BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CÂY MĂNG TÂY Asparagus
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis
L.) TRỒNG TẠI XÃ NINH TRUNG, THỊ XÃ NINH HÒA,
Trang 2Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích mộtcách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn củaViệt Nam chưa từngđược sử dụng hay công bố trong bất kì công trình khác cho đến thời điểm này
Tôi xin cam đoan!
Học viên cao học
Nguyễn Thị Ánh Vân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành đề tài luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô bộ môn Sinh học ứng dụng – Nông nghiệp, Khoa Khoa học
Tự nhiên, Trường ĐH Quy Nhơn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thầy giáo TS Bùi Hồng Hải đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm để giúp tôi hoàn thành luận văn này Trong quá trình làm việc, tôi luôn nhận được những lời nhận xét, góp ý quý báu từ thầy
để thực hiện tốt công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Cảm ơn ông Nguyễn Hữu Tuấn (giám đốc Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận), ông Nguyễn Trường Giang (Viện Khoa Học Kĩ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ) đã cung cấp thông tin giống, tư vấn kỹ thuật trồng măng tây.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 10 năm 2020
Học viên cao học
Nguyễn Thị Ánh Vân
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày củacon người, cung cấp năng lượng, chất xơ cần cho quá trình tiêu hoá, là nguồncung cấp vitamin, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, nguồn thức ăn cho vậtnuôi Hơn nữa, rau còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm nhưsản xuất bánh, mứt, nước giải khát, hương liệu công nghệ đồ hộp, dược liệu,
Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc nhóm cây lưu niên, có
chồi măng được sử dụng làm rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và giàudược tính [9], được trồng từ những năm 500 - 200 trước Công nguyên ở HyLạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải [24] Được du nhập vào Việt Nam
từ những năm 1960 và ngày càng mở rộng khu vực và diện tích canh tác trong
cả nước [24] Ở nước ta, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng trọng điểm trồngmăng tây, ước tính diện tích canh tác khoảng 200 ha và ngày càng mở rộng
[83] Trong khi đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho măng
tây phát triển nhưng cây măng tây mới dừng lại ở nghiên cứu trồng thí điểm,chưa đưa vào sản xuất đại trà
Mặt khác, biện pháp canh tác măng tây hiện nay chủ yếu sử dụng phânhóa học do vậy làm thay đổi tính chất của đất trồng, giảm thời gian khai thácsản phẩm của măng tây Xu hướng nền nông nghiệp thế giới cũng như ở ViệtNam là hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sạch và bền vững Trong đó,thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh là giải pháp được ưu tiênhàng đầu Phân hữu cơ vi sinh bên cạnh chứa thành phần dinh dưỡng cònchứa các vi sinh vật giúp phòng trừ bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng,làm tăng chất lượng nông sản, cung cấp cho đất từ 30-60kg N/năm, tăng hiệulực dùng phân lân, nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
Trang 5[30].Ngoài ra, thành phần hữu cơ trong phân giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước
và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu, giúp cho đất tơi xốp từ đó chống hiệntượng xói mòn và chai cứng đất, giúp cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất pháttriển mạnh mẽ đẩy lùi những vi sinh vật bất lợi cho cây trồng, giúp hạn chếđược những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gâyhại cho rễ Tuy nhiên đối với mỗi loại cây trồng khác nhau, chất đất khác nhauthì nhu cầu phân bón khác nhau
Vì vậy nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ đếnsinh trưởng, năng suất măng tây xanh và góp phần xây dựng kỹ thuật canh tácphù hợp, bền vững cây măng tây ở địa phương chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh
trưởng, năng suất và phẩm chất cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
trồng tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”.
2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến một
số chỉ tiêu sinh trưởng của cây măng tây
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh
nghiên cứu đến một số chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất của cây măng tây
- Xác định được liều lượng phân hữu cơ vi sinh hợp lý cho cây măng
tây nhằm mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, pháttriển, năng suất và chất lượng của giống măng tây lai F1 Radius dưới sự ảnhhưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh trên nền đất thịt nhẹ tại xã NinhTrung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại của cây Măng tây
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Theo Boswell, Startevant và Vavilop, măng tây hiện trồng có nguồn gốc
từ khu vực phía đông Địa Trung Hải và Tiểu Á Măng tây tự nhiên mọc
ở châu Âu, vùng Kavkaz và phía tây Siberia [1] Một số tài liệu cho thấy
măng tây được phân bố từ Địa Trung Hải đến Siberia, được tìm thấy như loàibản địa của dãy núi Altai (Cộng hòa Altai, Liên bang Nga) [47] và măng tâyđược ghi nhận ở châu Mỹ và New Zealand Trước khi được dùng làm thựcphẩm, măng tây hoàn toàn được coi như một loại cây thuốc được dùng chocác bệnh về tim, phù thũng và đau răng Người Hy Lạp là người đầu tiên đặttên, gieo trồng măng tây như một loại rau cao cấp vào những năm 200 trướccông nguyên [79]
Măng tây được trồng và thu hoạch từ tự nhiên trong hơn một nghìn năm
và hiện đã du nhập ở nhiều vùng lãnh thổ trên toàn thế giới: đầu tiên là ở Bắc
và Nam Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, sau đó ở Hoa Kỳ, Canada, vùngBermuda, quần đảo Cook, Polynesia thuộc Pháp, New Caledonia, Ecuador(bao gồm quần đảo Galapagos), Nhật Bản, New Zealand, Úc và Seychelles vàtrở thành cây nông nghiệp quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới với giátrị xuất khẩu năm 2019 đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ [81], [FAOSTAT]
1.1.2 Vị trí phân loại của cây Măng tây
Măng tây là loại cây lâu năm được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 bởiCarl Linnaeus [68], có vị trí phân loại học như sau:
Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) hay ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) hay lớp Hành (Liliopsida)
Trang 8Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): AsparagaceaeChi (genus): Asparagus
Loài (species): A officinalis L.
Chi Măng tây (Asparagus) bao gồm 300 loài, trong đó loài A.
officinalis là loài thông dụng nhất có nguồn gốc từ các loài măng tây hoang
dại được trồng trọt cho rau xanh [64] Những người nông dân ở Tây Ban Nha
và Hy Lạp thích ăn các chồi non của loài có gai A acutifolius, là loài mọc hoang ở bờ biển Địa Trung Hải Loài A springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm Fusarium spp nhưng không lai được với A officinalis [1].
Hầu hết các giống măng tây được trồng trọt hiện nay là các giống thuộc
loài A officinalis, với một số đặc điểm hình thái học khác nhau và thậm chí
khác nhau về tính thích ứng theo từng địa phương (năng suất, kích thướcmăng, tính chống chịu sâu bệnh, tuổi thọ, ) nhưng không khác nhiều về hình
thức và đặc điểm sinh trưởng [1] Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của A.
officinalis được ghi nhận là 2n = 20 [47], [79].
