THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

95 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cùng với quá trình học tập dài bốn năm tại Họcviện Ngân hàng, em may mắn nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ dạy tận tình cùng nhữngkinh nghiệm quý báu từ các thầy cô khoa Quản trị Kịnh doanh nói riêng và các cán bộgiảng viên Học viện Ngân hàng nói chung Nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình của cácthầy cô và những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tại Công ty Cổphần Karofi Việt Nam, em đã hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng các quý thầy cô Học việnNgân hàng đã tạo cho em một môi trường học tập thân thiện và nhiều kiến thức hữuích trong suốt bốn năm học vừa qua.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung, người đã tậntình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình thực hiệnvà hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty cổ phần Karofi Việt Nam cùngcác chị phòng Hành chính Nhân sự đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho emtrong suốt quá trình thực tập.

Với sự giúp đỡ của thầy cô, các anh chị cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã hoànthành khóa luận tốt nghiệp này Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết,khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét vàgóp ý của các thầy cô để khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Miền

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần KarofiViệt Nam – Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu thuộc sở hữu của em.

Các số liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồnnào và xuất phát từ tình hình thực tế của công ty Kết quả nghiên cứu được trình bàytrong khóa luận chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Em xin chịutrách nhiệm về lời cam đoan này.

Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Miền

Trang 3

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 4

Sơ đồ 2: Ma trận mô tả mô hình VHDN theo cơ cấu và định hướng về con người và

nhiệm vụ 12

Sơ đồ 3: Ma trận mô tả mô hình VHDN theo mối quan tâm giữa con người và thànhtích 15

Sơ đồ 4: Cách bố trí nơi làm việc các phòng ban 33

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Karofi Việt Nam 39

BIỂU ĐỒBiểu đồ 1: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2015 – 2017 30

Biểu đồ 2: Khả năng nhận biết các giá trị văn hóa hữu hình của CBCNV Karofi 36

Biểu đồ 3: Mức độ mặc đồng phục của nhân viên 46

Biểu đồ 4: Kết quả khảo sát nhân viên về xử lý công việc 57

Biểu đồ 5: Kết quả khảo sát nhân viên về vấn đề đề xuất ý tưởng 58

Biểu đồ 6: Nhận thức về các giá trị văn hóa hữu hình của nhân viên 60

Biểu đồ 7: Đánh giá của nhân viên khi được làm việc tại công ty 61

Biểu đồ 8: Tỷ lệ tham gia buổi đào tạo văn hóa doanh nghiệp 61

Biểu đồ 9: Mức độ yêu thích với các phong trào tập thể của công ty 62

Biểu đồ 10: Nhận thức về các giá trị công ty mang lại cho nhân viên 63

Biểu đồ 11: Nhận thức của nhân viên về vai trò của văn hóa doanh nghiệp 63

BẢNGBảng 1: Các mô hình văn hóa doanh nghiệp 12

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Karofi Việt Nam giaiđoạn 2015-2017 29

Bảng 3: Hệ thống 9 nguyên tắc làm việc tại Karofi 51

Bảng 4: Kết quả nhân viên cho điểm các giá trị văn hóa của Karofi 56

HÌNHHình 1: Trụ sở chính 31

Hình 2: Nhà máy 31

Hình 3: Quầy lễ tân 32

Hình 4: không gian làm việc 32

Hình 5: Logo của Công ty cổ phần karofi Việt Nam 35

Trang 5

Hình 7: Bìa sổ tay văn hóa Tecomen 37

Hình 8: HAPPY CARD 38

Hình 9: Trang trí văn phòng nhân ngày sinh nhật Karofi 42

Hình 10: Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho trường mầmnon xã Pa Thơm 43

Hình 11: Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho các chiến sĩquẩn đảo Trường Sa 43

Hình 12: Đồng phục của nhân viên Karofi khối văn phòng 45

Hình 13: Đồng phục của nhân viên Karofi khối nhà máy 45

Hình 14: Đồng phục của nhân viên Karofi khối nhà máy 45

Hình 15: Đồng phục của nhân viên karofi khối thị trường 45

Hình 16: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thy Phương phất cao lá cờ Tecomen 48

Hình 17: Các hoạt động Team Building 48

Hình 18: Thư viện sách Karofi 53

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4

Trang 6

1.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Văn hóa 4

1.1.2 Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 5

1.2 CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6

1.2.1 Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN 7

1.2.2 Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố 10

1.2.3 Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung 11

1.3 MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 11

1.3.1 Mô hình VH theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ 121.3.2 Mô hình VH theo vai trò của người lãnh đạo 14

1.3.3 Mô hình VH theo mối quan tâm giữa con người và thành tích 15

1.4 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 16

1.4.1 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 16

1.4.2 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với người lao động 17

1.4.3 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với Xã hội 18

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂNHÓA DOANH NGHIỆP 18

1.5.1 Nhân tố khách quan 18

1.5.2 Nhân tố chủ quan 20

1.6 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC XÂY DỰNG VĂN HÓA CỦA MỘT SỐDOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 21

1.6.1 Kinh nghiệm xây dựng VHDN của một số DN tại Việt Nam 21

1.6.2 Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cácdoanh nghiệp tại Việt Nam 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VHDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KAROFI VN 26

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KAROFI VIỆT NAM 26

2.1.1 Tập đoàn Tecomen 26

2.1.2 Công ty cổ phần Karofi Việt Nam 272.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Trang 7

2.2.1 Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN 31

2.2.2 Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố 49

2.2.3 Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung 54

2.3 MÔ HÌNH VĂN HÓA ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNKAROFI VIỆT NAM 55

2.3.1 Mô hình văn hóa gia đình 55

2.3.2 Mô hình văn hóa đề cao vai trò tập thể 58

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 66

3.1.2 Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp 70

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VHDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNKAROFI VIỆT NAM 71

3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBCNV về văn hóa doanh nghiệp 71

3.2.2 Chú trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại haikhối nhà máy và thị trường 75

3.2.3 Áp dụng các mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, đa dạng, tạotiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 76

3.2.4 Các giải pháp khác 76

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 78

Trang 8

3.3.2 Kiến nghị với bộ văn hóa, thể thao và du lịch 78

3.3.3 Kiến nghị với ban lãnh đạo tập đoàn Tecomen 79

KẾT LUẬN 80

TÀI KIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 09/03/2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) đã diễn ra tại thủ đô Santiago de Chile Việc CPTPP chính thức được ký kếtsẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm chongười lao động CPTPP, với cam kết mở cửa thị trường, hiệp định này sẽ tạo ra mộttrong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài sẽđược tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tự do gia nhập vào thị trường Việt Nam Điềunày vừa tạo ra những cơ hội lớn đối với nền kinh tế Việt Nam cũng đồng thời tạo ranhững thách thức không nhỏ Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ phảiđối đầu trực diện, cạnh tranh khắc nghiệt với các doanh nghiệp nước ngoài Doanhnghiệp Việt Nam muốn tồn tại buộc phải trở mình phát triển để thích nghi với sự thayđổi của môi trường Mỗi doanh nghiệp cần phải ý thức tạo dựng cho mình một lợi thếcạnh tranh đặc biệt so với các doanh nghiệp khác

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, hội nhập diễn ra sâu rộng,sự giao thoa giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ Làm thế nào để một doanh nghiệpViệt Nam có thể giữ vững vị trí của mình trên thị trường, làm thế nào để doanh nghiệpvừa tiếp thu được các nền văn hóa mới lại vừa giữ được bản sắc văn hóa đã tồn tạitrong doanh nghiệp mình Đó chính là trách nhiệm của việc duy trì, xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam, là thành viên của tập đoàn TECOMEN, đượcxếp vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực máylọc nước thông minh và các thiết bị lọc nước Công ty là một trong những doanhnghiệp tại Việt Nam hiểu rõ được tầm quan trọng của VHDN Từ khi thành lập, với tưtưởng lãnh đạo tiên tiến, Ban giám đốc đã giành mối quan tâm đặc biệt đối với việcxây dựng và phát triển VHDN Công ty với đặc thù là doanh nghiệp 100% vốn trongnước, nên công ty có lợi thế khi không bị trở ngại về nền văn hóa khác nhau giữa cácthành viên Vậy thực trạng VHDN tại công ty ra sao? Với thực trạng hiện tại thì côngty cần phải làm như thế nào để tiếp tục xây dựng và phát triển VHDN của mình.

Trang 10

Từ tất cả những lý do nêu trên và sau quá trình thực tập, khảo sát thực tế tại phòngHành chính nhân sự - Công ty Cổ phần Karofi VN, nhận thức được rõ hơn về vai tròcủa VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của DN, em xin được lựa chọn đề tài: “Vănhóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận về VHDN

- Tìm hiểu thực trạng VHDN tại công ty Cổ phần Karofi Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệptại Công ty cổ phần Karofi Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

- Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Karofi Việt Nam4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: VHDN tại Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam, thành viên tập đoàn Tecomen.

- Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam

- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu công ty cổ phần Karofi Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu: thu thập các tài liệu, tư liệu trong và ngoàinước về VHDN, các tài liệu của Công ty cổ phần Karofi VN về chính sách văn hóacủa công ty.

*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi với 11 câu hỏi đóng, khảosát 100 nhân viên (18 quản lý, 82 nhân viên) thuộc Công ty cổ phần Karofi Việt Nambao gồm 3 địa điểm: Văn phòng, nhà máy và thị trường

Hình thức khảo sát:

- Bảng hỏi online qua google biểu mẫu, đường link:

Trang 11

- Hình thức điều tra trực tiếp qua giấy.

*Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng google biểu mẫu, excel để tổng hợp, phân tích,so sánh các số liệu Từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét về thực trạng VHDN tạicông ty Đồng thời là cơ sở để đưa ra những kiến nghị nhằm duy trì, xây dựng và pháttriển VHDN tại công ty.

*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn Trưởng phòng Hành chính nhân sự Chị Lương Thị Lệ Hiền, Chuyên viên tuyển dụng – Chị Ngô Thị Thanh Liêm, Nhânviên đào tạo – Chị Vũ Thị Hảo

-6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, đề tài được kết cấu thành ba chương:- Chương 1: Cơ sở lý luận về VHDN

- Chương 2: Thực trạng VHDN tại công ty Cổ phần Karofi Việt Nam- Chương 3: Hoàn thiện VHDN tại công ty Cổ phần Karofi Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Văn hóa

“Văn hóa ứng xử”, “Gia đình văn hóa”, “Văn hóa tâm linh” hay thậm chí là “Vănhóa thần tượng” là những cụm từ được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay.Được nhắc đến nhiều nhưng không có nghĩa là chúng ta hiểu rõ về khái niệm “Vănhóa”, khái niệm cốt lõi hình thành nên các cụm từ trên Bởi lẽ, nhắc đến văn hóa,người ta nghĩ ngay đến một cái gì đó rất trừu tượng, khó hình dung và nó từ trước đếngiờ vẫn luôn là đề tài tranh luận sôi nổi trong xã hội Tuy nhiên, chắc chắn một điềurằng, để biết được văn hóa doanh nghiệp là gì thì chúng ta phải tìm hiểu thế nào là Vănhóa?

Trái đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, tuy nhiên Văn hóa chỉ xuất hiện từ khicó sự xuất hiện của loài người Văn hóa là sản phẩm của loài người, là kết quả quátrình tiến hóa của nhân loại Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so vớinhững sinh vật sống còn lại trên Trái Đất Vậy Văn hóa là gì?

Bản thân các vấn đề về văn hóa rất phức tạp, đa dạng chính vì vậy, chúng ta có rấtnhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệmvăn hóa Cùng với quá trình phát triển của thế giới loài người, khái niệm văn hóa ngàycàng được bổ sung thêm nhiều nội dung mới.

Năm 1871, E.B Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một tổng thế phức tạp gồm trithức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thóiquen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”[1].Tuy định nghĩa còn khá hẹp về mặt nội dung nhưng đây được coi là một trong nhữngnền tảng đầu tiên để hình thành khái quát về khái niệm văn hóa.

Franz Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất vànhững hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân trong mối quan hệ với môi trường

Trang 13

tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và củachính các thành viên này với nhau”[2].

Ở Việt Nam, Văn hóa cũng được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau Chủtịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở vàcác phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là Vănhóa”[3].

Từ tất cả những quan điểm trên, chúng ta có thể đúc kết lại rằng: Văn hóa là tất cả giátrị do con người sáng tạo ra, vì con người mà tồn tại.

Các giá trị ấy bao gồm:

- Giá trị vật chất: các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, tác phẩm hội họa, văn họcnghệ thuật hay các sản phẩm hàng hóa…

- Giá trị tinh thần: các tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, giáo dục…Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệqua lại giữa con người và xã hội, văn hóa tham gia vào việc duy trì sự bền vững và trậttự xã hội Việc nghiên cứu khái niệm về văn hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc hìnhthành nên khái niệm” Văn hóa doanh nghiệp” Doanh nghiệp cũng chỉ là một tổ chứcnhỏ trong toàn thể loài người, vậy nên khái niệm Văn hóa doanh nghiệp cũng hìnhthành dựa trên những tư tưởng cơ bản của văn hóa.

1.1.2 Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được tạo bởi “Văn hóa” và “Doanh nghiệp”, chính vì thế nócũng mang trong mình sự phong phú và đa dạng của “Văn hóa” Dẫn tới có rất nhiềukhái niệm về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) định nghĩa vănhóa doanh nghiệp: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt giá trị, các tiêuchuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng làduy nhất đối với một tổ chức đã biết”[4].

Trang 14

Theo Edgar H Schein, “Văn hóa công ty là tổng hợp các quan niệm chung mà cácthành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xửlý với môi trường xung quanh”[5].

Từ các quan điểm trên và nội dung cốt lõi của văn hóa, chúng ta có khái niệm về vănhóa doanh nghiệp sau:

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tíchlũy qua cả quá trình hình thành và phát triển trong mối quan hệ với môi trường xã hộivà tự nhiên

Các giá trị ấy bao gồm:

- Giá trị hữu hình: bao gồm kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng, logo…của doanh nghiệp- Giá trị vô hình: toàn bộ phương thức kinh doanh, triết lý kinh doanh, quản lý điềuhành, những quy tắc ứng xử bất thành văn,tầm nhìn, sứ mệnh… của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nênthương hiệu của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bềnvững cần chú trọng phát triển các chính sách văn hóa Việc nghiên cứu văn hóa doanhnghiệp có ý nghĩa vô cùng lớn, đặc biệt là nghiên cứu các biểu hiện của hệ thống cácgiá trị do doanh nghiệp tạo ra

1.2 CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Các biểu hiện của hệ thống giá trị do doanh nghiệp tạo ra không dễ để chúng ta cóthể cảm nhận được hết, chính vì thế chúng ta chia biểu hiện thành các cấp độ để dễ tiếpcận các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp hơn

Theo Edgar H Schein, trong công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp củamình, bằng cách đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, ông chia văn hóadoanh nghiệp thành ba cấp độ:

- Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp (Các giátrị hữu hình)

- Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (Các giá trị được chấp nhận)- Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (Các giá trị nền tảng)

Dựa vào cách chia trên chúng ta có sơ đồ các cấp độ như sau:

Trang 15

Sơ đồ 1: Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

1.2.1 Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN

Như tên gọi thì chúng ta có thể hình dung được cấp độ một sẽ bao gồm tất cả đặcđiểm văn hóa như hiện tượng, sự vật mà chúng ta có thể mắt thấy tai nghe và cảm thấyngay trong lần đầu tiếp xúc với một doanh nghiệp xa lạ Đó là tất cả những gì thể hiện“bề nổi của tảng băng”, nhưng chúng ta lại rất khó phán đoán được ý nghĩa đích thựccủa chúng, để hiểu được ý nghĩa này chúng ta phải thực sự hòa nhập vào cuộc sốnghoạt động của doanh nghiệp.

Những nét đặc trưng hữu hình bao gồm:- Kiến trúc, cách bài trí

- Thương hiệu, logo, khẩu hiệu - Ấn phẩm

- Cơ cấu tổ chức phòng ban

- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp- Lễ nghi, lễ kỷ niệm, lễ hội hàng năm

- Ngôn ngữ, đồng phục, hành vi ứng xử của nhân viên- Huyền thoại về doanh nghiệp

1.2.1.1.Kiến trúc, cách bài trí

Đặc trưng trong kiến trúc của doanh nghiệp được thể hiện trong kiến trúc ngoại thấtvà thiết kế nội thất hay cách bài trí văn phòng làm việc và nhà máy sản xuất của doanhnghiệp Doanh nghiệp thường muốn tạo dựng thương hiệu và tăng lòng tin với khách

Trang 16

hàng và nhà đầu tư bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ Cách bài trí đặctrưng và kiến trúc ấn tượng của doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp củadoanh nghiệp, tư tưởng của người lãnh đạo, trình độ thẩm mỹ và cả năng lực tài chínhcủa doanh nghiệp đó Một công ty với trụ sở làm việc ở trung tâm thành phố haynhững tuyến đường thuận tiện bao giờ cũng tốt hơn việc đặt trụ sở tại các con hẻm, ítngười qua lại, giao thông không thuận tiện Các công trình kiến trúc này như là biểutượng và hình ảnh đại điện cho công ty Chẳng hạn khi nói đến tòa nhà này chúng tacó thể liên tưởng và nghĩ ngay đến một doanh nghiệp nào đó Để đạt hiệu quả như vậy,doanh nghiệp cũng cần cân nhắc, lựa chọn nơi đặt địa điểm, cách trang trí toàn bộ toànnhà.

