Giới, một viện nghiêncứu của Malaysia, nói rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là nạn khaithác hải sản quá mức, ông Hall nói đây mới là mối đe dọa lớn nhất đối với cácvùng biển quanh lục địa châu Á Ông Hall giải thích: “Lý do chủ yếu đưa đến nạnkhai thác quá mức thực ra rất giản dị Có quá nhiều tàu đánh cá, và có quá nhiềungười đang kiếm sống nhờ vào các nguồn hải sản.”

Một nghiên cứu khoa học công bố ngày 3-11-2006 cho biết phần lớn các loài

có thể sẽ biến mất vào năm 2048 và nước biển ngày càng bị ô nhiễm nặng đếnmức không còn loài thủy tộc nào sống nổi

Trang 17

Bạn có biêt?

Bình Thuận: Thủy triều đỏ đến hẹn lại lên?

Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm, cứđến tháng 6 âm lịch, bờ biển Bình Thuận lại xuất hiện trứngbáng mà các nhà khoa học thường gọi là tảo nở hoa haythủy triều đỏ, ảnh hưởng lớn đến môi trường và ngành dulịch

Báo Khoa học và Đời sống cùng báo Gia đình và Xã hộicho biết: Chất độc do tảo nở hoa làm ảnh hưởng tới thầnkinh, hủy diệt hoặc gây nhiễm độc cho các sinh vật biển Con người ăn phải cácsinh vật này sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong Tảo này sẵn có trong nước biển nên

cứ gặp nhiệt độ tăng, sự trao đổi nước kém chất hữu cơ trong môi trường tăng làbùng phát Nếu không khống chế, giám sát chặt chẽ nguồn chất thải, ngăn chặnviệc xả chất thải xuống biển thì sự xuất hiện của thủy triều đỏ là rất khó lường

PHẦN II GỢI Ý HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức: HS có khả năng:

- Nêu vai trò của biển và đại dương đối với đời sống và sản xuất của conngười

- Trình bày được biển nước ta nói chung và vùng biển Quảng Ninh nói riêng

đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế biển

- Phân tích được hiện trạng ô nhiễm, suy giảm tài nguyên biển; nguyên nhân

và hậu quả của nó

Trang 18

II NỘI DUNG

1 Vai trò của biển và đại dương đối với đời sống và sản xuất

Biển và đại dương là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá; làđiều kiện vật chất để xã hội loài người tồn tại và phát triển

2 Biển Việt Nam

Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng tạo điều kiện thuận lợi chonước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển

3 Vùng biển Quảng Ninh

Thuận lợi, có nhiều tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, đặcbiệt là tài nguyên du lịch

4 Vấn đề ô nhiễm và suy giảm tài nguyên biển và đại dương

Ô nhiễm biển, đại dương và nguyên nhân; sự suy giảm nguồn lợi hải sản trongcác biển và đại dương

* Những nội dung trên được trình bày bằng cả kênh chữ và kênh hình Các hìnhảnh ở đây có tính chất minh hoạ cho một số ý được trình bày ở phần kênh chữ

Ngoài ra, mục “Bạn có biết” cung cấp cho HS biết về một trong những biểu

hiện của ô nhiễm biển và đại dương là hiện tượng “thuỷ triều đỏ” ở vùng biển củaViệt Nam

III PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

1 Việc giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) thường được tích hợp qua nộidung của một số môn học, trong đó có môn Địa lí Do đó, để việc giáo dục cóhiệu quả, không khiên cưỡng, GV cần căn cứ vào nội dung của các bài học cụ thể,lựa chọn một số ý trong bài viết này để giảng dạy cho phù hợp và không làm quátải nội dung bài

2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học GV có thể tham khảo đểgiảng dạy những nội dung của bài này:

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( PP trực quan)

Phương tiện trực quan (PTTQ) trong dạy học địa lí khá đa dạng, song các tranhảnh; băng, đĩa hình giúp HS có thể dễ dàng khai thác và lĩnh hội kiến thức như

Trang 19

những tranh ảnh/ băng, đĩa hình về các hoạt động khai thác hải sản, giao thông vậntải biển, hiện tượng ô nhiễm biển và đại dương

Bản chất của PP sử dụng tranh ảnh/băng, đĩa hình là PP hướng dẫn HS quansát, phân tích các hình ảnh để lĩnh hội kiến thức Khi hướng dẫn HS quan sát,trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu quan sát ; sau đó yêu cầu HS xácđịnh xem bức tranh/ đoạn băng đó thể hiện đối tượng gì ,hiện tượng gì và từ đó rút

ra kết luận

Ví dụ: GV cho HS quan sát bức tranh về khai thác hải sản, khai thác muối,hoạt động du lịch , qua đó HS có thể rút ra được biển và đại dương đã tạo điềukiện cho con người phát triển những ngành kinh tế biển nào