Măng tây hoang dại mọc ở Anh, Nga và Ba Lan có thân dài và mỏnghơn so với các giống được tìm thấy và hương vị tinh tế hơn Hiện nay, loàimăng tây hoang dại (nguồn gốc của măng tây trồng) vẫn được tìm thấy ởnhững nơi như khu vực rừng cây và dọc theo các bờ sông ở Nam Trung Âu,Tây và Trung Á và Bắc Phi [78]
Một loài măng tây hoang dại A racemosus đóng một vai trò đặc biệt
trong sự phát triển của y học Ayurveda ở Ấn Độ bắt đầu từ hơn 5.000 nămtrước Vì loài này có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn có thể cải thiện
hệ thống miễn dịch, có thể kích thích cơ thể người tiết insulin nên được dùng
để chữa trị chứng khó tiêu, táo bón, co thắt dạ dày và loét dạ dày, viêm phếquản, tiêu chảy, tiểu đường [80]
Trang 91.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây măng tây
Măng tây là loài cây thân thảo, thuộc lớp thực vật Một lá mầm(Monocotyledoneae), có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm Cây măng tây cókhả năng chịu hạn rất tốt, thích nghi để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệtđới Cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinhdưỡng, đủ ánh sáng, thoát nước tốt Đất càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡnghữu cơ, vi sinh có ích thì mầm măng tây càng có chất lượng tốt, năng suấtcao
1.2.1 Thân
Măng tây có dạng thân thảo lâu năm, cây phát triển theo dạng bụi, câytrưởng thành có chiều cao khoảng 100-150 cm, tán rộng khoảng 1m, phâncành nhiều về phía trên [1]
Trang 10Trước khi mọc khỏi mặt đất, măng có màu trắng, mềm Khi mọc caokhỏi mặt đất thì chuyển sang màu xanh và phát sinh cành, thân chồi măng tây
có thể cao tới 2m [27]
1.2.5 Hoa
Măng tây là cây đơn tính với hoa đực và hoa cái được sinh ra trên cáccây riêng biệt đôi khi có hoa lưỡng tính Hoa của cả hai giới đều có hìnhchuông với 6 vòi (phần hoa bên ngoài không phân biệt thành đài và cánh hoa),cuống hoa nhỏ dài tới 25 mm Hoa đực dài 5-6 mm và màu vàng, có bầu nhụybất dục và ống phấn màu vàng với rất nhiều hạt phấn Hoa cái dài khoảng4mm và màu vàng lục, có dấu tích của nhị đực nhưng không có khả năng sinhhạt phấn, có bầu nhụy phát triển [1], [27]
Hoa lưỡng tính rất hiếm gặp, hoa tự thụ phấn và có thể hình thành mộthoặc một vài hạt có sức sống Những hoa hữu thụ chức năng chỉ chiếm 1-10%của hoa lưỡng tính [1]
1.3 Thành phần dinh dƣỡng và giá trị kinh tế của cây măng tây
1.3.1 Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của măng tây
Măng tây được trồng để thu lấy chồi, phần chồi này có hàm lượng dinh dưỡngcao và là nguồn cung cấp vitamin B6, canxi, magie, kẽm và rất giàu chất xơ.Thành phần dinh dưỡng của măng tây được thể hiện qua bảng 1.1
Trang 11(Nguồn: Viện dinh dưỡng Việt Nam 2007 [16], USDA [69].)
Măng tây được chia thành 3 loại: măng tây xanh, măng tây trắng vàmăng tây tím với hàm lượng các dinh dưỡng khác nhau (bảng 1.2)
Trang 12Bảng 1.2 Thành phần dinh dƣỡng của các loại măng tây
Loại măng tây
Măng tây xanh Măng tây trắng Măng tây tím
(Nguồn: Welbaum Gregory E [64]; Internet [76])Măng tây xanh là phổ biến nhất trên thị trường, có hàm lượng vitamin
Bcao hơn các giống khác Măng tây trắng trồng phổ biến ở Bắc Âu thực chất
là măng tây xanh nhưng do trong quá trình trồng không cho tiếp xúc với ánhsáng Bởi vì quy trình trồng măng tây trắng tốn công lao động và trồng trongquy trình khép kín nên giá cao hơn nhiều so với măng tây xanh Măng tây
trắng ít xơ và mềm hơn so với măng tây xanh [24]
Măng tây tím mềm hơn măng tây xanh và măng tây trắng, toàn bộ chồi
có thể ăn từ gốc đến ngọn, có hàm lượng anthocyanins cao, đây là chất chốngoxy hóa mạnh Măng tây tím đặc biệt phổ biến ở các nước châu Âu như Pháp,
Ý và Hà Lan Măng tây tím có chất lượng rất tốt, giá thành cao hơn măng tâyxanh Điều này làm cho diện tích măng tây tím ở nước ta còn hạn chế Giốngmăng tây tím được công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận đang trồng thửnghiệm giống F1 xuất xứ từ Hà Lan [24]
Măng tây được sử dụng làm rau và nguồn dược liệu gần Aswan ở AiCập khoảng 20.000 năm trước do hương vị và có đặc tính lợi tiểu Từ năm
200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụngmăng tây xanh làm thuốc để trị các bệnh về tiêu hóa, gan, thận [9]
Trang 13Trong cuốn sách “Lịch sử tự nhiên” (năm 57 sau Công nguyên), đãgiành nhiều cuộc thảo luận về tính chất dược liệu của măng tây Đáng ngạcnhiên, sự quan tâm đến măng tây đã giảm trong thời Trung cổ cho đến nhữngnăm 1600 Sự quan tâm được phục hồi, một phần nhờ vào sự yêu thích củaLouis IV đối với măng tây đã dẫn đến tăng sản lượng ở Pháp [38]
Hiện nay măng tây được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khắp nơitrên thế giới, không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn chứanhững chất hoạt tính sinh học và được chứng minh là có tác dụng tích cực đếnsức khỏe Nhiều bộ phận của măng tây được nghiên cứu vì có chứa nhiềudược chất
Bảng 1.3 Thành phần dƣợc chất ở một số bộ phận của cây măng tây
(Nguồn: Iqbal Muhammad et al [43])
Măng tây được coi là một loại dược liệu có giá trị cao vì thành phầnhoá dược Saponin và fructan (asparagose và asparagosine) là chất chống oxyhóa, chất kích thích miễn dịch, chống dị ứng, kháng khuẩn, và giảm nguy cơ
Trang 14rối loạn như táo bón, tiêu chảy cũng như các bệnh như loãng xương, béo phì,bệnh tim mạch, thấp khớp và tiểu đường Saponin còn là chất kháng khuẩn cótác dụng ức chế nấm mốc và bảo vệ cây khỏi côn trùng nên xem là nhóm cácphân tử bảo vệ phytoanticipin hoặc phytoprotectants [34], [ 54], [56].
