1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC NGUYÊN LÝ CẮT VẬT LIỆU GỖ BÀI BÁO CÁO CÁC LOẠI GIẤY NHÁM THÔNG DỤNG

13 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 733,97 KB

Nội dung

Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp là một loại giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH @ @ @

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ CẮT VẬT LIỆU GỖ

BÀI BÁO CÁO: CÁC LOẠI GIẤY NHÁM

THÔNG DỤNG

GVHD: TH.S NGUYỄN VĂN TÚ SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DŨNG 20138025

LÊ MINH ANH 20138020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 11 năm 2021

Trang 2

A TÌM HIỀU CHUNG VỀ GIẤY NHÁM

I Giấy nhám là gì?

Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp là một loại giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt mà hơn, hay để loại bỏ một lớp vật liệu (ví

dụ như sơn cũ), hoặc đôi khi làm cho bề mặt của vật dụng láng hơn trước khi dán để dấy dán gắn chặt và khít vào vật cần dán (xoong, nồi,…)

II Cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám được cấu tạo nên bởi 3 phần gồm: hạt nhám, keo dính, lớp lưng bằng giấy hoặc vải

Trong đó, hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy nhám tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm cho giấy nhám Hiện

Trang 3

nay, giấy nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia

Loại vật liệu thứ hai là keo dính có tác dụng gắn kết hạt mài với lớp vải hay giấy Cuối cùng là giấy và vải là phần dùng để chứa hạt nhám

B.PHÂN LOẠI GIẤY NHÁM

I Phân loại giấy nhám theo hình thức kết cấu

Các loại giấy nhám có thành phần chủ yếu là hạt màu mới nhiều dạng khác nhau Từ kích thước, độ bén, mật độ của hạt mài sẽ mang đến các loại giấy nhám đa dạng

Trang 4

Khi phân loại giấy nhám theo hình thức, bạn có thể tham khảo các loại giấy nhám hiện nay như: giấy nhám thùng, giấy nhám đĩa, giấy nhám cuộn, giấy nhám vòng, giấy nhám tờ, giấy nhám tờ, giấy nhám băng,

1 Giấy nhám thùng

Đây là các loại giấy nhám có đặc điểm phù hợp với các loại máy chà nhám thùng

Giấy nhám thùng có kích thước phổ biến: 25’’ X 60’’, 51’’ X 75’’ , 1900mm X 2610mm,…

Giấy nhám có độ biên độ hạt nhám rộng: #40, #60, #80, #100, #120, #150,

#180, #240, #320, #400, #600

Đây là dòng giấy nhám được sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến gỗ Giấy được dùng cho các loại máy chà nhám trong sản xuất gỗ

Trang 5

2 Giấy nhám tờ

Một trong những đặc điểm nổi bật của giấy nhám tờ chính là được thiết kế như kiểu dáng của tờ giấy mang hình chữ nhật, hình vuông

Giấy nhám tờ có thể sử dụng chủ yếu bằng tay, thủ công Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng được với máy chà nhám, máy đánh bóng

Giấy có quy cách: 9’’ X 11’’ (230mm X 280mm) Độ hạt #120, #150, #180,

#240, #320, #400, #600 Giấy nhám có thể mài mòn trên các bề mặt kim loại hoặc gỗ Giấy nhám được dùng tại công đoạn hoàn thiện sản phẩm

Trang 6

Có tác dụng mài mòn

Đây là công dụng quan trọng nhất của loại giấy nhám này Trước tiên, có thể dùng nó để mài mòn, làm phẳng bề mặt của vật liệu để chúng đạt chuẩn trước khi tiến hành các bước khác Một ưu điểm lớn chính là giấy nhám tờ có thể được dùng cho mọi loại vật liệu như: gỗ, sắt, xi măng,… bị loại Thứ hai, có thể

sử dụng giấy nhám này để mài mòn các góc cạnh vật liệu trở thành hình dáng

mà mình mong muốn Cuối cùng, xóa, cạo được lớp sơn cũ một cách dễ dàng và tiến hành đầy ắp tiến hành sơn mới lại đồ dùng

Có tác dụng đánh bóng

Một công dụng quan trọng của sản phẩm này là khả năng đánh bóng vật liệu của nó Có thể đánh bóng tất cả vật liệu một cách nhanh chóng và đơn giản Bên cạnh sản phẩm này thì giấy nhám mịn cũng là một lựa chọn hoàn hảo Chất liệu

và cấu tạo của sản phẩm sẽ giúp cho bề mặt của vật liệu cần đánh bóng trở nên nhẵn, bóng loáng và mịn

Ứng dụng của giấy nhám tờ

Ứng dụng rộng rãi trong ngành gỗ, kim loại

Trang 7

Ứng dụng trong ngành ô tô, xe máy

Ứng dụng trong ngành sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, điện lạnh

Ứng dụng mài các chi tiết cơ khí trong ngành công nghiệp phụ trợ

Ứng dụng trong ngành sơn

3 Giấy nhám cuộn

Giấy nhám cuộn chính là giấy nhám được thiết kế theo từng cuộn với quy cách phổ biến 4’’ X 50 Y (1 tấc X 45m), 6’’ X 50Y, 8’’ X 50Y Đây cũng là loại giấy nhám có biên độ rất rộng #40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240,

#320, #400, #600

Đây cũng là loại giấy nhám có thể đánh bóng, chà nhám cho các vật liệu từ gỗ, kim loại, nhựa,… Giấy có thể được sử dụng dùng tay hoặc dùng cho máy chà nhám

4 Giấy nhám tròn

Trang 8

Đây là dòng giấy nhám chuyên dụng để sử dụng cho máy chà nhám đĩa Giấy nhám tròn mang kiểu dáng hình tròn hay còn được gọi là giấy nhám đĩa

Giấy nhám đĩa được thiết kế với các lỗ giúp lắp vào máy chà nhám được dễ dàng hơn Giấy được sử dụng phổ biến trong chế biến gỗ và gia công cơ khí,…

5 Giấy nhám vòng

Các loại giấy nhám vòng được sản xuất theo từng dải và cuộn thành nhiều vòng Giấy nhám được sử dụng kết hợp với nhiều loại máy chà nhám chuyên dụng Giấy chà nhám được dùng phổ biến trong các ngành gia công cơ khí

Trang 9

Cấu tạo của giấy nhám vòng

Giấy nhám vòng còn có tên gọi khác là giấy nhám cuộn, giấy nhám đai, giáp đai Cấu tạo của nó bao gồm ba bộ phận chính là hạt nhám, keo dính, giấy hay vải

Hạt nhám hay hạt mài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định khả năng mài mòn, đánh bóng của giấy nhám Hiện nay, hạt mài dùng cho giấy nhám vòng có các loại như đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm,

Alumina-Zirconia

Với mỗi loại giấy nhám có các hạt mài đá mài khác nhau đều sẽ có những công dụng khác biệt, nó phù hợp với từng loại sản phẩm Còn keo dính đóng vài trò kết dính hạt mài cùng với lớp vải hay giấy Không giống như những loại keo thông thường, loại keo này có khả năng kết dính vô cùng tuyệt vời, đảm bảo sự kết dính chắc chắn trên bề mặt của giấy nhám

Ưu điểm của giấy nhám vòng trong đánh bóng kim loại

Các sản phẩm giấy nhám vòng được đóng thành băng tròn trụ hay thành đai chuyên sử dụng cho các loại máy cầm tay hay máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, các loại máy mài đai… Trên thị trường hiện nay giấy nhám vòng với nhiều kích thước khác nhau, nó có cả những kích thước được thực hiện do yêu cầu riêng của khách hàng, thích hợp áp dụng trên nhiều bề mặt khác nhau như gương, nhựa, kim loại, đá, gỗ…

Với những hạt mài khác nhau thì ưu điểm của nó sẽ có sự khác nhau cả về khả năng mài bền bỉ cho đến thời gian sử dụng, tái tạo độ bén Chẳng hạn như giấy nhám vòng sử dụng hạt mài Alumina nền nhám thì sẽ có nền giấy mỏng, bề mặt được phủ lên một lớp giúp cách diện, nó được sử dụng để đánh tình trước khi sơn vecni cho bề mặt gỗ

Trang 10

Đối với giấy nhám vòng bạn có thể áp dụng cho nhiều loại máy khác nhau, nhiều kích cỡ khác nhau, vậy nên dù khách hàng có đưa ra các yêu cầu đặc biệt thì nó vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng được

