Chính bởi vậy, trong các phương thức phục vụ cho hoạt động thương mại của các thương nhân cũng là rất phong phú, qua việc phục vụ cho nghề nghiệp của mình, trải qua quá trình phát triển
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
- -
Tiểu luận cuối kỳ LUẬT THƯƠNG MẠI 2
Đề bài:
Khái quát Pháp luật về trung gian thương mại
Và nghiên cứu quan hệ cụ thể: đại diện cho thương nhân
Giảng viên: Ts Nguyễn Đăng Duy Sinh viên: Phan Xuân Chiến
Mã sinh viên: 18032228 Lớp: Kép 11 Luật học
Hà Nội, 6-2021
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Em là Phan Xuân Chiến - Mã sinh viên: 18032228 - Lớp: Kép 11 Luật học
Có tham gia học tập tại học phần Luật thương mại 2, sáng thứ Bảy (T2-5)
Em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy, trong quá trình giảng dạy thầy đã
tận tình hướng dẫn chúng em một cách chi tiết và hết sức quan tâm đến các vấn đề của
lớp Và cũng đã hướng dẫn chúng em một cách chi tiết nhất để đạt kết quả tốt trong bài
tiểu luận cuối kì
Chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường nghiên cứu và
giảng dạy
Và trong bài nghiên cứu này, với tư duy của một sinh viên chắc hẳn vẫn sẽ có những thiếu
sót, sai sót trong quá trình nghiên cứu Bên cạnh đó, đại dịch Covid 19 đã làm cho quá
trình tiếp cận các nguồn tại liệu phục vụ bài nghiên cứu trở nên khó khăn Mong sẽ nhận
được những đóng góp quý báu từ thầy để góp phần hoàn thiện bài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Chiến
Phan Xuân Chiến
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI 2
1.1 Khái niệm “dịch vụ trung gian thương mại” 2
1.2 Đặc điểm của dịch vụ trung gian thương mại 2
1.3 Vai trò của việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại 3
1.4 Phân loại các dịch vụ trung gian thương mại 4
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRUNG GIAN TRƯƠNG MẠI CỤ THỂ TẠI QUAN HỆ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN 4
2.1 Khái niệm, đặc điểm 4
2.2 Phương thức xác lập quan hệ đại diện cho thương nhân 5
2.3 Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện trong quan hệ đại diện cho thương nhân 7
2.3.1 Nghĩa vụ của bên đại diện 7
2.3.2 Quyền của bên đại diện 9
2.4 Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện trong quan hệ đại diện cho thương nhân 9 2.4.1 Nghĩa vụ của bên giao đại diện 9
2.4.2 Quyền của bên giao đại diện 10
2.5 Chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân 11
PHẦN KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 41
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền thị trường trong các hoạt động thương mại, đặc biệt là về kinh
tế hàng hóa đã mở ra cho mọi người biết bao cơ hội phát triển và làm việc Nắm bắt được những cơ hội đó, trong xã hội đã hình thành một nhóm người mang tên gọi thương nhân “Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình” [1] Như vậy, các hoạt động thương mại có
sự phát triển mạnh mẽ như vậy phần chính nhờ vào các hoạt động phục vụ cho nghề nghiệp của thương nhân Thông qua các phương thức khác nhau làm sao cho hoạt động thương mại của họ đạt được lợi nhuận cao nhất Chính bởi vậy, trong các phương thức phục vụ cho hoạt động thương mại của các thương nhân cũng là rất phong phú, qua việc phục vụ cho nghề nghiệp của mình, trải qua quá trình phát triển họ tìm kiếm ra những phương thức để thực hiện các giao dịch thương mại khác nhau, từ đó thu về nguồn lợi tối đa
Tại Việt Nam, các thương nhân cũng sử dụng những phương thức giao dịch khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như nghề nghiệp của họ Một trong số các phương thức được các thương nhân thực hiện đó chính là phương thức sử dụng dịch vụ trung gian thương mại Chính vì những đặc điểm đó, cùng với sự quan tâm của