Rễ măng tây cũng được sử dụng như thuốc nhuận tràng, thuốc bổ,thuốc kích thích tình dục, thuốc lợi sữa và chữa các bệnh về thận và gan Sovới chồi, rễ có tác dụng lợi tiểu hơn và an thần Theo Thakur S và cs (2015),
rễ măng tây có tác dụng chống tiêu chảy, kiết lỵ và suy nhược cơ thể, bệnhgoutte, chứng phù, thấp khớp và hạ huyết áp [57]
Chồi măng tây được sử dụng như một món khai vị chứa nhiều dưỡngchất có lợi cho sức khoẻ vì chứa một lượng lớn acid folic (cần thiết cho việcsản xuất các tế bào hồng cầu), tinh dầu, asparagine, arginine, tyrosine,flavonoid (kaempferol, quercitin, rutin), nhựa và tannin [50]
Ngoài ra, người Trung Quốc còn sử dụng măng tây để điều trị ho, sáttrùng, bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng [82] Các chất được chiết xuất
từ lá dùng điều trị ung thư tế bào gan ở người (HepG2), bảo vệ tế bào ganchống lại sự tác động của các chất độc hại [36] Dược chất asparagine cótrong măng tây rất cần thiết cho phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trịchứng phù tim và bệnh goutte, chống lão hóa cơ thể, giảm cholesterol, phòngđột quỵ ở người bị huyết áp cao [9]
1.3.2 Giá trị kinh tế của măng tây
Hiện nay, thị trường tiêu thụ măng tây xanh rất rộng lớn Theo thống kêcủa FAO (2017), các nước nhập khẩu măng tây hàng đầu gồm Mỹ (227.888tấn), Đức (25.140 tấn), Canada (20.114 tấn), Pháp (14.326 tấn), Hà Lan(12.543 tấn), đem lại giá trị giá trị kinh tế cao cho các nước xuất khẩu Tổngkim ngạch xuất khẩu măng tây năm 2019 là 1,4 tỉ đô la Mỹ [FAOSTAT]
Trang 15Ở Việt Nam, trồng măng tây cho thu nhập kinh tế khá cao so với cácloại rau củ quả khác, người trồng có thể lãi 300 triệu - 500 triệu đồng/ha/nămtùy theo kỹ thuật trồng và chăm sóc [24] Măng tây sau khi thu hoạch, ngoàiđược tiêu thụ dưới dạng rau tươi, măng tây còn được chế biến thành măng tâyđóng hộp, trà túi lọc măng tây,…có giá trị kinh tế cao [24]
1.4 Lịch sử phát triển của cây măng tây
Măng tây đã được trồng và thu hoạch từ tự nhiên trong hàng ngàn năm
và đã trở thành loài cây trồng quan trọng về kinh tế Măng tây được mô tả trêncác ngôi mộ Ai Cập cổ đại có niên đại khoảng 3000 năm trước công nguyên.Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng măng tây với mục đích ẩm thực,sấy khô làm thức ăn trong mùa đông [81]
Các tài liệu đầu tiên liên quan đến loại rau này có thể được viết bởiTheophrastus của Hy Lạp trong cuốn “Lịch sử thực vật” khoảng 300 nămtrước Công nguyên [81] Năm 160 trước Công nguyên, Porcius Cato the Elder
đã xuất bản “De Agri Cultura”, trong đó mô tả các phương pháp trồng măngtây Măng tây có lịch sử sử dụng lâu đời như một cây thuốc: bác sĩ PedaniusDioscorides người Hy Lạp ở thế kỉ thứ nhất đã khuyến cáo chiết xuất từ rễmăng tây điều trị các vấn đề về tiết niệu và thận, vàng da và đau thần kinh tọa.Măng tây sau đó được đề cập trong cuốn “Thảo dược” của Gerard có tác dụngtăng khả năng sinh sản của nam giới [77]
Theo Kindner thì người La Mã đã có công cải tiến phương pháp trồngtheo rãnh Đây là phương pháp thích hợp chung cho tất cả các nước trồngmăng tây sau này [1]
Nhà vua Pháp Louis XIV đặc biệt yêu thích măng tây và người làmvườn của ông là Jean- Baptiste de la Quintinie đã phát triển các phương pháp
để sản xuất ngoài mùa vụ Đến năm 1469, người Pháp đã trồng măng tây, biếtcách bào chế „„Sirop des cinq racines‟‟ từ rễ cây măng tây, có tác dụng lợi
Trang 16tiểu và được sử dụng rộng rãi Măng tây được du nhập vào Anh năm 1538,Đức năm 1542 và ở Mỹ năm 1850 [68].
Măng tây là loài đơn tính với cây đực và cây cái riêng Để thay thế cácquần thể truyền thống không đồng nhất, các giống lai kép được sản xuất vàonhững năm 1970 để tạo các cây lai F1 làm giống Vì cây đực thường có năngsuất cao hơn cây cái nên các giống cây đực sau đó đã được phát triển Trongnhững năm 1980, tiến sĩ Howard Ellison thuộc Đại học Rutgers đã tự lưỡngtính (cây đực có bộ phận hoa cái có chức năng) để thu được một số cây đựcđồng hợp tử Các siêu đực được nuôi cấy mô được sử dụng để tạo ra cây laitoàn đực khi lai với cây bố mẹ cái Năm 1985, cây lai toàn đực “Giant JerseyGiant” được tạo ra và hiện tại nhiều giống lai F1 toàn đực đang được sản xuấttrên khắp thế giới như: Atlas, Aspalim, Bejo,…cho năng suất cao thích hợpvới nhiều điều kiện khí hậu khác nhau [38]
1.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây măng tây trên thế giới
1.5.1 Tình hình sản xuất cây măng tây trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có hơn 65 quốc gia trồng măng tây Măng tây trởthành loại rau cao cấp và phổ biến, đồng thời là một loại cây trồng đem lại thunhập và giá trị xuất khẩu cao Chính vì vậy diện tích và sản lượng măng tâytrên thế giới không ngừng tăng lên trong những năm gần đây Mỗi vùng trênthế giới có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu và tập quán canh tácnên sản xuất măng tây có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các châu lục trênthế giới được thể hiện qua bảng 1.4
Trang 17Châu Phi
(nguồn: FAOSTAT [73])Diện tích trồng măng tây của thế giới tăng từ 1.463.237 ha (năm 2013)lên 1.584.544 ha (năm 2018) Khu vực có diện tích trồng măng tây cao nhất làchâu Á (1.441.682 ha), tiếp theo là châu Mỹ (77.935 ha) và châu Âu (62.727ha) Hiện nay, sản xuất, nghiên cứu và phát triển măng tây đã mở rộng từ cácnước phát triển sang các nước đang phát triển và Trung Quốc đang trở thànhnước có diện tích và sản lượng măng tây cao nhất thế giới (1.431.605 ha,7.982.230 tấn)
Trang 18Bảng 1.5 Tình hình sản xuất măng tây ở một số nước trên thế giới năm 2018.