Sử dụng giấy nhám vòng trong đánh bóng kim loại

Khi bạn có nhu cầu sử dụng giấy nhám vòng để đánh bóng kim loại thì cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo phát huy được công dụng của nó một cách tốt nhất

+ Khi thao tác thủ công bạn cần phải sử dụng vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang…Đây đều là các vật dụng giúp bảo vệ người lao động khỏi tác động của bụi bẩn, các phôi thừa từ bề mặt sản phẩm, tránh gây độc hại cho hệ hô hấp cũng như tránh gây sát thương cho cơ thể + Khi thao tác bằng tay bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các khớp nối của máy

để đảm bảo đủ chặt, an toàn, tránh việc các bộ phận máy trượt ra ngoài gây tổn thương đến cơ thể, sức khỏe

+ Khâu chọn giấy nhám vòng phù hợp với công dụng, chất liệu đánh bóng, kích thước cũng đảm bảo phù hợp với máy móc, có như vậy mới phát huy được công dụng đánh bóng một cách tốt nhất

6 Giấy nhám trụ

Theo đúng tên gọi nhám trụ, giấy được thiết kế với kiểu dáng hình trụ gồm nhiều lớp giấy nhám được gắn keo Giấy được dùng cho máy chà nhám tại các nhà máy, xưởng gia công cơ khí

Trang 11

Thông số kỹ thuật:

Đường kính ngoài 120mm

Dài 100m

Đường kính lỗ giữa là 19.4mm

Độ xước: Từ #40 đến #1200, Thông thường dùng #40-#60-#80 và #240

7 Giấy chà nhám xếp

Giấy nhám xếp cũng được sản xuất theo kiểu dáng tương tự như giấy nhám trụ Tuy nhiên, các loại giấy chà nhám xếp lại được liên kết với nhau bằng chiều ngang Giấy được dùng phổ biến trong gia công cơ khí

Bánh nhám xếp tròn là loại nhám xếp được thiết kế có dạng hình tròn được

gọi là đĩa nhám xếp, được gia công và sản xuất từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Bánh nhám xếp thông thường có đường kính khoảng 4″ – 6″, gồm các

lá nhám xếp chồng đều lên nhau, tùy vào kích cỡ của đĩa nhám xếp mà có số lá nhám tương ứng, thông thường 72 lá nhám

Trang 12

Bánh nhám xếp được cấu tạo gồm các hạt nhám kết dính lại với nhau nhờ keo

và vải nhám tạo thành hình bánh nhám, dùng để đánh bóng bề mặt ống hộp, đồ inox gia dụng, kim loại, hợp kim… thường được sử dụng với máy chà nhám đĩa Tùy vào mục đích sử dụng mà phân ra thành các độ hạt nhám khác nhau, phổ biến là #40, #60, #80, #100, #120, #180, #240…

Có thể nói bánh nhám xếp tròn là một trong những sản phẩm nhám phổ biến nhất hiện nay trên thị trường nhờ ứng dụng rộng rãi của nó trong nhiều ngành nghề sản xuất

II Phân loại giấy nhám theo đặc điểm

Ngoài ra, giấy nhám còn được phân loại theo đặc điểm sản xuất Có thể tham khảo một số loại giấy nhám với các đặc điểm nổi bật dưới đây

 Giấy đá lửa (Glasspaper) có đặc điểm nhẹ, màu vàng nhạt Đây là dòng giấy nhám dễ phân hủy và không được sử dụng trong chế biến gỗ

 Giấy garnet có màu đỏ, sử dụng phổ biến trong sản xuất gỗ, điện máy đánh nhám Giấy có lớp hạt cát không quá dày nên phù hợp để đánh bóng cho lớp sơn cuối

 Giấy oxide nhôm dùng trong chế biến gỗ và điện máy đánh nhám Đây cũng là dòng giấy nhám có độ bền cao hơn giấy nhám granet

 Giấy nhám gạch là loại giấy nhám mài mài có độ bền nhất Giấy có khả năng mài mòn tốt

Trang 13

III Phân loại giấy nhám theo độ cát

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt

gỗ sau khi xả nhám Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám)

 P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối

 P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn

1 chút

 P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU

 P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn

 P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao

 P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao

Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn

Ngày đăng: 15/11/2021, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w