- Phương pháp thảo luận

Bản chất của PP thảo luận là PP giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo lớphoặc nhóm về các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học PP này tạo cho HS cơhội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và để nghe ý kiến của các bạn trong lớp vềmột vấn đề nào đó PP thảo luận thường được sử dụng khi GV muốn biết ý kiến vàkinh nghiệm của HS trước một vấn đề đặt ra

Cũng như một số PP khác, khi sử dụng PP thảo luận, trước hết GV cần xácđịnh rõ ràng mục tiêu thảo luận, sau đó nêu vấn đề/ câu hỏi thảo luận

Hình thức thảo luận có thể là thảo luận cả lớp hoặc nhóm Nếu là thảo luậnnhóm thì trước hết phải chia nhóm, bố trí chỗ ngồi cho các nhóm; sau đó GV giaonhiệm vụ cho các nhóm., các nhóm có thể thảo luận cùng một vấn đề hoặc mỗinhóm thảo luận một vấn đề tuỳ thuộc vào nội dung bài học

Sau khi HS thảo luận, GV tóm tắt các ý kiến thảo luận và chốt lại các ý chính

Ví dụ: Các nhóm cùng thảo luận về vai trò của biển và đại dương đối với đờisống và sản xuất của con người; hoặc một số nhóm thảo luận về vai trò của biển vàđại dương đối với đời sống và sản xuất, một số nhóm khác thảo luận về hiện tượng

ô nhiễm môi trường biển

- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa không chỉ là PPDH đặctrưng của bộ môn Địa Lí, mà còn là PP đạt hiệu quả cao trong GDMT PP nàykhông chỉ giúp HS kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, mà còn phát triển

kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với MT

19

Trang 20

Việc tham quan, khảo sát thực địa giúp HS cảm nhận được sự phong phú, đa

dạng, vẻ đẹp của tự nhiên; biết được các hoạt động kinh tế biển; thấy được hiệntrạng, nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm, suy thoái và ô nhiễm MT biển

PP này có thể tiến hành qua các hình thức :

+ Tổ chức cho HS học trên thực địa bằng cách đi tham quan các khu bảo tồnthiên nhiên, danh lam thắng cảnh, các nơi khai thác tài nguyên biển

+ Tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát thực địa Ví dụ điều tra về hoạtđộng của các ngành kinh tế biển, về môi trường biển ở địa phương

Việc tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát có thể tiến hành giao cho HSthực hiện các dự án nhỏ, phù hợp với điều kiện của nhà trường và với trình độ củaHS

- Một số hình thức tổ chức dạy học mới :

Học theo góc: là hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện

các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học

Ví dụ :

- Góc phân tích :

Nhiệm vụ của HS :

+ Đọc một đoạn viết về hiện tượng ô nhiễm biển và đại dương, nguyên nhân

và hậu quả của nó

+ Rút ra kết luận về hiện trạng môi trường biển và đại dương, nguyên nhân

là cho môi trường biển bị ô nhiễm và và hậu quả của nó

- Góc quan sát :

Nhiệm vụ của HS :

+ Quan sát tranh ảnh về các hoạt động kinh tế biển

+ Rút ra kết luận về vai trò của biển và đại dương đối với đời sống và sảnxuất của con người

Học theo hợp đồng: Là cách tổ chức học tập, trong đó HS làm việc theo một

gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 21

NV 3 : Mô tả vẻ đẹp của vịnh Hạ Long ( NV tự chọn)

NV 4 : Hiện tượng thuỷ triều đỏ là gì, nguyên nhân của hiện tượng (NV

tự chọn)

Học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm

vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập

kế hoạch và thực hiện Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả thực hiện

dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được

Ví dụ : Dự án ‘Tìm hiểu tiềm năng kinh tế của vùng biển Quảng Ninh’

Bước 1 : Xác định chủ đề

Mỗi nhóm có thể chọn một trong những vấn đề như tiềm năng hải sản, dulịch

Bước 2 : Xây dựng đề cương

+ Các loại hải sản chủ yếu, số lượng

+ Những nơi khai thác hải sản , sản lượng khai thác

.