ha, tiếp theo là Peru (31.005 ha) và Mexico (30.792 ha) Tuy đứng thứ 10 thếgiới về diện tích sản xuất măng tây nhưng Iran là đất nước có năng suất măngtây cao nhất trên thế giới với 28,2857 tấn/ha, tiếp đến là là Peru (11,6313tấn/ha) và Mexico (9,0181 tấn/ha)
1.5.2 Tình hình nghiên cứu cây măng tây trên thế giới
Trung Quốc là nước dẫn đầu về diện tích canh tác và sản lượng măngtây trên thế giới và cũng có nhiều nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, y học và
kĩ thuật canh tác giúp tăng chất lượng, năng suất măng tây
Lu Xi-kang và cs (2005) đã nghiên cứu hiệu quả của phân đạm đối vớimăng tây xanh, kết quả thực nghiệm cho thấy lượng N 16,20kg/667m2 có hiệuquả tốt nhất đối với măng tây trồng trong nhà màng, giúp tăng năng suất24,23% và giá trị đầu ra tăng 27,13% so với lô thực nghiệm thông thường (N
Trang 19nguyên chất 21,72 kg/667m2), hiệu quả của lô thí nghiệm với N10,68kg/667m2 giúp tăng năng suất 4,30% và giá trị đầu ra tăng 3,16% so vớiđối chứng 27,24kg/667m2 có sự ức chế đối với phát triển của rễ cây trồng,làm giảm năng suất 6,22% và giá trị sản lượng giảm 18,92% [52]
Cheng Quangsheng và cs (2007) đưa ra các thông số kĩ thuật về kiểmsoát dịch bệnh và sâu bệnh trên măng tây xanh, kiểm soát hóa học liên quanđến các bệnh và dịch hại đã được quy định theo các thông số kỹ thuật có liênquan, cung cấp cơ sở khoa học để kiểm soát tiêu chuẩn và kiểm soát ô nhiễmđối với các sâu, bệnh trên măng tây [37]
Bên cạnh măng tây xanh, sản xuất măng tây trắng ở Trung Quốc cũngđược quan tâm Gao Chun-hua và cs (2009) đã chỉ ra được sự ảnh hưởng củahàm lượng Nitơ đến chỉ số tăng trưởng, năng suất, chất lượng của măng tâytrắng Kết quả khảo sát hàm lượng Nitơ với các mức độ khác nhau thì ảnhhưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, chỉ số tăng trưởng và hệ thống rễ.Mức bón 300kg N/ha cho măng tây trắng phát triển trong 3 năm có hiệu quả
rõ rệt, năng suất cao nhất, chỉ số tăng trưởng cũng lớn nhất Tuy nhiên nếubón Nitơ cao hơn 100 kg/ha hệ thống rễ sẽ bị ức chế rõ ràng, do đó lượngNitơ 300kg/ha là một định mức được khuyến nghị trong khu vực [40]
Trong trang trại thí nghiệm của Đại học Quốc gia Nội Mông từ tháng 3đến tháng 7 năm 2008, sử dụng vật liệu thí nghiệm là giống măng tây Apollo
4 năm tuổi, Yang Heng-shan, Gu Yong-li và Zhang Ruifu (2011) đã nghiêncứu ảnh hưởng của lượng phân lân đến năng suất và chất lượng dinh dưỡngcủa măng tây xanh Kết quả cho thấy năng suất của măng tây xanh trước tăng
và sau đó giảm nhẹ với sự gia tăng lượng phân lân trong thời gian thu hoạchkhi lượng phân lân nằm trong khoảng 0-90 kg/ha Trọng lượng của mỗi nhánh
và sự gia tăng của các nhánh là những lý do chính làm tăng năng suất củamăng tây xanh Với sự gia tăng lượng phân lân, hàm lượng chất diệp lục a và
Trang 20b tăng lên, hàm lượng carotene không có sự thay đổi rõ ràng và hàm lượngchất diệp lục a, diệp lục b và carotene trong giai đoạn sau cao hơn so với tiênlượng và giai đoạn giữa Hàm lượng đường hòa tan, protein thô, protein hòatan tăng cùng với sự gia tăng của lượng phân lân Hàm lượng các nguyên tốkhoáng cao hơn nhiều khi lượng phân lân thích hợp, nhưng thấp hơn khilượng P quá nhiều hoặc quá ít Trong điều kiện thí nghiệm này, khi lượngphân lân khoảng 72 kg/ha, măng tây xanh không chỉ có năng suất cao hơn vàchất lượng dinh dưỡng tốt hơn [66] Một năm sau, tại trại thí nghiệm này từtháng 3 đến tháng 7 năm 2009, sử dụng vật liệu thí nghiệm là giống măng tâyApollo 5 năm tuổi, Zhang Ruifu và cs (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng củalượng phân kali khác nhau đến năng suất và chất lượng dinh dưỡng của măngtây xanh Kết quả cho thấy: năng suất của măng tây xanh và trọng lượng củamỗi nhánh măng tây xanh đầu tiên tăng sau đó có xu hướng giảm khi gia tănglượng phân kali bón trong khoảng 0-375 kg/ha, và cao nhất khi lượng phânkali tương ứng là 300 kg/ha và 225 kg/ha Số lượng nhánh măng tây xanhtăng lên cùng với sự gia tăng lượng phân kali Hàm lượng protein hòa tan tăngdần cùng với sự gia tăng lượng phân kali Hàm lượng đường trong giai đoạnđầu và giữa tăng nhanh và sau đó giảm trong đó cao nhất là lượng phân kali là
225 kg/ha (thời kì đầu) và 330 kg/ha (giữa), tăng dần vào cuối Protein thôtăng lên cùng với sự gia tăng lượng phân kali và hàm lượng các chất dinhdưỡng khác không có sự thay đổi rõ rệt Các nguyên tố Mg giảm dần khi tăngphân kali và các nguyên tố khoáng khác không có sự thay đổi rõ ràng khi thayđổi hàm lượng phân kali Sự kết hợp giữa năng suất và chất lượng dinhdưỡng, lượng phân kali 300 kg/ha phù hợp với măng tây xanh [67]
GE C và cs (2016) đã tiến hành nghiên cứu tác động của việc áp dụng
phân trùn quế, Nitroxin và phân bò lên đặc điểm sinh trưởng của A officinalis
L., đã quan sát được sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nảy mầm giữa các biện
Trang 21pháp xử lý phân bón, kết quả tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở công thức bổ sung15% phân bò Tỷ lệ nảy mầm khác nhau đáng kể trong các phương pháp xử lýphân trùn quế 15% và 30% nhưng không có sự khác biệt đáng kể khi hỗn hợpphân trùn quế với Nitroxin được sử dụng, tuy nhiên cả hai đều có tác dụngcao hơn ở mức 15% Xử lý Nitroxin cho thấy không có sự khác biệt đáng kểvới phương pháp xử lý bằng phân bò 30% và phân trùn quế 30% trộn vớiNitroxin, hiệu quả của hỗn hợp được cải thiện Sự khác biệt đáng kể đã đượcquan sát thấy trong các phương pháp xử lý phân bò và hỗn hợp của nó vớiNitroxin và hiệu quả lớn hơn được tìm thấy khi phân bò được trộn vớiNitroxin, tỷ lệ nảy mầm cao hơn [41]
Watanabe Shinichi và cs (2019) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng củanhiệt độ cao đến việc mọc chồi măng và kéo dài măng để kiểm soát thời kỳthu hoạch trong sản xuất của măng tây Rễ măng tây giống UC157 bốn nămtuổi được trồng trong các buồng tối ở 30oC, 34oC, 38oC và 42oC trong 14ngày và sau đó ở 25oC trong 18 ngày Ở nhiệt độ 42oC không phát hiện rachồi măng và tất cả các gốc ghép đều chết Trong thời kỳ nhiệt độ cao, sốlượng chồi măng mọc trong điều kiện 38oC thấp hơn đáng kể so với điều kiện
30oC, trong khi sau thời kỳ nhiệt độ cao, con số này cao hơn đáng kể ở 38oC
so với 30oC và 34oC Tổng số chồi mọc trong và sau thời kỳ nhiệt độ caokhông khác biệt đáng kể giữa các mức nhiệt độ 30oC, 34oC và 38oC Tốc độkéo dài chồi măng trong thời kỳ nhiệt độ cao thấp hơn đáng kể ở 38oC so với
30oC và 34oC trong khi không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ kéo dài chồisau 3 lần xử lý nhiệt độ cao [63]
Bên cạnh việc nghiên cứu nâng cao năng suất và chất dinh dưỡng,
thành phần dược chất của măng tây cũng được nghiên cứu Loài A racemosus
được biết đến với giá trị dược học, theo nghiên cứu của Vijay N và cộng sự
(2009) ảnh hưởng của N, P và K đến các thành phần sinh hóa của A.
