Nếu doanh nghiệp được xác định như là “một hệ thống năng động của các thành viên trong doanh nghiệp - những người giao tiếp với nhau trong và qua các cấu trúc của doanh nghiệp theo một t
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VĂN MINH PHƯƠNG
SỬ DỤNG FACEBOOK, YOUTUBE ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
HÀ NỘI – 2014
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VĂN MINH PHƯƠNG
SỬ DỤNG FACEBOOK, YOUTUBE ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
Chuyên ngành: Quan hệ công chúng
Mã số: 60 31 02 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ THU NGA
HÀ NỘI - 2014
Trang 3nghiệm đúc kết trong đó Tôi cũng nhận thấy được điểm mạnh, yếu của bản thân và hướng đi cho tương lai của bản thân tôi Tôi muốn cảm ơn những người đã giúp đỡ
để tôi hoàn thành tốt nhất cuốn luận văn của mình
Trước hết tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến người đã hướng dẫn tôi, TS.Trần Thị Thu Nga Cô hướng dẫn tôi làm việc chăm chỉ, cung cấp cho tôi những kiến thức, giúp tôi tìm ra hướng nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hết lòng truyền đạt những tri thức mới trong hai năm học tập tại trường
Tôi cũng muốn cảm ơn các anh, chị lãnh đạo Công ty Cổ phần FPT đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi Cảm ơn các anh, chị, em đồng nghiệp đã luôn sát cánh và
cổ vũ tôi và giúp tôi thực hiện đầy đủ bảng hỏi nghiên cứu
Quan trọng nhất, tôi muốn gia đình tôi thấyđược tất cả các nỗ lực của tôi trong thời gian qua Tôi đặc biệt cảm ơn cha và mẹ đãluôn luôn ủng hộtôi thực hiện những dự định và hoài bão của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Văn Minh Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Văn Minh Phương, tác giả của Luận văn “Sử dụng Facebook, Youtube để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả khảo sát trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Người thực hiện
Văn Minh Phương
Trang 5Facebook Mạng xã hội truy cập miễn phí trên toàn thế giới
Fanpage Trang dành cho người hâm mộ trên facebook
Like Nút chức năng thể hiện người dùng thích một nội dung nào đó
trên facebook Logo Hình ảnh nhận diện tên gọi của một thương hiệu
News Feed Trang chủ cập nhật những thông tin mới cập nhật của bạn bè
trên facebook
Share Chức năng cho phép người dùng mang thông tin đó chia sẻ
trên tường facebook của mình hoặc bạn bè Subscribe Theo dõi và nhận tin tức từ kênh youtube
Tag Thẻ, từ khóa liên quan đến video hoặc bài đăng
View Lượt xem các bài đăng hay video trên kênh
Wall Tường của facebook, nơi có các thông tin và hình ảnh của chủ
nhân hoặc bạn bè chủ nhân
Youtube Mạng xã hội về video miễn phí trên toàn thế giới
Trang 6TT TÊN HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ TRANG
1 Hình 1.1 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp 26
2 Hình 1.2 Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp 28
3 Biểu đồ 2.1 Tổng số lượt thích Trang 57
4 Biểu đồ 2.2 Giới tính, độ tuổi của công chúng trên Facebook 57
5 Biểu đồ 2.3 Tổng số lượt truy cập vào Fanpage FPT 58
6 Biều đố 2.4 Số lượt xem theo tuần trên Youtube FPT 68
7 Biểu đồ 2.5 Giới tính, độ tuổi của người xem trên Youtube FPT 69
8 Biểu đồ 2.6 Giới tính của nhóm công chúng 75
9 Biều đồ 2.7 Độ tuổi của nhóm công chúng 75
10 Biểu đồ 2.8 Công chúng là Thành viên của Fanpage FPT và
Youtube FPT
76
11 Biều đồ 2.9 Mục đích trở thành thành viên Fanpage FPT 76
12 Biểu đồ 2.10 Tần suất vào Fanpage FPT và Youtube FPT 77
13 Biểu đồ 2.11 Mức độ nhận biết trang từ các nguồn thông tin 78
14 Biểu đồ 2.12 Tần suất xuất hiện thông tin 79
15 Biểu đồ 2.13 Mức độ đánh giá về tầm quan trọng của Facebook
và Youtube trong việc truyền thông xây dựng văn hóa FPT
80
16 Biểu đồ 2.14 Mức độ đánh giá về Nội dung, tốc độ cập nhật, hình
thức và hiệu quả thông tin văn hóa trên trang Fanpage FPT
81
17 Biểu đồ 2.15 Mức độ đánh giá về Nội dung, tốc độ cập nhật, hình
thức và hiệu quả video trên trang Youtube FPT
20 Sơ đồ 3.1 Cấu trúc chiến lược One FPT 91
21 Sơ đồ 3.2 Lộ trình chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp
FPT
92
Trang 7DOANH NGHIỆP 10
1.1.Khái niệm 10
1.2.Các cấp độ và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp 26
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng và một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp 30
1.4.Vai trò của truyền thông xã hội đối với vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp 36
Tiểu kết chương 1 39
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRÊN FANPAGE VÀ YOUTUBE FPT 41
2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần FPT 41
2.2.Các cấp độ Văn hoá doanh nghiệp của Công ty Cổ phần FPT 42
2.3.Cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT 49
2.4.Khảo sát hoạt động truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trên Facebook chính thức của FPT 54
2.5.Khảo sát hoạt động truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trên Youtube chính thức của Công ty CP FPT 66
2.6.Nghiên cứu công chúng về việc sử dụng Facebook và Youtube để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT 74
Tiểu kết chương 2 85
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRÊN FACEBOOKVÀ YOUTUBE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 86
3.1.Đánh giá chung về hoạt động truyền thông xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên Fanpage FPT và Youtube FPT 86
3.2.Một số vấn đề đặt ra 90
3.3.Quan điểm và phương hướng của Công ty Cổ phần FPT về phát triển văn hóa doanh nghiệp 91
3.4.Mục tiêu và giải pháp cụ thể 94
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do, tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia không thể tồn tại nếu không giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình Một gia đình không thể đầm ấm, sum vầy, đóng góp tích cực cho
xã hội nếu không giữ được gia phong, gia giáo Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển lâu dài nếu không có môi trường làm việc văn hóa, văn minh, hiện đại, công bằng là điều kiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả và sáng tạo
Trong xă hội ngày nay th́ một trong các nguồn lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là yếu tố liên kết và nhân lên rất nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ Một doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi Trong đó truyền thông có vai trò to lớn trong quá trình hình thành, duy trì và biến đổi văn hoá doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp được xác định như là “một hệ thống năng động của các thành viên trong doanh nghiệp - những người giao tiếp với nhau trong và qua các cấu trúc của doanh nghiệp theo một trật tự và mục đích nhất định nhằm đạt được một mục tiêu đã định” thì rõ ràng doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có truyền thông (Taylor, 2000) Bởi vậy, văn hóa của doanh nghiệp phải được hình thành, duy trì và biến đổi từ một mạng lưới truyền thông phức hợp và liên tục giữa các bên có liên quan đến doanh nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà các nhà quản lý hiện nay đang ngày càng quan tâm tới việc xây dựng văn hoá cho tổ chức, doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô giá đã và đang trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của một tổ chức, một doanh nghiệp
Trong thời đại bùng nổ CNTT hiện nay, các phương tiện truyền thông như máy tính, điện thoại di động và Internet (trong đó có các mạng xã hội như Facebook, Youtube, v.v.) đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể tưởng tượng hết khả năng vô cùng của