Bước 3: Xác định thời gian và phương pháp tiến hành

+Thời gian thực hiện dự án: 1 tuần ( hoặc 2 tuần, 1 tháng )

+ Phương pháp tiến hành : Khảo sát thực địa ; phân tích tài liệu địa lí địa

phương, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền ; phỏng vấn người dân địaphương

Bước 4: Thực hiện dự án

+ Lựa chọn địa điểm khảo sát

+ Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và

phỏng vấn nhân dân

+ Xử lí thông tin và viết báo cáo

Bước 5 : Giới thiệu sản phẩm ( các bài viết, tranh ảnh , biểu đồ, bảng số liệu ) Bước 6 : Đánh giá

+ GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm

+ GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm

-21

Trang 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHUYÊN ĐỀ 2

RỪNG NHIỆT ĐỚI PHẦN 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

I KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA RỪNG NHIỆT ĐỚI

- Rừng nhiệt đới là một trong những

nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất

của chúng ta Chúng ta đã từng đến tham quan

một số khu rừng nhiệt đới hoặc được biết qua

truyền hình, truyền thanh Thậm chí chúng ta

chưa bao giờ nhìn thấy nó thì rừng nhiệt đới vẫn

ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ở mặt

này hay mặt khác

- Trải qua hơn 100 triệu năm tồn tại, rừng

nhiệt đới có sự đa dạng rất lớn về hệ thực vật và

động vật Tuy nhiên, người ta đã tính toán được

rằng chỉ khoảng 7% bề mặt Trái Đất được bao

phủ bởi rừng nhiệt đới Chúng được phát hiện

thấy chủ yếu ở các vùng xích đạo và nhiệt đới

Hình 1 Ảnh của một khu rừng nhiệt

đới điển hình

Trang 23

Hình 2 Sự phân bố của rừng nhiệt đới

- Rừng nhiệt đới phát triển tốt trong các điều kiện nóng và ẩm Chúng hầu hết lànhững cây thường xanh với tán lá khép kín Tuy thế, khoảng trống giữa các cây gỗthường được bao phủ bởi các cây bụi, cây con, cây kí sinh và cây leo làm cho rừng nhiệtđới rậm rạp, khó đi vào được tới bên trong

- Trong thời gian dài trước đây, khoảng 80% bề mặt lục địa Trái Đất được bao phủbởi rừng Mặc dù vậy, với những hành động của con người, những cánh rừng đã giảmxuống còn 36% bề mặt lục địa Trái Đất và sẽ còn co lại hàng năm

Biểu đồ về độ che phủ của rừng ban đầu và hiện nay ở một số nước.

23

 Rừng ban đầu (ngàn km 2 )

 Rừng hiện nay (ngàn km 2 )

Trang 24

II CÁC KIỂU RỪNG CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

1 Các kiểu rừng chính ở Việt Nam

1.1 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp đất nước, nằm trong vành đainhiệt đới gió mùa, thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ởmiền Nam Nhiệt độ trung bình năm 20-250C, lượng mưa hàng năm 1200 – 1300mm,mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng

Rừng có cấu trúc 3-5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng câybụi, tầng cỏ và quyết) Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không

có chồi ngủ qua đông, một số loài trên thân mang hoa quả, một số loài gốc có bạnh vècao

Các loài cây điển hình như Gội, Sấu, Re, Cà lồ, Vàng anh, Sến mật, Lim xanh, Mỡ,một số loài trong họ dầu như Sao đen, Chò chỉ, Táu, họ Trám như Trám trắng, Trám đen,

1.2 Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới

Kiểu rừng này có cùng đai độ cao và nhiệt độ vói kiểu rừng trên, nhưng xuất hiện1-3 tháng khô hạn trong năm với lượng mưa chỉ đạt 25-50 mm/tháng Ở thời điểm này độ

ẩm trung bình thấp Một số khu vực thuộc các tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, TuyênQuang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk gặp kiểu rừng này

Thể hiện rõ nhất là sự rụng lá của 25-75% cá thể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họDầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ Xoan, họ bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm điển hìnhnhư: Dầu song nàng, Dầu con quay, Gõ đỏ, Săng lẻ, Chò nhai, Chiêu liêu, Trương vân,Lát khét, Lim xẹt, Xoay, Giáng hương, Lòng mang, Trôm, Sau sau,…

1.3 Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới

Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng

lá, nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4-6tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25mm, có 1 tháng không có mưa

Có thể gặp kiểu rừng này ở Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nam Bộ.Kiểu rừng này thường có 2 tầng, tầng cây cao chủ yếu là các loài rụng lá, chiếm tới75% số loài Các loài điển hình trong họ Dầu, họ Thung, họ Tử vi, họ Đậu như: Dầu trai,Dầu con quay, Săng lẻ, Dáng hương, Cà te, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Thung, Gạo, Ban, Dẻtằm, Dẻ răng cưa, Sau sau

1.4 Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)

Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậu khô nóng, thường xảy ra lửa rừng,lượng mưa trung bình hàng năm 600-800mm, nhiệt độ trung bình 20-250C, mùa khô kéo

Trang 25

dài 5-6 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vàomùa khô.