Trang 22racemosus (chất diệp lục, carbohydrate, protein, sapogenin) với liều lượng
như sau: Nitơ nguyên chất (20 mg/kg, 40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kgmg/kg), phospho nguyên chất (20 mg/kg, 40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kg),kali nguyên chất (40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kg) ở dạng Urê (46%
H2NCONH2), superphosphate (16% P2O5) và muriate của kali (60% K2O)tương ứng Sự gia tăng đáng kể hàm lượng chất diệp lục đã được ghi nhận vớitất cả các mức thí nghiệm của N, P và K Hàm lượng protein và carbohydrate
ở rễ được tìm thấy tăng tuyến tính khi bón K trong khi đó có sự giảm nhẹ khibón liều lượng N cao hơn Hàm lượng sapogenin ở rễ cao gấp 1,66, 1,87 và1,75 lần so với đối chứng với N, P và K tương ứng [59]
1.6 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây măng tây ở Việt Nam
1.6.1 Tình hình sản xuất cây măng tây ở Việt Nam
Măng tây là loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi nonlàm rau thực phẩm được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 [9], [24].Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được măng tây như HàNội, Hải Phòng, Lâm Đồng, nhưng diện tích trồng còn ít, không có thị trườngtiêu thụ nên cây măng tây không có điều kiện phát triển Năm 2005, Trungtâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh du nhập giống măng tây xanh F1
UC 157 vào trồng thử nghiệm 4 ha tại huyện Củ Chi Sau 3 năm trồng kết quảcho thấy măng tây xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên đất xám
Củ Chi đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, có triển vọng mở ra thị trườngtiêu thụ lớn trong nước và ngoài nước Từ đó, nhiều vùng từ Nam ra Bắc đãtrồng măng tây xanh như: Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bến Tre, TháiBình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Trung tâm khuyến nông Bình Thuận,Viện Khoa học Kĩ thuật miền Nam, đã tiến hành trồng thử nghiệm măng tây.Riêng ở tỉnh Ninh Thuận diện tích trồng măng tây lên đến 200 ha dưới sự hỗtrợ của công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận cung cấp giống, quy trình canh
Trang 23tác và có kỹ sư giúp đỡ nông dân trong quá trình trồng đã trở thành vùng sản xuất măng tây xanh tập trung, có hợp tác xã lo tiêu thụ cho nông dân [83]
1.6.2 Tình hình nghiên cứu cây măng tây ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về cây măng tây Đặc biệttrong quy trình bón phân cho cây, ngoài trừ lượng phân chuồng dùng cho bónlót, trong quá trình chăm sóc và phục hồi cây mẹ chủ yếu dùng phân bón hóahọc Các nghiên cứu tập trung vào xây dựng quy trình bón phân phù hợp vớimăng tây Theo Mai Thị Phương Anh (1999) thời gian đầu nên bón phân hỗnhợp, lượng phân bón cho 1 ha măng tây như sau: 30-40 tấn phân chuồng(trong điều kiện có thể, lượng phân chuồng dùng đến 50-60 tấn để kéo dàithời gian thu hoạch và tăng sản lượng, với lượng phân bón cao thì hiệu quảkinh tế vẫn cao hơn) Sau khi trồng 2 tháng có thể bón thúc với lượng phânbón 60-70 kg urê, 60-70 kg kali sunfat, 90-100 kg super lân [1] Theo LưCẩm, Lê Hồng Triều (2011), để có được vườn măng tây tốt khi trồng ra ruộngcần bón lót 12-15 tấn phân chuồng kết hợp với 150 kg NPK 16-16-8, thời gianđầu bón thúc 150 kg NPK, khi cây được 45-75 ngày bón 200-250 kg NPK/ha;cây đạt 105 ngày bón 300 kg NPK 15-15-15/ha kết hợp 12-15 tấn phânchuồng hoai mục, cây được 135 ngày thì bón 400 kg NPK 21-7-14 kết hợpxới xáo vun đất đậy gốc [9] Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (1996) đưa ralượng phân bón cho 1ha măng tây như sau: 30-40 tấn phân chuồng, 200 kgđạm urê, 150 kg kali sunfat, có thể tăng thêm 50 kg phân chuồng/ha để kéodài thời gian thu hoạch; sau khi trồng 2 tháng bón thúc với lượng phân hóahọc như sau: 60 kg urê, 60 kg kali sunfat, 90 kg super lân [27]
Với giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, măng tây là đối tượng câytrồng đang được quan tâm ở Việt Nam Bên cạnh những nghiên cứu về kỹthuật bón phân nhằm nâng cao năng suất còn có nhiều công trình nghiên cứu
về quy trình nhân giống và bảo quản sản phẩm măng tây sau thu hoạch Ngô
Trang 24Phương Ngọc, Lâm Ngọc Phương (2015) đã đề xuất phương pháp vi nhângiống măng tây, thực hiện trên môi trường cơ bản theo công thức củaMurashige và Skoog (1962)(MS) có bổ sung vitamin (thiamin, pyridoxine,nicotinic) 1mg/l, agar 7g/l, đường sucrose (saccharose) 30g/l, nước dừa 100ml/l, mio-inisitol 0,1g/l, chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là kinetin,thidiazuron (TDZ) và NAA, tùy theo từng công thức thí nghiệm mà bổ sungchất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau Kết quả cho thấy ở giaiđoạn nhân chồi, môi trường MS bổ sung kinetin 4 mg/l là thích hợp cho việcnhân chồi, số chồi hình thành nhiều, chiều cao chồi đạt tương đối Giai đoạntạo rễ, môi trường MS bổ sung NAA 3 mg/l thích hợp cho việc tạo rễ măngtây Giai đoạn thuần dưỡng, giá thể mụn dừa: trấu: đất = 1:1:1 thích hợp chomăng tây sinh trưởng [20].
Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy và Cao Thị Ngọc Thơ (2014) nghiêncứu ảnh hưởng màng phủ và superhume lên sinh trưởng và năng suất măng
tây xanh (Asparagus officinalis L.), cho thấy trồng măng tây có áp dụng biện
pháp phủ liếp bằng màng phủ plastic và tưới bổ sung superhume cho năngsuất thương phẩm cao hơn 35% so với không phủ màng và có tưới bổ sungsuperhume đồng thời cao hơn 78% so với có màng nhưng không tướisuperhume và hơn 105% so với đối chứng Màng phủ và superhume đã làmtăng đường kính, trọng lượng, số chồi trên cây măng tây [3]
Kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang và ĐặngXuân Cường (2015) cho rằng thân măng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưcác loại vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa, tuy nhiênmăng tây rất dễ hư hỏng sau khi thu hoạch Xuất phát từ lý do này, nhóm tácgiả đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Oligochitosan đến chất lượng cảmquan, vi sinh, thành phần hóa học và hao hụt khối lượng măng tây theo thờigian bảo quản Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo thời gian bảo quản măng
Trang 25tây được xử lý ở nồng độ 0,8% Oligochitosan có khả năng hạn chế sự biến đổichất lượng, tỷ lệ hao hụt khối lượng và tổng số vi sinh vật hiếu khí thấp hơn,hàm lượng chlorophyll và tổng điểm cảm quan cao hơn so với các mẫu măngtây xử lý ở các nồng độ oligochitosan khác và mẫu đối chứng Măng tây xử lýbằng oligochitosan 0,8% có thể lưu giữ 25 ngày ở nhiệt độ 10oC [8]
Vũ Ngọc Bội, Đặng Xuân Cường và Nguyễn Hoài Quốc (2015) đã thựchiện nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện chiết rút polyphenol, chlorophyll vớihoạt tính chống oxy hóa từ măng tây khô Kết quả nghiên cứu cho thấy:hàmlượng polyphenol đạt 43,782 mg acid gallic/g khối lượng khô, hàm lượngchlorophyll đạt 309,622 µg/g khối lượng khô, hoạt tính chống oxy hóa tổngtương đương 3,216 mg acid ascorbic/g khối lượng khô và hoạt tính khử sắttương ứng 8,0519 mg FeSO4/g khối lượng khô tại điều kiện tối ưu phù hợp là
38 giờ ở nhiệt độ 49oC với tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 43/1 (v/w) Ở điềukiện chiết này hoàn toàn có thể ứng dụng để thu nhận polyphenol, chlorophyllvới hoạt tính chống oxy hóa nhằm tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ cây
măng tây [7]
Nguyễn Thị Vân Linh và cộng sự (2019) cho rằng măng tây xanh
(A.officinalis L.) là loại rau chứa nhiều các hợp chất dinh dưỡng có hoạt tính
oxy hóa và đặc biệt giàu chất xơ Tuy nhiên, phần gốc măng tây xanh thường
bị bỏ đi trong quá trình chế biến dù phần nguyên liệu này có tỷ lệ cellulose,chất dinh dưỡng và khoáng đáng kể, đặc biệt là hàm lượng vitamin C chiếm78% so với phần ngọn Nhóm tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độtrong quá trình chần và sấy đến hàm lượng vitamin C trong gốc măng tâyxanh Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thay đổi nhiệt độ chần nước từ 70-90
0C, hàm lượng vitamin C trong các mẫu giảm từ từ và mẫu có hàm lượngvitamin C cao nhất còn lại sau khi chần là 85 0C Hàm lượng vitamin C cònlại trong mẫu sấy cao nhất ở chế độ sấy 60 0C Kết quả đề tài này sẽ hỗ trợ
Trang 26cho quy trình sản xuất các sản phẩm từ gốc măng tây xanh như: bột măng tâyxanh, trà thảo mộc hoặc nước ép từ măng tây xanh [19].
1.6.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây măng tây ở Khánh Hòa
Cây măng tây được trồng thử nghiệm tại Khánh Hòa từ năm 2012
nhưng kết quả chưa cao, hiện đang thực hiện đề án “Chuyển đổi cây trồng
giai đoạn 2016-2020” [32] theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh trên
đất sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tiết kiệmnước tưới, an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã tiếnhành trồng thí điểm cây măng tây trên diện tích 4.500 m2 tại xã Ninh Thân, thị
xã Ninh Hòa [70] Năm 2018, huyện Diên Khánh triển khai mô hình trồng thíđiểm cây măng tây đầu tiên ở xã Diên Sơn với diện tích 1,2 ha [72]
1.7 Vai trò của phân hữu cơ vi sinh đối với cây măng tây
Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới thực sự hình thành từ những năm 80của thế kỷ trước và càng ngày nhu cầu và yêu cầu về chất lượng sản phẩmnông nghiệp càng tăng tác động tích cực đến xu hướng phát triển của nôngnghiệp hữu cơ [11] Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ
đã có mặt ở gần 100 nước trên thế giới và trên tất cả các châu lục Đất nôngnghiệp hữu cơ được phân bố ở các châu lục rất khác nhau, phần lớn tập trung
ở châu Úc, châu Âu, châu Mỹ Latinh và châu Phi (nơi có ít diện tích đất sảnxuất nông nghiệp hữu cơ nhất) [11] Trong nông nghiệp hữu cơ, việc sử dụngphân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từcác nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng chocây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyểnchọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao năng suất, chấtlượng nông sản Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người,động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản Bên cạnh việc cảithiện năng suất cây trồng cũng như chất lượng nông sản, hiệu quả của phân
Trang 27hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất về đặc tính vật lý,hóa học và sinh học đất Phân hữu cơ làm tăng kết cấu đất: số lượng kết cấuviên, làm cải thiện thành phần cơ giới đất và cải thiện tính chất vật lý nướccủa đất; làm tăng số lượng sinh vật đất nhất là vi sinh vật; chuyển hóa các quátrình chuyển hóa dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây [11] Ngoài ra,phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp phụ, tăng tínhđệm của đất làm cho đất dự trữ dinh dưỡng, nước được tốt hơn
Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống hoại sinhtrong đất tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm
sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại Từ đó, duy trì thế cân bằng vi sinhvật có lợi trong đất cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng Do đóthường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật cólợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh Ví như
nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy
quá trình phân hủy chất hữu cơ, chống được các loại nấm bệnh gây bệnh thối
rễ, chết yểu, xì mủ, như Rhizoctonia solani, Fusarium solani, [31] Bổ sung
các loài vi sinh vật cố định đạm và lân làm tăng cường nguồn đạm được cốđịnh và các hợp chất lân hòa tan trong đất cung cấp cho cây trồng
1.8 Ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh lên cây măng tây
Măng tây có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên những vùng có điều kiệnnhiệt độ, độ ẩm không khí thấp và có thời gian ngủ nghỉ trong quá trình sảnxuất sẽ thuận lợi