sinh viên dành cho vấn đề này, sinh viên đã chọn đề tài Pháp luật về trung gian thương
mại để tiến hành đi vào nghiên cứu nhằm mục đích mở ra cho chúng ta cái nhìn tổng
quan nhất về hình thức dịch vụ trung gian thương mại được các thương nhân sử dụng tại Việt Nam
Sinh viên sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào trường hợp cụ thể đó là quan hệ: Đại diện cho thương nhân Vừa để đảm bảo đúng hình thức đối với yêu cầu của một bài tiểu luận, vừa để đảm bảo có thể truyền tải được đầy đủ nội dung Chính vì thế, đề tài
của sinh viên sẽ là Pháp luật về trung gian thương mại, nghiên cứu quan hệ đại diện
cho thương nhân
1 Ngô Huy Cương (2013) Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội Tr 66
Trang 52
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ
TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Một định nghĩa chúng ta có thể dễ hiểu nhất về dịch vụ trung gian thương mại thông
qua hai từ trung gian “Trung gian” được hiểu là “ở khoảng giữa, có tính chất chuyển
tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì; giữ vai trò môi giới trong quan hệ giữa hai bên” [2]
Vậy, theo Luật thương mại 2005, “các hoạt động trung gian thương mại là hoạt
động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại” [3]
Thuật ngữ “các hoạt động trung gian thương mại” chỉ được xuất hiện bắt đầu từ Luật thương mại 2005 Khi tiến hành nghiên cứu về các hoạt động trung gian thương mại, sinh viên có đi tìm kiếm định nghĩa này ở Luật thương mại trước đó, tức Luật thương mại 1997 nhưng không thấy có quy định nào đề cập đến khái niệm “các hoạt động trung gian thương mại”, mà chỉ thấy có tại Khoản 4, điều 5, Luật thương mại 2005
có đề cập đến: “dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa”
[4], và các dịch vụ này được quy định chi tiết tại chương II, Luật thương mại 1997: Hoạt động thương mại Tuy chưa đề cập cụ thể nhưng trong Luật thương mại 2005 đã manh nha thể hiện về hoạt động này thông qua các quy định cụ thể
Như vậy, thuật ngữ “các hoạt động trung gian thương mại” lần đầu được quy định
cụ thể tại Việt Nam trong Luật thương mại 2005
2 Viện ngôn ngữ học (2010) Từ điển Tiêng Việt, Nxb Từ điển bách khoa Tr 1049
3 Khoản 11, Điều 3 Luật thương mại 2005, sửa đổi năm 2017, 2019 Nxb, Lao động Tr 8
4 Điều 5, Luật thương mại năm 1997
Trang 63
Xuất phát từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy được đặc điểm của hoạt động trung gian thương mại thông qua một số đặc điểm sau
Một là, dịch vụ trung gian thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích
của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao;
Hai là, bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý
độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba;
Ba là, dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng dịch vụ; Bốn là, hình thức thực hiện dịch vụ trung gian thương mại được thực hiện bằng văn
bản và các hình thức tương đương [5]
Một là, thương nhân trung gian thường hiểu biết, nắm rõ tình hình thị trường, pháp
luật và tập quán địa phương Vai trò này có vị trí đặc biệt quan trọng khi thương nhân tiếp cận vào một thị trường mới, nếu họ vẫn thực hiện dựa trên những phương thức giao dịch truyền thống như: giao dịch trực tiếp thì sẽ không đem lại hiệu quả cao bởi chính các thương nhân khi tiếp cận một thị trường mới, họ chưa hiểu hết được thị trường ở đây, dễ bị ép giá cả, … Chính vì thế, việc thực hiện các dịch vụ trung gian thương mại
sẽ như một cách thức tiếp cận thị trường hiệu quả cho các thương nhân Từ đó thúc đẩy giao lưu buôn bán
