Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vịtrí và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường có sự điều tiết của nhà nước theo đị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỦ ĐỀ : PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
GVHD : Huỳnh Viết Thiên Ân Lớp : 44K20.2_Nhóm 8 Thành viên: Nguyễn Phương Duyên
Bùi Nhật Long Dương Thị Mỹ
Lê Nhật Minh Trần Thị Nga Noy Panyathip
Đà Nẵng, 09/2021
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu các thành phần kinh tế trong phát triển nông thôn 3
1.1 Hộ gia đình 3
1.2 Hợp tác xã 4
1.3 Doanh nghiệp Nhà nước 4
1.4 Khu vực tư nhân 4
2 Vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển nông thôn 5
2.1 Hộ gia đình 5
2.2 Hợp tác xã 8
2.3 Doanh nghiệp Nhà nước 12
2.4 Khu vực tư nhân 13
3 Liên hệ thực tiễn 15
3.1 Thực tiễn trong nước 15
3.2 Thực tiễn nước ngoài 22
Tài liệu tham khảo 27
Bảng đánh giá thành viên 28
Trang 31 Giới thiệu các thành phần kinh tế trong phát triển nông thôn
1.1 Hộ gia đình
Khái niệm
a Hộ gia đình
Có rất nhiều khái niệm về hộ gia đình được đưa ra:
The Haris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (London-Anh)cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”
Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu cộng đồngnông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tậphợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trìnhsáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc trưng vềhộ:
Một hộ có thể chỉ bao gồm một cá nhân hay nhiều thành viên có hoặc không có quan
hệ huyết thống với nhau Hộ có thể là gia đình hạt nhân, một gia đình mở rộng haymột đại gia đình, Tóm lại, một hộ có thể có nhiều gia đình hoặc không có một gia đìnhnào cả, ngược lại, một gia đình có thể trải rộng thành nhiều hộ Thông thường, gia đình
và hộ trùng lên nhau, tạo thành tên gọi “Hộ gia đình” Mỗi hộ gia đình ở Việt Namhiện nay đều có sổ đăng ký hộ khẩu, trong đó ghi rõ số nhân khẩu, chủ hộ và quan hệgiữa các thành viên với chủ hộ
b Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế gia đình nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn đượcthực hiện quyền tự chủ và được quan tâm, khuyến khích phát triển dưới hình thức hợptác xã và các hình thức liên kết khác
Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hìnhthành Ngày nay, hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tựchuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển – xã hội công
Trang 4nghiệp và xã hội hậu công nghiệp Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vịtrí và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2 Hợp tác xã
Khái niệm
"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tựchủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên,trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệphợp tác xã
Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thànhcác doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp" (Theo Luật Hợp tác xã năm2012)
1.3 Doanh nghiệp Nhà nước
Khái niệm
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệhoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Nhà nước thường phảichịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đốiphó với những thất bại của nền kinh tế
1.4 Khu vực tư nhân
Khái niệm
Trang 5Khu vực tư nhân là khu vực kinh tế gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanhkhông dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất, mà thuộc sở hữu
tư nhân, tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể…
2 Vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển nông thôn
2.1 Hộ gia đình
Trong hình thức kinh tế tự nhiên, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thiếtyếu trong nội bộ những người sản xuất; người sản xuất tự quyết định về loại hình sảnphẩm, số lượng sản phẩm Sự trao đổi sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi nhữngngười cùng sản xuất dưới hình thức đơn giản nhất Của cải vật chất có dự thừa đềuphải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, xã hội dưới các hình thức khác nhaucủa mỗi chế độ
Tính thị trường của nền kinh tế tự nhiên tuy có, nhưng hết sức mờ nhạt, chủ yếu vẫnmang tính trao đổi đơn giản Phân công lao động xã hội trong hình thức sản xuất tựnhiên chưa phát triển, vì thế cũng chưa xuất hiện tình trạng cạnh tranh Trong nền kinh
tế sản xuất hàng hóa, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu chongười sản xuất, mà còn để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng gia tăng củangười tiêu dùng, của xã hội
Sự trao đổi sản phẩm dần dần được tách ra, độc lập với quá trình sản xuất và đượcthực hiện thông qua thị trường Vì lẽ đó, việc sản xuất cái gì? Sản xuất phục vụ ai? Sảnxuất bao nhiêu và như thế nào? Đều do cơ chế thị trường quyết định với sự can thiệpcủa các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và giá cả thị trường
Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế tựcung tự cấp hàng thế kỷ nay, nhưng tiến trình diễn ra rất chậm chạp và sự chuyển tiếp
là việc thực hiện nền kinh tế kế hoạch tập trung theo cơ chế bao cấp kéo dài suốt mấychục năm qua