1.8.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho măng tây sinh trưởng phát triển trong khoảng25-33oC, thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20-30oC.Nhiệt độ quá cao 37-39oC, hoặc thấp quá 10-20oC, có nhiều sương giá cây
Trang 28măng tây sẽ không sinh trưởng dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Hạt măng tây
có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20-25oC [1], [24]
1.8.2 Ánh sáng
Măng tây là cây ưa ánh sáng, không chịu che rợp, thời gian chiếu sángthích hợp 7-8 giờ/ngày Nếu măng tây bị che rợp thì hiệu suất quang hợp thấp,cây sinh trưởng kém, năng suất giảm [1], [24]
1.8.3 Độ ẩm
Độ ẩm phù hợp với măng tây là 60-70% trong không khí và 70-75%trong đất, lượng mưa thấp (dưới 1000mm/năm) Nước tưới là nước ngọtkhông nhiễm mặn, nhiễm phèn (nước mương thủy lợi, nước ao hồ, nước giếngkhoan) Đặc biệt măng tây không chịu úng, úng nước trong 8 giờ, chồi măngtây sẽ biến dạng cong vẹo, thối rễ cây, không cho thu hoạch, nếu để ngậpnước 24 giờ măng tây sẽ bị chết [24]
1.8.4 Đất trồng
Đất trồng măng tây là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, đất phù samới, bồi ven sông, đất cát pha Độ chua (pH) phù hợp khoảng 6,5-7,5 Đấtquá chua (pH<4), cây măng tây bị bạc lá, không phát triển do rối loạn dinhdưỡng Mực nước ngầm phải sâu hơn 1m, tầng canh tác dày >100-150cm, thếđất gò cao ráo, thoát nước tốt, đất bằng phẳng không triền dốc quá 10%,không bị ngập ứng, không nhiễm phèn, nhiễm mặn Không trồng trên đất cótầng sét cứng, sạn sỏi, đá ngầm [24]
1.8.5 Gió
Gió nhẹ dưới cấp 3 (tức khoảng 3-5m/giây hay 12-19 km/giờ) câymăng tây sinh trưởng tốt, ít bị bệnh hại do sương không đọng trên lá Nhữngvùng oi nóng không có gió, sương nhiều thì trồng măng tây cho hiệu quả kinh
tế thấp do bị bệnh Gió nhẹ thì việc trao đổi không khí thuận lợi, cây trồng đủkhí O2 (ban đêm) và CO2 (ban ngày) để hô hấp và quang hợp, năng suất cao
Trang 29hơn Gió mạnh cấp 4 trở lên (>5m/giây hay >20 km/giờ) làm thân cây bị nứtgãy, lay gốc, bật rễ, chồi măng cong vẹo, năng suất và phẩm chất giảm Giómạnh làm tăng tốc độ thoát hơi nước, cây khô héo, sinh trưởng còi cọc [9],[24], [75]
1.9 Điều kiện tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu
gò, đồi dốc thoải, địa hình đồng bằng ven biển Ninh Trung là xã nông thôn,đồng bằng nằm về phía Bắc thị xã Ninh Hòa [5], [13]
1.9.2 Điều kiện tự nhiên
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa nằm trongvùng tiểu khí hậu II3-thuộc vùng đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khíhậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương Một năm cóhai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng
12, trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu hơilạnh, mưa nhiều Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khôkéo dài từ tháng giêng đến tháng 8 hàng năm, lượng mưa chỉ chiếm khoảng20% tổng lượng mưa cả năm, nắng hạn gay gắt gây khô hạn và ảnh hưởng xấuđến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng [5]
Trang 30Theo số liệu của Trạm quan trắc Ninh Hòa và Trạm khí tượng NhaTrang, nhiệt độ trung bình năm 26,6oC, nhiệt độ cao nhất 39,4oC, nhiệt độthấp nhất 14,6oC Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% Lượng mưa trungbình năm 1.350mm, lượng mưa cao nhất 1.600-1.800 mm, lượng mưa thấpnhất 1.000-1.200 mm Nắng trung bình khoảng 6,2 giờ/ngày, đạt 2.482 giờnắng/năm Về mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Tây, tốc độ gió thường
từ 5-10 m/s, vào mùa mưa gió thịnh hành là hướng Bắc và hướng Tây Bắc [5]
Khu vực Ninh Hòa chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các khu vực kháctrong tỉnh, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, mưa bão tập trung nên thườngxuyên gây ngập lụt vào mùa mưa bão [5]
1.9.3 Tài nguyên đất
Theo kết quả chương trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồđất tỉ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tỉnhKhánh Hòa tỉ lệ 1/100.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệpmiền Trung thực hiện năm 2006 toàn bộ thị xã có 8 nhóm đất và 19 loại đất(không kể nhóm đất khác gồm: đất quốc phòng, đất ở, đất chuyên dụng, sông,suối, ) Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng có diện tích là66.891 ha, chiếm 60,37% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất phù sa có diệntích khá lớn 7281 ha, chiếm 6,57% tổng diện tích tự nhiên, thuận lợi cho sảnxuất nông nghiệp, có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau như lúa, màu,cây công nghiệp ngắn ngày Các nhóm đất còn lại có diện tích nhỏ [5] NinhTrung có tổng diện tích đất tự nhiên là 177.805 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp 132.367 ha, đất phi nông nghiệp 26.822 ha; đất chưa sử dụng 186,15
ha [13]
Với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, đa sốđất trong vùng có độ dốc thoải, tầng đất mỏng lẫn nhiều cát, bị rửa trôi bạc
Trang 31màu, độ phèn cao, độ phì thấp Hệ thống sông ngòi không lớn Trên địa bàn
xã có hai con sông chảy qua: sông Lốt và sông Tân Lâm [13]
1.9.4 Diễn biến thời tiết khu vực nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm
Xã Ninh Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùanhưng khô ráo ôn hòa, chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt, các tháng cuối năm
và đầu năm trời cũng se lạnh nhưng không rét buốt, lượng mưa phân bốkhông đồng đều, thường xảy ra mưa nhiều vào tháng 9 đến tháng 10 âm lịch[13]
Bảng 1.6 Diễn biến nhiệt độ và lƣợng mƣa các tháng tiến hành thí nghiệm
Trang 32Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất
lượng của măng tây xanh F1 Radius trên nền đất thịt nhẹ tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Vật liệu nghiên cứu gồm:
+ Hạt giống măng tây xanh lai F1 Radius có nguồn gốc từ Hà Lan do Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận cung cấp
+ Phân hữu cơ vi sinh đầu trâu HCMK7 TRICHODERMA+TE do công ty cổ phần phân bón Bình Điền sản xuất cóthành phần gồm: hữu cơ (18%), Nts(2%), P2O5 hh(2%), pHH2O(5), độ ẩm
Bokashi-(30%), B (300 ppm), Cu (300 ppm), Zn (500 ppm); nấm Trichoderma sp.
(1x106 CFU/gam)
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được trồng trong vụ Đông Xuân từ tháng 10/2019 đếntháng 4/2020 tại thôn Thạch Định, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnhKhánh Hòa
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ vi sinh khácnhau
lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây măng tây xanh
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất, phẩm chất của cây măng tây
- Xác định liều lượng phân hữu cơ vi sinh hợp lý cho cây măng tây
Trang 33nhằm mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.