Những thiết kế nội thất cũng được doanh nghiệp chú trọng Đầu tiên doanh nghiệpcần lựa chọn và thiết kế tòa nhà, văn phòng theo màu sắc đặc trưng của mình Việc lựachọn màu sắc đặc trưng phụ thuộc vào sản phẩm công ty kinh doanh hoặc quyết địnhtừ ban lãnh đạo Sau đó đến thiết kế mặt bằng, cách bố trí các phòng và bàn làm việc,các thiết bị phục vụ nhân viên trong quá trình làm việc, nhà ăn, nhà vệ sinh hay nhữngthiết kế nhỏ nhặt như công tắc điện, vật trang trí nhỏ

1.2.1.2.Thương hiệu, logo, khẩu hiệu

Việc doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh cho chính mình và gây ấn tượng sâu sắc trongtâm trí khách hàng chính là xây dựng Thương hiệu Một thương hiệu được chấp nhậntrên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được một khối lượng thị phần và vị thếriêng Nó đem lại lợi ích và lợi thế rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh trong việcchiếm lĩnh thị trường

Logo là dấu hiệu nhận biết rất đặc biệt về thị giác, nhờ có logo khách hàng và đối tácsẽ nhớ lâu hơn sản phẩm của doanh nghiệp và chính doanh nghiệp đó Logo làm chothương hiệu của doanh nghiệp nổi bật và ấn tượng hơn.

Khẩu hiệu (Slogan) chính xác là sự cô đọng nhất, ngắn gọn và xúc tích nhất của triếtlý hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì thế nó rất đơn giản, dễ nhớ, dễnhập tâm và thường được sử dụng ở nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh.

Trang 17

1.2.1.3.Ấn phẩm

Ấn phẩm là tất cả các tư liệu chính thức có thể giúp chúng ta có thể nhận thấy rõ hơnvề cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng là Bản tuyên bố sứ mệnh, tài liệu giớithiệu về tổ chức, báo cáo thường niên, tạp chí định kỳ hay tài liệu quảng cáo giới thiệusản phẩm và công ty

Các ẩn phẩm này có giá trị với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như là căn cứđể xác định tính khả thi và hiệu lực của văn hóa công ty, với các đối tượng bên trongcông ty đây là căn cứ để nhận viết văn hóa và thực thi nó Những tài liệu trên giúpchúng ta hiểu được mục tiêu của tổ chức, phương châm hành động, triết lý quản lý haycách doanh nghiệp đối xử với chính nhân viên của họ, với khách hàng và toàn xã hội.

1.2.1.4.Cơ cấu tổ chức phòng ban

Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách tổ chức các phòng ban khác nhau Việcbố trí phòng ban phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm màdoanh nghiệp cung cấp hay tính chất của nhóm khách hàng mục tiêu, Việc bố trí và tổchức phòng ban một cách hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpsẽ vận hành hoàn hảo, tinh thần làm việc và trách nhiệm của cán bộ công nhân viênđược nâng cao

1.2.1.5.Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp

Các văn bản này bao gồm giấy xác nhận quyền được phép hoạt động kinh doanh, nóxác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giấy tờ quy định chế độcho người lao động, khen thưởng, kỷ luật đối với toàn bộ nhân viên trong công ty;cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ công ty

1.2.1.6.Ngôn ngữ, đồng phục, hành vi ứng xử của của nhân viên

Các yếu tố này thể hiện một cách trực tiếp với khách hàng và đối tác về nền văn hóatrong nội bộ của doanh nghiệp đó Phong cách ăn mặc, lời nói, cách ứng của của nhânviên quyết định sự hài lòng của khách hàng và sự cam kết gắn bó lâu dài của họ.

Các doanh nghiệp thường thiết kế đồng phục cho các nhân viên của mình Khi gặpđối tác hay khách hàng việc mặc đồng phục thể hiện được văn hóa công ty và sựchuyên nghiệp, thân thiện

Trang 18

Doanh nghiệp cũng xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong giao tiếp và trong khi làmviệc của nhân viên với khách hàng, với nhà cung cấp, với cấp trên, cấp dưới, với đồngnghiệp và với cộng đồng Cách nhân viên xử lý một tình huống giao tiếp chính là cáchmà văn hóa doanh nghiệp được thể hiện.

1.2.1.7.Lễ nghi, lễ kỷ niệm, lễ hội hàng năm

Đây là các hoạt động được doanh nghiệp lên kế hoạch tổ chức và chuẩn bị bằng cáchình thức: các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội nhằm thắt chặt mối quan hệ trong tổchức và xây dựng bồi đắp niềm tin cho mọi người vào sức mạnh của doanh nghiệp.Các lễ kỷ niệm như ngày sinh nhật, tôn vinh các thành tựu to lớn của công ty hay cáclễ hội tổ chức vui chơi giải trí cho toàn bộ công nhân viên sẽ làm tôn vinh những giátrị văn hóa doanh nghiệp.

1.2.1.8.Huyền thoại về doanh nghiệp

Các câu chuyện lịch sử từ giai đoạn khó khăn khi công ty mới thành lập hay câuchuyện về các cá nhân xuất sắc trong công ty luôn được kể lại một cách nghiêm tranghay hài hước thú vị và lưu truyền rộng rãi trong công ty Việc này có tác dụng như mộtcách duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của doanh nghiệp và giúp đạt được sựthống nhất cao trong nhận thức của nhân viên

1.2.2 Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố

Giá trị văn hóa ở cấp độ này chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhânviên trong tổ chức Các giá trị này bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, các quy định, nguyêntắc, triết lý, chiến lược kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp Trải qua thời gian ápdụng, hệ thống các quy định, sứ mệnh, triết lý sẽ dần trở thành niềm tin, quy tắc ứngxử chung mà mọi thành viên đều hiểu rõ và thấm nhuần, nghiễm nhiên trở thành “Cácgiá trị được chấp nhận”

Các giá trị này được công bố rộng rãi với toàn bộ nhân viên cũng như ngoài xã hội.Chúng thực hiện chức năng định hướng hoạt động, hướng dẫn cách thức hành độngtrong các tình huống và rèn luyện cách ứng xử cho thành viên trong doanh nghiệp.- Tầm nhìn: là vị thế trong tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt tới, nó cho thấy bứctranh toàn cảnh về doanh nghiệp trong tương lai từ đó có tác dụng định hướng mọi

Trang 19

thành viên trong doanh nghiệp cùng chung sức, cố gắng nỗ lực đạt mục tiêu của doanhnghiệp.

- Sứ mệnh: trả lời cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp tồn tại, mục đích hoạt động là gì?Nó cũng giúp cho việc xác định con đường, các phương pháp để đi đến tầm nhìn màdoanh nghiệp đã xác định

- Mục tiêu: là những việc doanh nghiệp mong muốn thực hiện được trong từng giaiđoạn Mục tiêu có thể đặt ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn Ví dụ, trong năm nay doanhnghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường miền Nam, hay trong năm năm tới doanh nghiệpsẽ chiếm lĩnh được thị trường Đông Nam Á Mục tiêu có tính cụ thể và không mangtính trừu tượng Dựa vào đó doanh nghiệp xác định các bước đi để đạt mục tiêu đó.- Triết lý kinh doanh: là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thôngqua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của nhà lãnh đạo để làm chỉ dẫncho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiểu đơn giản nó là các nguyên tắc,chuẩn mực có tác dụng định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vàcách thức ứng xử của nhân viên với môi trường.

- Quy định, nguyên tắc hoạt động: xã hội loài người phát triển cũng cần phải có nhànước và pháp luật Nếu coi doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ thì nó cũng cần có“nhà nước” và “pháp luật” của mình Doanh nghiệp cũng sẽ ban hành các quy địnhchung với tất cả cán bộ công nhân toàn doanh nghiệp cũng như các quy định đặc thùvới từng bộ phận Những quy định đó làm cho hoạt động của doanh nghiệp được đảmbảo thực hiện đúng những gì nhà lãnh đạo mong muốn Mọi hoạt động cần tuân theonguyên tắc, bởi làm việc mà không có nguyên tắc dẫn đến tình trạng kém hiệu quả,mất định hướng ban đầu

1.2.3 Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung

Tầng sâu nhất của văn hóa doanh nghiệp chính là những quan niệm nền tảng hay giátrị cốt lõi Giá trị cốt lõi là những nguyên lý chủ chốt mang tính lâu dài, có vai trò dẫnđường và không thay đổi mặc cho thị trường có thay đổi thế nào Những suy nghĩ,niềm tin, nhận thức được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, trở thành yếu tốmặc định ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên để từ đó nó điều chỉnh hành vi và cáchthức làm việc của mỗi người.

Trang 20

Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba cấp độ trên vô hình tạo nên VHDN Để xây dựng đượcmột nền văn hóa phong phú, lâu bền và vững mạnh nhà lãnh đạo cần xác định rõ giá trịcốt lõi là gì trên cơ sở đó xác định chính sách và thực thi Toàn bộ nhân viên trongdoanh nghiệp chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc VHDN có được hìnhthành hay không? Doanh nghiệp trải qua các thử thách, khó khăn, thành công và thấtbại để rồi hình thành được các giá trị văn hóa cốt lõi làm kim chỉ nam cho mọi hoạtđộng của doanh nghiệp.