Trang 10nó Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông đó đã tạo ra những biến đổi sâu sắc ở mọi ngõ ngách của xã hội Trong mọi lĩnh vực hiện nay hầu hết đều có sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa doanh nghiệp không là ngoại lệ Chưa có một công nghệ nào có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi mặt của đời sống xã hội như các phương tiện truyền thông trên mạng Internet, trong đó có thể kể đến là sự phát triển như vũ bão của phương tiện truyền thông trên mạng xã hội Sự nhanh nhạy, thuận tiện, tác động sâu vào ý thức cùng số lượng khổng lồ những người tham gia vào mạng xã hội đã khiến các phương tiện truyền thông này trở thành một công nghệ có tầm ảnh hưởng rất lớn, ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Công ty Cổ phần FPT là một doanh nghiệp có 26 năm lịch sử hình thành và phát triển, rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay
từ những ngày đầu thành lập Có thể nói, FPT đã xây dựng và tạo lập được môi trường văn hóa mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp đi đầutrong việc xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp FPT có một hệ thống các dự án văn hóa cùng các sự kiện truyền thống về văn hóa đặc sắc Ngoài 11 dự án văn hóa,6 sự kiện văn hóa truyền thống mỗi năm thì FPT còn có trên dưới 20 sự kiện văn hóa lớn nhỏ theo từng nội dung cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty trong thời điểm hiện tại Đó là chưa kể đến các sự kiện, hoạt động văn hóa của các công ty thành viên trực thuộc FPT như: FIS, FSOFT, FTEL, FTG, FRT, FU, v.v.v diễn ra trên khắp các tỉnh thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh.v.v.v
Văn hoá đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển của FPT ngày nay Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, quá trình hình thành, duy trì và biến đổi văn hoá doanh nghiệp cần được tiến hành liên tục để nâng cao khả năng thích ứng và tính cạnh tranh của doanh nghiệp Trong nỗ lực để đạt được mục tiêu này, truyền thông và đặc biệt việc sử dụng truyền thông trên hai mạng xã hội nổi tiếng Facebook và Youtube là một yếu tố có tính quyết định mà sự
Trang 11phát triển của nó tỷ lệ thuận với sự hợp tác, lòng tin, sự cam kết và sự đổi mới trong môi trường làm việc của doanh nghiệp nói chung và FPT nói riêng Hiện nay, lượng người tham gia trên trang Facebook chính thức của FPT đã lên đến gần 20.000 người và trên trang Youtube thì có đến hơn 1000 người đăng kí theo dõi thông tin, trên hai triệu lượt xem các video Đây là những con số đáng ghi nhận khi so sánh với số lượng CBNV hiện tại FPT là khoảng 20.000 người Trên cơ sở đó, tác giả
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụngFacebook, Youtubeđểxây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần FPT”nhằm đánh giá đúng thực trạng và
hiệu quả của hai công cụ truyền thông mới này trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của FPT Từ đóđưa ra được những giải pháp cụ thểnâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook, Youtube để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của FPT.Ngoài ra tác giả hi vọng, luận văn có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn không những đối với FPT mà còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, và việc phát triển văn hóa đặc trưng là vấn đề cấp thiết và quan trọng của mỗi một doanh nghiệp để hội nhập và phát triển Với bề dầy 26 năm phát triển, FPT rất cần một phương thức truyền thông mới theo kịp xu hướng thời đại Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành và các bài viết trên Internet đề cập đến vấn đề truyền thông và phát triển văn hóa doanh nghiệp nói chung
2.1 Trên thế giới
Trong những năm gần đây mạng xã hội không chỉ phát triển như vũ bão mà hiệu quả đem lại trong công tác truyền thông, quảng bá của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân là rất lớn Chính vì vậy, mạng xã hội là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong lĩnh vựctruyền thông văn hóa doanh nghiệp cũng
có nhiều tác giả quốc tế đề cập đến việc truyền thông qua mạng xã hội Cụ thể:
David Kirkpatrick (2011), Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội, NXB Thời đại và Alphabooks, Hà Nội Cuốn sách của David như
Trang 12là một câu chuyện về lịch sử ra đời và phát triển của Facebook đầy lôi cuốn và một phân tích sâu sắc về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với cả nhân loại Tác giả đưa ra những phân tích có chiều sâu về mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng Những đặc điểm và xu thế phát triển của nó
David H.Maister (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, NXB Thống Kê Qua cuốn sách này, David đã chỉ ra những gì tổng quan nhất về văn hóa doanh nghiệp và đặc biệt là cách thức mà các công ty thành đạt xây dựng bản sắc văn hóa của mình Với những dẫn chứng điển hình về các công ty như: Mustang, Northport, Tigrette, bản sắc doanh nghiệp được David khắc họa rõ nét hơn hết
Dave Kerpen (2013), Bí Quyết Làm Hài Lòng Khách Hàng, Tạo Dựng Thương Hiệu Thông Qua Facebook (Và Các Mạng Xã Hội Khác), NXB Lao động –
Xã hội Dave Kerpen là người đồng sáng lập và CEO của Likeable, một công ty marketing truyền miệng và truyền thông xã hội giành được nhiều giải thưởng lớn bao gồm các hang tư vấn và truyền thông Likeable Media, and nền tảng phần mềm Likeable Local Dave đã đưa ra mười tám chiến thuật được thảo luận trong cuốn sách, giúp người đọc hiểu rõ hơn về mạng xã hội, làm cho nó trở nên rõ ràng, minh bạch, từ đó phản hồi nhanh, thu hút khách hàng và thu về lợi nhuận
Amber Naslund (2010), Xây dựng nhóm nhóm truyền thông qua mạng xã hội (ebook) Amber là một chuyên gia về kinh tế của marketingprofs, qua tác phẩm đã đưa ra được vai trò quan trọng của truyền thông xã hội đối với marketing, các doanh nghiệp Việc xây dựng nhóm truyền thông qua mạng xã hội được Amber đi sâu phân tích và chỉ rõ cách thức và tầm quan trọng
2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về sử dụng mạng xã hội trong công tác quảng bá truyền thông của các doanh nghiệptrong những năm gần đâyđã trở thành mối quan tâm của rất nhiều học giả Có thể tìm thấy được các tài liệu bao gồm sách, công trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận, bài báo khoa học, các tham luận hội nghị, các bài viết trên internet tập trung vào các vấn đề liên quan đến truyền thông quảng bá
Trang 13trên các phương tiện xã hội Ngoài ra, những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp FPT cũng đã có các tác giả thực hiện Có thể nhắc tới một số các tài liệu, nghiên cứu sau đây:
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nghiên cứu Văn hóa doanh nghiệp FPT, Luận văn thạc sỹ Luận văn của tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã tóm lược được đầy đủ và chi tiết quá trình phát triển và thực trạng phát triển của Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT Từ đó đưa ra được những hạn chế trong văn hóa đồng phục, ứng xử, thẩm mỹ, giáo dục tại FPT, những nguyên nhân của hạn chế Từ đó đưa ra được phương hướng, định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp FPT trong thời gian tới Đó là việc thực hiện đồng phục, đeo thẻ, tạo nếp văn hóa ứng xử tốt, duy trì đổi mới văn hóa STCo, Coi trọng giáo dục và đào tạo, Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về văn hóa, nâng cao vai trò của người lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phản hồi.v.v.v Như vậy qua đề tài luận văn của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, tác giả cũng tham khảo được kết quả của tác giả nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp tại FPT để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
Nguyễn Thùy Linh (2013), Nghiên cứu công cụ mạng xã hội ở Việt Nam (khảo sát qua Facebook, ZingMe và Webtretho), Luận văn Thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả chỉ ra xu thế phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam
và cách thức hoạt động của nó Tác giả nêu khái quát tình hình phát triển chung của mạng xã hội thông qua khảo sát 1 trang quốc tế và 2 trang tại Việt Nam là Facebook, Zingme và Webtretho
Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2012), Một số kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trong các chiến dịch truyền thông tích hợp của doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Nguyễn Thị Phương Châm (2012), Một số vấn đề về văn hóa mạng hiện nay (Internet:Mạng xã hội và sự thể hiện bản sắc), đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu Văn hóa – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Các tác giả đã chỉ ra xu thế phát triển như vũ bão của mạng Internet, trong đó có mạng xã hội hiện
Trang 14nay Đồng thời đề xuất giải pháp giáo dục qua Internet và định hướng văn hóa mạng cho giới trẻ ngày nay
Hà Thúy Hằng (2012), Hoạt động truyền thông của các ban nhạc Rock Việt Nam trên Facebook, Luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả
Hà Thúy Hằng đã chỉ ra thực trạng các hoạt động PR phổ biến hình ảnh cho ban nhạc rock tại Việt Nam Từ đó đánh giá và xây dựng được kế hoạch truyền thông nâng cao hiệu quả của hình thức này Việc sử dụng mạng xã hội có thể tạo cộng đồng người hâm mộ ban nhạc rock tại Việt Nam mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian Tác giả chỉ ra muốn xây dựng tốt hoạt động truyền thông trên mạng xã hội cần: đặt ra các mục tiêu truyền thông khái quát và cụ thể cho từng ban nhạc; đề xuất thông điệp; xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể và nguyên tắc thực hiện; phân công người chỉ đạo, giám sát, thực hiện, phối hợp; đưa ra những tiêu chí
cụ thể cho về nội dung, hình thức, tương tác rock fan, mở rộng mạng lưới fan; tổ chức và giám sát thực hiện
Qua các nghiên cứu cũng như các bài viết về việc truyền thông quảng bá qua mạng xã hội, có thể thấy rằng vấn đề này đang là vấn đề đặc biệt được nhiều tác giả quan tâm vì nó gắn với xu thế phát triển của truyền thông trong thời đại số Các nghiên cứu không chỉ dừng ở những phân tích đánh giá dựa trên lý thuyết mà còn
có rất nhiều khảo sát thực tế nên những kết luận rút ra đã đạt đến độ thuyết phục
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy tạiViệt Nam hiện nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu, bài viết nào đi sâu nghiên cứu việc sử dụng mạng xã hội (Facebook, Youtube) trong hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu chủ yếu chỉ phân tích thực trạng của PR nội bộ hay tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp mà chưa đi sâu vào các khía cạnh về truyền thông xã hội đang rất mới và phát triển mạnh mẽ Do vậy, tác giả hy vọng đề tài luận văn:
“Sử dụng Facebook, Youtube đểxây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần FPT” sẽ mang lại những góc nhìn mới mẻ về hoạt động truyền thông văn hóa doanh nghiệp nói chung trong thời đại kỹ thuật số
Trang 153 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt độngtruyền thông trên Facebook, Youtube, luận văn khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Công ty cổ phần FPT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng Facebook, Youtube để
xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Khảo sát hoạt động của trang Facebook và Youtube chỉnh thức của FPT,
các nội dung văn hóa được đăng tải trên hai trang này
- Đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc sử
dụng Facebook, Youtube để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại FPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc sử dụng Facebook, Youtubeđểxây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần FPT
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu việc sử dụng hai mạng xã hội để xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2014 Cụ thể:
- Hoạt động truyền thông trên 2 mạng xã hội:
+ Trang mạng xã hội Facebook chính thức của FPT:
Trang 16+ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation)
+ Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software)
+ Đại học & Cao đẳng FPT
+ Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
Những nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở hệ thống lý thuyết về quan hệ công chúng đại cương và quan hệ công chúng ứng dụng, lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, lý thuyết vềtruyền thông xã hội
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Từ đó tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động nghiên cứu
+ Phân tích các số liệu khảo sát vềhoạt động văn hóa, hoạt động truyền thông cho các dự án, sự kiện văn hóa tại Công ty CP FPT được đăng tải trên mạng xã hội Facebook và Youtube trong thời gian nghiên cứu
+ Phỏng vấn sâu:Cán bộ lãnh đạo phụ trách văn hóa công ty;Cán bộ lãnh đạophụ trách truyền thông công ty;Cán bộ quản lý trực tiếp trang Facebook và Youtube FPT
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Khảo sát thông qua bảng hỏi Anket đối với Cán bộ nhân viên FPT tại Hà Nội (400 mẫu) và TP.Hồ Chí Minh (200 mẫu).Sở dĩ chọn số mẫu ở HN gấp đôi TP.HCM là vì FPT HN có số lượng cán bộ nhân viên gấp đôi FPT HCM
+ Sử dụng bảng hỏi trên Internet qua hình thức gửi Email
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài có thể góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về việc sử dụng mạng xã hội (Facebook, Youtube) đểxây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói
Trang 17chung cũng như Công ty cổ phần FPT nói riêng Từ đó tạo tiền đề và cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu sau
Đề tài nghiên cứu rút ra kết luận về thực trạng và hiệu quả của việc sử dụng Facebook, Youtubeđể xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần FPT.Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để sử dụng hiệu quả loại hình truyền thông mới ở Công
ty Cổ phần FPT và có thể áp dụng cho cả các doanh nghiệp khác Các cán bộ chuyên trách về văn hóacán bộ truyền thông của FPT có thể áp dụng vào công việc
Từ đó tạo nên tính hiệu quả trong công việc, xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp, gắn kết các cán bộ nhân viên vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1:Truyền thông xã hội với vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chương 2:Hoạt động truyền thông để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên
Fanpage và Youtube FPT
Chương 3:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook,
Youtube để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần FPT
Trang 18CHƯƠNG I TRUYỀN THÔNG XÃ HỘIVỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM
2000 trở về sau, đó là sự bùng nổ của truyền thông xã hội (Social Media) với Blog, Forum, Website, Mobile và Mạng xã hội
Truyền thông từ tiếng Anh: “Communication” có nghĩa là sự truyền đạt thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, Theo từ điển Tiếng Việt:
“Truyền thông là truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng, được thực hiện theo tập hợp các quy tắc quản lý việc truyền dữ liệu và phối hợp trao đổi” [24] Thực tế truyền thông là một từ ghép, Truyền là lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết; Thông là nối liền với nhau một mạch từ nơi nọ đến nơi kia, không bị cản trở, ngăn cách, giúp cho việc hiểu rõ và chấp thuận, không còn gì thắc mắc, băn khoăn
Có thể dẫn ra hàng trăm quan điểm và khái niệm về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan điểm đều có khía cạnh hợp lý riêng Theo John R.Hober (1954) định nghĩa truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời Còn dưới góc
độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết chế
Trang 19có chủ đích Những về thực chất thì truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân, nhóm hay xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi thành hành vi của cá nhân, nhóm xã hội
Theo tác giả Joseph Turow đã viết trong cuốn Media Today: “Truyền thông
có nghĩa là một quá trình tương tác giữa các cá thể (Con người) thông qua nhiều cách, trong đó bao gồm một bên phát thông điệp và ít nhất một bên tiếp nhận và hiểu thông điệp đó”[37, tr.5]
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các
thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”