Rừng khộp có mật độ thấp, tán thưa, nhiều tầng, kích cỡ, tổ thành đơn giản, chủ yếu

là cây họ Dầu như Dầu trà beng, Dầu đồng, Dầu trai, ngoài ra còn gặp một số loài câykhác như Cẩm liên, Cà chiếc, Chiêu liêu, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng, Le

1.5 Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m ở miền Bắc, trên 1000m ở miền Nam,lượng mưa trung bình năm 1200-2500mm, nhiệt độ trung bình năm 15-200C, tháng lạnhnhất dưới 150C, độ ẩm trên 85% Có thể gặp kiểu rừng này ở các tỉnh như Lào Cai, LaiChâu, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắk Lắk.Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết Các loài cây ưu thế thuộc khu hệbản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu và địa y phụsinh

Đặc trưng của loại rừng này là nhiều loài cây có chồi ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họNgọc lan, họ Sau sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý

1.6 Kiểu rừng ngập mặn

Đây thực chất là một kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hình thànhtrên điều kiện đặc biệt: đất phù sa mặn, bùn lầy, ngập nước biển theo thuỷ triều lênxuống Phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam, điển hình như Quảng Ninh, TháiBình, Nam Định, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau,…

Rừng thường có một tầng, đôi khi tầng dưới có cỏ quyết Các loài cây có hệ rễ rấtphát triển thành rễ chống, rễ cà kheo, rễ đầu gối, lá cây mọng nước, chịu hạn, chịu nóng,chịu nước biển, hạt nảy mầm trên cây trước khi quả rụng

Các loài điển hình thuộc họ Đước, họ Bần, họ Cói, họ Ô rô,… như Đước bộp, Đướcxanh, Vẹt dù, Bần chua, Bần trắng, Mấm, Dà vôi, Cóc, Dừa nước, Cói,… Vùng đất chuaphèn đã nâng cao thường gặp loài Tràm

1.7 Kiểu rừng núi đá vôi

Kiểu rừng này bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng

lá phân bố ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt là đất đá vôi Với diệntích khoảng 800.000ha phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang,Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, quần đảo Cát Bà, Hạ Long,…

Địa hình dốc, vách đá tai mèo, tầng đất mỏng nên các loài cây sinh trưởng chậm, rễnổi và ôm lấy các tảng đá ăn sâu vào các khe nứt

Các loài điển hình như Nghiến, Trai lý, Ô rô, Mạy tèo, Chò nhai, Lòng mang, Kimgiao, Sâng, Đinh, Sấu, Chò chỉ, Hoàng đàn

1.8 Kiểu rừng lá kim

25

Trang 26

Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ là rừng thưa lá kim hơi khô nhiệt đới và rừng thưa lákim hơi khô á nhiệt đới Với diện tích khoảng 200.000ha phân bố tập trung ở TâyNguyên và một số tỉnh phía Bắc Đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu.Rừng có kết cấu 2 tầng rõ, tầng trên chủ yếu là các loài thông, tầng dưới có một số loàicây họ dẻ Các loài thường gặp: Thông Nhựa, Thông Ba lá, Thông Mã vĩ.

1.9 Rừng tre nứa

Là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểu phụ thứ sinhhình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy Rừng tre nứa ở Việt Namphân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới 2000m Việt Nam có khoảng 1,5triệu ha rừng tre nứa tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, NamTrung Bộ, Tây Nguyên Với gần 200 loài tập trung trong nhóm tre mọc cụm như Tre gai,Luồng, Bương, Mai, Hóp, Lồ ô, Le, Mạnh tông, và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núiphía Bắc như Vầu đắng, Vầu ngọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,

2 Hiện trạng rừng Việt Nam

Theo số liệu điều tra do Viện Điều tra Quy hoạch rừng công bố thì Việt Nam có12.000 loài cây Có khoảng 1000 loài cây đặc hữu đã được biết đến và ít nhất là 1000 cây

có kích thước lớn có thể cho gỗ thương phẩm, trong đó khoảng 100 loài chiếm ưu thếtrong các lâm phần, 42 loài thực vật được coi là quý hiếm