1.3 MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Văn hóa DN vô cùng phong phú và đa dạng Để cụ thể hóa được khiến cho chúng tatừ lần tiếp xúc đầu tiên với một doanh nghiệp có thể mường tượng ra phong cách VHmà DN đang theo đuổi thì người ta đã mô hình quá các phong cách VHDN

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng ta nghiên cứu ba tiêu thứcchính để phân chia thành các mô hình văn hóa doanh nghiệp, ta có bảng tập hợp cácmô hình VHDN dưới đây:

Bảng 1: Các mô hình văn hóa doanh nghiệp

Mô hình VH tên lửa định hướng

Mô hình VH tôn trọng vai trò cá nhânMô hình VH chú trọng nhiệm vụ

Trang 21

Nguồn: Tổng hợp từ Chương 2, Giáo trình Văn hóa kinh doanh, 2011, Nhàxuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên PGS.TS Dương Thị Liễu

1.3.1 Mô hình VH theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ

Sơ đồ 2: Ma trận mô tả mô hình VHDN theo cơ cấu và định hướng về conngười và nhiệm vụ

Như trên hình ta có thể thấy bốn mô hình nằm trong một ma trận gồm bốn ô và haitrục Trục hoành biểu thị sự biến thiên giữa con người và nhiệm vụ; trục tung biểu thịsự biến thiên giữa việc phân quyền (bình đẳng không phân biệt thứ bậc) và quyền lựctập trung (phân biệt rõ thứ bậc)

- Mô hình VH Lò ấp trứng

Mô hình này nằm trong góc phần tư thiên về con người và sự bình đẳng trong phânchia quyền lực Mô hình này dựa trên quan điểm con người là ưu tiên hàng đầu củadoanh nghiệp Con người được tự do sáng tạo và làm việc Các DN sử dụng mô hìnhnày nhằm tạo cho nhân viên của họ cơ hội để tự thể hiện bản thân và hoàn thiện mình.- Mô hình VH tháp Eiffel

Đối lập với mô hình VH Lò ấp trứng, mô hình này nằm trong góc phần tư thiên vềnhiệm vụ và quyền lực tập trung Doanh nghiệp áp dụng mô hình này sẽ như một tòatháp có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng và được quy định bằng các nguyêntắc rõ ràng Tháp Eiffel được chọn làm biểu tượng cho mô hình này bởi tháp có độ dốcđứng, cân đối và bị thu hẹp ở đỉnh, đáy mở rộng và vững chãi

- Mô hình VH Gia đình

Trang 22

Chúng ta hình dung mô hình này dựa trên mô hình gia đình trong cuộc sống thực tế.Trong gia đình, các thành viên gần gũi, yêu thương và gắn bó với nhau, tuy nhiên cósự phân cấp rõ ràng về “quyền lực” giữa thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu Mô hìnhVH gia đình cũng vậy Mô hình nằm ở góc phần tư thiên về con người và quyền lựctập trung Với mô hình này, con người cũng được ưu tiên phát triển đi cùng với đó làsự phân cấp quyền lực rõ ràng giữa bộ máy lãnh đạo và các thành viên Đây là mộtdạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đìnhcó trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành và tận tâmcủa nhân viên

- Mô hình VH Tên lửa định hướng

Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này nằm ở góc phần tưthiên về nhiệm vụ và phân quyền Do vậy nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làmviệc và định hướng vào công việc Trong mô hình này, các nhân viên không đượcphân công nhiệm vụ rõ ràng mà tất cả phải cùng phối hợp và chia sẻ với nhau để giảiquyết công việc.

1.3.2 Mô hình VH theo vai trò của người lãnh đạo

- Mô hình VH người lãnh đạo quyền lực

Đặc trưng của mô hình này là người lãnh đạo sẽ nắm quyền lực tuyệt đối Doanhnghiệp theo mô hình này thường có xu hướng là thích thâu tóm công ty khác theo cáchình thức như thu mua hay sáp nhập Các nhân viên công ty cũng có biểu hiện là thamvọng quyền lực, có thể sẽ hi sinh các lợi ích kinh tế hay dùng mọi thủ đoạn để có đượcvị trí quyền lực cao.

- Mô hình VH người lãnh đạo gương mẫu

Vai trò chính của người lãnh đạo lúc này chính là làm gương cho cấp dưới noi theo.Người lãnh đạo là người có tài năng và đức độ, được mọi người kính phục Doanhnghiệp thường chú trọng đến các quy tắc, chuẩn mực và nề nếp trong mọi công việc.- Mô hình văn hóa người lãnh đạo chấp nhận rủi ro

Vai trò chính của người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên không ngừng sángtạo, dám làm dám chịu, mạnh dạn đưa ra ý kiến, ý tưởng trong công việc Khuyến

Trang 23

khích nhân viên dám xử lý vấn đề đột xuất phù hợp với quyền lợi chung của tổ chứckhi mà chưa có sự chỉ đạo từ cấp trên.

- Mô hình văn hóa đề cao vai trò tập thể

Mô hình này đề cao sức mạnh tập thể Mọi khó khăn của doanh nghiệp sẽ giải quyếtđược nếu tập hợp sức mạnh đoàn kết nỗ lực của mọi cá nhân trong doanh nghiệp - Mô hình văn hóa đề cao vai trò cá nhân

Vai trò người lãnh đạo là khéo léo khơi gợi những cá nhân xuất sắc, có đầu óc sángtạo đóng góp cho hoạt động trong tổ chức Người lãnh đạo không có thái độ phôtrương quyền uy của mình với nhân viên.

- Mô hình văn hóa chú trọng nhiệm vụ

Vai trò của người lãnh đạo trong mô hình này không qua quan trọng Cơ cấu trongtổ chức được phân bổ dựa theo nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên sự phân bổ quyềnlực Ý thức quyền lực của nhân viên không cao, họ sẽ được phân bổ làm việc trong cácnhóm tùy theo từng dự án.

1.3.3 Mô hình VH theo mối quan tâm giữa con người và thành tích

Sơ đồ 3: Ma trận mô tả mô hình VHDN theo mối quan tâm giữa con người vàthành tích

Như trên hình ta có thể thấy bốn mô hình nằm trong một ma trận gồm bốn ô và haitrục Trục hoành biểu thị tiêu thức con người, trục tung biểu thi tiêu thức thành tích.- Mô hình VH chăm sóc

Trang 24

Mô hình văn hóa này quan tâm cao độ đến con người nhưng không quan tâm nhiềuđến thành tích mà họ tạo ra Xét trên khía cạnh xã hội thì đây là một mô hình lý tưởngvà rất có lợi cho người lao động Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể phát triển được màkhông quan tâm đến hiệu quả hoạt động thì sớm muộn doanh nghiệp cũng không thểtồn tại được.

- Mô hình VH đòi hỏi

Đúng như cái tên gọi thì loại mô hình văn hóa này đòi hỏi rất nhiều từ nhân viên.Doanh nghiệp không quan tâm đến nhân viên và đời sống của họ, chỉ quan tâm đếnthành tích mà nhân viên tạo ra và chỉ chú trọng vào lợi ích của cả tổ chức

- Mô hình VH hợp nhất

Mô hình văn hóa này kết hợp giữa sự quan tâm con người và thành tích Một công tyhợp nhất hai yếu tố này khi mà công ty nhận ra rằng nhân viên đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo ra thành tích Nhân viên được quan tâm chăm sóc sẽ giúp tăng thành tíchcho công ty.

- Mô hình VH lãnh đạm

Mô hình văn hầu như sẽ không được công ty nào áp dụng Bởi nếu theo mô hình nàythì công ty sẽ có rất ít mối quan tâm cả về con người và thành tích Trong doanhnghiệp các cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi íchcủa toàn doanh nghiệp.

Mỗi mô hình văn hóa đều sẽ mang những ưu điểm và nhược điểm riêng Doanhnghiệp sẽ dựa vào đặc điểm kinh doanh và phong cách của người lãnh đạo để chọn lựamô hình văn hóa cho phù hợp.

1.4 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.4.1 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

1.4.1.1.Công cụ triển khai chiến lược

Hội nhập toàn cầu, một doanh nghiệp phải oằn mình để chiến đấu với các doanhnghiệp trong nước nay lại đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài đang nhăm nheđánh bại các doanh nghiệp trong nước để chiếm lĩnh thị trường Một trong nhữnghướng đi phù hợp cho doanh nghiệp lúc này chính là có một chiến lược kinh doanhhấp dẫn với đầy đủ các định hướng về thị trường mục tiêu và định hướng sản xuất Có

Trang 25

thể, doanh nghiệp sẽ rất thành công trong việc xây dựng chiến lược hiệu quả nhưngcông đoạn triển khai thực hiện chiến lược lại chưa mấy hiệu quả và đi lệch hướng sovới ban đầu Xây dựng chiến lược là kết quả hoạt động của bộ máy điều hành, nhưngtriển khai và thực hiện chiến lược lại là sự kết hợp của toàn bộ cán bộ công nhân viêntrong toàn công ty Và điều quan trọng là, mỗi một cá nhân tham gia lại có nhữngnhiệm vụ và cương vị khác nhau, năng lực và kỹ năng khác nhau Họ là những mắtxích khác nhau nhưng cùng tồn tại trong một cỗ máy để vận hành triển khai chiến lượccủa doanh nghiệp Để cỗ máy vận hành hiệu quả họ phải thống nhất tư tưởng và phốihợp hành động cùng nhau Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách doanh nghiệp phảixây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnhhành vi, hành động của mỗi cá nhân để đi đến thống nhất mục tiêu chiến lược Đó làviệc doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản chất củariêng doanh nghiệp mình tạo lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp khác.