Hai là, thương nhân trung gian có điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp Chính bởi đây là một nghề nghiệp làm việc chính, thường xuyên của họ nên việc đáp ứng các yếu tố cơ sở vật chất, chất lượng nhân viên, … họ cần phải đáp ứng nếu muốn tồn tại Chính vì thế, việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại sẽ giúp cho bên thuê dịch vụ giảm được một lượng lớn chi phí để mở rộng, phát triển dịch vụ kinh doanh của mình
5 Nguyễn Đăng Duy (2021) Bài giảng học phần Luật thương mại 2, Lớp Văn bằng kép 11, Khoa luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Trang 74
Ba là, thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại các thương nhân có thể
hình thành nên mạng lưới kinh doanh cho chính mình Mục đích của các thương nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh là luôn mở rộng được thị trường của mình, từ đó sẽ giúp họ thu về càng nhiều lợi nhuận Chính bởi hoạt động trung gian thương mại chỉ thực hiện vì mục đích của bên giao đại diện, nên họ không tạo lập mạng lưới cho mình,
mà họ thực hiện theo phạm vi được đại diện Cho nên, sẽ tạo ra mối quan hệ cho chính bên giao đại diện
Dựa theo định nghĩa đã được nêu ra ở phần đầu, chúng ta cũng đã thấy được sự phân loại rõ ràng về các dịch vụ trung gian thương mại Bên cạnh đó, căn cứ vào Chương V, Luật thương mại 2005, có 4 dịch vụ trung gian thương mại như sau:
- Đại diện cho thương nhân,
- Môi giới thương mại,
- Uỷ thác mua bán hàng hóa,
- Đại lý thương mại
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRUNG GIAN TRƯƠNG MẠI
CỤ THỂ TẠI QUAN HỆ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” [6]
Căn cứ vào khái niệm trên, Luật thương mại 2005 đã có quy định về đại diện cho thương nhân “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao
6 Điều 134, Bộ luật dân sự 2015
Trang 85
về việc đại diện” [7] Như vậy, thông qua định nghĩa ta có thể thấy đây là một hình thức đại diện theo ủy quyền
Đặc điểm của hình thức đại diện cho thương nhân có một số đặc điểm sau:
Một là, quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ phát sinh giữa thương nhân với thương
nhân Tại sao lại tồn tại đặc điểm này? Bởi trong các giao dịch dân sự hay trong hoạt động kinh doanh, các thương nhân mới là những người cần thiết phải sử dụng dịch vụ này để qua đó như một cách thức tạo ra nguồn lợi ích nhiều nhất dành cho mình Chính
vì thế, bên giao đại diện bắt buộc phải là một thương nhân, bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định Còn bên đại diện, thực hiện đại diện cho thương nhân nên họ cần phải có các kỹ năng, kiến thức chuyên sâu, bảo đảm chất lượng cho nghề nghiệp của mình, mà muốn thế thì họ phải qua một sự kiểm tra và được sự công nhận của các cơ quan có thẩm quyền Chính vì thế, cả hai bên đều cần là thương nhân để đảm bảo cho hoạt động đại diện đảm bảo chất lượng cũng như khả năng của bên đại diện
Hai là, bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại diện để thực hiện giao dịch với bên
thứ ba Khi thực hiện giao dịch, bên đại diện không nhân danh chính mình, mà phải nhân danh bên giao đại diện, họ thực hiện giao dịch này vì lợi ích của bên giao đại diện Bên đại diện không được nhân danh chính mình vì lúc này, họ chỉ là một phương thức để bên giao đại diện thực hiện giao dich, và họ sẽ nhận được thù lao thông qua việc đại diện cho bên giao đại diện thực hiện giao dịch với bên thứ ba
Ba là, bên đại diện có thể cùng lúc đại diện cho nhiều thương nhân Xuất phát từ
việc đây là một hình thức đại diện theo ủy quyền, với nữa đó chính là sự thỏa thuận giữa các bên trong phạm vi đại diện Cho nên, bên đại diện có thể đại diện cho nhiều thương nhân để thực hiện các giao dịch
7 Điều 141, Luật thương mại 2005
Trang 96
Đối với trường hợp này, pháp luật buộc hai bên phải thực hiện việc đại diện thông qua phương thức bằng hợp đồng Pháp luật quy định: “Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” [8]