Số liệu điều tra cho thấy ở Việt Nam có trên 1.800 loài cây thuốc, trong đó 2/3 sốloài có thể tìm thấy ngoài tự nhiên Ngoài ra, cây rừng thân thảo là một thành phần quantrọng của rừng nhiệt đới Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, ở Việt Nam có 76 loài chotinh dầu thơm, 600 loài chứa chất ta-nanh, 160 loài cho dầu và 260 loài cho dầu béo

Tỷ lệ che phủ của rừng ở Việt Nam trước năm 1945 là 43%, có lúc đã bị suy giảmtới mức báo động 27% vào năm 1991, sau đó được phục hồi và tăng lên 33,2% cuối năm

2000

Bảng 1 Diễn biến tỷ lệ % đất có rừng che phủ theo thập niên nửa cuối thế kỉ 20

Chỉ số thông tin hiện trạng Diễn biến tỷ lệ % đất có rừng che phủ theo thập niên nửa cuối thế kỉ 20 rừng liên quan môi trường 1950-1960 1960-1970 1970-1980 1980-1990 1990-1997 2000-2001

Vỡ tán mạnh - Bị tàn phá

Phần lớn thứ sinh xuất hiện

Thứ sinh phát triển.

Đất trống

mở rộng

Rừng trồng

và rừng tái sinh xuất hiện nhiều

Rừng trồng

và rừng tái sinh xuất hiện nhiều Hiệu quả về môi trường Phòng hộ

Khôi phục dần tính năng phòng hộ

(Nguồn: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp: Chương trình đánh giá diễn biến rừng)

Trang 27

Trên cơ sở thực hiện các biện pháp chiến lược của Nhà nước đối với bảo vệ và pháttriển rừng, đến năm 2004, tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta đã đạt được 36,7%.

Bảng 2 Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các vùng trên toàn quốc năm 2004

(Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005)

3 Tài nguyên rừng của Quảng Ninh

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định).Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853

km2 Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2 Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải Hơn 80% đất đai là đồi núi

-Quảng Ninh là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh tháicũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại

Năm 2004 đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh là 295.553 ha Rừng đóng vai trò quantrọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trườngsinh thái, cung cấp gỗ trụ mỏ chống lò cho ngành than góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế – xã hội của tỉnh

Trước đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, đến nay diệntích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ Rừng bạch đàn, keo cũng đang mởrộng để vừa che phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công nghiệp mỏ (chống lò) Vùng núiQuảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở

và những cây dược liệu Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng Với 3/4 diệntích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu được bảo vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh

sẽ phát huy thế mạnh và một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh

27

Trang 28

III CHÚNG TA CÓ THỂ PHÁT HIỆN THẤY GÌ TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI

1 Rừng nhiệt đới: Nơi trú ngụ đông " dân cư" nhất trên Trái Đất

Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% tổng bề mặt đất đai của Trái Đất nhưng chúngchứa ít nhất là 50% và có thể tới 90% tất cả các loài trên Trái Đất Mỗi loài thực vật hayđộng vật đều chọn cho mình một nơi cư trú, tạo thành các tầng tán của rừng (hình 3)

2 Các mối quan hệ tương hỗ ở trong rừng nhiệt đới

Các thành phần sống và không sống của rừng có quan hệ tương hỗ với nhau vềnhiều mặt (hình 4) Các mối quan hệ này là rất quan trọng đối với sự sống còn của các vậtsống Nếu một mắt xích nào đó trong rừng bị thay đổi (ít đi hay nhiều hơn bình thường)

sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống sống trong rừng nhiệt đới Ví dụ, các cây gỗ trongrừng bị chặt phá, sẽ dẫn tới hàng loạt những động vật sống và làm tổ trên cây gỗ bị mấtnơi cư trú và nguồn thức ăn; ngoài ra sự mất cây còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác,như : khả năng điều hòa không khí, chống lũ, chống rửa trôi,

Hình 3 Một góc rừng nhiệt đới

Trang 29

Hình 4 Mối quan hệ giữa các thành phần trong rừng nhiệt đới

IV VAI TRÒ CỦA RỪNG NHIỆT ĐỚI

Hình 5 Chu trình nước, chu trình CO 2 và O 2 và chu trình năng lượng

29O2

Oxi

Cacbonic

Sinh vật phân hủy

Dinh dưỡng

H 2 O

H 2 O

Nước bốc hơi

Cành lá rụng

Ngày đăng: 19/11/2021, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w