1.4.1.2 Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho DN

Mỗi doanh nghiệp sẽ theo đuổi và xây dựng cho mình các chính sách văn hóa khácnhau tùy theo định hướng phát triển của doanh nghiệp mình Sự khác biệt trong vănhóa của mỗi doanh nghiệp chính là căn cứ để phân biệt nhận ra doanh nghiệp này sovới các doanh nghiệp khác.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên nhiều khía cạnh như chấtlượng sản phẩm, giá, dịch vụ khách hàng… Để hình thành các lợi thế cạnh tranh nàydoanh nghiệp phải có các nguồn lực như khoa học công nghê, tài chính, nhân lực…Nguồn nhân lực ở đây đóng vai trò quan trọng nhất Nhân lực chính là nhân tố giúpchuyển hóa nguồn lực đầu vào thành đầu ra Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệpvững mạnh cũng chính là việc phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu Và như vậynó chính là nhân tố quyết định đến và tạo ra những lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp

1.4.1.3.Thu hút nhân tài và tạo sự trung thành gắn bó của nhân viên với DN

Thương mại tự do hóa, rất nhiều doanh nghiệp thành lập mới và nhiều doanh ,người lao động đứng trước rất nhiều cơ hội việc làm, tiền lương đã không còn là yếu tốduy nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty nào để làm việc Người lao động

Trang 26

sẽ quan tâm đến việc mình sẽ được sống và làm việc trong một môi trường như thếnào? Mình sẽ được đối xử ra sao và đồng nghiệp cùng làm việc với mình cư xử nhưthế nào hay cách đối xử của cấp trên với cấp dưới ra sao? Một công ty xây dựng đượcvăn hóa doanh nghiệp đặc sắc sẽ thỏa mãn được mong muốn của người lao động Mộtkhi các mong muốn của người lao động được thỏa mãn, họ sẽ không muốn tìm kiếmmột cơ hội mới hay chính là họ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đồng nghĩa với giá trịthương hiệu cũng như vị thế được tăng lên Điều đó sẽ làm tăng khả năng hấp dẫn cácứng viên ứng tuyển vào các vị trí của công ty

1.4.2 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với người lao động

Tạo động lực cho người lao động

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển củadoanh nghiệp từ đó hoạch định được phương hướng phát triển và lộ trình thăng tiếncho chính mình Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên hiểu được bản chất và vai tròcủa công việc họ làm, từ đó khiến họ tự hào về công việc của mình Các nhân viên sẽcảm thấy hứng khởi và hiệu quả công việc cao khi họ thấy việc họ đang làm có ýnghĩa, thành tích của họ được trân trọng và đề cao, họ cảm thấy mình được tôn trọng

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp nhân viên củng cố niềm tin, trungthành và tận tâm với tổ chức Đó chính là động lực thức đẩy sự cống hiến hết mình chotổ chức Họ yêu mến nơi họ làm việc, hòa đồng với đồng nghiệp, thẳng thắn trungthành với cấp trên chính là nhân tố chính thức đẩy tổ chức phát triển.

1.4.3 Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đối với Xã hội

Một doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa vững mạnh, chính là góp phầnxây dựng bản sắc văn hóa của toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam Điều nàychính là khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Một doanh nghiệp xây dựng văn hóa tốt chính là việc họ quan tâm chăm lo đến đờisống của nhân viên, không những thế họ còn quan tâm đến đời sống người thân củanhân viên Điều này tạo ra giá trị không nhỏ đối với xã hội.

Trang 27

Một khi doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống văn hóa hoàn thiện thì họ sẽ cóthể sử dụng các nguồn lực thừa để quan tâm đến trách nhiệm xã hội, cống hiến cho xãhội.

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂNHÓA DOANH NGHIỆP

Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, chịu tác độngcủa nhiều yếu tố Các nhân tố ảnh hưởng được phân tích dựa trên hai nhóm nhân tố

1.5.1 Nhân tố khách quan

1.5.1.1.Văn hóa dân tộc

Văn hóa doanh nghiệp là một nhánh nằm trong văn hóa dân tộc vậy nên sự ảnhhưởng của văn hóa dân tộc đến văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu Mỗi nhân viêntrong doanh nghiệp lại đến từ các nền văn hóa dân tộc khác nhau nên khi tập hợp thànhmột nhóm hoạt động chung vì một mục tiêu, họ cũng sẽ mang theo những nét văn hóariêng biệt đó Việc của văn hóa doanh nghiệp chính là dung hòa các nền văn hóa dântộc riêng biệt đó cho phù hợp với tất cả tuy nhiên nó cũng không thể làm hòa hợp toànbộ Chính vì thế văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ vẫn tồn tại nền văn hóa đặc sắc củamột số dân tộc.

Văn hóa dân tộc là một hệ thống rất nhiều yếu tố và vô cùng rộng lớn Doanh nghiệpsẽ xem xét và đánh giá rồi đưa vào văn hóa của mình các yếu tố văn hóa phù hợp Dựatrên mô hình Hofstede[6], doanh nghiệp thường xem xét bốn yếu tố phổ biến để lựachọn các yếu tố văn hóa dân tộc vào văn hóa doanh nghiệp của mình:

- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể - Sự phân cấp quền lực

- Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền - Tính cẩn trọng

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử nghìn năm văn hiến với 54 dân tộc anh em.Tính đa dân tộc làm cho nền văn hóa nước ta thêm đa dạng, phong phú Đặc điểm nổibật của văn hóa Việt Nam là nền văn minh lúa nước, coi trọng tư tưởng nhân bản, ýchí phấn đấu tự lực, tự cường Tuy nhiên văn hóa nước ta cũng tồn tại nhiều điểm hạnchế, con người Việt Nam dễ hài lòng với thực tại, dễ thỏa mãn và không dám cạnh

Trang 28

tranh, thích xu nịnh Những hạn chế này khiến cho sự phát triển của các doanhnghiệp hiện gặp khó khăn

Văn hóa doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp cần lấyvăn hóa dân tộc làm nền tảng để từ đó xây dựng chính sách văn hóa cho riêng doanhnghiệp mình.

1.5.1.2.Giá trị văn hóa từ công ty mẹ

Một số công ty chịu sự kiểm soát của công ty mẹ, hoạt động kinh doanh là độc lậpvới công ty mẹ, tuy nhiên có một số giá trị văn hóa sẽ được công ty mẹ áp dụng với tấtcả hệ thống công ty con để tạo nên bản sắc văn hóa cho cả tập đoàn Việc chịu ảnhhưởng từ văn hóa công ty mẹ cũng khiến cho việc xây dựng văn hóa công ty con gặprất nhiều khó khăn Doanh nghiệp vừa muốn xây dựng văn hóa cho riêng mình, vừaphải hòa hợp với văn hóa của công ty mẹ Công ty mẹ, là những doanh nghiệp đitrước, họ đã xây dựng văn hóa và phát ra được những hạn chế trong những chính sáchvăn hóa, việc học hỏi từ các giá trị văn hóa của công ty mẹ cũng làm cho các chínhsách văn hóa của công ty con hoàn thiện hơn.