[21, tr.8] Cùng với khái niệm truyền thông, người ta còn phân biệt hai dạng thức truyền thông là truyền thông ngoại biên và truyền thông nội biên Truyền thông ngoại biên là hoạt động trao đổi thông điệp giữa người này và người khác thông qua
sự tiếp nhận của các giác quan Truyền thông ngoại biên mang tính xã hội, quan hệ hữu cơ với xã hội trong quá trình phát triển Truyền thông nội biên là quá trình trao đổi thông điệp diễn ra trong bản thân một con người Truyền thông nội biên mang tính nhân chủng, nằm trong cơ chế vận hành chung của tâm - sinh lý con người
Theo tác giả Trần Hữu Quang, “Có thể nói một cách ngắn gọn rằng truyền
thông là một quá trình truyền đạt thông tin Tuyền thông là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức mang tính chất xã hội.” [18, tr.3]
Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng định nghĩa: “Truyền thông
là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [5, tr.12,13]
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có rất nhiều định nghĩa
về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng và
có những nét tương đồng căn bản Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một khái niệm
chung nhất về truyền thông như sau: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi
Trang 20thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kĩ năng, kinh nghiệm có mục đích cụ thể đó
là nhằm cập nhật kiến thức, tăng cường hiểu biết, làm thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi, định hướng xây dựng cách nhìn nhận về một vấn đề và tạo ra sự liên kết
xã hội
1.1.2 Truyền thông xã hội:
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông số, các thiết bị điện tử cẩm tay, … thì mạng xã hội và các dạng thức truyền thông trên internet ngày càng đa dạng và hấp dẫn Từ sự phát triển đó đã cho ra đời một loại truyền thông mới: truyền thông xã hội Mặc dù mới xuất hiện nhưng truyền thông
xã hội đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của các học giả cũng như nhiều người trên thế giới Truyền thông xã hội luồn lách vào mọi ngõ ngách trong đời sống xã hội và dần trở thành một xu thế phát triển tất yếu
Đến nay, chưa có một định nghĩa nào chuẩn xác về truyền thông xã hội Xét
về bản chất, truyền thông xã hội có thể lựa chọn được đối tượng tham gia Đây chính là điểm khác biệt với các phương pháp truyền thông khác như: Online Display Ads (banner quảng cáo trên web), TVC, và Quảng cáo ngoài trời
Truyền thông xã hội được xem là môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web 2.0 mà quá trình truyền thông này bao gồm các đặc điểm nổi bật như sau:
- Truyền thông xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng sự kết nối (Friends, Like, Comment, Share, ) Ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất
- Truyền thông xã hội là một quá trình truyền thông lan truyền (Viral, Copy
và Phát tán), từ người này sang người khác có cùng nhóm sở thích Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian (được lưu trên các web)
- Truyền thông xã hội không phải là truyền thông đại chúng bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ; Quan trọng hơn cả, nó là kênh truyền thôngđachiều, có tính tương tác và chọn lọc rất cao Truyền thông xã hội là công cụ truyền thông sử dụng nền tảng của các mạng xã hội để tiếp cận công
Trang 21chúng Đây được coi là một kênh truyền thông mới, cho phép người dùng có thể tự sản xuất nội dung Các thành viên có thể tương tác trực tiếp, gián tiếp hai chiều hoặc đa chiều một cách chủ động Đặc biệt, sự kết nối này dựa trên những liên kết
có sẵn trong lịch sử cá nhân về quan hệ, giới tính, độ tuổi, sở thích, thói quen, công việc… Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông qua nhiều “kênh” khác nhau như các diễn đàn trên internet, mạng xã hội, trang nhật ký cá nhân (blog), website mở (wiki), podcast, ảnh, video,…
Truyền thông xã hội có nhiều hình thức khác nhau bao gồm:
Mạng xã hội hay còn gọi là Social Network hay Virtual Network được hiểu
là mạng cộng đồng trực tuyến trên Internet Một mạng xã hội có thể có nhiều các tính năng dành cho người sử dụng như trò chuyện, thư điện tử, xem phim, ảnh, gọi điện, chia sẻ tập tin, viết nhật ký, trò chơi Vì những tính năng tiện lợi và đa dạng
đó mà Mạng xã hội đã dần trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người
Sự ra đời ồ ạt của các Mạng xã hội những năm gần đây đã tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.Mạng xã hội như Facebook, Tumblr, Myspace và LinkedIn là cách giữ liên lạc tuyệt vời với bạn bè và gia đình trên khắp thế giới cũng như kết nối với những người khác có cùng sở thích hoặc nghề nghiệp Còn các doanh nghiệp thì sử dụng mạng xã hội như một công cụ để quảng bá thương hiệu, sales, marketing và kết nối, xóa tan khoảng cách đối với công chúng Có nhiều trang mạng xã hội khác nhau mà bạn có thể tham gia và đặc biệt tất cả chúng đều miễn phí
Trang 22Khái niệm Mạng xã hội là một khái niệm rộng lớn Nó là sự kết nối giữa con người với con người qua nhiều hình thức: giao tiếp, hoạt động chung… Đã có rất nhiều tranh luận cũng như định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội Dưới đây là một
số khái niệm theo các góc nhìn khác nhau:
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học
Toronto (Canada) thì:khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ
chức lại với nhau thì đó chính lŕ mạng xă hội[31].Theo cách định nghĩa đơn giản
này, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính Như vậy, trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên, mạng xã hội đơn giản là hệ thống của những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó, bản thân Facebook hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội
Theo Wikipedia Tiếng Việt định nghĩa: Mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã
hội ảo là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp tin, blog và xã hội Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các group, dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm [33]
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng Trang web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo
ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dòng tin đó
Dựa trên các khái niệm trên tác giả có thể đưa ra định nghĩa về Mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một thành tựu của Web 2.0 mô phỏng các quan hệ trong xã
Trang 23hội thực Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cung cấp dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian tạo ra cộng đồng người dùng… nhằm phục vụ những nhu cầu của
người sử dụng và những giá trị của xã hội
Dịch vụ mạng xã hội là một nền tảng hay trang trực tuyến tập trung xây dựng và phản ánh mối quan hệ xã hội giữa người với người.Mạng xã hội hình thành dựa trên nền tảng sở thích, môi trường, lĩnh vực hoạt động, giống hoặc tương tự nhau của những thành viên trên đóvà từ đó tạo nên những cộng đồng của chính họ Một mạng xã hội trực tuyến bao gồm thể hiện của mỗi thành viên sử dụng (thường
là một hồ sơ (profile)), các mối quan hệ xã hội của các cá nhân, và một loạt các dịch
vụ phụ khác
Mạng xã hội mang những đặc điểm đặc thù:
- Tính liên kết cộng đồng: Mạng xã hội mở ra một thay đổi lớn khi mở rộng phạm vi kết nối giữa mọi người cả về không gian và thời gian Không cần phải gặp
gỡ trực tiếp để kết bạn, nhưng có thể mở rộng mối quan hệ bạn bè chỉ cần thông qua việc gửi một đường link đến hòm thư để kết bạn Facebook được xem là một gương mặt điển hình mang trong mình đặc điểm về tính liên kết cộng đồng Đặc biệt ở Facebook còn có sự liên kết theo nhóm Một cá nhân có thể kết bạn với nhiều người khi chỉ cần click vào nút “kết bạn” hoặc “Become fan” của những nhóm có chung
xã hội để chia sẻ hình ảnh, nghe nhạc, chơi games, tạo dựng mối quan hệ mới…
- Tính tương tác: Mạng xã hội giờ đây trở thành một điều không thể thiếu của mỗi người Mạng xã hội kết nối mọi người với nhau.Việc kết nối giữa mọi
Trang 24người đã tạo ra tính tương tác, sự tương tác đó là sự trao đổi ý kiến lẫn nhau của những người cùng tham gia mạng xã hội.Tính tương tác của mạng xã hội được thể hiện rất rõ thông qua việc thông tin được truyền đi và ngay sau đó đã nhận được sự phản hồi của người nhận
- Tính truyền tải và lưu trữ thông tin: Tất cả các mạng đều có những ứng dụng gần giống nhau như có thể viết bài, tải video, đăng ảnh… nhưng mỗi một trang mạng xã hội đều có khả năng đăng tải các ứng dụng này với dung lượng khác nhau Với mạng xã hội Facebook, các cá nhân thường dung vào việc cập nhật và đăng tải các clip, các đường link hoặc những bức ảnh nhanh và có dung lượng lớn
1.1.3.1 Mạng xã hội Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết
và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ,
và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi Website hiện có hơn 1
tỷ thành viên tích cực trên khắp thế giới Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter
Đến giữa năm 2004, khi Sean Parker biết đến The Facebook và trở thành cố vấn của Mark Zuckerberg Mạng xã hội này chính thức trở thành một công cụ cho người dùng trên toàn cầu The Facebook quyết định đổi tên thành Facebook, tên miền Facebook.com được đặt mua vào năm 2005 với giá 200.000 USD
Trang 25Hiện tại, với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục tăng, Facebook đang trở thành một công cụ không thể thiếu với không ít người dùng trong cuộc sống.Mặc dù có không ít sự cạnh tranh của các dịch vụ mạng xã hội khác, đến nay Facebook vẫn đang tiếp tục thống trị trên lĩnh vực mạng xã hội và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống
Theo công bố mới đây của hãng nghiên cứu thị trường eMarketer, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trên toàn cầu đã tăng 20% trong năm
2012, đặc biệt tại các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi Facebook tiếp tục chiếm giữ vị trí mạng xã hội hàng đầu thế giới tại 127 quốc gia (theo số liệu đánh giá của trang web Alexa), vượt qua hàng loạt mạng xã hội địa phương trong năm 2012 như Mixi của Nhật Bản, Zing của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh khác tại Armenia, Kyrgyzstan và Latvia.Mỹ là quốc gia có số lượng người dùng lớn nhất trên Facebook, khoảng 167 triệu, chiếm đến hơn 50% dân số của quốc gia này 70% số lượng người dùng còn lại của Facebook trải đều trên khắp toàn cầu
Tuy mới du nhập vào Việt Nam không lâu song mạng xã hội Facebook đạt tốc độ phát triển nhanh chóng và Việt Nam là một trong số những quốc gia có lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới hiện nay Theo We Are Social cho rằng, lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng từ 8,5 triệu người lên 12 triệu người chỉ trong vòng 5 tháng Như vậy, mỗi tháng có gần 1 triệu người Việt gia nhập mạng xã hội lớn nhất hành tinh tính đến thời điểm tháng 3 năm 2013
Theo trang mạng Techinasia dự báo: Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại thì vào cuối năm 2013 Việt Nam sẽ có hơn 24 triệu người dùng Facebook Hiện nay, đã có hơn 30 triệu người dùng internet tại Việt Nam và trang mạng trên cũng dự đoán con số
đó có thể đạt mức 40 triệu.Tốc độ tăng trưởng người dùng Facebook tại Việt Nam đang dẫn đầu thế giới Facebook đã trở thành mạng xã hội nổi bật nhất tại Việt Nam nói riêng và tại châu Á nóichung Dù lượng tài khoản Facebook tại Việt Nam chưa nhiều so với các nước trong khu vực, song Việt Nam có tốc độ phát triển người dùng nhanh nhất thế giới
Trang 26Hiện nay, với gần 40 triệu người dùng, Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam Để hiểu rõ hơn về thói quen sử dụng Facebook, Epinion đã tiến hành nghiên cứu online trên hơn 1000 người Việt Nam có độ tuổi trên 18 Báo cáo
đã chỉ ra rằng 97% người trả lời khẳng định có dùng tài khoản Facebook để liên lạc với bạn bè và người thân, cũng như để chia sẻ kinh nghiệm, sản phẩm hay dịch vụ yêu thích Theo bà Trần Liên Phượng – Giám đốc nghiên cứu của Epinion Việt Nam cho biết: Mạng xã hội tại Việt Nam phát triển rất nhanh đặc biệt là Facebook với số lượng người dùng trung bình cứ tăng trưởng gấp đôi theo từng năm Cũng theo kết quả nghiên cứu, mạng xã hội hiện giờ là kênh ưa thích nhất của người Việt nam để chia sẻ thông tin (với kết quả lên đến 78%), theo sau đó là Email (44%) và cuối cùng là những ứng dụng chat miễn phí như Viber, Skype, Zalo (chiếm 21%)
Có một điều thú vị mà báo cáo chỉ ra về lý do người dùng Facebook “unfriend” (tạm dịch là bỏ kết bạn) với một ai đó trong danh sách bạn bè của mình là vì họ cảm thấy khó chịu với những thông tin hay dòng trạng thái vô nghĩa mà người bạn đó đem lại (có đến 60% người trả lời đồng ý với phương án này) Bên cạnh đó, một lý
do khá thú vị khác để unfriend đó là những dòng trạng thái tiêu cực hay bị tag (đánh dấu) vào những thứ chả liên quan hay những đường link về game cũng nhận được
sự đồng tình khá cao với 54% người trả lời Nghiên cứu chỉ ra rằng 83% sẽ click like những trạng thái mang tính chất vui vẻ về gia đình và đặc biệt là chủ đề trẻ em
và 58% sẽ like các hoạt động liên quan đến từ thiện
Tại Việt Nam, các tài khoản mạng xã hội chủ yếu hoạt động qua máy tính cá nhân Tuy nhiên, giới trẻ dần hình thành xu hướng sử dụng mạng xã hội mọi lúc mọi nơi bằng di động Trên thị trường ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng tầm trung, cùng gói cước 3G giá tốt Chúng giúp người dùng có thể
sử dụng dịch vụ khá thoải mái Một nguyên nhân nữa là sức hấp dẫn của tính năng
"check in" và nhu cầu chụp ảnh, chia sẻ ảnh rất lớn
1.1.3.2 Mạng xã hội Youtube
Trang 27YouTube là một trang web chia sẻ video, nơi người dùng có thể tải lên, xem
và chia sẻ video với người khác YouTube được tạo ra vào năm 2005, là một trang web tương đối mới mà chưa được nghiên cứu sâu Video lưu trữ và chia sẻ trên YouTube là một ví dụ nguyên mẫu của nền tảng phương tiện truyền thông của Web 2.0 Có thể nói, YouTube là một mô hình thu nhỏ của các phương tiện truyền thông
kỹ thuật số và hệ sinh thái của các bên liên quan Đây là nơi biểu hiện tập thể, hợp tác, thảo luận và học tập cho người dùng nghiệp dư và bán chuyên nghiệp Người dùng có thể tạo, chia sẻ, xem, và nhận xét về video được lưu trữ Nó cũng là một nền tảng cho người làm truyền thông có thể tạo cho mình một số đông các khán giả cho sản phẩm truyền thông của họ YouTube tuyên bố đủ khả năng tiếp cận bình đẳng với sự tham gia bằng cách cho phép bất cứ ai có kết nối Internet để đăng ký, tải lên, và nhận xét về video Vì vậy mà hiện nay, truyền thông thông qua Youtube đang được các công ty, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng triệt để
YouTube do Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim, tất cả đều là những nhân viên đầu tiên của PayPal (một công ty chuyên xây dựng website thanh toán trực tuyến) sáng lập Trước khi đến với PayPal, Hurley học thiết kế ở Đại học Indiana của Pennsylvania Chen và Karim học khoa học máy tính cùng nhau tại Đại học Illiois ở Urbana-Champaign Tên miền "YouTube.com" được kích hoạt vào ngày 14 tháng 2, 2005, và trang web được phát triển vài tháng sau đó
Sau khi PayPal bị mua lại với giá 1,5 tỉ USD, cả ba người quyết định ra riêng
và tự thành lập một công ty mới Đầu năm 2005, cả ba cùng rời PayPal và bàn kế hoạch tại quán café Max's Opera gần trường Standford Trụ sở đầu tiên của YouTube là tại thung lũng Silicon Và trụ sở hiện nay của YouTube ở San Bruno
Giống như nhiều công ty công nghệ mới thành lập, YouTube khởi đầu với một công ty đầu tư mạo hiểm từ một văn phòng tạm thời ở một ga-ra Vào tháng 11 năm 2005, công ty Sequoia Capital đầu tư một lượng tiền khởi đầu là 3,5 triệu USD; thêm vào đó, Roelof Botha, người cộng tác của công ty và là cựu CFO của PayPal, đã gia nhập ban giám đốc của YouTube Vào tháng 4 năm 2006, Sequoia
Trang 28đặt thêm 8 triệu USD vào công ty, và tiếp theo là thời kỳ mà Youtube phổ biến cực nhanh trong vòng vài tháng đầu.
Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng Web, và được xếp hạng thứ 5 trong những trang web phổ biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn MySpace Theo cuộc điều tra vào ngày 16 tháng 7 năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày Trang web có trung bình 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng, theo như Nielsen/NetRatings, trong đó khoảng 44% là nữ giới, 56% nam giới, và khoảng tuổi
từ 12 đến 17 tuổi chiếm ưu thế Điểm ưu việt của YouTube trong thị trường videoonline đó là sự thực tế Theo như trang web Hitwise.com, YouTube làm chủ tới 64% thị phần video online ở Anh
Vào ngày 9 tháng 10, 2006, đã có thông báo rằng công ty Google sẽ mua lại công ty với giá là 1,65 tỷ USD bằng cổ phiếu Thỏa thuận giữa Google và YouTube
đã đến sau khi YouTube đưa ra ba bản thỏa thuận với những công ty truyền thông trong nỗ lực tránh nguy cơ kiện tụng do vi phạm bản quyền YouTube sẽ tiếp tục hoạt động độc lập, với những đồng sáng lập và 67 nhân viên làm việc trong công ty
Sự giao kèo để mua lại YouTube đã kết thúc vào ngày 13 tháng 11, và vào lúc đó, Google là người trả giá cao thứ hai [34]
YouTube ra đời với mục đích trở thành website chia sẻ video lớn nhất thế giới Hiện nay, ở khu vực Châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á đang chứng kiến sự gia tăng hoạt động của YouTube với những thành công điển hình Tuy nhiên, tại Việt Nam thì khái niệm xây dựng cộng đồng những nhà sáng tạo nội dung và tạo nguồn thu nhập từ chính “chất xám” của họ trên YouTube còn khá mới mẻ Mới đây, Youtube đã chọn công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Netlink là đối sẽ hỗ trợ YouTube trong việc phát triển và mở rộng cộng đồng người dùng tại Việt Nam nhằm xây dựng một mạng lưới truyền thông đa phương tiện có đầy đủ các tính năng cao cấp để đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dùng
Trang 29Theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, Youtube là trang web giải trí được truy cập nhiều nhất tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng Việt Nam cũng là quốc gia có lượng xem video trực tuyến lớn nhất tại khu vực Tính riêng tháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video trực tuyến tại Việt Nam, 64% trong số đó xem thông qua Youtube Con số này bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Malaysia với 931 triệu lượt xem video trực tuyến
Thực sự thì YouTube đã, đang và vẫn sẽ là một trong những kênh cộng đồng toàn cầu phổ biến và hấp dẫn nhất Bên cạnh đó nó còn là miền đất hứa cho những
ai có khả năng sáng tạo Nếu trước kia YouTube chỉ là nơi đăng những clip hài, phim, MV, video cắt ghép thì giờ đây mạng xã hội này đã phát triển thêm nhiều hình thức mới từ sự sáng tạo của cộng đồng, hiện nay dễ nhận thấy tại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều những:
- Bộ phim chất lượng, music video của những ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng
- Bài giảng thú vị, trực quan, bổ ích của những diễn giả, giảng viên
- Các kênh Youtube chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp, sự kiện, cá nhân nổi bật, v.v.v
- Clip hướng dẫn chi tiết để làm một việc gì đó
- Vlog (Video blog – các video ngắn) thể hiện quan điểm một cách hài hước của những vlogger (những người tạo ra các video ngắn)
- Và trên nhất, mỗi người đều có thể tự tạo cho mình một kênh YouTube, một cách chia sẻ hoàn toàn khác biệt và sáng tạo
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay, người dùng đều có thể biến kênh Youtube thành một công cụ có thể kiếm ra tiền thông qua việc nhúng quảng cáo trên Youtube thông qua số lượng người xem
1.1.3.3 Xu hướng phát triển của Facebook và Youtube
Sự bùng nổ của mạng xã hội
Trang 30Ngày nay, mạng xã hội không còn là một khái niệm xa lạ ngay cả đối với người ít sử dụng internet Sự phát triển bùng nổ từ Facebook, hay sự tồn tại của Youtube, Google Plus, LinkIn, Instagram, đã đi vào mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ
Theo đánh giá chung thì mạng xã hội trong tương lai sẽ trở thành một phương tiện truyền thông hiệu quả để các doanh nghiệp đưa thông điệp của mình đến công chúng mục tiêu Mạng xã hội cũng là nơi để doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với khách hàng Dựa vào cơ sở giữ liệu thu được, doanh nghiệp
sẽ đi sâu giải mã nó Việc nhận phản hồi từ công chúng giúp cho doanh nghiệp cải tiến được sản phẩm và dịch vụ, các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ở mức cao nhất Việc sử dụng chiến lược Marketing lan truyền thì mạng
xã hội là nơi thực hiện chiến lược ấy một cách hiệu quả nhất, dựa vào tính liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, thông tin sẽ được lan truyền theo cấp số nhân đến với công chúng mục tiêu
Cùng với sự bùng nổ của thiết bị di dộng cầm tay (Smartphone, Tablet, Smartwatch, ),bây giờ con người có thể làm mọi thứ Viễn cảnh dễ nhận thấy là mạng xã hội sẽ trở thành địa chỉ truy cập thường xuyên trên các thiết bị di động Kết quả là, chúng ta sẽ ngày càng có thêm các phiên bản mạng xã hội hoàn hảo hơn dành cho thiết bị cầm tay
Có thể chia Social Media (Mạng xã hội) thành 3 hình thức phát triển: social hình ảnh, social video và social tin tức:
- Social Media hình ảnh: Googplus, Facebook, Pinterest, Stumbleupon, Photobucket, Flickr …
- Social Media Video: Youtube, Facebook, Vimeo, Photopeach, Orkut, Megavideo, Dailymotion, aminoto…
- Social Tin tức: Blogsport, Bloger, Wordpress, Twitter, Myspace, Linkedin, Delicious, Blinklist, Digg , …
Xu hướng ở Việt Nam: đối với đa phần người dùng thì Facebook, Youtube
Trang 31thường dùng hơn cả Các Social khác đều chưa có lượng người dùng phổ biển Google plus, Blog, wordpress, twitter đang dần được sử dụng nhiều hơn với mục đích SEO, Marketing
Xu hướng mua lại các công ty khác nhằm phát triển và kiểm soát cộng đồng
Facebook cũng như Youtube đã rất lớn và đang tiếp tục tăng trưởng không ngừng Mạng xã hội Facebook đã có lượng người dùng tích cực tăng từ con số 500 triệu hồi đầu năm 2012 lên hơn 1 tỉ vào năm 2014 Còn đối với Youtube, hiện nay, mỗi một ngày có trên 1 tỷ lượt xem video Video Gangnam Style đã thu về cho mình trên 2 tỷ lượt xem và đứng đầu trong các video trên Youtube
Hiện tại, Facebook đang mua lại rất nhiều đơn vị nhỏ để xây dựng nên một tập hợp các ứng dụng mà người dùng phải cài vào thiết bị của mình để có thể giao tiếp với mọi người Bên cạnh đó, các nhà phát triển Facebook cũng đang xúc tiến để mua lại các ứng dụng trên di động như:Instagram, Path… nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho người sử dụng Việc mua lại các app (ứng dụng) phổ biến như WhatsApp rõ ràng là một phần trong kế hoạch của Facebook nhằm kiểm soát thế giới web di động Jason Mander, trưởng nhóm phân tích xu hướng tại công ty
nghiên cứu GlobalWebIndex, giải thích như sau: "Nhìn vào lượng người dùng của
WhatsApp thì chúng ta sẽ thấy vì sao thương vụ này là một bước đi thông minh Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao đang đứng đầu danh sách với số lượt sử dụng cao nhất, thậm chí có những nơi chiếm trên 50% dân số như Hong Kong, Nam Phi, Malaysia, Singapore"
Chú trọng phát triển quảng cáo trên trang
Facebook có một lợi thế ở chỗ mạng xã hội này được xây dựng xung quanh con người Hầu hết các mạng quảng cáo thường biết rất ít về người dùng của họ, điều đó khiến họ gặp khó khăn trong việc chạy các chiến dịch phù hợp và có hiệu quảcao Trong khi đó, Facebook nổi bật nhờ vào kiến thức của công ty đối với danh tính người dùng Nói cách khác, Facebook đã giúp cho các mẫu quảng cáo được chuyển tải đến đúng đối tượng người dùng khi họ cuộn qua trang News Feed của mình
Đối với Youtube, Pyynkonen ước tính rằng quảng cáo trên trang đã tạo ra khoảng 10% tổng doanh thu của Google, và quảng cáo di động chiếm khoảng 20%
Trang 32– 25% doanh thu của YouTube Điều đó có nghĩa rằng, với doanh thu 14 tỉ USD của Google trong quí 1/2013, Youtube đóng góp 1,4 tỉ USD, và doanh thu từ quảng cáo di động của YouTube vào khoảng từ 280 triệu đến 350 triệu USD
Dịch chuyển sang các thiết bị di động
Xu hướng người sử dụng mạng xã hội từ thiết bị di động ngày càng gia tăng
sẽ khiến các nhà phát triển Facebook buộc phải phát triển mạng xã hội này trên thiết
bị di động Giao diện Timeline được tạo ra để dành cho các Smartphone Mấu chốt trong việc phát triển mạnh của Facebook nằm ở những nỗ lực tích cực của công ty trong việc đưa sản phẩm của mình lên các nền tảng di động, một nước đi rất phù hợp trong bối cảnh người dùng trên thế giới đang dần rời xa máy tính và chuyển sang dùng smartphone hoặc tablet
Facebook không sở hữu một hệ điều hành di động nào mà Google (Android), Apple (iOS) và Microsoft (Window Phone) chính là những người có vai trò chính trong việc kết nối Facebook với người dùng di động
Thành công của Facebook cũng có thể là sự sụp đổ của hãng Trên 11 triệu người dùng đã chia tay Facebook, theo số liệu từ trang Unii.com, một mạng xã hội mới được ra mắt hồi tháng 5 năm ngoái nhắm đến sinh viên và học sinh Marco
Nardone, CEO của Unii.com, phát biểu: "Mặc dù Facebook có số lượt sử dụng lớn,
tuy nhiên không thể nào hãng có thể làm hài lòng tất cả mọi người Vẫn có những người khao khát sử dụng một thứ gì đó có tính định hướng cao hơn, hẹp hơn và quan trọng nhất là phải riêng tư hơn"
Ngoài ra, YouTube cũng cho biết, 25% lượng truy cập trên toàn cầu của họ
là từ các thiết bị di động, tức là khoảng 1 tỉ lượt truy cập mỗi ngày Con số này đã tăng gấp 7 lần so với năm 2010
1.1.4 Văn hóa doanh nghiệp
Trong một xã hội rộng lớn, có thể coi mỗi doanh nghiệp là một xã hội nhỏ Nếu xã hội lớn có nền văn hóa lớn thì xã hội nhỏ cũng có một nền văn hóa riêng biệt Nền văn hóa đó chịu ảnh hưởng và cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn
Trang 33hóa lớn Chính vì vậy một doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ vậy, cũng có nền văn hóa riêng biệt đặc trưng đại diện cho hình ảnh doanh nghiệp
Trên thế giới, các công ty Mỹ chỉ bắt đầu chú ý tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp sau thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản khi đó, cụm từ“văn hóa doanh nghiệp” được nhiều chuyên gia nghiên cứu về tổ chức cũng như các nhà quản
lý sử dụng để chỉ đến một trong những tác nhân chính dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật Bản Sau khi tìm hiểu về các nhân tố cấu thành cũng như tác dụng
to lớn của văn hóa doanh nghiệp, đã có khá nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, có nhiều khái niệm được đưa ra tuy nhiên chưa có một định nghĩa chuẩn được chính thức công nhận
Trong giới nghiên cứu phương Tây phổ biến quan niệm coi “văn hoá doanh
nghiệp” là một dạng của “văn hoá tổ chức” (organizational culture) Và “Văn hoá tổ
chức”, “văn hoá doanh nghiệp” thường được hiểu là một tập hợp của những biểu hiện hình thức như khẩu hiệu, logo; cách chào hỏi, nói năng; các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật trong doanh nghiệp như ca hát, nội san; các truyền thuyết, huyền thoại, tín ngưỡng của doanh nghiệp, có thể kể ra một số định nghĩa như:
Định nghĩa của Georgres de Saite Marie – chuyên gia Pháp tư vấn và nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp.Hay định nghĩa của Edgar
H.Schein: “Văn hóa công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên
trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [40, tr.13]
Tại Việt Nam cũng có nhiều các hiểu về văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn Giáo sư Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra thì có một số người lý giải khái niệm “văn hoá
doanh nghiệp” thông qua cặp quan hệ “văn hoá trong kinh doanh” và “kinh doanh
có văn hoá” Tuy nhiên, ông cho rằng như thế là chưa đủ, mà dựa trên các đặc điểm
của văn hoá nói chung thì “văn hoá doanh nghiệp” phải là một “tiểu văn hoá”
(subculture), và có thể hiểu như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống của
Trang 34các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình” [22,tr.9]
Tương tự như vậy, dựa trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, tập thể tác giả do PGS.TS Dương Thị Liễu đứng đầu cũng đưa ra một định nghĩa về văn hóa
doanh nghiệp:“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được
doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sủ dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” [13.tr260]
Mỗi định nghĩa khái niệm trên đều nói lên được các yếu tố cơ bản nhất của văn hóa doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Nó chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; thể hiện
cá tính,đặc trưng, truyền thống của doanh nghiệp
1.2 Các cấp độ và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Trong các cách tiếp cận nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp thì cách tiếp cận của Edgar H.Schein có thể coi là một cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của nền văn hóa, giúp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên một nên văn hóa Theo cách tiếp cận này thì văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau
Cấp độ thứ nhất
Cấp độ thứ hai
Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Những giá trị được tuyên bố (những giá trị được chấp
nhận)
Những quan niệm chung
Trang 35Cấp độ thứ ba
Hình1.1 : Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp [13]
Cấp độ thứ nhất: những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một
tổ chức có nên văn hóa xã lạ, gồm:
- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm…
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
- Các lễ nghị, lễ hội hàng năm
- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quản cáo của doanh nghiệp
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của thành viên, các nhóm lảm việc trong doanh nghiệp
- Các câu chuyện, huyền thoại về tổ chức, doanh nghiệp
- Hình thức và mẫu mã sản phẩm
- Thái độ và cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc, đặc biệt là với các yếu tố mang tính vật chất: kiến trúc, bài trí, đồng phục…Cấp độ này chịu ảnh hưởng nhiều cảu tính chất công việc kinh doanh của doanh nghiệp, của quan niệm người lãnh đạo… do vậy có thể nói cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được giá trị thực sự trong văn hóa của doanh nghiệp
Cấp độ thứ hai: những giá trị được tuyên bố
Những giá trị được tuyên bố bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi Đây là một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp, và
nó có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác Chức năng chính của những giá trị được tuyên bố là hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới gia nhập
Trang 36Cấp độ thứ ba: những quan niệm chung
Những quan niệm chung là những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, ăn sâu vào tâm lý hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và được mặc nhiên công nhận
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa phải trỉa qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý các tình huống thực tiễn Do vậy, khi hình thành các quan niệm chung thì sẽ rất khó bị thay đổi Trong tổ chức khi đã hình thành các quan niệm cung, thì các thành viên sẽ khó chấp nhận các hành vi đi ngược lại Một ví dụ đơn giản như vấn đề trả lương trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp Châu Á (trong đó có Việt Nam) chia sẻ quan niệm trả lương theo thâm niên, người lao động được đánh giá và trả lương tăng dần theo tham niên cống hiến cho doanh nghiệp,