Trong hợp đồng đại diện giữa các bên sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
Phạm vi đại diện: Điểm nổi bật của đại diện cho thương nhân chính là cho phép
đến đâu thì đại diện đến đó, không được đại hiện hơn phạm vi đã thỏa thuận giữa các bên Điều 142, Luật thương mại 2005 quy định “Các bên có thể thỏa thuận về việc đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện” Miễn sao việc giao đại diện không vượt ra khỏi giới hạn phạm vi hoạt động kinh doanh của bên giao đại diện Điều này thúc đẩy việc phát triển cũng như mở rộng các giao dịch thông qua người đại diện, sẽ tạo ra được nhiều giao dịch hơn so với việc thương nhân trực tiếp giao dịch
Thời hạn đại diện, vẫn dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các bên
trong giao dịch dân sự Pháp luật vẫn để cho các bên tự thỏa thuận về thời hạn đại diện Nhưng để đảm bảo việc các giao dịch dân sự được tiến hành thuận lợi, và khi sảy ra những sự tranh chấp khi không có sự thỏa thuận của các bên về thời hạn đại diện thì pháp luật đã có các quy định cụ thể, chi tiết về thời hạn đại diện Trong đó, nếu không
có thỏa thuận về thời hạn đại diện thì “thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo … hoặc ngược lại” [9] hoặc nếu đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên giao đại diện phải trả một khoản thù lao riêng đối với phần này và cộng thêm các khoản thù lao đáng lẽ bên đại diện được hưởng theo quy định tại khoản 3, điều 142
Mức thù lao đại diện
Thời điểm phát sinh quyền hưởng thù lao, thời gian, phương thức thanh toán Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Hình thức giải quyết tranh chấp
8 Điều 142, Luật thương mại 2005
9 Khoản 2, điều 142 Luật thương mại 2005
Trang 107
2.3.1 Nghĩa vụ của bên đại diện
Luật thương mại 2005 đã có quy định chi tiết về nghĩa vụ của bên đại diện trong việc đáp ứng các điều kiện cần có để có thể đại diện cho bên giao đại diện đi thực hiện các giao dịch thương mại
Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện; khi thực hiện các hoạt động giao dịch, lợi ích là yếu tố được đặt lên
hàng đầu Chính vì thế, trong khi thực hiện hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện có thể nhìn thấy cái lợi trước mắt mà có những hành động nhằm thu nguồn lợi ích
đó về cho mình; các thương nhân lớn, chuyên kinh doanh chúng ta không đề cập đến; nhưng tại Việt Nam thì các thương nhân nhỏ, lẻ cũng tham gia vào các hoạt động giao dịch thương mại, cho nên nếu không có hiểu biết pháp luật và thỏa thuận giữa các bên không có quy định rõ ràng thì rất dễ bị bên đại diện thực hiện các hành vi nhằm chiếm
đoạt lợi ích của bên giao đại diện
Chính vì thế, điều này đã trở thành quy định quan trọng, được đặt lên đầu tiên để quy định về nghĩa vụ của bên đại diện, phải thực hiện hoạt động đại diện vì lợi ích của bên giao đại diện, chứ không vì lợi ích, danh nghĩa của mình
Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền; chính vì đây là một nghề nghiệp chính, thường xuyên của
bên đại diện Cho nên, bên đại diện bằng những cách thức khác nhau, phải nỗ lực để cung cấp cho bên giao đại diện các thông tin mà mình biết, đặc biệt là với cương vị đại diện thì họ buộc phải biết điều đó Bên đại diện cần thường xuyên thông báo một cách kịp thời cho bên giao đại diện về diễn biến thị trường, tình hình kinh doanh, … thông qua các thông báo này để bên đại diện có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, không bị thụ động vì việc đã giao đại diện nên yên tâm chờ kết quả, dễ gây ra thua lỗ trong hoạt động kinh doanh Như vậy, các thông báo của bên đại diện đối với bên
giao đại diện là cần thiết và cần thực hiện một cách kịp thời