Trang 342.4 Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 côngthức thí nghiệm với 3 lần lặp lại, mỗi ô thí nghiệm (10,5 m2), trồng 24 câymăng tây Tổng diện tích thí nghiệm là 271 m², trong đó diện tích rào bảo vệ
là 82 m2
Bảovệ
Trang 35CT 1
31Bảo vệ
Lặp lầnII
CT 4
CT 2CT5
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
2.4.2 Phân tích đất trước và sau khi làm thí nghiệm
Mẫu đất thịt nhẹ được thu và phân tích theo theo TCVN 4046-85, các chỉ tiêu phân tích gồm pHH 2 O, hàm lượng hữu cơ tổng số (%)
2.4.3 Quy trình trồng và chăm sóc măng tây
- Ươm cây giống
Hạt giống được xử lý bằng cách phơi nắng 2 giờ, ngâm nước sạch trong
12 giờ, rửa sạch Tra hạt giống và vào viên nén xơ dừa đã được ngâm trong
nước sạch 2-5 phút, phủ kín hạt bằng cát sạch Tưới nước giữ ẩm hằng ngày,che chắn khỏi gia súc, gia cầm, chim, chuột… phá hoại Lưu ý, không bónphân vì trong viên nén đã tích hợp dinh dưỡng nuôi cây con Khi cây được 2
Trang 36tuần tuổi bổ sung 15ml dung dịch humic acid (pha 10ml Super Roots AminHumuc Acid đậm đặc trong 16 lít nước) để bộ rễ phát triển, cây con khoảng
60 ngày tuổi sẽ trồng ra ruộng
- Trồng cây con ra ruộng:
Đất trồng măng tây được cày 2 lần cách nhau 10 ngày, cày sâu 25cm, bổ sung 500kg vôi bột/ha [6], bừa xới đất 2 lần cho đất tơi xốp và làmsạch cỏ dại Đào rãnh sâu 30 cm, rộng 30 cm, bón phân bón lót, lên liếp rộng120cm x cao 60cm, xẻ rãnh thoát nước sâu 40cm, rộng 60cm, phơi nắng 30ngày để hạn chế mầm bệnh, sâu hại
20-Sau khi gieo 60 ngày, cây giống đạt chiều cao khoảng 30cm được đemtrồng ra ruộng thành hàng đôi theo kiểu ziczac trên liếp đảm bảo cây cách cây45cm, mật độ 24.000 cây/ha Đặt bầu ngang mặt đất trồng, dùng đất 2 bênmép liếp phủ bầu cây giống một lớp đất dày khoảng 5cm sao cho cổ rễ câymăng tây sau khi trồng không cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20cm
Do thân cây con mảnh, dễ đổ ngã nên chúng tôi tiến hành cắm 2 cọc trevới khoảng cách các cọc 5m, đường kính cọc tre khoảng 5cm, cao khoảng1,2m Dùng dây nilon giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặtliếp 15cm Khi cây măng tây lớn, tùy theo độ cao lớn của cây mà nâng dầndây lên để giữ cây luôn đứng thẳng Khi cây được 105 ngày tuổi tiến hànhthay đổi cây cắm cọc, đường kính cọc khoảng 10cm, cao 1,5m
+ Bón lót: bón lượng phân bón nền trong quá trình lên liếp chuẩn bị trồng
cây
+ Bón thúc: trong 3 tháng đầu sau khi trồng bón 2 lần/tháng, mỗi lầnbón 1/10 lượng phân của công thức thí nghiệm Tháng thứ tư bón khối lượngphân còn lại (4/10 lượng phân bón của công thức thí nghiệm)
Trang 37+ Bón trong thời kỳ cây cho măng: Tháng thứ 5 thu hoạch lứa măng đầu, sau đó bón thúc với 1/2 lượng phân của từng công thức thí nghiệm
Măng tây được tưới nước vào buổi sáng cho ẩm đất, cứ 2 ngày tướinước 1 lần Tiến hành dọn sạch cỏ dại và loại bỏ tàn dư ở những lần bón phân.Sau khi trồng cho đến tháng thứ 4, tiến hành tỉa những cây yếu, cây già và cây
bị sâu, bệnh Giữ lại khoảng 5 thân khoẻ mạnh cho mỗi bụi măng Ở thờiđiểm sau khi trồng 135 ngày, đường kính gốc thân đạt >7-10mm và lá chuyểnsang màu xanh đậm, tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây ở độ cao 1,2m nhằm giúpthân cây khoẻ và kích thích cho chồi
Trong quá trình trồng và chăm sóc măng tây, xuất hiện các loại sâu nhưsâu đất, sâu khoang, sâu xanh, chúng tôi tiến hành loại bỏ bằng tay và sửdụng thuốc trừ sâu sinh học Biocin 16 WP
2.4.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
- Giai đoạn trong vườn ươm
+Thời gian nảy mầm (ngày): số ngày tính từ khi gieo đến khi đạt 50% số hạt nảy mầm
+ Tỷ lệ nảy mầm của hạt (%) = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem gieo)
Trang 38- Giai đoạn ở vườn trồng:
* Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:
Mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ở cácthời điểm cách nhau 15 ngày kể từ khi trồng
Sau khi trồng 15 ngày (15 NST), tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinhtrưởng: chiều cao cây, đường kính thân, số cành cấp 1/cây, chiều dài cành cấp
1 của thân số IV, V Thời kỳ 30-135 NST, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinhtrưởng: chiều cao cây, đường kính thân, số cành cấp 1/cây, chiều dài cành cấp
1 của các thân mới trưởng thành nhất Các thân đã theo dõi được đánh dấu để
tránh lặp lại ở những lần quan sát tiếp theo
+ Chiều cao cây (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây
+ Đường kính thân (mm): dùng thước kẹp đặt thước nằm ngang tại vị
trí từ gốc lên 2cm
+ Số cành cấp 1/cây (cành): đếm số cành mọc từ thân chính
+ Chiều dài cành cấp 1 (cm): đo từ gốc của cành cấp 1 đến đỉnh sinhtrưởng của cành bằng thước dây của cây trưởng thành nhất tại thời điểmnghiên cứu
- Số thân được tỉa/cây (thân/cây): đếm tất cả số nhánh được tỉa/cây tại các thời điểm theo dõi
- Số chồi măng phát sinh/cây (chồi/cây): đếm tất cả số chồi măng đãnhú lên khỏi mặt đất tại các thời điểm quan sát sinh trưởng của 1 cây
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
Các chỉ tiêu được theo dõi trên tất cả các chồi măng thu được trong 21 ngày đầu của 10 cây được đánh dấu/ô thí nghiệm
+ Chiều cao chồi măng (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng bằng
Trang 39thước dây các chồi măng thu hoạch.
Trang 40+ Đường kính chồi măng (mm): ngay sau khi thu hoạch xong dùng
thước kẹp đặt thước nằm ngang tại vị trí từ gốc lên 2cm
+ Số chồi măng/cây (chồi/cây): đếm tất cả số chồi măng tại thời điểm thu hoạch dài 25-30cm
+ Khối lượng chồi măng/cây (g): cân khối lượng của tất cả các chồi
măng của 1 cây
+ Khối lượng trung bình của một chồi/cây: cân khối lượng từng chồi măng/cây rồi tính khối lượng trung bình
+ Tỷ lệ các loại chồi thương phẩm (%) = (Số lượng chồi mỗi loại/tổng
số lượng chồi của mỗi cây) x 100
+ Khối lượng mỗi loại chồi thương phẩm/cây (g): tiến hành phân loại
và cân khối lượng của mỗi loại chồi/cây
* Tiêu chuẩn phân loại chồi măng sau thu hoạch [28]:
Chồi loại 1: đường kính thân chồi ≥ 9-12mm, dài 22-25cm, thân thẳng không
cong vẹo, không sâu bệnh
Chồi loại 2: đường kính thân chồi măng cỡ 6-9mm, dài 22-25 cm, thân thẳng
không cong vẹo, không sâu bệnh
Chồi loại 3: đường kính thân chồi măng cỡ 3-6mm, dài 20-25 cm, thân thẳng
không cong vẹo, không sâu bệnh
+ Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) = (số cây bị hại/tổng số cây theo dõi) x 100
+ Năng suất lý thuyết: số cây/ha x khối lượng chồi măng trung bình/cây,sau
đó quy ra năng suất kg/ha
+ Năng suất thực thu: cộng tất cả khối lượng chồi măng thu hoạch của mỗi công thức thí nghiệm, quy ra năng suất kg/ha
+ Hiệu quả kinh tế sơ bộ:
Tổng thu nhập = giá sản phẩm x kg sản phẩm