Do nhưng đặc điểm địa lý tự nhiên và thiếu trình độ, kiến thức, kinh nghiệm quản lýnền kinh tế thị trường nên mặc dù trong những năm qua kinh tế đất nước tuy có tăng
Trang 6sản xuất hàng hóa đang diễn ra ở các đô thị và các tỉnh đồng bằng, vẫn tồn tại các hìnhthức sản xuất còn biểu hiện của nền kinh tế tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) ở cácvùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường không chỉ là sự thay đổi hình thứckinh tế vĩ mô mà còn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mô Đó là sự thay đổi phươngthức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản xuất racủa cải, vật chất của xã hội
Trước đây, các tổ chức kinh tế mang các tên gọi khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, công
ty, cửa hàng, hợp tác xã, cá thể, tư nhân,… Ngày nay trong cơ chế thị trường, các đơn
vị tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều được thống nhất chung với tên gọi
là Việt Nam
Hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp với các thành phần chủ sở hữu nhưsau: cá nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty (công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần), hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh
tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là một loại kinh tế tương đối phổ biến và được pháttriển ở nhiều nước trên thế giới Có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế,nhất là nông nghiệp ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vìnước ta bước vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thịtrường trên nền tảng gần 75% dân số đang sinh sống ở nông thôn (căn cứ vào báo cáocủa tổng cục thống kê năm 2015) và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hànhcông nghiệp hóa hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nôngnghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ đình là một loại hình
để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác Một trong các thành viên của kinh
tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hànhtất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất Chủ hộ điều hành toàn bộ mọiquá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình
Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường được gọi là kinh
tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp Hiện nay,tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh
Trang 7doanh tương đối lớn Xu hướng này đang có nhiều hướng phát triển và mở rộng ra trênphạm vi toàn quốc Các cá nhân và nhóm kinh doanh trong các lĩnh vực như vận tải,xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh.Như trên đã phân tích, kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nôngnghiệp Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so sánh 2010ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% với năm 2014, bao gồm: Nông nghiệp đạt637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm nghiệp đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9%; thủysản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% (theo báo cáo của tổng cục thống kê) Vì vậy,chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thựcchất là việc thực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanhtrong nông nghiệp.
Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Tùy theo đặcđiểm, tính chất của từng khu vực, từng địa bàn, cần phân loại các hộ gia đình theotrình độ sản xuất hàng hóa, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hoatrong hoạt đông kinh tế để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp Hộ gia đình có nhiều
ưu thế, nhưng cũng có nhiều khó khan, hạn chế về nhiều mặt Việc tác động của nhànước, kết hợp với sự liên kết hỗ trợ hướng dẫn của các doanh nghiệp nhà nước, cáchợp tác xã… là cần thiết
Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng không thểkhông đề cập đến vấn đề tiêu dùng Tiêu dùng là hành vi tất yếu và thường xuyên củacon người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộngđồng, của toàn xã hội Mức độ tiêu dùng có thước đo và được chi phối bởi yếu tổ thunhập thực tế tính theo đầu người Do kết quả của sự chi phối, giao lưu kinh tế quốc tếtrong việc thực hiện chính sách mở cửa, những năm qua nền kinh tế thị trường đathành phần ở nước ta có những bước tăng trưởng đáng kể, nhưng đồng thời cũng kéotheo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất lẫn tinh thần
Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến khích Tuynhiên, trong trường hợp kinh tế kém phát triển như ở nước ta, chưa thể có mức tiêudùng bình quân cao được Hiện nay, có hiện tượng một bộ phận hộ gia đình thu nhậpcao, tập trung ở thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần
Trang 8so với những hộ dân sống ở nông thôn Đây là vấn đề cần được quan tâm để giải quyếtthực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủnghĩa Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyếtviệc làm, thực tế hộ gia đình là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu vềchính sách liên quan tới lĩnh vực gia đình.