1.5.2 Nhân tố chủ quan

1.5.2.1.Nhà lãnh đạo

Người lãnh đạo không chỉ là người quyết định các hoạt động kinh doanh cũng nhưchiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là người tác động đối với hầu hết cácquyết định hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhà lãnh đạo chính là nhân tố quyết địnhquan trọng nhất tới việc định hình văn hóa của doanh nghiệp Có thể nói nhà lãnh đạochính là người sáng tạo ra những nét văn hóa đặc trung của doanh nghiệp từ kiến trúc,logo, khẩu hiệu hay triết lý kinh doanh, tầm nhìn, mục tiêu…Qua quá trình xây dựngvà quản lý doanh nghiệp, người lãnh đạo phản chiếu cái tôi cá nhân, phản chiếu hệ tưtưởng và tính cách của mình lên văn hóa doanh nghiệp, điều đó khiến cho văn hóadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ từ người lãnh đạo Nhân cách của nhà lãnhđạo doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa cả doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo bao gồm:

*Sáng lập viên: là những người gắn bó từ thuở đầu mới thành lập doanh nghiệp Giaiđoạn này chính là giai đoạn khó khăn nhất của doanh nghiệp, mọi thứ bắt đầu từ con

Trang 29

số không, các nguồn lực còn thiếu, việc xây dựng văn hóa lúc này chính là việc chútrọng phát triển các giá trị cốt lõi thay vì các giá trị hữu hình như kiến trúc, lễ nghi.Sáng lập viên là người hình thành hệ thống giá trị văn hóa nền tảng ban đầu bao gồmviệc định hướng hoạt động, bước đầu tạo nên những nét đặc thù trong văn hóa doanhnghiệp Những giá trị nền tảng này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết địnhsự thành công của doanh nghiệp sau này

*Nhà lãnh đạo kế cận: Khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, dù không ít thìnhiều văn hóa doanh nghiệp cũng có sự thay đổi Hệ tư tưởng và tính cách của mỗingười là khác nhau, chưa nói đến sự khác biệt về thế hệ cũng làm cho văn hóa thay đổikhi thay đổi người lãnh đạo Có hai hướng đi cho doanh nghiệp khi thay đổi nhà lãnhđạo Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ thay máu toàn bộ từ cơ cấu tổ chức, mục tiêu chiếnlược, triết lý kinh doanh, bộ máy nhân sự…Những thay đổi này tất yếu dẫn đến nhữngthay đổi cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp Hai là, người lãnh đạo kế cận sẽ giữnguyên những nét đặc trưng cốt lõi trong nền văn hóa doanh nghiệp cũ nếu nền vănhóa đó phù hợp với hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo mới và phù hợp với sự thay đổi củamôi trường, chỉ thay đổi một số yếu tố không đáng kể.

1.5.2.2.Giá trị văn hóa học hỏi được

Những giá trị văn hóa học hỏi được không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo nên, cũngkhông thuộc về văn hóa dân tộc mà do tập thể CBCNV xây dựng lên.

- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ tồn tại các nền văn hóa nhóm như các phòng ban, bộ phận… Cáccá nhân trong nhóm lại có những tư tưởng văn hóa khác nhau

- Những giá trị văn hóa học hỏi từ những doanh nghiệp khác

Các doanh nghiệp tồn tại trong mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó có rấtnhiều mối quan hệ hợp tác với nhau thay vì đối đầu Trong quá trình hợp tác cùng pháttriển, chúng ta có thể thấy những điểm tích cực và độc đáo trong văn hóa doanh nghiệpkhác để từ đó chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm đối với doanh nghiệp mình và có thểhọc hỏi từ những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy.

- Những giá trị văn hóa tiếp nhận từ nền văn hóa khác

Trang 30

Hội nhập kinh tế quốc tế khiến nhiều nền văn khóa khác du nhập vào Việt Nam,những mặt tích cực của nó cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu để doanh nghiệp có thểtừ đó tham khảo cho doanh nghiệp mình Việc có thêm các thành viên mới gia nhậpdoanh nghiệp cũng khiến cho văn hóa doanh nghiệp tiếp nhận nhiều cái mới Có thể đólà những giá trị văn hóa từ những doanh nghiệp họ đã làm việc trước đây hoặc chỉ từkinh nghiệm sống của họ Nó ít nhiều có ảnh hưởng tới nền văn hóa doanh nghiệp.

Việc xem xét và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng giúp cho doanh nghiệp nhận rađược tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Đểtừ đó, với những nhân tố nào mà doanh nghiệp có thể thay đổi được thì tìm cách thayđổi nó, còn đối với những nhân tố doanh nghiệp không thể tác động được thì sẽ tìmcách thích nghi với nó.

1.6 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC XÂY DỰNG VĂN HÓA CỦA MỘT SỐDOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1.6.1 Kinh nghiệm xây dựng VHDN của một số DN tại Việt Nam

1.6.1.1.Tập đoàn Kangaroo

Tập đoàn Kangaroo (Công ty CP Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc) được thànhlập từ năm 2003 bởi hai người Việt Nam trẻ tuổi Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất và kinh doanh máy lọc nước, hàng gia dụng, thiết bị bếp, điện lạnh, thiết bị vệsinh,,,

Giá trị cốt lõi Văn hóa doanh nghiệp: - Nơi của những ý chí tiên phong

“Muốn dẫn đầu phải đi tiên phong”, khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt mangtầm thế giới, Kangaroo luôn nỗ lực tạo ra những đột phá trong công nghệ, sản xuất,phân phối với những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao, giá trị sử dụng lớn choxã hội

- Sáng tạo và khác biệt

Tại Kangaroo, mỗi cá nhân đều được thỏa sức phát huy tối đa năng lực sáng tạo,khẳng định bản lĩnh và giá trị riêng của mình Quan điểm “Không chỉ trích, không giảithích, hãy đưa ra giải pháp” và môi trường cởi mở giúp giải phóng năng lượng của mỗi

Trang 31

cá nhân, việc hấp thụ và ứng dụng những giải pháp một cách nhanh chóng cũng thúcđẩy sức sáng tạo tiềm ẩn bên trong mỗi con người.

- Cùng nhau phát triển

Triết lý cùng nhau phát triển được hình thành dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích và tậphợp sức mạnh Mỗi thành viên, bạn hàng, đối tác, khách hàng đều nhận được nhữnggiá trị tương ứng khi góp phần vào sự thịnh vượng của Kangaroo bao gồm các giá trịhiện hữu, địa vị xã hội cũng như các giá trị nhân văn khác.

Ra đời từ rất sớm, thời điểm ấy, Kangaroo dường như không có đối thủ trên thịtrường Tuy nhiên đây là một thị trường rất tiềm năng, trên thị trường dần xuất hiệncác đối thủ từ trong và ngoài nước, môi trường kinh doanh thay đổi, Kangaroo phải cónhững thay đổi trong văn hóa để thích nghi với môi trường và không ngừng tiến bộ.Công ty tập trung vào nhân tố con người, phát triển khả năng, năng lực sáng tạo củamỗi nhân viên để thu hút, giữ chân họ tạo sự tận tâm và trung thành với doanh nghiệp.

Kết luận: Từ khi thành lập, với triết lý “Muốn dẫn đầu phải đi tiên phong”, sau 15năm, Kangaroo vẫn luôn giữ vững vai trò dẫn dắt thị trường bởi sự sáng tạo đột phá vàkhác biệt Đi cùng với đó là công ty luôn chú trọng vào phát triển văn hóa doanhnghiệp, phát triển năng lực cá nhân của mỗi nhân viên trên cơ sở hợp tác cùng pháttriển của các bên hữu quan.

1.6.1.2.Suntory PepsiCo Vietnam Beverage

1994 – PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công tyNước giải khát Quốc tế IBC.

2003 – Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo ViệtNam

04/2013 – Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB),100% vốn nước ngoài, là một liên minh giữa PepsiCo Inc và Suntory HoldingsLimited, được chính thức thành lập.

Thời điểm ấy, khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, PepsiCo vấp phải một rào cảnvề văn hóa khi nền kinh tế Việt Nam mới được Mỹ rỡ bỏ cấm vận Nền kinh tế trongnước chưa phát triển, chưa có sự xuất hiện nhiều của các doanh nghiệp nước ngoài tạiViệt Nam Chính vì thế, khi quyết định gia nhập thị trường Việt Nam, PepsiCo phải

Trang 32

nghiên cứu chi tiết về văn hóa Việt Nam, văn hóa tiêu dùng của người Việt để thay đổivà phát triển nền văn hóa vốn có của PepsiCo để thích nghi với môi trường Việt Nam

Suntory PepsiCo là sự kết hợp tổng hòa giữa ba nền văn hóa Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ.Công ty đã rất thành công trong việc dung hòa và chọn lựa các yếu tố văn hóa phù hợpvới công ty mình và xã hội đề xây dựng một nền văn hóa chung tồn tại cho đến tận bâygiờ.

Nhắm đến mục tiêu là "Một nơi làm việc tuyệt vời", Suntory PepsiCo luôn tạo cơhội phát triển cho nhân viên trong định hướng nghề nghiệp cũng như sự cân bằng giữacông việc và cuộc sống Suntory PepsiCo Việt Nam trao quyền cho tất cả nhân viên đểtạo ra sự tăng trưởng bền vững Suntory PepsiCo hiểu rằng sự thành công trong kinhdoanh của Suntory PepsiCo không chỉ là nhờ vào các sản phẩm của công ty, mà cònnhờ vào sự đóng góp của những con người trong công ty - đó là tài sản quan trọng nhấtđối với Suntory PepsiCo

1.6.2 Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanhnghiệp tại Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp là thứ không thể thiếu đối với doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển bền vững Có thể, trong ngắn hạn, doanh nghiệp chưa chú trọng đến văn hóadoanh nghiệp nhưng về dài hạn doanh nghiệp buộc phải xây dựng chính sách văn hóađặc trưng cho doanh nghiệp mình.

