MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Ngày nay, mỗi quốc gia mỗi dân tộc trên thế giới đang cùng nhau giải quyết những vấn đề toàn cầu, trong đó có sự bùng nổ dân số là vấn đề lớn và cấp thiết nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của nhân loại. Sự bùng nổ dân số có tác động tới các vấn đề toàn cầu khác: Trong khi tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp thì dân số vẫn tăng với cường độ lớn. Bên cạnh đó, dân số càng đông thì vấn đề thực phẩm càng khó khăn, khan hiếm đây cũng là nguyên nhân làm cho vấn đề bệnh dịch càng phát triển. Sự gia tăng dân số đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Ở nước ta vấn đề dân số luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Nhận thức được tầm ảnh hưởng của vấn đề dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội, theo nghị quyết đại hội đảng lần IX đã chỉ rõ: Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước có vai trò quan trọng với từng người và toàn xã hội . Nhằm tạo điều kiện cho công tác dân số được thực hiện hiệu quả và cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Nằm trong tình trạng chung đó, Lào Cai là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, đất chật, người đông với diện tích tự nhiên 1.546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 ngườikm2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và 5,7 lần so với cả nước đây là tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh cùng khu vực và cả nước. Năm 2003, khi Pháp lệnh dân số mới ban hành có một số điểm bất cập đã làm cho nhiều người lầm tưởng đươc sinh con không hạn chế dẫn đến nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm quy mô gia đình ít con. Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương đã không quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo như trước, ít chú ý đến việc bố trí cán bộ phụ trách, không thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác dân số, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Ở nhiều nơi, cấp ủy đảng và chính quyền chưa nắm bắt đầy đủ tình hình và những thách thức trong lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản, chưa nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số của địa phương, đơn vị, chưa có kế hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập. Đó cũng là khởi nguồn của tình trạng xáo trộn và thiếu trầm trọng cán bộ làm công tác dân số. Đến nay, sau hàng loạt những nỗ lực, tổ chức bộ máy mới bước đầu được củng cố nhưng vẫn chưa hoàn thiện, tình trạng thiếu cán bộ, nhất là cán bộ được đào tạo, có kinh nghiệm làm công tác dân số còn tương đối phổ biến, chế độ đãi ngộ cán bộ chưa phù hợp. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về Dân số trong tỉnh được coi trọng và có những biến đổi rõ nét, thực hiện tốt các mục tiêu chính như duy trì mức sinh thấp, hợp lý, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới khi sinh, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Chất lượng dân số của tỉnh đã được nâng lên, hiện nay tuổi thọ bình quân của người dân đạt 71,5 năm. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ngành y tế được đầu tư mạnh đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chiến lược dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Thực hiện chiến lược dân số, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành hệ thống văn bản cụ thể hoá chính sách và chương trình hành động, tập trung mọi nỗ lực đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của nhân dân. Vì vậy, nghiên cứu quản lý công tác dân số ở tỉnh Lào Cai nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để quản lý hợp lý, có hiệu quả về công tác dân số của tỉnh là một đòi hỏi cấp thiết có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng quản lý công tác dân số ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay làm đề tài tiểu luận. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích đề tài Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác Dân số phân tích thực trạng dân số ở Lào Cai, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao quản lý công tác dân số ở Lào Cai. 2.2.Nhiệm vụ của đề tài Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận trong công tác dân số ở Lào Cai hiện nay. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề dân số ở Lào Cai hiện nay để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác dân số ở tỉnh Lào Cai trong thời gian gần đây rút ra những mặt làm được và chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: Thực trạng công tác dân số và xây dựng một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò quản lý công tác dân số Lào Cai trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống, sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: Khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, đối chiếu và phân tích, thống kê… 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương. CHƯƠNG 1 MỘ SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN SỐ 1. Một số lý luận chung 1.1. Khái niệm về dân số Đã có nhiều quan niệm khác nhau về dân số như: “Dân số là tập hợp người sống trong cùng một quốc gia với nhau”hay “Dân số là quá trình sinh sản, sự tử vong”… Theo từ điển tiếng việt thì:“Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số”