2.2 Hợp tác xã
Về mặt chính trị
HTX nông nghiệp về bản chất là một tổ chức kinh tế của người dân thuần tuý chứkhông phải là một tổ chức chính trị, xã hội Nó không theo đuổi các mục tiêu chính trị
và cũng không có nhiệm vụ chính trị Nó chỉ theo đuổi thuần tuý mục tiêu lợi ích kinh
tế của các thành viên Tuy nhiên vì nó là một tổ chức gồm nhiều thành viên, số lượng
có thể lên tới vài nghìn người tại một địa bàn nên trên thực tế có vai trò to lớn ở địaphương và do vậy cũng có ý nghĩa chính trị nhất định Thêm nữa, đó là một tổ chứcdân chủ Do vậy, nếu tổ chức này hoạt động và phát triển tốt, nó góp phần tích cựcquan trọng vào việc ổn định trật tự, an ninh chính trị, xã hội Còn ngược lại, nó cũng sẽ
có những tác động xấu tới ổn định trật tự, an ninh chính trị, xã hội, đặc biệt khi cácHTX nông nghiệp này tan rã sẽ làm mất ổn định trật tự chính trị xã hội Mặc dù khôngmang nhiệm vụ chính trị nhưng do ý nghĩa chính trị của nó mà chúng ta cần phải tạođiều kiện để các HTX nông nghiệp này hoạt động tốt, lành mạnh, góp phần thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước
Về mặt kinh tế
HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế nên như mọi tổ chức kinh tế khác, nó thamgia vào các hoạt động kinh tế và đem lại lợi ích kinh tế cho thành viên, xã hội và Nhànước, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương, đặc biệt thôngqua hoạt động cho vay tín dụng của nó làm đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển Với tưcách là một HTX nông nghiệp, các HTX nông nghiệp là kênh dẫn vốn, huy động vốnquan trọng tạo huyết mạch cho nền kinh tế, đặc biệt ở các vùng điều kiện phát triểnkinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế Với ý nghĩa này, các HTX nông nghiệp xứngđáng được Nhà nước quan tâm vun đắp, giúp đỡ để chúng làm tốt nhiệm vụ của nó,góp phần phát huy tiền năng trong nhân dân thúc đẩy kinh tế phát triển
Trang 9Về mặt văn hoá
HTX nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp khác mang những nét văn hoá riêng củamình Tuy nhiên, do HTX nông nghiệp là tập hợp của một tập thể các cá nhân, conngười nên nó đặc biệt coi trọng sự tham gia về cá nhân của những con người vàkhuyến khích sự phát huy năng lực cá nhân, sự tích cực tham gia vào hoạt động chungcủa tập thể như tham gia quản lý, tham gia điều hành Những giá trị về bình đẳng nam
nữ, bình đẳng giai cấp, không phân biệt đối xử… mang giá trị nhân văn cao ở cácHTX nông nghiệp Các giá trị văn hoá, nhân văn đó được thường xuyên thể hiện vàduy trì trong các hoạt động của HTX nông nghiệp và các sinh hoạt của tổ chức này Đó
là các hoạt động kinh doanh đơn thuần cũng như các hoạt động văn hoá đối ngoại, tàitrợ cho các hoạt động văn hoá của địa phương Đó là các cuộc họp, Đại hội như cáccác sinh hoạt, sự kiện trọng đại ở địa phương Hoạt động của HTX nông nghiệp rất gắn
bó với người dân địa phương và cũng trở thành yếu tố tinh thần không thể thiếu đượccủa địa phương Những nét văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tinh thầnđoàn kết, tương thân tương ái v.v được tiếp tục duy trì, chăm sóc và phát triển trong
Trang 10các HTX nông nghiệp Với ý nghĩa văn hoá đầy tính nhân văn khác hẳn so với các tổchức kinh tế khác thì các HTX nông nghiệp quả thực cần đáng được đề cao.
Đối với các thành viên
Vì mô hình HTX xuất phát và hình thành hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, tươngthân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên nên HTX nông nghiệp là tổ chứcliên kết hợp tác của bản thân các thành viên Các thành viên giúp đỡ được lẫn nhauthông qua việc hợp tác này Nếu nhìn vào điều kiện lịch sử trong quá trình hình thành
và phát triển của mô hình HTX nông nghiệp, ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một môhình tự cứu mình, tránh được sự bần cùng hoá cho các thành viên Thông qua HTXnông nghiệp mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, tự cứu đượclấy mình, trước khi mất hết những cơ sở kinh tế để tồn tại nếu không hợp tác lại vớinhau Nếu các thành viên có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường (thị trườngnguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ có mô hìnhkinh tế HTX nói chung thì thông qua mô hình HTX nông nghiệp nói riêng, các thànhviên đã có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng,ngân hàng Điều mà họ do địa bàn sinh sống bất lợi, tài sản nghèo nàn v.v hầu nhưkhông bao giờ có được nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước hay sự hỗ trợ khác mà không
tự tổ chức lấy cho mình những tổ chức kinh tế hợp tác Như vậy các thành viên sẽđược hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp tác của họ tạo ra vàcung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với một mức giá cả chấp nhận được với tư cách
là khách hàng Thành viên cũng sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinhnghiệm thông qua HTX nông nghiệp vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểubiết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làmcho bản thân và có thể còn cho cả địa phương nữa Họ cũng được hưởng những quyềnlợi từ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyềntham gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệpthông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họđắc lực và tốt hơn Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanhcủa các thành viên đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cải thiện rõ rệt và
có những tích luỹ Trước đây, khi chưa có mô hình này, nếu từ hoạt động kinh tế củabản thân, họ không thể tạo ra lợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ít lợi nhuận thì nay, trong sự
Trang 11hợp tác, họ được hỗ trợ và có điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Đó chính là ý nghĩa
to lớn của mô hình kinh tế hợp tác nói chung và mô hình HTX nông nghiệp nói riêng.Các HTX nông nghiệp chính vì thế có vai trò bảo đảm và duy trì sự độc lập về kinh tế
và cơ sở kinh tế để tồn tại và phát triển của các thành viên
Đối với địa phương
Mô hình HTX nông nghiệp ra đời sẽ cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân
cư trên địa bàn hoạt động Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm,dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng Qua hoạt động của HTXnông nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân được nâng cao Những đồngvốn nhàn rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển, giảm sự lãngphí tài nguyên cũng như tạo ra sự phồn vinh cho xã hội HTX nông nghiệp vừa làngười quản lý tài sản của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa bàn Đó cũng
là nơi học nghề cho nhiều người Trình độ và nhận thức của người nhân trên địa bàncũng sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTXnông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ dân trí tại địa phương Khi địa phương cóHTX nông nghiệp hoạt động, nạn cho vay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xoá sổ.Những ý nghĩa về xã hội như góp phần, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ địa phương chuyểnđổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng… cũng là những đóng góp rất tích cực.Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng góp một cách đáng kểcác khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương Các HTX nông nghiệp sẽ lànhững tổ chức hoạt động tại địa phương, bám sát địa bàn, tham gia vào các chươngtrình phát triển kinh tế ở địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Nhưvậy, HTX nông nghiệp là một yếu tố kinh tế quan trọng ở địa phương, góp phần nângcao đời sống, thu nhập của người dân đem lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địabàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
Đối với Nhà nước
Xét trên góc độ Nhà nước, hoạt động của những HTX nông nghiệp sẽ bổ sung chonhững nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung cấp vốn cho người nghèo, nông thôn,nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm
Trang 12nghèo, ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội… ở những nơi, lĩnh vực mànhiều khi Nhà nước không có khả năng hay hoạt động không hiệu quả thì mô hìnhHTX nông nghiệp nói riêng và mô hình kinh tế HTX nói chung lại là phù hợp Môhình HTX nông nghiệp thể hiện rất rõ tinh thần phát hút nội lực của người dân để tựgiải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân Mô hình HTX nông nghiệpcũng góp phần thực hiện các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhândân của Nhà nước phục vụ cho đầu tư, hay tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốn nhànrỗi trong nhân dân Mô hình HTX nông nghiệp vì vậy có thể xem là mô hình “bộ độiđịa phương” tại chỗ, kết hợp với các tổ chức tín dụng – “bộ đội chủ lực” – nhằm thôngqua dịch vụ tín dụng, ngân hàng đánh bại giặc đói, giặc nghèo để phát triển kinh tế.Mặc dù có vai trò to lớn đối với Nhà nước, song các HTX nông nghiệp không phải làcông cụ của Nhà nước và lại càng không có nhiệm vụ công ích Nó đơn thuần chỉ làmột tổ chức kinh tế tự trợ giúp của các thành viên, là công cụ và phương tiện của cácthành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của các thành viên Tuy nhiên, trong quá trìnhtheo đuổi tạo ra lợi ích cho các thành viên thì nó cũng đã vô hình trung trực tiếp haygián tiếp tạo ra cả những lợi ích xã hội khác kèm theo mà Nhà nước rất mong muốnnhưng đó chỉ là những lợi ích hệ quả Xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, việc tạo