Từ kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Namthì chúng ta rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Doanh nghiệp cần xác định rõ trình tự xây dựng văn hóa doanh nghiệp Giá trị nàocần xây dựng trước, giá trị nào cần xây dựng sau và bố trí các nguồn lực phù hợp đểxây dựng giá trị đó.

- Doanh nghiệp bước đầu muốn xây dựng VHDN cần xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh,mục tiêu và triết lý kinh doanh của mình Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động củadoanh nghiệp Khi xác định được các yếu tố trên thì doanh nghiệp mới có thể triểnkhai các hoạt động khác phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp và cụ thể chính làxây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trang 33

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với văn hóa dân tộc và doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp là sự tổng hòa của nhiều nền văn hóa khác nhau, để không dẫnđến các mâu thuẫn không đáng có giữa các nền văn hóa, doanh nghiệp cần xây dựngmột nền văn hóa chung phù hợp với tất cả các nền văn hóa nhỏ khác.

- Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, doanh nghiệp cần phải đón nhận các thay đổi,từ đó thay đổi văn hóa thích hợp với sự thay đổi của môi trường để doanh nghiệp tiếnbộ.

- Yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất trong việc xây dựng văn hóa chính là tập trungphát triển con người Con người là nguồn lực mà không phải trong một sớm một chiềumà có thể thay đổi được Để xây dựng được một đội ngũ nhân sự tài năng, trung thànhvà tận tâm với tổ chức, doanh nghiệp phải chú trọng công tác văn hóa, tạo môi trườngthuận lợi, thân thiện thoải mái để mọi người có thể làm việc và phát triển bản thân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Muốn xây dựng được một hệ thống văn hóa doanh nghiệp thì trước hết chúng ta phảihiểu thật kỹ càng những vấn đề mang tính lý luận liên quan tới văn hóa doanh nghiệp.Để từ các cơ sở lý luận đó, doanh nghiệp mới có thể bắt tay vào công cuộc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp cho riêng mình Các cơ sở lý luận này mang tính sách vở, khi ápdụng vào thực tiễn nó có thể có những thay đổi đáng kể Không phải tất cả các doanhnghiệp đều có nguồn lực và đặc điểm kinh doanh giống nhau, vì thế trong quá trìnhxây dựng văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ tồn tại những thực trạng khácnhau Để vấn đề mang tính lý luận này có sơ sở thực tiễn, sau đây chúng ta sẽ cùng

Trang 34

nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại một doanh nghiệp cụ thể để rõ hơnvấn đề này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VHDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KAROFI VN2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KAROFI VIỆT NAM

2.1.1 Tập đoàn Tecomen

- Tên công ty: Công ty cổ phần TECOMEN- Tên giao dịch: TECOMEN.,JSC

- Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Thy Phương

- Địa chỉ: Tầng 5, toà nhà HUDLAND, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt,quận Hoàng Mai, Hà Nội

Trang 35

- Số điện thoại: (+84) 24 3628 8697- Email: info@tecomen.com

- Website: http://tecomen.com

2.1.1.1.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Tecomen thành lập ngày 08/09/2006, với 100% vốn trong nước thuộc sở hữu tưnhân Trụ sở chính ở số 44 Trần Đăng Ninh, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực phânphối các sản phẩm tại thị trường nội địa.

Năm 2008, Tecomen nhập khẩu công hàng đầu tiên đánh dấu sự phát triển trongviệc nhập khẩu nguồn hàng quốc tế.

Năm 2009, thành lập nhà máy sản xuất tại Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 2012, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển bằng việc thànhlập công ty con là Công ty cổ phần Karofi Việt Nam đạt chứng nhận ISO:9001-2008

Năm 2014, thành lập Công ty cổ phần KoriHome Việt Nam hoạt động trong lĩnhvực phát triển và phân phối sản phẩm thiết bị điện gia dụng cao cấp ra thị trường.

Năm 2015, thành lập Công ty Purastar hoạt động trong lĩnh vực thâm nhập thịtrường và phát triển sản phẩm máy lọc nước biển.

Năm 2016, sản phẩm máy lọc nước tích hợp nóng lạnh cap cấp đầu tiên sản xuất tạiViệt Nam ra đời Cùng với việc ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng Trung Đông(Dubai), Indonesia và xuất khẩu đơn hàng đầu tiên.

Năm 2017, công ty chuyển trụ sở chính về toà nhà HUDLAND, số 6 Nguyễn HữuThọ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội và xây dựng nhà máy tại KhuCông Nghiệp Ngọc Lịch, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Trải qua hơn 10 năm thành lập, với hơn 1600 nhân viên, hiện nay Tecomen đangphát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được vị thế của mình.

2.1.1.2.Hoạt động kinh doanh

Công ty tập trung vào sản xuất sản phẩm máy lọc nước RO đáp ứng theo nhu cầu đadạng của khách hàng

- Sản phẩm máy lọc nước gia đình và văn phòng

- Sản phẩm máy lọc không khí, máy lọc nước biển và máy lọc nước công nghiệp vàbán công nghiệp

Trang 36

- Sản phẩm điện gia dụng cao cấp

- Sản phẩm linh kiện về sản phẩm máy lọc nước RO

2.1.2 Công ty cổ phần Karofi Việt Nam

- Tên công ty: Công ty cổ phần Karofi Việt Nam

- Trụ sở chính: Tầng 7, tòa nhà HUDLAND TOWER - Lô ACC7 Hồ Linh Đàm,Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

- Chi nhánh miền Nam: Lầu 4, Tòa nhà Bcons Tower, 4A/167A đường D1, phường25, quận Bình Thạnh, HCM

- Nhà máy: Khu Công Nghiệp Ngọc Lịch, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên- Mã số thuế : 0105866879

- Số điện thoại: 1900 6418- Email: info@karofi.com- Website: https://karofi.com

2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Công Ty Cổ phần Karofi Việt Nam tiền thân là nhà nhập khẩu, lắp ráp và phânphối máy lọc nước cho nhiều đơn vị tại Việt Nam Nhờ thấu hiểu sâu sắc nhu cầu củakhách hàng về nước sạch và nước tinh khiết, ngày 23/04/2012 công ty Cổ phần KarofiViệt Nam ra đời nhằm cung cấp các giải pháp về nước nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộngđồng

Tháng 09/2012, Karofi Việt Nam là đối tác chính thức và duy nhất tại Việt Namđược Dow Chemicals trong chiến lược đẩy mạnh thương hiệu toàn cầu của hãng chosản phẩm màng RO Filmtec.

Tháng 06/2014, Karofi Việt Nam thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng đạt chuẩnquốc tế Trung tâm dịch vụ khách hàng của Karofi được xây dựng đảm bảo quy chuẩnquốc tế Dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng, đảm bảo tiêu chí “Chấtlượng – Uy tín – Tận tâm” nhằm phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, một cách linhhoạt và kịp thời nhất.

Tháng 11/2016, Karofi thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu.

Trang 37

Kể từ khi thành lập đến nay, Karofi đã có những bước phát triển mạnh mẽ và khẳngđịnh được vị thế của mình trong thị trường máy lọc nước tại Việt Nam và vươn tầmquốc tế nhờ những chiến lược định hướng đúng đắn từ phía Ban lãnh đạo và Tập đoàn.Tính đến thời điểm 01/04/2018, Karofi đã có đội ngũ gồm 525 nhân sự tài năng vànhiệt huyết, thường xuyên được bồi dưỡng khả năng chuyên môn cũng như các kỹnăng khác để đáp ứng tốt nhất mọi công việc Hệ thống sản xuất được kết hợp tự độngcao, trên dây chuyền hiện đại Lực lượng kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, có kiếnthức chuyên sâu về sản phẩm và được đào tạo nâng cao về chuyên môn nhằm đáp ứngmọi yêu cầu sản xuất cho dù là khắt khe nhất Hệ thống nhà xưởng, kho bãi và phươngtiện vận chuyển hiện đại, có quy mô đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu kho và vận chuyểncho thị trường toàn quốc.

Với phương châm luôn đi tiên phong trong công nghệ, Karofi đã cho ra đờidòng máy lọc nước thông minh iRO với bộ vi xử lý thông minh - đây là phát minh độtphá lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

2.1.2.2.Lĩnh vực kinh doanh

Karofi hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh máy lọc nước thông minh RO vàcác linh kiện cung cấp cho khách hàng chính là gia đình và văn phòng Với hệ thốngphân phối rộng khắp mọi miền đất nước.

Tính thời điểm hiện tại máy lọc nước tốt nhất của Karofi đã có mặt tại 3000 điểmbản lẻ và phủ rộng trên trên toàn quốc Sản phẩm được xuất khẩu rộng rãi ra thị trườngquốc tế (Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Đông, Mỹ Latinh…)

2.1.2.3.Thành tựu và giải thưởng

*Thành tựu

2012: Ra đời máy lọc nước với bộ vi điều khiển thông minh đầu tiên tại Việt Nam2014: Sản xuất và ứng dụng lõi Nano bạc với hàm lượng bạc cao gấp 5 lần so vớihàng nhập ngoại, chất lượng diệt khuẩn vượt trội chưa từng có trên thị trường ViệtNam

2015: Ra đời tủ IQ sang trọng, tạo ra sự thay đổi cả thị trường tủ máy lọc nước tạiViệt Nam

*Giải thưởng

Trang 38

Năm 2013, Karofi đạt danh hiệu Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ emNăm 2013, Karofi vinh dự nhận danh hiệu Top 100 sản phẩm chất lượng cao từ bàNguyễn Thị Doan – Phó chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Năm 2014, Karofi được vinh danh Danh hiệu Thương hiệu uy tín Năm 2014, Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Năm 2016, Karofi là Thương hiệu máy lọc nước đầu tiên tại Việt Nam đạt chứngnhận Chuẩn quốc gia nước uống trực tiếp QCVN6-1:2010/BYT

2.1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh

Do đặc thù của công ty là doanh nghiệp kinh doanh các loại máy lọc nước RO và linh kiện nên doanh thu chủ yếu là từ việc bán sản phẩm này Ngoài ra, công ty còn có một số khoản doanh thu khác từ hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động thương mại nhưng con số này chiếm tỉ trọng nhỏ Tình hình phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2015 – 2017 cụ thể như sau:

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Karofi Việt Namgiai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Đồng

Năm Chỉ tiêu

Doanh thu 567.353.356.864 834.224.564.353 1389.465.657.912

Chi phí 315.239.461.850 487.247.932.159 783.646.126.567

Lợi nhuận 252.113.895.014 346.976.632.194 605.819.531.345

Lợi nhuận sau thuế 201.691.116.011,2 277.581.305.755,2 484.655.625.076

Nguồn: Trích từ Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Karofi Việt Nam các năm2015, 2016, 2017

Bảng 2 cho thấy trong giai đoạn 2015-2017, doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanhqua các năm Năm 2016, doanh thu tăng gấp 1,47 lần so với năm 2015 Năm 2017,doanh thu cũng tăng gấp 1,67 so với năm 2016 Doanh thu tăng nhanh là kết quả chiếnlược kinh doanh hiệu quả của khối kinh doanh với hệ thống phân phối bao gồm các đạilý tại tỉnh, cửa hàng cũng như tại các siêu thị điện máy.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Đồng

Trang 39

Nguồn: Kết quả tự tổng hợp

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng trưởng của doanh thu rất nhanh nhưng lợinhuận sau thuế lại tăng chậm hơn cho thấy sự không hiệu quả trong quản lý và phátsinh chi phí.

2.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNKAROFI VIỆT NAM

Có thể thấy, Karofi mặc dù là ra đời trong lúc thị trường máy lọc nước đã khẳngđịnh được vị thế bởi nhiều thương hiệu lớn, nhưng Karofi đã nhanh chóng phá vỡ bứctường lớn để nhanh chóng cho một chân mình vào sàn đấu của những ông lớn ngànhnày Một trong những thành công của Karofi chính là việc xây dựng thành công vănhóa doanh nghiệp.

Vậy nét đặc sắc trong Văn hóa của Karofi là gì mà khiến thương hiệu của Karofi lạinổi tiếng và thành công trên thị trường như thế?

2.2.1 Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN

2.2.1.1.Kiến trúc, cách bài trí

Trụ sở chính của công ty tọa lạc tại Tầng 7, tòa nhà HUDLAND TOWER - LôACC7 Hồ Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Chi nhánh miềnnam tại Lầu 4, Tòa nhà Bcons Tower, 4A/167A Đường D1, Phường 25, Q Bình

Trang 40

Thạnh, HCM và Nhà máy sản xuất đặt tại Khu Công Nghiệp Ngọc Lịch, Như Quỳnh,Văn Lâm, Hưng Yên

Hình 1: Trụ sở chính

Hình 2: Nhà máy

Năm 2017, Ban lãnh đạo tập đoàn Tecomen mới quyết định chuyển trụ sở từ 44Trần Đăng Ninh, Hà Nội về tòa nhà HUDLAND Sau hơn 10 năm thành lập, khi đãđứng vững trên thị trường và có giai đoạn phát triển, tập đoàn muốn gây ấn trượng đốivới công chúng về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của công ty bằng một côngtrình kiến trúc đồ sộ Sự thay đổi trong việc chọn trụ sở chính chính là một sự thay đổitrong các chính sách văn hóa doanh nghiệp của công ty Khi có tiền đề vững chắc chosự phát triển, công ty bắt đầu tập trung phát triển giá trị văn hóa kiến trúc – giá trị đòihỏi nguồn đầu tư lớn về vật chất.

Văn phòng chính của Karofi được đặt tại tầng 7 của HUDLAND TOWER, với diệntích mặt bằng 386 m2 là nơi làm việc của cán bộ công nhân viên khối văn phòng Văn

Ngày đăng: 18/11/2021, 13:36

Hình ảnh liên quan

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Xem tại trang 2 của tài liệu.
1.2.1. Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

1.2.1..

Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN Xem tại trang 12 của tài liệu.
2.2.1. Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

2.2.1..

Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 3: Quầy lễ tân - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 3.

Quầy lễ tân Xem tại trang 36 của tài liệu.
Thời gian đầu khi mới hình thành, Nội san Tecomen là một trong những phương tiện thực hiện hoạt động thực hiện truyền thông các giá trị văn hóa, các định hướng phát triển… từ tập đoàn. - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

h.

ời gian đầu khi mới hình thành, Nội san Tecomen là một trong những phương tiện thực hiện hoạt động thực hiện truyền thông các giá trị văn hóa, các định hướng phát triển… từ tập đoàn Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 6: Bìa nội san HAPPY TEAM - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 6.

Bìa nội san HAPPY TEAM Xem tại trang 41 của tài liệu.
Chương trình là một kênh truyền hình nội bộ, có MC dẫn dắt và cập nhật tất cả các thông tin, sự kiện diễn ra trên toàn tập đoàn, có thêm các chuyên mục đặc sắc, hấp dẫn - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

h.

ương trình là một kênh truyền hình nội bộ, có MC dẫn dắt và cập nhật tất cả các thông tin, sự kiện diễn ra trên toàn tập đoàn, có thêm các chuyên mục đặc sắc, hấp dẫn Xem tại trang 42 của tài liệu.
Mô hình cơ cấu tổ chức mà Karofi áp dụng là mô hình cơ cấu theo chức năng. Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận, một cơ quan đảm nhận - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

h.

ình cơ cấu tổ chức mà Karofi áp dụng là mô hình cơ cấu theo chức năng. Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận, một cơ quan đảm nhận Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 9: Trang trí văn phòng nhân ngày sinh nhật Karofi - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 9.

Trang trí văn phòng nhân ngày sinh nhật Karofi Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 10: Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho trường mầm non xã Pa Thơm. - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 10.

Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho trường mầm non xã Pa Thơm Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 11: Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho các chiến sĩ quẩn đảo Trường Sa - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 11.

Đại diện Công ty cổ phần KAROFI tặng máy lọc nước cho các chiến sĩ quẩn đảo Trường Sa Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 12: Đồng phục của nhân viên Karofi khối văn phòng - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 12.

Đồng phục của nhân viên Karofi khối văn phòng Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 14: Đồng phục của nhân viên Karofi khối nhà máy - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 14.

Đồng phục của nhân viên Karofi khối nhà máy Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 15: Đồng phục của nhân viên karofi khối thị trường - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 15.

Đồng phục của nhân viên karofi khối thị trường Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 16: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thy Phương phất cao lá cờ Tecomen  phát động chương trình. - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 16.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thy Phương phất cao lá cờ Tecomen phát động chương trình Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 17: Các hoạt động Team Building - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 17.

Các hoạt động Team Building Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 3: Hệ thống 9 nguyên tắc làm việc tại Karofi - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Bảng 3.

Hệ thống 9 nguyên tắc làm việc tại Karofi Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 18: Thư viện sách Karofi - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

Hình 18.

Thư viện sách Karofi Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hãy hình dung Karofi như một gia đình, bạn sẽ cảm thấy nét đặc sắc trong văn hóa của Karofi.Tại Karofi bạn sẽ cảm nhận được không khí làm việc ấm áp như một gia đình, các phòng ban vô cùng gần gũi, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau - THỰC TRẠNG văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN KAROFI VN

y.

hình dung Karofi như một gia đình, bạn sẽ cảm thấy nét đặc sắc trong văn hóa của Karofi.Tại Karofi bạn sẽ cảm nhận được không khí làm việc ấm áp như một gia đình, các phòng ban vô cùng gần gũi, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau Xem tại trang 58 của tài liệu.

Mục lục

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

    1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

    1.1.2. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

    1.2. CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

    1.2.1. Cấp độ thứ nhất – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN

    1.2.1.1. Kiến trúc, cách bài trí

    1.2.1.2. Thương hiệu, logo, khẩu hiệu

    1.2.1.4. Cơ cấu tổ chức phòng ban

    1.2.1.5. Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp

    1.2.1.6. Ngôn ngữ, đồng phục, hành vi ứng xử của của nhân viên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan