HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
=5
1s Pan Cleab That
PHAM VAN QUYNH
VIEC LAM CUA THANH NIEN NONG THON HAI DUONG TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
Trang 2Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi đưới sự hướng dân của Tiên sĩ Cao Quang Xứng Các số liệu trong luận văn là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguôn gốc xuất xứ rõ rằng
Hà Nội, ngày.Š Ô tháng //năm 2011 Tac gia luận văn
Trang 3CNH, HDH CNXH DH DTH GDP GDTX GNP KT-XH LD-TBXH LLLD SLD THCN THCS THPT TNCS UBND XHCN
: Công nghiệp hóa
Trang 4Bảng 2-1 Tình hình biến động đất đai tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2010 Bảng 2-2 Dân số, lao động tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000-2009
Bảng 2-3 Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương bình quân giai đoạn 2005-2010 Bảng 2-4 Cơ cầu GDP theo ngành kinh tế ở tỉnh Hải Dương (%)
Bảng 2-5 Lao động theo cơ cấu ngành nghề Bảng 2-6 Lao động phân theo độ tuổi Bảng 2-7 Lao động phân theo giới tính
Bảng 2-8 Lao động phân theo trình độ học vấn
Bảng 2-9 Lao động phân theo trình độ chuyên môn
Trang 5Danh mục các bảng PHAN MO DAU
Chuong 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE VIEC LAM CUA THANH
NIEN NONG THON 7
1.1 Những van dé ly luận chung về việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên nông thôn
1.3 Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên ở một số địa phương
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1 Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn Hải Dương 2.2 Thực trạng tạo việc làm của thanh niên nông thôn Hải Dương trong
những năm qua
2.3 Những yếu tố cán trở tới tạo việc làm của thanh niên nông thôn Hải
Dương
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU VÈ VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG ĐÉN 2020
3.1 Phương hướng chung của tỉnh Hải Dương về vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn
Trang 6Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu và càng trở lên quan
trọng khi quan niệm phát triển được hiểu một cách đầy đủ là tăng trưởng
kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội
Theo báo cáo về xu hướng lao động và xã hội Việt Nam năm 2009 - 2010 do Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) céng bồ cuối tháng 6/2010: Tj lệ ;hanh niên độ tuổi 15 - 24 trong tổng lực lượng lao động sẽ giảm từ 19% trong năm 2010 xuống còn 17,2% trong năm 2015 Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tăng cao những năm gần đây đã đặt ra nhiệm vụ tối cần thiết những năm trước mắt: Cần tạo việc
làm có chất lượng cho thanh niên
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ "Giải quyết
việc làm là một chính sách xã hội cơ bản Bằng nhiễu biện pháp tạo ra việc
làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng nhất là trong nông nghiệp nông thôn"
Văn kiện đại hội X lại tiếp tục khẳng định "Cú trọng đào tạo việc làm
cho nông dân và lao động nông thôn Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện cho lao động nông
thôn có việc làm"
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích 1.648
kmỸ đất tự nhiên với dân số tính đến 1/4/2009 là 1.703.492 người, mật độ dân số là 1.033,67 người/IkmỶ, là tỉnh đông đân thứ 11/63 tỉnh thành trong
Trang 7tính xã hội cần thiết và bức xúc Vì vậy tác giả chọn đề tài "Việc làm của thanh niên nông thôn Hải Dương trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giải quyết việc làm nói chung và tạo việc làm nói riêng là một vấn đề quan trọng nên đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, tiêu biểu như:
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) trong nghiên cứu "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” đã đề cập đến chính sách giải quyết việc làm của nước ta trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Về mặt lý luận nghiên cứu đã nêu khá chỉ tiết về phương pháp luận, cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phương pháp tính Đặc biệt công trình nghiên cứu đã bước đầu đề cập đến khái niệm thị trường lao động, mối quan hệ giữa cung - cầu lao động và vai trò đối với giải quyết sức ép về việc làm Về mặt thực tiễn các tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta nói chung, trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và những nguyên nhân chủ yếu; khái quát dòng đi chuyển lao động trên thị trường lao động, nhất là di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống quan điểm giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp - hóa, hiện đại hóa ở nước ta Giải pháp cơ bản cho khu vực nông thôn đó là giải quyết nạn thiếu việc làm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả và thu nhập thấp thông qua chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cầu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trung tâm nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động - Viện Khoa học Lao động Xã hội với đề tài cấp Bộ (2000) “Những biện pháp chủ yếu giải quyết lao động thiếu việc làm ở vùng thuần nông”, đã đưa ra nhận định: Khả năng
Trang 8việc làm, dạy nghề và nâng cao dân trí
Tran Minh Ngoc (2001), nghiên cứu đề tài "Sử dựng nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam" Tác giả đã phân tích thực trạng mức độ sử dụng, các bước chuyển biến, xu thế vận động của nhân lực nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, chỉ ra khả năng tới
hạn của việc thu hút lao động trong nông nghiệp, nông thôn, từ đó đề xuất
mốt số biện pháp nhằm nâng cao và tăng cường mức sử đụng nguồn nhân lực ở nông thôn Việt Nam như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn theo hướng cơng nghiệp hố; Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá hình thức kinh doanh; Tăng cường đầu tư vốn cho phát triển kinh tế nông thôn; Áp dụng khoa học công nghệ; Giáo dục đào tạo; Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn; và hồn thiện chính sách vĩ mô
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) với đề tài cấp nhà nước
"Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá" Các tac gia đã đề cập đến sự cần thiết phải thu hồi đất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá tất yếu sẽ
dẫn đến thu hồi đất nông nghiệp và do đó một bộ phân dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra những bất cập về vấn
đề đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất Vì kế
hoạch thu hồi đất không gắn với kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm Từ việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thu hổi đất, các tác giả đã đưa ra khung
chính sách đồng bộ bao gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính
sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm và
nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích
phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan
Trang 9hiện nay" Tác giả khăng định lực lượng thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể; đồng thời chỉ rõ trình độ chuyên môn
kỹ thuật nghiệp vụ của thanh niên ở đô thị cao hơn trình độ văn hoá của
thanh niên nông thôn và có sự khác biệt về số thanh niên tốt nghiệp trung học phô thông ở 2 địa bàn (nông thôn là 20,6%; thành thị là 50,5%) Sự cách biệt này ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiếp thu nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm — việc làm của thanh niên Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên: Xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô để ôn định và tạo nhiều việc làm cho thanh niên; Thực hiện chính sách giải quyết việc; Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên như tình nguyện, lập thân, lập nghiệp, xoá đói giảm nghèo; Thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên; Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn trong giải quyết việc làm cho thanh niên
Các công trình nghiên cứu đó đã đặt ra yêu cầu tất yếu của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một hệ thống quan điểm, phương hướng và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về giải quyết việc làm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ở Hải Dương cũng đã có một số công trình nghiên cứu về lao động - việc làm, song các công trình đó cũng mới đi vào nghiên cứu một cách khái quát vấn đề giải quyết việc làm Đến nay, chưa có đề tài, công trình nghiên cứu khoa học nào phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hải Dương Trên tỉnh thần đó, tôi
lựa chọn dé tài trên cho luận văn thạc sỹ của mình
Trang 10pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm mới cho thanh niên nông thôn Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ bản chất việc làm và cơ sở của chính sách tạo việc làm cho thanh niên dựa trên lý luận các học thuyết kinh tế học hiện đại
Đánh giá thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hải Dương trong thời gian qua
Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả tạo việc làm mới cho thanh niên nông thôn Hải Dương
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc làm và vấn đề tạo việc làm cho thanh niên
Phạm vi nghiên cứu: Tạo việc làm mới cho thanh niên nông thôn tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2005 - 2010 và hướng tới năm 2020 |
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng kinh tế học hiện đại và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc làm và chính sách tạo viêc làm Đồng thời, luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố có liên quan
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp kết hợp lôgïc với lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học
6 Cái mới của luận văn
Làm rõ lý luận về việc làm và tạo việc làm của thanh niên nông thôn
Trang 11Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về việc làm và tạo việc làm của thanh niên nông thôn
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông
thôn Hải Dương
Để xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua cia van dé tao việc lam cho ho dé phat triển kinh tế, giảm nghèo trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết, 90 trang
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm của thanh niên nông thôn Chương 2: Thực trạng việc làm và tạo việc làm của thanh niên nông thôn Hải Dương trong thời gian qua
Trang 121.1 NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE VIEC LAM VA TAO VIEC
LAM CHO THANH NIEN NONG THON
1.1.1 Bản chất việc làm và tạo việc làm
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp là vấn đề luôn thu hút sự quan
tâm đặc biệt của người lao động, các tổ chức, các quốc gia trên thế giới Đây là vấn đề kinh tế - xã hội (KT - XH) phức tạp, có việc làm có nghĩa là người lao động có thu nhập để nuôi sống bản thân và tạo ra của cải cho xã hội Điều này đã được C.Mác khắng định: “Với những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị sản phẩm tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng lao động được
sử dụng” [8, tr.75] Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong
những chính sách quan trọng hàng đầu đối với nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, vấn đề việc làm đã được Đảng ta coi “là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội hiện nay” [26, tr.74]
* Việc làm
Khái niệm việc làm đã được các cá nhân, tổ chức trong nước và thế giới
đưa ra theo nhiều chiều khác nhau:
Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Với nghĩa đó, một hoạt động lao động
được coi là việc làm phải thoả mãn hai điều kiện:
Một là, hoạt động đó có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình họ Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh yêu cầu tạo ra thu nhập của việc làm
Trang 13trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều thành phần kinh tế
Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều cần và đủ cho một hoạt động được coi là việc làm Nếu một hoạt động chỉ tạo ra thu nhập
nhưng bị pháp luật cam như cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cướp thì không
được thừa nhận là việc làm Song, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích
nhưng không tạo ra thu nhập thì cũng không được thừa nhận là việc làm, chăng hạn như công việc nội trợ hàng ngày của người phụ nữ để phục vụ cho chính gia đình họ (đi chợ, nấu cơm, rửa bát, trông con )
Tuy nhiên, khái niệm về việc làm như trên chưa thể hiện được tính phổ
biến của nó, bởi lẽ:
Thứ nhất, một hoạt động có thê là hợp pháp ở quốc gia này nhưng lại
không hợp pháp ở quốc gia khác; chẳng hạn như mại dâm ở Thái Lan, Philipin được coi là hợp pháp nhưng ở Việt Nam thì điều đó là phạm pháp
Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình, cho
xã hội đều tạo ra thu nhập, như chồng đi làm vợ ở nhà trông con, nội trợ,
nó góp phan giảm chỉ tiêu cho gia đình thay vì thuê người làm công
Dưới góc độ khác, Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) cho rằng “việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”
Trang 14có công nghệ sử dụng nhiều vốn và có những công nghệ sử dụng nhiều lao động Trong điều kiện kỹ thuật thủ công, một đơn vị chi phí ban đầu về tư liệu sản xuất có thể kết hợp với nhiều đơn vị SLĐ chất lượng trung bình Còn trong điều kiện tự động hoá, sản xuất theo dây chuyền thì chi phí về vốn, thiết bị, công nghệ rất lớn nhưng lại sử dụng rất ít lao động (công nghệ
sử dụng nhiều vón) đồng thời đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn
* Người có việc làm
Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình” [42, tr.12]
Ngày nay, khái niệm người có việc làm được sử dụng nhiều hơn cả là người làm việc ở các lĩnh vực, ngành nghẻ không bị pháp luật cắm, tạo ra thu
nhập hoặc lợi ích cho bản thân, cho gia đình hoặc cho một cộng đồng
Với cách hiểu trên, đối tượng được coi là có việc làm đã được mở rộng hơn, trong đó đã tính đến cả những người làm các công việc dù không trực tiếp tạo ra thu nhập cho bản thân nhưng đem lại lợi ích cho gia đình họ hoặc
cho xã hội cũng có thể được coi là có việc làm, ví dụ như người chuyên làm
nội trợ, p1úp việc, trông trẻ
* Phân loại người có việc làm
Thứ nhát, néu can cứ vào số giờ làm việc thực tế và nhu cầu làm thêm của người có việc làm, có thể phân chia thành người có đủ việc làm và người thiếu việc làm
Trang 15nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những người làm các công
việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành
Hai là, người thiếu việc làm: gồm những người có số giờ làm việc (trong tuân lễ tính đến thời điểm điều tra) dưới 35 giờ, hoặc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy
định hiện hành, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng
không có việc dé làm (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc) |
Người lao động ở trong tình trạng thiếu việc làm thường là lao động
nông thôn theo mùa vụ, lao động khu vực thành thị không chính thức, lao
động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó
khăn, lao động dôi dư ở khu vực nhà nước
Số người thiếu việc làm
Lực lượng lao động
Tý lệ người thiếu việc làm = + 100%
Thứ hai, nếu căn cứ vào tính thường xuyên của công việc mà người được coi là có việc làm thực hiện trong vòng 12 tháng và nhu cầu làm thêm
của họ, có thể phân người có việc làm thành có việc làm thường xuyên và
người không có việc làm thường xuyên |
Một là, người có việc làm thường xuyên: gồm những người thuộc lực lượng lao động (LLLĐ) hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua có tổng số ngày làm việc thực tế lớn hơn hoặc bằng tổng số ngày có nhu cầu làm thêm
Hai là, người không có việc làm thường xuyên: gồm những người thuộc LLLĐ hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn tổng số ngày có nhu cầu làm thêm
* Thất nghiệp
Trang 16hướng tới xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đầy tăng trưởng kinh tế, ôn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp cũng là mối lo của người lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tỉnh thần của bản thân họ
Thất nghiệp là sự mắt việc hay sự tách rời SLĐ khỏi tư liệu sản xuẤt Nó gắn liền với việc người có khả năng lao động nhưng không được sử dụng có hiệu quả [41, tr.16]
Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO): Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong LLLĐ muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành
Như vậy, người thất nghiệp là người thuộc LLLĐ có khả năng, nhu cầu
lao động nhưng hiện tại không có việc làm và đang tích cực tìm việc
Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
thiếu việc làm cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình KT - XH Về mặt
kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao đồng nghĩa với việc một bộ phận lớn lao động và tài nguyên không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, van dé nay đồng nghĩa với sự lãng phí nguồn lực cơ bản của nền kinh tế Về mặt xã hội, nó sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội, gây nên trạng thái căng thắng trong cuộc sống của con người vì thiếu việc làm, từ đó dẫn
đến hiện tượng di dân từ những nơi thiếu việc làm đến những nơi có thể tìm
được việc làm một cách dễ dàng hơn
Số người thất nghiệp
«100% * Giải quyết việc làm
Trang 17Một là, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Điều này phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng
trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó Hai là, tạo ra số lượng và chất lượng SLĐ Số lượng SLĐ phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, quy định về độ tuổi và sự di chuyển lao động Chất lượng SLĐ phụ thuộc vào sự phát triển của giáo duc đào tạo, y té, thé duc thé thao va chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, thông tin
_ Ba là, tạo ra những điều kiện KT - XH như cơ chế, chính sách của a Nhà nước; các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của lao động: giải pháp duy trì việc làm ôn định và đạt hiệu quả cao; quản lý thị trường; ứng dụng
thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả việc làm
Giải quyết việc làm cần có sự tham gia kết hợp từ ba phía: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước Vì vậy, giải quyết việc làm theo nghĩa rộng là tổng thể các biện pháp, chính sách KT - XH của Nhà nước, của cộng đồng và bản thân người lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm
* Tạo việc làm và cơ chế tạo việc làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng SLĐ và các điều kiện KT - XH khác để kết hợp tư
liệu sản xuất và SLĐ
Cơ chế tạo việc làm là tạo ra môi trường pháp lý để kết hợp SLĐ với tư
liệu sản xuất
- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của họ, có thu nhập cải thiện và nâng cao đời sống
Trang 18Do đó, thông tin can thiết cho người học nghề gì, ở đâu, khi nào và tìm việc làm ở đâu cần được xã hội
- Về phía người sử dụng lao động: mong muốn thuê được số lượng, chất lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc và mục tiêu của sản xuất kinh doanh
Vì thế, người sử dụng lao động cần có thông tin về thị trường đầu vào và đâu ra để phát triển chỗ làm việc cho người lao động Đó cũng chính là
đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng, công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, mua SLĐ để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ
Mặt khác, người sử dụng lao động cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận
dụng linh hoạt chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm,
đồng thời phải đạt được mục tiêu tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực lao động nhằm thu hút và giữ chân những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi hỏi sự tham gia
tích cực của Nhà nước, của người sử dụng lao động và của chính bản thân
những người lao động để cơ hội việc làm và mong muốn được làm việc của
người lao động gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúng chỗ Do đó, chính
sách của Nhà nước về phát triển thị trường lao động, tạo hành lang và môi
trường pháp lý cho người sử dụng lao động và người lao động gặp gỡ nhau, trao đối, thoả thuận là vô cùng quan trọng [21, tr.26]
* Dạy nghề
Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học Dạy nghề có ba trình độ đào tạo
Trang 19nghé chinh quy va day nghé thường xuyên - Sơ cấp nghề
Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực
thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của
một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có
khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn
Cơ sở dạy nghề gồm: Trung tâm dạy nghề; Trường trung cấp nghề, trường CÐ nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trường trung học chuyên nghiệp (THCN), trường CĐ, trường đại học (ĐH), cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp
- Trung cấp nghề
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn
Cơ sở dạy nghề gồm: Trường trung cấp nghề; Trường CÐ nghề có đăng ky day nghề trình độ trung cấp; Trường THCN, trường CÐ, trường ĐH có dang ky day nghé trình độ trung cấp
- Cao đẳng nghề
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng
làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng
Trang 20công nghiệp, có sức khoẻ, tao điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Cơ sở dạy nghề gồm: Trường CD nghề; Trường CÐ, trường ĐH có đăng ký dạy nghề trình độ CÐ
- Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên
Dạy nghẻ chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và CÐ nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập
trung và liên tục | | |
Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề Được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị
trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm
Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề theo học
* Thanh niên
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa hoc vé định nghĩa thanh niên Có thể tiếp cận đối tượng này đưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, tâm lý học, xã hội hoc, khoa hoc thé chat
Trọng tâm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi thanh niên là
một nhóm nhân khẩu - xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chỉ
phối, nếu coi thanh niên là một tầng lớp độc lập thì sợ bị nhằm lẫn với “giai cấp thanh niên” - theo quan điểm của một số nhà xã hội học phương Tây xuyên
tạc Còn nếu không coi thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội độc lập thì
không thấy được đặc thù của tầng lớp này, dễ hoà tan lợi ích của nó vào các tầng lớp xã hội khác
Trang 21cho răng thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù ấy là: Đặc trưng
về độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về địa vị xã hội Chẳng hạn,
giáo sư Côn (người Nga) đã cho một định nghĩa về thanh niên như sau:
“thanh niên là một tầng lớp nhân khẩu - xã hội được đặc trưng bởi một độ
tuổi xác định, với những đặc tính tâm lý xã hội nhất định và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã hội Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống và các đặc điểm nêu trên là có bản chất xã hội - lịch sử, tuỳ thuộc vào chế độ xã
hội cụ thể, vào văn hoá, vào những quy luật xã hội hoá của xã hội đó”
Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay được tính từ
16 - 30 tuổi Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người
lớn, là thời kỳ đồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những
điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nước
Theo quy định của Luật thanh niên năm 2005 thì thanh niên là công dân
Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi
1.1.1.2 Việc làm, tạo việc làm và chính sách tạo việc làm theo các lý
thuyết kinh tế học hiện đại
* Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes
J.M.Keynes cho rang trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu
nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại Để tăng việc làm, giảm
thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh tế Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chỉ tiêu của chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến
khích đầu tư của tư nhân, các tổ chức KT - XH Lý thuyết của Ông được xây
Trang 22tổng cầu không đủ cao Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước
* Mô hình lý thuyết tăng việc làm bằng gia tăng sản lượng quốc dân _ Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào Để tăng việc làm, họ thực hiện các biện pháp tối đa hoá mức thu hút lao động bằng cách tối đa hoá tốc độ tăng trưởng GDP Theo mô hình này hiệu quả tăng trưởng kinh tế là kết quả tổng hợp của tăng sản lượng và việc làm chứ không thuần tuý là năng suất lao động Các chính sách vĩ mô của Chính phủ hướng mạnh vào tăng cầu lao động để tăng việc làm
* Lý thuyết của Harry Toshiừna
Theo Harry Toshima, lý thuyết của Athur Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở các nước Châu Á gió mùa Bở vì, nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ đư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi Vì vậy, Ông cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi Đồng thời, sử dụng lao
động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi
thành viên gia đình nông ân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ Như vậy, LLLĐ sẽ được sử dụng hết
* Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Todaro
Lý thuyết của Todaro nghiên cứu sự đi chuyển lao động trên cơ sở thực
Trang 23ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang
khu vực thành thị có thu nhập cao hơn Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của cá nhân
Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng khu vực không ổn định, gây khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu
Các lý thuyết về việc làm nêu trên đều tập trung nghiên cứu, xác định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm Những lý luận đó chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế, nhưng có tác dụng gợi mở cho chúng ta khi phân tích thực trạng việc làm và đề ra những giải pháp phù hợp để tạo việc làm cho người lao động
1.1.2 Việc làm và phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế mang nội dung tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ ) và những
thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PC]) trong một thời gian nhất định
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị
Trang 24trong phạm vi một nên kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia _ chia cho dân số
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đối về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức
độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc đù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một g1a1 đoạn
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai
kỳ cần so sánh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %
Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức: y= 100%
Trang 25bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghña
Kinh tế tăng trưởng càng cao thì khả năng tạo việc làm càng nhiều trong điều kiện năng suất lao động không thay đổi Qua số liệu thực tế về phát triển kinh tế Việt Nam cho thấy, nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì việc làm
tăng từ 0,3% - 0,35% Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng việc làm mới được
tạo ra còn thấp, vì việc làm chủ yếu được tạo thêm trong khu vực nông nghiệp với trang bị công nghệ và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; cơ cấu
lao động chuyển dịch theo hương tích cực nhưng còn chậm Do phụ thuộc
vào năng suất lao động nên khả năng tạo việc làm trong các ngành cũng khác nhau Trong nông nghiệp tỷ lệ giữa tăng GDP và lao động là 1% va 0,38 -
0,39%; ngành công nghiệp - xây dựng là 1% và 0,1% - 0,15%; ngành dịch vụ
la 1% va 0,5% - 0,55%
1.1.3 Vai trò của thanh niên trong quan hệ việc làm và phát triển
kinh tế
Hiện nay, lực lượng thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) chiếm khoảng 26,7%
dân số, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm 68,8% Điểm nổi bật của họ là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát
triển KT - XH của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu; là
lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Nhiều thanh niên đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp CNH, HH nông nghiệp, nông thôn
* Tạo ra việc làm
Trang 26nghiệp, nông thôn Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, hoạt động của Đoàn Thanh niên trên địa bàn nông thôn tiếp tục có những bước chuyến biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã cùng các cấp, ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển
sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề Chính điều này đã góp phần hình thành
lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, từng bước hạn chế tình trạng thanh niên nông thôn đỗ ra các đô thị tìm việc làm Những hoạt động cụ thê đó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phân tích cực xây dựng nông thôn mới Năm 2009, thanh niên làm kinh tế giỏi dựng xây đất nước với tổng số vốn 5.835 tỷ đồng đã tạo ra tổng doanh
thu cả năm là: 11.105,36 tỷ đồng Nộp ngân sách: 442,85 tỷ đồng Hơn thế
nữa với các hoạt động kinh doanh của mình đã tạo ra 25.452 lao động Đóng
góp cho hoạt động xã hội: 19,43 tỷ đồng
* Tạo ra của cải vật chất xã hội
Thanh niên là lực lượng chính làm ra của cải, đóng góp cho sự phát triển KT - XH đất nước Thông qua các hoạt động và mô hình đã tập hợp
đông đảo thanh nhiên tham gia, tạo cho họ môi trường tốt trong hoạt động
sáng tạo, có tư duy, năng động trong phát triển kinh tế, từ đó nhân lên những điển hình trong phong trào thanh niên làm kinh tế gidi
Nước ta là một nước nông nghiệp, vì thế nguồn lao động nông thôn
tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo Nền kinh tế phát triển
Trang 27về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ
tay nghề và kinh nghiệm sản xuất
Tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu
tố đầu vào là các sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra Trong thời
kỳ CNH, HĐH thì phát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
* Lực lượng sáng tạo và áp dụng tiễn bộ khoa học công nghệ vào tăng năng suất lao động
Sự đầu tư, mở rộng và phát triển không ngừng về khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong xu thế hội nhập và mở cửa đã tạo ra thời cơ để thanh niên học tập, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển tài năng sáng tạo và đẩy mạnh quá trình đối mới công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước
Thanh niên phấn đấu vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật công nghệ, những thanh niên nông thôn cần cù sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lập nên khu kinh tế mới, trang trại trẻ, làng thanh niên lập nghiệp, hợp tác xã thanh niên có thu nhập cao, vừa làm giàu cho mình vừa giải quyết việc làm cho nhiều bạn trẻ khác”
Nền kinh tế mở cửa đã tạo ra nhiều cơ hội giúp thanh niên nắm bắt, ứng dụng được nhiều công nghệ và làm giàu trên chính quê hương mình Phát
hiện và xây dựng những mô hình kinh tế mới Đưa khoa học kỹ thuật vào sản
xuất Hiện nay ở các vùng nông thôn đã xuất hiện các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp trở thành các tỷ phú trẻ
* Nâng cao mức sống, tái sản xuất sức lao động bản thân
Trang 28tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu
thực tế đặt ra
Với sự quan tâm tạo điều kiện của cả xã hội đối với thanh niên về học nghề và nguồn vốn ưu đãi Thanh niên nơng hồn tồn có thể tự tạo việc làm cho chính mình và gia đình trên cơ sở đó nâng cao mức sống cho mình Trong những năm gần đây nhiều thanh niên đã mạnh dạn vay vốn làm ăn kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế mới Mạnh dạnh chuyến đổi cây trồng vật nuôi, mở rộng sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp truyền thống góp phần nâng cao mức sống và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông dân lúc nông nhàn
1.2 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN VIEC LAM CUA THANH NIÊN
NONG THON 1.2.1 Tai nguyén
Trong những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn công việc, tạo việc làm cho người lao động, trước hết phải nói đến nhân tố có tính chất tự nhiên, vốn có săn ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đó là nhân tố tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động Vì thế nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là
cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho người lao động
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất đai, năng lượng có trên mặt đất, dưới lòng đất, trong rừng, dưới biển Ngay cả
vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết thuận lợi cũng là những tài nguyên quý giá cho
su ton tại và phát triển của con người và xã hội
Nắm trên những vị trí địa lý nhất định, mỗi quốc gia, địa phương có thể thuận lợi hoặc khó khăn về mặt khí hậu thời tiết, nhiệt độ, lượng gió, mưa,
bão, lụt, hạn hán những yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất Do đó, mỗi
Trang 29khác nhau Với những vùng có vị trí địa lý thuận lợi về thời tiết khí hậu như
nước ta: cây cối xanh tươi, hoa quả bốn mùa, các loại cây con, thuỷ hải sản đa dạng phong phú, đất đai màu mỡ, chúng ta có thể phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu các mặt hàng đặc sản quý hiếm trên thị
trường quốc tế Đây cũng là những lợi thế nhất định ở mỗi quốc gia, mỗi địa
phương trong việc tạo việc làm, mở rộng số lượng loại việc làm thu hút
người lao động Tất nhiên, cũng có khi khí hậu, thời tiết ảnh hưởng xấu đến
lao động sản xuất Vì vậy mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải căn cứ vào
điều kiện thiên nhiên nước mình, địa phương mình để tổ chức tạo việc làm
cho người lao động sao cho có hiệu quả cao nhất
Cùng với vị trí địa lý, nguồn tài nguyên đất đai, khống sản, sơng ngịi,
bờ biển, rùng núi cũng ảnh hưởng rất lớn đến giải quyết việc làm Vai trò
của đất đai đối với lao động, việc làm là rất quan trọng Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất canh tác là tư liệu lao động đồng thời là đối tượng lao
động của người nông dân Tỷ lệ đất canh tác ở Việt Nam chỉ chiếm 21% đất
tự nhiên nên bình quân diện tích canh tác trên một lao động nông nghiệp rất thấp đã ảnh hưởng đến việc làm và năng suất lao động nông nghiệp
Về tài nguyên dưới lòng đất, chúng ta hiện đã khai thác được mỗi năm gần 10 triệu tắn than sạch, 16 triệu tắn dầu thô, hàng trăm mỏ quặng kim loại và phi kim đang hoạt động Từ tài nguyên mỏ chuyển sang phát triển công nghiệp chế biến là hướng đi tất yếu của bản thân công nghiệp, đồng thời, tạo
việc làm rộng rãi cho lao động xã hội
Trang 30tổ chức phân công lao động, tạo ra hàng trăm hàng nghìn loại hình công việc khai thác lợi thế sông, biển, rừng ven biển và các tài nguyên thiên nhiên
1.2.2 Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
Thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn so với mức chung của cả nước Có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống đang làm việc vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm là rất khó; lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động; lao động thanh niên nông thôn thường thiếu tác phong công nghiệp; còn mang nặng tư duy phải thi đỗ vào các trường ĐH, hoặc rời quê hương để vào làm tại các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn; không tha thiết với việc học nghề tại chỗ hoặc học nghề về lại vùng nông thôn để lập nghiệp; cơ sở vật chất của nông thôn không thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhà máy để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tạo nền cho các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề Mặt khác, đầu tư cho dạy nghề rất cao,
trong khi thu học phí lại thấp dẫn đến chưa thu hút được các thành phần kinh
tế, nhất là tư nhân đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề
Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm - lao động gần đây, chỉ có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoáng 1%; trong khi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm rất cao, khoảng 27%, và lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp là 32% Tỷ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 15- 29 ở nông thôn lên tới 77%
Trang 31niên nông thôn rời bỏ quê hương di làm ăn xa hiện chiếm 20 - 30% Song, do đại đa số thanh niên nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên chỉ tìm được những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro như: làm thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công nghiệp với mức lương thấp Hầu hết thanh niên nông thôn hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp Ngay cả đối với những nhóm thanh niên nông thôn trụ |
lại ở địa phương, để phát triển kinh tế gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ _
lẻ, không áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng không cao |
Họ là những người trẻ tuổi: thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 - 30 tuổi, độ tuổi xung mãn nhất của cuộc đời mỗi con người Vì vậy họ sẵn sàng lao động và tiếp thu những ngành nghề mới nếu được đào tạo Bên cạnh đó do tuổi còn ít nên thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất,
kinh doanh do đó dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất, kinh doanh Từ đó họ
dễ nảy sinh tâm trạng chán nản Vì Vậy, trong các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên cần phải thận trọng nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng
Thanh niên dễ tiếp thu cái mới: thanh niên có trình độ học vấn ngày
càng cao hơn trước, thông minh nhanh nhạy hơn, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh vực Đa
số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân Do vậy cần xây dựng những mô hình, phương thức tiên tiến cho thanh niên học tập góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên
Thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn thường không phải chủ hộ Đây là đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của thanh niên Vì thanh niên còn phụ thuộc vào gia đình, Bố, Mẹ nên trong quá trình giải quyết việc
Trang 32Thanh niên nông thôn thường có trình độ học vấn thấp, do vậy luôn khó khăn trong học nghẻ, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật Đây cũng là trở ngại lớn trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên trước đòi hỏi ngày cảng cao cua céng cudc CNH, HDH Do vay trong dao tạo hướng nghiệp, chuyền giao tiến bộ kỹ thuật cho thanh niên cần có phương thức thích hợp, đi từ đơn giản đến phức tap, tir dé đến khó đề thanh niên hiểu và nắm bắt được
1.2.3 Thị trường lao động
Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động ) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là
người lao độngtự do và một bên là người sử dụng lao động [11, tr.1 12]
Giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trên thị trường lao động
Cung về lao động biểu hiện khối lượng lao động (số lượng, chất lượng và cơ cầu của LLLĐ) tham gia vào thị trường lao động trong một thời gian
nhất định
Cầu về lao động là khả năng thuê lao động trên thị trường lao động
Trên thị trường lao động, mức cung - cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp
tới mức tiền lương và ngược lại, sự thay đổi mức tiền lương cũng làm thay
đối cung - cầu lao động và quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường
Trang 33tạo ra sức ép lớn về việc làm Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp để ổn định và phát triển KT - XH
1.2.4 Giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ
* Vằ giúo dục đào tạo
Tiềm năng kinh tế của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát
triển khoa học công nghệ của quốc gia đó Trình độ khoa học công nghệ lại
có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục đào tạo Trong cau trúc của lực lượng sản xuất, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm Vì mọi hoạt động sản xuất do con người tiến hành và mục đích của sản xuất là để phục vụ nhu cầu của chính bản thân con người Giáo dục đào tạo giúp con người có thể lực, trí lực chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng tham gia thực hiện các công việc mà xã hội phân công
* Về khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ là nhân tố tham gia đắc lực vào quá trình biến đổi lực lượng sản xuất Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Vì khoảng cách giữa phát minh khoa học và việc ứng dụng vào sản xuất liên tục được rút ngắn lại, năng suất và chất lượng sản phân được nâng cao; Đây còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành công nghệ mới, nó còn thâm nhập vào chính bản thân người lao động đòi hỏi phải không ngừng tự hoàn thiện minh để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão
Khoa học công nghệ có mối liên hệ mật thiết với trình độ của người lao động Nó đòi hỏi người lao động phải thích ứng và luôn đứng ở vị trí nắm bắt khoa học, điều khiển công nghệ Ở các nước đang phát triển như nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến là người lao động không đủ trình độ và gạt ra khỏi những dây chuyển công nghệ hiện đại Do đó, việc đào tạo nâng cao
trình độ cho người lao động và lựa chọn công nghệ phù hợp ln là bài tốn
Trang 34Khoa hoc céng nghé gop phan quan trong tang thém kha năng có việc
làm Mặt khác, khả năng tạo ra những việc làm mới từ sự phát triển khoa học
công nghệ cũng góp phần quan trọng chuyến địch cơ cấu kinh tế Xu hướng
cầu lao động trong những năm tới chủ yếu tập trung vào LLLĐ có hàm
lượng chất xám, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao
1.2.5 Các hoạt động nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Nghị quyết số 04 của Trung ương Đoàn đã ban hành phát động thanh niên nông thôn thi dua thực hiện phong trào “Bốn mới” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gồm: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới tại các địa phương trong cả nước
Đoàn thanh niên phối hợp các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyến giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, lâm, ngư cho hàng triệu đoàn viên, phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất Mô hình thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế xã hội tiếp tục được các cấp bộ Đoàn triển khai nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cô vũ tuổi trẻ làm giàu chính đáng trên quê hương mình
Thành lập trung tâm dạy nghề, liên kết dạy nghề Cho vay vốn ưu đãi để đi lao động hợp tác nước ngoài, học nghề, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, đạy nghề Tập huấn, chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật
1.2.6 Chính sách của Đảng và Nhà nước
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước không chỉ tác động trực tiếp đến số lượng, chất lượng lao động mà còn tác động đến số lượng, chất lượng việc làm mới sẽ được tạo ra Nhóm nhân tố này rất đa dạng, bao gồm nhiều chính sách khác nhau như chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô; chính sách giáo
dục và đào tạo; chính sách khoa học công nghệ: chính sách thu hút đầu tư;
chính sách hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; chính sách
Trang 35Đối với người lao động, cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở
rộng Tir ché thu động trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước,
người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế Các quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân, quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường và phù hợp với pháp luật của Nhà nước
Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ,
Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đây chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn
Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định rõ quan điểm: Việt Nam tiếp tục đây mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; chuyển dịch và phân bố lại LLLĐ trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tý lệ lao động nông nghiệp xuống 50%
vào năm 2010 Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương và
chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn đồng thời khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó yêu cầu đây mạnh “đào rạo, bôi dưỡng dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”
Trang 36thực hiện đổi mới bao trùm toàn bộ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông
thôn Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành
Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực,
đảm bảo hàng năm đào tạo 01 triệu lao động nông thôn, thực hiện tốt việc xã
hội hóa công tác đào tạo nghề
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà nước đã ban hành
các chính sách nhằm thúc đây dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên Luật
đạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 tại điều 18 quy định: "Nhà nước có
chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; u đãi thuế, tín dụng, đất dai dé phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ung nhu cau da dang về học nghé cho thanh nién; Phat trién hé thong cdc cơ
sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường"
Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định 103/2008/QĐÐ -
TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn
2008 - 2010”
1.2.7 Tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố
Tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa (ĐTH) càng cao sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình đó cũng tiềm ẩn nguy cơ người lao động bị thất nghiệp khi chất lượng lao động không đáp ứng được các yêu cầu của bên sử dụng lao động Tốc độ và quy mô CNH, HĐH và ĐTH là nhân tố tổng hợp tác động trực
tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế Điều đó được thể hiện ở mức độ tập
trung ngày càng cao các nguồn lực cho phát triển kinh tế khu vực CNH, HDH va DTH, muc d6 sôi động của các hoạt động phi nông nghiệp như
công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch
Tốc độ CNH, HĐH và ĐTH sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng
Trang 371.3 KINH NGHIEM TAO VIEC LAM CHO THANH NIEN O MOT SO DIA PHUONG
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh 1.3.1.1 Tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có diện tích
923kmŸ, dân số trên 1,1 triệu người, mật độ dân số là 1.206 người/ km” Tái lập tỉnh năm 1997, xuất phát điểm về kinh tế của Hưng Yên thấp,
trên 11 vạn lao động không có việc làm thường xuyên, LLLD trẻ nhưng đa
số là lao động phổ thông, tỷ lệ được đào tạo cơ bản và có hệ thống thấp, có rất ít LĐ có trình độ chuyên môn cao và lao động có khả năng quản ly
Từ năm 1997 đến 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 11,7%/ năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 180USD lên 415USD Cơ cấu
lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 7,0% lên 11,67%, giảm lao động nông nghiệp từ 75,77% xuống còn 68,76%, cơ cầu lao động ngành dịch vụ tăng từ 17,23% lên 19,56% Mỗi năm, Hưng Yên giải quyết việc làm cho khoảng 150 nghìn người Quỹ giải quyết việc làm cho 675 dự án với số vốn trên 17 tỷ đồng [36, tr.26]
Dé có được những kết quả trên, Hưng Yên đã tiến hành một số chủ
trương và biện pháp: Ä⁄ô /à, Tăng cường đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn và hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ thanh niên được tiếp cận đến các nguồn vốn để lập nghiệp; /7z¡ là, Lập quy hoạch và hình thành khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.000ha để thu hút lao động trực tiếp và gián tiếp tạo thêm việc làm cho
những người hoạt động dịch vụ; Ba Ja, Dua lao dong di làm việc ở nước
ngoài và nhiều hình thức, chủ yếu là đi lao động, chuyên gia, du học; Đưa lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới
Trang 38Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên I triệu lao động, tập
trung ở nông thôn hơn 90% Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 16%[58, tr.15] Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5% Ngành nông, ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế nhiều khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ dé có thể thúc đầy kinh tế nông thôn
Năm 2005 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được nâng lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người Để có được kết quả như vậy
Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như: 4ó /à, tổ chức các
buổi tư vấn học nghề, việc lam cho thanh nién; Hai 1a, phối hợp với các trường đào tạo chuyên nghiệp để dạy nghề, nâng cao trình độ cho thanh niên; Ba là, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế; Bốn /à, khuyến khích thanh niên tích cực chuyến đối cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, năng động trong phát huy các mô hình kinh tế dịch vụ, ngành nghề truyền thống của địa phương
1.3.1.3 Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi; nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng
110km; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ; giao thông thuận lợi Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn
hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm
Trang 39Phat trién nhanh, tan dụng những lợi thế khắc phục những thách thức,
khó khăn Để phát triển được như ngày hôm nay, Bắc Ninh tập trung thực hiện một số giải chủ yếu: Ä⁄ó/ /à, Thực hiện CNH, HĐH nông thôn; /z¡ /à, Phát huy mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; Ba Jd, Phat triển và phân bổ các ngành sản xuất mũi nhọn, khai thác tiềm năng các làng nghề, ngành nghề truyền thống hiện có; Đó» /à, Hình thành các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên mơn hố; Năm là, Chú trọng phát triển con người và các vấn đề xã hội [44, tr66] -
1.3.2 Các bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Dương
Từ những kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số nước và một số tinh, van dụng vào điều kiện cụ thê của tỉnh Hải Dương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về tạo việc làm như sau:
Thứ nhất: Trên cơ sở chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, xây dựng và phát triển chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, gắn giải quyết việc làm với các chương trình phát triển KT - XH của địa phương để tạo
nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động như: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ Đi đôi với phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, hội thanh niên
Thứ hai: Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nhiều lao động Khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo
việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức
cao nhất nhân tố con người
Trang 40CHƯƠNG 2:
THỤC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH
NIÊN NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THON HAI DUONG
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* VỊ trí địa lý |
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng có ranh giới giáp với 6 tỉnh, thành phố: phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên và phía Đông giáp với thành phố Hải Phòng
Ở vị trí nằm giữa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng chạy qua như Quốc lộ 5A, 18A, đường 183, có điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hoá, thương mại với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn như Hà Nội, Hai Phong, Quang Ninh và các tỉnh khác
* Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Tông diện tích đất tự nhiên là 165.599 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 63,83%, đất phi nông nghiệp chiếm 35,83%, đất chưa sử dụng