B PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất đáng yêu, hồn nhiên, trong trắng và ngây thơ như tờ giấy trắng. Mọi HĐ học và vui chơi trong quá trình GD trẻ ở trường mầm non đêm đến cho trẻ nhiều điều kì lạ, thần tiên. Thông qua HĐ dạy và học dưới hình thức như tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học ….sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Làm quen VH là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Văn học là loại hình nghệ thuật đặc sắc, gây sự hấp dẫn, nó rất gần gũi với trẻ. Từ tuổi ấu thơ trẻ đã sống chan hòa trong không khí lời ru ( âu ơ) đầy yêu thương của bà, của mẹ và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói đến lúc trẻ biết đọc, biết viết thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện để dẫn dắt trẻ nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên. Những nhân vật, từ ngữ trau chuốt trong ca dao, tục ngữ, truyện kể là tấm gương mẫu mực cho trẻ học tập. Đây là phương tiện hữu hiệu trong việc GD trẻ biết yêu thiên nhiênyêu, quê hương đất nước. Giáo dục trẻ biết yêu thương bạn bè và những người thân, biết làm việc tốt, yêu cái thiện, cái đẹp và phê phán cái xấu, ghét cái ác. Giáo dục trẻ trở thành bé ngoan, thật là hiếu thảo. Đây còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ, đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ nói mạch lạc, diễn cảm, nói đúng câu từ, đúng ngữ pháp. Qua việc giúp trẻ làm quen với VH chính là hình thành cho trẻ vốn đạo đức chân – thiện – mỹ. Phát triển trí tưởng tượng, lòng yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá, dạy trẻ biết kính yêu ông bà cha mẹ … biết giúp đỡ những người xung quanh. Thông qua hoạt động đọc thuộc một bài thơ, kể một câu truyện chính xác … còn giúp trẻ phát triển trí não. Đây cũng chính là mục đích của HĐ làm quen VH. Bản thân tôi – một người giáo viên – một người mẹ cũng đã nghiên cứu, suy nghĩ và tham khảo một số sách, tạp chí để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Từ đó rút ra những biện pháp giảng dạy HĐ làm quen VH cho trẻ ngày một tốt hơn. II. Cơ sở thực tiễn . Chương trình cho trẻ mẫu giáo nhỡ tiếp xúc với thơ, ca dao đồng dao, truyện kể ở trường mầm non đặt nhiệm vụ: Tiếp tục dạy trẻ cảm nhận nhịp điệp, vần cảu thơ, ca dao, đồng dao: dạy trẻ hiểu nội dung, đánh giá nhân vật, so sánh tên truyện với nội dung của nó: Dạy trẻ kể lại từng đoạn truyện một cách diễn cảm. Với nhiệm vụ khơi dạy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp đối với cô giáo là người dạy và các bé là người học. Yêu cầu với cô giáo là truyền đạt lại được cái hay, cái đẹp, nội dung hết sức sinh động của tác phẩm VH lại cho trẻ để trẻ diễn tả lại bằng lời một cách sinh động mà vẫn sử dụng đúng ngôn ngữ. Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình và kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào sách, báo, …. Tôi đưa ra : “Một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trường mầm non Mỹ Hưng” III. Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện tại lớp B2 thôn Phượng Mỹ. Trường Mầm Non Mỹ Hưng năm học 2014 2015. C QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I Đặc điểm của lớp: Năm học 20152016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 5 tuổi khu Phượng Mỹ. Tổng số trẻ lớp tôi là : 52 cháu.Trong đó có 33 cháu trai, 19 cháu gái. 10 cháu qua lớp nhà trẻ chiếm 19% 42 cháu chưa qua lớp nhà trẻ chiếm 81% II Những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi : Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục huyện Thanh Oai, ban giám hiệu nhà trường đã bồi dưỡng và giúp đỡ tôi về trường lớp cũng như các đồ dùng để phục vụ cho HĐ làm quen văn