1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 79,01 KB

Nội dung

Chính sách khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp ở nông thôn nước ta trong thời gian qua 2.1 Giai đoạn đầu-những giá trị nền tảng Nhận thức được vai trò của KHCN trong phát t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- -PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA

GVHD : Huỳnh Viết Thiên Ân Lớp : 44K20.2_Nhóm 8 Thành viên: Nguyễn Phương Duyên

Bùi Nhật Long Dương Thị Mỹ

Lê Nhật Minh Trần Thị Nga Panyathip Ngakham

Đà Nẵng, 10/2021

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tổng quan 3

1.1 Những khái niệm 3

1.2 Vị trí của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp 3

2 Chính sách khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp ở nông thôn nước ta trong thời gian qua 4

2.1 Giai đoạn đầu-những giá trị nền tảng 4

2.2 Giai đoạn hiện nay-những năm tiếp theo trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế 6

3 Đánh giá về chính sách khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp 13

3.1 Những đóng góp mang lại 13

3.2 Những khó khăn gặp phải 16

3.3 Định hướng và đổi mới cho tương lai 17

Tài liệu tham khảo 19

Bảng đánh giá thành viên 20

Trang 3

1 Tổng quan

1.1 Những khái niệm

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau qua từng thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng cho đến thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại ngày nay Để đạt được những bước tiến bộ trong quá trình phát triển như trên, con người từ chỗ lệ thuộc vào tự nhiên, đến chỗ vươn lên nhận thức qui luật khách quan của tự nhiên, tiến tới chinh phục tự nhiên đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của mình

Khoa học, hiểu một cách đơn giản, là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Gắn liền với khoa học là công nghệ, đó là các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trường và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Không những thế, KHCN còn là kết quả, minh chứng hiện thân của một đất nước phát triển, của một đất nước công nghệ hiện đại

1.2 Vị trí của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và đây là một trong những ngành chiến lược chủ chốt của Chính phủ Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng, góp phần quan trọng trong giảm nghèo bền vững Bên cạnh đó, thị trường nông sản đã có những bước phát triển mới, nhiều nông sản của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế Có được kết quả tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian qua không thể không nhắc đến đóng góp rất quan trọng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặc biệt, chính sách KHCN được Nhà nước đầu tư nghiên cứu và áp dụng có đóng góp rất đáng kể đến phát triển nông nghiệp trong thời gian qua

Trang 4

Có thể hiểu, chính sách KHCN là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển

và sử dụng KHCN và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển năng lực KHCN quốc gia trong từng thời kì

Như vậy, với ngành nông nghiệp, chính sách KHCN luôn được coi là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống người nông dân

2 Chính sách khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp ở nông thôn nước ta trong thời gian qua

2.1 Giai đoạn đầu-những giá trị nền tảng

Nhận thức được vai trò của KHCN trong phát triển nông thôn từ sớm, việc áp dụng chính sách KHCN vào phát triển kinh tế nông nghiệp đã có những bước đi đầu tiên vào cuối những năm 50 thế kỉ XX Sự ra đời của Ủy ban Khoa học Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ) là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của Ðảng và Nhà nước ta về vai trò động lực của KHCN trong hoàn cảnh đất nước còn đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ của công cuộc kiến thiết miền bắc xã hội chủ nghĩa từ nghèo nàn, lạc hậu và đấu tranh trường kỳ giải phóng miền Nam

Dù trong điều kiện của một nền khoa học - kỹ thuật non trẻ hết sức thiếu thốn về trang thiết bị nghiên cứu và các nguồn lực cơ bản, nước ta vẫn gây dựng được nhiều thành tựu trong nông nghiệp: xuất hiện cánh đồng 5 tấn, 10 tấn ở nhiều địa phương, nhờ việc nghiên cứu ứng dụng các giống cây lương thực mới, các quy trình gieo cấy tiên tiến, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đã đảm bảo lương thực không chỉ cho người dân miền Bắc

mà còn đảm bảo chi viện cho quân dân miền Nam - tuyến đầu Tổ Quốc; xuất hiện những công trình nghiên cứu trong việc trong việc canh tác giúp kinh tế nông nghiệp

có những bước tiến đáng kể

Bước sang thời kỳ hòa bình, lực lượng KHCN nước nhà lại cùng với nhân dân cả nước

nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế trong hoàn cảnh

bị bao vây, cấm vận đầy khó khăn, tuy nhiên nền kinh tế nông nghiệp vẫn được chú trọng Việc khai phá những vùng đất còn hoang hóa đã đánh dấu một sự vượt bật của

Trang 5

chính sách KHCN vào kinh tế nông nghiệp của nước ta Cụ thể là việc khai hoang vùng Đồng Tháp Mười được cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà nước vô cùng quan tâm, bằng việc áp dụng những công nghệ trong việc khử mặn trị phèn thì đã biến Đồng Tháp vùng đất được mệnh danh “xứ sở lạ lùng, chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” thành một vùng sản xuất lúa, tràm, bạch đàn… chủ lực mang lại giá trị cao về kinh tế nông nghiệp cho ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung Phân bón, thuốc hóa học, công cụ máy móc cũng dần dần được triển khai

để phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp Bên cạnh đó, khoa học nông nghiệp đã góp phần vào việc phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo lương thực - thực phẩm

và một phần nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu

Ở thời kỳ xây dựng và bước đầu đổi mới đất nước, nước ta đối mặt với nhiều thách thức như nền kinh tế tập trung lạc hậu, khoa học kỹ thuật nghèo nàn, với sự quyết đoán của cố tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và quốc hội đã quyết định mở cửa đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường, đem đến một làn gió mới thổi vào nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã xúc tiến hợp tác với các nước, CHLB Nga, Hà Lan Pháp, Ôxtrâylia,… về việc áp dụng KHCN vào kinh tế nông nghiệp qua các hình thức trao đổi chuyên gia, tài liệu, vật mẫu, cây, con giống, hay những hình thức hợp tác mới có hiệu quả cao như lập các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khoa học chung; thành lập tập thể các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu theo chuyên đề Qua hợp tác, Việt Nam đã nhận và tiến hành khảo nghiệm hàng nghìn mẫu giống cây trồng, vật nuôi, chọn được nhiều giống thích hợp cho năng suất cao

Ngoài ra, việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ là một sự kiện quan trọng đánh dấu từng bước tham gia vào những tổ chức khu vực và quốc tế của Việt Nam, tạo ra những nền tảng cho việc phát triển của KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp sau này Việt Nam đã có quan hệ và nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức quốc

tế như: UNDP (Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc), ISF (Quĩ khoa học quốc tế), FAO (Tổ chức nông lương thế giới), NGO (Các tổ chức phi Chính phủ), WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới),…

Trang 6

2.2 Giai đoạn hiện nay-những năm tiếp theo trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, KHCN tiếp tục có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức ngày càng

rõ hơn vai trò của KHCN và xác định đó là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp là nền tảng và động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức mạnh của nền nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội và nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp Cho đến nay, KHCN và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả vào phát triển nông nghiệp, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế

Chính sách KHCN luôn chú trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật với nhiều đạo luật chuyên ngành và nhiều văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ với mục tiêu tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, có thể kể đến một vài nội dung tiêu biểu sau đây:

Phát triển KHCN gắn với đời sống nông dân

Có thể nói, KHCN luôn được coi là chìa khóa mở cánh cửa phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện đời sống người nông dân Bắt nhịp với những tiến bộ mà KHCN mang lại, nông dân thời 4.0 cũng đang chuyển mình, thay đổi tư duy, cách làm để tiệm cận gần hơn với nền nông nghiệp thông minh

Để hỗ trợ nông dân, nhà nước ta đã tăng cường hoạt động thông tin về KHCN đến với từng nông dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi Bộ KH&CN tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nông dân với nội dung tập trung vào hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện địa phương, với phương thức

Trang 7

cầm tay chỉ việc, giúp bà con nắm vững quy trình kỹ thuật, chủ động triển khai sản xuất Bộ KH&CN xây dựng được một hệ thống tổ chức thông tin KHCN, với một vốn

tư liệu phong phú về sách và tạp chí KHCN, về tiêu chuẩn kỹ thuật và mô tả sáng chế,

…Thông tin công nghệ được tăng cường hơn, thông tin và phổ biến khoa học và công nghệ phục vụ các vùng nông thôn, miền núi được chú ý hơn Ngoài ra, nhà nước phối hợp với các đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan thông tấn báo chí thực hiện các phóng sự truyền hình, bài truyền thông KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Những kết quả đạt được trong việc đưa khoa học và công nghệ đến với người nông dân vào sản xuất nông nghiệp là rất đáng ghi nhận Chỉ cần một hệ thống tưới nước tự động cũng có thể hoàn thành việc tưới tiêu trong vòng 1 giờ đồng hồ thay vì thuê 4 nhân công, do đó đã giúp nông dân tiết kiệm được đáng kể chi phí cũng như thời gian làm nông Bên cạnh đó, nhiều hộ dân vùng nông thôn đã bắt đầu tiếp cận và ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử, chuyển đổi số trong các hoạt động kết nối cung, cầu để tiêu thụ nông, lâm sản và tham gia chuỗi giá trị sản phẩm Bên cạnh sự tham gia từ phía các doanh nghiệp lớn để hình thành các vùng sản xuất tập trung, khu nông nghiệp công nghệ cao, những người nông dân cũng đang dần thay đổi cách thức, tư duy sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ để hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững hơn Sự bùng nổ về công nghệ cũng tạo môi trường thuận lợi cho nông dân khi các đầu ra sản phẩm được mở rộng hơn thông qua các kênh mua bán trực tuyến, đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay Ví dụ điển hình như khu vực nhân giống hoa của Trần Văn Ngọc (thành phố Tuyên Quang) có doanh thu từ 1,8 - 2 tỷ đồng/năm chính là nhờ các kênh mua bán trực tuyến