do vậy người lao động trẻ sẽ khó có thể nhận mức lương cao ngay từ đầu
1.2.2 Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp
Việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thường khó khăn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp đã có một nền văn hóa khá lâu đời và thành công Và không chỉ doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy thoái mới cần phải thay đổi những giá trị văn hóa doanh nghiệp mà ngay cả những doanh nghiệp trong thời kỳ non trẻ, đang phát triển cũng cần chú ý học hỏi những giá trị văn hóa khác
Có ba giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp: Giai đoạn non trẻ, Giai đoạn giữa và Giai đoạn chin muồi và nguy cơ suy thoái
Văn hóa Doanh Nghiệp Phản Hồi
Phản Hồi
Trang 37Hình 1.2: Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp [13]
Giai đoạn non trẻ:
Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan điểm chung của họ Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo
ra những giá trị văn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố các giá trị và truyền đạt cho những người mới nền văn hóa trong những doanh nghiệp trẻ thường được kế thừa
Trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiếm khi diễn ra trừ khi
có tác động xấu bên ngoài như: khủng hoảng kinh tế, thất bại của sản phẩm…
Giai đoạn giữa:
Khi người sáng lập không còn vai trò thống trị hoặc chuyển giao lãnh đạo ít nhất 2 thế hệ, doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa
sự bảo thủ và sự đổi mới Trong giai đoạn này, khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp thì
sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách vì những đặc điểm của người sáng lập đã in đạm trong nền văn hóa, nếu những thành viên quên mất rằng văn hóa của họ được hình thành từ những thử thách, đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ sẽ thay đổi cả những giá trị mà vẫn còn thực sự cần đến Sự thay đổi chỉ cần thiết khi những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi
môi trường bên ngoài
Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời Sự chin muồi phản ánh mối quan
Trang 38hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội và hạn chế của môi
trường hoạt động
Tuy nhiên mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được những giá trị văn hóa đặc biệt là quan niệm chung của riêng mình thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp diễn ra lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng tựu chung lại thì các ba yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và sự học hỏi từ môi trưởng bên ngoài
1.3.1 Các yêu tố ảnh hướng
Văn hóa dân tộc
Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một tiểu văn hóa trong văn hóa dân tộc, và mỗi
cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc về một nền văn hóa dân tộc cụ thể, có một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc Khi tập hợp các cá nhân này thành một tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là doanh nghiệp thì những cá nhân này
sẽ mang theo những nét nhân cách đó, việc tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc trong văn hóa doanh nghiệp mà ta có thể dễ dàng nhận ra
Tuy nhiên việc xác định các giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong một nền văn hóa doanh nghiệp là hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tượng
Có thể sử dụng một tham khảo là mô hình Hofstede, được đề cập đến trong cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” của tác giả Geert Hofstede, xuất bản năm
1978 Trong đó tác giả đưa ra bốn biến số chính trong tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh nghiệp là: sự đội lạo giữa chủ nghĩa cá nhân
Trang 39và chủ nghĩa tập thể, sự phân cấp quyền lực, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính cẩn trọng
Sáng lập viên và Người lãnh đạo
Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp, là người tạo nên những nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nên nhân cách, trong thời kỳ này người sáng lập
và lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động và nhân sự của doanh nghiệp
Tất cả những sự lựa chọn trên phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính và triết lý của bản thân người sáng lập Lý tưởng và mục tiêu kinh doanh của các sáng lập viên theo thời gian sẽ định hình trong triết lý của doanh nghiệp, cuốn hút sự tham gia vào công việc của nhân viên, đem lại cho những việc này những ý nghĩa lớn hơn, vượt qua mục đích làm kiếm tiền
Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo, sẽ có hai tình huống xảy ra:
- Tình huống thứ nhất là doanh nghiệp sẽ có những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu
tổ chức, nhân sự, chiến lược, đường lối phát triển… và sẽ dẫn đến sự thay đổi(thay đổi khá nhiều hoặc thay đổi cơ bản) của văn hóa doanh nghiệp
- Tình huống thứ hai là nhà lãnh đạo mới giữ nguyên đường lối chiến lược cũ,
bộ máy nhân sự không có biến đổi lớn tuy nhiên dù có như vậy thì vẫn sẽ có những thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp vì những cá tính, triết lý kinh doanh của người lãnh đạo mới sẽ không thể giống người cũ
Nhà lãnh dạo là người sáng tạo ra các biểu tượng, cá ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và các huyền thoại… của doanh nghiệp Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp
Để hình thành nên hệ thống giá trị, niềm tin và quan niệm chung trong toàn doanh nghiệp cần một quá trình lâu dài, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể kể
ra một số cách thức:
Trang 40- Tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên: quá trình tiếp xúc này là quá trình truyền đạt những giá trị, niềm tin, quy tắc của nhà lãnh đạo tới nhân viên, theo thời gian những giá trị và quy tắc sẽ được kiểm nghiệm và công nhận, trở thành hệ thống chung cho toàn doanh nghiệp
- Các chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết: đây cũng là một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa chung, chúng tiếp nguồn sinh khí vào mọi hành động, ý nghĩa của nhan viên, làm cho nhân viên tự hào về công ty, tổ chức của mình và coi công ty như môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy năng lực
- Các lễ hội, kỷ niệm, buổi gặp mặt, biểu tượng, phù hiệu: những điều này góp phần tạo ra những nét đặc thù riêng của từng doanh nghiệp
Tuy nhiên có một điểm cần chú ý là những thế hệ lãnh đạo khác nhau sẽ tạo ra những giá trị khác nhau, do vậy cần xem xét mức độ ảnh hưởng của hai đối tương: sáng lập viên và các nhà lãnh đạo kế cận
Những giá trị văn hóa học hỏi được
Ngoài những giá trị văn hóa doanh nghiệp có được thuộc về văn hóa dân tộc và
do nhà lãnh đạo sáng tạo ra thì cũng có những giá trị do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, đó gọi là những kinh nghiệm học hỏi được Chúng hình thành có thể do vô thức hoặc có ý thúc và chúng có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động cảu doanh nghiệp Hình thức của những giá trị học hỏi được thường phong phú, trong đó phổ biến là:
- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các vấn đề chung, sau đó được tuyên truyền và phổ biến chung trong toàn tổ chức và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới
- Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác: đó có thể là kết quả của quá trình nghên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, của các chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp… ban đầu một nhóm nhân viên của doanh nghiệp sẽ tiếp thu và lan truyền trong doanh nghiệp, sau một thời gian các giá trị này sẽ trở thành tập quán chung cho toàn doanh nghiệp