1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường tại tỉnh quảng ninh

8 999 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 228,35 KB

Nội dung

Quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ninh Đặng Ngọc San Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Cao Đoàn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Khai thác than; Bảo vệ môi trường. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết Khai thác tài nguyên là cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với phát triển nhất là ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng tài nguyên không chỉ quan hệ với các nguồn lực kinh tế mà còn quan hệ với các cấu phần quyết định cấu thành nên môi trường sống. Bởi vậy, ở đây mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đã thành một quan hệ cơ bản chi phối đến sự tồn tại và phát triển. Nó đang trở thành một đối tượng nghiên cứu trong quản lý. Thực tế phát triển của thế giới và của Việt Nam, việc khai thác tài nguyên đã dẫn đến sự suy kiệt và tổn thương nặng nề môi trường. Sự tổn thương này đã làm giảm nghiêm trọng hiệu quả kinh tế trong việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hôm nay. Nghiêm trọng hơn, nó đã phá vỡ sự cân bằng môi trường và dẫn đến khủng hoảng môi trường. Trong nền kinh tế nước ta, khai thác than luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của toàn nên kinh tế vì là nguồn năng lượng đầu vào không thể thiếu cho những ngành kinh tế trọng điểm khác như cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp Điện, Giấy, Xi măng, Thép, Phân bón… và đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Các dự án và hoạt động khai thác mà ngành than thực hiện đều cần lượng vốn đầu tư lớn, hoạt động khai thác thì luôn được thực hiện trên qui mô rộng, phải tác động trực tiếp và cả gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những tác động xấu từ ô nhiễm môi trường do khai thác là không thể tránh khỏi và nếu không có một phương pháp quản lý dựa trên một kế hoạch, một chiến lược và một tầm nhìn cụ thể thì những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là không thể khắc phục được. Trong hoạt động khai thác than, việc quản lý hoạt động khai thác gắn với bảo vệ môi trường là những nội chính trong chiến lược quản lý từ trung ương đến các địa phương và đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh nơi có trữ lượng và hoạt động khai thác lớn nhất cả nước, nhằm đảm bảo cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó quản lý hoạt động khai thác than gắn liền với bảo vệ môi trường cũng chính là cơ hội cho các ngành liên quan đến sử dụng nguồn năng lượng này cũng như tỉnh Quảng Ninh và cả nước cùng phát triển trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh năng lượng. Xét trên mặt tổng thể, hoạt động khai thác than luôn có những nguy cơ trực tiếp và nguy cơ tiềm ẩn về suy thoái môi trường. Chỉ nêu ra một số đặc điểm cơ bản về suy thoái môi trường mà tỉnh Quảng Ninh đang phải gánh chịu trong hoạt động khai thác than thì bên cạnh những thành quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế thì mặt trái của nó là những suy thoái về môi trường tự nhiên, môi trường sống dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe con người và biểu hiện rõ nhất đó là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước thải mỏ, ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm đất, ô nhiễm biển… Từ những cơ sở thực tế như đã nêu như trên, chúng ta cần phải làm gì, làm như thế nào để tạo lập mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích kinh tế trong việc khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh và bảo vệ môi trường đã trở thành câu hỏi lớn và là nội dung nghiên cứu chính của đề tài. Nghiên cứu phương pháp quản lý, một phương pháp dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học cũng như tăng cường công tác giáo dục, truyền thông đang là vấn đề cấp thiết cho các nhà quản lý từ tầm vi mô đến tầm vĩ mô nhằm kiểm soát hoạt động khai thác than và bảo vệ môi trường, giảm thất thoát tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hơn thế nữa cần phải có thêm nghiên cứu về một phương pháp quản lý kinh tế môi trường cho hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên than nói riêng, một cơ chế quản lý kinh tế môi trường chuẩn mực, cụ thể trên góc độ tổn thất tài nguyên khoáng sản, chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường của hoạt động khai thác chính là đáp án cho việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa khai thác than và bảo vệ môi trường. 2/ Tình hình nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trong khoảng thời gian kể từ khi thành lập ngành khai thác than cho đến nay và phương pháp quản lý cũng như hành lang pháp lý cho chiến lược phát triển bền vững ngành khai thác than – khoáng sản đến năm 2030. Trong giai đoạn này cũng đã có rất nhiều công trình khoa học cũng như các đề tài nghiên cứu về vấn đề khai thác than và bảo vệ môi trường như: 1. Đề tài “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường” Của tác giả Lê Thị Thanh Hương (2006), NXB Khoa học xã hội. Nội dung của đề tài là tập trung vào nghiên cứu sự tác động đến môi trường từ nhân tố con người trên góc độ quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có các hoạt động khai thác khoáng sản. 2. Đề tài “Khai thác, chế biến than gắn với bảo vệ môi trường” Của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Tập đoàn CN Than khoáng sản VN – 2013. Đề tài đã tập trung nghiên cứu, phân tích và xây dựng mô hình bố trí các khu công nghiệp khai thác than, đặc biệt là các tuyến đường vận chuyển than từ nơi khai thác đến các nơi tập kết sao cho ô nhiễm bụi, tiếng ồn không ảnh hưởng đến đời sống người dân. 3. Đề tài "Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác than-khoáng sản" của TS Võ Kim Chi-Giảng viên ĐHKHXH & NV, ĐHQGTPHCM. Đề tài đã làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản phải dựa trên nền tàng của sự phát triển bền vững như kinh tế phát triển đồng hành với đời sống xã hội và môi trường tự nhiên cùng phát triển. không được đánh đổi một trong những điều kiện trên. 4. Đề tài "Bàn về giải pháp khai thác than và bảo vệ môi trường tại Quảng Ninh" của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam - 2006. Đề tài đã đi sâu vào việc phải xây dựng một cơ chế quản lý, một cơ chế chính sách cho hoạt động khai thác than để cho những hoạt động khai thác luôn nằm trong tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Không cho các hoạt động khai thác trộm phát triển và môi trường không bị hủy hoại nhanh chóng do các hoạt động này gây ra. 5. Đề tài "Chuyển hóa và sử dụng than" Của TS Trần Kim Tiến và TS Lê Thị Thu Hà - 2008. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu cách chuyển hóa và sử dụng nguồn tài nguyên thật tiết kiệm, không gây lãng phí tài nguyên, giảm thiểu tối đa sự tiêu thụ nguồn tài nguyên than của xã hội góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. 6. Đề tài “Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” Của tác giả Nguyễn Văn Ngừng (2004), NXB Chính trị quốc gia. Đề tài đã phân tích một thực trạng về môi trường trong xu thế phát triển kinh tế xã hội với khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên 7. Đề tài "Sản xuất than hướng đến ngành công nghiệp xanh" của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Tập đoàn CN Than khoáng sản VN - 2013. Đề tài đã nghiên cứu để áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào ngành khai thác than tại Việt Nam sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng hướng ngành công nghiệp này phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Trên đây là một số đề tài trong số rất nhiều đề tài nghiên cứu về khai thác than và bảo vệ môi trường trong những năm gần đây. Điểm nổi bật của các đề tài này là đã phân tích rất rõ những thành tựu từ hoạt động khai thác than và những công tác bảo vệ môi trường đang thực hiện, những hạn chế và những thiệt hại cho môi trường từ hoạt động này gây ra cũng như những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Nhưng một thực tế vẫn còn tồn tại đó là ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác vẫn ngày một xấu đi. Công tác quản lý, khắc phục và bảo vệ môi trường vẫn chưa thực sự hiệu quả cho dù xét trên một số chỉ tiêu so với trước đây thì đã có chuyển biến. Bên cạnh đó một cơ chế quản lý kinh tế môi trường cụ thể cho hoạt động khai thác gắn với bảo vệ môi trường vẫn chưa được làm rõ. Cụ thể, như ngoài những công cụ quản lý là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong đó có thuế, phí tài nguyên, quĩ môi trường… thì cần phải xây dựng một cơ chế quản lý tổng mức chi phí tài nguyên than, phù hợp với mức độ tổn thất tài nguyên, mức độ ô nhiễm môi trường, chi phí liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh và phải nằm trong giá thành sản phẩm để toàn xã hội cùng chung sức và có trách nhiệm bảo tồn, khắc phục những suy thoái môi trường do khai thác than gây ra. 3/ Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa Quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ninh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Cụ thể là nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động khai thác than đang diễn ra tại Quảng Ninh, những tác động xấu đến môi trường sinh thái và mức độ ô nhiễm của môi trường sinh thái do khai thác than gây ra. Bên cạnh đó là đưa ra những giải pháp về thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác than trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường của ba cấp là cấp nhà nước, cấp địa phương (tỉnh Quảng Ninh) và cấp ngành (Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam). 4/ Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý việc khai thác than tại Quảng Ninh trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường và đưa ra những giải pháp cụ thể về công tác quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý lĩnh vực khai thác than, trong mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác than và bảo vệ môi trường. Làm rõ thực trạng khai thác than, thực trạng môi trường và hoạt động quản lý khai thác than trong quan hệ với việc bảo vệ môi trường. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường. Đề xuất những giải pháp tăng cường và nâng cao năng lực quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường 5/ Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp chuyên môn như: Lý thuyết hệ thống, phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích lô gíc, phân tích định lượng, so sánh, phân tích các tài liệu có liên quan đến hoạt động khai thác than và bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ninh, các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, nước ngoài đã được công bố, tham khảo các chuyên gia, … 6/ Những đóng góp của luận văn Nội dung chính của luận văn là góp phần làm rõ mối quan hệ giữa Kinh tế và Môi trường, giữa khai thác than và bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó luận văn cũng đề ra những giải pháp để giải quyết mối quan hệ này theo hướng phát triển bền vững. Luận văn cũng làm rõ thêm vai trò của Quản lý trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa khai thác than và bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh cũng như những giải pháp để giải quyết về vấn đề này. 7/ Kết cấu luận văn + Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. + Chương 1: Những cơ sở Lý luận - Thực tiễn của Quản lý khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường + Chương 2: Thực trạng Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh. + Chương 3: Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Danh mục tài liệu tham khảo Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 2. Lê Thị Thanh Hương (2006), Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2003), Nghị quyết số 117 về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, Quảng Ninh. 4. Nguyễn Cảnh Nam (2013), “Khai thác, chế biến than gắn với bảo vệ môi trường”, Vinacomin, Hà Nội 5. Phạm Khôi Nguyên (2006), Bảo vệ môi trường và phát tiển bền vững, Bộ Tài nguyên va Môi trường, Hà Nội 6. Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật khoáng sản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1994), Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Vũ Đình Tiến (2008), Cơ sở khai thác mỏ hầm lò va lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 11. Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2008), Kế hoạch triển khai cấp lại giấy phép khai thác than cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội 12. Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (2008), Cơ sở xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường trong quá trình CNH, HĐH ở Viêt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 13. Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (2011), Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (2001), Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Tiếng Anh: 15 Andrew Shepherd (1998), Sustainable Rural Development London 16 Aini Zakaria & Vimala.P (1998), Research and Development of Organic Crop Production in Malaisia 17 Agarwal, Bina (1998), The gender and enviroment debate in kei et al (eds) Website: 18. Bộ Tài nguyên môi trường : www.monre.gov.vn 19. Bộ Công thương: www.moit.gov.vn 20. Cổng thông tin điện tử chính phủ: www.chinhphu.vn 21. Tổng cục địa chất và khoáng sản VN: www.dgmv.gov.vn 22. Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam: www.vinacomin.vn 23. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn 24. UBND tỉnh Quảng Ninh: www.quangninh.gov.vn . than, thực trạng môi trường và hoạt động quản lý khai thác than trong quan hệ với việc bảo vệ môi trường. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý khai thác than và bảo vệ môi trường. Đề xuất. động quản lý việc khai thác than tại Quảng Ninh trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường và đưa ra những giải pháp cụ thể về công tác quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ. môi trường. Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý lĩnh vực khai thác than, trong mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác than và bảo vệ môi trường. Làm rõ thực trạng khai thác than,

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w