Những mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh giờ đã không còn xa lạ với người nông dân Từ những trang trại “chăn nuôi không người”, “vườn rau không đất”, “trang trại tự động”, “thương mại điện tử”… là những thành công bước đầu của nông dân thời kỳ 4.0 khi đưa công nghệ vào quy trình sản xuất hàng hóa Mạnh dạn rũ bỏ tấm áo

cũ, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cùng sự quan tâm, khích lệ từ phía chính quyền, người nông dân sẽ sớm trở thành những “nông dân 4.0” đúng nghĩa; từng bước làm chủ công nghệ, khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất, đời sống hằng ngày

Trang 8

Ưu tiên phát triển công nghệ cao, kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững Việc các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng KHCN vào giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… đang được xem là xu hướng tất yếu, là hướng đi cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai

Nắm bắt được xu hướng đó, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo nguồn vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, kể từ khi Luật Công nghệ cao ra đời ngày 13 tháng 11 năm 2008, Việt Nam đã có nhiều chính sách, Chương trình Quốc gia phát triển nông nghiệp CNC có thể kể đến đó là:

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về về việc

phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình

quốc gia phát triển CNC đến năm 2020; Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển; Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về việc quy định tiêu chí nông nghiệp CNC và phụ lục danh mục CNC

áp dụng;

Nhờ những chính sách khuyến khích và ưu đãi kể trên,việc ứng dụng CNC đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới,… Bên cạnh đó, việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến nông dân chủ động được kế hoạch

Trang 9

sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn Mặt khác môi trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bênh lớn hơn Điều này thích hợp với các vùng đất khô cằn không thuận với sản xuất nông nghiệp như vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hóa, Ở Việt Nam đã xuất hiện các mô hình trồng chuối, hoa lan, cà chua, rau quả công nghệ cao theo các tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP… ở các tỉnh như Lâm đồng, Lào Cai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU

Không những vậy, khi áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất Cũng nhờ thương mại hóa được sản phẩm mà các thương hiệu sản phẩm được tạo ra

và cạnh tranh trên thị trường Lợi thế về quy mô và chi phí thấp là các yếu tố đảm bảo các sản phẩm nội địa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập ít nhất ở chi phí vận chuyển

và maketing Những ví dụ về trồng rau CNC trong nhà lưới ở TP HCM đã cho thấy doanh thu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối truyền thống Các mô hình trồng hoa - cây cảnh ở Đà Lạt và chè ô long ở Lâm Đồng cũng cho thấy dây truyền sản xuất khép kín cây giống, ươm, chăm sóc, thu hoạch trong nhà lưới với

hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel đã cho năng suất và chất lượng sản phẩm hơn hẳn cách sản xuất truyền thống , sử dụng màng phủ Tại Bà Rịa -Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hà Nội… đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây, chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn, giúp người sản xuất có thu nhập gấp 2 thậm chí là gấp nhiều lần so với sản xuất quảng canh hộ gia đình truyền thống Cùng với đó là sự tham gia của các tập đoàn, công ty và các doanh nghiệp lớn đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực này: Tập

Trang 10

đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Hòa Phát và mới đây là tập đoàn Vingroup đầu tư vào hơn 1000ha sản xuất nông nghiệp CNC tại Vĩnh Phúc (rau, hoa) đã minh chứng cho sự phát triển đúng đắn của loại hình nông nghiệp này, và trong tương lai không xa

sẽ còn nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này

Nhắc đến nền nông nghiệp CNC không thể không nhắc đến công nghệ tự động hóa Ngày nay, dây chuyền sản xuất nông nghiệp hiện đại đã giảm bớt số lượng nhân công

do việc ứng dụng robot cùng các thiết bị cảm biến siêu quang phổ Các thiết bị này có

độ nét cao, cảm biến nhiệt, màn hình hiển thị thời tiết và máy quét xung laze để thu thập dữ liệu về độ tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi cũng như các thông tin khác về môi trường sau đó truyền về thiết bị điện tử của người giám sát Ứng dụng công nghệ

tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp CNC giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, tối ưu hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra và thông báo tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi một cách nhanh chóng nhất Từ đó giúp hỗ trợ điều chỉnh trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất

Để nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng CNC trong nông nghiệp, cuối tháng 6/2021,

Bộ trưởng KHCN và Bộ trưởng NN&PTNN đã ký chương trình phối hợp hoạt động KHCN giai đoạn 2021 - 2030 Chương trình này mở ra giai đoạn mới của việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm Trong đó tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn toàn, hữu cơ, công nghệ sinh học Các công nghệ hướng tới tối ưu hóa quá trình sản xuất quản trị, chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn Mục đích đưa nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng sống người dân Các công nghệ tập trung vào chế biến sâu, công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam

Đẩy mạnh chuyển giao KHCN trong sản xuất nông nghiệp

Chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ được coi là chìa khóa vàng giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao Thông qua các mô hình, các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật góp phần thay đổi tập quán sản xuất canh tác,

Ngày đăng: 15/11/2021, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w