Vận tải đường biển ra đời từ khá sớm, sớm hơn so với các phương thức vận tải khác. Cho đến nay ngành vận tải biển đã tác động nhiều đến tốc độ phát triển mậu dịch của thế giới. Vận tải biển giúp đầy mạnh quan hệ ngoại thương (xuất nhập khẩu hàng hóa, vật liệu, máy móc, sản phẩm,….) giữa các quốc gia với nhau. Một trong những ưu điểm của ngành vận tải biển là giá thành vận tải rẻ nhưng lại vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với chiều dài đường bờ biển hơn 3300 km đây được xem là điều kiển thuận lợi trong việc phát triển ngành vận tải biển. Tuy hiện nay vận tải biển Việt Nam vẫn còn non trẻ nhưng đã và đang khẳng định ví trí của mình trong ngành vận tải biển chung thế giới. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế, hoạt động buôn bán ngoại thương ngày càng phát triển, hàng hóa nhập vào Việt Nam thông qua đường biển chiếm gần 90% tổng khối lượng hàng hóa. Trong dây chuyền vận tải đường vận tải, cảng biển là một mắc xích quan trọng, đó là nơi gặp gỡ của các phương thức, phương tiện vận tải, là nơi xếp dỡ hàng hóa hành khách từ tàu lên các phương tiện vận tải và ngược lại. Cảng biển là một đầu mối giao thông quan trọng, có ý nghĩa lớn đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Muốn phát huy tối đa vai trò của cảng biển, nâng cao khối lượng thông qua cảng, cần phải tiến hành xây dựng một quy trình tổ chức quản lý và khai thác cảng một cách hợp lý khoa học.Trên cơ sở môn học Quản lý và khai thác cảng, cùng với những kiến thức từ những môn học khác, và kiến thức thực tế thu thập thông qua những lần trải nghiệm tham quan cảng, đã được vận dụng em để thực hiện bài thiết kế môn học Quản lý và khai thác cảng của mình. Dưới đây là nội dung thiết kế với đề tài: Hàng bao phân bón