ra các lợi ích xã hội này không phải và cũng không thể là nhiệm vụ của các HTX nôngnghiệp Việc lạm dụng các HTX nông nghiệp để bắt chúng thực hiện các mục tiêu xãhội hay của Nhà nước là không hợp lệ Điều này sẽ dẫn tới việc bóp méo hoạt độngcủa các HTX nông nghiệp, ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khiến cho HTXnông nghiệp bị què quặt không phát triển bền vững được theo đúng khả năng vốn cócủa nó Đối với Nhà nước, HTX nông nghiệp là chỉ một tổ chức kinh tế dân chủ củangười dân, một phương tiện để phát huy nội lực tiềm năng trong nhân dân của cácthành viên góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các vùng mà Nhà nướcchưa có điều kiện hay khả năng để vươn tới một cách đầy đủ trọn vẹn để hỗ trợ pháttriển Nó bổ sung rất tốt cho những nỗ lực phát triển kinh tế của Nhà nước ở các vùng,đặc biệt các vùng nông nghiệp, nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khókhăn và nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển sản xuất cao
Trang 132.3 Doanh nghiệp Nhà nước
Có vai trò dẫn dắt và định hướng sự phát triển của toàn bộ ngành nông nghiệp Vai trònòng cốt và chỉ không phải thể hiện ở số lượng hay tỷ trọng cao của các doanh nghiệpNhà nước, mà ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tầu lôi kéo, liên kết các bộ phận kinh
tế khác phát triển đạt hiệu quả cao.Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp đã đónggóp sản lượng công nghiệp chủ yếu nhưng kém hiệu quả, không tương xứng với đầu tưcủa Nhà nước Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, một số doanh nghiệpnông nghiệp nhà nước năng động đã dần dần chuyển sang sản xuất và kinh doanh tổnghợp, mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn địa bàn và mọi ngành nghề Nhưng nhìnchung vai trò của kinh tế nhà nước ở nông thôn vẫn còn mờ nhạt, tác động chưa mạnhđối với nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Trong quá trình phát triển, thành phần kinh tế này được mở rộng ra toàn bộ các ngànhnghề cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụkinh tế và khoa học Trong đó, nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước trong nền kinh tếnông thôn chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước như chi nhánh ngân hàng,cửa hàng thương nghiệp, trạm kỹ thuật nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nôngthôn từng vùng như là bộ phận cấu thành bên trong của nó
Trong phát triển nông thôn, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn là lực lượng lãnh đạotrong một số khu vực quan trọng, nhất là các khâu tiêu thụ và chế biến nông sản Cáccông ty chế biến sẽ được cổ phần hóa và từng bước bán cổ phần cho nông dân xuấtkhẩu nguyên liệu, điều này sẽ gắn quyền lợi của nông dân với quyền lợi của doanhnghiệp
Các doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần tạo môi trường thuận lợi để hình thành vàphát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tạichỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho nông dân Phát triểnmạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụnông nghiệp Quan tâm thích đáng lợi ích kinh tế của người lao động trên cơ sở họđược làm chủ thực sự quyền sở hữu, quyền sử dụng tư liệu sản xuất trong phạm vi hợppháp của mình
Trang 142.4 Khu vực tư nhân
Chủ trương của Chính phủ là khuyến khích khu vực tư nhân ngày càng phát triển gópphần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nông thôn Chính phủ cũng khuyến khích hoạtđộng thương mại trên quy mô lớn, đặc biệt ở các ngành công nghiệp chế biến, chănnuôi quy mô lớn và các ngành công nghiệp khác không sử dụng nhiều đất nông nghiệp
và khuyến khích sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực này Quátrình cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo cơhội để khu vực tư nhân tăng cường đầu tư vào kinh tế nông thôn
Sự tồn tại và phát triển của khu vực tư nhân là tất yếu, góp phần quan trọng tạo độnglực phát triển trong nước và vươn ra nước ngoài Kinh tế tư nhân là một bộ phận quantrọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế Nhiều quốc gia phát triển mặc nhiên thừa nhận sựtồn tại của hình thức kinh tế này và tích cực phát triển nó như một công cụ hiệu quả đểphát triển kinh tế
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng của nền kinh tếsong tuyệt đại đa số DN đều đang đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức, từ khả năngtiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh như đất đai, mặt bằng kinh doanh, vốn tíndụng, lao động có trình độ cao, đến rào cản về thủ tục hành chính, hạn chế về cơ hộikinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin, quản trị doanh nghiệp, trong đó,
có khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh